TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ XE BUÝT Ở NHA TRANG

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu xe buýt ở nha trang (Trang 37 - 72)

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Đội xe buýt Nha Trang trực thuộc Công ty Dịch vụ Vận tải Khánh Hòa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 2-4-2003, với 34 xe buýt 55 chỗ được sơn màu vàng chủđạo. Vào kỳđầu hoạt động, công ty đưa vào chạy thử 3 tuyến xe là số 1,2 và 3. Các chuyến này chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân từ Diên Khánh về Nha Trang dọc theo đường 23-10, đường Lê Hồng Phong, qua bến xe phía Bắc, dọc đường 2/4 về trung tâm Nha Trang.

Sau hơn 1 năm hoạt động, xe buýt Nha Trang đã được đông đảo nhân dân và dư luận đồng tình ủng hộ. Người dân đã quen với hình ảnh của những chuyến xe buýt màu vàng và sử dụng xe buýt để đi lại ngày một nhiều hơn. Cụ thể, vào giờ cao điểm trong ngày, Công ty Dịch vụ Vận tải Khánh Hòa gần như không đủ

xe để phục vụ khách trên 3 tuyến này. Đặc biệt số lượng học sinh, sinh viên sử

dụng vé tháng đểđi học thường xuyên chiếm 25% tổng nhu cầu đi lại trên 3 tyến. Vì vậy đã tiết kiệm đáng kể thời gian các gia đình phải đưa đón con em đi học.

Bên cạnh đó, xe buýt Nha Trang đã góp phần làm giảm đáng kể phương tiện cá nhân lưu thông trên đường, góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự vận tải, văn minh đô thị và vệ sinh môi trường trên địa bàn TP. Nha Trang .

Đến tháng 8 năm 2004, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách và người dân khu đô thị mới Bình Tân và Hòn Rớ, 2 tuyến xe số 4 và 5 được triển khai đưa vào hoạt động nhằm phục vụ đa dạng hơn, thuận tiện hơn cho mọi đối tượng hành khách.

Hơn một năm trở lại đây, vào năm 2007, công ty mở thêm tuyến số 6: Chợ

Lương Sơn – Bến xe Phía Nam. Sau đó chuyển dần tuyến số 3: Bến xe phía Nam – Bến xe phía Bắc sang chạy lộ trình mới Chợ Đầm – Sông Lô, nhằm đáp ứng nhu cầu đi du lịch không ngừng tăng của người dân.

Sau những nỗ lực thay đổi đểđáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, cho đến nay đội xe buýt Nha Trang đã phát triển lên 6 tuyến xe, chạy trên những đoạn đường chính và qua các trung tâm giải trí, du lịch, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố. Và nó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.

3.2.2 Bộ máy tổ chức và tình hình hoạt động.

Đội xe buýt Nha Trang trực thuộc Công ty Dịch vụ Vận tải Khánh Hòa, chịu sự quản lý từ giám đốc và phó giám đốc công ty.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Tổ chức Công ty Dịch vụ Vận tải Khánh Hòa.

(Ngun: http://dichvuvantaikh.vn/?q=node/153) Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài vụ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Các Bến xe: Bến xe phía Nam Bến xe phía Bắc Bến xe Ninh Hòa Bến xe Diên Khánh Đội Xe Buýt

Có tất cả 6 tuyến xe buýt chạy trên địa bàn TP. Nha Trang, thời gian hoạt

động từ 5.00h đến 19.30 hàng ngày. Tùy thuộc vào chiều dài toàn tuyến mà chia ra 2 loại giá vé. Nếu xe chạy tuyến có chiều dài lớn hơn 15km có giá vé là 4000đ/lượt (tuyến số 1,2), chạy tuyến nhỏ hơn hoặc bằng 15km có giá vé là 3000đ/lượt (tuyến số 3,4,5,6). Giá vé tháng không có sự chênh lệch giữa các. Thuộc vào nhóm đối tượng ưu tiên khi mua vé tháng được giảm trừ 50% theo quy định.

Cụ thể giá vé, lộ trình, số lượng xe phục vụ của mỗi tuyến như sau:

Tuyến số 01: BÌNH TÂN – LÊ HỒNG PHONG – THÀNH (Cự ly: 18Km)

• Giá vé lượt: 4000đ/lượt

• Lộ trình: UBND Phường Vĩnh Tường (Bình Tân) – Võ Thị Sáu – Tô Hiệu – Trường Sơn – Phước Long – Lê Hồng Phong – Mã Vòng – Đường 23 tháng 10 – Quốc lộ 1A – Tỉnh lộ 2 – Trạm xe Buýt Thành.

• Số xe bố trí: 08 xe

• Tần suất chạy bình quân: 15 phút/lượt

Tuyến số 02: BÌNH TÂN – TRẦN PHÚ – THÀNH (18Km)

• Giá vé lượt: 4000đ/lượt

• Lộ trình: Trạm xe buýt Bình Tân – Tô Hiệu – Trần Phú – Trần Quang Khải – Hùng Vương – Lê Thánh Tôn – Đinh Tiên Hoàng – Quang Trung – Trần Quý Cáp – Mã Vòng – Đường 23/10 – Quốc lộ 1A – Tỉnh lộ 2 – Trạm xe buýt Thành.

• Số xe bố trí: 10 xe

• Tần suất chạy bình quân: 12 phút/lượt

Tuyến số 03: CHỢ ĐẦM – SÔNG LÔ (15Km)

• Giá vé lượt: 3000đ/lượt

• Lộ trình: ChợĐầm (số 1 Phan Bội Châu) – Ngô Quyền – Pasruer – Trần Hưng Đạo – Hùng Vương – Nguyễn Thị Minh Khai – Vân

Đồn – Lê Hồng Phong – Nguyễn Tất Thành – Sông Lô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Số xe bố trí: 07 xe

Tuyến số 04: DƯƠNG HIẾN QUYỀN-NGUYỄN THIỆN THUẬT- CẦU ĐÁ (13Km)

• Giá vé lượt: 3000đ/lượt

• Lộ trình: Dương Hiến Quyền – Phạm Văn Đồng – Tháp Bà –

Đường 2/4 – Quang Trung – Lý Thái Tôn – Ngã Sáu – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Thiện Thuật – Trần Quang Khải – Trần Phú – Cầu

Đá – Cảng Vinpearl.

• Số xe bố trí: 06 xe

• Tần suất chạy bình quân: 15 phút/lượt

Tuyến số 05: CẦU TRẦN PHÚ – TÔ HIẾN THÀNH – HÒN RỚ (12Km)

• Giá vé lượt: 3000đ/lượt

• Lộ trình: Bắc Cầu Trần Phú – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Ngô Quyền – Phan Chu Trinh (Lượt về: Hoàng Văn Thụ - Lê Lợi) – Hoàng Hoa Thám – Nguyễn Cháng – Lê Thánh Tôn (Lượt về: Đinh Tiên Hoàng) – Tô Hiến Thành – Nguyễn Thị Minh Khai – Trần Phú – Dã Tượng – Võ Thị Sáu – Phước Long – Lê Hồng Phong – Nguyễn Tất Thành – Cầu Bình Tân – Hòn Rớ 1.

• Số xe bố trí: 07 xe

• Tần suất chạy bình quân: 13 phút/lượt

Tuyến số 06: BẾN XE PHÍA NAM – CHỢ LƯƠNG SƠN (15Km)

• Giá vé lượt: 3000đ/lượt

• Lộ trình: Bến xe phía Nam – Đường 23/10 – Mã Vòng – Trần Quý Cáp – Đường 2/4 – Bến xe phía Bắc – Nguyễn Xiền – Trường Mẫu Giáo TW2 – Nhà Máy Sợi – Quốc lộ 1A – Chợ Lương Sơn.

• Số xe bố trí: 06 xe

• Tần suất chạy bình quân: 20 phút/lượt

Gía vé tháng c th:

Bảng 3.1: Giá vé tháng xe Buýt

Kiểu vé Loại vé Giá vé tháng thường Giá vé tháng ưu tiên

1 tuyến 1 tháng 90.000 VND 45.000 VND

2 tuyến 1 tháng 110.000 VND 55.000 VND

Liên tuyến 1 tháng 130.000 VND 65.000 VND

Tình hình hot động: Tính đến ngày 25/11/2007, Đội xe Buýt Nha Trang đã thực hiện 218.195 lượt xe, đạt 90,91 % kế hoạch năm và phục vụ 8.261.150 lượt khách, đạt 69,54 % kế hoạch năm. Trong đó: • Khách đi vé lượt: 3.161.750 (lượt) • Khách đi vé tháng: 5.099.400 (lượt xe) • Hệ số chởđầy: 76,56%

3.3. KHÁI QUÁT VỀ MẪU NGHIÊN CỨU. 3.3.1. Thu nhập của hành khách: 3.3.1. Thu nhập của hành khách:

Thống kê thu nhập của hành khách để bước đầu nhận diện hành khách đi xe buýt có thu nhập chủ yếu nằm trong khoảng nào.

Bảng 3.2: Thu nhập hàng tháng. Thu nhập Số người Tỷ lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) < 500 Ngàn đồng 35 21,3 21,3 500-1 Triệu đồng 60 36,6 57,9 1-2 Triệu đồng 46 28,0 86,0 2-3 Triệu đồng 19 11,6 97,6 3-4 Triệu đồng 3 1,8 99,4 > 4 Triệu đồng 1 0,6 100,0 Tng 164 100,0

(Ngun: Kết quảđược tính trên d liu điu tra ca tác gi)

Biểu đồ 1: Thu nhập hàng tháng. hon 4 trieu tu 3-4 trieu dong tu 2-3 trieu dong tu 1-2 trieu dong tu 500-1 trieu dong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thap hon 500 ngan do 70 60 50 40 30 20 10 0

(Ngun: Kết quảđược x lý trên phn mm SPSS 11.5)

Nhận xét: Phần lớn thu nhập trong số 164 người trả lời phỏng vấn rơi vào mức từ 500 ngàn cho đến 1 triệu đồng một tháng, chiếm 36,6%. Tiếp đó là thu

nhập từ 1 đến 2 triệu đồng một tháng có 46 người chiếm 28%. Đối với thu nhập thấp hơn 500 ngàn đồng/tháng có 35 người, chiếm 21,3%. Thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng chiếm 11,6% với 19 người. Còn lại là thu nhập từ 3 đến 4 triệu

đồng và hơn 4 triệu đồng/tháng, trong đó chỉ có 1 người duy nhất có mức thu nhập hơn 4 triệu/tháng chiếm 0,6%.

Điều này cho thấy phần lớn khách đi xe buýt có thu nhập không cao. Phân bố chủ yếu từ mức thấp hơn 500 nghìn cho đến 2 triệu đồng/tháng.

3.3.2 Chi phí đi lại bằng xe buýt:

Thống kê chi phí đi lại bằng xe buýt của hành khách để bước đầu nhận diện chi phí trung bình hành khách phải trả là bao nhiêu.

Bảng 3.3: Thống kê chi phí đi xe buýt trong 6 tháng.

Valid 164 N Missing 0 Mean 222,46 Minimum 3 Maximum 1092 Chi phí Số người Tỷ lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) < 270 Ngàn 67 40,9 40,9 Từ 270-390 Ngàn 87 53,0 93,9 > 390 Ngàn 10 6,1 100,0 Tng 164 100,0

(Ngun: Kết quảđược x lý trên phn mm SPSS 11.5)

Biểu đồ 2: chi phi đi xe buýt trung bình trong 6 tháng.

(Ngun: S lý trên phn mm Excel 2003)

Nhận xét: Chi phí đi lại trung bình bằng xe buýt trong 6 tháng của 164

đáp viên là 222.000 đồng. Trong đó chi phí thấp nhất là 3.000 đồng, chi phí lớn 53,0% 6,1% 40,9% < 270 Ngàn Từ 270-390 Ngàn > 390 Ngàn

nhất là 1.092.000 đồng. Có 67 đáp viên (tương đương 40,9%) chi số tiền thấp hơn 270.000 đồng cho việc đi xe buýt trung bình trong 6 tháng. Với mức chi lớn hơn 390.000 đồng có 10 đáp viên (tương ứng 6,1%), đối với mức chi từ 270.000

đến 390.000 đồng, có 87 đáp viên (tương ứng 53%). Như vậy, phần lớn chi phí đi lại bằng xe buýt rơi vào khoảng chi phí vé tháng trung bình cho 6 tháng.

3.3.3 Chi phí đi lại bằng phương tiện thay thế:

Thống kê chi phí đi lại bằng xe máy của hành khách, để bước đầu nhận diện số tiền trung bình hành khách phải chi trong khoảng thời gian được tính cho 6 tháng là bao nhiêu.

Bảng 3.4: Thống kê chi phí đi lại bằng xe máy trong 6 tháng

Chi phí Số người Tỷ lệ (%) TL cộng dồn (%)

< 270 Ngàn 68 41,5 41,5

Từ 270-390 Ngàn 6 3,7 45,1

> 390 Ngàn 90 54,9 100,0

Tng 164 100,0

(Ngun: Kết quảđược x lý trên phn mm SPSS 11.5)

Biểu đồ 3: chi phí đi lại bằng xe máy trong 6 tháng

(Ngun: S lý trên phn mm Excel 2003)

Nhận xét: Đối với chi phí phương tiện đi lại thay thế (chỉ xét riêng đối với xe máy), chi phí đi lại trung bình trong 6 tháng là 999.000 đồng, trong đó chi phí ít nhất là 3.000 đồng và lớn nhất là 5.741.000 đồng. Khác với chi phí đi lại Valid 164 N Missing 0 Mean 999,60 Minimum 3 Maximum 5741 55% 41% 4% < 270 Ngàn Từ 270-390 Ngàn > 390 Ngàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dành cho xe buýt, phần lớn những người được hỏi có chi phí đi lại bằng xe máy rơi vào khoảng lớn hơn 390.000 đồng (có 90 người, chiếm 54,9%). Trái ngược hẳn với chi phí đi xe buýt, chi phí xe máy trung bình trong 6 tháng thấp hơn 270.000 đồng chiếm tới 41,5% (tới 68 đáp viên), còn chi phí nằm trong khoảng từ 270 – 390 ngàn đồng chỉ có 3,7% (tương ứng 6 người).

3.3.4 Chi phí tích kiệm được khi đi lại bằng xe buýt

Từ số liệu thu thập được về chi phí đi lại trung bình bằng xe máy và xe buýt của hành khách, tính toán để thấy được chi phí tiết kiệm trung bình trong cùng khoảng thời gian là bao nhiêu. Để có cái nhìn khái quát về chi phí đi lại tích kiệm được khi đi lại bằng xe buýt.

Bảng 3.5: Thống kê chi phí tiết kiệm được trung bình trong 6 tháng.

Valid 164 N Missing 0 Mean 777,14 Median 193.70 Minimum -456 Maximum 5471 Sum 127450

(Ngun: Kết quảđược x lý trên phn mm SPSS 11.5)

Nhận xét: Như bảng thống kê ở trên, ta thấy trong 164 mẫu điều tra, chi phí tiết kiệm được khi đi xe buýt thay vì đi xe máy trung bình là 777,14 nghàn

đồng. Tổng số tiền tiết kiệm được trong 6 tháng là 127,450 triệu đồng. Trong đó, số tiền tiết kiệm được lớn nhất lên đến 5,471 triệu đồng. Ngoài ra, ta cũng thấy rằng đối với một số trường hợp đi xe buýt không tiết kiệm bằng đi xe máy hay chi phí tiết kiệm được là – 456 ngàn đồng.

Bảng 3.6: Chi tiết chi phí tiết kiệm trung bình trong 6 tháng đi xe buýt. Số người Tỷ lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%)

Đi xe buýt tích kiệm hơn 131 79,9 79,9 Đi xe máy tích kiệm hơn 30 18,3 98,2 Chi phí bằng nhau giữa 2 phương

tiện 3 1,8 100,0

Tng 164 100,0

Nhận xét: Trong 164 mẫu điều tra thì có 131 trường hợp (tương tứng 79,9%) tiết kiệm được chi phí đi lại nếu sử dụng xe buýt làm phương tiện chính thay cho xe máy, trong khi đó có đến 30 trường hợp (tương ứng 18,3%) không tiết kiệm được nếu như sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại và 3 trường hợp (tương đương 1,8%) có chi phí đi trung bình như nhau đối với cả 2 trường hợp đi xe máy và đi xe buýt. Như vậy, nhìn chung đi xe buýt là khá tiết kiệm, tuy nhiên tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà ta chọn lựa kết hợp 2 loại phương tiện này để vừa thuận tiện, vừa tiết kiệm trong đi lại.

3.3.5 Nghề nghiệp và độ tuổi của hành khách:

Phân tích kết hợp giữa biến nghề nghiệp và biến độ tuổi của hành khách

để ban đầu nhận diện về tuổi trung bình thường đi xe buýt và nghề nghiệp nào đi xe buýt nhiều nhất. Bảng 3.7: Kết hợp nghề nghiệp và độ tuổi. Tui ca hành khách Nghề nghiệp Tuổi từ 10-17 Tu18-24 ổi từ Tu25-45 ổi từ Tu46-76 ổi từ Tng

Học sinh, sinh viên 15 87 2 104

Quân nhân 1 1 Giáo viên 1 1 Nhân viên văn phòng 1 6 7 Công nhân 3 3 6 Hưu trí 1 12 13 Nội trợ 7 7 Buôn bán 3 1 4 khác 8 10 3 21 Tng 15 99 27 23 164

Biểu đồ 4: nghề nghiệp của hành khách. Khac 12.8% Buon ban 2.4% Noi tro 4.3% Huu tri 7.9% Cong nhan 3.7% NV Van phong 4.3% Giao vien 0.6% Quan nhan 0.6% HS, SV 63.4% (Ngun: S lý trên phn mm SPSS 11.5)

Biểu đồ 5: biểu đồ độ tuổi của hành khách

(Ngun: S lý trên phn mêm Excel 2003)

Nhận xét: Phần lớn khách đi xe có độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, chiếm 60,4% với 99 người được phỏng vấn nằm trong độ tuổi này. Cũng trong độ tuổi này có 87 hành khách là học sinh, sinh viên, một người làm văn phòng, 3 công nhân và 8 người làm công việc khác. Ở độ tuổi từ 25 đến 45 có 27 người chiếm 16,5%, độ tuổi này bắt gặp nhiều nghề khác nhau từ học sinh sinh vên đến các nghề nghiệp khác tuy nhiên không có ai là người nội trợ. Độ tuổi từ 46 đến 76 tuổi có 23 hành khách, họ chủ yếu là cán bộ hưu trí hoặc làm nội trợ, chỉ có 1 người buôn bán và 3 người làm công việc khác.

16,5% 14,0% 60,4% 9,1% Tuổi từ 10-17 Tuổi từ 18-24 Tuổi từ 25-45 Tuổi từ 46-76

Nhìn chung về nghề nghiệp có học sinh sinh viên đi xe buýt là chủ yếu, chiếm 63,4%. Tiếp đó là những người làm nghề nghiệp khác với 12,8%. Cán bộ

hưu trí cũng là những người thường xuyên đi xe buýt ở Nha Trang với tỷ lệ là 7,9%. Quân nhân, giáo viên là những nghề nghiệp ít gặp nhất đối với hành khách

đi xe buýt.

3.3.6 Trình độ học vấn.

Thống kê biến trình độ học vấn của hành khách để bước đầu nhận diện hành khách đi xe buýt có trung bình số năm đi học nằm trong khoảng nào.

Bảng 3.8: Trình độ học vấn Trình độ hc vn S người T l(%) T l phdồần (%) n trăm cng Cấp 1 5 3,0 3,0 Cấp 2 17 10,4 13,4 Cấp 3 25 15,2 28,7 Trung cấp 25 15,2 43,9 Cao đẳng 34 20,7 64,6 Đại học 57 34,8 99,4 Sau đại học 1 0,6 100,0 Tng 164 100,0

(Ngun: Tính toán t kết quảđiu tra ca tác gi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biều đồ 6: trình độ học vấn

(Ngun: X lý trên phn mm Excel 2003)

Nhận xét: Trình độ học vấn chủ yếu là Đại học (57 người chiếm 34,8%), cao đẳng (34 người chiếm 20,7%), trung cấp (25 người chiếm 12,5%) và học

10,4% 15,2% 15,2% 20,7% 34,8% 3,0% 0,6% Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

sinh cấp 3 (25 người chiếm 12,5%). Trình độ sau đại học có duy nhất 1 người và chỉ chiếm 0,6%.

3.3.7 Giới tính của hành khách:

Thống kê biến giới tính của hành khách, để bước đầu nhận diện hành khách đi xe buýt chủ yếu thuộc giới tính nào.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu xe buýt ở nha trang (Trang 37 - 72)