Địa hình và đất đa

Một phần của tài liệu Tính toán và lựa chọn kết cấu nhà lưới trồng rau an toàn quy mô nhỏ (Trang 28 - 30)

Địa hình

Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp, địa hình dạng bậc, với đầy đủ các dạng địa hình rừng, núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển tập trung trong một khônh gian hẹp. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây là dãy núi cao, phần giữa là đồi núi thấp gồm các huyện A Lưới, Nam Đông và một số xã Dương Hòa, Phú Sơn huyện Hương Thủy, xã Hương Văn, Bình Thành, Bình Điền của huyện Hương Trà. Phía Đông là đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo Quốc lộ 1A, vùng này chủ yếu là đất phù sa được bồi hàng năm từ các con sông Hương, sông Bồ, sông Đại Giang, sông Cầu Vực..., các vung trọng điểm lúa của các huyện được trồng ở các vùng thấp trũng, trên chân đất cao được bố trí trồng hoa màu, rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng cát: Thừa Thiên Huế có diện tích cát tương đối lớn chủ yếu là ven biển, cát nội đồng có ở Phong Điền, Phú Vang.

- Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có vùng đầm phá với diện tích khoảng 23.000 ha với tiềm năng phong phú về động vật, thực vật biển và chủ yếu ở Phú Lộc, Phú Vang và Phong Điền.

Đất

Thừa Thiên Huế có diện tích đất tự nhiên là 505.398,9 ha, là vùng đa dạng về nhiều loại đất như đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn vàng trên núi, đất cát...Hiện nay, do tốc độ đô thị hóa nhanh nên diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp ngày càng giảm, nhưng diện tích gieo trồng lại tăng, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Theo như kết quả nghiên cứu của tác giả cuốn E04 về sản xuất rau an toàn thì đất của các huyện có sản xuất rau an toàn có các loại như sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa. loại đất này được phân bố dọc các con sông như sông Bồ, sông Hương, sông Đại Giang và sông Cầu Vực. Ở Thừa Thiên Huế, các con sông đều có dòng chảy ngắn và dốc, do đó phù sa bồi tích thường thô, thành phần cơ giới nhẹ, đất được bồi phù sa hàng năm phù hợp với nhiều loại rau. - Đất phù sa được bồi hàng năm ( Pi) và đất phù sa không được bồi hàng năm ( Pk): Đất có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hang năm, do phân bố ở xa các con sông hoặc địa hình cao, vì vậy rất ít hoặc không được bồi. Nhìn chung, đất này có thành phần cơ giới nặng, từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ phì trung bình, hàm lượng mùn trung bình đến hơi nghèo. Đất phù sa là loại đất quan trọng phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp nhiều loại cây trồng, đặc biệt là đa số các loại rau.

- Đất đỏ vàng trên đá sét ( Fs ): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố rộng trên nhiều địa hình khác nhau. đất này được hình thành do sản phẩm phong hóa của đá sét ( thuộc nhóm đá trầm tích ), đất có màu vàng đặc trưng, thành phần cơ giới nặng, độ phì tự nhiên trung bình, khả năng thấm và giữ nước, chất dinh dưỡng tốt.

- Đất vàng nhạt trên đá cát ( Fq ): Đất có màu vàng nhạt do có thành phần Silic, thành phần cơ giới nhẹ, độ dày tầng đất mặt trung bình, đất ít đá lộ dần. Thành phần dinh dưỡng khoáng nghèo đến trung bình, đất có khả năng thấm nước, nhưng giữ nước và chất dinh dưỡng kém, đất

chau trung bình. Loại đất này có nhiều ở Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Nam Đông và A Lưới.

- Đất đỏ vàng trên đá Granít ( Fa ): Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ hạt cát cao, kiến trúc hạt rời rạc, dể bị sói mòn, rửa trôi. Hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình. Chiếm tỷ lệ lớn ở A Lưới, Nam Đông, Hương Trà. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ ( Fp ): Được hình thành trên sản phẩm lắng đọng của phù sa sông, suối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên nghèo. Phân bố ở các vùng bậc thềm cao gần sông, suối ở vùng đồi núi, loại đất này có nhiều ở Hương Thủy, Phú Vang, Hương Trà, thành phố Huế.

Loại đất có thể cải tạo để phát triển sản xuất rau:

- Đất cát ( C ): Đất cát được phân bố dọc theo bờ biển và đầm phá chiếm diện tích lớn ở huyện Phú Vang. Đất cát nhìn chung là chua, có độ pH thấp, độ phì nhiêu trong đất kém, ngheo mùn, đạm và lân.

Loại đất có thể chuyển đổi cây trồng:

- Đất biến đổi do trồng lúa ( Lp ): Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, được hình thành do sản phẩm phân hóa đá mẹ khác nhau, được nhân dân địa phương cải tạo thành chân ruộng để cấy.

Loại đất chưa thể trồng rau, cần phải qua quá trình cải tạo:

- Đất mặn ven biển ( M ): Được hình thành do chịu tác động trực tiếp của nguồn nước mặn, do phân bố trên địa hình thấp, ven đầm phá và cửa sông, đất màu hơi tím hoặc đất hơi xám, loại đất này có ở các huyện Phú Vang. Như vậy, xét về loại đất thì tất cả các vùng đất có thể trồng rau được, những vùng có diện tích trồng rau tương đối lớn là Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền và thành phố Huế.

Một phần của tài liệu Tính toán và lựa chọn kết cấu nhà lưới trồng rau an toàn quy mô nhỏ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w