1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sổ tay hướng dẫn nâng cao nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

88 497 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Từ những nguyên nhân: đó, đề án “Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản số tay hướng dẫn nâng cao nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía

Trang 1

UY BAN DAN TOC 'VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỂN NÚI

BAO CAO KET QUA THUC HIEN DE AN

NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN VÀ XUẤT BẢN SO TAY

HƯỚNG DẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC

6 MOT SO TINH MIEN NÚI PHÍA BẮC

Chủ nhiệm dé án: TS Lê Hải Đường

4434

Trang 2

UY BAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DÂN TỘC VÀ MIỄN NÚI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:.724 /QDB-UBDTMN - Ha NG, ngay.ZG thang 7 ndm 2002

QUYẾT ĐỊNH CUA BO TRUONG, CHU NITEM UY BAN DÂN TỘC VÀ MIỄN NÚI

về việc giao nhiệm vụ thực hiện đề án Quản lý Nhà nước về ˆ

bảo vệ môi trường năm 2002

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BẠN DÂN TỘC VÀ MIỄN NÚI

- Cân cứ Nghị dịnh 59/ 1998/ NÐ - CP ngày 13 tháng 8 năn: 1998 của Chín

phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ bạn Dân tộc vì

- Căn cứ Văn bản số 76/ BKIICNMT - KH, ngày 11/01/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn nội dung kế hoạch Khoa học, công nghệ

và môi trường năm 2002;

- Căn cứ quyết định số Ø7/ Q1 - UBĐTMN, ngày 30/01/2002 của Hộ trưởng Cha nhiém Uy ban Dân tộc và Miền núi về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán Ngân

sách Nhà nước năm 2002;

- Cân cứ văn bản số 251/ UBDTMN - "TH, ngày 16 tháng 4 năm 2002 cua Uy

bạn Dân tộc và Miền núi về Kế hoạch Quản lý và lão vệ môi trường năm 2002;

- Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định, xét duyệt đề án họp ngày 9 tháng 7 năm 2002 và Hội đồng thẩm dịnh dự toán họp ngầy 21 thắng 7 năm 2002;

- Theo để nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổng hợp và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi;

Từ việc nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan đến môi trường và khảo sát ở mội

số dịu phương, Diên soạn và xuất bản Số tay lưỡng dân nâng cao nhận thhíc và hoại động bdo vệ môi trường của dồng bào các dân tộc ở một xố tính nền múi phía Bắc

cung cap cho cần bộ cơ sở

Trang 3

2 Nội dụng thực hiện:

2.1 Nghiên cứu các văn bản pháp quy (Luật, Nghị dịnh, Chỉ thị, các văn bản

hướng dẫn của Trung ương về môi trường), các tài liệu, báo cáo liên quan vé mdi trường và bảo VỆ môi trường,

2.2 Thu thập tài liệu về diều kiện tự nhiễền, kinh tế - xã hội và môi trường; khảo

SẤU, nghiên cứu điểm thực trạng nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường của đồng, bào các đân tộc và cơ quan chức năng thuộc 2 tỉnh Lang Son va Lat Chau

2.3 Phân tích, khái quát tình hình nhận thúc và hoạt động bảo vệ môi trường ở các địa phượng Đề xuất một số giải phap nhằm nâng cao nhận thức và hoạt dộng bảo

vệ môi trường ở vùng đân tộc và miền núi

244 Biện soạn và xuất bản %ố /ay hutong dân ndng cao nhận thức và hoại động báo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc Ở một số tỉnh niên núi phía Bắc

3 Thời gian thực hiện: Năm 2002

4 Kinh phí thực hiện; 180.000.000 dồng (Một trăm tám nười triệu đồng)

Nguồn kinh phí: Quản lý Nhà nước về bảo vệ Môi trường, thuộc” chỉ tiêu kế

hoạch năm 2002 của Uý bạn Dân tộc và Miền núi

5 Chủ nhiệm để ấn và cơ quan thực hiện đề án:

- Cơ quan thực hiện để án: Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi,

- Chủ nhiệm để án: 1S Lê Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý Khoa học

6 Sản phẩm của đề án:

- SỐ lay hướng dẫn nâng cao nhận thức và hoại động bảo vệ môi trường của

đồng bão các dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bac

k

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, khảo sát

- Phụ lục kèn: theo gồm: các báo cáo chuyên để, tài liệu, số liệu

Điều 2 Giao cho Viện Nghiên cứu Chính sách Đân tộc và Miền núi tổ chức thực

hiện để án; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện để án theo quy dịnh hiện hành ,

Điều 3 Các ông Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi,

Vụ trưởng Vụ Tống hợp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ nhiệm dé án chịu trách nhiệm thí hành quyết định này, - :

- Nhu diéu 3 (TH) UỶ BẠN DAN ‘TOC VA MIEN NUI

- Luu VT, TH OC

Trang 4

NHÂN SƯ THỰC HIẾN ĐỀ ÁN

CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN: TS Lê Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý Khoa học

Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi

THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN DE ÁN:

PGS.TS Lê Ngọc Thắng, Phó Viện trưởng Viện NCCSDTMN, Phó Chủ nhiệm đề án

CN Luật Phạm Văn Dương: Phó Viện tr ưởng Vien NCCSDTMN’

TS Phan Văn Hùng: Phó Vu trưởng Phụ trách Vụ Tổng hợp

Th.s Nguyễn Lâm Thành: Phó Vụ trưởng Vụ CSMN

Ông Đặng Nghĩa Phấn: Giám đốc Trung tâm dân số và PT-Môi trường

Th.s Hoàng Công Dũng: CV Phòng Quản lý Khoa học

CN Pham Binh Sơn: CV Phòng Quản lý Khoa học

CN Luật Nông Hồng Thái: CV Phòng Quản lý Khoa học, Thư ký đề án

CN Trần văn Đoài: CV Phòng Quản lý Khoa học

CN Đinh Thị Hoà : CV Phòng Quán lý Khoa học

CN Hoàng Thuý Quỳnh: Trưởng phòng Tổ chức HCỢT

CN Nông Hồng Sơn : Cán bộ Phòng Tổ chức HCỌT

CN Bùi Anh Thơ : Cán bộ Phòng Tổ chúc HCQT

KS.Phạm Văn Ái: CV Phòng CS NN-PTNT Sở NNPTNT Lai Châu

KS Trần Thị Phượng: CV Phòng Môi trường, Sở KHCNMT Lai Châu

KS Quang Van Hao: CV Phòng NN-PTNT huyện Điện biên Lai Châu

KS Ngọc Văn Thanh: Giáo viên Trường Kinh tế Kỹ thuật Lai Châu

CN: Định Văn Ty: CVC Vụ Tổ chức Cán bộ, Uỷ ban Dân tộc

CN Nông Văn Đông, Trưởng phòng Môi trường, Sở KHCNMT Lai Châu

CN Nguyễn Thị Hạnh: CV Phòng Môi trường, Sở KHCNMT Lạng Sơn

KS Nguyễn Văn Toàn: Trưởng phòng Kế hoạch Chỉ cục ĐCĐC- KTM

Lang Son

KS Mùi Thị Hàng: CV Phòng NN-PTNT huyện Lộc Bình, Lạng Sơn

KS Bùi Thị Hiếu: CV Phòng NN-PTNT huyện Lộc Bình, Lạng Sơn

- Cw Hoang TRL Paurhs , Va TY? được Cain be , Lư) Ê + 4»: 3%

Trang 5

, MỤC LỤC

2 | Dia ban va đối tượng nghiên cứu 1 |

4 Nội dung thực hiên , 3

Phan 1 5

Kết quả thực hiện để án

1 kết quả nghiên cứu các van bản, báo cáo, tài liệu về môi trường | '° 5

2 Két qud nghién citu, khdo sdt 6 tinh Lai Chau > F0 2.1 _| Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 10

2.2 | Hiện trạng môi trường và hoạt động bảo vệ rnôi trường ở tỉnh Lai 17

Châu

2.2.1 | Hiện trang môi trường ‘17 2.2.2 _| Hoạt động bao vệ môi trường ở tỉnh Lai Chau 20

3, Kết quả nghiên cứu, khảo sát ¢ tinh Lang Son 23

3.1 | Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 23

3.2 | Hiện trạng môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường ở tỉnh 26

Lạng Sơn

3.2.1, | Hiện trạng môi trường 26

3.2.2 | Hoạt động bảo vệ môi trường ở tỉnh Lạng Son 30

4 Kết quả nghiên cứu, khảo sát về nhận thức và hoạt động bảo vệ 34

môi trường ở hai tỉnh Lai Châu và Lạng Sơn _

4.1 | Nội dung khái niệm chung về môi trường và Luật Bảo vệ môi 34

trường

4.2 | Nội dung sản xuất nông nghiệp liên quan đến môi trường 35 4.3 | Noi dung sản xuất lâm nghiệp 36 4.4 Nội dung về đất, nước, không khí 37 4.5 | Nội dung về đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên 39 4.6 | Nội dung sản xuất công nghiệp, khoáng sản, chất thải rắn, du lịch, 40

dịch vụ

4.7 | Nội dung dân số và văn hóa 4I 4.8 | Nội dung đô thị hoá và phát triển giao thông 42

5 Kết quả các cuộc hội thảo, toa đầm 42

6 Nội dung Số tay Hướng dẫn nâng cao nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường 45

Trang 6

Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và hoạt

động bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc ở

các tỉnh miền núi

1 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của 47

các cấp các ngành trong việc bảo vệ môi trường

2 Thông tin tuyên tuyển về môi trường và Luật Bảo vệ môi 48

trường

3 Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, quản lý nhà 49

nước về bảo vệ môi trường

4 Xây dựng mô hình tự quản về bảo vệ môi trường 30

3 Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường 3 —_

6 Kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 52

1 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan làm công tác dân tộc 53

đối với bảo vệ môi trường

*,

Trang 7

BÁO CÁO KẾT QUÁ THỰC HIỆN ĐỂ ÁN

MỞ ĐẦU

` Các tỉnh miền núi phíđ Bắc gồm 14 tỉnh, trong đó có II tỉnh Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái

Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh) và 3 tỉnh Tây Bắc (Lai Chau, Son

La, Hoà Bình) Diện tích tự nhiên của toàn vùng là 100.964 km (chiếm 30% diện tích cả nước), dân số 11,05 triệu người (1999) chiếm 14,5% cả nước, có

nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Dao, Hmông, Nùng, Thái, Khơ - Mú

Nông nghiệp và nông thôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình

phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh miễn núi phía Bắc với dân cư sống ở khu vực nông thôn chiếm 83,5% (9,2 triệu người) dân cư toàn vùng, GDP ngành nông

nghiệp chiếm 41,3% giá trị tổng sản phẩm (Đông Bác 39,7%; Tay Bắc 49,0%)

Miền núi phía Bắc có những lợi thế như điều kiện sinh thái của vùng (khí

hậu, đất đai ) thích hợp để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về cơ cấu sản phẩm, tương đối tập trung về qui mô Một số sản phẩm của vùng có ưu thế canh tranh: chè, cà phê, hoa quả ; Trong vùng có một số khu công nghiệp, đô thị: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hoà Bình; có nhiều tiểm năng du lịch: Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Điện Biên Phủ; có nhiều cửa khẩu quốc tế Tân Thanh, Tà Lùng, Chi Ma, Hitu Nghi Quan, Mong Cai

Bên cạnh những lợi thế kể trên, các tỉnh miền núi phía Bắc còn có những

hạn chế nhất định, đó là: Địa hình bị chia cắt, đất dốc, nguồn nước thiếu ; Kết

cấu hạ tầng thấp kém; Trình độ dân trí, kỹ thuật sản xuất còn thấp Tỷ lệ nghèo đói còn cao, theo thống kê của Bộ Lao độgn thương binh và xã hội, năm 2002 tỷ

lệ nghèo của vùng Đông Bắc là 18/26 %, Tây Bác là 29,93 % trong khi tỷ lệ nghèo của cả nước là 13,99 %

Với đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân số, môi trường đặc thù, các tỉnh

Trang 8

Việt Nam Bảo vệ môi trường là một vấn để quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của nhân löại, là một nhiệm vụ mang tính xã

hội sâu sắc gắn liên với công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta Luật Bảo vệ

ˆ Môi trường được ban hành từ năm 1993, sau gần 10 năm thực hiện đã có những tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường góp phần phát triển bên vững kinh tế — xã hội trên mọi miễn của đất nước Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, còn có những vấn để bức xúc chưa được giải quyết, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm

trọng, rừng tiếp tục bị cháy và bị phá, khoáng sản vẫn tiếp tục bị khai thác bừa

bãi Từ những nguyên nhân: đó, đề án “Nghiên cứu, biên soạn và xuất bản số

tay hướng dẫn nâng cao nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường của đồng bào

các dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc” được Viện Nghiên cứu Chính sách

Dân tộc và Miễn núi tổ chức thực hiện theo Quyết định số 124/QĐÐ-UBDTMN

ngày 29 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uÿ ban

1 Mục tiêu Đề án:

Từ việc thu thập nghiên cứu tài liệu, báo cáo, văn bản liên quan đến môi trường và khảo sát điểm ở một số địa phương, biên soạn và xuất bản SỐ tay

hướng dẫn nâng cao nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường của đồng bào các

dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cung cấp cho cho cán bô cơ sở nhằm

góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường ở vùng dân tộc và miền núi theo Luât Bảo vệ Môi trường năm 1993

2 Địa bàn và đối tượng nghiên cứu

- Dia bàn nghiên cứu: xã Nà Tấu (dân tộc Hmông); xã Thanh Nưa (dân tộc Thái) tỉnh Lai Châu đại điện cho vùng Tây Bác; xã Mẫu Sơn (dân tộc Dao) và xã Đông Quan (đân tộc Tày, Nùng) tỉnh Lạng Sơn đại diện cho vùng Đông Bắc

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Cán bộ, công chức một số sở, ban ngành của tỉnh; cán bộ, công chức của các huyện; cán bộ xã; người dân thuộc các dân tộc thiểu số Thái, Khơ Mú,

Trang 9

Hmong, Dao, Tay, Ntng

+ Các văn bản, tài liệu, báo cáo liên quan “đến bảo vệ môi trường

3 Phương pháp nghiên cứu:

3.1 Phương pháp diễn đã:

Phương pháp điền dã đã được thực hiện tại địa phương thông qua phương pháp phỏng vấn sâu, trao đổi, toạ đàm, thảo luận nhóm đồng thời với việc quan sát, chụp ảnh, miêu tả sự kiện và sự vật Phỏng vấn sâu tập trung vào cán bộ cơ

sở (xã, thôn bản) đại diện các hộ gia đình dân tộc thiểu số Hmông, Dao, Thái,

Tày, Nùng; tổ chức các cuộc toạ đàm trao đối những nội dung liên qua đến nhận

thức về môi trường và bảo vệ môi trường

3.2 Phương pháp xã hội học:

Khảo sát xã hội học thông qua phiếu khảo sát, nghiên cứu đã được chuẩn

bị theo nội dung của đề án với số phiếu là 232 phiếu, dia bàn 4 xã của 2 tỉnh Lạng Sơn và Lai Châu gồm 79 phiếu (Lai Châu 33 phiếu, Lạng Sơn 46 phiếu): phòng vấn cán bộ của các sở, ban ngành, cán bộ huyện; 31 phiếu phỏng vấn người dân tộc Hmông, 30 phiếu phỏng vấn người dân tộc Thái, 2l phiếu phỏng vấn người dân tộc Khơ mú; 32 phiếu phỏng vấn dân tộc Dao; 39 phiếu là dân tộc

Tày, Nùng

3.3.Phương pháp chuyên g14, phan tích và hội thảo:

Ban Chủ nhiệm đề án đã mời các chuyên gia am hiểu đến các lĩnh vực liên quan của đề án tham gia thực hiện các chuyên để để có thông tin cơ bản phục vụ

cho việc biên soạn và biên tập số tay

Phương pháp phân tích: Dùng các số liệu, tư liệu thu thập được qua phòng

vấn, khảo sát và thảo luận nhóm để viết báo cáo và biên soạn SỐ tay

Ban Chủ nhiệm đề án đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để xin ý kiến về nội

dung báo cáo cũng như noi dung sé tay Qua Hội thảo đã thu được nhiều thông

"tin bổ ích.

Trang 10

Tổ chức thực hiện: Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi đã phối hợp với Vụ Tổng hợp, Vụ Chính sách MM, Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Uỷ

ban Dân tộc; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường;

Sở Khoa học CN và Môi trường; Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn huyện Điện Biên; huyện Lộc Bình, Uỷ ban Nhân dân xã: Thanh Nưa, Nà Tấu (Lai Châu); Mẫu Sơn, Đông Quan (Lạng Sơn) và một số đơn

vị liên quan của tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu thực hiện các nội dung của để án như nghiên cứu, viết các báo cáo chuyên đề, thu thập và nghiên cứu tài liệu báo cáo;

tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi thông tin đóng góp ý kiến vào nội dung các

Sau khi nội dung cuốn sách được Hội đồng nghiệm thu chính thức và cho phép biên tập để xuất bản, Ban Chủ nhiệm để án sẽ phối hợp với Nhà xuất bản tổ chức biên tập, xuất bản số tay và phát hành tới các xã thuộc 14 tỉnh miền núi

phía Bắc trong khuôn khổ kinh phí cho phép

4 Nội dung thực biện:

4.1 Nghiên cứu các văn bản pháp quy (Luật, Nghị định, Chỉ thị, các văn bản hướng dẫn của Trung ương về môi trường); các tài liệu, báo cáo liên quan về _ˆ

môi trường và bảo vệ môi trường

4.2 Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường; khảo sắt, nghiên cứu điểm thực trạng nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc đà cơ quan chức năng thuộc 2 tỉnh Lạng Sơn và Lai

Châu

4.3 Phân tích, khái quát tình hình nhận thức và hoạt động bảo vệ môi

trường ở các địa phương Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và

hoạt động bảo vệ môi trường ở vùng dân tộc và miền núi

4.4 Biên soạn và xuất bản Sở fay hướng dẫn nâng cao nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bac

Trang 11

Dé án Nghién citu, bién soan va xudt bdn sé tay huéng dén ndng cao nhận thức sà hoạt động bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc Ở một số tỉnh miền núi phía Bắc được Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miễn núi phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện từ tháng 8 năm 2002 đến tháng 2 năm 2003, đã thu được những kết quả được trình bày trong 3 sản phẩm

`

là:

1 Báo cáo kết quả thực hiện đề án

2 Sổ tay hướng dẫn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

3 Các báo cáo chuyên để, phụ lục nghiên cứu khảo sát

Sản phẩm đã được nghiệm thu chính thức ngày 12 tháng 3 năm 2003 và

bản dự thảo sổ tay đã được phép biên tập để xuất bản Tập I trong nam 2003 .

Trang 12

PHAN 4 KET QUA THUC HIEN DE AN

1 Kết quả nghiên cứu các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Chỉ thị, các văn bản hướng dẫn của Trung ương và địa phương, các tài liệu, báo cáo

liên quan về môi trường và bảo vệ môi trường

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng, đặc biệt là vùng dân tộc ở miền núi, nơi cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện, dân trí thấp, đi lại khó khăn, ở nhiều địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng chưa đến với đồng bào (chưa phủ sống, thiếu sách, báo ); đồng thời để giải quyết cuộc sống hàng ngày đồng bào phải khai

thác tài nguyên thiên nhiên như đất, nước để canh tác sản xuất lương thực, khai

thác gỗ để làm nhà hoặc bán lấy tiền mua sắm, săn bắn động vật hoang dã Các

áp lực đó đã làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái, làm suy giảm các hệ sinh thái (động vật và thực vật), gây ra biến đổi khí hậu, làm suy giảm tầng ôzôn

và gây ra mưa a xít, hậu quả là gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, không đảm

bảo sự phát triển bên vững, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng

Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản

của hoạt động bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia ở nước ta, nhằm bảo vệ môi

trường, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định và tiêu chuẩn

về môi trường, đó là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý môi trường và bảo vệ ' môi trường, có thể nêu một số văn bản như sau: Luật Đất đai; Luật Bảo vệ Tài nguyên nước; Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Pháp lệnh Bảo vệ và Sử dụng

đi tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; Pháp Lệnh Du lịch; Nghị định

số 17/2002/ NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 77/CP ngày 29 tháng l1 năm 1996 của Chính phủ Trong những văn bản đó đáng chú ý nhất là: Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1993

Trang 13

Luật Bảo vệ Môi truéng gém 7 chuong voi 55 Điều có nội dung cơ bản là:

Chương I: Những quy định chung, gêm 9 điều (từ điều 1 đến điều 9)

Nội dung của chương này đã đưa ra các khái niệm về môi trường, về bảo vệ môi

trường, cũng như các thuật ngữ có liên quan đến khái niệm môi trường Chương

này côn đề cập đến việc Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khơa:

học và pháp luật về bảo vệ môi trường Luật khẳng định: Nhà nước bảo vệ lợi ích

quốc gia về tài nguyên và môi trường, bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây Ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường

Chương l1: Phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự

cố môi trường, gồm 20 điều (từ điều 10 đến điều 29), Nội dung chính của

chương này là các cơ quan Nhà nước trong phạm vị chức năng, nhiệm vụ của

mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng moi

trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân đân biết; có kế hoạch phòng, chống suy thoái môi trường, Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong các hoạt động sẵn xuất và sinh hoạt

Chương III: Khắc phục suy thoái môi trường, Ô nhiễm môi trường, sự cố

môi trường, gồm 7 điều (từ điều 30 đến điều 36) Chương này đề cập đến trách

nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh đoanh và các hoạt động khác làm suy thoái môi trường, ô nhiễm mồi trường, gây sự cố môi trường; nội dung của việc khắc phục sự cố môi trường (bao gồm: loại trừ nguyên nhân gây sự cố; cứu người, cứu tài sản; giúp đỡ, ổn định đời sống nhân dân; sửa chữa các công trình; phục hồi sản xuất; vệ sinh môi trường, chống dịch bệnh; điều tra, thống kê thiệt hại, theo dõi biến động của môi trường; phục hồi môi trường vùng

Trang 14

quan có thắm quyển huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố

môi trường phải thanh toán chỉ phí cho tổ chức, cá nhân được huy động theo quy

vụ, quyền hạn, hoạt động và sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành trong việc

bảo vệ môi trường do Chính phủ quy định; quyền của Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên trong quá trình thanh tra; quy định về thẩm quyền xác định trách

nhiệm phải xử lý về môi trường đối với tổ chức, cá nhân

Chương V: Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường, gồm 4 điều (từ điều 45 đến điêu 48) Nội đung chính của chương này là Nhà nước Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia có liên quan đến môi trường, tôn

trọng các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nhau; trách nhiệm của các tổ

_ chức, cá nhân và chủ phương tiện khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có mang theo

_ các nguồn có khả năng gây ra sự cố môi trường, Ô nhiễm môi trường; cơ sở để

giải quyết tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ

môi trường trên lãnh thổ Việt Nam, tranh chấp giữa, Việt Nam với các nước khác

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Chương VI: Khen thưởng và xử lý vi phạm, gồm 4 điều (từ điều 49 đến

diéu 52) Theo chương này, tuỳ tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các dấu hiệu sự cố môi trường, khắc phục sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường hay có hành vi phá hoại, gây tổn hại đến môi trường, không tuân theo sự huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố môi trường, thiếu tỉnh thần trách nhiệm để xảy

ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường thì được khen thưởng hay bị xử phạt

hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trang 15

Chương VỊI: Điều khoản thi hành, gồm 3 điều (từ điều 53 đến điều 55) Chương này để cập đến trách nhiệm của các †ổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho môi trường trước khi bạn hành Luật Bảo vệ Môi trường, thời gian Luật bắt đầu có hiệu lực và giao cho

Chính: phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật này

Tiếp theo, Chính phủ có Nghị định số 175-CP ngàyJ8/10/1994 hướng dẫn

việc thi hành Luật Bảo vệ Môi trường; Bộ Chính thị ban hành Chỉ thị 36/CT-TW

ngày 25 tháng 6 năm 1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Có thể khái quát là: Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành, từ năm 1994 đến nay Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khoảng 14 nghị định, quyết định và chỉ thị về môi trường; Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành hàng loạt văn bản

pháp quy cụ thể hoá vẻ công tác bảo vệ môi trường và gần 200 tiêu chuẩn môi

trường; các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy theo yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường thuộc ˆ

Bộ, ngành hay địa phương quản lý

Song từ các văn bản pháp quy đến tổ chức thực hiện là cả một quá trình

khó khăn trở ngại, đã gần 10 năm sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành, tình trạng vi phạm về bảo vệ môi trường vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi như

đốt phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi, nhiều nhà máy gây ô nhiễm trầm

"trọng, nguồn nước bị khai thác sử dụng tuỳ tiện vì thế môi trường vẫn tiếp tục

bị suy thoái

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy lượng thông tin liên quan đến vấn để môi trường rất phong phú Riêng khái niệm môi trường đã có nhiều định nghĩa khác nhau, ví đụ như: Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội khoá IX của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ IV ngày 17 thang 12 năm 1993, có khái niệm về Môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con

người, có dnh hudng tói đời sống, sản xuất, sự tôn tại, phát triển của con

Trang 16

người và thiên nhiên", song một số tài liệu khác lại có những khái niệm sau:

- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cá các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và

phát triển

Môi trường là tất cả những gì ở ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của con người như đất, nước, không khí, ánh sáng,

mặt trời, rừng, biển, tầng ô zôn, sự đa dạng của các loài -

Theo nghĩa hẹp: Môi trường bao gồm không khí, đất, rừng, nước và các mối tương tác giữa chúng bh

Vẻ thành phần môi trường các tài liệu đều thống nhất là các yếu tố tạo

thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo

tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và

các hình thái vật chất khác

Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định những nội dung cơ bản là cơ sở pháp

lý nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp,

các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân

và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyển con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bên của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và

toàn cầu

Đồng thời với việc nghiên cứu các văn bản pháp quy, chúng tôi còn nghiên cứu các tài liệu, báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất

và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc như: Người Dao ở Việt

- Nam; Người Thái ở Tây Bác Việt Nam; Các tộc người ở Tay Bắc Việt Nam; Dân

! _ Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993.

Trang 17

tộc Nùng ở Việt Nam; Văn hoá truyền thống người Dao ở Hà Giang; Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam; Các“dân tộc ít người ở Việt Nam (các

tỉnh phía Bắc); Vùng núi phía Bắc Việt Nam, một số vấn để về môi trường và

kinh tế-xã hội; Các dân tộc Tày-Nùng với tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp; Người Khơ - Mú ở Việt Nam; Tục lệ Lạng Sơn

Nội dung của các tài liệu, báo cáo không để cập cụ thể về Luật Bảo vệ

Môi trường, song lại phản ảnh quá trình sản xuất và đời sống liên quan đến tài

nguyên đất, nước, không khí, rừng do vậy chúng tôi sưu tâm và biên tập thành

những nội dung cần thiết phục vụ cho cán bộ cơ sở để nâng cao nhận thức và hoạt động bảo vệ môi trường

Để có cơ sở thực tế dự thảo tài liệu hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ Môi

trường ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc, Viện Nghiên cứu Chính sách Dân

tộc và Miền núi đã tổ chức 2 đợt nghiên cứu khảo sát tại 2 tỉnh Lai Châu và Lạng Sơn, kết quả thu được như sau:

2 Kết quả nghiên cứu, khảo sát ở tỉnh Lai Châu:

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội:

* Vị trí địa lý:

Lai Châu là một tỉnh vùng cao, nằm về phía Tây bắc của Tổ quốc Việt

Nam, có diện tích tự nhiên là 16.919 km”, chiếm 5% diện tích đất đai của cả nước Tỉnh Lai Châu gồm 8 huyện (Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Sìn Hồ, Phong Thổ, Điện Biên Đông) và hai thị xã (Lai Châu và

Điện Biện Phủ) với 156 xã, phường, thị trấn Lai Châu có đường biên giới dài

674 km, trong đó: biên giới Việt - Lào đài 363 km; biên giới Việt - Trung đài

311 km; phía Đông - Bắc giáp tỉnh Lào cai; Đông - Nam giáp tỉnh Sơn La, cách thủ đô Hà Nội hơn 500 km

Hệ thống sông ngòi: Lai Châu có mạng lưới sông, suối, khá dày đặc, nhỏ

hẹp và dốc với tổng chiều dài 3.015 km sông suối lớn nhỏ bao gồm 3 hệ thống

sông lớn, trong đó có các sông lớn như sông Đà dài 232 km, sông Mã dài 58 km,

Trang 18

sông Nam Hùa dài 7! km Ngoài ra còn có các sông Nạm Rom, Nam Na, Nam

Ma, Nam Khoai cs

* Địa hình:

Đặc điểm địa chất, địa hình của tỉnh Lai Châu rất phức tạp, có những nét riêng biệt mà các vùng khác không có và được hình thành trong nhiều giai đoạn _ kiến tạo xảy ra rất mãnh liệt khác nhau, có nhiều đứt gãy uốn nét và sụt lún Hầu hết đất đai có địa hình cao và dốc với ở độ cao trung bình 243,18m so với mực

nước biển, điểm cao nhất 3143 m, điểm thấp nhất 243,L8m; độ cao trung bình

1700m, trên 50% diện tích có độ cao trên 1000 m, gần 90% diện tích có độ dốc

trên 25” xen kẽ với nhiều thung lũng, hẹp hình chữ Vrất khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

Đỉnh núi cao nhất chạy đài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam - Đông Bắc

Phía Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn dài 80 km có dinh Phan Xi Pang cao 3.143 m, phía Bắc trên biên giới Việt - Trung có đỉnh Phu Si Lung cao 3.076 m,'

đỉnh U Thai San cao 3.048 m, Phai Mu Len cao 2.998 m, Phư Kha Luông cao

2810 m Phía Tây là các dãy núi cao theo biên giới Việt - Lào dài 80-100 km có dinh Pu-Den Din cao 1.886 m va day Phu San Cáp chạy dài 50-60km Còn vùng _

_ đồng bằng chiếm diện tích không đáng kể, chỉ có cánh đồng Mường Thanh là

nơi cung cấp lương thực chủ yếu cho tỉnh

* Khí hậu:

Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình mùa hè chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa trung bình trong năm (167,3 mm/năm) Mùa đông lạnh khô

hanh, ít mưa Nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 22°C, nhiệt độ tối đa khoảng từ 38

- 42°C, nhiệt độ tối thiểu từ O - 5°C Độ ẩm trung bình hàng năm từ 78 - 85% Số

giờ nắng trung bình các tháng trong năm từ 145-155 giờ Các hiện tượng thời tiết

đặc biệt là: đông, sương muối, sương mù, mưa đá Tần suất sương muối thường

xây ra vào tháng [1 và tháng 12 ở huyện Sìn Hồ Mưa, bão, lũ quết tập trung từ tháng 5, 6, 7 và tháng 8 Các biện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra vào

Trang 19

những tháng đầu mùa mưa

# Tài nguyên đất, rừng:

Về đất rừng có: 511.565 ha rừng chiếm 32,2% diện tích tự nhiên, trong đó

rừng tự nhiên chiếm 94,7% (498.675 ha ), rừng trồng chiếm 2,6% (12.889 ha)

Diện tích đất trống, đổi trọc cần phủ xanh 978.241 ha, bãi bồi có thể sử dụng 3.654 ha, đất chưa được khai thác 5.156 ha

* Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản: đất hiếm ở huyện Phong thổ, đá đen ở huyện Mường lay, khai thác chủ yếu là tư nhân

Khoáng sản- kim loại như quặng sắt, chì, vàng sa khoáng có nhưng trữ lượng nhỏ;

Khoáng sản than: có mỏ than Na Sang đang được khai thác ở quy mô nhỏ

Đá đen cũng đang được khai thác ở quy mô lớn phục vụ cho xuất khẩu

* Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng:

Cơ sở vật chất các ngành kinh tế: Phân theo ngành kinh tế có 16 doanh nghiệp; Trong nông nghiệp, thuỷ lợi: có đại thuỷ nông Nạm Rốm năng lực tưới

là 5000 ha, tưới tiêu chủ động chỉ có 90% diện tích gieo trồng

Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Toàn tỉnh hiện có các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 279, đường quốc lộ 6A, đường Hữu nghị 12, đường 4D,

đường 100 với tổng chiều dài đạt 1.687 km đường giao thông, có 132/157 xã

có đường ô tô đến xã Số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm là 25 xã Ngoài ra,

Lai Châu còn có đường hàng không

Hệ thống cấp nước sinh hoạt mới có thị xã Điện biên phủ, còn lại một SỐ

huyện có hệ thống nước tự chảy

* Kinh tế - xã hội:

- Thành phần dân tộc:

Trang 20

Dan số toàn tỉnh đến hết năm 2002 có khoảng 640.000 người, gồm 2l dân tộc anh em Dan tộc thiểu số toàn tÍnh chiếm 83,14% khoảng 532.000 người

Các dân tộc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số Gồm: Thái 34,94%; Hmông

29,01%; Dao 6,73%; Khơ-mú 2,33%; Hà nhì 2,43%; Giáy 1,35%; Lự 1,l6%;

Lào 1,12%; Còn lại là các đan tộc thiểu số khác

Trong số 21 dân tộc thiểu số, có một số dân tộc rất ít người đặc biệt khó khăn, như: Phù lá 0,03%; Máng 0,44%; Cống 0,28%; Kháng 0,6%; Sỉ la 0,09%;

Mường Lay, Mường Nhé, Sìn Hồ, mật độ dân số chỉ có từ 10 - 13 người/km?

(bình quân chung toàn tỉnh 37 người/km?) Trong tổng số 120 xã đặc biệt khó khăn của Lai Châu có 22 xã, 212 bản, 1.550 hộ cư trú trên biên giới Việt - Trung; 16 xã, 400 bản, 11.500 hộ cư trú trên biên giới Việt - Lào

- Về kinh tế, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lai Châu đạt 6,55%/nam

nhưng thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chỉ đạt 147 USD/năm Những

năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực Từ năm 1995 đến 2001,

tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 50,28% xuống còn 40,7%; công nghiệp và xây

dựng tăng từ 15,08% lên 19,27%; dịch vụ từ 33,8% tăng lên 40,1% Lai Châu đã

hình thành các vùng kình tế đặc trưng như: vùng cây lương thực, cà phê, cây ăn quả, vật liệu xây dựng Củ thể trên một số lĩnh vực:

+ Sdn xuất nông - lâm nghiệp:

Trang 21

Sản xuất lương thực: Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư, ứng dụng các

tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuấtrên ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Nông nghiệp liên tục phát triển trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (1996-2000) là 3,85%, So với nam

1995 diện tích các loại cây trồng năm 2000 đạt 105.978 ha, tăng 12.539 ha bằng

13,4%; trong đó diện tích trồng lúa là 51.854 ha tăng 4.971 ha bằng 10,7%; sản

lượng lúa cả năm là 131.592 tấn, tăng 17.607 tấn bằng 30,1%, Năm 2001 tổng

sản lượng cây có hạt đạt 186,849 tấn; lương thực bình quân đầu người năm 2001

đạt 299 kg/người, tăng 18,8% so với năm 1995, tăng 4,2% so với nam 2000 Kết

quả đó không những đảm bảo nhụ cầu lương thực trong tỉnh mà còn có: cây lương thực bán ra ngoài tỉnh

Cay công nghiệp: Diện tích cây công nghiệp hàng nam đạt 6.833 ha năm

2000, tang 1.300 ha bằng 23%; sản lượng đạt 17.607 tấn, tăng 600 tấn bằng 3,5% so với năm 1995 Một số vùng cây công nghiệp hình thành và phát triển như 1.774 ha chè ở Tam Đường, Bình Lư, 450 ha cà phê ở Mường ẵng, Điện ˆ Biên

Thuỷ lợi: Nhiều công trình thuỷ lợi đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp như hồ Pa Khoang, Nậm Rốn, hồ Pe Luông, Hồng Khếnh và hàng trăm công

trình thuỷ lợi nhỏ tăng diện tích tưới tiêu lên 2711 hả Diện tích đất canh tác được tưới tiêu bằng công trình thuỷ lợi là 14.610 ha, chiếm 60% tổng diện tích

Chăn nuôi: Chăn nuôi tiếp tục phát triển, trong những nãm qua đàn gia súc

tăng bình quân 6% năm, cụ thể đàn lợn tăng bình quân 6,4%; đàn trâu tăng 4,5%; đàn bò tăng 9,5%, hình thành một số vùng chăn nuôi gia súc tập trung như

S¡ Pa Thìn, Bình Lư, Mường Nhé, Tam Đường Nhìn chung chăn nuôi phát triển

đã đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm và sức kéo trong tỉnh

Về thuỷ sản: điện tích nước mặt nuôi trồng thuỷ sẵn năm 2000 là 1.188,6ha, tăng so với năm 1996 là 265,8 ha, với sản lượng khai thác năm 2000

là 194,8 tấn so với 1995 là 36,6 tấn

Trang 22

Lâm nghiệp: Quá trình giao đất khoán rừng đến từng hộ gia đình, các tổ

chức có khả năng và nhu cầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ Trong những

năm qua rừng tiếp tục được khoanh nuôi bảo vệ, diện tích rừng trồng và khoanh

nuôi tăng nhanh từ 57.472 ha năm 1996 lén 79.506 ha nam 2001, tăng độ che phủ rừng từ 14% năm 1995 lên 31% năm 2000 Trong 5 năm đã trồng mới được 11.160 ha rừng, riêng năm 2001 đã trồng được 10.715 ha

+ Công nghiệp va xây dựng cơ bản:

Sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 161 ty (tinh theo giá 1994), tốc độ

tăng trưởng bình quân 5 năm (1996 - 2000) là 9,85%/năm liêng năm,2001 đạt

trên 169 tỷ tăng 4,9% so với 2000 Toàn tỉnh năm 2000 có 3.692 cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh kể cả công nghiệp nhỏ chiếm da s6 véi 3.681 cơ sở, tổng lao động công nghiệp là 8.265 người

Về xây dựng cơ bản, tổng mức đầu tư trong 5 năm (1996 - 2000) đạt trên

2.200 tỷ đồng Trong đó: vốn xây dựng dự án chiếm 177,79%; von đầu tư qua các Bộ, ngành Trung ương là 28,57%; vốn tín dụng chiếm 2,58%, vốn của doanh

nghiệp Nhà nước chiếm 1,7%; vốn dân cư chiếm 23,38%; vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,52% Cơ cấu đầu tư được đổi mới theo hướng dịch chuyển cơ cấu kinh

tế đã xác định, tập trung vào những vùng, những ngành kinh tế trọng điểm, quan

_ tâm đầu tư vùng cao ,

+ Dich vu:

Hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc được phát huy đáng kể Lai Châu đã đầu tư nâng cấp nhiều tuyến đường trọng yếu và

xây mới với tổng số đầu tu dat 641 tỷ đồng Số xã có đường ô tô đến xã đạt

113/141 xã Bình quân hàng năm vận tải hành khách tăng 23%, vận tải hàng hoá tăng 14% nên đã đáp ứng được nhu cầu đi lại phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong và ngoài tỉnh Tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân mỗi năm

là 14,5%

Tổng giá trị xuất khẩu năm 2000 đạt ! triệu ÖSD, tăng gấp 2 lần so với

Trang 23

năm 1995 Doanh thu du lịch trên địa bàn năm 2000 dat 7.354 triệu đồng, tăng

+ Văn hoá:

Tỉnh Lai Châu có Báo Điện Biên Phủ phát hành trung bình 1500 tờ vào thứ

3 và thứ 6 hàng tuần, đặc biệt cuối tháng có số đặc biệt phát hành cho đồng bào vùng cao số lượng tới 3.200 tờ Về tạp chí, tỉnh có 1 tạp chí văn nghệ, l báo tin

ảnh Lai Châu, 6 tạp chí thông tin chuyên ngành; 5.500 tranh cổ động, 5 di tích

lịch sử và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng bảo tổn Tỉnh có Đài phát

thanh và truyền hình trung tâm tiếp sóng trực tiếp đài truyền hình trung ương với

2 sóng chính VTVI.và VTV3 Ngoài ra còn có 15 đài truyền hình thuộc các

huyện, thị và khu vực phát lại chương trình của đài trung tâm Đến cuối năm

2000 tổng số xã có t¡ vi đạt 87/141 xã, số xã có trên 20% hộ gia đình có radio là

120 xã

+ Giáo dục:

Trong những năm qua ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong công tác

giảng dạy, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh Tính

đến cuối năm 2000: số xã có trường cấp I là 140 xã (trong đó trường cấp I đủ năm lớp là 124 xã); số xã có trường cấp I-] là 51 xã Tổng số học sinh phổ thông năm học 2000 - 2001 là 125,79 học sinh tăng 3,3% so với năm 1995; tổng số trường học phổ thông là 223, trường bổ túc văn hoá là 6; tổng số tuyển sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp năm 2000 là 615 người

+Ÿ tế:

Trang 24

k

Về y tế, tính đến 2000, toàn tỉnh có 87 cơ sở khám chữa bệnh cho nhân

dân với tổng số giường bệnh là 1.289 giường, 2.879 cán bộ y tế trong đó 2.652 người thuộc ngành y Toàn tỉnh đã có 100% số xã có trạm y tế (141 trạm) Hiện

nay tỉnh đang đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tại thị xã Điện Biên Phủ nâng tổng số giường bệnh của bệnh viện từ 180 giường lên 300 giường, đáp ứng yêu

cầu khám chữa bệnh phục vụ nhân dân

2.2 Hiện trạng môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường ở tỉnh

2.2.1 Hiện trạng môi trường:

- Hiện trạng môi trường đất:

Tổng diện tích đất của tỉnh là 16.919.230 ha, đất nông nghiệp L50.544 ha, đất lâm nghiệp 5l 1.565 ha, chuyên dùng 8.849 ha, đất chưa sử dụng 1.017.039

ha Nhìn chung chất lượng đất canh tác nông nghiệp có độ màu mỡ cao, việc sử

dụng các loại phân bón, thuốc bảo thực vật chưa nhiều Tuy nhiên một số kho thuốc bảo vệ thực vật trong tỉnh như kho Tuần Giáo do công tác bảo quản không đảm bảo đã gây ô nhiễm đất cục bộ ở một số khu vực

Trong những năm qua, sự đi dân cơ học từ các tỉnh khác trong cả nước đã

gây ra sự suy giảm nhanh chóng diện tích rừng do hiện tượng phá rừng làm

nương rẫy kéo theo sự xói mòn, thoái hoá đất ở một số khu vực trong tỉnh

- Hiện trạng thÔi truéng nude:

Nguồn nước mặt của Lai Châu chủ yếu là từ các con sông chính: sông Đà, Nam Na, Nậm Rếốm Kết quả điều tra phân tích độ pH dao động từ 5,9 đến 7,2 mang tính axit yếu; hàm lượng các chất lơ lửng dao động từ 22 - 148 mg/1 cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCCP), hàm lượng một số chất kim loại nặng như

asen, thuỷ ngân, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hầu như không phát hiện

được Như vậy về cơ bản cho thấy chất lượng nước mặt chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên nếu so sánh với kết quả phân tích năm 2001 thì một số chỉ tiêu có biểu hiện ô nhiễm tăng như kim loại nang, nitrit

Trang 25

Các mẫu nước ngầm được lấy phân tích chủ yếu là các mẫu nước giếng khoan, giếng khơi với độ sâu 7 - 15 m, về cơ bản chưa ô nhiễm song chỉ tiêu

} ' » ữ

Colifom vượt nhiều so với tiêu chuẩn cho phép

Hiện nay tỉnh Lai Châu có một nhà máy cung cấp nước sạch tại thị xã Lai Châu, công suất 450.000 mỶ, các nguồn cung cấp nước còn lại là hệ tự chảy, lu

và tự nhiên từ ao hồ, sông suối

- điện trạng môi trường không khí:

Nguồn gây ô nhiễm không khí bao gồm chất thải từ các hoạt động sản

xuất công nghiệp, phương tiện giao thông, chất lượng đường giao thông kém gậy

ô nhiễm bụi Nhìn chung chất lượng không khí chưa bị ô nhiễm, hầu hết các chỉ tiêu đo đạc đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, riêng hàm lượng bụi, tiếng ồn ở thị

xã Điện Biên Phủ vượt tiêu chuẩn cho phép, phông phóng xạ ở huyện Phong

Thổ cao hơn miền xuôi gấp 2 lần

- Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp:

Tại các khu vực thị xã, thị trấn, thị tứ hầu hết lượng rác thải, nước thải đều chưa được thu gom triệt để và chưa áp dụng các biện pháp xử lý có hiệu quả Nước thải đều thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu ,vực dân cư và các ao hồ nhỏ trong khu vực

Lượng rác thải thu gom chỉ đạt khoảng 60% (Thị xã Điện Biên Phủ) còn

tại các huyện khác lượng rác thu gom đạt thấp, khoảng 20 — 40% Duy nhất chỉ thị xã Điện Biên Phủ có quy hoạch bãi rác, tuy nhiên cũng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra về điện tích sử dụng cũng như công nghệ xử lý, còn các huyện thị khác

đều chưa có quy hoạch bãi rác, hầu hết đều đổ thải tạm thời tại các địa điểm gần

đường giao thông, khe trũng, thậm chí đổ rắc ngay trong khu dân cư, gây mất vệ

sinh chung cũng như mỹ quan khu vực Điều kiện về nhân lực, phương tiện thu gom, vận chuyển, công nghệ đều chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra đổi với việc thu gom, xử lý chất thải

Nền công nghiệp Lai Châu chưa phát triển, công nghệ lạc hậu, hầu hết các

Trang 26

cơ sở không có hệ thống xử lý chất thải và thường nằm trong khu dân cư nên đã

gây ô nhiễm môi trường cục bộ, đặc biệt là các lò gạch ngói thủ công Trong thời

gian tới, tỉnh Lai Châu sẽ tiến hành quy hoạch và dần loại bỏ việc sản xuất vật liệu xây dựng bằng hình thức thủ công, tự phát

, ¬ Hiện trạng mmÔI trường nông thôn, nông !ighiệp:

Theo số liệu thống kê tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất nông nghiệp bình quân một năm là 125 - 140 tấn các loại Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều nhất tại các huyện Điện Biên, thị xã Điện Biên Phủ,

Tuần Giáo, Phong Thổ, song việc sử dụng nhiều khi chưa tuân thủ những quy

trình kỹ thuật nên dư lượng trong đất, nước, không khí, thực phẩm còn nhiều; rất

tiếc đến nay chưa có một kết quả điều tra cụ thể,

Hầu hết các thị trấn và các khu vực nông thôn trong tỉnh sử dụng nước sinh hoạt từ các khe suối, giếng đào chưa qua xử lý Đặc biệt tại các mỏ đất hiếm

ở Phong Thổ, Mường Lay người dân sử dụng nước ngay dưới chân mỏ rat 6 nhiễm

Nông thôn Lai Châu chủ yếu là các bản, làng của đồng bào dân tộc thiểu

số làm nhà sàn, dưới sàn thường chăn thả gia súc gây ô nhiễm môi trường, mất

vệ sinh

- Hiện trạng tài nguyên rùng ở Lai Châu:

Theo số liệu thống kê năm 2001, diện tích có rừng là 511.565 ha (tỷ lệ che

phủ 32,2%) bao gồm rừng tự nhiên 498.675 ha, rừng trồng 12.889 ha, đất ươm cây giống 01 ha

Tình trạng phá rừng làm nương rẫy còn nhiều ở Lai Châu, chỉ riêng năm

2001, do hiện tượng di dan tự do từ các tỉnh khác đến, hoạt động chặt, đốt rừng

làm nương rẫy đã làm diện tích mất rừng khoảng 120 -150 ha

- Hiện trạng khí hậu thời tiết và thiên tai trong những năm qua:

Diễn biến khí hậu thời tiết, thiên tai những năm qua ở Lai Châu diễn ra theo chiều hướng phức tạp Các hiện tượng nhiệt độ tăng, lũ quét, lũ ống, sạt

Trang 27

lở đất xảy ra hàng năm gây thiệt hại về người và của Năm 2001, tai Lai Chau xảy ra động đất 5,3 độ richte gây thiệt hại lớn: Năm 2001 tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là 2,798 tỷ đồng (chưa kể thiệt hại do động đất) Gần đây nhất, vào mùa mưa năm 2002 mưa lũ đã gây sạt lở ở hầu hết các tuyến đường giao thông trong, địa bàn tỉnh, quốc lộ 12 với trên 200 điểm sạt lở ta luy đương, sạt lở ta luy

âm làm mất nhiều đoạn đường, gây đình trệ giao thông trong nhiều ngày Hiện tượng lốc xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trong tỉnh với cường độ lớn gây thiệt

2.2.2 Hoạt động bảo vệ môi trường ở Lai Châu:

* Ban hành các van bản hướng dẫn:

Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 được ban hành, để thực hiện tốt

Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản dưới Luật của Chính phủ, các Thông tư

hướng dẫn của các Bộ, ngành, Sở khoa học CNMT Lai Châu đã phối hợp với các ban, ngành, huyện thị tham mưu và tổ chức thực hiện tốt các nội dung:

- UBND tinh ra Quyết định 468/QĐÐ-UB ngày 18/5/1995 ban hành quy chế

bảo vệ môi trường tỉnh Lai Châu;

- Tỉnh ủy Lai Châu ra Thông tri 08/TU chỉ đạo các cấp ủy, ban ngành trong tỉnh, tổ chức thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của

Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Ngày 10/5/2002 UBND tinh ban hành Quyết định 31/2002/QĐ-UB V/v

ban hành Quy chế quản lý môi trường ở Lai Châu thay thế cho Quyết định

468/QĐ-UB đã có nhiều nội dung chưa phù hợp

* Một sở hoạt động bảo vệ môi trừơng:

- Thực hiện đề tài, dự án về môi trường:

+ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh

phê duyệt và tổ chức thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về điều kiện tự

Trang 28

nhiên môi trường ở Lai Châu phục vụ cho công tác nghiên cứu và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh như: Điều trạ phân vùng động đất; Điều tra và phân vùng dự báo sạt lở lũ bùn đá; Điều tra phóng xạ vùng mỏ đất hiếm; Điều

tra nước ngầm và chất lượng nước sinh hoạt tại vùng dân cư tập trung; Điều tra

điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội các vùng Na Son, Tam Đường, Pa Khoang;

Diéu tra môi trường nuôi trồng thuỷ sản ở vùng lòng chảo Điện Biên; Điều tra

thống kê thuốc bảo vệ thực vật cần tiêu huỷ; Điều tra thống kê Dioxin va Furan

+ Thực hiện lập Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm đạt kết quả khá tốt, đánh giá được tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường trong tỉnh từ đó đề

¥

ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động nôi trường:

Năm 1999, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm 8 thành viên

Hàng năm tổ chức việc thống kê các dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất

kinh doanh trong tỉnh Tổ chức các hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác

động môi trường các dự án và cơ sở sản xuất, thẩm định kiểm tra cấp giấy phép

và thoả thuận môi trường cho 65 cơ sở sản xuất

Trong năm 2001 thẩm định 07 báo cáo đánh giá tác động môi trường

(DTM), cap phép 26 co sd

- Công tác thanh tra xử lý vi phạm về môi trường:

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết đơn khiếu tố về vi phạm môi trường đối với các cơ sở sản xuất, từ 1997 đến 2001 đã xử phạt 83 cơ

sở với mức phạt từ cảnh cáo trở lên

- Công tác giáo dục đào tạo, thông tin tuyên tru, ryén vé mdi rung

Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tiến hành nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức môi trường, công tác quản lý môi trường cho các ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị xã, cơ sở sản xuất kinh doanh Hàng năm, trong thời gian Tháng hành động môi trường, ngày Môi trường thế giới 5/6 Sở Khoa học,

Trang 29

Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức xuống

đường truyền thông, diễu hành và làm vệ sinh môi trường, ngoài ra còn phối hợp với Liên đoàn Lao động, Sở giáo dục và đào tạo, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ

tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nâng cao nhận thức môi trường

+ Tuyên truyền trên báo Điện Biên Phủ, Đài phát thanh truyền hình, tạp

chí Khoa học, Công nghệ, Môi trường của ngành

+ Ngành cũng đã chú ý tăng cường cơ sở vật chất, các thiết bị máy mốc

phục vụ cho công tác quản lý môi trường nhằm nâng cao năng lực đáp ứng kịp

¥

với yêu cầu chung

* Về nhận thức về môi trường ở đối tượng là học sinh phổ thông': Sở Khoa

học, Công nghệ và Môi trường đã khảo sát 200 em học sinh bất kỳ ở cả khối lớp

10, 11, 12 cho kết quả:

a Môi trường là gì? Đã nghe nói đến thuật ngữ này chưa? thì 100% các

em được hỏi trả lời là có được nghe nói đến thuật ngữ này trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi nhưng đều không nắm được cụ thể định nghĩa

đ, Về Luật bảo vệ Môi trường hay các quy định tương tự ở Trung ương và

địa phương, nếu biết thì kể tên một vài nội dung về vấn đề đó?

Kết quả có đến 60% em được hỏi trả lời là không nghe, không biết gì về môi trường; chỉ có 17% biết là có Luật bảo vệ Môi rường và có một số quy định

của địa phương, định nghĩa được theo ý hiểu về khái niệm môi trường, nhưng

nếu hỏi cụ thể hơn là Luật được ban hành năm nào, có bao nhiêu chương, điều

Trang 30

thì đều không trả lời được; còn lại 23% biết được một vài từ trong Luật bảo vệ môi trường những không chính xác A

e Về ô nhiễm môi trường? 100% số em đã trả lời theo ý hiểu của các hiện tượng ô nhiễm cụ thể; không rõ khái niệm về ô nhiễm môi trường

* Đối với các cơ sở sẵn xuất kinh doanh:

Mặc dù công tác triển khai tập huấn Luật BVMT và các văn bản liên quan

được tổ chức thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới từng

huyện thị đã góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân và một số cơ sở có ý thức bảo vệ môi trường đã thực hiện tốt công tác vệ Sinh cong nghiệp, tuy nhiên còn rất nhiều cơ sở không tuân thủ những cam kết theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi

trường, nhiều cơ sở không thực hiện lập báo cáo ĐTM trước khi triển khai thực hiện dự án, đặc biệt một số cơ sở triển khai các dự án lớn như: Dự án xây dựng

Ộ Trung tâm Hội nghị, Hội thảo tỉnh Lai Châu; Dự án Nhà máy sản xuất xi măng Điện Biên I tại huyện Tuần Giáo; các nhà máy chế biến chè tại huyện Phong Thổ; Dự án xây dựng hồ chứa nước Hồng Khếnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh (Sở Y tế Lai Châu); Dự án xây dựng cải tạo đường 12 (Sở Giao thông Lai Châu) Do không thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường, các chủ dự án đã không chú trọng công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống nhân dân

3 Kết quả nghiên cứu, khảo sát ở tỉnh Lạng Sơn:

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế + xế hội:

Lang Sơn là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới phía Đông Bắc Việt Nam có diện tích 8.305,21km”, với 11 huyện, thị xã, 14 thị trấn, 226 xã, phường Nét đặc trưng về vị trí địa lý là có đường biên giới với Trung Quốc đài 253 km

Phía Bắc Lạng Sơn giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp với Trung

Quốc, phía Đông Nam giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp với tỉnh Bắc

Giang, phía Tây Nam giáp với tỉnh Thái Nguyên, Phía Tây giáp với tỉnh Bắc

Trang 31

Kan

Lang Sơn nằm trên quốc lộ LA, 1B, 4A, 4B, 279 và đường sắt liên vận quốc tế đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận trong cả nước và

với Trung Quốc

- Lạng Sơn có địa hình, địa thế tương đối thấp, phổ biến là núi thấp, đồi với

độ cao dưới 700m chiếm 96,27% diện tích của toàn tỉnh; phần còn lại độ cao từ

700-1541m chỉ chiếm 3,73% diện tích toàn tỉnh Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 252m, nơi thấp nhất là 20m, nơi cao nhất là 1.541m (khu vực núi Mẫu Sơn) Các dạng địa hình của Lạng Sơn chủ yếu là kiểu địa hình Karst, kiểu

địa hình núi trung bình, kiểu địa hình núi thấp, kiểu địa hình đồng bằng

Dân số Lạng Sơn tính đến năm 2000 là 725.289 người, mật độ trung bình

' là 87 người/km? chủ yếu tập trung ở trung tâm các huyện và thị xã, riêng ở thị xã

mật độ dân số là 981 người /km” Tuy còn ít đân nhưng tỷ lệ gia lang dan sé

trung bình hàng năm khá cao 2,3% năm Lạng Sơn là tỉnh miền núi có đân tỘC

thiểu số chiếm số đông, chiếm tới 84,74 % tổng số dân của tỉnh, trong đó dân tộc

Nùng chiếm 43,86%, dân tộc Tày chiếm 35,92%, dân tộc Kinh 15,26%, dân tộc

Dao 3,54%, dân tộc Hoa, đân tộc Sán Chay, dân tộc Hmông

Khí hậu ở Lạng Sơn là nhiệt đới gió mùa, so với những năm trước đây khí

hậu không có sự biến động lớn Thời tiết mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh là nét đặc trưng của khí hậu miền bắc, tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình từ 12-15°C xuống thấp nhất 3-5°C, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ

trung bình là 27-30°C Lượng mưa hàng năm trung bình của tỉnh IA 1200-

1600mm kéo dài 5 tháng và chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, các tháng

còn lại khô hạn thường xuyên Độ ẩm trung bình năm của không khí ở Lạng Sơn

phổ biến là 80-85% thấp hơn“nhiều so với các vùng khác của nước ta

Hệ thống thuỷ văn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Mạng lưới sông suối phân bố khá đày, có 7 con sông và nhánh sông chảy qua tỉnh với tổng chiều dài là 731km gồm các sông:

Trang 32

+ Sông Kỳ Cùng: là con sông lớn nhất Lạng Sơn, chiều dài 245km, diện

tích lưu vực 6.660 km” sông bất nguồn từ vừng núi cao 1.166 m ở huyện Đình

Lập chảy theo hướng Đông Nam lên Tây Bắc đến huyện Tràng Định đổ vào lưu

vực sông Tây Giang của Trung Quốc

kt

: + Sông Ba Thín: Bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc

chảy vào tỉnh và đổ vào sông Kỳ Cùng tại huyện Lộc Bình, sông đài 52km, lưu

nương bãi gây hại cho sản xuất

- Thổ nhưỡng: Tiên cơ sở quá trình hình thành đất đai của Lạng Sơn có thể chia làm 3 loại đất chính là: Đất Feralit của các miền đồi núi thấp dưới 700m; Đất Feralit mùn trên núi cao từ 700- 1500m; Đất phù sa bồi của trầm tích

lòng sông;

- Khoáng sản: Lạng Sơn có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa

đạng gồm các loại như: Than nâu ở mở than Na Dương (huyện Lộc Bình), Than bùn ở Bình Gia, kim loại đen ( sắt, Mangan) ở các huyện Chi Lăng, Lộc Bình, Văn Lãng , kim loại màu, Nhôm, Bô xít, chì, kẽm nằm rải rác ở một số huyện Riêng đá vôi có ở 7/11 huyện thị đang được mở rộng khai thác phục vụ như cầu sản xuất xi măng, nghiền đá làm đường, xây dựng

- Về đặc điểm kinh tế - xã hội : Do vị thế địa lý của Lạng Sơn có 2 cửa

khẩu Quốc tế, 2 cửa khẩu Quốc gia và 7 cặp chợ đường biên và là điểm hội tụ

được các luồng giao lưu kinh tế của các tỉnh trong nước với thị trường nước ngoài, dân số hơn 72 vạn người nên tiểm năng kinh tế của tỉnh rất lớn Vì lẽ đó nên mặc dù khoảng thời gian thông thương chưa dài nhưng Lạng Sơn đã và đang

phát huy mạnh mẽ được lợi thế của mình

Trang 33

Năm 2000, kinh phí cấp cho công tác bảo vệ môi trường chủ yếu là việc

thu gom rác thải trên địa bàn tại các huyện thự là 1.500 triệu đồng, ngoài ra tỉnh

còn đầu tư xây dựng một số bãi rác tại các huyện như bãi chôn lấp rác thải tại

huyện Hữu Lũng kinh phí 1 tỷ đồng

,- Nông nghiệp, lâm: nghiệp: là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, vì thế được các cấp chính quyền tại địa phương quan tâm chỉ đạo Hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu để ra với tốc độ tăng trưởng trung bình là 4,05%/ nam :

- Sdn xudt công nghiệp: Tiếp tục có chuyển biến tích cực, các sản phẩm chính là: Xi măng, gạch nung, đá xây dựng Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 13,91% Sản xuất công nghiệp đã góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế của địa phương

- Hoạt động thương mại, du lịch: Loại hình công nghiệp “Không khói” này tiếp tục hấp dẫn khách du lịch trong nước và nước ngoài tới thăm và giao lưu buôn bán nên vẫn giữ được công nghiệp nhịp độ tăng trưởng khá ổn định, mức

'độ tăng trưởng hàng năm đạt 12,32% Tổng mức luận chuyển hàng hoá bán lẻ

tăng hơn so với các năm trước

3.2 Hiện trạng môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường ở tỉnh Lạng Sơn:

3.2.1 Hiện trạng tôi trường:

- Hiện trạng môi trường đái:

Đất nông nghiệp chiếm 11,6% bằng 95.473 ha; Đất có khả năng nông

nghiệp chiếm 3% bằng 22.1 18 ha; Đất lâm nghiệp chiếm 77,4% bang 633.72 ha;

Đất sông suối, ao hồ chiếm 1% bằng 8.545 ha; Đất chuyên dùng chiếm 2,2% bằng 19.057 ha; Đất khác chiếm 4,8% bằng 39,805 ha Có thể nói rằng, tình trạng sử dụng đất nông nghiệp của Lạng Sơn chưa tận dụng cao hệ số quay vòng ruộng đất Ruộng chỉ cấy 1 vụ còn chiếm tới 2/3 diện tích canh tác do không chủ

động được nước h

Trang 34

Về chất lượng đất, toàn bộ diện tích đất nông, lâm nghiệp của tỉnh Lạng Son vẫn giữ được chất lượng cao, nồng độ,các chất định dưỡng trong đất đảm bảo cho các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp Tuy nhiên, hiện nay người

nông dân vẫn thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu có độc tố cao, thời gian phân

huỷ chậm Vì vậy lượng độc tố tích trong đất nông nghiệp rất lớn, ảnh hưởng tới chất lượng dinh dưỡng của đất và hiện tượng suy thoái đất nông nghiệp là không thể tránh khỏi trong tương lai Lượng mùn trong đất lâm nghiệp có xu hướng

giảm do lớp thực vật thưa, độ xói mòn lớn

- Hiện trạng mÔi trUỜNG nưỚc:

Chất lượng nước sông tự nhiên ở Lạng Sơn hiện nay còn tương đối sạch, đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất với các số liệu phân tích như: Chỉ số pH dao động trong phạm vi 4,4 — 7,6, trung bình nhiều năm bằng khoảng 6,8; độ cứng của nước sông biến đổi trong phạm vi 0,18 — 3,61 mg-e/l,

trung bình bằng 1,07 mg-e/I, thuộc loại nước mềm và rất mềm; độ kiểm xấp xỉ bằng độ cứng, trung bình bằng 0,97 mg-e/l ,

Tuy vậy, nước sông mùa hè có ham lượng cát bùn quá lớn, muốn sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt hay cấp nước trực tiếp cho sản xuất công nghiệp thì cần 'phải tiến hành xử lý Mặt khác, nguồn nước ở các khu dân cư, hầm mỏ và thị xã, thị trấn cũng bị ô nhiễm với mức độ khác nhau

- Hiện trạng môi trường không khí:

Nồng độ các loại khí độc (khí CO, SO;, H;S) tại khu vực: đô thị và các

trọng điểm quan trắc của Lạng Sơn đều đạt tiêu chuẩn cho phép Có một vài điểm cao hơn tiêu chuẩn cho phép Đáng lưu ý là một số lò nung vôi đốt gạch

thủ công dùng than Na Dương ở Lộc Bình, Cao Lộc, Bến Bắc thị xã Lạng Sơn

thải khói bụi, khí độc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, làm chết cây trồng ở khu vực xung quanh

Tuy nhiên nồng độ bụi cần được quan tâm khắc phục ở thị xã Lạng Son

và các thị trấn, huyện ly gần các khu công nghiệp: xi măng, mỏ than nồng độ

Trang 35

bụi cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép Theo kết quả trắc nghiệm của Trung tâm kỹ thuật ! thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đơ lường chất lượng tại 21 điểm đo ở

thị xã Lạng Sơn đều vượt tiêu chuẩn cho phép Tại khu vực gần nhà máy xi măng

- Lạng Sơn hàm lượng bụi vượt 7-15 lần, cạnh các mỏ đá vượt 20-30 lần tiêu chuẩn cho phép Nhà máy xi măng Lạng Sơn đặt ngay ở thị xã Lạng Sơn gây ô

nhiễm khói bụi độc hại đối với khu dân cư tập trung là nỗi bức xúc hàng ngày của người dân, bởi vì gây ô, nhiễm trên diện rộng, độ lan toả lớn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân, giảm sản lượng cây trồng Sau khi lắp dat hé thong

xử lý bụi, về cơ bản hàm lượng đã giảm nhưng vẫn ô nhiễm môi trường

- Hiện trạng môi trường giao thông tà công nghiệp:

Lạng Sơn hiện có 3.292 km đường bộ với 4,48km đường/1000 dân 100%

xã, phường có đường ô tô vào tận trung tâm Một số đường giao thông xuống cấp nghiêm trọng như Quốc lộ 4A,4B,1B cần được nâng cấp; hệ thống đường nội thị ˆ kém, 30% các xã không đến được vào mùa mưa; hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã còn là đường đất Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 42 cửa hàng xăng dầu nằm rải rác khắp nơi dọc theo các tuyến đường giao thông Đây là những điểm thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường không khí như bụi, các khí độc

CO, SO;, NO;, hơi xăng và bụi chì Một vấn đề cần chú ý là cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dan ngày một tăng lên Hiện nay trên nay trên địa bần toàn tỉnh lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày mội tăng đặc biệt là lượng xe máy Trung Quốc nên chất lượng môi trường không khí đô thị phần nào bị ảnh hưởng dưới hai hình thức ð nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm không khí

Về các cơ sở sản xuất công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có gần

2000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Một số cơ sở lớn như:

Mo than Na Dương, Công ty khai thác đá Đồng Mỏ, Nhà máy Hoá chất Vĩnh Thịnh, Nhà máy Xi măng Sản xuất công nghiệp gây ảnh huởng tới môi trường nước, không khí, tiếng ổn và thải ra nhiều chất thải rắn làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái

Trang 36

- Hiện trang môi trường nÔng thôn, néng nghtép,:

Về vệ sinh môi trường nông thôn:“Nông thôn Lạng Sơn chưa phát triển thủ công nghiệp, không có các làng nghề truyền thống, chỉ có ít xưởng chế biến lâm sản phục vụ xây dựng, chế biến đường mật, thực phẩm Vấn đề đáng lưu ý là đất nông nghiệp ít, chiếm 11,6% diện tích, đất phá rừng làm nương rẫy vẫn còn, quỹ đất nông nghiệp giảm do sự phát triển các khu đô thị, đường giao thông đã tạo những sức ép về môi trường và các hệ sinh thái Một điểm tồn tại lớn trong

vệ sinh môi trường nông thôn là chuồng trại chăn nuôi bố trí gần nhà ở không

được vệ sinh thường xuyên, các công trình vệ sinh nông thôn còn quá ít, 60% các

hố xí thuộc loại đơn giản không hợp tiêu chuẩn vệ sinh Tập quán chan nuôi gia

súc, gia cầm còn thả rông nên lượng phân rác thải bừa bãi đã tạo điều kiện thuận

lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm mất vệ sinh môi trường sinh

thái, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là trẻ em

Vấn đề sử dụng hoá chất trong nóng nghiệp: Vấn đê ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp đã trở thành vấn để đáng quan tâm Các loại thuốc bảo vệ thực vật đã và dang là nguyên nhân làm giảm số lượng nhiều loại sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Thực vật, hàng năm trên địa bàn tỉnh sử dụng hơn 10.000 kg thuốc Bảo vệ thực vật các loại Trong những năm gần đây, tình trạng người bị nhiễm độc thức ăn rất nhiều do trên rau quả có

hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cao Các loại phân bón được sử dụng quá nhiều

cho cây trồng cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân khi sử

dụng các loại thực phẩm này

Trong năm 1999 UBND tỉnh đã cho phép Chí cục Bảo vệ thực vật hợp

đồng với Trung tâm Xử lý Môi trường thuộc Bộ Quốc phòng xử lý tiêu huỷ 10.766,14 kg thuốc bảo vệ thực vật các loại bị cấm sử dụng Nhưng hiện nay ở

Chỉ cục Bảo vệ Thực vật tỉnh vẫn còn tồn đọng nhiều thuốc bảo vệ thực vật bị

thu giữ chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường

- Hiện trạng tài nguyên rùng:

Trang 37

Thực hiện chủ chương của dự án 327 tại các huyện trong toàn tỉnh đã giao đất, giao rừng cho nhân dân tự quản Vì vậy mà diện tích rừng trồng hàng năm

tăng lên đáng kể, diện tích rừng trồng cớ tuổi từ 1-2 tăng 35%, vượt 5% so với năm 1999 Độ che phủ rừng tăng từ 21,9% (năm 1996) lên 33,8% (năm 2000)

- Kiện trạng khí hậu thời tiết và thiên tai trong những năm qua:

Trong các hiện tượng thời tiết, đáng chú ý nhất là hiện tượng sương muối Lạng Sơn là tỉnh có sương muối xuất hiện nhiều nhất so với tất cả các vùng khác trên miền Bắc nước ta Về mùa đông, ở khắp các vùng trong tỉnh đều có khả năng xảy ra sương muối, tuy mức độ nặng nhẹ và độ kéo dài của từng đợt sương muối có thể dao động từ nơi này đến nơi khác Ở những thung lũng kín, bồn địa

và tại các sườn núi khuất gió, sương muối có khả năng xuất hiện nhiều hơn ở nơi khác Những vùng nằm ở phía Tây Nam sương muối ít xảy ra hơn Đối với Lạng Sơn, sương muối là tai hoạ hàng năm đe doa nông nghiệp, gây hậu quả đặc biệt

nguy hại cho cây trồng do nhiệt độ hạ thấp và do sự dao động mạnh của các yếu

tố khí tượng trong thời gian ngắn khiến cây trồng, vật nuôi không kịp thích nghỉ

3.2.2 Hoạt động bảo vệ môi trường :

a- Các văn bản ban hầmH hướng dẫn ở địa phương:

- Chỉ thị số 08 CT/UB-KT ngày 12/05/1995 của UBND tỉnh về việc triển

khai thi hành Luật BVMT trong toàn tỉnh; Chỉ thị của UBND tỉnh về việc tăng

cường quản lý kinh doanh gia súc, gia cầm, các loại thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp tỉnh; Quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng để án “xử

lý triệt để các cơ sở SXKD gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong tỉnh.”; Nghị quyết số 08/2000/NQ-HĐND, ngày 27/7/ 2000 của HĐND tỉnh về việc giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh; Công văn số 275/CV-MTg ngày 13/08/1999 của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lạng Sơn về việc hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép về môi trường; Quyết định số 73/2000/QĐ- ỦB-

KT ngày 18/12/2000 của UBND thị xã về việc ban hành quy định giữ gìn vệ sinh

Trang 38

môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 92/2002/QĐ-UB ngày 18/03/2002 của ƯBND thị xã Lạng Sơn về xiệc ban hành quy định về Quản lý

đô thị trên địa bàn thị xã; Chỉ thị của UBND các huyện, thị xã về thực hiện công

tác vệ sinh môi trường trên địa bàn của mình

Ngoài ra Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các ngành chức năng

đã có văn bản pháp quy về tăng cường công tác BVMT trong lĩnh vực quản lý

chuyên ngành

b Một số hoạt động bảo vệ môi trường:

* Thực hiện các dự ấn, đề tài nghiên cứu về môi trường trên địa bàn tỉnh:

Dự án điều tra hiện trạng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp KH-CN nhằm khôi

phục và bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn; Dự án Đa dạng sinh học vùng núi

Mẫu Sơn; Dự án đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng Hữu Liên; Dự án nghiên : cứu tổng hợp các đữ liệu tự nhiên — kinh tế xã hội phục vụ quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn; Dự án điều tra cơ bản môi trường, xã hội và các giải pháp khoa học công nghệ, khai thác hợp lý tài nguyên phát triển kinh tế — xã hội, môi trường khu vực III tỉnh Lạng Sơn; Đề tài nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM vào xử lý môi trường tại địa phương; Hỗ trợ kỹ thuật và Công nghệ xây dựng hầm khí Biogas;

Ngoài ra còn nhiều đẻ tài, dự án mang tính lồng ghép về lĩnh vực bảo vệ môi trường với các dự án nông thôn miền núi tại địa phương đã được triển khai

* Công tác kiểm soát Ô nhiễm:

Hàng năm, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lạng Sơn thường xuyên phối hợp với các Trung tâm môi trường của các cơ quan trung ương tiến hành đo đạc các chỉ tiêu môi trường tại các cơ sở sản xuất, khu vực có khả nang gây ô nhiễm Qua công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường từng vùng, từng khu vực để có giải pháp xử lý

và bảo vệ môi trường cho phù hợp

* Công tác thấm định báo cáo đánh giá tắc động mÔI trường:

Trang 39

Tổng số các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được thẩm

định từ năm 1998 — 30/6/2001 bao gồm 65 cơ sở, trong đó 9 báo cáo ĐTM và 56

bản đăng ký kê khai đạt tiêu chuẩn môi trường

* Công tác thanh tra xử lý vì phạm về tmỎi trường:

Trong thời gian từ 1996 — 2001, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Lạng Sơn đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 165 các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên

địa bàn về hoạt động bảo vệ môi trường, xử phạt hành chính 53 cơ sở, cảnh cáo

50 cơ sở, giải quyết 67 đơn kiến nghị và đơn khiếu nại

* TỔ chức thông tin tuyên truyền:

- Hàng năm Sở Khoa học, Công nghệ và Mội trường tổ chức nhiều hình

thức mang tính chất tuyên truyền về hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương

- Tổ chức kỷ niệm các ngày: Tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường, Ngày môi trường thế giới 5/6, Ngày làm cho thế giới sạch hơn 21/9 Trong những ngày này Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với UBND các huyện thị xã

tổ chức mít tỉnh kỷ niệm, thành phần tham gia thuộc đầy đủ mọi tầng lớp trong

xã hội như đại diện học sinh, sinh viên, đại diện các cơ quan, đại diện các ngành

lực lượng vũ trang, đại diện tầng lớp nhân dân, đại diện hội phụ nữ, đại diện

người cao tuổi Sau đó tổ chức diễu hành tuyên truyền trên đường phố để cho

mọi người dân đều hưởng ứng và tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ

môi trường, Tại một số cụm dân cư, phường, xã tổ chức cho nhân dân làm vệ sinh tại khu vực sinh sống của họ Qua tìm hiểu thấy đây là một hình thức tuyên

truyền thu hút được nhiều người tham gia và đạt hiệu quả cao

- Báo chí, ấn phẩm: Hàng năm Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường

Lạng Sơn ra 2 số tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường, tập chí này với

những nội dung chủ yếu là đưa một số văn bản mới vẻ Khoa học công nghệ môi trường của Trung ương va của tỉnh, các kiến thức khoa học CN&MT được áp dụng trong sản xuất, những bài phóng sự điều tra Ngoài ra còn một số phụ san

khác Những số báo này được gửi tuyên truyền miễn phí cho tất cả các xã,

Trang 40

phường trong tỉnh

+ Tái xuất bản Số tay Vệ sinh môi trường nông thôn gửi tới tất cả các xa, phường trong tinh

+ Lam tờ rơi với nội dung tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh môi trường tại

khu vực sinh sống gửi cho các phường, xã trong thị xã

- Truyền hình: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường hàng năm xây dựng

từ 2-3 phóng sự về môi trường, các phóng sự này chủ yếu tập trung về các khu vực gây ô nhiễm môi trường được phát sóng trên đài truyền hình Lạng Sơn

c Hoạt động bảo vệ môi trường trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày: ` + Công tác thu gom rác trên địa bàn thị xã: Có công ty TNHH Huy Hoàng

đứng ra làm công tác thu gom và xử lý rác cho địa bàn thị xã và một số huyện

lân cận với đội ngũ công nhân của công ty là 226 người và các trang thiết bị lao động : Xe ép cuốn rác: 6 chiếc; Xe cẩu thùng rác 4 tấn: 2 chiếc; Xe phun nước:

03 chiếc; Xe hút bể phốt: O1 chiếc; Xe tải: O1 chiếc; Máy ủi: OI chiếc; Xe đẩy

tay: 250 chiếc

Hàng ngày tại các hộ,đân trên địa bàn thị xã thu gom rác thải của gia đình

mình vào thùng đựng rác hoặc túi ni lon Công nhân công ty đi thu gom từng đường phố, ngõ xóm sau đó tập kết tại một chỗ để xe ép cuốn rác chở đi

+ Công tác thu gom rác tại các huyện thị: Các hộ đân thành lập các Tổ thu

gom rác như ở huyện Tràng Định, huyện Bắc Sơn, huyện Bình Gia, huyện Đình

Lập Thành lập hợp tác xã làm công tác thu gom rác như ở huyện Văn Quan, huyện Lộc Bình Các tổ, hợp tác xã thu gom rác với số người lao động từ 6 - 10 người và công cụ sử dụng còn đơn giản chưa có các loại xe chuyên dụng chủ yếu

là dùng xe cải tiến hoặc một số ít nơi có xe đẩy tay

Nhìn chung các hoạt động bảo vệ môi trường ở Lạng Sơn phong phú và cụ thể Lạng Sơn là tỉnh có nguồn thư lớn, điều kiện kinh tế khá hơn Lai Châu do vậy việc đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường cũng khả quan hơn

Ngày đăng: 29/08/2014, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w