Với điều kiện thời tiết trên, Thừa Thiên Huế là vùng có lượng mưa tương đối dồi dào, có nhiều sông, hồ với trữ lượng nước lớn.Trước năm 2000, do đập Thảo Long, hồ Truồi chưa hoàn thiện nên vào mùa hè thường xuyên thiếu nước ngọt đặc biệt là khu vực Phú Vang và thành phố Huế do nước nhiễm mặn, các vùng Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc nước ngọt không đủ cung cấp cho nông nghiệp và vụ Hè Thu.
Sau khi hồ Truồi được đại tu nâng cấp, trữ lượng nước lớn, một phần nào đã giải quyết tình trạng thiếu nước vụ Hè Thu. Bên cạnh đó, đập Thảo Long cũng hoàn thiện có tác dụng ngăn lượng nước mặn xâm nhập vào sông ngòi. Nên tình trạng thiếu nước ngọt và nước nhiễm mặn đã hạn chế đến mức tối đa so với những năm 2000 về trước, có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Hệ thống sông ngòi của Thừa Thiên Huế có sông Hương cung cấp nước cho khu vực đồng bằng: Huế, Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy. Ngoài ra còn có các sông Lợi Nông, Cầu Vực chảy qua các xã Thủy Dương, Thủy Châu, Thủy Phương, sông Đại Giang là nhánh của sông Lợi Nông chảy qua 2 xã Thủy Tân và Thủy Lương thuộc Hương Thủy và xã Phú Đa, Vinh Hà, Vinh Thái...Phía Bắc thành phố Huế có sông Bồ, sông Thạch Hãn, sông Ông Lâu có trữ lượng nước đủ cung cấp cho các huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà...Hiện nay công trình hồ Tả Trạch và nhà máy Thủy Điện Bình Điền đã được đưa vào sử dụng có tác dụng lớn trong chống lụt hàng năm và cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trong những năm gần đây, bằng nguồn vốn Nhà Nước và
nhân dân cùng làm, hệ thốmh kênh mương dần dần được kiên cố hóa, cho đến nay có trên 60% kênh chính được kiên cố bằng bê tông. Hệ thống hói, kênh rạch hàng năm được Nhà nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp công lao động đã nạo vét, khơi thông dòng nước, nên giảm đáng kể lượng nước thất thoát. Công tác tưới tiêu chủ động hơn.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau an toàn [4] 4.2.1. Yêu cầu nông học của cây rau 4.2.1. Yêu cầu nông học của cây rau
1/ Nhiệt độ
Trong các yếu tố ngoại cảnh, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất và sản lượng của rau, mỗi loại rau đều yêu cầu nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng, phát triển. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự bốc thoát hơi nước, sự hấp thụ dung dịch đất, sự đồng hóa, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các quá trình sinh lý khác nhau trong thực vật. Ở nhiệt độ quá thấp hay quá cao trong tế bào và mô cây xãy ra sự thay đổi không thể phục hồi dẫn đến việc chết toàn cây hay các cơ quan riêng biệt của cây. Khi vượt quá giới hạn nhiệt độ thích hợp khí khổng sẽ đóng lại, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí CO2, quá trình ho hấp lớn, quá trình quang hợp giảm, cây bị tiêu hao vật chất quang hợp…dẫn đến cây sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng. Nếu kéo dài tình trạng đó cây sẽ bi chết, tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng, tồn tại cây rau cũng có sự thích nghi với nhiệt độ.
Với những loại rau khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ cũng khác nhau, do đó hiểu và nắm bắt được yếu tố này sẽ giúp cho việc trồng rau đạt kết quả cao hơn đặc biệt là trồng trong nhà lưới thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng bởi trồng rau trong nhà lưới mục đích là kiểm soát tốt yếu tố nhiệt độ.
2/ Ánh sáng
Năng suất cây trồng tạo ra 90-95% nhơ quang hợp. Ánh sáng là yếu tố đóng vai trò hêt sức quan trọng và cần thiết cho quá trình quang hợp tạo chất hưu cơ của cây, không những ảnh hưởng đến năng suất thông qua quang hợp mà còn ảnh hưởng đến các đặc điểm sinh thái, cấu tạo bên trong của cây, đặc biệt rất cần thiết cho quá trình ra hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt và quả (hôcmon ra hoa). Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất theo dạng bước sóng, các bước sóng được đo bằng chiều dài của chúng là nanomet (nm).Mỗi bước sóng tương ứng với một màu nhất định, do vậy ánh sáng có nhiều màu khác nhau, mặc dù nhìn bằng mắt thường ta chỉ thấy một màu trắng.
Trong thực tế cây thiếu ánh sáng thì chưa thấy ngay được, ví dụ nếu thiếu một yếu tố nào đó như nhiệt độ, nước, dinh dưỡng trong một thời gian ngắn, có thể ảnh hưởng ngay đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Chẳng hạn nhiệt độ thấp, nước trong tế bào đóng băng, trong mấy giờ vỡ tế bào thì cây chêt, nhưng với ánh sáng thì chưa thấy ngay được. Đây là do kết quả của sự thích nghi của thực vật đối với điều kiện ngày và đêm trên trái đất. Như vậy trong điều kiện thiếu ánh sáng hay trong bóng tối, cây vẫn có thể dựa vào chất dự trữ của bản thân mà sinh trưởng. Rau rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của thành phần ánh sáng, cường độ sáng và thời gian chiếu sáng.
Ánh sáng cũng là một trong yếu tố quan trọng giúp rau sinh trưởng, phát triển tốt, do vậy để khống chế tốt yếu tố này thì trồng rau trong nhà lưới là một giải pháp tối ưu bởi nhà lưới có thể khống chế được yếu tố ánh sáng nhờ hệ thống lưới cắt nắng, rèm che nắng…