Tính toán và lựa chọn kết cấu nhà lưới trồng rau an toàn quy mô nhỏ

67 1.3K 7
Tính toán và lựa chọn kết cấu nhà lưới trồng rau an toàn quy mô nhỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người dân cần khoảng 250-300g/ngày/người tức là 90- 110kg/người/năm.Giá trị dinh dưỡng của rau được thể hiện trên các mặt. Rau cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như : A, B, C, PP, nhiều chất là sinh tố C, tiền vitamin A(Provitamin A). Trong rau còn chứa các chất khoáng như: Ca, P, Fe và các chất năng lượng như Protit, Lipit, Gluxit. Ngoài ra rau còn cung cấp các nguồn dinh dưỡng khác như các Axit hưu cơ, hợp chất thơm, các vi lượng và Xenlulo.[1] Sản xuất rau là ngành quan trọng của nền Nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới và đối với Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới và xây dựng Đất nước, về lĩnh vực Nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Phải nhanh chóng đưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Nông nghiệp. Một trong những hướng công nghiệp hóa Nông nghiệp là áp dụng hình thức sản xuất kiểu Công nghiệp- thực hiện thâm canh hiệu quả cao và bền vững bằng phương thức sản xuất Nông nghiệp hiện đại. Ở nước ta, rau và hoa không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà đã trở thành mặt hàng với nhu cầu ngày càng lớn trên thị trường nước ngoài. Rau và hoa phát triển khắp các vùng trong nước, chiếm khoảng 56% diện tích đất canh tác ở các tỉnh phía Bắc và khoảng 44% ở các tỉnh phía Nam, trong đó diện tích trồng rau và hoa trong nhà kính, nhà lưới hiện nay khoảng trên 1000ha và không ngừng phát triển ở hầu hết các tỉnh. Nhà lưới có vai trò quan trọng trong việc sản xuất rau an toàn cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao do nhà lưới chống mưa, sương, giảm nhiệt về mùa hè, tăng nhiệt về mùa đông, hạn chế côn trùng xâm nhập từ bên ngoài. Điều đó cho phép kiểm soát đầy đủ và chặt chẽ hầu hết các thông 1 số kỹ thuật trong quá trình sản xuất, kể cả đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng và phát triển tốt nhất của cây trồng như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khí CO 2 , khí O 2 … cũng như kiểm soát được sâu bệnh hại cây trồng. Việc nhập các mẫu nhà lưới của nước ngoài ứng dụng ở nước ta không phát huy được tính ưu việt do không phù hợp với điều kiện khí hậu, giá thành cũng như chí phí và việc vận hành. Việc nghiên cứu, lựa chọn, cải tiến nhà lưới của các nước cho phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế và kĩ thuật cũng như ứng dụng và phát triển ở nước ta là rất cần thiết. Khi tính toán thiết kế nhà lưới trồng rau cần phải đáp ứng các yêu cầu nông học của cây trồng, đó là các yếu tố : nhiệt độ, ánh sáng, khí CO 2 , khí O 2 và kiểm soát sâu bệnh… Như vậy yêu cầu chung khi tính toán thiết kế nhà lưới là lựa chọn cấu trúc, hệ thống thiết bị, vật liệu đảm bảo tính năng kiểm soát khí hậu môi trường(là yếu tố chủ đạo), giá thành hợp lý. Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn đề tài: “ Tính toán và lựa chọn kết cấu nhà lưới trồng rau an toàn quy mô nhỏ”. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước 2.1.1. Tình hình trồng rau và tiêu thụ rau trên thế giới 1/ Tình hình trồng rau trên thế giới Theo số liệu gần đây, năm 2005 diện tích trồng rau trên thế giới khoảng 17.999.009ha, năng suất đạt 138,829 tạ/ha, sản lượng đạt 249,879 triệu tấn. Nước có diện tích trồng rau lớn nhất là Trung Quốc với 8.266.500ha. Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của một số nước trên thế giới.[4] Quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng ( triệu tấn) Toàn thế giới 17.999.009 138,829 249,879 Trung Quốc 8.266.500 171,790 142,000 Ấn Độ 3.400.000 102,941 35,000 Việt Nam 525.000 133,500 6,600 Philippin 500.000 88,000 4,400 Liên Bang Nga 207.000 162,802 3,370 Hàn Quốc 195.000 318,966 3,700 Brazil 195.000 115,385 2,250 Băngladet 150.000 62,800 0,942 Thái Lan 145.000 162,8,2 1,005 Italy 144.000 180,556 2,600 Nhật Bản 110.000 280,412 2,700 Phần Lan 75.000 200,000 1,500 Hoa Kỳ 11.050 771,801 2,840 (Nguồn: Recorts copyright Fao 2006) Về sản lượng rau thì Trung Quốc vẫn dẫn đầu với 142 triệu tấn chiếm 56,82% tổng sản lượng rau toàn thế giới, sau Trung Quốc là Ấn Độ đạt 35 triệu tấn (chiếm 14%). Như vậy chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm 70,82% tổng sản lượng rau toàn thế giới. 3 Bên cạnh đó, việc áp dụng nhiều tiến bộ KHKT cùng với việc tạo ra nhiều chủng loại cây trồng đạt năng suất cao đã làm cho năng suất rau ở một số nước tăng lên đáng kể. Năng suất lớn nhất là Hoa Kỳ (771,801 tạ/ha), kế đến là Hàn Quốc (318,966 tạ/ha), Nhật Bản (280,412 tạ/ha), Phần Lan (200,000 tạ/ha), Italy (180,566 tạ/ha).[10] 2/ Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người là 90kg/người/năm. Hiện nay ở nhiều nước đã vượt quá mức quy định này. Năm1969, sản lượng rau bình quân tính theo đầu người của các nước Bungari là 178kg; hungari là 161kg; Balan là 100kg; Rumani là 98kg; Liên Xô (cũ ) là 76kg. Năm 1988, các nước có lượng rau tiêu thụ cao nhất trên đầu người như Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên là 244,6kg; Nam Triều Tiên là 141,1kg ; New Zeland là 136,7kg.[20] Trước nhu cầu rau ngày càng tăng như vậy, một số nước trên thế giới đã có những chính sách nhập khẩu rau khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều nhất thế giới là Pháp đạt 145,422 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada (143,332 nghìn tấn), Anh (140,839 nghìn tấn), Đức (116,866 nghìn tấn). Trong khi đó, 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn nhất thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp (132.942 nghìn USD);Canada (84.496 nghìn USD ); Trung Quốc (80.325 nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD).[4] Bảng 2: Cán cân xuất nhập khẩu rau quả thế giới ( năm 2003).[10] Tên nước Hàng hóa sản xuất trong nước đáp ứng (1000 tấn) Nước Sản lượng Nhập khẩu Dự trữ Xuất khẩu Tổng số Thế giới 848161 47197 415 49242 846531 Châu phi 50310 1232 483 1227 50798 Bắc Mỹ 56294 9069 7 9395 55975 Nam Mỹ 20637 819 1 1372 20084 Châu Á 618243 9556 -190 13405 614204 Châu Âu 99357 26102 121 23153 102427 Châu Đại Dương 3321 419 -7 691 3042 ( Nguồn: Recorts Copyright FAO,2006 ) 4 Hiện nay, nhiều nước trên thế giới ngày càng có nhiều chủng loại rau, tăng diện tích và năng suất để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngày một tăng.Theo FAO, dự đoán thị trường rau của thế giới thì thị trường rau quả cung vẫn không đủ cầu. Thời kỳ 2000-2010 nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trên thế giới sẽ tăng do mức tăng tiêu thụ bình quân, dự đoán nhu cầu tăng 3,6% trong khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%. Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực trên thế giới năm 2007.[4] Loại rau Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Cà chua 20.648 17,34 357.210 Dưa chuột 19.874 16,88 33.537 Dưa hấu 18.140 17,82 322.890 Đậu rau 7.681 6,87 52.760 Cải các loại 26.184 22,64 592.805 Hành tỏi 14.678 15,84 232.500 (Nguồn: GTCR 2009, tr15) 2.1.2. Tình hình trồng rau và tiêu thụ rau ở trong nước Nước ta có lịch sử trồng rau lâu đời, quá trình phát triển của nghề trồng rau gắn với công cuộc xây dựng và phát triển, và bảo vệ đất nước qua nhiều thời đại: Theo sổ sách ghi chép, từ đời vua Hùng, bầu bí đã được trồng trong các vườn rau gia đình. Rau được nhập vào nước ta thời nhà Lý. Thế kỉ X (dời đô về Thăng Long). Năm 1721 – 1783 Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau và cho thấy trước thế kỉ XIX rau được trồng nhiều ở các vùng phụ cận thủ đô Thăng Long nay là Hà Nội. Nước ta là một nước có truyền thống trồng rau, có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với hầu hết các loại rau trồng trên thế giới. Rau có thể sản xuất quanh năm, rất phong phú về chủng loại (có tới 70 loài) trong đó có khoảng 40 loài rau chính.[4] Với kinh nghiệm lâu đời của người sản xuất, ngành sản xuất nước ta không chỉ cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước có vĩ độ thấp ở châu Âu, Bắc Mĩ, và các nước trong khu vực châu Á. 5 Theo số liệu tổng cục thống kê 2006, diện tích trồng rau là 644.000ha, tăng 29,5% so với năm 2000 (452.900ha). Năng suất đạt 149,9 tạ/ha; là năm có năng suất trung bình cao nhất từ trước đến nay . Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt giá trị 144.000 tỉ đồng (tương đương 900 triệu USD) chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam, trong khi diện tích chỉ chiếm 6%, với khối lượng trên, bình quân sản lương rau sản xuất trên đầu người =115Kg/người/năm, tương đương mức bình quân toàn thế giới và đạt loại cao trong khu vực, gấp đôi trung bình của các nước ASEAN (57Kg/người /năm). Năm 2007 diện tích trồng rau trên đất nông nghiệp của cả nước đạt gần 670.000 ha. Với năng suất 150 tạ/ha,chúng ta có sản lượng 10,05 triệu tấn đảm bảo cho bình quân đầu người 130kg/năm bằng số trung bình toàn thế giới và gấp đôi các nước trong ASEAN. Tuy nhiên, do sản lượng rau tập trung chủ yếu vào vụ Đông Xuân (trừ những nơi có độ cao 750m so với mặt nước biển trở lên có thể trồng quanh năm nhiều loại rau ôn đới), một nửa thời gian còn lại ( từ tháng 4 đến tháng 9) chủng loại rau đơn điệu, phần lớn là rau nước. Rau trồng trong mùa mưa, nắng nóng, thường cho năng suất, chất lượng thấp, giá cả cao, và mức độ an toàn thực phẩm suy giảm do sử dụng nhiều hóa chất để phòng trừ sâu bệnh và phân hóa học được hấp thụ triệt để hơn. Việc nghiên cứu các giải pháp khoa học trồng rau trái vụ được nhiều tổ chức chuyên môn quốc tế và các nước phát triển nghiên cứu và chuyển giao cho sản xuất . Ở nước ta, vấn đề này mới đề cập đến khoảng 10 năm trở lại đây. Cả nước trồng hơn 80 loại rau thuộc 25 họ thực vật, trong đó có 25 - 30 loài rau chủ lực, có diện tích trên khoảng 10.000ha (chiếm 73 - 75% diện tích và xấp xĩ 80% sản lượng). Có 2 vùng trồng rau chủ yếu ở nước ta hiện nay: + Vùng rau tập trung chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp với khoảng 40% diện tích; 38% sản lượng, chủng loại rau rất phong phú (hơn 60 loại), sản phẩm chủ yếu phục vụ cho cư dân phi Nông nghiệp nên yêu cầu về chất lương (đa dạng về chủng loại và mức độ an toàn) ngày càng gia tăng. 6 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 T1 T3 T5 T7 T9 T11 2005 2006 + Vùng rau luân canh với 2 vụ lúa và vụ rau Đông Xuân, chiếm 60% diện tích và gần 2/3 sản lượng rau cả nước. Đây là vùng rau hàng hóa có năng suất và chất lượng cao, có tiềm năng lớn cung cấp nguyên liệu cho Công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, đặc biệt tại đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng. Diện tích, năng suất, sản lương rau Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lương rau Việt Nam qua các năm.[10] Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005 Năm 2006 Diện tích (ha) 23.465 40.000 40.000 Năng suất ( tấn/ha) 193,43 175 175 Sản lượng (nghìn tấn) 454 700 700 (Nguồn: FAOSTAR) Theo số liệu thống kê chính thức của tổng cục hải quan: Năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam 186,778 triệu USD, trong đó rau là 115,32 triệu USD tỉ trọng rau/rau hoa quả, chiếm 62,00% trong đó rau tươi chiếm khoảng 70 - 80% còn lại là rau chế biến, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các tháng 2005 – 2006 được mô tả như hình dưới.[2] (Đơn vị tính: 1.000$) Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm 2005 – 2006 7 Cũng theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 4/2008 đạt 29,6 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 4 tháng năm 2008 lên 118,1 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2007.[23] Theo các chuyên gia, rau quả Việt Nam hiện đã được xuất khẩu hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Phần lớn mặt hàng rau quả của nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 2,36 triệu USD năm 2007, tăng trên 7% so với tháng 11/2006 nhưng vẫn giảm tới 40% so với cùng kỳ năm 2005.[4] Kế tiếp là các nước Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Singapore… trong đó lượng hàng xuất khẩu vào thị trường EU chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ. Về tổng thể, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quy hoạch diện tích trồng rau và quả trong cả nước đến năm 2010 khoảng 1 triệu ha, sản lượng khoảng 10 triệu tấn. Trong đó, diện tích dành cho xuất khẩu khoảng 250.000 ha. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian tới, Bộ sẽ rà soát lại quy hoạch và tập trung ưu tiên cho khâu nghiên cứu, lai tạo các giống rau quả năng suất và chất lượng tốt và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng, phát triển cấp thương hiệu, đổi mới công nghệ. Đồng tình với ý kiến này, mới đây Bộ Công thương đã khuyến cáo ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tăng cường trợ giúp nông dân áp dụng tiến bộ KHKT mới , đẩy mạnh kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt của các thị trường xuất khẩu.[22] Theo nhận định của các nhà kinh tế, nhiều loại rau quả của Việt Nam đang tiếp tục được ưa chuộng tại thị trường quốc tế với số lượng ngày càng tăng trong những tháng đầu năm 2008 là dấu hiệu tốt để hướng tới mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu rau quả khoảng 700 triệu USD vào năm 2010. Tuy có nhiều loại rau xuất khẩu hay tiêu dung đều dưới dạng khá phong phú nhưng nhìn chung, các loại rau xuất khẩu còn mang tính đơn điệu, nhỏ lẻ, số lượng ít, thiếu tính cạnh tranh. Phản ánh tình trạng sản xuất còn manh mún, mặt hàng chế biến rau cho xuất khẩu còn ít…Đây là điểm yếu cơ bản của xuất khẩu rau của Việt Nam hiện nay. 8 * Tình hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới ở Việt Nam Nhận thức rõ về tác hại của rau bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến môi trường, nhiều tỉnh, thành phố đã có giải pháp, chính sách trong việc đầu tư, phát triển rau an toàn đặc biệt là các khu vực ven các đô thị lớn. Đi đầu trong việc phát triển thị trường rau là: - Thành phố Hồ Chí Minh: hiện có trên 3.200ha sản xuất rau an toàn, đã xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ cao để sản xuất cao giống rau F1. Đầu tư máy chẩn đoán dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và ứng dụng xe lưu động để kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các chợ đầu mối. Thành phố đã phát triển hơn 100 nhà lưới với diện tích bình quân 500- 1000m 2 /1 nhà lưới. - Tại Đà Lạt: là vùng cung cấp rau an toàn chính cho khu vực phía Nam và xuất khẩu, ở đây đã sớm hình thành các mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với từ đơn giản đến có quy mô và mới đây đã hình thành nhà lưới có công nghệ cao sản xuất rau, hoa xuất khẩu. Khí hậu thời tiết đặc trưng nên có rất nhiều chủng loại rau đặc trưng đa dạng mà các khu vực khác không có nên rất thuận lợi cho phát triển rau an toàn. - Tại Sóc Trăng: được UBND tỉnh đầu tư trồng 80ha rau an toàn ở thị xã Sóc Trăng, xã Đại Tây (Mỹ Xuyên), xã An hiệp (Mỹ Tú) với khoảng 400ha. Nông dân được tham gia tập huấn đào tạo kỹ thuật sản xuất. - Tại Nam Định: đã chuyển đổi một số diện tích trồng cây không hiệu quả sang trồng rau và theo tính toán thì với một vụ trồng rau xuất khẩu cho thu nhập từ 40-80 triệu đồng/ ha. Điển hình có hợp tác xã Minh Tần- huyện Vụ Bản trồng 10ha rau xuất khẩu vụ Xuân và 15ha trồng vụ Đông. Tại huyện Nghĩa Hưng, HTX Nghĩa Hưng đã mạnh dạn đưa 25ha trồng lúa sang trồng rau xuất khẩu, trong đó có 14ha cà chua, 11ha dưa bao tử xuất khẩu. 9 - Tại Hà Nội: theo dự báo quy hoạch phát triển Nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010 của UBND thành phố Hà Nội, thì diện tích rau sạch là 10.500- 12.500 ha, năng suất 207-208 tạ/ha, đạt sản lượng 220-260 nghìn tấn. Tập trung phát triển rau an toàn chủ yếu huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Liên, Từ Liên, Thanh Trì… - Tại Ba Rịa- Vũng Tàu: đã xây dựng 25 tổ chức sản xuất rau an toàn với diện tích 92ha. Mỗi năm cung cấp cho thị trường 27 tấn rau an toàn, tương đương 9.600 tấn/ năm. Tỉnh đã đầu tư thêm 28 mô hình sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn gồm: 11ha rau ăn lá, 7 ha rau ăn quả giàn leo và 11 ha rau ăn lá, rau ăn quả trồng trong nhà lưới có hệ thống tưới phun.[13] Đối với các tỉnh Miền Trung có diện tích trồng rau trung bình mỗi năm khoảng 70.000ha, với sản lượng khoảng 370 nghìn tấn/năm. Sản xuất rau ở các tỉnh Miền Trung ít thuận lợi hơn so với các tỉnh Miền Bắc và Miền Nam do khó khăn về nhiều yếu tố như khí hậu thời tiết do đó năng suất bình quân thấp hơn so với trung bình năng suất rau của cả nước. Trong các năm gần đây các tỉnh đã có sự cố gắng trong việc đẩy mạnh sản xuất rau, quả nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, đồng thời đã có những sản phẩm xuất khẩu (Dưa hấu, ớt, hành tỏi) song diện tích tăng không đáng kể, phân bố không đồng đều; năng suất có tăng nhưng không cao, trong khi đó dan số không ngừng tăng lên, khách du lịch ngày càng tăng nên diện tích đất trồng rau ngày càng thu hẹp lại, song nhờ có chính sách đầu tư cùng với sự tiến bộ của KHKT nên có nhiều mô hình sản xuất rau tiên tiến được áp dụng ở các tỉnh, đặc biệt là các thành phố lớn đã phát triển mạnh mô hình sản xuất rau an toàn, rau trong nhà lưới, rau trên giá thể vụn sơ dừa, phủ luống rau, rau thủy canh… bởi thế đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về rau hiện nay.[4] 10 [...]... người trồng rau 2.3 Mục tiêu của đề tài Tính toán, lựa chọn kết cấu của mẫu nhà lưới phù hợp với điều kiện trồng rau và hoa tươi ở Thừa Thiên Huế, có thể áp dụng cho những vùng có điều kiện tương tự; giá thành xây lắp thấp 2.4 Nhiệm vụ của đề tài - Điều tra xác định thực trạng trồng rau trên địa bàn Thừa Thiên Huế - Khảo sát các kiểu nhà lưới hiện có ở Việt Nam và trên thế giới - Tính toán và lựa chọn kết. .. ngon và ổn định nên giá cả sản phẩm rau trồng an toàn trong nhà lưới luôn cao hơn bên ngoài - Đáp ứng được nhu cầu về rau sạch, rau an toàn của người dân hiện nay - Cung cấp cho thị trường một nguồn rau sạch, an toàn và hạn chế được các vụ ngộ độc thực phẩm do rau không an toàn gây ra - Nhờ áp dụng mô hình trồng rau an toàn nên sản phẩm thường có giá cao hơn sản phẩm rau khác thường là gấp 2-3 lần nhờ... đặc biệt sản xuất rau an toàn trong nhà lưới thực sự đã được các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các nhà nghiên cứu quan tâm và đầu tư phát triển, người sản xuất, người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về chất lượng sản phẩm rau trong sản xuất và tiêu thụ 2.2 Nhu cầu về rau an toàn và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm rau quả 2.2.1 Nhu cầu về rau an toàn 1/ Tình hình bị ngộ độc do ăn rau Nước ta trong... là trên rau vì mức ngộ độc do rau rất nguy hiểm gây độc trực tiếp cho con người Như vậy rau ô nhiễm hay rau độc” đã trở thành một quốc nạn cho dân tộc, trong vài năm trở lại đây tình hình ngộ độc do ăn rau đã được kiềm chế nhưng vẫn tiếp tục xảy ra nên nhu cầu về rau an toàn và việc sản xuất rau an toàn là một giải pháp cấp bách và hết sức cần thiết 2/ Nhu cầu về rau an toàn Nhu cầu về rau an toàn cũng... vấn đề sản xuất rau nói chung và sản xuát rau an toàn nói riêng và là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh.[2] 2.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá về rau an toàn Rau sạch đang là sự quan tâm đặc biệt, là yêu cầu bức xúc của xã hội và mọi người, từ nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà khoa học cũng như nhà quản lý vì nó góp phần quan trọng trong... Những người trồng rau có kinh nghiệm - Các chuyên gia về rau 26 3.2.2 Phương pháp thiết kế và phân tích kết cấu - Tính toán thiết kế kết cấu khung chịu lực nhà lưới - Tính toán sức bền 3.2.3 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế - Xác định tổng chi phí xây dựng nhà lưới - Xác định khấu hao nhà lưới - Xác định tổng thu qua từng vụ, năm Từ đó xác định được lợi nhuận gia tăng 27 PHẦN 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ... trên thế giới - Tính toán và lựa chọn kết cấu nhà lưới phù hợp 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau an toàn - Kết cấu, vật liệu, cấu trúc của nhà lưới - Mô hình nhà lưới với quy mô diện tích khoảng 200m 2 còn có các hệ thống thiết bị như: + Hệ thống điều khiển khí hậu môi trường: * Hệ thống làm ấm, làm mát, tăng... học - Công nghệ và môi trường tỉnh đã xây dựng mô hình trồng 1ha rau an toàn, trong đó có 500m2 rau trồng trong nhà lưới, kết quả được đánh giá cao, nhưng giá thành xây lắp khá cao, người tiêu dùng ít hiểu biết nên khó bán, mới dừng lại ở mô hình chưa nhân rộng Năm 2000 đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức đã tổ chức đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn tại các phường nội thành và các xã ven thành... bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng Hơn mười năm nay, nước ta triển khai chương trình rau sạch, rau an toàn Từ Chính phủ đến các bộ ngành ở trung ương và các địa phương, đặc biệt từ năm 2005 tới nay đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung và phát triển sản xuất rau quả sạch - rau quả an toàn nói riêng.[21] Rau an toàn là sản phẩm rau. .. sản xuất rau an toàn cung ứng ổn định cho thị trường tiêu thụ rau ở thành phố như HTX Kim Thành, Quảng Thành, Quảng Điền: xây dựng 4.000 m2 nhà lưới, HTX Điền Lộc, xã Điền Lộc, Phong Điền xây dựng 1.000 m2 rau an toàn, HTX NN Hương Long, thành phố Huế có 1 ha rau an toàn, các phường Thuận Thành, Tây Lộc đã hình thành rau sạch phục vụ du lịch và tiêu dùng… Qua đó ta thấy rằng sản xuất rau an toàn đặc . toán và lựa chọn kết cấu nhà lưới trồng rau an toàn quy mô nhỏ . 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước 2.1.1. Tình hình trồng rau và tiêu thụ rau. 500- 1000m 2 /1 nhà lưới. - Tại Đà Lạt: là vùng cung cấp rau an toàn chính cho khu vực phía Nam và xuất khẩu, ở đây đã sớm hình thành các mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với từ đơn giản đến có quy. tấn rau an toàn, tương đương 9.600 tấn/ năm. Tỉnh đã đầu tư thêm 28 mô hình sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn gồm: 11ha rau ăn lá, 7 ha rau ăn quả giàn leo và 11 ha rau ăn lá, rau ăn quả trồng

Ngày đăng: 29/08/2014, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan