DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTBHXH BHYT BTP CCDC CNSX CPCB CPNCTT CPNVLTT CPSXC DDĐK DDCK GTGT KPCĐ NVLC PSTK PXSX SL SP SPDD SPHT SPHTTĐ SX TK TSCĐ : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : :
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC LƯU ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT V À TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4
1.1 Khái niệm chi phí và phân loại chi phí: 4
1.1.1 Khái niệm chi phí: 4
1.1.2 Phân loại chi phí: 4
1.1.2.2 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá th ành sản phẩm: 5 1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối l ượng công việc, sản phẩm hoàn thành: 6
1.1.2.4 Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển: 7
1.2 Khái niệm giá thành và phân loại giá thành: 7
1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm: 7
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm: 7
1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: 8
1.2.2.2 Phân loại giá thành theo nội dung cấu thành giá thành 8
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm: 9
1.4 Nhiệm vụ kế toán: 10
1.5 Kế toán chi phí sản xuất: 10
1.5.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí: 10
1.5.1.1 Khái niệm: 10
1.5.1.2 Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 10
1.5.1.3 Ý nghĩa: 11
Trang 21.5.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: 11
1.5.3 Kế toán chi phí sản xuất : 12
1.5.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 12
1.5.3.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: ( Theo phương pháp kê khai thư ờng xuyên) 19
1.5.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 21
1.5.4.1 Khái niệm: 21
1.5.4.2 Các phương pháp đánh giá s ản phẩm dở dang: 21
1.6 Kế toán tính giá thành: 22
1.6.1 Đối tượng tính giá thành: 22
1.6.1.1 Khái niệm: 22
1.6.1.2 Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành: 22
1.6.2 Các phương pháp tính giá thành: 22
1.6.2.1 Kỳ tính giá thành: 22
1.6.2.2 Các phương pháp tính giá thành s ản phẩm: 23
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584 NHA TRANG 27
2.1 Khái quát chung về công ty cổ phấn thủy sản 584 Nha Trang: 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 27
2.1.2 Chức năng- Nhiệm vụ: 28
2.1.2.1 Chức năng: 28
2.1.2.2 Nhiệm vụ: 28
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty: 29
2.1.3.1 Bộ máy quản lý tại công ty: 29
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các ph òng ban: 29
2.1.4 Tổ chức sản xuất tại công ty: 32
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất: 32
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: 33
Trang 32.1.5 Đánh giá khái quát k ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua: 33
2.1.6 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới : 37
2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phấn thủy sản 584 Nha Trang: 38
2.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty : 38
2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 38
2.2.1.2 Tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty : 39
2.2.1.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại công ty: 42
2.2.1.4 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty: 48
2.2.2 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang: 51
2.2.2.1 Đặc điểm và quy trình sản xuất sản phẩm: 51
2.2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất: 54
2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phấn thủy sản 584 N T 51
2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vât liệu trưc tiếp: 54
2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 72
2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: 84
2.2.4 Một số chi phí hạch toán tr ên TK 15411: bao gồm: 93
2.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm: 96
2.2.5.1 Đánh giá sản phẩm dở dang: 97
2.2.5.2 Kỳ tính giá thành: 97
2.2.5.3 Phương pháp tính giá thành: 97
2.3 Đánh giá chung v ề công tác kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang: 105
2.3.1 Mặt đạt được: 105
2.3.2 Những tồn tại: 106 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HO ÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH S ẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 584 108
Trang 43.1Đề xuất 1: Hoàn thiện hệ thống sổ sách 108
3.2Đề xuất 2: Tính toán số lượng muối xuất dùng 108
3.3Đề xuất 3: Hoàn thiện hệ thống tài khoản 108
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH
BHYT
BTP
CCDC
CNSX
CPCB
CPNCTT
CPNVLTT
CPSXC
DDĐK
DDCK
GTGT
KPCĐ
NVLC
PSTK
PXSX
SL
SP
SPDD
SPHT
SPHTTĐ
SX
TK
TSCĐ
: : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : :
Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bán thành phẩm Công cụ dụng cụ Công nhân sản xuất Chi phí chế biến Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí sản xuất chung
Dở dang đầu kỳ
Dở dang cuối kỳ Giá trị gia tăng Kinh phí công đoàn Nguyên vật liệu chính Phát sinh trong kỳ Phân xưởng sản xuất
Số lượng Sản phẩm Sản phẩm dở dang Sản phẩm hoàn thành Sản phẩm hoàn thành tương đương Sản xuất
Tài khoản Tài sản cố định
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TI ÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA CÁC NĂM 2007,2008,2009 34
Bảng 2.2: HỆ THỐNG SỔ SÁCH TẠI CÔNG TY 41
Bảng 2.3: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN TẠI CÔNG TY 42
Bảng 2.4: HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 48
Bảng 2.5: Bảng định mức tiêu hao NVL cho 1 lít nư ớc mắm loại 1 55
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ 14
Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ 16
Sơ đồ 1.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 18
Sơ đồ 1.4: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 20
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 29
Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT 32
Sơ đồ 2.3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN 38
Sơ đồ 2.4: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 40
Sơ đồ 2.5: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM 52
Sơ đồ 2.6: KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUY ÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 66
Sơ đồ 2.7: KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP QUÝ IV NĂM 2009 78 Sơ đồ 2.8: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ IV NĂM 2009 86
Sơ đồ 2.9: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT V À TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM QUÝ IV NĂM 2009 99
DANH MỤC LƯU ĐỒ Lưu đồ 2.1 : KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUY ÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 56
Lưu đồ 2.2 : KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 74
Lưu đồ 2.3 : LƯU ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ 85
Lưu đồ 2.4 : CHI TIỀN CHO SẢN XUẤT N ƯỚC MẮM 94
Lưu đồ 2.5 : XUẤT CỒNG CỤ DỤNG CỤ CHO SẢN XUẤT N ƯỚC MẮM 95
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môitrường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Đứng tr ước những yêu cầu củanền kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ khác nhau để quản
lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Hạch toán kế toán l à một bộ phậnquan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế t ài chính, giữ vai trò tích cực trong việcđiều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát, phản ánh trung thực,kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất v à giá thành, giúp nhà quản lý xây dựngđược các phương án kinh doanh phù h ợp
Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm được xem là một chỉ tiêu chất lượng có tínhtổng hợp, phản ánh toàn bộ tình hình sử dụng nguyên vật liệu, trình độ tổ chức sảnxuất, tổ chức lao động và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp V ì vậy, việc tínhđúng, tính đủ chi phí sản xuất là căn cứ quan trọng để tính toán chính xác giá th ành Cho nên, công tác kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm luônđược xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp Việchoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm là việc làmthực sự cần thiết và có ý nghĩa
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phầnthủy sản 584 Nha Trang, đ ược sự đồng ý của công ty v à ban chủ nhiệm khoa kinh
tế, kết hợp với những kiến thức đ ã được trang bị tại trường đại học, em đã đi đến
chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a Đối tượng nghiên cứu:
Trang 8Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng công tá c hạch toàn chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm nước mắm lít tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang.
b Phạm vi nghiên cứu:
Số liệu thể hiện: quý IV năm 2009
Địa điểm: tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang
3 Phương pháp nghiên cứu:
Thống kê, so sánh, phỏng vấn, phân tích, đánh giá các số liệu v à thông tin thuthập được từ phòng kế toán
5 Nội dung đề tài:
Đề tài gồm 3 nội dung chính:
- Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
- Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sả n xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang
- Chương III: Một số đề xuất nhằm ho àn thiện công tác kế toán chi phí v àtính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang
Trang 9Chỉ ra những mặt đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản 584 NhaTrang.
Đưa ra một số đề xuất nhằm ho àn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang
Trong thời gian thực tập, với sự chỉ dẫn tận t ình của giáo viên hướng dẫn vàcác anh chị trong phòng kế toán, giúp em hiểu th êm nhiều về thực tế công tác kếtoán tại công ty
Do thời gian thực tập có hạn v à hiểu biết còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đ ược sự góp ý của thầy cô v à các anh chịtrong công ty
Em xin chân thành c ảm ơn sự hướng dẫn của thầy Ngô Xuân Ban, anhNguyễn Đức Minh cùng các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành đồ án tốtnghiệp của mình
Nha Trang, tháng 0 7 năm 2010
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Trang 10CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT V À TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm chi phí và phân loại chi phí:
1.1.1 Khái niệm chi phí:
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống v à laođộng vật hóa mà doanh nghiệp đã tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanhtrong một thời kỳ nhất định
Để tiến hành sản xuất một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ bất kỳ, ng ười sản xuấtphải bỏ ra các khoản chi phí về th ù lao lao động, tư liệu lao động và đối tượng laođộng Vì thế, có thể nói, quá trình sản xuất là quá trình kết hợp và tiêu hao của cácyếu tố sản xuất, cụ thể l à của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sứclao động để sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
Thực chất chi phí sản xuất của doanh nghiệp l à sự chuyển dịch vốn (hay cácyếu tố sản xuất)của doanh nghiệp v ào đối tượng tính giá nhất định, nó l à vốn củadoanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất
Doanh nghiệp cần phân biệt rõ chi phí và chi tiêu Vì chi phí s ản xuất kinhdoanh trong kỳ có thể không trùng với chi tiêu đầu tư kỳ đó Có những khoản đ ã chitiêu trong kỳ nhưng không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó, hoặc cónhững khoản chưa chi tiêu trong k ỳ nhưng vẫn được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh kỳ đó
1.1.2 Phân loại chi phí:
Phân loại chi phí là nội dung quan trọng đầu ti ên cần phải thực hiện để phục
vụ cho việc tổ chức, theo d õi tập hợp chi phí sản xuất để tính đ ược giá thành sảnphẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh
Vì vậy, để đáp ứng yếu cầu quản lý, cần thiết phải tiến h ành phân loại chi phísản xuất kinh doanh theo các ti êu thức phù hợp
1.1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh t ế của chi phí:
Trang 11Theo tiêu tức này thì các chi phí giống nhau được sắp xếp vào một yếu tố, khôngphân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động n ào, ở đâu Toàn bộ chi phísản xuất được chia ra thành 5 yếu tố:
Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguy ên liệu, vậtliệu, nhiên liệu… phục vụ nhu cầu sản xuất
Chi phí nhân công: bao g ồm toàn bộ các khoản phải trả cho ng ười laođộng (thường xuyên, tạm thời) như tiền lương, tiền công, các khoản trợcấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…
Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao của tất cả các loạitài sản cố định của doanh nghiệp d ùng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ
Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản phải trả cho nh à cung cấpđiện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo
Chi phí bằng tiền khác: gồm tất cả các khoản chi phí bằng tiền cho hoạtđộng sản xuất trong kỳ trừ các chi phí kể tr ên
Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp
đã chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, l àm cơ sở lập thuyết minh báo cáotài chính phục vụ yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp; đồng thời c òn là căn
cứ để lập dự toán chi phí sản xuất
1.1.2.2 Phân loại chi phí theo khoản mục chi ph í trong giá thành sản phẩm:
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được sắp xếp thành một số khoảnmục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau phục vụ cho y êu cầu tính giá thành
và phân tích tình hình th ực hiện kế hoạch giá th ành Theo quy định hiện nay thì chiphí sản xuất được chia thành 3 khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm to àn bộ các chi phí về nguy ênliệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, tham gia trực tiếp v ào việc sản xuất, chếtạo sản phẩm
Trang 12 Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương, tiền công, phụ cấp, cáckhoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếpsản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ chi phí phát sinh tại phân x ưởng sảnxuất trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.Bao gồm:
Chi phí nhân viên phân xư ởng: là toàn bộ tiền lương, tiền công,phụ cấp, các khoản trích theo l ương mà doanh nghiệp phải trả chonhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu: là giá trị vật liệu xuất dùng cho việc sữa chữa tàisản cố định, máy móc thiết bị,… tại phân x ưởng
Chi phí dụng cụ sản xuất: là giá trị công cụ, dụng cụ sử dụng choviệc sản xuất tại phân xưởng
Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khoản khấu hao tài sản cố định
sử dụng tại phân xưởng
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí mua ngoài phục
vụ cho việc sản xuất sản phẩm
Chi phí bằng tiền khác: là cá khoản chi phí bằng tiền phát sinhtrong quá trình sản xuất tại phân xưởng ngoài các khoản chi phí đã
kể trên
Đây là cách phân lo ại kết hợp, vừa theo nội dung kinh tế, vừa theo công dụngcủa chi phí giúp cho việc đánh giá mức độ hợp lý của chi phí tr ên cơ sở đối chiếuvói định mức tiêu hao của từng loại chi phí v à việc kế hoạch hóa giá th ành sảnphẩm
1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối qua n hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành:
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đ ược chia thành 3 loại:
Biến phí: là những khoản chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sự biến đổi củakhối lượng công việc, sản phẩm ho àn thành
Trang 13 Định phí: là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi khốilượng công việc, sản phẩm ho àn thành thay đổi trong phạm vi phù hợp.
Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm các yếu tố của định phí v à biến phí Phân loại theo khoản mục tạo điều kiện thuận lợi cho công việc lập kế hoạch
và kiểm tra chi phí, đồng thời l àm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh
1.1.2.4 Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển:
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí phát sinh đến việc sản xuất sản phẩm haythời kỳ kinh doanh, chi phí đ ược chia thành 2 loại:
Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với giá trị của các loại sảnphẩm được sản xuất ra hay được mua vào Đây là các loại tài sản của doanh nghiệp,khi doanh nghiệp bán những tài sản này thì các chi phí sản phẩm gắn liền với giá trịcủa tài sản mới được trừ ra khỏi doanh thu để tính l ãi dưới chỉ tiêu " giá vốn hàngbán"
Chi phí thời kỳ: là những chi phí không đ ược tính vào giá trị của các loạisản phẩm được sản xuất ra hay đ ược mua vào nên được xem là chi phí hoạt độngcủa từng kỳ kế toán và sẽ được khấu trừ hết vào doanh thu của kỳ mà nó phát sinh
để tính lãi (lỗ) trong kỳ như: Chi phí bán hàng, chi phí qu ản lý doanh nghiệp
Cách phân loại này giúp xác định đúng phí tổn trong kỳ phát sinh chi phí , phục
vụ yêu cầu quản lý các loại chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo
1.2 Khái niệm giá thành và phân loại giá thành:
1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh l à biểu hiện bằngtiền của tổng số các hao phí về lao động sống v à lao động vật hoá có liên quan đếnkhối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ hoàn thành
Trong doanh nghiệp, giá thành sản phẩm được xem là một chỉ tiêu chất lượng
có tính tổng hợp, nó phản ánh to àn bộ tình hình sử dụng nguyên vật liệu, trình độ tổchức sản xuất, tổ chức lao động v à trình độ kỹ thuật của doanh n ghiệp
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm:
Trang 14Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán, lập kế hoạch giá th ành và xâydựng giá bán sản phẩm ng ười ta thường tiến hành phân loại giá thành sản phẩm theonhiều tiêu thức khác nhau.
1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: giá thành được chia làm 3
loại sau:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kếhoạch trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch Giá th ành kếhoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện nhằm ho ànthành mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất nh ưngkhác với giá thành kế hoạch là được tính toán trên cơ sở các định mức không biếnđổi trong kỳ kế hoạch Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mứchiện hành tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch Từ đó giá th ành định mứcluôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí trong quá tr ình thựchiện kế hoạch
- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định khi quá tr ình sản xuất đã hoànthành trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh tập hợp đ ược trong kỳ Giá thành thực
tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trongviệc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế để thực hiện quá trình sản xuất sảnphẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý v à giám sát chi phí, xác đ ịnhđược nguyên nhân vượt hoặc hụt định mức chi p hí trong kỳ hạch toán Từ đó cóbiện pháp để điều chỉnh kế hoạch chi phí cho ph ù hợp
1.2.2.2 Phân loại giá thành theo nội dung cấu thành giá thành: giá thành được
chia thành 2 loại:
- Giá thành sản xuất: là giá được tính toán trên cơ sở các chi phí phát sinh trongphạm vi phân xưởng sản xuất gồm: chi phí vật t ư trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung
Trang 15- Giá thành toàn bộ: là giá thành được tính toán trên cơ sở toàn bộ các khoảnchi phí có liên quan đ ến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành sản phẩm còngọi là giá thành đầy đủ và được tính bằng cách lấy giá th ành sản xuất cộng với chiphí bán hàng và chi phí qu ản lý doanh nghiệp.
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt khác nhau của một quá tr ìnhsản xuất, một bên là các yếu tố chi phí “đầu v ào” và một bên là kết quả sản xuất ở
“đầu ra” cho nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiếtvới nhau, có nguồn gốc giống nhau nh ưng cũng có những điểm khác nhau về phạm
vi và hình thái biểu hiện
Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi giới hạn của từng kỳ nhất định (tháng,quý, năm) và chi phí sản xuất trong từng kỳ kế toán th ường có liên quan đến 2 bộphận khác nhau: sản phẩm đ ã hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ.Giá thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đ ã hoàn thành trong k ỳ và chỉ tiêunày thường bao gồm 2 bộ phận: chi phí sản xuất kỳ tr ước chuyển sang kỳ này vàmột phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ n ày (sau khi trừ đi giá trị sản phẩm dởdang cuối kỳ)
Chi phí là biểu hiện mặt hao phí c òn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quátrình sản xuất Đây là hai mặt thống nhất của một quá tr ình vì vậy chúng giống nhau
về chất Cả chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm đều bao gồm những hao phí vềlao động sống và hao phí về lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trìnhsản xuất sản phẩm Giá th ành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đ ã được tập hợp
và số lượng sản phẩm đã được hoàn thành
Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều có nội dung c ơ bản là biểuhiện bằng tiền những chi phí doanh nghiệp đ ã bỏ ra cho hoạt động sản xuất Sự tiếtkiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất đều có ảnh h ưởng trực tiếpđến giá thành sản phẩm cao hay thấp Do vậy, v iệc quản lý giá thành phải gắn liềnvới việc quản lý chi phí sản xuất
Trang 16Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm biểu hiện qua côngthức:
Như vậy, tổng giá thành sản phẩm chỉ bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh khigiá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các không có sản phẩm
dở dang
1.4 Nhiệm vụ kế toán:
Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ kịp thời t ình hình phát sinhchi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất, cũng nh ư trong phạm vi toàn doanh nghiệpgắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng nh ư theo từng loại sản phẩmđược sản xuất
Tính toán chính xác, k ịp thời giá thành của từng loại sản phẩm đ ược sản xuất Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức ti êu hao và dự toán chi phínhằm phát hiện kịp thời các hiện t ượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kếhoạch, sai mục đích
Lập báo cáo về chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tìnhhình thực hiện kế hoạch giá th ành để đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất v à
hạ giá thành sản phẩm
1.5 Kế toán chi phí sản xuất:
1.5.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí:
1.5.1.1 Khái niệm:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất l à giới hạn về mặt phạm vị m à chi phí sảnxuất cần được để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí v à tính giá thành sản phẩm.Giới hạn tập hợp chi phí có thể l à nơi phát sinh chi phí (phân xư ởng, giai đoạncông nghệ ) hoặc là từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng hay chi tiếtsản phẩm
1.5.1.2 Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Tổng giá
thành sản
phẩm
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
= Chi phí sản +
xuất dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
_
Trang 17a Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
- Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể l à sảnphẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một loại sản phẩm) hoặc có thể
là một nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm c ùng tiến hành trong mộtquy trình sản xuất)
- Với sản xuất phức tạp, đối t ượng hạch toán chi phí sản xuất có thể l à bộ phận,chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân x ưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết,
bộ phận sản phẩm
b Căn cứ vào loại hình sản xuất
- Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc và khối lượng sản xuất nhỏthì đối tượng hạch toán chi phí l à các đơn đặt hàng riêng biệt
- Đối với doanh nghiệp sản xuất h àng loạt và khối lượng sản phẩm sản xuất lớn,phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất thì đối tượng hạch toán chi phí có thể l àsản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết…
c Căn cứ vào yêu cầu quản lý và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt ra yêu cầu quản lý càng cao, càng phức tạp thì đối tượnghạch toán chi phí càng phải được chi tiết
Ngược lại, nếu yêu cầu quản lý của doanh nghiệp ch ưa cao thì đối tượng hạchtoán chi phí sẽ bị co hẹp lại
bộ trong doanh nghiệp, đồng thời phục vụ cho việc tính giá th ành sản phẩm
1.5.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất:
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí v à đối tượng tập hợp chi phí đ ã xác định
mà có hai phương pháp t ập hợp chi phí sản xuất:
Trang 18- Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng với những chi phí sản xuất chỉ
liên quan trực tiếp đến một đối t ượng kế toán tập hợp chi phí Theo ph ương phápnày, kế toán có thể quy nạp trực tiếp các chi phí phát sinh v ào từng đối tượng chịuchi phí
- Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp : áp dụng đối với những chi phí li ên
quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí m à không thể tập hợp chi phí trựctiếp được Do đó, kế toán phải lựa chọn ti êu chuẩn hợp lý để phân bổ chi phí chocác đối tượng có liên quan theo công thức:
i n
i i
T
C C
Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối t ượng i
C i:Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ
Ti : Đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ cho đối tượng i
T i : Tổng đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ
1.5.3 Kế toán chi phí sản xuất :
1.5.3.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
* Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu
có tác dụng trực tiếp đến quy tr ình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, trực tiếpdùng sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm là cơ sở vật chất cấuthành thực thể sản phẩm
- Vật liệu phụ, vật liệu khác trực tiếp d ùng cho sản xuất sản phẩm
* Nguyên tắc:
Trong quá trình hạch toán những vật liệu n ào khi xuất dùng có liên quan trựctiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí ri êng biệt như phân xưởng, loại sản phẩm,
Trang 19nhóm sản phẩm… thì hạch toán trực tiếp cho đối t ượng đó Trường hợp không thể
tổ chức hạch toán riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổchi phí đã chi ra cho các đối tượng có liên quan Tiêu thức phân bổ thường dùng làphân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm Tuỳ theo điều kiện cụ thể m à kế toán có thể phân bổ chi phí nguy ên vật liệu trựctiếp nói chung hoặc tính toán phân bổ ri êng từng khoản chi phí cụ thể nh ư: nguyênvật liệu chính, vật liệu phụ, nhi ên liệu, động lực
Cuối kỳ, nếu doanh nghiệp sử dụng không hết số vật liệu đ ã xuất dùng trong kỳ
kế toán phải xác định giá trị vật liệu c òn lại trong tổng trị giá vật liệu đ ã xuất sửdụng trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí và theo từng nguyên vật liệu Sốvật liệu sử dụng không hết có thể nhập lại kho hoặc sử dụng cho kỳ sản xuất tiếptheo
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sảnphẩm hoặc thực hiện các công việc, lao vụ trong kỳ ở các phân x ưởng sản xuất.Bên có:
- Giá trị thực tế vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguy ên vật liệu đã thực sự tham gia sảnxuất sản phẩm trong kỳ cho các đối t ượng tập hợp chi phí có li ên quan đểtính giá thành sản phẩm
- Kết chuyển chi phí nguy ên vật liệu trực tiếp vượt mức bình thường vàoTK632
Tài khoản 621 không có số d ư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối t ượngphải chịu chi phí ở từng phân x ưởng, bộ phận sản xuất
* Phương pháp hạch toán
Trang 20Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ
NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
TK 111, 112, 331 TK 621 TK152(TK 611)
Mua vật liệu không nhập kho Vật liệu sử dụng không hết
xuất trực tiếp cho SX nhập lại kho
TK 133
Thuế GTGT (nếu có)
TK 152(TK 611)
Xuất kho vật liệu
trực tiếp cho sản xuất
b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
* Nội dung:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhâ n trựctiếp sản xuất sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc, lao vụ ở các phânxưởng sản xuất như tiền lương chính, lương ph ụ, các khoản phụ cấp có tính chấtlương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ do ng ười sử dụng lao động chịu v à đượctính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định tr ên tiền lương phải trả cho công nhântrực tiếp sản xuất
* Nguyên tắc:
Trong trường hợp không thể tổ chức hạch toán ri êng theo từng đối tượng phảichịu chi phí sản xuất theo tỷ lệ quy định tr ên tiền lương phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí đ ãchi ra cho các đối tượng liên quan Khi tính toán phân b ổ chi phí nhân công trực tiếp
TK 632
Kết chuyển chi phí NVLTT vượt định mức
TK154 Kết chuyển chi phí
NVLTT
Trang 21người ta thường phân bổ theo từng khoản mục chi phí có mối quan hệ khác nhauvới quá trình sản xuất dựa trên các tiêu thức phân bổ khác nhau.
Đối với tiền lương chính của công nhân sản xuất th ì thường phân bổ theo tỷ lệtiền lương định mức hoặc giờ công định mức
Đối với tiền lương phụ của công nhân sả n xuất thì thường phân bổ theo tỷ lệtiền lương chính của công nhân sản xuất
Đối với các khoản chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ th ì tính theo tỷ lệ tiềnlương
- Kết chuyển chi phí NCTT v ượt định mức vào TK 632
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối t ượngphải chịu chi phí ở từng phân x ưởng, bộ phận sản xuất
x Tổng tiền lương định
x Tổng tiền lương chính
của các SP
Tiền lương chính của
SP A
=
Trang 22Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TO ÁN CHI PHÍ
NHÂN CÔNG TRỰC TIÊP
là chi phí sản xuất chung cố định v à chi phí sản xuất chung biến đổi
- Chi phí sản xuất chung cố định l à những chi phí sản xuất gián tiếp, th ườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất nh ư chi phí khấu hao, chi phí bảodưỡng máy móc thiết bị, nh à xưởng…
- Chi phí sản xuất chung biến đổi l à những chi phí sản xuất gián tiếp thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần nh ư trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất nh ư chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân vi ên phân xưởng
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Trang 23Bên nợ:
- Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất c hung vào TK tính giá thành
(TK 154 hoặc TK 631)
TK 627 không có số dư cuối kỳ và được chia thành 6 tài khoản cấp 2
+ TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xư ởng
+ TK 6272 – Chi phí vật liệu
+ TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác
Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp có thể mở thêm một số tàikhoản cấp 2 khác để phản ánh một số nội dung chi phí hoặc yếu tố chi phí cho thíchhợp
* Phương pháp hạch toán:
Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụnên cần thiết phải phân bổ chi phí n ày cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theotiêu thức phù hợp như theo định mức, theo tiền lương công nhân thực tế sản xuất…
- Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi , kế toán phân bổ hết cho l ượng sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
x
Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ
- Đối với chi phí sản xuất chung cố định:
Trang 24 Trong trường hợp mức sản xuất thực tế cao h ơn công suất bình thườngthì định phí sản xuất chung đ ược phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất.Theo công thức:
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Định phí sản xuất
chung phân bổ cho
từng đối tượng
= Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
Trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức côngsuất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mứccông suất bình thường Số định phí sản xuất chung tính cho l ượng sản phẩmchênh lệch giữa thực tế so với mức b ình thường được tính vào giá vốn hàngtiêu thụ:
Tổng tiêu thức phân bổ của mức sản phẩm sản xuất thực tế
Mức định phí
SXC phân bổ
cho mức sản
phẩm thực tế
= Tổng tiêu thức phân bổ của
sản phẩm theo công suất b ình
thường
x
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
-Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế
Sơ đồ 1.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Trang 25Chi phí tiền lương
và các khoản trích theo lương
Chi phí dịch vụ mua ngoài chi được tính vào giá thành SP mà
bằng tiền khác dùng ở PXSX tính vào giá vốn hàng bán
TK 133 (do mức SX thực tế < mức Thuế GTGT công suất bình thường) (nếu có)
1.5.3.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: ( Theo phương pháp kê khai thư ờng xuyên)
a Nội dung và nguyên tắc:
Cuối kỳ, trên cơ sở các khoản chi phí NVLTT, chi phí NCTT v à chi phí SXCsau khi đã được điều chỉnh làm giảm chi phí, đã được kết chuyển sang t ài khoảntính giá thành, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ, đồng thời đánh giá sảnphẩm dở dang cuối kỳ để l àm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành
b Tài khoản sử dụng:
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
TK 627
Trang 26TK 154 được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ v à xác định giáthành sản phẩm hoàn thành, ngoài ra tài kho ản 154 còn phản ánh các chi phí liênquan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, thu ê ngoài gia công tự chế.
Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối t ượng tính giá thành Kết cấu của
- Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đem bán
Dư nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của SP, lao vụ, dịch vụ ch ưahoàn thành
c Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.4: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CPSX V À TÍNH GIÁ THÀNH SP THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯ ỜNG XUYÊN
DCK: xxx
Trang 271.5.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
1.5.4.2 Các phương pháp đánh giá s ản phẩm dở dang:
a Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguy ên vật liệu chính:
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến đ ược tính hết cho thành phẩm
Do vậy, trong sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm giá trị NVL chính
CPSX DDDK + CP NVLC PSTK CPSX
b Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVLTT, c òn các chi phí chế biến khác nhưchi phí NCTT, chi phí SXC tính hết cho SP hoàn thành
c Phương pháp xác đ ịnh giá trị sản phẩm dở dang theo ph ương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Dựa vào mức độ hoàn thành thực tế và số lượng sản phẩm dở dang để quy sảnphẩm dở dang về sản phẩm ho àn thành
Ưu điểm của phương pháp này là tính đ ầy đủ các khoản mục chi phí trong sảnphẩm dở dàng cuối kỳ Tuy nhiên phương pháp này tí nh toán phức tạp, khối lượngtính toán lớn, mất nhiều thời gian, việc xác định mức độ ho àn thành sản phẩm dởdang chính xác rất khó
Trang 28d Phương pháp xác đ ịnh giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc
1.6.1.2 Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành:
Việc xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chứcsản xuất, đặc điểm quy tr ình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm y êu cầu trình độhạch toán và quản lý kinh tế của doanh nghiệp Một mặt tổ chức phải xem xétdoanh nghiệp sản xuất theo mô hình sản xuất nào, từng công việc hoàn thành Nếusản xuất hàng loạt thì tuỳ loại sản phẩm hay nhóm sản phẩm ho àn thành là đốitượng tính giá thành
Quy trình công nghệ cũng ảnh hưởng đến việc xác định giá th ành Nếu quytrình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩmhoàn thành ở cuối quy trình sản xuất Nếu quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tụcthì sản phẩm ở giai đoạn cuối hoặc nửa th ành phẩm đã hoàn thành ở từng giai đoạn
là đối tượng tính giá thành
1.6.2 Các phương pháp tính giá thành:
1.6.2.1 Kỳ tính giá thành:
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến h ành công việc tính giáthành cho từng đối tượng giá thành (tháng, quý, năm) xác định kỳ tính giá thànhthích hợp sẽ giúp cho việc t ổ chức công tác tính giá th ành được khoa học hợp lýđảm bảo cung cấp số liệu về giá th ành thực tế được kịp thời
Trang 29Nếu doanh nghiệp sản xuất với khối l ượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn v à xen kẽliên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng, nếu doanh nghiệp tổ chức sảnxuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng, chu kỳ sản xuấtdài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kỳ tính giá th ành thíchhợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất.
1.6.2.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm v à yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp
mà kế toán có thể lựa chọn các ph ương pháp tính giá thành sau:
a Phương pháp tính tr ực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn):
CPSX DDCK
Tổng giá thành sản phẩm Gíá thành đơn vị =
Đối tượng tập hợp chi phí: l à quy trình công nghệ
Đối tượng tính giá thành: là sản phẩm chính
Trang 30CPSX DDCK
c Phương pháp hệ số:
* Điều kiện áp dụng:
Áp dụng trong trường hợp, trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thờinhiều loại sản phẩm chính khác nhau
Đối tượng tập hợp chi phí: to àn bộ quy trình công nghệ
Đối tượng tính giá thành: từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ đó
* Phương pháp tính:
Hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩm Doa nh nghiệp xây dựng hệ sốtrên cơ sở căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chọn 1 loại sản phẩm l àmsản phẩm tiêu chuẩn có hệ số tính giá th ành là 1 Công việc tính giá thành được thựchiện theo các bước sau:
Bước 1: Quy đổi tất cả các sản phẩm (s ản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang)
về sản phẩm tiêu chuẩn
Số lượng sản phẩm quy chuẩn = QiH i
Trong đó: Q i là khối lượng sản phẩm loại i ho àn thành
Giá thành đơn vị SP chuẩn =
T ổng số lượng SP quy chuẩn
Bước 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn v ị của từng loại SP
thành thực tế
từng loại SP
=
Giá thành thực tế 1SP loại i
x Q i
Các khoản làm giảm chi phí
Trang 31d Phương pháp tỷ lệ:
* Điều kiện áp dụng:
Áp dụng trong trường hợp, trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thờinhiều loại sản phẩm chính khác nhau
Đối tượng tập hợp chi phí: to àn bộ quy trình công nghệ
Đối tượng tính giá thành: từng loại sản phẩm trên quy trình công nghệ đó
* Phương pháp tính:
Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kếhoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá th ành đơn vị và tổng giá thành sảnphẩm từng loại
Tổng giá thành thực tế của các loại SP
e Phương pháp tính giá thành phân bư ớc:
Áp dụng cho các doanh nghiệp m à quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chếbiến liên tục Sản phẩm được sản xuất ra trên quy trình công ngh ệ chế tạo sản phẩmbao gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một tr ình tự nhất định, mỗi bướctạo ra 1 bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biếncủa bước sau
* Tính giá thành sản phẩm theo phương kết chuyển song song (không tính giá thành bán thành phẩm):
- Điều kiện vận dụng:
Phương pháp này phù h ợp cho những doanh nghiệp có quy tr ình sản xuất quanhiều giai đoạn chế biến, quy tr ình công nghệ phức tạp
Đối tượng hạch toán chi phí: từng giai đoạn công nghệ
Đối tượng tính giá thành: sản phẩm hoàn chỉnh
Không có bàn thành phẩm bán ra ngoài
Trang 32Hoặc theo yêu cầu của quản lý không cần giá th ành bán thành phẩm.
Đối tượng tính giá thành: bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh
Bán thành phẩm, chi tiết sản phẩm có thể bán ra ngo ài
- Phương pháp tính:
Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từng bước 1, sang bước 2 đến bướccuối cùng, tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh
Phương pháp kết chuyển tuần tự có 2 cách tính giá th ành:
Kết chuyển tuần tự phân tích theo từng khoản mục
Trang 33CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT V À TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584
NHA TRANG 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phấn thủy sản 584 Nha Trang:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang tiền thân là một doanh nghiệp nhànước, trực thuộc công ty thủy sản khu vực II, đ ược nhà nước tiếp quản từ hệ thốngkho chứa hàng từ sau ngày thống nhất đất nước Để đảm bảo cho ti êu thụ thủy sảncủa ngư dân, phục vụ tốt hơn nhu cầu đời sống của nhân dân, Bộ nội th ương đã chothành lập trạm trung chuyển thủy sản
Năm 1977, khi nhu cầu về sản phẩm thủy sản ng ày càng cao và lượng thủy sảnđánh bắt được ngày càng nhiều, Bộ thủy sản đã cho thành lập thêm một trạm trungchuyển thủy sản Hai trạm này có chức năng như nhau và cùng làm nhi ệm vụ trungchuyển thủy sản trong thời kỳ bao cấp
Năm 1986, theo quyết định của cơ quan nhà nước, hai trạm này được sáp nhậplại và vẫn làm nhiệm vụ như cũ
Năm 1987, nhà nước quyết định đổi tên trạm thành Xí nghiệp thủy sản NhaTrang, trực thuộc công ty thủy sản khu vực II, có nhiệm vụ phân bổ, đổi xăng dầu,ngư lưới cụ cho ngư dân, hợp tác xã để lấy sản phẩm của địa ph ương như: nướcmắm, cá khô cho các tỉnh không có nguồn lợi thủy sản nh ư Gia Lai, Đắc Lắc….Lúc bấy giờ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không hiệu qua dokhông phải cạnh tranh, việc sản xuất chỉ mang tính bao cấp
Năm 1989, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước khôngcòn bao cấp, đơn vị được chủ động hạch toán trong sản xuất kinh doanh, hoạt độngcủa công ty bắt đầu khởi sắc
Sản phẩm chủ lực của công ty trong thời gian n ày là mắm lít, mắm chai vàmắm nêm các loại
Trang 34Năm 2004, công ty thủy sản khu vực II bị phá sản, xí nghiệp chuyển sang trựcthuộc công ty xuất nhập khẩu m iền Trung.
Năm 2006, với chủ trương đổi mới doanh nghiệp nh à nước, đơn vị đượcchuyển đổi thành công ty cổ phần vào ngày 01/01/2006, theo quy ết định số 1287QĐ-BTS của Bộ thủy sản
- Tên công ty : Công ty C ổ phần Thủy sản 584 Nha Trang
- Trụ sở chính: 584 Lê Hồng Phong, Nha Trang, Khánh H òa
- Số điện thoại: 0583.881.176
- Số fax: : 0583.884.442
- Mã số thuế : 4200636551
- Mã tài khoản tiền gửi: 421101000009
- Mã tài khoản tiền vay: 211101000009
Nghành nghề kinh doanh: công nghiệp chế biến cá v à thủy sản khác; sản xuất,kinh doanh và chế biến nước chấm, gia vị các loại Cung ứng vật t ư thủy sản, kinhdoanh ngư lưới cụ, thu mua thủy sản, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khách sạn.dịch vụ du lịch
Với những cố gắng không ngừng, từ năm 2000 đến nay, sản p hẩm của công tyluôn được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và nhiềugiải thưởng uy tín khác như:”chất lượng vàng hội chợ triển lãm du lịch, thương mai,thủy sản, sản phẩm chất l ượng vì sức khỏe cộng đồng.”……
Trang 35Chăm lo đời sống vật chất cũng nh ư tinh thần cho cán bộ công nhân viên trongcông ty.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân vi ên có đủ trình độ, năng lực phùhợp với cơ chế thị trường
Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh an to àn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môitrường
Thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng lĩn h vực đăng ký với cơ quan nhànước và các nghĩa vụ theo luật hiện hành
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty:
2.1.3.1 Bộ máy quản lý tại công ty:
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các ph òng ban:
Phòng
nhân
sự
Đại hội cổ đông
Phòng tài chính kinh doanh
Trang 36a Đại hội cổ đông:
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồngquản trị để quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội, bầu Ban kiểm soát để kiểm soát mọihoạt động kinh doanh, quản trị đi ều hành công ty
c Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra, l à những người thaymặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động của công ty, hoạt động độc lập với Hội đồngquản trị
d Ban giám đốc:
Ban giám đốc bao gồm: 1 giám đốc v à 2 phó giám đốc
- Giám đốc là ông Đỗ Hữu Việt kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị, l àngười điều hành hoạt động hàng ngày của công ty Thẩm quyền của giámđốc là:
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
Quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lýtrong công ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm
- Phó giám đốc: là người phụ giúp Giám đốc trong quản lý, điều h ànhcông ty Phó giám đốc gồm 3 người:
Phó giám đốc sản xuất: quản lý phòng kỹ thuật, các phân xưởng sảnxuất
Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách bộ phận kế toán và bán hàng
Phó giám đốc bán hàng: chịu trách nhiệm quản lý chi nhánh miềnNam
Trang 37g Phòng tài chính-kinh doanh:
Gồm 13 người, trưởng phòng là chú Huỳnh Ngọc Diệp kiêm phó giám đốckinh doanh, có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch sản xuất v à tiêu thụ hàng hóa
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch
- Thu thập thông tin phản hồi từ khách h àng
- Tư vấn cho giám đốc về ph ương án sản xuất kinh doanh của cô ng ty
- Báo cáo số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tổ chức quản lý công tác kế toán t ài chính của công ty Cung cấp thôngtin kịp thời, đầy đủ cho ban giám đốc v à các cơ quan chức năng khi có yêucầu
h Phòng kỹ thuật:
Gồm 3 người, trưởng phòng là anh Ngô Quốc Nam, có nhiệm vụ quản lý chặtchẽ sản xuất, tham mưu cho giám đốc về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm,nghiên cứu áp dụng những công thức chế biến mới v ào sản xuất, tiến hành nghiêncứu để cho ra các sản phẩm mới, l àm đa dạng mặt hàng cho công ty
i Phân xưởng:
Trang 38Phân xưởng hoạt động căn cứ v ào kế hoạch tổ chức sản xuất Đây l à bộ phậntrực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty v à là nơi tổ chức tiếp nhận các loại nguy ên vậtliệu phục vụ sản xuất Hiện nay, công ty có 2 phân x ưởng:
Phân xưởng 1: đặt tại Nha Trang, quản đốc l à chú Nguyễn Đức Thông
Phân xưởng 2: đặt tại Phan Rí (B ình Thuận), quản đốc là anh Đặng QuangSơn
* Nhận xét:
Với cơ cấu trực tuyến chức năng, tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, linh hoạt,khá phù hợp với quy mô, tính ch ất hoạt động của công ty, công ty đ ã sử dụng hiệuquả năng lực của các th ành viên, đồng thời thiết lập mối quan hệ khăng khít giữacác phòng ban, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ trong công ty
Đây là một thuận lợi, giúp công ty giảm đ ược chi phí quản lý, tăng lợi nhuận,nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty tr ên thị trường
2.1.4 Tổ chức sản xuất tại công ty:
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Phân xưởng sản xuất
Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ
Sản xuất
nước mắm
Sản xuất mắm chai
Tổ
thùng
A
Tổ thùng B
Tổ mắm chai
Tổ phục vụ
Trang 392.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Phân xưởng là nơi trực trực tiếp tạo ra sản phẩm, v ì vậy việc thực thiện kếhoạch sản xuất, tiêu chuẩn đã được thiết lập là vô cùng quan trọng dể tạo ra sảnphẩm đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo chất lượng
a Bộ phận sản xuất chính:
Là bộ phận trực tiếp tạo ra sản ph ẩm của công ty bao gồm 2 bộ phận nhỏ:
- Bộ phận sản xuất nước mắm: đảm bảo các khâu từ xử lý nguy ên liệu,
muối chượp, gài nén, chăm sóc chượp, pha đấu, chịu trách nhiệm sản xuất cácloại nước mắm có độ đạm khác nhau, bao gồm 2 tổ:
Tổ thùng A: với sức chứa 800 tấn, sử dụng 2 lao động, đảm nhận cáckhâu muối chượp, chăm sóc chượp, rút nước mắm các loại, phá xác, vệsinh
Tổ thùng B: với sức chứa 600 tấn, sử dụng 2 lao động cũng đảm nhậncác khâu muối chượp, chăm soc chượp, lọc rút nước mắm các loại, pháxác, vệ sinh
- Bộ phận sản xuất mắm chai:
Đảm bảo các khâu từ chuẩn bị n ước mắm, lọc thô, lọc tinh đạt ti êuchuẩn, súc rửa chai, đóng chai, dán nh ãn, đóng thùng., nhập kho thànhphẩm
Một tổ mắm chai gồm 20 lao động, đ ược chia làm 3 bàn sản xuất, mỗibàn gồm 6 người, 2 người còn lại giúp việc chung
b Bộ phận sản xuất phụ:
Là bộ phận hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chính, tổ chức th ành 1 tổ phục vụ, sửdụng 4 lao động, chuy ên bốc dỡ hàng khi xuất nhập hàng hóa, pha đấu nước mắm,vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm, vệ sinh thùng hồ, nhà xưởng, đắp lù……
2.1.5 Đánh giá khái quát k ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua:
Trang 40Bảng 2.1: TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
bình quân (%)