- Vật liệu: Sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương và rẻ tiền tại các
3/ Hệ thống tướ
Tưới là khâu quan trọng nhằm đưa thêm vào đất lượng nước cần thiết mà đất không đủ cung cấp, tưới nước đúng đắn có thể tránh được tác hại của nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đối với cây trồng và nhằm cân bằng nhiệt trong nhà lưới. Hệ thống tưới thường sử dụng các phương pháp tưới phun, nhỏ giọt. Sơ đồ được bố trí như sau:
Với việc bố trí thiết bị của các hệ thống tưới, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió… trong nhà lưới như vậy, đảm bảo được tính cân bằng nhiệt cũng như các yếu tố khác.
4.6. Dự trù kinh phí xây dựng nhà lưới dạng vòm đối xứng, diện tích200m2 200m2
Mặc hạn chế của mô hình nhà lưới này là chi phí xây dựng cao, có nhiều hộ nông dân không đủ vốn đầu tư, nên mặc dù hiệu quả từ mô hình đem lại trong việc trồng rau và hoa cao nhưng không phải hộ nông dân nào cũng thực hiện được.
Bảng 20: Dự trù kinh phí xây dựng nhà lưới
TT Công việc Đơn vị Khối lượng Thành tiền
1 Xây phần móng (Đào + đổ móng) m 3 2,0 400000 2 Đổ móng Bêtông cốtthép (đá 1x2, #200) m 3 0,7 1200000
3 Xây tường bao (xây gạch thẻ,
cao 0.3m) m 60
740000 4 Nilông chuyên dụng lợp mái m2 240 900000 5 Lưới đen che nắng(giảm 30%
cường độ) m
2 240 900000
6 Cửa khung thép + lưới thép +
lưới (1.8x1.0m) cái 01
600000
7 Lắp đặt lưới thép mái m2 240 1500000
8 Phủ lưới cước xung quanh m2 180 500000
9 Lắp đặt cơ cấu chủ động căng
lưới che nắng bộ 02
1400000
10 Cột thép(Φ70mm, liên kết 2
đầu buloong –mặt bích) cái 15
6000000 11 Lắp đặt lưới thép xung quanh m2 180 950000
12 Thép buộc kg 10 165000
13 Giằng ống thép xung quanh
(Φ27, hàn 3 lối) m 200
8000000
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ5.1. Kết kuận 5.1. Kết kuận
Qua quá trình thực hiện đề tài, đề tài đã đạt được:
- Đã bước đầu khảo sát và phân tích ưu nhược điểm của một số kiểu nhà lưới được sử dụng trong nước và trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
- Phân tích và lựa chọn được cấu trúc nhà phù hợp với vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Thừa Thiên Huế và một số vùng khác có điều kiện khí hậu tương tự.
- Với điều kiện của Thừa Thiên Huế thì trồng rau trong nhà lưới kiểu hở sẽ đem lại năng suất, chất lượng cao hơn.
- Mô hình nhà lưới dùng để trồng rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cho người dân, đặc biệt đem lại cho cộng đồng sản phẩm an toàn, mang lợi ích kinh tế- xã hội, nâng cao mức sống cho nhân dân, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu cây trồng. Đem lại môi trường sạch, bền vững, sức khoẻ cho cộng đồng, người dân được hưởng sản phẩm an toàn nên cần có chính sách để phát triển rộng.
- Khi tính toán thiết kế nhà lưới đặc biệt quan tâm đến yêu cầu nông học của cây rau và hoa tươi… Kết hợp điều kiện ngoại cảnh(thời tiết, khí hậu…) để chọn mẫu nhà, kết cấu, kiến trúc và vật liệu phù hợp với vùng.
- Lựa chọn vị trí xây dựng cần đặc biệt chú ý đến vị trí và hướng xây dựng phải phù hợp cho việc dễ dàng điều chỉnh các yếu tố trong nhà lưới.
- Lựa chọn kiến trúc nên chọn dạng kiến trúc vòm để tăng khả năng chịu lực, tác động gió, mưa, kiến trúc và kết cấu đơn giản dễ chế tạo và lắp đặt có hệ thống đóng mở thông khí điều hoà nhiệt độ phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế - kỹ thuật ở Thừa Thiên Huế.
5.2. Khuyến nghị
- Tiến hành nghiên cứu và thiết kế những mô hình nhà lưới phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, tự nhiên của tỉnh và điều kiện áp dụng của người trồng rau.
- Cần nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác rau trong nhà lưới bởi hiện nay chủ yếu là áp dụng từ quy trình canh tác rau ngoài đồng nên vấn đề sâu bệnh phát sinh trong nhà lưới do quá trình canh tác liên tục chưa được giải quyết hiệu quả.
- Cần xác định quy mô diện tích nhà lưới bao nhiêu là tối ưu cho phù hợp với hộ trồng rau, số lượng lao động, khả năng cơ giới hoá, hiệu quả kinh tế của việc canh tác rau trong nhà lưới.
- Cần tìm và hợp tác tốt với một đơn vị, doanh nghiệp nào đó để đứng ra cung ứng các mẫu mã, khung nhà lưới cũng như vật liệu lưới che nhằm tăng khả năng mở rộng diện tích nhà lưới. Bởi hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đó.
- Tiến hành nghiên cứu hệ sinh thái và sâu bệnh trong nhà lưới kín. Nghiên cứu sử dụng loại lưới nào cho phù hợp, đặc biệt là các đặc tính kỹ thuật, trong đó có màu sắc lưới đối với từng nhóm rau. Nghiên cứu sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có phối trộn một số chế phẩm có khả năng hạn chế bệnh trên rau: thối nhũn, thối cổ rễ….
- Nhà lưới trồng rau, hoa cần phải phát triển theo hướng công nghiệp, sản phẩm dùng cho xuất khẩu không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn mang lại lợi ích kinh tế- xã hội, môi trường sạch bền vững cho cộng đồng.
- Các loại vật liệu lựa chọn trong thiết kế phải sẵn có (đặc biệt là vật liệu ở địa phương hoặc trong nước) để dễ dàng cung cấp xây dựng cũng như thay thế, sửa chữa và đặc biệt có giá thành hợp lý với điều kiện nông dân có thể đầu tư được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths Bùi Bảo Hoàn – TS Đào Thanh Vân. Giáo trình cây rau. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2000.
2. Đồng Sĩ Toàn, Luận văn thạc sĩ Nông Nghiệp. Trường Đai học Nông Lâm Huế, khoa Trồng trọt, 2005.
3. Hoàng Trọng Tỉ Nhân, Luận văn thạc sĩ Nông Nghiệp. Trường Đai học Nông Lâm Huế, khoa Trồng trọt, 2006.
4. TS Lê Thị Khánh. Giáo trình cây rau. NXB Đại học Huế, 2009. 5. Lê Thị Mỹ Hạnh. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đai học Nông Lâm Huế, khoa Cơ khí- Công nghệ, 2009.
6. PGS.TS Trần Khắc Thi. Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2000.