- Vật liệu: Sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương và rẻ tiền tại các
4/ Thiết kế lựa chọn nhà lưới phù hợp với quy mô 200m
Từ những phân tích, tính toán lựa chọn kết cấu và cấu trúc các kiểu nhà lưới với các ưu nhược điểm của từng loại trên, tôi tiến hành lựa chọn kiểu nhà lưới sau: Nhà lưới kiểu hở, mái có cấu trúc dạng vòm đối xứng, kết cấu khung thép vì kèo thép.
Hình 8. Hình dạng kết cấu và kiến trúc nhà lưới
Chiều cao nhà lưới ( không tính độ cao mái) từ 2.5-3m, càng cao thì càng dễ thông gió tự nhiên và dễ thao tác trong sản xuất như làm đất, tưới…Chiều cao mái phải tính đến khả năng lắp đặt các hệ thống kỹ thuật khác như hệ thống chiếu sáng, hệ thống lưới cắt nắng, hệ thống tưới phun, hệ thống quấn rèm…Với chiều cao nhà lưới hợp lý sẽ đảm bảo thuận lợi cho việc sản xuất, không gian nhà lưới hợp lý giúp cây phát triển tốt và sẽ có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Nhà lưới được xây dựng trên cơ sở ghép nối các mođun lại với nhau, khoảng cách giữa các cột là 5m, diện tích gieo trồng ở đây là 10m x 20m, mặt bằng được bố trí như sau:
2mα α R R 5m 5m A B O
Mái nhà lưới được lựa chọn là kiểu mái nhà dạng vòm đối xứng bởi kiểu mái này rất thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm như Thừa Thiên Huế, nó có kết cấu vững chắc, tính chống chịu khoẻ, tuổi thọ sử dụng dài, lắp dựng dễ dàng, chi phí đầu tư thấp. Hệ thống che phủ mái nhà lưới dùng để che mưa, sương, chống tia tử ngoại …ngăn cản các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây trồng, đảm bảo độ ẩm cho cây trồng phát sinh trưởng và phát triển bình thường. Vật liệu lựa chọn là nhựa Polyetylen sản xuất trong nước có giá thành rẻ đáp ứng được công nghệ nhưng độ bền không cao từ 2-5 năm tuy nhiên phù hợp đầu tư nông dân, đáp ứng tốt công nghệ… Cấu tạo mái cần chú ý các nẹp đỡ vật liệu phải xuôi theo chiều dốc của mái với mật độ đủ lớn sao cho vật liệu che không bị võng nhằm tránh nước đọng khi trời mưa và đảm bảo việc thoát nước mưa nhanh.
* Diện tích mái phủ và diện tích xung quanh được tính như sau: - Diện tích mái phủ nhà lưới dạng vòm đối xứng
Để tính diện tích mái, ta có nhiều cách tính và sau đây là một trong những cách tính diện tích mái bằng phương pháp tính chiều dài ℓ (ℓ là độ dài cung của nhà lưới dạng mái vòm đối xứng) và các yếu tố khác như α (α là góc ở tâm của cung tròn ℓ), bán kính R (R là bán kính của cung tròn ℓ).
Ta có công thức tính ℓ sau:
ℓ = (π × R) × α (m) (4.1) Trong đó:
R- là bán kính của cung tròn ℓ (m);
α là góc ở tâm của cung tròn ℓ (rad) được tính là: α = α (độ)/ 1800 (4.2)
Với các thông số trên và phương pháp tính thông thường ta tính được như sau:
α = 92047" (rad) R = 109/12 (m) ℓ = 11,7 (m)
Từ kết quả trên ta tính được diện tích mái phủ (Smái) là: Smái = ℓ × 20 (m2) (4.3) Smái = 11,7× 20 = 234 (m2)
Với diện tích mái tính được như vậy nhưng trong thực tế ta thường chọn lớn hơn, trong trường hợp này ta chọn diện tích mái phủ là 240m2 thỏa mãn yêu cầu.
- Diện tích xung quanh nhà lưới
Với chiều cao được chọn là 2,5m, chiều rộng nhà lưới là 10m, chiều dài nhà lưới là 20m và chiều cao từ chân mái lên đỉnh mái là 1,5 - 2m ta tính được diện tích bao quanh là:
Sxq = 2 ×((20 × 2,5) + (10× 2,5) +(1,5 × 10)) (m2) Sxq = 180m2
Với diện tích xung quanh tính được như vậy ta chọn luôn trị số trên là 180m2.
Qua quá trình tính toán ta tính được diện tích mái phủ là 240m2 và diện tích lưới che xung quanh là 180m2.
Sơ đồ hình chiếu cạnh nhà lưới và mái được thể hiện như sau:
Hình11: Hình chiếu cạnh nhà lưới
1. Lưới chắn côn trùng 2. Cột thép 3. Lưới cản quang 4. Lưới nilon
Khung nhà lưới ( Trụ, kèo, giằng…) sử dụng là cốt thép, vì kèo thép với cột thép chọn cột thép Φ70mm, liên kết 2 đầu buloong –mặt bích.
Hình 13. Khung nhà lưới quy mô 200m2
Hệ thống giằng ngang dọc và khung của mái dùng thép Φ27 với thép Giằng xung quanh, Lắp đặt đà mái dọc nhà dùng thép Φ32, 10 lối trên 2 mái, 1 lối dài 20m, Lắp đặt đà mái ngang nhà dùng thépΦ27. Để đảm bảo tính kết cấu của nó nhằm kết hợp để đưa hệ thống tưới lên cao và làm giá đở cho hệ thống lưới che nắng. Lợp trên mái một lớp nilon để che mưa và lấy ánh sáng, lớp dưới để hạn chế ánh sáng bằng cách dùng lưới đen để cản quang.
Lưới bao xung quanh sử dụng loại lưới có mắt rộng 2x2 (mm), loại lưới này thoáng dễ trao đổi khí trong và ngoài nhà lưới, ngăn cản các loại bướm đẻ trứng trong vườn rau. Mặt khác loại lưới này bền hơn các loại lưới khác có thời gian sử dụng 2-3 năm. Lưới treo xung quanh nên chọn loại có ô lưới 1x1 mm.