1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

125 467 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 17,39 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN VAN NINH

MOT SO GIAI PHAP QUAN LY

HOAT DONG DAY HOC 0 CAC TRUONG TIEU HOC

HUYEN QUANG XUUNG, TINH THANH HOA

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC

NGHE AN - 2013

Trang 2

TRUONG DAI HOC VINH

NGUYEN VAN NINH

MOT SO GIAI PHAP QUAN LY

HOAT DONG DAY HOC O CAC TRUONG TIEU HOC HUYEN QUANG XUONG, TINH THANH HOA

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã sé: 60.14.05

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC GIAO DUC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYÊN VĂN TỨ

NGHE AN - 2013

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đại học

Trường Đại học Vĩnh và thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập lớp Cao học Quản lý Giáo dục khóa

19 tai Dai hoc Vinh

Tôi xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Văn Tứ -

Người thầy, Người hướng dẫn khoa học - đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, các Phòng ban chuyên môn của huyện Quảng Xương: Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Xương: các Ông (Bà) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng giáo viên, công nhân viên ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên,

khích lệ, góp ý cung cấp tài liệu, hết lòng tạo điều kiện cho tôi trong quá trình

học tập, nghiên cứu đề hoàn thành luận văn

Mặc dù bản thân đã hết sức có gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Do đó rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ dẫn của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Xin chan thành cảm ơn!

Tác giả

Trang 4

Trang

MỞ ĐẦU 2.2222 222222122112211122112211122112211227.2112 1.11 re 1

1 Lý do chọn đề tài 2-22 2 212 2151221211552221212222111222211122211 112 2 1

2 Mục đích nghiên cứu - - 5 2 1322231211132 E221 55121 xerrxe 3 3 Khách thê và đối tượng nghiên cứu 2 2S 1S SE SE zEzrsrez 3 4 Giả thuyết khoa học .- 5-2 112121 5E522212121221112 22 re 3 5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - c2 222 2223222 2zz+>zxx 3 6 Phương pháp nghiên cứu - - 2 22 2 2223122212221 2 5322 srzxes 4 7 Những đóng góp của luận văn - ©2522 222221222522 czsxx 4

8 Cấu trúc của luận văn bene

Chuong 1 CO SO LY LUAN CUA VAN DE QUAN LY HOAT DONG

DAY HOC O TRUONG TIEU HỌC 2 222222222222 E22 EE22222522222E2 5

1.1 _ Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2222SE22221212522111222211522 222 5 1.1.1 Trên thế giới -: 22 21SE2E221212122121212111122211112221111221 212 e2 5

1.1.2 Ở Việt Nam - „7

1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài -5-5255scs5: 10 1.2.1 Dạy học và hoạt động dạy học ¿+ 5-52 2222222 +zcesxss 10

1.2.2 Quản lý và quản lý hoạt động dạy học ¿5-2 25252 ‡c+52 s52 12 1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lí hoạt động dạy học - 14 1.2.4 1.3 1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.3.4 1.3.5 1.3.6 1.3.7 Trường tiểu học trong hệ thống GD quốc dân

Các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học 2222222 222E5252121221212122222Ee xe 21

QL việc phân công giảng dạy .- 5 25-22222222 ssssxe 21 Quan lý việc thực hiện chương trình giảng dạy - 22

Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên ÍỚP - S252 22122 xxx 23

Trang 5

trường tiểu học - + 2222 22221222212121221212222121212212e re 29 1.4.1 Vai trò chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyên - 29 1.4.2 Sự điều hành, quản lý của cơ quan giáo dục cấp trên 30 1.4.3 Sự phối hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển giáo dục 31

Chương 2 THỰC TRANG QUAN LY HOAT DONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA 33 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội

GD&DT của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 33

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Quảng Xương 3⁄4 2.1.3 Thực trạng giáo dục tiêu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 39

22 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học

huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá - - 555-555 552*+++S++ 46

2.2.1 Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học

2.2.2 Thực trạng quản lý về kế hoạch dạy học -2-2-5sczcxzzzzzzzzzz 48 2.2.3 Thực trạng quản lý thực hiện chương trình dạy học - 49 2.2.4 Thực trạng quản lý việc phân công dạy học -:- - +: 51

2.2.5 Thực trạng quản lí họat động chuyên môn 5 5+5 2+

2.2.6 Thực trạng quản lý các công tác đảm bảo cho hoạt động dạy học

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường Tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá 65

2.3.1 Những mặt mạnh .- - - 22 2222 11221122511 1125311551 1155111183111 sye 65

2.3.2 Những hạn chẾ 5.22222212111221 111121111112111111211 1111210 xe, 66

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2+2 +22+z+E222+z+Ezzzzxzxszx 67

Chương 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC Ở CÁC

TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA 70

Trang 6

3.2 Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiêu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá - 55555 52++55+ s52 71 3.2.1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của công tác quản

lý hoạt động dạy học ở trường tiêu học

3.2.2 Quản lý công tác xây dựng kế hoạch và tô chức thực hiện kế

hoạch hoạt động dạy học . + ¿2-2 2222122223 E E222 zrzxcsxz 74 3.2.3 Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực

giảng dạy cho đội ngũ giáo VIÊn - 5 5c 2222222222222 sesxx 77

3.2.4 Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và việc dự giờ, thăm lớp,

danh gia gi0 TT 80

3.2.5 Quản lý hoạt động học tập của học sinh - 5-5 5++5sss52 83

3.2.6 Quản lý việc kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ chính sách đối với

đội ngũ giáo viên và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học 87

3.2.7 Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, vai trò của các tơ chức đồn thê xã

hội và các lực lượng giáo dục trong việc quản lý hoạt động dạy học 9

3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp - ST SE te re 94 3.4 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuÁt 96 3.4.1 oi on 96

3.4.2 Nội dung thăm dò

3.4.3 Phương pháp thăm dò - c2 2222122212 1251 1225111151111 xe+ 96 3.4.4 Địa bàn thăm dÒ - S22 2222112211211 1111 1251128115112 11 8511811 xe 96

3.4.5 Kết quả thăm đò 22 S22 S222E22221212221212221212222 re 96 3.4.6 Kết luận rút ra từ kết quả thăm dÒ 2 +22s2E2E222E22222222222x2 98 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ - 222222252 252125212212121 1212 xe 100

TAI LIEU THAM KHẢO 22 222222125E22E22522512222322212222222 222 105

Trang 7

Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6: Bang 2.7: Bang 2.8: Bang 2.9: Bang 2.10: Bang 2.11 Bang 2.12: Bang 2.13: Bang 2.14: Bang 2.15: Bang 3.1 Bang 3.2

Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên tiêu học . - 41

Bảng thống kê thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Quảng Xương - - 2c S223 S*+ sex 43 Bảng thống kê xếp loại hạnh kiểm . 22222 vzs2E+E z2 45 Bảng thống kê xếp loại giáo dục (khen thưởng) 45 Kết quả điều tra học tập của học sinh khối 5 của các trường trong huyện năm học 2012 - 2013 theo bảng sau 46

QL việc thực hiện kế hoạch giảng dạy ccccc cà 48 QL việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng đạ 5Ö

Thực trạng quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên 5Ï Quảng lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV 53 Thực trạng QL đối mới PP giảng dạy s2 se 55 Thực trạng QL giờ lên lớp của GV 5522 c2 c22x+ S2 s2 57

Thực trạng việc QL sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và rút

kinh nghiệm .- 22 22221212213 1223 3223155111511 8225 1 xk2 58 Kết quả quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học sinh Ó]

Thực hiện QL công tác bồi dưỡng đội ngũ GV

Kết quả quản lý xây dựng CSVC và trang thiết bị 63 Tổng hợp kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp 96

Trang 8

Chữ viết tắt BGH CBQL - CBQLGD CD CNH - HDH CBGV - NV CM CSVC DH GD GD&DT GDTH GV GDTX - DN GDTC GVTH HS HSG - ATGT HTCT HDND - UBND LD NN PPGD

Cum tit duoc viét tat

Ban giam hiéu

Cân bộ quản lý - Cán bộ quản lí giáo dục Cao đẳng

Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá

Trang 9

PPDH PGD QLGD QLCM QLHĐGD SKKN TH THCS TBDH THPT XHCN Phương pháp dạy học Phòng giáo dục Quản lí giáo dục Quản lí chuyên môn Quản lí hoạt động giáo dục

Trang 10

tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 Sự nghiệp phát triển đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với mọi ngành.Trong đó ngành Giáo

dục- Đào tạo có một trách nhiệm lớn là đào tạo ra đội ngũ lao động có trình

độ khoa học kỹ thuật, có trình độ tay nghề cao Đánh giá được vai trò quan trọng của ngành Giáo dục - Đào tạo, Đảng ta đã khẳng định “Cùng với khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao

dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[I] Vì vậy ngành giáo dục cần

tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị đủ kiến thức cần thiết

đi đôi với tạo năng lực sáng tạo của học sinh

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì GDTH là một bậc học hoàn chỉnh và là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển

toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy GDTH phải đảm

bảo mục tiêu “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển

đúng đắn và lâu dài về tình cảm trí tuệ thê chất và các kỹ năng cơ bản ” Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì trước hết phải xây

dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chuyên môn

nghiệp vụ, đảm bảo phẩm chất chính trị, bởi vì giáo viên là lực lượng quyết định

chất lượng dạy học và giáo dục thế hệ trẻ Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới nội dung chương trình phương pháp dạy học - giáo dục thì vai trò của người giáo viên lại càng có ý nghĩa quan trọng Người giáo viên không còn là người truyền tải thông tin duy nhất đến học sinh, mà họ là người tổ

Trang 11

học đồng thời phải dạy đủ 9 môn trong chương trình (hoặc hầu hết các môn trừ

một số môn như: hát nhạc, mĩ thuật, thể dục là có giáo viên chuyên) và làm công

tác chủ nhiệm Vì vậy vai trò của người giáo viên tiểu học lại càng trở nên quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Tuy nhiên, trong hoạt động dạy học-giáo dục của nhà trường tiêu học không phải là phép cộng đơn giản các hoạt động riêng lẻ của từng giáo viên mà là sự hợp tác trong lao

động sư phạm của tập thể giáo viên nhằm mục đích chung là thực hiện thành

công mục tiêu GDTH

Cùng với giáo dục cả nước, thời gian qua giáo dục của tỉnh Thanh Hoá nói chung và Quảng Xương nói riêng đã đây mạnh mọi hoạt động giáo dục ở các bậc

học, cấp học, trong đó có GDTH Bên cạnh những thành tựu to lớn (qui mô giáo

dục ngày một phát triển, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, giáo dục ngày càng phát huy vai trò đắc lực của mình đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương), giáo dục huyện Quảng Xương đang còn có nhiều tồn tại cần phải được khắc phục tháo gỡ (tốc độ phát triển giáo dục còn chậm chất lượng giáo dục chưa cao Việc quản lý dạy và học có nơi chủ yếu tập trung vào số lượng, có nơi chủ yếu tập trung vào chất lượng Có trường số lượng giáo viên giỏi nhiều nhưng kết quả số học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi thì thấp ) có nhiều nguyên nhân đưa đến tổn tại ấy Một trong những nguyên nhân đó là những hạn chế, non kém của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Rõ ràng “Cán bộ quản lý là đội ngũ sĩ quan của ngành, nếu được đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ tăng sức chiến đấu cho

ngành Nơi nào có cán bộ quản lý tốt thì nơi đó làm ăn phát triên, ngược lại nơi

Trang 12

trọng đề khắc phục các yếu kém của giáo dục”

Vì vậy tôi chọn dé tai “M/6t số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiêu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá” làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thực trạng QL hoạt động

giảng dạy để từ đó đưa ra những giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học ở trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Một số giải pháp QL hoạt động dạy học ở các trường tiêu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

4 Giả thuyết khoa học

Nếu việc quản lý hoạt động dạy học áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo

các giải pháp như luận văn đã đề xuất thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục ở các trường tiêu học huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

- Thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học

huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

- Đề xuất một số giải pháp để quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiêu học huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 13

Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra: phỏng vấn, phiếu thăm dò Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên ở một số trường Tiêu học

- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học

7 Những đóng góp của luận văn

Z1 Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý giáo

dục và quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học

Z2 Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu hoc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

Z3 Xây dựng các giải pháp khoa học và có tinh kha thi dé quan lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu hoc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:

Chuong 1 Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu hoc

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu hoc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

Trang 14

CO SO LY LUAN CUA VAN DE QUAN LY

HOAT DONG DAY HOC O TRUONG TIEU HOC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.11 Trên thế giới

Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới

Từ thời cô đại, Không Tử (551 - 479 TCN) - Nhà giáo dục lớn ở Phương Đông và của cả loài người - đã cho rằng: mục đích dạy học là xây dựng một xã

hội ôn định và hòa mục Muốn thế, một người làm quan cai trị dân, người quân tử

phải có phẩm chất đẹp là Nhân và Lễ phải luôn rèn luyện mình [20, tr 21] Voi phương pháp giáo dục, Không Tữ coi trọng việc:

* Tự học, tự luyện, tu nhân

* Phát huy mặt tích cực sáng tạo, phát huy năng lực nội sinh; * Dạy sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng:

* Kết hợp học và hành, lý thuyết với thực tiễn;

* Phát triển hứng thú, động cơ, ý chí của người học

Về khoa học sư phạm, Không Tứ cho rằng tùy từng trường hợp cụ thể mà xử lý tình huống sư phạm một cách uyên chuyền, dễ hiểu và cảm hóa con người,

làm cho học trò hết sức tin yêu, kính phục [20, tr 35]

Ở phương Tây, qua các thời kỳ lịch sử, có nhiều nhà triết học đã quan tâm dén van dé day hoc và quản lý đạy học như Pla-tông (427 - 348 TCN), J Lốc-cơ

(1632 - 1704), J Ru-xô (1712 - 1778) v.v tiêu biểu và nồi bật nhất trong các

thời kỳ lịch sử đó là Kô-men-xki (1592 - 1670), một nhà giáo Tiệp Khắc yêu

nước, nhà sư phạm lỗi lạc của thế giới, được người đời thừa nhận là "Ông tổ của

À xử aA : À xÄ t+ ^ z nw, a os x ty

Trang 15

tự nhiên" "Cẩn chuẩn bị cho con người vào đời, không những vào cuộc đời tỉnh

thân mà cả vào cuộc sống đời trấn thế và xã hội L? vậy, phải học những cái gì thiết thực, có lợi, phải tìm hiểu thế giới xung quanh, sách vở phải lùi trước thực té"(21, tr 45] Kô-men-xki cũng đưa ra nhiều nguyên tắc dạy học trong đó có "nguyên tắc trực quan" được ông gọi là "nguyên tắc vàng ngọc", nguyên tắc này được ông xây dựng trên luận điểm: "Trẻ em tri giác thế giới khách quan bằng các giác quan, ý thức của trẻ phan anh cdi ton tại của thế giới bên ngoài" [2l tr 28-291

Vào cuối thế ky XIX dau thế kỷ XX, có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý, tiêu biểu như: Robert Owen (1717 - 1858) đã chú ý đến nhân tố con người

trong tổ chức, và cho rằng nếu chỉ quan tâm đầu tư thiết bị, máy móc mà quên yếu tố con người thì xí nghiệp không thu được kết quả: Andrew Ure (1778 -

1857) chủ trương việc đào tạo trình độ đại học (ĐH) cho các nhà quản lý và

cho rang quan ly 1a mot nghé:; Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915),

người được mệnh danh là "cha đẻ của thuyết quản lý khoa học", đã định

nghĩa: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau

đó khiến được họ hoàn thành công việc tốt nhất và rẻ nhất" Theo Các Mác

(1818 - 1883), giao duc gồm ba bộ phận: trí dục, thể dục và giáo dục bách khoa Các Mác coi trọng trí dục và thể dục, đồng thời để cao việc vũ trang cho

thé hệ trẻ năng lực, thói quen lao động sản xuất có kỹ thuật [13, tr 24]

Theo V.I Lênin (1870 - 1924), mục đích của nền giáo dục mới là đào

tạo những con người phát triển về mọi mặt và biết làm mọi việc Con người

phát triển tồn diện khơng phải từ trên trời rơi xuống mà là sản phẩm của toàn

bộ quá trình tác động xã hội, giáo dục của nhà trường, gia đình, đoàn thể và tự

Trang 16

đánh giá cao vị trí xã hội, vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục thé hệ trẻ, cũng như trong cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa [8, tr 24-26]

Như vậy, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu và nêu lên một số biên pháp QL nhà trường, trong đó QL CM của người hiệu trưởng, song mới chỉ là nêu lên giải pháp chung cho trường phố thông chưa có giải

pháp riêng cho cấp học, bậc học Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học

đang là một yêu cầu cấp bách trong điều kiện đổi mới chương trình sách giáo khoa nói chung và cấp tiêu học nói riêng

Ngày nay, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu

phải đạt được của quá trình dạy học Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn

đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu hoạt động dạy học cũng như việc

QL dạy học đề tìm ra biện pháp QL hữu hiệu nhất 1.12 Ở tiệt Nam

Từ xa xưa, ông cha ta đã khẳng định vai trò của việc học qua câu nói

"Một kho vàng không bằng một nang chữ" và đưa ra nguyên tắc chỉ đạo hoạt động giảng dạy, học tập được thê hiện trong thành ngữ quen thuộc: "7ïên học lễ, hậu học văn" hay đưa ra phương pháp dạy học (PPDH) như: "Dạy con ft thủa còn tho", "Tre non dễ uốn", "Nói dài dòng đừng hòng mà nhớ" v.v

Dưới thời phong kiến, nhiều nhà giáo, nhà chính trị, nhà quân sự đã bày

tỏ quan điểm, tư tưởng của họ về triết lý giáo dục Nhà giáo Chu Văn An (1292 - 1370) thường nhắc nhở học trò rang: "Pham học thành đạt cho mình

là đề thành đạt cho người, công đức tới đâu, ân huệ để lại cho đời sau đến

đấy đều là phận sự của nhà nho chíng ta" Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là

người rAt coi trọng về giáo dục: "Nên thợ nên thay vì có học No ăn, no mặc

Trang 17

"Con chau chớ hiểm sớm tối ngặt Thị, thư thực ấy báu ngàn đời" Lê Quý

Đôn (1726 - 1784) chủ trương "học đề hành, học phải trở thành phương tiện giúp người ta có năng lực làm nên công ích cho xã hội ", về phương pháp giáo dục, ông viết: "Dạy con phải dạy cho có nghề có nghiệp" và "biết sợ hãi mới thành người, biết khó nhọc mới thành người"

Từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống giáo dục theo những quan điểm, tư tưởng của Đảng và

Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), là người đặt nền móng cho nền

giáo dục cách mạng Việt Nam Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của

mình, Chú tịch Hồ Chí Minh đã hơn 140 lần nói và viết về các vấn đề giáo

dục Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới 12 vấn đề giáo dục như: vị trí vai trò

của giáo dục, tính chất của nền giáo dục, mục đích hệ thống, nguyên lý giáo

dục, mục đích nhân cách, động cơ học tập, nội dung giáo dục - dạy học, phương pháp giáo dục - dạy học, hình thức tô chức dạy học, đội ngũ GV, tập

thê HS và QLGD Tóm lại, tư tưởng giáo dục của Chú tịch Hồ Chí Minh có giá trị cao trong quá trình nghiên cứu, phát triển lý luận dạy học, lý luận giáo

dục của nền giáo dục Việt Nam [19, tr 45-46]

Từ trước tới nay, có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên ĐH viết dưới dạng giáo

trình, sách, báo, đã được công bó, tiêu biểu như các tác giả: Thái Văn

Thành, Nguyễn Bá Dương, Thái Duy Tuyên, Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ,

Trang 18

Đề nâng cao chất lượng dạy học, vai trò đóng góp của các biện pháp quản lí là hết sức quan trọng Đây cũng là vấn đề luôn được các nhà quản lí giáo dục quan tâm nghiên cứu Ở nước ta các vấn đề quản lí nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng là một vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua Có thể kể đến các công trình của tác giả Nguyễn

Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ Trong những công

trình các tác giả đã nghiên cứu và nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lí hoạt động dạy học của người giáo viên như sau:

- Khang định trách nhiệm của mỗi giáo viên bộ môn là chịu trách

nhiệm dạy học trong lớp mình phụ trách

- Đảm bảo định mức lao động của giáo viên

- Giúp đỡ thiết thực và cụ thể cho các giáo viên hoàn thành tốt các trách

nhiệm của mình

Ở huyện Quảng Xương gần đây đã có một số bài viết đã đề cập đến quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học, nhưng chỉ dựng lại ở các sáng kiến - kinh nghiệm như: Đề tài: Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hoá, các biện pháp tăng cường quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường vùng đồng của huyện Quảng Xương, .các giải pháp nêu ra trong các báo cáo tông kết năm học của các trường Tiểu học trong huyện như Quảng Hùng Thị Trấn, Quảng Phong,

Quảng Văn

Tóm lại, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu việc QL dạy học của hiệu trưởng trong nhà trường Hơn nữa QL việc thực hiện chương trình dạy

Trang 19

đoạn hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ GD - ĐT, người GV dạy theo nội dung

sách giáo khoa mới nhưng phải nghiên cứu và thực hiện tốt nội dung đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh tiểu học cho từng khối lớp Yêu cầu trên đòi hỏi người CBQL phải có những biện pháp mới, phù hợp nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ của ngành và trọng trách xã hội giao cho

Do đó, đề góp phần làm tốt việc QL công tác giảng dạy ở trường tiều

học, chúng tôi xác định vấn đề đặt ra ở luận văn này là tìm hiểu thực trạng QL

hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh

Hoá và từ đó đề xuất những giải pháp QL phù hợp, mang tính khả thi dé gop

phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học

1 2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.21 Dạy học và hoạt động dạy học 1.211 Dạy học

Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có

định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành

động với mục đích chiếm lĩnh các gia tri tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hoá mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả

năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học

1.2.12 Hoạt động dạy học

Dạy là sự truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm mà xã hội đã sáng tạo và tích luỹ được qua các thế hệ

Hoạt động dạy là sự truyền thụ những tri thức khoa học, những kỹ năng và PP hành động

Từ những khái niệm trên, hoạt động dạy học được hiểu là quá trình người GV truyền thụ tri thức, kinh nghiệm cho người học, là hoạt động tô

Trang 20

trong mỗi HS tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi Đồng thời, hoạt động

giảng dạy của GV còn giữ vai trò tô chức, lãnh đạo, điều khiến quá trình dạy

học, mọi hoạt động giảng dạy, tổ chức, điều khiển của GV đều nhằm mục

đích duy nhất là thúc đây sự nhận thức của người học Vì vậy người GV phải nắm vững kiến thức thực tiễn cùng với việc sử dụng PP giảng dạy hợp lý,

khoa học Như vậy việc dạy và học là một hoạt động xã hội nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội thông qua việc trao đổi học vấn và trên cơ sở

đó mà hình thành nhân cách

Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động cơ bản của trường

phố thông nói chung và trường tiểu học nói riêng đó là hoạt động trọng tâm, là hoạt động quan trọng nhất Hoạt động này chiếm hầu hết thời gian trong các hoạt động giáo dục, nó chi phối các hoạt động GD khác trong nhà trường Theo tác giả Võ Quang Phúc”Dạy học là hệ thống tác động qua lại lẫn nhau giữa nhiều nhân tố nhằm mục đích trang bị kiến thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và rèn luyện đạo đứa cho người công dân Chính những nhân tố hợp thành hoạt động này cùng với hệ thống tác động qua lại lẫn nhau giữa

chúng mà làm cho việc dạy học thật sự tồn tại như một thực thể toàn vẹn - một hệ thống”

Nếu xét hoạt động dạy học và học như một hệ thống thì quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học là quan hệ điều khiến Do đó hành động QL

của Hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò, thông qua hoạt động dạy của thầy, QL hoạt động học của trò

Hoạt động dạy học dưới góc độ của GD học: “Hoạt động dạy học là

hoạt động đặc trưng cho bất cứ các loại hình nhà trường và xét theo quan

Trang 21

lợi nhất, giúp cho HS với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội được

một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyên thành phẩm chất năng

lực trí tuệ của bản thân”

Ở góc độ xã hội học giáo dục “Dạy học còn được xem là một diễn biến

vị thế xã hội của con người vì qua đó con người luôn hoạt động và phát triển

trong sự tiếp thu, lĩnh hội và chuuyén hoa theo muc tiéu xac dinh cua GD phu hợp với sự phát triển của lứa tuổi và diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi

người”

Như vậy:

Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy

đối với hoạt động lĩnh hội tự giác tích cực, tự lực sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt được mục đích học

Dạy là quá trình hoạt động của thầy, thông qua sự truyền đạt nội dung

trí dục mà chỉ đạo hoạt động học tập của trò nhằm làm cho trò đạt đến mục đích học

Học là quá trình hoạt động của trò, trong đó dựa vào sự chỉ đạo của

thầy, và nội dung trí dục mà tự chủ động (điều khiến và điều chỉnh) toàn bộ

hoạt động lĩnh hội tự gíac tích cực của bản thân, nhằm đạt được mục đích dạy học

1.2.2 Quản lý và quản lý hoạt động dạy học 1.2.2.1 Quan ly

Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng QL trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội Sự phát tiền của xã hội loài người dựa vào 3 yếu tố cơ bản

đó là: Tri thức, sức LĐ và quá trình QL QL là sự tổ chức điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với việc sử dụng sức LĐ đề phát triển xã hội Việc kết hợp

không tốt thì xã hội trì trệ sự phát triển sẽ chậm lại

Trang 22

- QL là một thuộc tính lịch sử của mọi quá trình lao động Nó là một

hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm, đúng như C.Mác đã nói: “ Bat ctr LD

xã hội trực tiếp hay LĐ chung nào mà tiến hành trên một quy mô tương đối

lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của có Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình còn một dàn nhạc thì

cần phải có nhạc trưởng”

- Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó: QL được hiểu là đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyền hệ thống đến trạng thái

mới thích ứng với những hoàn cảnh mới

- QL mét hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thề người - thánh

viên của hệ, nhằm tạo cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mụcdích dự kiến

- QL là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tô chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động

- QL là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội

- QL là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ

thống thông tin của chủ thê đến khách thể của nó

- Các khái niệm trên đây cho thấy:

- QL được tiến hành trong một tô chức hay một nhóm xã hội

- QL gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người

khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo thì: Hoạt động QL gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn để duy trì tổ chức

Trang 23

phát triển: Như vậy QL chính là hoạt động tạo ra sự ổn định và thúc đây sự

phát triển của tổ chức đến một trạng thái mới có chất lượng cao hơn

Như vậy, chúng ta có thê hiêu: QL là quá trình tác động có mục đích,

có kế hoạch, có tổ chức của chủ thể QL lên đối tượng QL bằng việc vận dụng

các chức năng và phương tiện QL, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm

năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu dé ra

1.2.2.2 Quản lý hoạt động day hoc

QL hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tam trong QLGD noi chung và QL nhà trường nói riêng QL hoạt động dạy học trong nhà trường là QL

trực tiếp các hoạt động GD diễn ra ở trường nhằm thực hiện mục tiêu đảo tạo

và nguyên lý GD theo tinh thần nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng cộng

sản Việt Nam “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện GD toàn diện đức, trí, thể, mỹ, ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng GD chính trị, tư tưởng nhân cách, khả

năng tư duy sáng tạo và khả năng thực hành”.[ I]

QL hoạt động giảng dạy thực chất là QL việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ GV và của từng GV Đề QL hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV, người CBQL phải am hiểu năng lực của mỗi GV, trên cơ sở đó mà lãnh đạo, chỉ đạo, tô chức, phân công và kiêm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy

của họ, định hướng hoạt động giảng dạy theo mục tiêu đã đề ra

1.23 Giải pháp và giải pháp quản lí hoạt động dạy học 1.23.1 Giải pháp

Theo Đại từ điển Tiếng Việt “Giải pháp” là “cách giải quyết một vấn đề”

Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đối chuyên biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định mà

cụ thể là nhằm đạt được mục đích hoạt động Nếu giải pháp càng thích hợp,

càng tối ưu thì càng giúp cho con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Nhưng để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên cơ sở

Trang 24

1.2.3.2 Giải pháp quản lý hoạt động dạy học

Giải pháp quản lý hoạt động dạy học là những cách thức cụ thê để thực

hiện phương pháp quản lý hoạt động dạy học Vì hoạt động dạy học là hoạt

động đặc trưng cho bất cứ các loại hình nhà trường và xét theo quan điểm

tổng thể, dạy học chính là con đường GD tiêu biêu nhất nên đòi hỏi các giải

pháp quản lý hoạt động dạy học phải đa dạng, phong phú và linh hoạt 1.24 Trường tiêu học trong hệ thống GD quốc dân

1.2.4.1 L† trí của trường tiểu học

Vị trí của trường tiểu học được xác định tại điều 2, điều lệ trường tiêu

học (ban hành kèm theo Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày

11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) đã quy định: “Trường tiểu học là cơ sở GD của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống GD quốc dân Trường

tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng” [2]

Điều 26, Luật GD năm 2005 ghi rõ: “GD tiêu học được thực hiện trong

năm năm học, tử lớp một đến lớp năm tuôi của HS vào lớp một là sáu tuổi” [9] Với vai trò là bậc học nền tảng của hệ thống giao duc quéc dan, GD tiéu họcphải vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng tồn bộ nền

móng khơng chỉ cho GD phố thông mà còn cho cả sự hình thành và phát triển nhân cách con người

Trong định hướng chiến lược phát triển GD tiểu học đến năm 2020, Bộ

GD&ĐT đã khăng định những quan điểm phat trién giáo dục tiêu học trong

thoi ki CNH - HDH đất nước, bao gồm: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu bậc

tiểu học là bậc học nền tảng, GD tiểu học là sự nghiệp của Đảng, của Nhà

nước và của tồn bộ khoa học cơng nghệ, thực hiện công bằng trong GD tiểu

học, xây dung nén tiêu học chuẩn mực 1.242 Mục tiêu của giáo duc tiêu học

Trang 25

nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xã

hội nhập quốc tế

Điều 27, Luật GD năm 2005 xác định mục tiêu của GD tiêu học là

“GD tiêu học nhằm giúp cho HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thé chat, thầm mỹ các kỹ năng cơ

bản đề HS tiếp tục học trung học cơ sở” [9]

Việc xác định mục của GD tiểu học như trên đã khẳng định

- GD tiêu học hình thành những phẩm chất và năng lực nên tảng ban đầu của con người, còn phát triển toàn diện con người là mục tiêu chung và

lâu dài của GD phô thông

- Con người muốn phát triển toàn diện thì phải có đầy đủ các phẩm chất

và năng lực về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thầm mỹ và phải có các kỹ năng cơ ban dé tiếp tục học lên, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ tô quốc

- Đặc biệt, mục tiêu GD tiêu học đã được cụ thể hoá thành các yêu cầu

cơ bản cần đạt của HS tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức kỹ

năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng Với mục tiêu trên,

yêu cầu về nội dung GD tiểu học là “GD tiểu học phải đảm bảo cho HS có

hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật”

- Các yêu cầu cơ bản này lai phân định thành các mức độ phù hợp với

từng cấp lớp ở tiểu học, cụ thể là:

+ Về nghe, đọc , nói, viết, tính toán: Có kỹ năng cơ bản

+ Về tự nhiên xã hội: Có hiểu biết đơn giản, cần thiết

+ Về nghệ thuật: Có hiểu biết ban đầu

+ Về rèn luyện thân thể: Có thói quen

- Như vậy yêu cầu về đạt mức độ kỹ năng cơ bản là cao nhất, khó nhất,

Trang 26

bảo tính toàn diện của GD và tạo điều kiện cho yêu cầu phát triển kỹ năng

thực hiện có hiệu quả

1.243 Nhiệm vụ và quyên han cia truong tiéu hoc

Điều 3: Điều lệ trường tiểu học đã quy định:

Trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyên hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD khác theo chương

trình GD tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐÐT quyết định ban hành

- Huy động trẻ em đúng độ tuôi vào lơp một, vận động trẻ em bỏ học

đến trường, thực hiện kế hoạch phô cập GD tiểu học và tham gia xoá mù chữ trong phạm vi cộng đồng - QL GV, nhân viên và HS - QL sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật - Phối hợp với gia đình HS, tô chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động GD - Tổ chức cho GV, nhân viên và HS tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.244 Quản lý trường tiêu học

QL trường tiểu học là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp

quy luật của chú thể QL trường học làm cho nhà trường vận hành theo đường

lối, quan điểm GD của Đảng, thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà

trường, góp phần thựchiện mục tiêu chung của GD, nâng cao dân trí, đào tạo

nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước

QL trường tiểu học là QL quá trình diễn ra trong nhà trường bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất đầu vào (cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực)

Trang 27

phù hợp với các quy luật tâm lý, quy luật GD học, để tiến hành việc biến đối

đối tượng đào tạo từ chưa biết đến biết

Việc QL trường tiểu học đòi hỏi phải có những tri thức và kỹ năng về

GD học và tâm lý học bậc tiểu học, kinh tế học GD và xã hội học GD, QL

hành chính một cơ sở, kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm Vai tro QL trường tiêu học phải được giao cho các nhà sư phạm có tầm nhìn xã và đặc

biệt có khả năng tạo ra giá trị

1.2.4.5 Vai tro, nhiệm vụ và quyên hạn của cán bộ quản lý trường tiêu học CBQL trường tiểu học là lực lượng cốt cán được Nhà nước giao nhiệm

vu QL, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy, GD ở nhà trường tiểu học Lực lượng cốt cán chính là Hiệu trưởng và các phó hiệu

trưởng của nhà trường tiểu học Hiệu trưởng

Điều 18 chương II, điều lệ trường tiểu học đã xác định “hiệu trưởng

phải là GV có thời gian dạy học ít nhất 5 năm (không kể thời gian tập sự) ở

bậc tiểu học hoặc bậc cao học hơn và được tín nhiệm về chính trị, đạo đức và CM, co nang lực QL trường học, có sức khoẻ” [2]

Vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của người hiệu trưởng được thê hiện ở

những mặt sau đây:

Hiệu trưởng QL nhà trường bằng nguyên tắc, bằng pháp luật Mặt khác

ở nhà trường, đối tượng tác động là con người, cụ thê là GV và HS Hiệu

trưởng còn phải là một nhà tâm lý đề tổ chức xây dựng môi trường văn hoá, mọi người giúp đỡ nhau trao đổi giải quyết vấn đề, học tập, chỉ bảo nhau

Hiệu trưởng phải là người tạo động lực cho tô chức và xây dựng tổ chức

học tập, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong nhà trường có thể học tập trưởng

thành và phát triển đề họ biến những tiềm năng cá nhân thành hiện thực

Để cơng tác xã hội hố GD đạt được kết quả tốt, hiệu trưởng phải là

Trang 28

Theo GS Nguyễn Văn Lê để các nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo điều lệ trường tiêu học thì hiệu trưởng cần quan tâm đến những nội dung công việc sau:

- Thực hiện đúng đắn việc lựa chọn và bố trí cán bộ, GV công nhân viên vào các cương vị giảng dạy, GD và phục vụ, tạo điều kiện cho họ làm việc tốt

- Thực hiện việc kiểm tra phương hướng tư tưởng chính trị của việc giảng dạy, chất lượng các kiến thức và hạnh kiểm của HS, nội dung và việc tô

chức khoa học công tác GD ở ngoài lớp và ngoài trường

- Chỉ đạo công tác tự quản của HS, thực hiện sự giúp đỡ và cộng tác

với tổ chức Đoàn, đội và các tổ chức độc lập khác của trường

- Tổ chức cộng tác với phụ huynh HS và các tô chức xã hội, chỉ đạo

công tác của hội CMHS

Như vậy, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và nhà nước về việc đảm bảo chất lượng GD của trường mình Người hiệu trưởng phải hiểu biết những cơ sở của tâm lý học, GD học, phải trực tiếp tham gia

GD HS và phải là người bạn của các em Việc hiệu trưởng có trình độ CM về khoa học GD, lý luận và thực hành là rất cần thiết cho công tác QL trường

học Người hiệu trưởng phải xây dựng được mối quan hệ tốt với địa phương Hiệu trưởng cần động viên các thành viên của tập thể sư phạm cùng tham gia

vào các hoạt động xã hội

Như vậy hiệu trưởng trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyên hạn sau: (Điều 18, chương II, điều lệ trường tiểu học)

- Xây dựng và tô chức thực hiện kế hoạch năm học

- Tổ chức bộ máy của trường: thành lập và cử tổ trưởng các tổ CM, tô hành chánh - quản trị, thành lập và cử chủ tịch các hội đồng trong nhà trường

- Phân công QL, kiểm tra công tác của GV, nhân viên đề nghị với

Trang 29

viên của trường, khen thưởng, thi hành ký luật đối với GV, nhân viên theo quy định của Nhà nước

- QL hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường và tô chức thực hiện

Quy chế dân chủ trong nhà trường

- QL HS và các hoạt động của HS do nhà trường tô chức, thu nhận HS vào học, giới thiệu HS chuyên trường, quyết định khen thưởng, kỷ

luật HS, xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, danh sách HS lên lớp, ở lại lớp, danh sách HS HTCT tiểu học Được dự các lớp bồi dưỡng về

chính trị CM, nghiệp vụ QL trường học được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định

Phó hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng Mỗi trường

tiểu học có từ một đến hai phó hiệu trưởng do Chủ tịch UBND quận,

huyện bồ nhiệm, công nhận theo đề nghị của trưởng phòng GD&ÐT, của hiệu trưởng

- Phó hiệu trưởng phải là GV có thời gian dạy học ít nhất là 3 năm

(không ké thoi gian tập sự) ở bậc tiêu học hoặc bậc học cao hơn, được tín nhiệm về chính trị, đạo đức, CM có năng lực QL trường học, có sức khoẻ

Phó hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những việc làm

được phân công

+ Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động

có liên quan của nhà trường

+ Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền

Trang 30

1246 Đặc điểm lao động sư phạm của người GV tiéu hoc

GV trường tiêu học (Điều 31, chương IV, Điều lệ trường tiểu học) là

người làm nhiệm vụ giảng dạy, GD trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, các

phó hiệu trưởng, GV dạy các môn học, GV tổng phụ trách Đội

Người GV tiểu học nói riêng có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp

GD Hoạt động của người GV tiểu học gồm có: Hoạt động dạy học, hoạt động GD, hoạt động tự hoàn thiện CM nghiệp vụ và hoạt động xã hội Người GV không chỉ truyền đạt trí thức cho HS mà còn tác động tích cực đến sự hình

thành nhân cách của HS

1.3 Các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Nội dung của QL hoạt động dạy học bao gồm nhiều hoạt động, quan hệ đến nhiều đối tượng, đến nhiều mặt, đến nhiều lĩnh vực, nhiều phương tiện,

rất đa dạng và phong phú Có thể nói một cách khái quát là mọi hoạt động

trong nhà trường đều nhằm tạo điều kiện tốt nhất đề hoạt động dạy học đạt

chất lượng và hiệu quả cao Người CBQL của một nhà trường phải nắm vững và thực hiện tốt các nội dung QL sau đây:

1.3.1 QL việc phân công giảng dạy

Phân công giảng dạy cho GV là tô chức, nếu hiệu trưởng hiểu nắm chắc tình hình đội ngũ, điểm mạnh, điểm yếu của từng người thì sẽ phát huy cách tốt nhất năng lực của mỗi GV Vì vậy hiệu trưởng phải hiểu rõ, hiểu đúng đánh giá chính xác về từng con người để việc phân công được dễ dàng

Hiệu trưởng cần quán triệt quan điểm phân công GV theo CM mà họ

được đào tạo, hướng họ tập trung vào môn được đào tạo ngày càng chuyên

sâu nhằm vừa tạo cơ hội cho họ nâng cao chất lượng dạy vừa góp phần xây

dựng đội ngũ cốt cán bộ môn Mọi sự phân công GV nên thận trọng, khéo léo,

Trang 31

Khi phân công GV, hiệu trưởng phải căn cứ vào năng lực của GV, điều kiện cu thé của nhà trường, quyền lợi của HS và tham khảo nguyện vọng của GV Tuy nhiên, trong trường hợp đội ngũ GV vừa thiếu vừa không đồng đều về trình độ thì

hiệu trưởng phải biết lựa chọn phương án tối ưu, phải đảm bảo ưu tiên về quyền lợi

HS và yêu cầu của nhà trường mà chọn GV cho phù hợp với các khối lớp

Nếu việc phân công nặng về cảm tính, tình cảm cá nhân sẽ tác động xấu đến hiệu quả giảng dạy của nhà trường Do đó, nghệ thuật và bản lãnh QL của

hiệu trưởng thể hiện rõ nét khi thực hiện vụ phân công giảng dạy cho GV

Tóm lại, khi phân công giảng dạy, hiệu trưởng cần theo các bước sau đây: - Nghiên cứu nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của từng GV

- Phối hợp với các phó hiệu trưởng và khối trưởng CM để dự kiến phân

công và khi cần thiết có thé đưa ra khối đề thăm dò dư luận

- Ra quyết định phân công và cũng có thể điều chỉnh sau một thời gian

nhất định

1.3.2 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Thực hiện chương trình là thực hiện kế hoạch đảo tạo theo mục tiêu đào

tạo của trường tiêu học Về nguyên tắc chương trình là pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình dạy học quy định nội dung từng môn học, chi tiết đến từng phần từng chương, từng bài học

Xây dựng kế hoạch chính là xác định mục tiêu cho môn học Xây dựng

kế hoạch phải dựa vào chương trình, khả năng của GV và phân tích kết quả học tập của HS cùng với các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giảng dạy GV xây dựng kế hoạch giảng đạy phải dựa trên cơ sở kế hoạch chung của nhà

trường để xác định mục tiêu và lựa chọn biện pháp thực hiện mục tiêu đã đề ra Để điều kiến hoạt động dạy học, hiệu trưởng phải dựa vào nội dung

chương trình, phải nghiên cứu, nắm vững biên chế năm học, chương trình dạy

Trang 32

Muốn làm tốt điều này, hiệu trưởng phải nắm vững các vấn đề sau: - Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học bậc tiểu học

- Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của các môn học, nội

dung và phạm vi kiến thức của từng môn học

- PP dạy học đặc trưng của từng môn học và hình thức tô chức dạy học của từng môn học, bài học

- Đảm bảo thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình về mặt số tiết, về thời gian, về trình tự, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình

1.3.3 Quan lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp

Giơ lên lớp được chuẩn bị tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động GV và HS có mục đích rõ ràng, tạo được không khí thuận lợi cho học tập Soạn bài và

chuẩn bị các trang tiết bị tốt sẽ quyết định một phần quan trọng sự hình thành

công của giờ lên lớp Việc soạn bài còn là sự chuẩn bị các thiết bị dạy học

trước giờ lên lớp

Để việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và hiệu quả, CBQL cần hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài, chỉ đạo các tổ CM thảo luận, thống nhất mục tiêu, nội dung, PP, phương tiện,

hình thức tổ chức dạy học của mỗi tiết dạy để giờ lên lớp đạt kết quả tốt nhất

Đặc biệt là đối với những bài khó, xác định và bổ sung tư liệu cho bài giảng những điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học đảm bảo cho giờ

dạy đạt kết quả cao

Đề QL tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, Hiệu trưởng phải chú ý

tới một số công việc cụ thể sau:

- Hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài Kế hoạch này căn cứ vào phân phối chương trình, bảo đảm sự thống nhất chung trong toàn trường và hướng

dẫn các tô CM thống nhất nội dung và hình thức soạn bài Đưa việc lập kế hoạch bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của GV vào nề nếp, nghiêm túc và đảm

Trang 33

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng CM, cho khối trưởng

trong việc kiểm tra theo dõi, nắm tình hình soạn bài của GV Đảm bảo đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho giờ lên lớp

1.3.4 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Giờ lên lớp là hình thức tô chức cơ bản chủ yếu nhất của quá trình dạy

học Nó đóng một vai trò quan trọng, quyết định chất lượng dạy học trong nhà trường “Giờ lên lớp là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khô nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của GV và hoạt

động học của HS đều thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học, đó là mục đích, nội dung, PP, phương tiện và hình

thức tô chức dạy học” Đề QL giờ lên lớp, hiệu trưởng tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp dựa trên những quy định chung của ngành và hoàn cảnh riêng của nhà trường Hiệu trưởng sử dụng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp làm cơ sở kiểm tra, đánh giá và từng bước nâng cao chất lượng giờ lên lớp

QL việc thực hiện thời khoá biểu là giải pháp QL trực tiếp giờ lên lớp của GV Đồng thời, hiệu trưởng phải có kế hoạch và tiến hành dự giờ, thăm

lớp định kỳ, đột xuát, phân tích, rút kinh nghiệm cho giờ dạy Dạy học trong

nhà trường TH, bảo đảm không dạy quá 7 tiết một ngày đối với trường, lớp

dạy 2buố/ngày Bộ GD&ĐT cũng lưu ý, đối với những vùng khó khăn, vùng có đông HS dân tộc thiểu số, việc tổ chức dạy học 2 buồi/ngày nhằm tăng

thêm thời lượng học tập, tạo điều kiệnthuận lợi cho HS đạt tiêu chuẩn kiến

thức, kĩ năng các môn học, chủ yếu đề cúng cô kiến thức, kĩ năng môn Tiếng

việt các môn học, chủ yếu dé cung cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt,

Toán hoặc tăng cường Tiếng Việt

Đối với thành phó, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển,

Trang 34

bồi dưỡng HS có năng khiếu, tổ chức hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn

diện Khuyến khích tổ chức bán trú cho HS ở những vùng dân tộc miễn núi cần nhân rộng mô hình trường phố thông dân tộc bán trú với sự kết hợp đầu tư từ ngân sách, sự đóng góp của gia đình và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội Nhà trường cần tăng cường kiểm tra vệ s inh, an toàn thực phẩm dé dam bảo sức khoẻ HS

Thực hiện kế hoạch giáo dục, đối với các trường, lớp day hoc 1

buốổi/ngày, nội dung họt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4tiết/tháng) được

thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kỹ thuật, theo hướng dạy học phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường

Về triển khai đề án dạy học ngoại ngữ các trường tiểu học được chọn

thí điểm chương trình Tiếng Anh tiêu học mới của Bộ (Thời lượng 4

tiếu/tuần) Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các yêu cầu đặt ra, rút kinh nghiệm

cho việc triển khai đại trà Thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/tuần, hoặc nhiều hơn 2 tiét/tuan Khuyến khích triển khai các

chương trình Tiếng Anh tăng cường và làm quen Tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1 ở những nơi có điều kiện và có nhu cầu của HS GV cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để HS không phải mang theo nhiều sách vở khi tới trường Những trường đạy học 2 buồi/ngày có thể tổ chức cho HS đề sách, vở

và đồ dùng học tập tại lớp Ớ trường TH, một GV là chủ nhiệm của | lớp phụ

trách giảng dạy tất cả môn học của lớp đó Có một só trường có giáo viên bộ

môn riêng như âm nhạc, thể dục, mĩ thuật

1.3.5 Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn và hồ sơ chuyên môn

Ở trường tiêu học, tổ CM là tổ chức cơ sở của bộ máy hành chính nhà

Trang 35

Tiểu học ghi rõ “GV được tổ chức thành tô CM theo khối lớp Tổ CM là một

nút thông tin trong hệ thống thông tin trường học, nó là nới tiếp nhận, xử lý, đồng thời cũng là nơi truyền phát thông tin Tổ CM có nhiệm vụ tổ chức một số hoạt động để nắm vững và thực hiện chương trình giảng dạy, giúp GV

chuẩn bị lên lớp hiện thực hoá quá trình GD&ÐT.[2]

Yêu cầu chung đối với việc QL tổ CM là phải tạo ra được điều kiện giúp cho mọi người nhận thức rõ về vai trò công việc của mình, tích cực tham gia vào các hoạt động của tập thể sư phạm, cũng như hoạt động của cá nhân

nhằm hoàn thành nhiệm vụ CM Sinh hoạt tô CM được tiến hành 2 tuần 1 lần

với có nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo năm học, tháng, tuần, nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động

GD khác Thực hiện bồi dưỡng CM nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng,

hiệu quả giảng dạy, GD và QL sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, tham gia đánh giá, xếp loại GV theo quy

định chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tô phó” (Điều lệ

trường tiểu học)

Đề QL tốt hoạt động này người CBQL phải nắm vững các yêu cầu sau: - Nắm vững lý luận dạy học, nội dung và PP giảng dạy từng môn học - Nắm vững quan điểm, nguyên lý và PP hoạt động đề thông qua việc dự giờ mà góp ý và phân tích khoa học tiến trình thực tế, quy trình sư phạm cua GV

Muốn nâng cao chất lượng của việc dự giờ và rút kinh nghiệm sư phạm, CBQL cần tô chức các chuyên đề về giờ lên lớp như: Nghe nói chuyện về nội dung và PP giảng dạy, thảo luận các chuyên đề, xây dựng giờ dạy mẫu,

đăng ký giờ dạy tốt, thao giảng, hội giảng Hồ sơ CM của GV là công cụ,

Trang 36

quá trình giảng dạy trên lớp của GV phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng hồ sơ CM của chính họ Hồ sơ CM của GV còn là phương tiện phản ánh quá trình QL của CBQL một cách khách quan, giúp CBQL nắm vững tình hình thực hiện CM trong nhà trường

1.36 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một bộ phận hợp

thành một khâu không thê thiếu được trong quá trình dạy học Kết quả học tập của HS sẽ phản ánh chất lượng giảng dạy của GV Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình

độ và khả năng nhiệm vụ học tập của HS Trên cơ sở để điều chỉnh quá

trình giảng dạy của GV

Thông qua việc QL hoạt động kiểm tra - đánh giá HS của GV, người QL sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học ở từng GV Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học Và nhất là trong giai

đoạn hiện nay, khi tình trạng dạy thêm, học thêm còn phô biến, khi trình độ CM của một số GV còn hạn chế thì việc QL hoạt động kiểm tra - đánh giá kết

quả học tập của HS là một vấn đề rất quan trọng

QL hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả họctập của HS phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

Phải thực hiện nghiêm túc quy chế CM trong nhà trường thông qua

điểm số, nhận xét, đánh giả chất lượng của HS và giảng dạy của GV Từ đó,

rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bố sung giúp cho người QL chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn

Phải đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác, khách quan, tránh những biểu hiện không đúng trong đánh giá, xếp loại HS thông qua việc quán triệt và vận dụng đầy đủ các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại

Trang 37

1.37 Quản lý bằi dưỡng đội ngũ giáo viên

Ở mọi lĩnh vực, con người là nhân tô quyết định sự thành công hay thất

bại trong việc tô chức thựchiện các quyết dinh QL

Đặc biệt đối với GD thì GV là nhân tố quyết định chất lượng của sản

phâm GD

Bồi dưỡng đội ngũ GV vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển

bền vững của nhà trường Đây là yêu cầu thường xuyên, liên tục và là giải pháp then chốt góp phần tích cực thực hiện sự nghiệp đối mới GD phố thông

Nội dung QL vến đề này bao gồm:

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì chương trình của Bộ GD&ĐT, bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi đưỡng nâng cao trình độ

- Với nghề dạy học, việc bồi dưỡng CM nghiệp vụ cho đội ngũ GV là

một yêu cầu thường xuyên và liên tục Nội dung chủ yếu của hình thức bôi dưỡng này là cập nhật kiến thức, hướng dẫn rèn luyện kĩ năng trong các môn học, hướng dẫn đổi mới phương pháp và hình thức tô chức dạy học

- Việc đào tạo chuẩn hoá và nâng chuẩn đội ngũ GV là yêu cầu cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay

- Muốn QL bồi dưỡng đội ngũ GV, người CBQL phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, người CBQL phải chủ

động xây dựng chương trình, kế học bồi dưỡng hợp lý để từng bước nâng cao

năng lực CM, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV thuộc đơn vị mình QL 1.3.8 Quản lý cơ sở vật chất, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học

Hiệu quả giảng dạy phụ thuộc một phần vào cơ sở vật chất, điều kiện

hỗ trợ hoạt động dạy học của nhà trường

QL tốt các phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy

sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội

Trang 38

Để QL tốt phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy hiệu trưởng cần đảm bảo cho GV có đủ phương tiện giảng dạy bằng việc khai thác triệt dé các nguồn cung cấp và hàng năm cần có kế hoạch mua sắm, bồ sung trang thiết bị dạy học, đồng thời tăng cường tô chức khai thác, sử dụng các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy Hiệu trưởng chỉ đạo các tô CM tổ chức các chuyên đề về sử dụng các phương tiện dạy học, thi sử dụng

đồ dùng dạy học Hiệu trưởng chỉ đạo cụ thể cho việc sử dụng thiết bị dạy học thành nề nếp và tự giác của GV Việc sử dụng thiết bị dạy học của GV

phải được kiểm tra, đánh giá và có hình thức khen thưởng kịp thời Đồng thời

chỉ đạo tổ chức, kiêm kê, đánh giá, kiểm tra việc GV sử dụng, bảo quản và bổ

sung TBDH

1.4 Các yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học

1.4.1 Vai tro chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triên giáo dục,

trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng dạy

học và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ IX đã chỉ rõ: “ Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người

Việt Nam; phát triển đội ngũ giáo viên, coI trọng chất lượng và đào tạo sư phạm, cải

thiện chế độ đãi ngộ Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu từng cấp học”.[6]

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu: “ Đối

mới cơ cấu tô chức, cơ chế quản lý, phương pháp quản lý giáo dục theo

hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”

Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “ Tô chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo,

Trang 39

nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý trong nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp'ˆ.[7]

Trên cơ sở kết quả điều tra, căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục,

Bộ giáo dục và đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố tiến hành xây dựng quy

hoạch, kế hoạch đảo tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà

giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới

1.42 Sự điều hành, quản lý của cơ quan giáo dục cấp trên

Rà soát, bố trí, sắp xếp lại những giáo viên không đáp ứng yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: Luân chuyền đào tạo lại, bồi đưỡng nâng

cao trình độ, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuôi, bố trí lại công việc phù

hợp với yêu cầu nhiệm vụ đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng giáo viên dé

có đủ điều kiện và năng lực để tránh sự hụt hãng Chú trọng đào tạo, bồi

dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoả

Giải pháp đôi mới quản lý giáo dục trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 nêu rõ: "Đổi mới cơ bản tư duy và phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm

phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ

sở giáo Theo quy định của nhà nước: Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn

trực thuộc UBND huyện có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện và trực

tiếp quản lý chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện, trong đó

có giáo dục tiểu học và HĐDH ở các trường tiểu học Căn cứ quy định, để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình: PGD tiến hành thực hiện các chức

Trang 40

1.43 Sự phối hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển giáo dục

Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đối mới hiện nay, rõ ràng nối lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động,

đào tạo nhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới Để

hình thành được những con người như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục : gia đình - nhà trường và xã hội, tác

động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em Muốn tạo ra

mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các

lực lượng trong xã hội

Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc

giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường Mặt khác, phải phối hợp chặt

chế với gia đình, với các tô chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể

sau đây:

- Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tô chức xã

hội trong địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,

câu lạc bộ những người cao tuôi nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ

- Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa

gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn

- Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo

Ngày đăng: 29/08/2014, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w