DAO XUAN HUNG
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY NANG CAO
CHAT LƯỢNG DOI NGU GIAO VIEN CAC TRUONG TRUNG HOC CO SO HUYEN QUAN HOA, TINH
THANH HOA
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC
Nghé An - 2013
Trang 2
BO GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐÀO XUÂN HÙNG
MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHÁT LƯỢNG ĐỌI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUAN HOÁ, TỈNH THANH
HOÁ
Chuyên ngành quản lý giáo lục Mã số: 60.14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC: PGS TS NGO SY TUNG
Nghé An - 2013
Trang 3Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn, tác giả đã
nhận được sự quan tâm khích lệ, giúp đỡ từ qúy thây cô, đồng nghiệp, bạn bè, người thân Tác giã xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Dai Hoc Vinh, khoa sau dai hoc và các
giảng viên, các nhà sư phạm và khoa học cùng qúy thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quả trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, Tác giả xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư— Tiến sĩ Ngô Sỹ Tùng, người thây trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tinh chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề hoàn thành luận văn này
Sở Giáo đục và Đào tạo Thanh Hoá, Sở Nội vụ Thanh Hoá, Huyện uy,
Uỷ ban nhân dân huyện Quan Hoá, Phòng Giáo đục và Đào tạo huyện Quan
Hoá, đã chấp thuận và tạo điều kiện cho tác giả được tham gia khoá học này
Quý thây cô là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và tất cả thầy cô các trường THCS huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá, đã cung cấp những thông tin bồ ích, bạn cùng lớp Quản lý Giáo dục khoá 19, đã cung cấp những lài liệu, góp ý quý báu đề tác giả hoàn thành luận văn này
Mặc dù tác giả đã hết sức có gắng, nhưng chắc chắn không tráng khỏi những thiếu sói Tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ của quý thay cô, cán bộ quản lý và các bạn đông nghiệp
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, năm 2013
Tác giả
Trang 4069007000005 1
1 LY do chon d€ tai c ccccccecccccccsssesseessssssesssessessssseessessestsesssesesessessensseisee suseees 1
2 Mục đích nghiên cứu - E5: 222 2221213221151 51 5351253 15155511 113 E1 2E 2 5
3 Khách thê và đối tượng nghiên cứu .-2 222 z+22222222EE222x223222222 5
4 Giả thuyết khoa học 2-55 SE ‡211 8212212112711 1 E7 E2 sở 5
b0 u00) 1 a 5
6 Phạm vi và giới hạn nghiên cỨU - 52 522222 22 *2E+E2+2E+ExE£zx+Esxsxsexsxz 6
7 Phương pháp nghiên cứu 6
8 Dong gop cua dé tai 6
9 Cầu trúc của đề tài wT
Chuong 1 CO SG LY LUAN CUA DE TAI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề + 22x22 2223221 E1EE2312121251 112123 1 xe 17 1.2 Một số khái niệm có liên quan 2-2- 222 SE SE SE 2E EE2E2E E2 re 19 I0, cddị:iaadđdđdadđđađdđdđđa 19 1.2.2.Quản lý giáo dục . - 2S 22112112111 11 122121115211 115 811911 xe rệt 21 1.2.3 Quản lý nhà trường - ¿2c 3222 12221122123 121 1112111511115 1 tk 23 1.2.4 Đội ngũ -Á- SQ n LSnnnnn HH HH HH HH HH HH Hành 24 1.2.5 Đội ngũ giảo viÊn - 2c 2 2221211212211 12211 1121111511111 1118 xxEHgrey 25 1.2.6 Chất lượng 2-5222 22 221 12121121111111111211 1112111120121 e 25 1.2.7.Chất lượng đội ngũ giáo viên 2222 E2 3218215122121 xe 26 1.3 Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 27 1.3.1 VỊ trí của trường trung học cơ SỞ -.- S22 2S 2+2 27 1.3.2 Vai trò chức năng của trường trung học cơ sở
Trang 5SỔ uc n TH TH TT TT TH TT TH KH HH gết 290 1.4.1 VỊ trí của người giáo viên trung học cơ SỞ -.- 55-552 s52 20 1.4.2 Vai trò của người giáo viên trung học cơ SỞ - - ¿55-5252 35: 30 1.4.3 Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên trung học cơ so 31 1.4.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên trung học cơ sở 312 1.4.5 Các yêu cầu đối với giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay 33 1.5 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học
CO SO 43.4dddđ.| aaãaa 356
1.5.1 Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đỨc -sccccsssss s2 35
1.5.2 Về năng lực chuyên môn - 2-2 222222 +E+EEEEE2E2 5221251112223 2 xe 36 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 37 1.7 Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học
Kết luận chương Ì 2-2 S22 215E2212152221212222121872121218 re 412 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA 52-522sc22E2£zz£x+zz 43
2.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - Xã hội và giáo dục huyện
Quan Hoa, Tinh Thanh hóa - 2 22 222223222 1E222 3225222 E22E£szzxs2 43
2.1.1 Về kinh tế, văn hóa - Xã hội :-52:222++22ccErrEtrrrkrrrrrrere 43
2.1.2 Về giáo dục 5c 111221111121 11112111111 21 2n H HH nn HH nung 44
2.2 Thực trạng về giáo dục trung học CƠ SỞ - +22 325223222 ss>x 468
2.2.1 Các trường THCS huyện Quan Hóa 55-22525522 *+S+*s>s+ 468 2.2.2 Về quy mô số lượng chất lượng giáo dục trung học cơ sở 479
Trang 62.3.1 Thực trạng về số lượng và cơ cấu ĐiÁO VIÊN c S2 2S Sc 22c: 51
2.3.2 Thực trạng về chất lượng giáo viên . 2-2252 S2 222222222222 22x 56
2.4 Thực trạng việc quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa - - 5 22 22223222222 £>zx+zzsxs2 60 2.4.1 Thực trạng về công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên 60 2.4.2 Thực trạng về công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giáo viên 612 2.4.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng của các trường trung học cơ sở huyện Quan Hóa - 52 22222252 *2Sz**s>>s 656 2.5 Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Quan Hóa "0 810: 4 7263 Kết thúc chương 2 2: 222222 E25122112221221211271 212.1 ke vessel 67
Chuong 3 MOT SO GIAI PHAP QUAN LY NANG CAO CHAT LUGNG
DOI NGU GIAO VIEN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA 2-52 2S2SESEE£E2E22322x252 z2 7768
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất các giải pháp - 2 St SE s2 zrsre 68 3.2 Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sỏ huyện Quan Hóa, Tỉnh Thanh Hóa 71
3.2.1 Nâng cao nhận thức chính trị và phẩm chất, đạo đức nhà giáo cho đội
Trang 7đội ngũ giáo VIÊN - c2 2212122112211 1121 11221115111 1111 1101111111111 ty 93 3.2.7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 2-2 1S SE SE1 2151211112121 rre 98 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp - 2-2222 SE2212152212222212E 2e 102
Trang 8_— CoN DHA nw KWH .CBQL CNH CNHX GD & ĐT GV DNGV GVCN HDH KT-XH 10 11 12 13 14 15 16 17 18 TH THCS THPT TNCS TNTP XHCN GD ĐNCB HS Cán bộ quản lý Cơng nghiệp hố Chủ nghĩa xã hội Giáo dục và Đào tạo Giáo viên
Đội ngũ giáo viên Giáo viên chủ nghiệm
Trang 9Bảng 2.1: Thống kê hạnh kiểm học sinh THCS năm 2011-2012 48
Bảng 2.2: Thống kê học lực học sinh THCS năm 2011-2012 50
Bảng 2.3: Thống kê số lượng giáo viên trường THCS năm học 201 1-2012 52
Bảng 2.3: Thống kê số lượng giáo viên trường THCS năm học 2012-2013 53
Bảng 2.4 Số lượng GV THCS theo độ tui . 22222 SES2E2E2E22E2Ez22 55
Bang 2.5: Théng ké tỷ lệ giáo viên phân theo trình độ đào tạo 56
Bảng 2.6: Thống kê kết quả thanh tra toàn diện GV THCS huyện Quan Hóa
năm học 2011-2012: 2012 - 2013 c5: 222 2E‡ ke rirseskrrke 59 Bảng 2.7: Số lượng giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp Tỉnh năm học 201 1- 2012; 2012-2013 - Q.1 1211211221 11111 1n HH Ho HH HH Hành 59 Bảng 2.8: khảo sát công tác phân công giảng dạy - 55-25252352 56 Bảng 2.9: Khảo sát công tác quản lý thực hiện chương trình 57 Bảng 2.10: Khỏa sát quản lý việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên 58 Bảng 2.11: Khảo sát công tác kiểm tra của Hiệu trưởng 552 59 Bảng 2.12: Khảo sát quản lý giờ lên lớp của giáo viên - 60 Bảng 2.13: Khảo sát việc quản lý giờ dạy .- 52-22225223 222ss+czsxs2 61 Bảng 2.14: Khảo sát quản lý kiểm tra đánh giá kết qua học tập của học sinh 62
Sơ đồ 3.1 nội dung bồi dưỡng ĐNGV - L2 2221211222111 121155 se 81
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các giải pháp .- 2-5222 2222112122 102 Bảng 3.1.4: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 104
Trang 101 Ly do chon dé tai 1.1 Về mặt lý luận
Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, coi đó là chìa khoá để thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Quan điểm chỉ đạo của đảng và nhà nước ta về Giáo dục và Đào tạo là cùng với khoa học công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân
Mục tiêu của giáo duc và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công nhân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả là thực hiện công bằng xã hội Đáp ứng yêu cầu dân trí, nhân lực, nhân tài của sự nghiệp công nghiệp
hoá,hiện đại hoá đất nước Đáp ứng nhu cầu học của mọi tầng lớp Xã hội,
tiến tới một xã hội học tập
Trong định hướng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm từ
2011-2020 đã xác định: ““Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu đối mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then
chốt” [11]
Thực tiễn lịch sữ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh
ở bất cứ giai đoạn lịch sữ nào dù là khi đất nước thái bình hay chiến trang
Trang 11thức của mỗi người dân Việt Nam Từ đó, người giáo viên luôn được xã hội
tôn vinh, coi trong là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay, mục tiêu giáo dục và đào tạo là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bôi dưỡng nhân tài Đó là mục tiêu khái quát ở cấp độ xã hội Mục tiêu xã hội được xác định bao gồm hai cấp độ vĩ mô và vi mô Mục tiêu này một mặt hướng tới sự phát triều nền văn hoá xã hội, mặt khác giáo dục phải địng hướng tới sự phát triển tối đa tiềm năng của từng cá nhân Để thực hiện được mục tiêu trên thì
sự nghiệp lớn của nền giáo dục quốc dân trong thế kỷ XXI, nhìn tông thể chính là chiến lược trong tô chức, xây dựng và thực hiện, sản phẩm của giáo
dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên một nước giàu và mạnh
trong khu vực, ngang tầm với những nước đang phát triển trên thế giới để hoàn thành được những sự nghiệp đó phải cần một đội ngũ giáo viên “biết làm', chúng ta thường gọi đó là nguồn nhân lực Lực lượng giáo viên của chúng ta hiện có dồi dào, khoẻ mạnh Những con người nằm trong nguồn nhân lực giáo dục ấy tài năng đến đâu? đã được phát huy hết năng lực chưa? để đóng góp có ích nhất cho sự nghiệp giáo dục, quốc gia dân tộc Đội ngũ giáo viên luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất
lượng giáo dục, biến mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng thành hiện thực
Chỉ thị 40 - CT/TW của Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọngˆˆ[4] Do vậy, muốn phát triển giáo dục và đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Trong
` ` ~ TT z ck A: ~ xử TA 2 À K
Trang 12lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày càng cao phải được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đả chỉ rõ: “Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn dién’’ [4] Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược
lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược giáo dục 2011 - 2020 và chấn
hưng đất nước
1.2 VỀ mặt thực tiễn
Trong những năm qua, với việc đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào các vấn để quốc tế, lĩnh vực giáo dục cũng có những bước biến chuyên
mau lẹ, gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận Giáo dục Việt Nam tập
trung chăm lo đối mới nội dung, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên đông đảo, chất lượng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ công cuộc xây dựng đất nước Tuy vậy, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên Trung học cơ sở nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của thực tiễn cuộc sống xã hội Đây đó vẫn còn một bộ phận giáo viên tha hoá về phâm chất đạo đức, nhân cách, hạn chế về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ Bộ phận này là vết đen trên bức tranh toàn cảnh giáo
dục Việt Nam, là trở ngại đối với việc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo
hiện nay
Trang 13là hiệu quả giáo duc - đào tạo chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế
Nằm trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo chung của cả Tỉnh nền Giáo
dục và Đào tạo huyện Quan Hoá cũng có những ưu điểm nêu trên bên cạnh
những ưu điểm đó, nó còn bộc lộ một s6 ton tại, yéu kém thể hiện ở các mặt:
Chất lượng dạy và học còn thấp so với yêu cầu, Phong trào thi đua “hai tốt”
chưa có chiều sâu: Chất lượng đại trà chưa vững chắc, chất lượng mũi nhọn còn khiêm tốn, chất lượng dạy học giữa các trường còn chênh lệch lớn, học
sinh tốt nghiệp THCS khá cao nhưng tỉ lệ chúng tuyển vào các trường THPT còn thấp Một trong những nguyên nhân trực tiếp nhất cho những tỔn tại trên là do những hạn chế, yếu kém của đội ngũ giáo viên các nhà trường Cụ thể là:
- Yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ
- Trình độ chưa đồng đều, việc đối mới phương pháp giảng day
còn hạn chế
- Kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu tài liệu (nhất là các tài liệu chuyên
môn phục vụ cho dạy học) còn nhiều hạn chế: khả năng sử dụng và ứng dụng
cộng nghệ thông tin trong giảng dạy còn thấp
Những yếu kém của đội ngũ giáo viên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân xuất phát từ bản thân đội ngũ giáo viên nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ việc quản lý chất lượng giáo viên của các cấp quản lý giáo dục
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đặc biệt là trước yêu cầu đôi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên càng trở nên bức thiết hơn Hơn nửa, trong giai đoạn lịch sử hiện nay cần phải nghiên cứu, quy hoạch và có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên THCS ngang tầm đặt ra của sự nghiệp
Trang 14Từ cơ sở lý luận thực tiễn nêu trên, để góp phần phát triển sự nghiệp
giáo dục ở huyện Quan Hố, tơi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quan Hoá,
Tỉnh Thanh Hoá” Trên cơ sở nghiên cứu tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động này là vấn đề cấp thiết hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quan
Hoa, tinh Thanh Hoa
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Van dé nang cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS 3.2 Đất tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quan Hoá tỉnh Thanh Hoá
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất một số giải pháp có tính khoa học, tính thực tiễn và được
áp dụng đồng bộ thì chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Quan Hoa sé được nang cao hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cúu của đề tài
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên của trường THCS
+ Khảo sát thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THCS THCS huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa
Trang 156 Pham vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ giáo viên các hoạt động dạy học, không nghiên cứư hoạt động giáo dục
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát nghiên cứu tại 17/17 trường THCS đóng trên địa bàn huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh hoá trong 2 năm
học 2011-2012; 2012-2013 và đề xuất một số giải pháp
7 Phương pháp nghiên cứu
21 Phương pháp nghiên cứu Ïÿý luận
Phân tích tổng hợp, so sánh, phân loại tài liệu, thông tin
Z2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên - Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục của Hiệu trưởng
- Lấy ý kiến chuyên gia
Z3 Các phương pháp bổ trợ
Quan sát, trao đổi, phỏng vấn
Z4 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
8 Đóng góp mới của đề tài
8.1 Vé ly luận
Trang 168.2 Về thực tiễn
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên các
trường THCS trên địa bàn huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá Chỉ ra được
những nguyên nhân hạn chế cần khắc phục
- Đúc rút kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tổn tại trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện
Quan Hoa, tinh Thanh Hoa
9 Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo.Luận
văn gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Trang 17Chương 1
CO SO LY LUAN CUA DE TAI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam ngay từ thời xưa, ông cha ta đã rất coi trọng vai trò người thầy giáo “Không thầy đồ mày làm nên”, không có thầy sẽ không có giáo dục
Điều đó nhắc nhở mọi người phải quan tâm mọi mặt đến Giáo dục, đến
DNGV
Vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã
được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rAt quan tam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Giáo dục nhằm đào tạo những
người kế tục cho sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó có các ngành các cấp, Đảng, chính quyền và các địa phương phải thực hiện quan tâm đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường đến mọi mặt, đây sự nghiệp giáo dục của ta lên nhưng bước phát triển mới” “Cán bộ và giáo viên phải
tiến bộ cho kịp thời đại mới làm được nhiệm vụ, chớ tự túc tự mãn cho là giỏi
rồi thì dừng lại”.[20]
Đội ngũ nhà giáo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục Người thầy giáo có vị trí đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến
nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ, đến việc tiếp nhận tri thức của xã hội
loài người của HS đều qua hoạt động của người thầy giáo
Thấy rõ tầm quan trọng của người thầy trong việc đào tạo con người năng động, sáng tạo, những phẩm chất cách mạng mà xã hội hiện đại xem là
điều kiện tổn tại của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thời gian qua, Đảng và nhà
nước ta đã có nhiều chỉ thị, Nghị quyết đúng đắn kịp thoi dé chỉ đạo công tác
Trang 18- Chién luge phat triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và giai
đoạn 2011-2020
- Chỉ thị số 40/CT/TW, ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Luật giáo dục 2005 sữa đôi bô sung năm 2009
- Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/04/2009 của Bộ Chính trị về việc
tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát
triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020
- Hướng dẫn số 5516ó/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 19/8/2011 về việc
hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
Nhưng thực tiễn giáo dục vẫn còn nhiều nhức nhối Các ngành học, bậc học, cấp học chất lượng giáo dục phát triển chậm, tụt hậu so với các nước
trong khu vực và trên thế giới Vấn đề: Thầy ra thầy, trò ra trò đang là vấn đề bức xúc của xã hội Đội ngũ giáo viên: Yêu ngành, yêu nghề, yêu trẻ, nhiệt
tình, tâm huyết, lao động sáng tao ma ta mong muốn trở thành động lực chính
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển, đi trước, đón đầu cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, chưa trở thành hiện thực Mặc dù thời gian qua van dé phát triển đội ngũ nhà giáo đã được xác định là một trong những nội dung quan trọng nhất của hoạt động các nhà trường Chúng ta đã hết sức cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo viên như đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với mong muốn tạo nên những bước đột phá trong việc đối mới nội dung, chương trình giáo dục Tuy vậy trong thực tế chất lượng đội
ngũ vẫn còn nhiều bất cap, han ché
Trang 19dung chương trình giáo dục phố thông do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nguyên nhân quan trong là thiếu các giải pháp đồng bộ như: Đối mới phương
thức đào tạo, đối mới bôi dưỡng giáo viên, phù hợp với thực tiễn từng cơ sở
giáo dục nói chung và ở các trường THCS nói riêng Quá trình đôi mới nhà trường cũng như đôi mới phương pháp dạy học chịu sự tác động trực tiếp của ĐNGV, cách thức quản lý của CBQL giáo dục Nhìn từ góc độ quản lý, có thể nhận thấy rằngCBQL các trường phần lớn chỉ dừng lại ở chủ trương, thiếu
trọng tâm, chưa tổ chức, thực hiện quá trình phát triển đội ngũ nhà giáo một cách khoa học, hữu hiệu
Vì vậy, để phát triển đội ngũ nhà giáo cần quan tâm nhiều vấn đề, có nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi, sát đúng với tình hình thực tế của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục
Với mong muốn góp phần khiêm tốn của mình nâng cao chất lượng đội
DNGV THCS, tác giả dé tài mạnh dạn nghiên cứu thực tiễn, tìm kiếm va dé
xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV các trường
THCS huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, mà từ trước đến nay chưa có ai
nghiên cứu
1.2 Một số khái niệm có liên quan
1.21 Quản lý
Trong lịch sử phát triên của xã hơi lồi người, hoạt động quản lí đã xuất
hiện từ rất sớm Từ khi con người biết tập hợp nhau lại, tập trung sức để tự vệ
hoặc lao động để kiếm sống thì bên cạnh lao động chung mọi người đã xuất
hiện có tổ chức, phối hợp, điều khiển đối với họ Những hoạt động đó xuất hiện, tỔn tại và phát triển như một tất yếu khách quan, là cơ sở đảm bảo cho
Trang 20Khi nghiên cứu về cơ sở khoa học quản lí, C.Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô
tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó” Như vậy, đã xuất hiện một dạng lao động mang tính
đặc thù là tô chức, điều khiến các hoạt động của con người theo những yêu
cầu nhất định - được gọi là hoạt động quản lí Từ đó, có thể hiểu lao động xã
hội và quản lý không thể tách rời, quản lý là hoạt động điều khiển lao động
chung Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất, thì trình độ tổ chức, điều hành tất yếu cũng được nâng lên, phát triển theo những đòi hỏi ngày càng cao hơn Khi lao động xã hội đạt tới một trình độ và quy mô phát triền nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành
một hoạt động đặc biệt, sẽ hình thành bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận
chuyên hoạt động quản lý, tạo thành các mối quan hệ trong quản lý Cùng với sự phát triển của loài người,quản lý đã trở thành một khoa học và ngày càng
phát triển toàn diện
Trong tất cả các hoạt động của con người, đối với từng cá nhân cũng
như tập thể, hiệu quả đạt được cao hay thấp, chất lượng tốt hay xấu đều có sự
tác động của yếu tố “Quản lý” Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt
nguồn từ tính chất xã hội của lao động Như vậy, có thể nói rằng quản lý
chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của người khác nhằm thu được kết quả mong muốn, là sự tổ chức, kết hợp vận
động tri thức với lao động đê phát triển sản xuất xã hội Quản lý trở thành một
nhân tổ của sự phát triển xã hội, quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau:
Trang 21- Quản lý:là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định như quản
lý hồ sơ, quản lý vat tư
Cũng Theo từ điển Tiếng việt: Quản lý (hiểu theo ý nghĩa là một động từ)
Quản: Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Lý: Tổ chức và điều khiến các hoạt động theo yêu cầu nhất định
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo:[1.Tr98] Hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm 2 quá trình “Quản” và “Lý” kết hợp với nhau trong đó “Quản” có nghĩa là duy trì và ôn định hệ “Lý” có nghĩa là sửa sang, sắp xếp đưa vào thế phát triển Nếu chỉ “Quản” mà không “Lý” thì tổ chức dễ bị trì trệ nếu chỉ “Lý” mà không “Quản” thì phát triển không bền vững Do đó “Quản phải có
Lý” và ngược lại, làm cho hệ thống cân bằng động, vận động phù hợp thích
ứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân bên ngoài
Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: [21] “Quản lý là một quá trình
định hướng, quá trình có mục đích, quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định”
Theo tác giả Trần Kiểm: [18] “Quản lý là những tác động chủ thể quản lý trong việc huy động, phat huy,két hop, điều chỉnh điều phối các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” và “Quản
lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên
của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến”
1.22 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là bộ phận trong hệ thống Quản lý nhà nước về nhiều
lĩnh vực giáo dục, là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối
Trang 22Trung ương đến cơ sở tiến hành đề thực hiện những chức năng và nhiệm vụ
về GD&ĐT do Nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp GD&ÐT, duy
trì kỷ cương, thoã mãn nhu cầu GD&ĐT của nhân dân
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối
hợp các lực lượng xã hội nhằm đầy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển của xã hội ngày nay, sứ mệnh phát triển giáo dục thường
xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được
hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
Quản lý giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ Giáo dục & Đào tạo đến các Sở, phòng, Trường học) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân
cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển
thể lực và tâm lí trẻ em
Quản lý giáo dục là phức tạp và khó khăn Chính vì vậy, tác giả Trần Kiểm đưa ra hai định nghĩa về quản lý giáo dục:
+ Một là ở cấp vĩ mô (hệ thống giáo dục): “Quản lý giáo dục là hoạt
động tự giác cua chu thể nhằm huy động, tổ chức điều phối, điều chỉnh, quan sát Một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật
lực, tài lực) phục vụ cho nhu mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu
cầu kinh tế - xã hội”
+ Hai là cấp vi mô (nhà trường) “Quản lý giáo dục thực chất là tác
động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể
Trang 23hinh thanh phat triển toàn diện nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo
của nhà trường
1.23 Quản lý nhà trường
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD&ĐÐT Trường
học là bộ phận của hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dục đào tạo, gọi chung là “cơ sở giáo dục” “Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, là nơi thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm xã hội thực hiện chức năng tạo nguồn cho các nhu cầu xã hội, đào tạo
các công dân cho tương lai”
Trường học với tư cách là một tô chức giáo dục cơ sở, vừa mang tính
giáo dục, vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó là tế bào chủ
chốt của bất kì hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địa phương Như vậy “Quan lý nhà trường là gì? Theo GS.TS Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường
là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vị trách nhiệm của mình, tức là
đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo
dục, mục tiêu đào tạo đối với nghành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học
sinh” Ông cho rằng: Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác đề dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục và Quản lý nhà trường, quản lý
giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà
trường phô thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân của đất nước
Trang 24Người ta có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm sáu thành tố: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo
dục, thầy giáo, học sinh, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giáo dục, như
vậy, các thành tố này chia thành làm ba loại: thành tố con người, thành tổ tỉnh
thần và thành tố vật chất Quản lý nhà trường là quản lý hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng của chú thể quản lý trên tất cả các mặt của đời sống nhà
trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của
quá trình dạy học và giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh Người quản lý trường học là hiệu trưởng của các nhà trường
Vì vậy, quản lý trường học thực chất là quản lí quá trình lao động sư
phạm của thầy, hoạt động học tập tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong
quá trình day hoc Quan lý trường học là quản lý tập thể giáo viên và học sinh
để chính họ lại quản lý (đối với giáo viên) và tự quản lý (đối với học sinh) quá
trình dạy - học, nhằm tạo ra sản phẩm là nhân cách con người mới Đồng thời quản lý trường học còn bao gồm các quản lý các công việc khác có tính chất
điều kiện như: Đội ngũ, tô chức hoạt động của các đoàn thé trong nha truong,
quản lý cơ sở vật chất, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ giáo
viên, học sinh v.v
1.24 Đội ngũ
Theo từ điển Tiếng việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1997: “Đội ngũ là
tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tạo thành
một lực lượng” Theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ, “Đó là một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng để chiến đấu hay bảo
vệ” Như vậy, có thể thống nhất “Đội ngũ là một nhóm người được tô chức và
Trang 25Ngày nay khái niệm đội ngũ được sử dụng rộng rãi cho tổ chức trong
xã hội như đội ngũ tri thức, đội ngũ công nhân viên chức
1.25 Đội ngũ giáo viên
Khi đề cập đến khái niệm đội ngũ giáo viên, một số tác giả nước ngoài
đã nêu lên quan niệm: Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực
giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục
Đối với các tác giả trong nước, vấn đề này được quan niệm như sau: “Đội ngũ giáo viên trong nghành giáo dục là một tập thể người, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của nghành thì đội ngũ chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý theo giáo dục”
Từ những quan điểm đã nêu của các tác giả trong và ngoài nước, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau: “Đội ngũ giáo viên là tập hợp những
người làm nghề dạy học - giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng (có tô chức) cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục dé ra cho
tập thé đó, tổ chức đó Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua
lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thé
chế xã hội Họ chính là nguồn nhân lực quan trọng trong lĩnh vực giáo dục
1.26 Chất lượng
Chất lượng biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật chỉ rõ nó là
cái gi, tinh ốn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác Chất
lượng là mức hoàn thiện, đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các đữ kiện, các thông số cơ bản của sản phẩm hoạt động thể hiện giả trị đích thực của nó, là sự thỏa mãn các yêu cầu đặt ra
Chất lượng giáo dục thể hiện ở nhân cách người học đáp ứng được
Trang 26ngoài và bên trong, như: người học với những đặc trưng cơ bản về thê chat,
tâm lý và xã hội, các thành tố của quá trình giáo dục (mục tiêu, chương trình,
phương pháp.hình thức,điều kiện, phương tiện,môi trường giáo dục), chất
lượng ĐNGV Việc đánh giá kết quả giáo dục cần phản ánh được chất lượng
nhân cách phù hợp hay không với yêu cầu của cuộc sống cần phải xem xét chất lượng chất lượng đầu vào, chất lượng của quá trình giáo dục và chất lượng đầu ra Tham gia vào quá trình đánh giá chất lượng giáo dục không chỉ
là ý kiến của thầy và trò ma con can y kiến của xã hội, đặc biệt là người sử
dụng sản phẩm giáo dục
Việc đánh giá chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở điểm số hay xếp loại mà quan trọng hơn là thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách, từ đó đề xuất những biện pháp phát
huy và khắc phục
1.27 Chất lượng đội ngũ giáo viên
Chất lượng ĐNGV được thê hiện ở 3 mặt: Phẩm chất - Trình độ -
Năng lực
+ Phẩm chất của người GV được thể hiện ở đạo đức, tư tưởng của nhân
cách của xã hội chủ nghĩa, có tâm hồn cao thượng, thiết tha yêu nghề mến trẻ,
có lý tưởng nghề nghiệp, trung thành với tổ quốc, trung thực, giản dị
+ Về trình độ: Được đào tạo theo quy định chuẩn mà luật giáo dục đã
đề ra
+ Về năng lực: Năng lực của giáo viên được thể hiện hiệu quả hoạt
động dạy học và giáo dục, khả năng thích ứng với thay đôi trong thực tiễn, khả năng giao tiếp, ứng xử sư phạm
Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng thì ĐNGV phải được bồi dưỡng
thường xuyên, liên tục về chính trị, tư tưởng đạo đức, trình độ cũng như năng
Trang 27động như hiện nay sự bùng nô thông tin, xu hướng toàn cầu hóa, thành tựa khoa học kĩ thuật đòi hỏi ĐNGV phải luôn học tập bồi dưỡng thường xuyên, bố xung tri thức đáp ứng nhu cầu mới
1.3 Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1 VỊ trí của trường trung học cơ sở
Trường THCS gắn liền với xã, là trung tâm văn hóa của địa phương, Trường THCS góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành con người xã hội chủ nghĩa, kế hoạch phát triển của nhà trường là một bộ phận trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương Ngoài ra Trường THCS là cầu nối giữa bậc Tiểu học và Trung học phổ thông Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Như vậy, Trường THCS tiếp nhận kết quả của bậc tiểu học, trên cơ sở
đó thực hiện nhiệm vụ của mình, bước đầu của giáo dục trung học
Trường THCS là cấp cơ sở của bậc trung học, mang tính liên thông với Trung học chuyên nghiệp và học nghề, không chỉ có ý nghĩa thông thường mà nó tạo nền tảng cho các trường Trung học, Trung học chuyên nghiệp
Trong điều 2 của điều lệ trường Trung học có nêu: Trường Trung học là cơ sở giáo dục phố thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng
1.3.2 Vai trò, chức năng của trường trung học cơ sở
Trường THCS là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ chung là chuyên trách hình thành và xây dựng nhân cách người học theo những mục tiêu, nguyên lý, nội dung, phương pháp giáo
dục, đã được Luật giáo dục quy định Mặt khác, Trường THCS có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với cộng đồng và xã hội ở các mặt chủ yếu:
-_ Trường THCS được coi là một trung tâm giáo dục, văn hóa, khoa học
Trang 28- Truong THCS luôn luôn tận dụng các nhân tố tích cực có được từ cộng đồng và xã hội như truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa, thành tựu khoa học Kĩ thuật, nguồn lực, để thực hiện quá trình giáo dục
Nhu vay, Truong THCS chiu su chi su chi phối cúa những đặc trưng cơ
bản về xu hướng trình phát triển KT- XH của thời đại,của đất nước Đó là: - Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ ki nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và trình phát triển kinh tế tri thức Nó làm biến đối nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội và tác động đến tất
cả các lĩnh vực xã hội, trong đó nôi bật là phát triển giáo dục:
- Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhờ các phương tiện truyền thông và mạng Internet vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc
Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra sự thay đối sâu sắc trong giáo
dục mà đặc chưng nhất là vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên toàn cầu
Sự đối mới đó được thê hiện trước hết ở quan niệm xây dựng nhân cách người
học dẫn đến quan niệm mới về chất lượng giáo dục trong đó có vấn đề then
chốt và có tính quyết định là chất lượng ĐNGV và đội ngũ CBQL giáo dục
1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở
Cụ thể hóa Điều 58 Luật Giáo dục, điều 3 điều lệ trường Trung học cơ
sở, Trường Trung học phố thông, Trường Trung học phố thông có nhiều cấp nêu rõ: Trường Trung học có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo
chương trình giáo dục phố thông
2) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên: tham gia tuyển dụng và điều
Trang 293) Tuyén sinh va tiép nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo
4) Thực hiện kế hoạch phố cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng: 5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục, hợp với gia đình học sinh, tô chức và cá nhân trong hoạt động giáo duc;
6) Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà nước;
7) Tổ chức giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội:
8) Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ quan có thâm quyền kiểm định chất lượng giáo dục:
9) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật
1.34 Mục tiêu phát triển giáo dục trung học cơ sở
“Mục tiêu của giáo dục phố thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thầm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành
nhân cách con người Việt Nam XHCN., xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ tô quốc Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục Tiểu học, có trình độ văn hóa THCS và những hiểu biết bước đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp, học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động”
1.4 Một số vấn đề về công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên trường trung học cơ sở
1.41 VỊ trí của người giáo viên trung học cơ sở
Từ xa xưa tới nay, ông cha ta, nhân dân ta, Đảng và nhà nước ta luôn
Trang 30sự nghiệp giáo dục Thầy giáo là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư
tưởng và văn hóa, truyền thụ cho học sinh lí tưởng đạo đức cách mạng, bồi đắp cho học sinh nhân cách văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, dạy cho các em
tri thức khoa học, kỹ năng sống và kĩ năng nghề nghiệp
Hơn nửa thế kỉ qua, đội ngũ thầy cô giáo có mặt ở khắp mọi miền của tố quốc, không quản khó khăn gian khổ, vượt qua mọi thử thách, cống hiến
sức lực, tài năng, tâm trí cho bao thế hệ trẻ trưởng thành và thực sự thành chủ nhân xây dựng và bảo vệ đất nước
1.42 Vai trò của người giáo viên trang học cơ sở
Trong nhà trường giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục; là người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học trên lớp và quá trình giáo dục theo nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào Tạo với phương pháp sư
phạm nhằm đạt mục tiêu giáo dục của cấp học, của nhà trường VỀ vai trò của
người thầy giáo, Bác Hồ khẳng định: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nêu không có thầy giáo thì không có giáo dục”
Chức năng của người giáo viên THCS: Trong nhà trường XHCN, giáo viên có những chức năng sau đây:
- Chức năng của một nhà sư phạm: đây là chức năng cơ ban, thé hiện ở phương pháp dạy học và giáo dục học sinh của người giáo viên Đề thực hiện tốt chức năng này, người giáo viên phải biết tô chức đúng đắn quá trình nhận thức, quá trình hình thành những phẩm chất và năng lực
cần thiết cho học sinh
Trang 31những vấn dé thuong xuyén nay sinh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học - giáo dục
- Chức năng của nhà hoạt động xã hội: ngoài việc tích cực tham gia vào
các hoạt động xã hội, người giáo viên còn phải biết tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội
1.43 Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên trung học cơ sở
- Mục tiêu của lao động sư phạm của người giáo viên là nhằm giáo dục thế hệ trẻ, hình thành ở họ những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xã
hội: thực hiện chức năng di sản xã hội, chức năng tái sản xuất sức lao động xã
hội đảm bảo sự tiếp nối giữa các thế hệ và làm cho sức lao động ngày càng
được “trí tuệ hóa” cao
- Đối tượng lao động sư phạm của người GV là học sinh - thế hệ trẻ đang lớn lên Trong quá trình sư phạm, người GV là chủ thể, học sinh là đối tượng (khách thể) của lao động sư phạm Quá trình sư phạm chỉ phát
huy được hiệu quả khi phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
- Công cụ lao động của người GV là hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ sảo cần thiết đề thực hiện chức năng giảng dạy - giáo dục HS: đó là nhân cách của
bản thân mà của người GV tác động đến HS bằng cả tâm hôn, vẻ đẹp, trí tuệ
của bản thân mình
- Sản phẩm của lao động sư phạm của người GV là con người được giáo dục, đã có những chuyến biến sâu sắc trong nhân cách, chuẩn bị đi vào
cuộc sống dé thích ứng với xã hội hiện đại luôn thay đổi và phát triển
Trang 32- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ của nhà trường;
- Giữ gìn phâm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo: tôn trọng nhân cách
của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích
chính đáng của người học;
- Không ngừng học tập, rèn luyện đề nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ nêu gương tốt cho người học - Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Cụ thể hơn, Điều lệ trường trung học quy định nhiệm vụ của GV bộ
môn THCS như sau:
- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy
học: soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm: kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào số
điểm, ghi học bạ đầy đủ: lên lớp đúng giờ: không tùy tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy: quản lí HS trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tô chuyên môn;
- Tham gia công tác phố cập giáo dục ở địa phương:
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ đề nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường: thực hiện quyết định của hiệu trưởng: chịu sự kiểm tra của hiệu
trưởng và của các cấp quản lý giáo dục:
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo: gương mẫu trước HS: thương yêu, tôn trọng HS: đối sử công bằng với HS: bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của HS: đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp:
- Phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV khác, gia đình HS, Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục HS
Trang 33Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài các quy định trên, còn có thêm những
nhiệm vị như: Tìm hiểu nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đây sự tiến bộ của cả lớp, phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể ở địa phương: nhận
xét đánh giá xếp loại học sinh cuối kì, cuối năm học, đề nghị khen thưởng kỉ luật học sinh: báo cáo định kì, đột xuất với Hiệu trưởng Giáo viên Tông phụ
trách Đội TNTP Hồ Chí Minh được bồi dưỡng về công tác Đội có nhiệm vụ
tô chức hoạt động Đội và tham gia các hoạt động ở địa phương
Giáo viên THCS có quyền: được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục HS: được hưởng mọi quyền lợi về vật chất
tỉnh thần và được chăm sóc bảo vệ sức khỏe theo các chế độ chính sách đối
với GV: được trực tiếp thông qua các tổ chức của mình tham gia quản lí nhà trường: được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có) khi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện hành: được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường: cơ sở giáo dục khác và nghiên
cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đú những nhiệm vụ nói trên
1.45 Các yêu cầu đối với giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
Đề thực hiện tốt các chức năng nói trên, người GV trung học cơ sở can có những yêu cầu về phẩm chất, trình độ năng lực sau đây:
- Phải là người yêu nước, yêu CNXH, đạo đức lối sống lành mạnh,
trong sang, gian di
- Phải có hiểu biết rộng, nắm chắc những vấn đề của giáo dục trung học: về tri thức khoa học, người GV phải nắm vững và có hiểu biết sâu sắc
nội dung, chương trình, sách giáo khao của môn học mà mình đảm nhận, từ
Trang 34phạm, gồm: kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục HS, kĩ năng vận động và phối
hợp các lực lượng giáo dục gia đình-xã hội, kĩ năng tự học tự nâng cao trình độ, kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục
- Phải có hiểu biết và vận dụng kết quả tri thức sư phạm: hiểu học sinh,
giao tiếp được với học sinh, tác động thích hợp đến từng học sinh - Ngôn ngữ của GV phải chính xác, chữ viết đẹp rõ ràng - Phải có lòng yêu nghé, yéu trẻ
- Không có khiếm khuyết về ngoại hình
1.46 Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở
Đề đánh giá phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo thông tư số 30/2009/TT- BGD ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009, Thông tư này
có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 năm 2009
146.1 Mục đích ban hành chuẩn
- Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất
đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Làm cơ sở đề đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo
viên trung học
- Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi đưỡng giáo viên trung học
- Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối
với giáo viên trung học: cung cấp tư liệu cho các hoạt động
1.4.6.2 Nội dung chuẩn nghệ nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cau người GV
Trang 35Tiêu chuẩn 3: Năng lực xây dựng kế hoạc dạy học và giáo dục Tiêu chuẩn 4: Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục Tiêu chuẩn 5: Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học
Tiêu chuẩn 6: Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện
Tiêu chuẩn 7: Năng lực hoạt động chính trị xã hội
Tiêu chuẩn 8: Năng lực phát triển nghề nghiệp
1.5 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu tiên đầu tư phát
triển giáo dục, trong những năm qua cùng với việc đầu tư về cơ sở vật chất, nhà nước, địa phương và ngành đã quan tâm đến việc tăng cường chất lượng ĐNGV, Chính phi va BG GD&DT đã có các văn bản ban hành quy định về
đối tượng, chế độ ưu đãi, thời gian phục vụ và trách nhiệm của các cấp các
ngành liên quan
1.51 Vềphẩm chất chính trị, tư trởng, đạo đức
Phẩm chất đạo đức của người thầy giáo được thể hiện trước hết ở ý
thức phục vụ nhân dân, sự giác ngộ lí tưởng cách mạng, luôn đứng trên lập trường của Đảng, của Bác, của dân tộc mà suy nghĩ, hành động, có thế giới
quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lòng nhân ái, yêu lao động, yêu nghề và yêu trẻ Không có lòng yêu người thì khó có lòng yêu nước,
thương dân, khó mà tạo được cho mình những điểm tựa vững chắc để suốt đời
phan dau vi lý tưởng cách mạng, lý tưởng nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu thương học sinh là động lực mạnh mẽ đề phát triển năng lực của thay giáo
Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của mỗi các nhân là vô cùng quan trọng, bởi phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến thành quả chung của tập thể: một tập thể chỉ mạnh khi từng cá nhân trong
Trang 36Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý và hết
sức đặc biệt, bởi lẽ sản phâm của nghề dạy học là những thế hệ học sinh,
sinh viên, họ là những người chủ tương lai đất nước Sản phẩm của nghề dạy học không được phép có phế phẩm Phẩm chất, đạo đức và năng lực của mỗi người thầy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và chất lượng đào
tạo học sinh, sinh viên và có tác động rất lớn tới toàn xã hội Người thầy ở
bất cứ thời kỳ nào, trước hết cũng cần phải có cái tâm, cái đức với nghề Cái tâm là sự say mê, gắn bó, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đối với công
việc, với sự nghiệp đào tạo Đạo đức nghề nghiệp là sự gương mẫu tính thần trách nhiệm trước công việc, trước mọi người, lòng nhân ái, vị tha
sự ảnh hưởng của người thầy đến học trò là rất lớn “Thầy có giỏi thì trò mới giỏi”, “Thầy nào thì trò đó”
1.52 Về năng lực chuyên môn
- Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đổi mới Tri
thức là chìa khóa vạn năng giúp con người mở cửa cuộc đời Ngày nay, cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra như vũ bão, đội ngũ
giáo viên là người luôn tự bồi dưỡng, bố sung chuyên môn nghiệp vụ cho
mình đề không bị mai một kiến thức và tụt hậu
- Năng lực chuyên môn của giáo viên được thê hiện qua viêc:
+ Nắm chương trình, SGK từng môn, từng lớp, nắm chuẩn kiến thức, kĩ
năng từng môn, từng chương từng phan
+ Xác định đúng, đủ mục tiêu bài dạy
+ Truyền thụ rõ ràng chính xác, có hệ thống kiến thức cơ bản bai dạy + Tổ chức và sử dụng phương pháp dạy học, phương tiện dạy học hiện
dai, linh hoạt phù hợp với nội dung bài học và đặc trưng bộ môn
+ Đánh giá đúng khả năng của học sinh, chấm bài, cho điểm đánh giá
Trang 37Như vậy xây dựng và phát triển DNGV THCS la yéu cau mang tinh khách quan, cấp thiết mà các cấp các ngành trong tỉnh cần quan tâm và chỉ
đạo thực hiện
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên trung
học cơ sở
- Điều kiện mới của kinh tế xã hội
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Yêu cầu đối mới giáo dục và chất lượng day hoc, giao duc cho học
sinh THCS noi chung
- Quá trình dao tao, đặc biệt là quá trình đào tạo và bồi dưỡng GV - Hoàn cảnh và điều kiện lao động sư phạm của người GV
- Vai tro cua GV trong hoạt động dạy học - Chính sách chế độ GV
1.7 Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng đội ngũ GV THCS dựa trên hệ
thống các văn bản quy phạm sau đây:
* Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
Phát triên giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là một trong
những động lực quan trọng thúc đây sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện dé phát huy nguôn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng
Trang 38dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi đưỡng nhân tai, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất nước
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo và cản bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, các vùng miền Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về
truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học, một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo
đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên Năng
lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển
của sự nghiệp giáo dục Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được
động lực đủ mạnh đề phát huy tiềm năng của đội ngũ này
Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng
yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành
công Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 và chấn hưng đất nước Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được
chuẩn hóa đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt
chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có
Trang 39đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
* Luật giáo dục 2009 Ở điều 72 khoản 2: Quyền hạn của nhà giáo được
ghi rõ: “Không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, đối mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học” Ở điều 73 khoản 2: Quyền hạn của nhà giáo
được xác định: “Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ” Điều 80 của luật giáo dục đã đề cập tới chuyên môn nghiệp vụ: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ, để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ”
* Thông báo số 242 - TB/ TW, ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII),
phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020
Tại phiên họp ngày 05/3/2009, sau khi nghe Ban Tuyên giáo trung ương báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo (Tờ trình số 97/TTr/BTGTW, ngày 03/03/2009)và ý
kiến của cá bộ, nghành có liên quan, Bộ chính trị đã thảo luận và kết luận:
nhiều nội dung, Trong đó Kết luận đã nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu về chất lượng'
Trang 40Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục ở tat ca
các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ
Chuân hóa trong đào tạo, tuyên chọn, sử dụng nhà giáo và quản lí giáo dục các cấp Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vật chất và tinh than dé thu hút những người giỏi làm công tác giáo dục
* Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Phát triển và nâng cao nguồn lực nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đầy mạnh phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh trnh quan trọng nhất, đảm bảo cho
phát triển nhanh và bền vững Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản ký giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao
động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn Đào tạo nguồng
nhân lực đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát
triển của các lĩnh vực, nghành nghề Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cở sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo các nhân lực chất lượng cao đối với các nghành, lĩnh vực chủ
yếu mũi nhọn Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển tri thức
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đối mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đôi mới cơ chế tài chính giáo