Khi đất nước đã thống nhất, Đại hội IV của Đảng 1976 tiếp tục khẳng định: “Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam…Chính
Trang 1Uỷ ban Dân tộc
Báo cáo tổng hợp
đề tài khoa học cấp bộ 2008
cơ sở khoa học của việc nghiên cứu,
biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc
Cơ quan quản lý đề tài: Uỷ ban Dân tộc
Đơn vị thực hiện đề tài: Ban Nghiên cứu, Biên soạn lịch sử Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hữu Ngà
Th− ký đề tài: CN Lê Thị Thu Hà
7338
15/5/2009
Hà Nội – 2008
Trang 2Mục lục
Quyết định số 216/QĐ-UBDT ngày 01/8/2008 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc Phê duyệt thuyết minh đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2008
I Phần mở đầu: Những vấn đề chung 1
3 III Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
5 V Cán bộ tham gia đề tài
1 Chủ nghĩa Mác-Lênin về giải quyết vấn đề dân tộc 4
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc 8
3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc
11
Trang 39 IV Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của cơ quan
công tác dân tộc trong thời gian qua
3 Tham mưu, đề xuất những giải pháp phù hợp trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc, miền núi
54
4 Công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách dân tộc
57
5 Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong việc
đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
Trang 41 Huy động lực lượng tham gia nghiên cứu, biên soạn 65
2 Giải pháp về sưu tầm, tập hợp tư liệu 66
3 Giải pháp về tài chính 66
4 Giải pháp về trang thiết bị 67
Trang 5Phần mở đầu Những vấn đề chung
I Tính cấp thiết của đề tài
Cơ quan công tác dân tộc ở nước ta đã được thành lập từ năm 1946
Trải qua hơn 60 năm, qua nhiều thời kỳ; cơ quan công tác dân tộc đã có
nhiều đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc trong giai đoạn
hiện nay được đặt ra là yêu cầu cần thiết; như một tất yếu Bởi vì cần phải có
sự đánh giá, tổng kết những bài học kinh nghiệm lịch sử để nghiên cứu hoàn thiện cơ quan công tác dân tộc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đồng thời làm tài liệu nghiên cứu, học tập về công tác dân tộc
Uỷ ban Dân tộc xác định biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan trong giai đoạn này
Việc thực hiện đề tài: “Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu, biên soạn
lịch sử cơ quan công tác dân tộc” cung cấp luận cứ phục vụ trực tiếp cho
việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc
II Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc ở nước ta
Trang 6III Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
1 Phạm vi
a Phạm vi không gian: Cơ quan công tác dân tộc của Chính phủ ở Trung ương và địa phương
b Phạm vi thời gian: Từ năm 1946 tới nay
2 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu căn cứ về lý luận và căn cứ thực tiễn phục vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc
IV Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp chuyên gia, phương pháp kế thừa, phương pháp thống kê
V Cán bộ tham gia đề tài
1 Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hữu Ngà
2 Cán bộ tham gia:
- PGS TS Vũ Quang Hiển - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia
- TS Hoả Văn Ngọc - Phó trưởng Ban Biên soạn lịch sử Uỷ ban Dân tộc
- CN Bùi Thế Tung - Phó trưởng Ban Biên soạn lịch sử Uỷ ban Dân tộc
- CN Ma Trung Tỷ - Cán bộ Vụ Kế hoạch Tài chính - Uỷ ban Dân tộc
- CN Lê Thị Thu Hà - Cán bộ Ban Biên soạn lịch sử Uỷ ban Dân tộc
Trang 7Phần thứ nhất Cơ sở khoa học
I Một số khái niệm
Để thấy rõ được vị trí, vai trò của cơ quan công tác dân tộc ở nước ta, trước hết cần thống nhất nhận thức về công tác dân tộc và cơ quan công tác dân tộc
1 Khái niệm “công tác dân tộc”:
Về công tác dân tộc cho tới nay cũng còn có ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất về phạm vi chức năng, nhiệm vụ Như vậy, việc xác định rõ khái niệm về công tác dân tộc là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn Đã có nhiều người làm công tác nghiên cứu, quản lý đưa ra những khái niệm về công tác dân tộc Trên cơ sở những đánh giá tổng kết về công tác dân tộc ở nước ta, có thể đưa ra khái niệm về công tác dân tộc như sau:
“Công tác dân tộc là các hoạt động hoạch định chính sách; tổ chức thực hiện chính sách, kiểm tra, tổng kết chính sách nhằm giải quyết các vấn
đề về chính trị kinh tế, văn hoá, xã hội; thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tíên bộ giữa các dân tộc ở nước ta”
Khái niệm về công tác dân tộc như vậy nhằm phản ánh các hoạt động chung nhất của công tác dân tộc; các nhiêm vụ cơ bản nhất được ghi trong các Nghị định của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ của công tác dân tộc
2 Khái niệm “cơ quan công tác dân tộc”:
Cơ quan công tác dân tộc thuộc Chính phủ ở nước ta (từ năm 1946 tới nay) đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn cách mạng; đã có những
đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ở các giai đoạn lịch sử, cơ quan
Trang 8công tác dân tộc có tên gọi, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ gắn với yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn
Ngày nay, cơ quan công tác dân tộc ở Trung ương là một tổ chức thành viên của Chính phủ, ngang cấp bộ; cơ quan công tác dân tộc trong phạm vi cả nước có hệ thống từ Trung ương tới địa phương
Có thể đưa ra khái niệm: “Cơ quan công tác dân tộc là hệ thống tổ chức của
Nhà nước làm chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trên phạm vi cả nước”
Nghiên cứu các khái niệm cơ bản là nhằm xác định rõ phạm vi, đối tượng nghiên cứu; cung cấp luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc
II Cơ sở lý luận
1 Chủ nghĩa Mác-Lê nin về giải quyết vấn đề dân tộc:
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là Lênin đã xác
định những nguyên tắc và nội dung chủ yếu của Cương lĩnh dân tộc nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã phát triển và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị tư bản chủ nghĩa đã trở nên cấp bách ở nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Cương lĩnh về vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn còn mãi giá trị và ý nghĩa của nó trong điều kiện hiện nay
Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu của Cương lĩnh dân tộc:
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng trong quan hệ với nhau và trong đời
sống giữa các dân tộc
- Các dân tộc có quyền tự quyết về vận mệnh, con đường phát triển và
lựa chọn chế độ chính trị của dân tộc mình
Trang 9- Các dân tộc cùng xây dựng và củng cố tình đoàn kết với nhau vì mục
tiêu phát triển của dân tộc mình, của các dân tộc khác và sự phát triển tiến
bộ, văn minh trong đời sống của cả cộng đồng các dân tộc
Muốn có bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết phải thủ tiêu tình trạng dân tộc này áp bức dân tộc khác, xoá bỏ tình trạng dân tộc này đặt ách nô dịch lên dân tộc khác
Phải từng bước khắc phục sự chênh lệch trong phát triển của các dân tộc Tạo ra những điều kiện thuận lợi để các dân tộc còn đang lạc hậu vượt qua được cửa ải đói nghèo, lạc hậu đó bằng nỗ lực của chính mình trên cơ sở
có sự giúp đỡ hỗ trợ phát triển của các dân tộc khác Bình đẳng giữa các dân tộc có nội dung toàn diện Đó là bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Quan hệ giữa các dân tộc về thực chất là quan hệ giữa các quốc gia, các nhà nước, các chính phủ có độc lập và chủ quyền Trong phạm vi một quốc gia - dân tộc có nhiều dân tộc - tộc người thì bình đẳng dân tộc là bình đẳng giữa các tộc người, trong quan hệ giữa tộc người đa số với tộc người thiểu số
và giữa các tộc người thiểu số với nhau trong cùng một cơ cấu dân tộc - xã hội đa tộc người
Bình đẳng cũng như công bằng, dân chủ cũng như tự do - những nguyên tắc ứng xử này trong quan hệ dân tộc, cả trên phạm vi quốc gia và
quốc tế còn là những giá trị và những mục tiêu của phát triển, của tiến bộ xã
hội Những nguyên tắc và giá trị đó không chỉ được nhận thức và thừa nhận trên phương diện tinh thần mà còn phải được thể chế hoá thành luật, được khẳng định về cơ sở pháp lý của nó, cả trong luật quốc gia (từng Nhà nước)
và luật quốc tế (được sự cam kết tôn trọng thực hiện của các nước và cộng
đồng trách nhiệm giữa các nước, các quốc gia - dân tộc) Điều quan trọng nhất là thực hiện bình đẳng trong cuộc sống, nó đòi hỏi nỗ lực hành động và phối hợp hành động ở từng cộng đồng dân tộc đến tất cả cộng đồng các dân tộc Đó là cuộc đấu tranh lâu dài và không kém phần phức tạp trong thế giới
Trang 10ngày nay để gia tăng sự bình đẳng, thu hẹp những bất bình đẳng, lên án những sự vi phạm nguyên tắc này trong quan hệ giữa các nước, các dân tộc trong cộng đồng nhân loại
Quyền tự quyết dân tộc là một quyền thiêng liêng trong đời sống, trong sự tồn vong và phát triển của mỗi dân tộc Đó trước hết là quyền tự do chính trị
Đó chính là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, tự quyết định số phận của dân tộc, tự do lựa chọn chế độ chính trị
và con đường phát triển của chính sách dân tộc Không một dân tộc nào áp
đặt hoặc can thiệp vào dân tộc khác, vào công việc nội bộ của một nước có
độc lập chủ quyền Đó là quyền tự do phân lập thành một cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ
sở bình đẳng
Nguyên tắc phương pháp luận của Lênin cần được áp dụng khi xem xét vấn đề quyền tự quyết dân tộc là “phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”
Vấn đề quyền tự quyết dân tộc là sự thể hiện trong thực tiễn hành động quyết
định của dân tộc theo những xu hướng phát triển dân tộc của thế giới Điểm
mấu chốt của nguyên tắc và quyền tự quyết dân tộc là các dân tộc phải được
tự do và tự nguyện khi phải quyết định tách ra hay nhập vào
Phải chống những biểu hiện của chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa dân tộc nước lớn, áp đặt, can thiệp, xâm phạm quyền của dân tộc khác như Lênin
đã từng lên án và phòng ngừa chủ nghĩa dân tộc sô vanh Đại Nga Sau cách mạng Tháng Mười, các nước cộng hoà Xô viết gia nhập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), nước Nga và dân tộc Nga giúp đỡ cho các nước Cộng hoà Trung á xa xôi đang còn lạc hậu bước vào con đường phát triển là một minh chứng của việc thực hiện bình đẳng và tự quyết dân tộc
Trang 11Tôn trọng quyền độc lập, quyền tự khẳng định, phát triển của dân tộc
đi liền với đấu tranh gạt bỏ những trở ngại, ngăn cản sự xích lại gần nhau, sự liên hiệp tự nguyện của các dân tộc để vừa phát triển dân tộc vừa phát triển liên minh các dân tộc (Liên bang)
Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc còn đòi hỏi phải chống lại tâm lý ích kỷ dân tộc, tính hẹp hòi, biệt phái, sự xa rời, lảng tránh nghĩa vụ giúp đỡ các dân tộc khác cùng phát triển
Đoàn kết giúp các dân tộc là một nguyên tắc thể hiện rõ trách nhiệm,
đạo đức và văn hoá trong quan hệ giữa các dân tộc, các tộc người, ở trong nước và trên thế giới Đoàn kết dân tộc, nói rộng ra là đoàn kết xã hội, đoàn kết quốc tế theo lập trường, lý tưởng, mục tiêu của giai cấp công nhân Đó là phương thức, con đường dẫn tới tập hợp lực lượng, tạo ra phong trào và sức mạnh liên kết, gắn kết các cộng đồng dân tộc, đấu tranh cho quyền bình
đẳng và tự quyết dân tộc, chống lại sự chia rẽ, kích động, hằn thù dân tộc, chống lại sự vi phạm các quyền tự nhiên, thiêng liêng của con người, từng cá nhân đến cả cộng đồng dân tộc và cộng đồng các dân tộc Đoàn kết giai cấp công nhân và nhân dân lao động các dân tộc không dừng lại ở lời kêu gọi trong Cương lĩnh mà phải biến thành hiện thực, bằng sức mạnh tinh thần và vật chất để đem lại sự kết hợp giữa tình cảm dân tộc với tình cảm quốc tế, giữa chủ nghĩa yêu nước dân tộc với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân
Cương lĩnh dân tộc, trong đó có quyền tự quyết dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt trong di sản của Lênin là một văn kiện lịch sử vô giá còn mãi giá trị, ý nghĩa và sức sống của nó tới ngày hôm nay
Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chỉ ra xu thế, qui luật chung của thời đại trong việc giải quyết vấn đề dân tộc; đó là:
- Giải phóng giai cấp có quan hệ chặt chẽ với giải quyết vấn đề dân tộc
Trang 12- Cách mạng vô sản tất yếu phải đi lên chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa Mác-Lê nin đã chỉ ra mối liên hệ và sự phối hợp tất yếu giữa cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vị thế giới Khẩu hiệu: “Giai cấp vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” đã phản ánh tinh thần đó
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê nin về giải quết vấn đề dân tộc giúp chúng ta có cơ sở khoa học để thấy rõ qui luật vận động và phát triển của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc Đây là điều có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc
Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, chủ nghĩa Mác- Lênin đã được Nguyễn ái Quốc tiếp thu và đã có ảnh hưởng quyết
định tới sự hình thành tư tưởng, đường lối cách mạng của Người, đã chỉ ra
con đường giải phóng và phát triển của dân tộc ta, đó là con đường cách
mạng vô sản, thực hiện lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Từ những năm 20,30 của thế kỷ XX Người đã xác định: Đối với nước
ta, trong điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến thì vấn đề giải phóng dân tộc được đặt lên trên hết, trước hết Người cũng khẳng định: Phải giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại xâm; đưa các dân tộc đi tới tương lai trên con đường ấm no, hạnh phúc
Giải phóng dân tộc trong điều kiện cụ thể của nước ta bao hàm ý nghĩa sâu xa: Không chỉ giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại xâm, mà còn phải đưa dân tộc đi tới tương lai tốt đẹp
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
đã được thể hiện ở một số quan điểm cơ bản:
Trang 13- Khẳng định Việt Nam là quốc gia thống nhất của nhiều dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc gia Việt Nam thống nhất của nhiều dân tộc không chỉ là phản ánh khách quan; mà còn là tư tưởng chỉ đạo thể hiện khát vọng, tinh thàn đấu tranh quật cường của Đảng, nhân dân các dân tộc vì một Tổ quốc chung Trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tổ chức tại Plâyku năm 1946, Người viết:
“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xê Đăng hay
Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh
em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là thiếu dây liên lạc, hai là kẻ thù xúi giục để chia rẽ chúng ta Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta Trong Quốc hội có đủ đại biểu của các dân tộc Chính phủ thì
có Nha dân tộc thiểu số để săn sóc cho tát cả các đồng bào”(1)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc gia Việt Nam thống nhất của nhiều dân tộc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng ta; giúp cán bộ đảng viên nhận thức được tính tất yếu của vấn đề
đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Trong điều kiện của một nước thuộc địa thì giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trên hết, trước hết
Hồ Chí Minh cho rằng, trong các nước thuộc địa thì giải phóng dân tộc là cơ sở để giải phóng giai cấp, giải phóng con người Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Người khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trên hết, trước hết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khoá I – Từ ngày 10 tới 19 tháng 5 năm 1941) do Hồ -
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội - 2000, tr 217, 218.
Trang 14Chí Minh chủ trì đã xác định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn
đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”(1) Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tập hợp được
đại bộ phận các tầng lớp nhân dân, phân hoá cao độ kẻ thù, huy động được sức mạnh to lớn của cả dân tộc để đánh bại kẻ thù xâm lược; giành độc lập dân tộc
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:
Hồ Chí Minh xác định Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai
đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội là để thực hiện mục tiêu lâu dài nhằm thực hiện quyền tự do, hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”
- Đại đoàn kết các dân tộc
Hồ Chí Minh đã nêu trong những luận điểm có tính chân lý:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”(2) Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược, nhất quán, xuyên suốt quá trình Cách mạng Việt Nam Đây là chiến lược tập hợp lực lượng; tạo nên sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù dân tộc
-
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2000, tr 392.
Trang 15- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Trong xu thế phát triển của thời đại, việc xác định Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; Cách mạng Việt Nam cần phải tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng tiến bộ, hoà bình trên thế giới, đồng thời
đóng góp tích cực vào phong trào cách mạng thế giới Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh đã chỉ
đường cho các dân tộc cùng đứng lên đấu tranh giành độc lập; đồng thời chỉ
rõ cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
được Đảng ta coi là cơ sở tư tưởng để nghiên cứu, định ra chính sách dân tộc
phù hợp ở mỗi giai đoạn
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân
ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”
3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc
Đảng ta xác định: Giải quyết đúng dắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam
Trang 16Tại Hội nghị cán bộ Bắc kỳ tháng 3 năm 1935 Đảng ta xác định:
“Những người cộng sản Việt Nam phải hết sức cổ động, tuyên truyền trong quần chúng mình rằng: Mình phải hết sức giúp đỡ và thống nhất mặt trận với thợ thuyền và nông dân các dân tộc thiểu số để đánh đổ đế quốc với địa chủ thì cách mạng mới thành công được”(1)
Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông dương tháng 3 năm
1935 đã xác định: “Lực lượng tranh đấu của các dân tộc thiểu số là một lực
lượng rất lớn Cuộc dân tộc giải phóng của họ là một bộ phận quan trọng trong cuộc cách mạng phản đế và điền địa ở Đông dương, bộ phận của cách mạng thế giới”(2)
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông
dương tháng 11 năm 1939 có xác định: “Ban chấp hành Trung ương cũng
như xứ uỷ phải tổ chức ban chuyên môn về vấn đề dân tộc thiểu số Phải cho người học tiếng, học chữ các dân tộc ấy để tuyên truyền vận động họ, phải tìm đủ mọi cách tìm mối liên lạc và gây cơ sở các dân tộc thiểu số…Dù cho
sự rút bớt cán bộ để phụ trách công tác này mà đình trệ ít nhiều công tác ở
địa phương cũng phải làm”(3)
Sau khi miền Bắc được giải phóng, Đại hội lần thứ III của Đảng
(1960) đã chỉ rõ: “Đảng và Nhà nước cần phải có kế hoạch toàn diện và lâu
dài phát triển kinh tế và văn hoá ở miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình”(4)
Trang 17Khi đất nước đã thống nhất, Đại hội IV của Đảng (1976) tiếp tục
khẳng định: “Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm
vụ có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam…Chính sách dân tộc của
Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xoá bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh
tế, văn hoá giữa các dân tộc ít người và dân tộc đông người”(1)
Nghị quyết Đại hội V của Đảng (1982) có nêu: “Đồng bào các dân
tộc ở nước ta, miền ngược miền xuôi, vùng cao vùng thấp đã phát huy ý chí quật cường và truyền thống đoàn kết chiến đấu góp phần to lớn đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược và làm thất bại các thủ đoạn chia rẽ của
địch”(2)
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng (1991) tiếp tục khẳng định: “Đoàn
kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”(3)
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng (1996) có nhấn mạnh: “Vấn đề dân
tộc có vị trí chiến lược lớn Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”(4)
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001) nêu rõ: “Vấn đề dân tộc và
đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng Thực hiện tốt chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”(5)
Trang 18Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX khẳng định: Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị Đại hội X của
Đảng tiếp tục khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí
chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta Các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(1)
Gắn với việc giải quyết vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và cơ quan công tác dân tộc luôn có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính trị ở nước ta
Hiện nay, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác dân tộc được thực hiện rõ ở các nội dung:
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam
- Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống -
(1) ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN-2006, tr.222
Trang 19các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất
- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung và phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực,
tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước
- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị
Nội dung công tác dân tộc hiện nay:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành (hệ thống chính trị) từ Trung ương đến cơ sở về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó lưu ý việc phát huy vai trò những người có uy tín trong đồng bào dân tộc
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia, chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi; đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc
- Tăng cường công tác vận động quần chúng, đổi mới nội dung và phương pháp dân vận ở vùng đồng bào dân tộc; thực hiện phương châm
“Chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc” và phong cách
“Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân
Trang 20- Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng
dân tộc
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc phải phản ánh
được việc quán triệt, cụ thể hoá quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, xác định nhiệm
vụ chính trị của cơ quan công tác dân tộc trong từng giai đoạn cách mạng Dựa trên quan điểm, tư tưởng của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghiên cứu, biên soạn lịch sử cơ quan công tác dân tộc; đồng thời làm sáng
tỏ thêm lý luận về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
Từ những vấn đề nêu trên để xác định có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn
để nghiên cứu, biên soan lịch sử cơ quan công tác dân tộc; đồng thời góp phần
bổ sung về mặt lý luận và giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra
III Cơ sở thực tiễn
1 Đặc điểm cộng đồng dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) Việc nghiên cứu
đặc điểm cộng đồng dân tộc Việt Nam để có cơ sở xác định chính sách cho phù hợp với điều kiện cụ thể của các dân tộc; đồng thời xây dựng bộ máy cơ quan công tác dân tộc đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ Cộng đồng dân tộc Việt Nam có những đặc điểm cần được quan tâm:
- Các dân tộc ở Việt Nam có tỷ lệ số dân không đồng đều và sống xen kẽ với nhau
Trang 21Trong 54 dân tộc, Dân tộc Kinh là dân tộc đa số (chiếm 87% số dân cả nước); còn 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13% Giữa các dân tộc thiểu số, tỷ
lệ số dân cũng rất khác nhau Có một số dân tộc (Tày, Thái, Mường, Khmer)
có số dân trên 1 triệu người Nhiều dân tộc thiểu số có số dân từ 10 vạn tới
60 vạn Đặc biệt có 5 dân tộc có số dân trên dưới 1.000 người (Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu)
Đặc điểm dân số không đồng đều, cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc là điều kiện thực tế cần nghiên cứu trong việc hoạch định chính sách ở vùng dân tộc
- Các dân tộc phân bố trên các địa bàn có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng Bởi vậy, chính sách dân tộc đòi hỏi mang tính toàn diện; bao hàm các yếu tố về chính trị, kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái
- Các dân tộc ở nước ta có lịch sử gắn bó lâu đời trong đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng cộng đồng dân tộc thống nhất Đại đoàn kết là yếu tố
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đất nước
- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không
đều nhau Trình dộ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau giữa các dân tộc là do nguyên nhân lịch sử, do điều kiện tự nhiên Bởi vậy cần có chính sách cụ thể cho từng vùng, từng dân tộc có tính đặc thù
Đặc điểm cộng đồng dân tộc Việt Nam là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để nghiên cứu xây dựng chính sách; đồng thời cũng là cơ sở để nghiên cứu xây dựng tổ chức chuyên môn về công tác dân tộc
2 Cơ quan công tác dân tộc thuộc Chính phủ ở nước ta
Cơ quan công tác dân tộc thuộc Chính phủ ở nước ta đã có lịch sử hơn
60 năm; ở mỗi giai đoạn, theo yêu cầu của cách mạng đã có tổ chức với chức năng, nhiệm vụ cụ thể
Trang 222.1 Giai đoạn 1946 – 1954
Sau khi giành được chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á, dù bận trăm công nghìn việc, trong lúc chính quyền non trẻ phải đang phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài, ngày 3/12/1945, chỉ sau ba tháng nước nhà được độc lập (02/9/1945), dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu
số toàn quốc đã được tổ chức tại Hà nội Lần đầu tiên, đại biểu các dân tộc thiểu số Từ Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên họp mặt ở Hà Nội để biểu dương tình đoàn kết giữa các dân tộc Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ
để giữ độc lập càng cần đoàn kết hơn”(1)
Ngày 19/4/1946, Hội đồng Chính phủ họp và đồng ý với đề nghị của
Bộ Nội vụ về việc thành lập một Nha dân tộc thiểu số(2) Và ngày 03/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 58 tổ chức Bộ Nội vụ Theo
đó, trong cơ cấu của Bộ nội vụ có: Một Văn phòng, Nha Thanh tra và 5 Nha chuyên trách là: Nha công chức kế toán, Nha pháp chính, Nha thông tin tuyên truyền, Việt Nam công an vụ và Nha Dân tộc thiểu số Nha dân tộc
thiểu số có nhiệm vụ “xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về
các dân tộc thiểu số trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”
Tiếp đó, ngày 09/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký Nghị định số 359, cụ thể hoá sắc lệnh số 58 đối với Nha dân tộc Theo đó, Nha dân tộc thiểu số có nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến các dân tộc thiểu số để củng cố trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn -
(1) Việt Nam, những sự kiện lịch sử (1945-1975), Nxb GD, tr 21)
(2) Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T1, tr 193)
Trang 23kết tương trợ giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam Nha Dân tộc thiểu số
đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có một giám
đốc điều khiển Giúp việc giám đốc có một phó giám đốc, một bí thư trưởng
và hai cố vấn Trừ hai cố vấn ra, giám đốc, phó giám đốc và bí thư trưởng
đều phải chọn trong cán bộ dân tộc thiểu số
Nha Dân tộc thiểu số sau khi thành lập, đã nhanh chóng mở trường
đào tạo cán bộ dân tộc (lấy tên là trường Nùng Chí Cao) tại Hà Nội Khoá học đầu tiên có ý nghĩa lịch sử này đã vinh dự được Bác Hồ đến thăm Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ (12-1946), các đồng chí lãnh đạo Nha dân tộc được phân công về địa phương công tác, khoá học tạm dừng, các đồng chí học viên trở về địa phương công tác, nhiều người đã phát huy được tác dụng tích cực trong công tác trong suốt thời kỳ kháng chiến và sau này(1)
Việc ra đời Nha Dân tộc thiểu số ở Trung ương được thể chế bằng một văn bản qui phạm pháp luật (nghị định số 359, ngày 09/9/1946), đã tạo cơ
sở pháp lý để các địa phương củng cố tổ chức và hoạt động về lĩnh vực công tác dân tộc
Tháng 3 năm 1946, Ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung
bộ được thành lập và Ban này thành lập được hai Phòng quốc dân thiểu số ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum Trong thời gian tồn tại từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1946 Ban này đã: Tổ chức Đại hội đoàn kết dân tộc chống Pháp gồm trên 1000 đại biểu các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và miền núi, các tỉnh
đồng bằng, đã họp tại PleiKu ngày 19/4/1946 Trong lễ khai mạc, các đại biểu đã trân trọng đón thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Tố Hữu và
đồng chí Bùi San mang đến Đại hội vô cùng xúc động khi nghe thư của Người: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xê
-
(1) Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, 50 năm công tác dân tộc (1946-1996), Nxb CTQG,
HN-1997, tr 45,46)
Trang 24Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam,
đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau,
no đói giúp nhau Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc Chính phủ thì có “Nha Dân Tộc Thiểu Số” để săn sóc cho tất cả các đồng bào
Được sự phối hợp của Phân Ban Quốc dân thiểu số Nam trung bộ, tại
Ya Hội và vùng Kamak (bắc An Khê), tháng 10/1946 đã thành lập đại đội
Đinh Drong do đồng chí Kpă Jao làm đại đội trưởng, đến cuối năm 1949, đại
đội phát triển được 114 chiến sỹ(1) Sau đó tổ chức các lễ đoàn kết nhỏ ở các huyện Đak Tô, An Khê để phát huy ảnh hưởng của chính quyền mới Mở các lớp huấn luyện cán bộ tuyên truyền xung phong thượng du cho các đối tượng tham gia công tác chính quyền ở cấp làng, xã Cụ thể mở được 4 khoá, huấn luyện được 105 thanh niên Tổ chức các đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nông dân.(2)
Sau khi thực dân Pháp chiếm lại toàn bộ Tây Nguyên, công việc kháng chiến ở đây phải tiếp tục trong hoàn cảnh khó khăn hơn Vấn đề đặt ra của công việc kháng chiến là phải tiến hành tuyên truyền, đặt lại mối liên lạc, gây lại cơ sở chính quyền, lấy vùng thượng du các tỉnh trung châu Nam trung bộ làm chỗ dựa để hoạt động Vì vậy, cần thống nhất công tác thượng
du Nam Trung bộ, cần một cơ quan quản lý và lãnh đạo, đó là Phân ban Quốc dân thiểu số Nam Trung bộ (từ tháng 7 năm 1946 đến tháng 8 năm 1947) Trong thời gian tồn tại hơn một năm Phân ban này đã triển khai và thực hiện các mặt công tác, thu được kết quả như: Giữ vững chính quyền nhân dân ở những nơi đã có cơ sở; phát triển cơ sở chính quyền ở những -
(1) UB kháng chiến Hành chính miền Nam Trung bộ 1945-1954, Nxb ĐHSP, tr 424,425,426)
(2) Uỷ ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung bộ 1945-1954, Nxb Đại học Sư phạm, tr 350, 351
Trang 25vùng mới Công việc này giao cho những đội vũ trang tuyên truyền đi sâu vào vùng địch chiếm Những đội viên này sau khi phát động phong trào có nhiệm
vụ tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở đó, đào tạo cán bộ địa phương để tiếp tục lãnh đạo phong trào Tổ chức Hội nghị kháng chiến hành chính thượng du Nam Trung bộ tại La Hai (Đồng Xuân, Phú Yên) vào cuối tháng 11 năm 1946, gồm có đại biểu các huyện ở tỉnh Kon Tum, Gia Lai,
Đắc Lắc, các châu thượng du của các tỉnh trung châu và các nhân sỹ, phụ lão
ở những vùng chưa có chính quyền cũng được mời về dự Hội nghị này đã bàn bạc và đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác đối với khu vực Tây Nguyên và các vùng thượng du các tỉnh trung châu; thành lập HTX có nhiệm vụ cung cấp muối, nông cụ và các vật dụng hàng ngày cho đồng bào thượng du, tiêu thụ các hàng thổ sản, lâm sản của đồng bào Chủ trương này rất hợp với nguyện vọng của nhân dân làm nổi bật chính sách giúp đỡ sinh hoạt cho
đồng bào thượng du, nhờ đó uy tín của chính quyền được tăng lên; phát động phong trào tăng gia sản xuất và cứu tế cho đồng bào; thành lập các đơn vị bộ
đội thượng du như bộ đội Nơ Trang Lơng ở Đắc Lắc, bộ đội Đinh Troom ở
An Khê và tổ chức dân quân du kích khắp các địa phương; đào tạo cán bộ thượng du và cán bộ kinh để đáp ứng nhu cầu phát triển công tác của cách mạng Sau hơn một năm công tác, Phân ban Quốc dân thiểu số Nam trung bộ đã thu được nhiều kết quả Chính quyền ở những vùng thượng du trung châu đang phát triển mạnh mẽ và có triển vọng lan rộng trên toàn khu vực Tây Nguyên Yêu cầu cấp thiết đặt ra của cuộc kháng chiến là phải tiến hành đánh Pháp ngay
ở Tây Nguyên để chiếm lại vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở Nam Trung
bộ và Đông Dương, giành lại đất và giải phóng 800.000 dân đang ở trong sự kìm kẹp của kẻ thù mà chúng đang dùng bổ sung vào lực lượng ngụy quân để chống lại cách mạng Những việc ấy nằm ngoài phạm vi công tác của Phân ban Quốc dân thiểu số Nam trung bộ, nên cần phải có một tổ chức khác thích hợp
và mạnh mẽ hơn để lãnh đạo công tác trong một phạm vi rộng lớn và mang tính
Trang 26chất quyết liệt hơn Vì vậy, ta chủ trương giao công tác thượng du của các tỉnh trung châu lại cho các Uỷ ban kháng chiến hành chính các tỉnh phụ trách; công tác thượng du ở khu vực Tây Nguyên phải có một uỷ ban đặc biệt phụ trách Thực hiện chủ trương này, theo uỷ nhiệm đặc biệt số 100BT của đại diện chính phủ Trung ương và đại diện Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam trung bộ, ngày 28/8/1947, Uỷ ban chỉ huy Tây Nguyên được thành lập thay thế cho Phân ban Quốc dân thiểu số Nam trung bộ Thành phần tham gia Uỷ ban này gồm 5 người, trong đó 4 người kinh và 1 người thượng du(1)
Ngày 10/2/1949, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 9-NV qui định:
- ở Liên khu có nhiều đồng bào miền núi sẽ thành lập Phòng quốc dân miền núi, đặt dưới sự điều khiển của Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu
- ở tỉnh có đông đồng bào miền núi có thể thành lập Ban quốc dân miền núi dưới sự điều khiển của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh
Nhiệm vụ của Phòng và của Ban là nghiên cứu và thi hành kế hoạch
đại đoàn kết dân tộc, cải thiện đời sống và động viên đồng bào hăng hái tham gia kháng chiến(2)
Nghị định số 9-NV là cơ sở pháp lý cho việc củng cố, tăng cường hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương
Năm 1950, tỉnh Bình Định thành lập Tiểu ban Quốc dân miền núi Trong 6 tháng cuối năm 1950 chỉ có Ban Thượng vận nằm trong Văn phòng dân vận để theo dõi tình hình và nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng và mặt trận miền núi Đến ngày Ban Quốc dân Miền núi được thành lập thì một
đồng chí trong Ban Thượng vận (cán bộ tỉnh) qua làm Trưởng ban và chịu -
(1) UB kháng chiến Hành chính miền Nam Trung bộ (1945-1954), Nxb Đại học Sư phạm, tr 351, 352, 353)
(2) Biên niên lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, t1, tr 488)
Trang 27trách nhiệm trước tỉnh uỷ về mọi vấn đề công tác miền núi(1)
Việc thành lập Phòng Quốc dân thiểu số là một sáng kiến rất hay, rất phù hợp, chứng tỏ Đảng ta từ đầu đã nhận thức đúng đắn vị trí vấn đề dân tộc
ở nước ta; coi vấn đề dân tộc là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ chiến lược Cách mạng của Đảng, gắn liền với sự nghiệp cách mạng chung của cả nước cũng như của từng dân tộc, tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong việc chống lại các âm mưu chia rẽ của địch
2.2 Giai đoạn 1955 – 1975
Sau chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954), đất nước bước sang giai
đoạn cách mạng mới: Hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà Nhiệm vụ của công tác dân tộc cũng được đặt trong điều kiện mới
Ngày 29/01/1955, Ban Chấp Hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Tiểu Ban Dân tộc ở trung ương, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của TW (Theo Nghị quyết số 03/NQNS-TW ngày 29/01/1955) Về mặt chính quyền, bộ máy dân tộc thiểu số trực thuộc Thủ tướng phủ và tạm thời đặt ở Ban Nội chính Tiểu Ban Dân tộc trung ương gồm có 3 đồng chí, đồng chí Bùi San làm trưởng tiểu ban, đồng chí Y Wang người Êđê nguyên Uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ Đắc Lắc làm Uỷ viên; đồng chí Hồng Tiến, người Thổ, nguyên uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang làm uỷ viên Tiểu Ban Dân tộc có nhiệm vụ: Nghiên cứu tình hình dân tộc và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số, kể cả ở khu vực tự trị; nghiên cứu giúp Trung ương đề ra chủ trương thực hiện chính sách dân tộc và phối hợp với các bộ, các cơ quan ở cấp Trung ương trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ ở các vùng dân tộc thiểu số; trực tiếp phụ trách
-
(1) Uỷ ban kháng chiến Hành chính miền Nam Trung bộ, sách đã dẫn, tr 208).
Trang 28thực hiện một số công tác như đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc…(1)
Sau khi có nghị quyết của Đảng, ngày 01/02/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 447-TTg thành lập Ban Dân tộc, một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ và trực thuộc Thủ tướng phủ, với nhiệm vụ: Nghiên cứu tình hình các dân tộc, đề xuất chính sách và chủ trương công tác ở vùng dân tộc thiểu số, nghiên cứu kế hoạch xây dựng các khu dân tộc tự trị; trực tiếp phụ trách một số công tác như đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; tổ chức các cuộc hội nghị liên hoan gặp gỡ giữa các dân tộc; soạn và xuất bản các tài liệu giới thiệu các dân tộc Cùng với việc thành lập và xác định nhiệm vụ của Ban Dân tộc trong điều kiện mới, ngày 29 tháng 4 năm 1955, Chủ tịch Chính phủ đã ra sắc lệnh ban hành chính sách dân tộc, theo đó: Chính sách dân tộc của Chính phủ nhằm mục đích tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo
điều kiện cho các dân tộc tiến bộ mau chóng về mọi mặt; các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều nhất loạt bình đẳng, đều hưởng mọi quyền tự
do, dân chủ và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ cho cả nước ở các vùng dân tộc thiểu số sống tập trung có đủ điều kiện thì thực hiện khu vực tự trị của dân tộc(2)
Sắc lệnh số 230-TTg ngày 29/4/1955 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định thành lập Khu tự trị Thái – Mèo bao gồm 16 Châu là: Mường Tè, Sình Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sông Mã, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên, Phong Thổ, Than Uyên, Văn Chấn Khu tự trị Thái – Mèo là một
bộ phận của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chính quyền Khu tự trị ngang
-
(1) Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Khoá X, Sách đã dẫn, tr 59)
(2) Biên niên lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T2, tr 50, 51)
Trang 29bằng với cấp Khu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Trung
ương(1)
Qua nghiên cứu nội dung của Nghị quyết số 03 ngày 29/01/1955 của
TW và Nghị định số 447-TTg của Chính phủ trên đây, cho thấy nhiệm vụ của Tiểu ban Dân tộc trung ương và Nhiệm vụ của Ban Dân tộc- một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ có sự tương đồng về nhiệm vụ và đối tượng quản lý Về tổ chức là hai đầu mối trực thuộc hai cơ quan trung ương (Tiểu ban Dân tộc ở trung ương dưới sự lãnh đạo trực tiếp của TW, Ban Dân tộc- một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ, trực thuộc Thủ tướng phủ), nhưng bộ máy, nhân sự có sự đồng nhất (Ban Dân tộc-một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ theo Nghị định số 447-TTg và Tiểu Ban Dân tộc trung
ương theo Nghị quyết số 03/NQNS-TW)
Thượng tuần tháng 6/1956, dưới sự chủ trì của Hồ Chủ tịch, Hội đồng Chính phủ đã họp và quyết định thành lập Khu tự trị Việt Bắc, bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, (trừ huyện Yên Bình), Thái Nguyên (trừ hai huyện Phổ Yên, Phú Bình) và huyện Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang Diện tích 2.600 cây số vuông Dân số 795.728 người gồm các dân tộc Thổ, Nùng, Kinh, Mán, Trại, Cao Lan, Ngái, Sán Chỉ, Lô Lô, Mèo, Quý Châu, Thái , đông nhất là Thổ, Nùng, Kinh(1) Chủ trương này được thể chế bằng sắc lệnh số 268-SL Ngày 01/7/1956 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.(2) Ngày 10/8/1956 Đại hội thành lập Khu tự trị Việt Bắc đã khai mạc Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp đọc diễn văn khai mạc, trong đó có đề cập đến lịch
sử đấu tranh anh dũng của đồng bào các dân tộc Việt Bắc, ý nghĩa của việc
-
(1) Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T2, tr 51, 52)
(2) Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T2, tr 124)
(3) Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam T2, 1945-2005,tr 128)
Trang 30thành lập khu tự trị, chính sách của Đảng và Chính phủ xuất phát từ lợi ích
và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc nhằm thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết thương yêu nhau, ra sức giúp nhau cùng tiến bộ “Đoàn kết, tiến bộ” là 4 chữ thêu trên lá cờ mà Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc tặng đại hội Khu tự trị là một bộ phận không thể tách rời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Các dân tộc sống trong khu
được quyền làm chủ, quản lý công việc của dân tộc và của địa phương mình dưới sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ Trung ương(1)
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về công tác dân tộc đã được Quốc hội nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 22/01/1957 đã nhấn mạnh đến việc củng cố hệ thống tổ chức làm công tác dân tộc: Kiện toàn các cơ quan công tác dân tộc ở Trung ương và các địa phương để theo dõi tình hình công tác vùng dân tộc, kịp thời giúp Chính phủ
và các cấp chính quyền đề ra những chủ trương chính sách sát hợp với tình hình, đặc điểm các dân tộc, làm cho công tác thu được nhiều kết quả(2) Tại kỳ họp thứ VIII Quốc hội Khoá I (từ 15 đến 29/4/1958) đã “nâng Ban Dân tộc lên thành Uỷ ban Dân tộc có quyền hạn và trách nhiệm ngang một bộ, trực thuộc Hội đồng Chính phủ”(3)
Ngày 06/3/1959, Phủ Chủ tịch ra sắc lệnh số 017-SL, qui định nhiệm
vụ và tổ chức của Uỷ ban Dân tộc Theo đó, Uỷ ban Dân tộc có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và thực hiện chính sách dân tộc nhằm tăng cường
đoàn kết giữa các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiến bộ mau chóng về mọi mặt theo chủ nghĩa xã hội Uỷ ban Dân tộc có Chủ nhiệm, một số Phó Chủ nhiệm và uỷ viên -
(1) Biên Niên lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T2, tr 138)
(2) Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khoá X, Sách đã dẫn, tr 320)
(3) Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T2, tr 266, 267).
Trang 31chọn theo thành phần các dân tộc trong cả nước Cùng ngày 06/3/1959 Chính phủ ban hàn Nghị định số 102-TTg qui định nhiệm vụ cụ thể của Uỷ ban Dân tộc: Nghiên cứu tình hình, đặc điểm các dân tộc thiểu số, giúp Chính phủ vạch chính sách dân tộc; theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách dân tộc và giúp các bộ trong việc nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện những chính sách cụ thể phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố các vùng dân tộc thiểu số về mọi mặt; chỉ đạo các Ban dân tộc địa phương về mặt nghiệp vụ; trực tiếp quản lý trường cán bộ dân tộc; tổ chức những đoàn đại biểu dân tộc đi thăm quan Uỷ ban hành chính các khu tự trị, các tỉnh miền núi và tỉnh có vùng đồng bào dân tộc thiểu số xen kẽ có nhiệm vụ báo cáo về tình hình công tác thực hiện chính sách dân tộc cho Uỷ ban Dân tộc Uỷ ban Dân tộc phối hợp và góp ý kiến với các bộ trong việc trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban Dân tộc các chính sách, chủ trương cụ thể và tình hình công tác
của ngành mình ở các vùng dân tộc thiểu số Như vậy, từ năm 1958, vị trí
của cơ quan làm công tác dân tộc đã được nâng lên Từ một Nha trong Bộ Nội vụ (năm 1946), một Ban trong Ban Nội chính Chính phủ (năm 1955), giờ đây (1958) được Quốc hội chính thức xác định là một cơ quan ngang bộ
Ngày 29/9/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 133-CP qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc Theo
đó, Uỷ ban Dân tộc là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường đoàn kết các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, tương trợ, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số cùng nhân dân toàn quốc tiến nhanh về mọi mặt lên chủ nghĩa xã hội Uỷ ban Dân tộc có nhiệm vụ điều tra nghiên cứu nắm tình hình đặc điểm các dân tộc thiểu số ở trong nước; nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách ở vùng dân tộc thiểu số nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phát triển kinh tế, văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số; theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chính sách ở vùng dân tộc thiểu số và
Trang 32góp ý kiến với các bộ, ngành ở trung ương, các Uỷ ban hành chính các khu
tự trị, các tỉnh và địa phương khác có dân tộc thiểu số trong việc nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện các chính sách cụ thể ở các vùng dân tộc thiểu số; đề ra phương hướng tuyên truyền, giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số; quản lý Trường cán bộ dân tộc Trung ương; các bộ, các ngành ở trung ương có liên quan đến công tác dân tộc, các Uỷ ban hành chính các khu tự trị, các tỉnh và các địa phương khác có dân tộc thiểu số có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban Dân tộc tình hình thực hiện chính sách dân tộc của bộ, ngành, địa phương mình Tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc có Văn phòng, Vụ Tuyên giáo, Vụ Nội chính, Vụ Dân sinh, Vụ các đơn vị sự nghiệp do Uỷ ban quản lý(1)
Thời kỳ 1960-1961, đồng chí Chu Văn Tấn là Trưởng Ban dân tộc Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Chính phủ(2)
Cùng với Uỷ ban Dân tộc Trung ương, hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số cư trú; các bộ, ngành có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động công tác vùng dân tộc có bộ phận riêng giúp lãnh đạo trong việc thực hiện chính sách dân tộc như : Bộ Thuỷ lợi, Bộ Văn hoá, Bộ Giáo dục, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế; một số Ban của Đảng cũng có bộ phận làm công tác dân tộc như Ban Tuyên huấn trung ương, Ban Nông nghiệp Trung ương
Theo Nghị định số 34/CP ngày 5/3/1968, Uỷ ban dân tộc giải thể Vụ Nội chính, Vụ Dân sinh, thành lập Vụ Tổng hợp và các Vụ địa phương nhằm nghiên cứu từng vùng dân tộc gồm:
-
(1) Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khoá X, sách đã dẫn, tr 377, 378
(2) UBDT, 60 năm công tác dân tộc, Nxb CTQG, HN-2006, tr 40
Trang 33- Vụ I: theo dõi nghiên cứu tình hình các dân tộc Tày, Nùng, Hán và các dân tộc sinh sống ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc
- Vụ II: theo dõi, nghiên cứu tình hình các dân tộc Thái, Mèo, Dao và các dân tộc khác sinh sống ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Nghĩa Lộ
- Vụ III: theo dõi, nghiên cứu tình hình các dân tộc Mường, Vân Kiều
và các dân tộc khác sinh sống ở các tỉnh Hoà Bình, Vĩnh Phú, Hà Đông, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình và khu Vĩnh Linh
- Vụ IV: theo dõi nghiên cứu công tác dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam
Các vụ địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc ở các vùng lãnh thổ được phân công, phối hợp cùng các địa phương
và các ngành triển khai một số hoạt động có liên quan ở các địa bàn được phân công Thời kỳ 1960 đến 1975, chính sách dân tộc được triển khai tương
đối đồng bộ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Cơ quan làm công tác dân tộc thời kỳ này đã tập trung nghiên cứu giúp Trung ương và Chính phủ ban hành nhiều chính sách cụ thể Ngoài các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của trung ương về việc xây dựng quan hệ sản xuất mới ở miền núi, về xây dựng cơ sở chính trị và chính sách cán bộ ở vùng dân tộc, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp qui cụ thể hoá chính sách dân tộc về phát triển nông - lâm nghiệp, về văn hoá thông tin, về y tế, giáo dục ở vùng dân tộc miền núi(1) Vụ Tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tình hình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, -
(1) Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, 55 năm công tác dân tộc và miền núi (1946-2001), Nxb CTQG, HN-2001, tr 100, 101
Trang 34giáo dục và đào tạo cán bộ dân tộc Nghiên cứu các vấn đề lớn về chính sách
có quan hệ chung đến các dân tộc, góp ý kiến với các ngành về chính sách cụ thể đối với các vùng dân tộc Thời kỳ 1960-1976, Trưởng Ban Dân tộc Trung
ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc là đồng chí Lê Quảng Ba(1)
Cùng với việc qui định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế – xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng đã được Đảng và chính phủ quan tâm, tạo nhiều cơ chế phù hợp Ngày 19/6/1973, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 109-
CP về một số chính sách cụ thể đối với đồng bào các dân tộc và cán bộ vùng cao Để ổn định sản xuất, nâng cao đời sống và bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, nghị quyết yêu cầu Uỷ ban Hành chính các khu tự trị, các tỉnh miền núi cùng với Uỷ ban Nông nghiệp trung ương, Tổng cục Lâm nghiệp xác
định phương hướng sản xuất phù hợp cho từng vùng, xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật cần thiết để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, mở rộng ngành nghề theo hướng mới Uỷ ban Dân tộc Trung ương nghiên cứu chính sách
đối với vùng cao để trình Thường vụ Hội đồng Chính phủ xét(2)
Việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc Ngày 23/5/1955, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 538-TTG lập Trường đào tạo cán bộ miền Nam ở Trung ương do Ban Dân tộc phụ trách Với tầm nhìn xa về tương lai của nguồn nhân lực đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, ngày 19/9/1969, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 98-TTg-VG về việc chuẩn bị mở trường Đại học kỹ thuật Miền núi, để phục vụ nhu cầu đào tạo cán bộ người dân tộc có trình độ đại học Đối tượng tuyển chọn của trường chủ yếu là học sinh, cán bộ, công nhân viên chức là người
-
(1) UBDT, 60 năm cơ quan công tác dân tộc, sách đã dẫn, tr 41
(2) Công báo nước Việt nam dân chủ cộng hoà số 10 ngày 30/6/1973
Trang 35dân tộc thiểu số đã học xong cấp III phổ thông hay bổ túc văn hoá(1) Ngày 18/5/1970, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 97-CP về việc mở trường Đại học sư phạm miền núi Trường này đặt tại Khu tự trị Việt Bắc, lấy tên là trường Đại học sư phạm Việt Bắc để đào tạo, bồi dưỡng văn hoá nghiệp vụ cho giáo viên cấp III phổ thông, cấp III bổ túc văn hoá cho các tỉnh miền núi(2) Ngày 25/02/1971, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 56/TTg về việc thành lập Trường Đại học Nông Lâm miền núi Trường đặt tại Khu tự trị Việt Bắc, do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trực tiếp quản lý Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phục vụ miền núi Trường có hệ đào tạo dài hạn, tập trung, hệ bổ túc ngắn hạn, hệ tại chức và lớp dự bị đại học Đối tượng tuyển sinh chủ yếu là học sinh và cán bộ người dân tộc, người kinh đã sống và học tập ở miền núi(3)
Ngày 26/11/1975, Chính phủ ra Quyết định số 214/CP về việc mở Trường dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Trường thuộc hệ thống các trường đại học, có nhiệm vụ bổ túc, nâng cao trình độ văn hoá cho những người học sinh dân tộc thiểu số thi trượt vào đại học Trường chia làm hai hệ,
hệ 1 dành cho học sinh có sức học trung bình, hệ 2 dành cho học sinh có sức học kém Học sinh của trường được hưởng học bổng theo chế độ đã qui
định(4)
Những điểm trình bày trên đây cho thấy từ năm 1955 đến năm 1975,
do điều kiện đất nước tạm thời chia thành hai miền nên cơ quan làm công tác dân tộc về tổ chức và các hoạt động theo hệ thống các cơ quan hành
-
(3) Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T2, tr 1096)
(4) Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T2, tr 1352)
Trang 36chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở trung ương, Uỷ ban Dân tộc
được khẳng định là cơ quan ngang bộ từ năm 1958 ở địa phương, trong giai
đoạn này, tổ chức chính quyền các cấp có tính đặc thù (Khu, liên khu), trong
đó có Khu tự trị Thái-Mèo và Khu tự trị Việt Bắc là những thực thể hành chính, bao quát hầu hết địa bàn miền núi vùng đồng bào dân tộc ở miền Bắc
và hai khu tự trị là một bộ phận không thể tách rời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết thương yêu nhau,
ra sức giúp nhau cùng tiến bộ, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ trung ương Trong đó, Uỷ ban Dân tộc là cơ quan có chức năng ngang một
bộ, trực thuộc Hội đồng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu
và thực hiện chính sách dân tộc nhằm tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc theo nguyên tắc đoàn kết, tương trợ và tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiến bộ mau chóng về mọi mặt theo chủ nghĩa xã hội Cùng với tăng cường hệ thống tổ chức, Đảng và Nhà nước đã thành lập một số trường đại học để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là con em đồng bào các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng dân tộc
2.3 Giai đoạn 1976 – 1986
Với chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, công tác dân tộc được xác
định tiếp tục triển khai trong phạm vi cả nước Riêng các tỉnh phía Nam, theo tinh thần Chỉ thị số 23-CTTW (ngày 15/11/1977), công tác dân tộc phải chuyển sang việc ổn định đời sống, tiếp tục phát triển kinh tế, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội do hậu quả chiến tranh để lại Đối với các dân tộc có những yêu cầu chỉ đạo riêng, Ban bí thư và Thủ tướng Chính phủ có những Chỉ thị cho từng vùng dân tộc Ngày 12/5/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
ra Chỉ thị số 121-CT về công tác đối với đồng bào Chăm, yêu cầu UBND các
địa phương có đông đồng bào Chăm cư trú và các bộ, các ngành ở trung
Trang 37ương có liên quan trong phạm vi chức năng của mình tập trung thực hiện một
số công tác trước mắt về tuyên truyền giáo dục, y tế, về an ninh quốc phòng
và trật tự xã hội, về củng cố chính quyền và đào tạo cán bộ Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 122-CT về công tác đối với đồng bào Khmer, yêu cầu các bộ ngành liên quan ở Trung ương và UBND các tỉnh có
đông đồng bào Khmer cư trú tiến hành ngay một số công tác: Tạo điều kiện
ổn định sản xuất và đời sống; khôi phục và tăng cường phát thanh bằng tiếng Khmer; phát triển giáo dục, vận động đồng bào Khmer chống các âm mưu và hoạt động của địch gây chia rẽ dân tộc, phá hoại chính sách hợp tác hoá và nghĩa vụ quân sự, hăm doạ chiến tranh, gây hoang mang trong nhân dân; có
kế hoạch ngăn chặn những người di tản trái phép và đối xử có tình, có lý với những người quay về Tổ quốc Khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ Khmer ở các ngành, các cấp, trước hết là đội ngũ cán bộ cơ sở; tổ chức cho cán bộ và nhân dân học tập chính sách dân tộc(1)
Các tỉnh phía Nam đã hình thành cơ quan làm công tác dân tộc để tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền giải quyết vấn đề dân tộc ở các địa phương Uỷ ban Dân tộc đã cùng các ngành, các địa phương tích cực đẩy mạnh công tác định canh, định cư, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách xã hội, tham mưu cho trung ương Đảng, Chính phủ ban hành các chính sách miễn giảm các nghĩa vụ đóng góp, tích cực khai thác đất đai, tài nguyên, phát triển mạnh mẽ cây lương thực để tự túc lương thực tại chỗ(2)
Ngày 14/5/1979 Ban Bí thư trung ương Đảng ra Quyết định số
38/QĐ-TW qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Ban Dân tộc Trung ương và của các tỉnh Theo đó, Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương -
(1) Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2005, T3, tr 404, 405).
(2) Uỷ Ban Dân tộc và Miền núi, 55 năm công tác dân tộc và miền núi, sách đã dẫn, tr
103, 104
Trang 38(hoặc cấp uỷ địa phương) về vấn đề dân tộc ít người Nhiệm vụ của Ban Dân tộc trung ương là: giúp trung ương chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các Hội nghị của Trung ương bàn về đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc Đối với các vấn đề chung của Đảng về vấn đề dân tộc có liên quan đến nhiều ngành, Ban chủ trì giúp Trung ương chuẩn bị; đối với các vấn đề cụ thể thuộc phạm vi cơ quan nào phụ trách thì cơ quan đó chuẩn bị Ban có trách nhiệm tham gia chuẩn bị và phát biểu chính thức ý kiến của mình trước khi trình Trung ương để quyết định Ban phối hợp và đề xuất ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương trong việc nghiên cứu chính sách đối với cán bộ người dân tộc ít người; giúp Trung ương kiểm tra việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc, đề xuất với Trung ương những vấn đề về chính sách, chủ trương công tác liên quan đến vấn đề dân tộc ít người mà các ngành cần nghiên cứu hoặc chỉ đạo để giải quyết Phát hiện và tổng hợp các vấn đề chính trị của các dân tộc ít người như tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc, mối quan hệ giữa các dân tộc, những vấn đề có tính chất chính trị trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các ngành, các cấp ở các vùng dân tộc, nhằm bảo đảm những quan điểm của Trung ương về vấn đề dân tộc được thực hiện đầy đủ, tăng cường khối đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc trong cả nước
ở các tỉnh có Ban Dân tộc, nhiệm vụ của Ban Dân tộc tỉnh là giúp cấp
uỷ theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và chủ trương của cấp uỷ về vấn đề dân tộc; nghiên cứu các vấn đề
về chấp hành chính sách của Đảng đối với các dân tộc ở địa phương theo yêu cầu của cấp uỷ và phối hợp với Ban Dân tộc Trung ương trong việc nghiên cứu và kiểm tra các vấn đề về chính sách của Đảng đối với các dân tộc theo
sự chỉ đạo của cấp uỷ
Ban Dân tộc Trung ương được quan hệ với các tổ chức làm công tác Dân tộc ở Trung ương và địa phương để trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn
Trang 39nghiệp vụ, phối hợp kiểm tra hoặc nghiên cứu những vấn đề về chính sách dân tộc ở địa phương Ban có nhiệm vụ báo cáo, thỉnh thị, phản ánh tình hình thực hiện chính sách dân tộc và những vấn đề khác có quan hệ đến công tác dân tộc lên Bộ Chính trị, Ban bí thư (hoặc cấp uỷ)
ở các tỉnh miền núi và các tỉnh có nhiều dân tộc ít người (khoảng từ 3 vạn trở lên) thành lập Ban Dân tộc của cấp uỷ, biên chế khoảng 5 đến 7 các
bộ nghiên cứu
Từ năm 1955 hai cơ quan làm công tác dân tộc của Trung ương Đảng
và Chính phủ hầu như thống nhất trong một tổ chức Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ (cơ quan ngang bộ) với Ban Dân tộc trung ương cùng trụ sở (80 Phan Đình Phùng Hà Nội), có hai con dấu của cơ quan Đảng và cơ quan Chính phủ thực hiện hai chức năng: tham mưu cho Trung ương Đảng và quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc
Từ năm 1979-1982, đồng chí Hoàng Văn Kiểu là Trưởng Ban Dân tộc Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ Từ năm 1982-
1989, Trưởng Ban Dân tộc là đồng chí Hoàng Trường Minh(1)
2.4 Giai đoạn 1987 đến nay
Ngày 16/2/1987, Hội đồng Nhà nước có Quyết định số 78/HĐNN giải thể Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ
Ngày 25/8/1988 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 62/QĐ-TW về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân tộc Trung ương, đã xác
định: Ban Dân tộc Trung ương có chức năng làm tham mưu tổng hợp cho Trung ương Đảng về công tác dân tộc thiểu số và có nhiệm vụ: Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề về dân tộc và công tác dân tộc, kiến nghị với Trung
ương Đảng những vấn đề về chủ trương, chính sách đối với các dân tộc thiểu -
(1) Uỷ ban Dân tộc, 60 năm công tác dân tộc, sách đã dẫn, tr 41, 42, 43
Trang 40số; kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về vấn đề dân tộc thiểu số ở các cấp uỷ đảng, các tổ chức chính quyền và các đoàn thể Làm công tác tổ chức cán bộ theo qui định của Trung ương Phối hợp với Ban Tổ chức trung ương nghiên cứu công tác xây dựng Đảng ở vùng dân tộc thiểu số và xây dựng chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân tộc ở các ngành và bộ phận làm công tác dân tộc của các cấp uỷ địa phương Biên chế của Ban gọn nhẹ, sắp xếp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, coi trọng chất lượng
Ban quan hệ chặt chẽ với các Ban của Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, với các cấp, các ngành
để trao đổi những vấn đề có liên quan đến chính sách dân tộc
Từ năm 1989-1992, đồng chí Nông Đức Mạnh là Trưởng Ban Dân tộc Trung ương Ban Dân tộc Trung ương đã phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, chuẩn bị nội dung để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi Nghị quyết đã chỉ rõ: Đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với miền núi, kiện toàn tổ chức và tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tham mưu, đủ sức giúp Trung ương cả trong công tác nghiên cứu, ban hành chính sách cũng như kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, chính sách kinh tế - xã hội ở miền núi Căn cứ nghị quyết, Hội đồng Bộ trưởng cũng đã ban hành Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Để giúp Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo công tác dân tộc và miền núi, ngày 11/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 147/CT thành lập Văn phòng Miền núi và Dân tộc, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Văn phòng Miền núi và Dân tộc có nhiệm vụ,