1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội luật hóa các điều ước quốc tế việt nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

20 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 171 KB

Nội dung

Đề tài có phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực hiện điều ước quốc tế và nội luật hóa điều ước quốc tế trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan

Trang 1

ĐỀ TÀI NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VIỆT NAM KÝ KẾT VÀ THAM GIA PHỤC

VỤ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

A THÔNG TIN ĐỀ TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp

Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý

B NỘI DUNG TÓM TẮT

Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại đã trở thành nhu cầu bức xúc của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng Các hiệp định thương mại tự do, liên minh, liên kết kinh tế khu vực và song phương đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các quốc gia

Để thúc đẩy quá trình phát triển này, các nước đã xây dựng một hệ thống những văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế Công ước Viên về luật điều ước quốc tế, thực tiễn giải thích và áp dụng các điều ước quốc tế tại các cơ chế giải quyết tranh chấp như Tòa án quốc tế, Liên Hợp quốc, WTO ngày càng

có vai trò quan trọng trong quá trình đó Tuy nhiên, do pháp luật của các quốc gia đa dạng nên thực tiễn thi hành các điều ước quốc tế tại các quốc gia có khác nhau

Đối với Việt Nam, công tác ký kết và thực hiện các đi ều ước quốc tế có một vai trò rất quan trọng, là cơ sở pháp lý trong việc tăng cường và mở rộng các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế Bên cạnh đó, công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế cũng có những đóng góp tích cực đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta Làm tốt công tác này sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển toàn diện của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh khu vực

và thế giới hiện nay

Để phục vụ tốt hơn công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc nghiên cứu pháp luật và thực tiễn của Việt nam và các nước trong lĩnh vực điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng Một trong những vấn đề phức tạp ở đây cần nghiên cứu là vấn đề nội luật hoá các điều ước quốc tế trong điều kiện cụ thể của Việt Nam

Chính vì vậy việc chọn đề tài về nội luật hoá các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là cần thiết, góp phần xây dựng cơ chế thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài

1 Đề tài có mục tiêu tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở khoa học pháp lý (trong nước và quốc tế) về điều ước quốc tế và nội luật hóa các điều ước quốc tế; đánh giá thực trạng khuôn khổ pháp luật Việt Nam và thực tiễn nội luật hóa các điều ước quốc tế của

Trang 2

Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tê; xác định các yêu cầu đạt được trong quá trình nội luật hóa các điều ước quốc tế nhằm phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế

2 Đề tài đặt ra yêu cầu nghiên cứu pháp luật và thực tiễn điều ước quốc tế và nội luật hóa các điều ước quốc tế của Việt Nam và các nước để từ đó kiến nghị về cơ chế, mô hình và cách thức nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập phục vụ tốt hơn cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3 Đề tài có phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực hiện điều ước quốc tế và nội luật hóa điều ước quốc tế trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và các hiệp định của WTO

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Lý luận chung về điều ước quốc tế

1.1 Khái niệm về điều ước quốc tế

Một bộ phận quan trọng của pháp luật quốc tế đó là Luật điều ước quốc tế Luật điều ước quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh trình tự ký kết, điều kiện hợp pháp, có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng trong mọi lĩnh vực đời sống quốc tế thì vai trò đặc biệt của luật điều ước ngày càng lớn, bởi vì chính nó là công cụ gắn kết quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đã pháp điển hóa và phát triển hàng loạt các quy phạm vốn là tập quán quốc tế trong lĩnh vực điều ước quốc tế Điều 1 của Công ước quy định rõ: “Điều ước là từ dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”

Măăc dù đã được định nghĩa như vâăy, nhưng cách hiểu và giải thích về nó cũng như áp dụng trên thực tế hầu như chưa có sự thống nhất trong các quốc gia thành viên, kể cả các quốc gia chưa phải là thành viên của Công ước Cách hiểu của Viêăt Nam về khái niêăm điều ước quốc tế cũng không hoàn toàn nhất quán

1.2 Các giai đoạn ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

a) Giai đoạn ký kết điều ước quốc tế

Quá trình ký kết điều ước quốc tế có những qui trình sau

- Ký điều ước quốc tế: phụ thuộc vào từng điều ước cụ thể, việc ký điều ước quốc tế có thể là kết thúc quá trình ký kết (nếu điều ước có hiệu lực từ thời điểm ký) hoặc chỉ là một trong các giai đoạn ký kết (nếu như điều ước còn cần phải phê chuẩn hoặc phê duyệt)

- Phê chuẩn điều ước quốc tế: là việc cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước thông qua điều ước, biểu hiện sự đồng ý của nhà nước đối với quyền và nghĩa vụ ghi trong điều ước

Pháp luật quốc tế không có một quy phạm cụ thể hay một văn bản pháp lý cụ thể quy định điều ước nào thì cần phê chuẩn và điều ước nào thì không Thực tiễn điều ước cho thấy rằng việc phê chuẩn hay không cần phê chuẩn phụ thuộc ý muốn của các bên tham

Trang 3

gia điều ước, vì các bên đều có chủ quyền và đều bình đẳng, tự nguyện tham gia quan

hệ điều ước, do đó các bên tự quyết định với nhau trên cơ sở thỏa thuận

- Phê duyệt điều ước quốc tế

Phê duyệt điều ước là hành vi biểu hiện sự đồng ý ràng buộc của quốc gia vào điều ước quốc tế nào đó Khác với phê chuẩn, việc phê duyệt điều ước thường được tiến hành tại

cơ quan hành pháp tối cao của nhà nước Phê duyệt điều ước và phê chuẩn điều ước, về nguyên tắc đều giống nhau, đều là hành vi biểu hiện sự đồng ý ràng buộc của một nước với một điều ước nào đó Song cần phân biệt phê duyệt điều ước với khái niệm thông qua văn bản điều ước Phê duyệt điều ước có nghĩa là Chính phủ hoặc một cơ quan hành pháp có thẩm quyền cụ thể chuẩn y điều ước đó, nếu như điều ước liên quan tới thẩm quyền của họ và không cần trình lên cấp cao hơn như Quốc hội Còn thông qua văn bản điều ước có thể là hành vi cần thiết cho việc ký chính thức văn bản điều ước quốc tế

- Gia nhập điều ước quốc tế

Gia nhập điều ước quốc tế là việc một chủ thể của luật quốc tế thể hiện rõ ràng sự đồng ý ràng buộc mình với các quyền và nghĩa vụ của một điều ước quốc tế nhiều bên Gia nhập điều ước quốc tế phải được thể hiện rõ theo các quy định cụ thể của điều ước quốc tế nhiều bên đó

Những quốc gia gia nhập phải chấp nhận những điều khoản của điều ước theo những quy định và thủ tục cụ thể của điều ước đó, không có quyền thêm nội dung mới vào điều ước đó khi gia nhập, song lại có quyền bảo lưu những điều khoản nhất định theo quy định của điều ước đó

b)Thực hiện điều ước quốc tế

Nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda) là một trong những nguyên tắc cơ bản, bao trùm trong lý luâăn về viêăc thực hiêăn điều ước quốc tế Nguyên tắc này có lịch sử phát triển lâu đời nhất so với lịch sử hình thành và phát triển của các nguyên tắc cơ bản khác của luật quốc tế hiện đại

Nguyên tắc Pacta sunt servanda là nguyên tắc nền tảng của pháp luâăt quốc tế hiêăn đại và nguyên tắc này bảo đảm cho viêăc các điều ước quốc tế thực hiêăn Theo nguyên tắc này, các quốc gia phải có nghĩa vụ tâăn tâm thực hiêăn hết khả năng các cam kết quốc tế của mình

Pháp luâăt quốc tế nói chung không quy định cụ thể quốc gia cần phải thực hiêăn điều ước quốc tế bằng cách thức nào, hay nói cách khác các quốc gia toàn quyền có thể tự do lựa chọn các cách thức để thực hiêăn điều ước, miễn là điều ước quốc tế được thực hiêăn môăt cách tâăn tâm và đầy đủ Ngoại lệ ở đây là khi các quốc gia thành viên điều ước có thoả thuận cụ thể về một cách thức nào đó sẽ được sử dụng để thực hiện một điều ước cụ thể hoặc có khuyến nghị hay đề xuất về khả năng sử dụng cách thức thực hiện nào đó

2 Hệ thống các điều ước quốc tế của Việt Nam liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những năm gần đây, số lượng các điều ước các điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết và gia nhập ngày càng có xu hướng gia tăng Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế (1998-2005), Việt Nam đã ký kết, gia nhập hơn 700 điều ước quốc tế (chưa kể các điều ước quốc tế được ký kết với danh nghĩa bộ, ngành) Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, số lượng điều ước quốc tế của Việt

Trang 4

Nam ký kết đã bằng số lượng của gần 50 năm trước đó Trong đó, các điều ước quốc tế liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế chiếm một phần không nhỏ

Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế rất đa dạng

và phong phú trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, tránh đánh thuế hai lần Có thể nói điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có quy mô và phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất là Hiệp định về việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các Hiệp định kèm theo của WTO Các hiệp định của WTO điều chỉnh các hoạt động trong 3 lĩnh vực là thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ Các hiệp định này rất dài và phức tạp gắn kết với nhiều học thuyết kinh tế, thương mại quốc tế và được làm rõ qua các án lệ thương mại quốc tế và các phán quyết của WTO Số lượng các Hiệp định này đến khoảng 5 vạn trang A4 điện tử Thực tế, các hiệp định được xây dựng dựa theo một cấu trúc gồm sáu phần:

- Hiệp định khung (Hiệp định thành lập WTO);

- GATT 1994 và 12 Hiệp định chung điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng hoá cụ thể;

- Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và các phụ lục;

- Hiệp định điều chỉnh lĩnh vực thương mại của sở hữu trí tuệ (TRIPS);

- Thoả thuận về giải quyết tranh chấp;

- Quy định về rà soát chính sách thương mại của Chính phủ các nước

II LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Khái niệm về nội luật hóa

a) Ở các nước, để thi hành điều ước quốc tế, người ta thường phải chuyển hóa các quy phạm của điều ước quốc tế đó thành quy phạm pháp luật trong nước và thi hành điều ước quốc tế trên cơ sở các quy phạm pháp luật trong nước vốn là quy phạm của điều ước quốc tế đó Quá trình chuyển hóa đó thường được gọi là chuyển hóa điều ước quốc

tế hoặc nội luật hóa các điều ước quốc tế

b) Ở Việt Nam, có nhiều ý kiến khác nhau về "nôăi luâăt hóa" Có thể nêu lên hai cách hiểu khái niệm nội luật hoá sau đây:

- Cách hiểu thứ nhất cho rằng nội luật hóa là quá trình pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm chấp nhận hiệu lực ràng buộc của điều ước quốc tế Như vậy, theo quan điểm này thì nôăi luâăt hóa dường như đồng nghĩa với việc quốc gia chấp nhận hiệu lực pháp lý của điều ước Do đó, sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý trong nước chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế thì các quy định của điều ước có giá trị pháp lý và được áp dụng trên lãnh thổ quốc gia

- Cách hiểu thứ hai cho rằng nội luật hoá và quá trình chấp nhận hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế là hai khái niệm pháp lý khác nhau và có mối quan hệ tương đối độc lập với nhau: việc chấp nhận hiệu lực pháp lý của điều ước là hành vi của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền hoàn tất các thủ tục pháp lý trong nước và thông qua đó thể hiện việc quốc gia tham gia điều ước chấp nhận việc áp dụng các quy định của điều ước đó đối với mình Trong khi đó, nội luật hoá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động cần thiết để chuyển hóa các quy phạm của điều ước quốc tế thành quy phạm của pháp luật quốc gia bằng cách ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm

Trang 5

pháp luật trong nước để cho nội dung của các quy định của điều ước quốc tế chiếm toàn

bộ hoặc da số phần nội dung của quy phạm pháp luật trong nước

c) Ban chủ nhiệm Đề tài về cơ bản có quan điểm theo cách hiểu thứ hai nói trên Theo các tác giả thì nội luật hoá là quá trình chuyển hóa nội dung các quy phạm của điều ước quốc tế thành các quy phạm pháp luật trong nước để thi hành Với cách hiểu này tập thể tác giả cũng cho rằng khái niệm "nội luật hoá" điều ước quốc tế có thể dùng tương đương hay thay thế cho khái niệm "chuyển hoá" quy phạm điều ước quốc tế Tức là hai khái niệm "nội luật hoá" và "chuyển hoá" điều ước quốc tế có cùng bản chất và nội hàm, thực

ra là một tuy cách dùng từ có khác nhau

Như vâăy, khái niệm "nôăi luâăt hóa" trong khuôn khổ phạm vi Đề tài này có thể được hiểu là: quá trình đưa nội dung các quy phạm điều ước quốc tế vào nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoăăc ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước để có nội dung pháp lý đúng với nôăi dung của các quy định của điều ước đã được ký kết hoặc gia nhập

2 Đặc điểm của nội luật hóa

a) Đặc điểm về thời gian xuất hiện

Quá trình nội luật hóa có thể diễn ra sớm hoặc muôn hơn quá trình thực hiện điều ước quốc tế Nó có thể được diễn ở các giai đoạn cụ thể như sau:

- Giai đoạn tạo lập thỏa thuận ý chí của các quốc gia hay các chủ thể khác của luật quốc

tế

- Giai đoạn công nhận hiệu lực bắt buộc của các quy phạm điều ước

- Giai đoạn thực hiện điều ước quốc tế

b) Đặc điểm của văn bản nội luật hóa

Văn bản nội luật hóa là văn bản quy phạm pháp luật trong nước, nhưng có một số nội dung pháp lý vốn là nội dung pháp lý của điều ước quốc tế có liên quan Nếu xét về mặt bản chất thì nội dung pháp lý của văn bản nội luật hóa đó có cội nguồn từ nội dung pháp luật của các cam kết cần được thi hành của các nước liên quan

c) Đặc điểm của hiệu lực cưỡng chế của văn bản nội luật hóa

Hiệu lực cưỡng chế của văn bản nội luật hóa điều ước quốc tế thể hiện ở chỗ văn bản đó

là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nó có hiệu lực cưỡng chế như các văn bản quy phạm pháp luật bình thường khác Tuy vậy, việc ban hành văn bản nội luật hóa dưới hình thức nào (Nghị quyết hoặc Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết hay Nghị định của Chính phủ ) lại tuỳ thuộc vào sự quyết định của các cơ quan trong nước, căn cứ vào mô hình nội luật hóa, vào điều kiện lịch sử cụ thể trong nước

d) Đặc điểm quan hệ so sánh giữa điều ước quốc tế, pháp luật trong nước và quá trình nội luật hóa.

Đây là vấn đề thường bị nhầm lẫn, thường bị bỏ qua trong nghiên cứu quan hệ tương tác giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Trong lý luận pháp luật quốc tế, có các ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa hai hệ thống pháp luật này, có quan điểm quá nghiêng về trường phái nhất nguyên luận (hệ thống này là bộ phận của hệ thống kia), có quan điểm lại ở vào tình trạng dung hòa, nghiêng về trường phái nhị nguyên luận (hai hệ thống đó độc lập với nhau nhưng có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau) Chính

Trang 6

những người có quan điểm theo nhị nguyên luận là những người quan tâm nhiều hơn về vấn đề chuyển hóa hay nội luật hóa điều ước quốc tế để thi hành

3 Các mô hình nội luật hóa các điều ước quốc tế ở Việt Nam

a) Các tiêu chí để xác định mô hình:

Có nhiều tiêu chí khác nhau có thể được lựa chọn để xây dựng mô hình nội luật hóa các điều ước quốc tế Trong phạm vi Đề tài này, có thể nêu lên các nhóm tiêu chí sau và phù hợp với chúng là các mô hình tương ứng:

- Nhóm tiêu chí cơ bản là các nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo các cam kết trong lĩnh vực cần có nội luật hóa Các tiêu chí này có thể phân ra thành các tiểu nhóm theo nội dung đã có trong pháp luật Việt Nam và chưa có trong pháp luật Việt Nam Theo tiểu nhóm nội dung đã có trong pháp luật Việt Nam thì có những nội dung phù hợp và có những nội dung trái, chưa phù hợp với pháp luật Việt Nam

- Nhóm những tiêu chí bổ sung (để làm hoàn thiện mô hình) là các nghĩa vụ không cơ bản và các quy định về quyền của Việt Nam theo các cam kết quốc tế Đây là nhóm tiêu chí không được quá đề cao trong quá trình nội luật hóa cho dù chúng có thể có ý nghĩa quan trọng về mặt trong nước

b) Các mô hình cơ bản:

Mô hình “cách mạng” đặt ra việc bãi bỏ các quy định cũ của pháp luật trong nước trái với

nội dung cam kết quốc tế, sửa đổi những quy định pháp luật trong nước chưa phù hợp;

bổ sung những quy định mà pháp luật trong nước chưa có ngay trong một thời gian ngắn bằng cách ban hành mới, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật hiện hành để thực thi đầy đủ các nội dung của điều ước quốc tế

Mô hình “cải lương” (hay còn gọi là “chuyển hóa từ từ”) đặt ra yêu cầu thay thế từng phần

(chứ không bãi bỏ ngay) các quy định trong nước có nội dung trái với cam kết quốc tế; sửa đổi dần từng phần các quy định trong nước chưa phù hợp căn cứ vào điều kiện cụ thể; bổ sung dần các quy định mà pháp luật trong nước chưa có khi điều kiện trong nước cho phép

Mô hình hỗn hợp thực chất là kết hợp cả hai mô hình nêu trên.

Sự khác nhau giữa mô hình “cách mạng” và mô hình “cải lương” (“chuyển hóa từ từ”) chủ yếu ở chỗ, mô hình cách mạng sẽ tạo lập nhanh chóng, đồng bộ nền tảng pháp luật trong

nước để thực thi ngay, thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế, nhanh chóng đưa điều ước

quốc tế vào cuộc sống nội bộ quốc gia Trong khi đó, mô hình cải lương thì tạo lập từ từ,

theo từng mảng vấn đề của pháp luật trong nước, dần dần đưa điều ước quốc tế vào

thực thi trong nước Áp dụng mô hình cách mạng có mặt không lợi là dễ dẫn đến những

hậu quả nhất định trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là những cam kết quốc tế liên quan trực tiếp đến cuộc sống của đông đảo người dân Trong khi đó, áp dụng

mô hình cải lương có thể không bị xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội, nhưng có thể phải tốn nhiều thời gian, mất cơ hội trong kinh doanh quốc tế, làm giảm niềm tin của cộng đồng thương mại quốc tế vào nước ký kết điều ước quốc tế

c) Các cách thức nội luật hóa

Có nhiều cách thức để nội luật hóa Có thể nêu lên một số cách thức sau :

- Thứ nhất, cách thức “một luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật” Đây là cách thức được áp

dụng theo mô hình “cách mạng” trong nội luật hóa điều ước quốc tế Thực tiễn nhiều nước áp dụng cách thức này trong nội luật hóa các cam kết quốc tế trong lĩnh vực hội

Trang 7

nhập kinh tế quốc tế Thực tiễn Việt Nam ta thời gian qua cũng áp dụng một phần cách thức này

- Thứ hai, cách thức tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới từng văn bản quy phạm

pháp luật để thực thi điều ước quốc tế như Việt Nam ta vẫn làm Cách thức này được áp dụng theo mô hình cải lương, chuyển hóa từ từ điều ước quốc tế Trong một số trường hợp, việc nội luật hóa các điều ước quốc tế để thi hành còn có thể được thực hiện theo cách thức ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan hành pháp, đặc biệt là ban hành các quyết định, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan về một

số vấn đề cần làm rõ theo các quy định trong điều ước quốc tế

- Thứ ba, phối hợp cách một luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật với cách sửa đổi, bổ sung,

ban hành mới từng văn bản quy phạm pháp luật để dần dần thực thi điều ước quốc tế Cách thức này được áp dụng theo mô hình hỗn hợp trong nội luật hóa các điều ước quốc

tế Trong thực tiễn, việc áp dụng cách thức nội luật hóa này có thể cho phép vượt qua được những trở ngại nhất định trong quá trình chuyển hóa nội dung pháp lý của điều ước quốc tế thành nội dung pháp lý của pháp luật trong nước do chưa có các quy định bổ trợ thực thi nội dung pháp lý đó trong pháp luật trong nước

PHẦN III: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

I PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOA KỲ VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA VÒNG URUGUAY

Hoa kỳ có thể chế pháp luật và thực tiễn thi hành các điều ước quốc tế1 khá phức tạp về nhiều khía cạnh, từ thẩm quyền, thủ tục đến việc phải dung hoà các quyền lợi khác nhau của các đảng phái chính trị trong nước Bản thân các cơ quan hành pháp Hoa Kỳ khi đàm phán, ký và thực hiện các điều ước quốc tế có thể bị kiện ra toà án trong nước vì có vi phạm các quy định của Hiến pháp2 hoặc luật của Quốc hội

Có 5 thủ tục cơ bản được quy định cho việc đàm phán và thi hành các điều ước quốc tế của Hoa kỳ3, và tương ứng với chúng là 5 loại điều ước quốc tế4:

- Thứ nhất, thủ tục đàm phán một điều ước quốc tế sau đó cần có 2/3 số phiếu của Thượng nghị viện ủng hộ phê chuẩn điều ước này theo các quy định của Hiến pháp;

- Thứ hai, Tổng thống có thể cho phép đàm phán một điều ước quốc tế để thi hành chi tiết một hiệp ước đã được ký kết;

- Thứ ba, Tổng thống có quyền ký kết các "hiệp định hành pháp" để thực thi quyền hạn của mình trong quan hệ đối ngoại mà không cần có sự tham gia hay cho phép của Quốc hội Tuy nhiên, thủ tục này không được áp dụng đối với các hiệp định thương mại vì Hiến pháp quy định cụ thể là Quốc hội có quyền "quy định và thu thuế xuất nhập khẩu và

1 Hoa kỳ chưa là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế, nhưng thừa nhận các quy định của Công ước này là phần của pháp luật tập quán quốc tế.

Thuật ngữ "điều ước quốc tế" trong bài viết này được hiểu theo nghĩa của Công ước Viên và không phải là thuật ngữ chính xác được nói tới trong thể chế pháp luật của Hoa kỳ vì ở đó sử dụng các thuật ngữ khác với các ý nghĩa pháp lý khác nhau : "hiệp ước" và "hiệp định" (xin xem thêm chi tiết tại phần sau) Tuy nhiên, thuật ngữ "điều ước quốc tế" được dùng chung tại bài viết này.

2 Vụ kiện đối với Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) chẳng hạn Bản thân việc đàm phán các hiệp định Vòng Uruguay cũng bị kiện ra toà án : xem vụ Public Citizen kiện Office of the U.S Trade Representative, 970 F.2d 916 (D.C Cir.1992)

3 Law For Global Business, Eric L Richards, Indiana University, 1994

4 John Jackson và William Davey, Legal Problems of International Economic Relations, Second Edition

Trang 8

"đặt ra các quy định đối với thương mại với nước ngoài" (Điều I, khoản 8, Hiến pháp hoa kỳ)

- Thứ tư, Tổng thống đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế với sự uỷ quyền của Quốc hội Điều này có thể thấy rõ qua quy định tại Điều 101 của Luật Thương mại 1974;

- Thứ năm, Tổng thống đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế với sự phê chuẩn và nội luật hoá các điều khoản của điều ước quốc tế sau khi được ký, điều này được nói đến trong Luật về các Hiệp định Bretton Woods

Như vậy, để đàm phán và thực hiện các hiệp định thương mại thì Tổng thống cần có sự hợp tác từ Quốc hội theo cách thứ tư hoặc thứ năm

II PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA CANADA VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC HIỆP ĐỊNH WTO

Canađa là nhà nước liên bang với sự phân chia thẩm quyền quản lý nhà nước giữa chính quyền liên bang và chính quyền bang theo các lĩnh vực khác nhau: các thẩm quyền được nêu tại Điều 91 Luật Hiến pháp là thẩm quyền riêng của chính quyền liên bang và các thẩm quyền được liệt kê tại Điều 92 Hiến pháp là thẩm quyền riêng của chính quyền bang Có những vấn đề thuộc thẩm quyền được chia sẻ giữa liên bang và bang Về thi hành các điều ước quốc tế, Canađa theo thuyết nhị nguyên thừa hưởng từ nước Anh và không coi các điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc gia dù các điều ước

đó có hiệu lực đối với chính quyền liên bang Các cơ quan hành pháp liên bang có thẩm quyền đàm phán và ký kết các điều ước, nhưng để thi hành các điều ước này yêu cầu phải được nội luật hoá Vấn đề nội luật hoá các điều ước quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế lớn và phức tạp như các hiệp định của WTO đem lại sự tham gia của cả các cơ quan lập pháp liên bang và bang tuỳ theo từng lĩnh vực điều chỉnh của hiệp định rơi vào Điều 91 hay 92 của Hiến pháp, hay nằm ngoài hai điều này Mặc dù vấn đề thẩm quyền của chính quyền liên bang và bang còn nhiều điểm chưa rõ ràng trong một số vấn đề, nhưng Toà án tối cao Canađa có thiên hướng giải thích cho phép chính quyền liên bang

có đủ thẩm quyền được ban hành các đạo luật bảo đảm thi hành có hiệu quả các điều ước quốc tế

Canađa có cách tiếp cận "tối thiểu" trong nội luật hoá, tức là chỉ sửa đổi pháp luật theo yêu cầu của các Hiệp định của WTO Đối với các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định thương mại lớn gần đây, như Hiệp định Thương mại tự do Canađa -Hoa kỳ; Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và các hiệp định của WTO đều được Canađa nội luật hoá ở cấp liên bang thông qua việc ban hành một đạo luật chung cho toàn quốc bên cạnh các văn bản luật của các cơ quan lập pháp các bang, cũng như việc uỷ quyền cần thiết cho các cơ quan hành pháp ban hành tiếp các quy định cần thiết

Vấn đề thẩm quyền giải quyết các vấn đề cụ thể là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ở Canađa Cấp chính quyền nào, bang hay liên bang, có thẩm quyền về từng vấn đề liên quan Hiến pháp Canađa - một đạo luật được thừa hưởng từ nước Anh có lịch sử từ 1867 với tên gọi ban đầu là Luật Bắc Mỹ thuộc Anh đã quy định về sự phân chia thẩm quyền giữa chính quyền bang và liên bang Canađa cũng thừa hưởng từ nước Anh học thuyết nhị nguyên và coi các điều ước quốc tế không có hiệu lực thi hành trực tiếp tại Canađa cho tới khi được nội

Trang 9

luật hoá Tuy nhiên, pháp luật tập quán quốc tế lại có thể được áp dụng trực tiếp trong nước5

II PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA HÀN QUỐC VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO

Hàn quốc là nước không thực sự quan tâm lắm tới Vòng đàm phán Uruguay và thậm chí còn "miễn cưỡng tham gia vào quá trình đàm phán"6 Tuy nhiên, kết quả Vòng Uruguay cũng được Hàn quốc chấp nhận và cho thi hành: Quốc hội thông qua ngay 16/12/1994 và Tổng thống phê chuẩn ngày 23/12/1994 các kết quả đó

Theo Hiến pháp Hàn quốc thì việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Tổng thống với 2 điều kiện: Hội đồng Nội các phải thảo luận tất cả các đề xuất ký kết điều ước quốc tế và Quốc hội phải đồng ý đối với các điều ước quốc tế lớn (được nêu cụ thể nội dung, khi nào điều ước là lớn theo Hiến pháp)7 Quốc hội chỉ có quyền đồng ý hay không đồng ý với các điều ước được trình ra, nhưng không có quyền sửa đổi Nhìn chung Quốc hội có ít thẩm quyền về công tác điều ước quốc tế Quyền đàm phán các điều ước quốc tế của Tổng thống chủ yếu được thực hiện thông qua các Bộ trưởng phụ trách về nội dung đàm phán

Hàn quốc có quy định là trong trường hợp có xung đột pháp luật thì đạo luật ban hành sau có giá trị hơn đạo luật ban hành trước và luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng Các điều ước quốc tế sau khi được phê chuẩn hoặc phê duyệt sẽ có giá trị như văn bản nội luật, chúng cũng phải theo nguyên tắc này và hệ quả là chúng cũng có thể bị luật của Quốc hội sau đó huỷ bỏ hay thay đổi Tuy nhiên, các cơ quan hành pháp và toà án đều có những nỗ lực để không xảy ra trường hợp này

IV PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA CỘNG HOÀ PHÁP VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Pháp luật của Cộng hoà Pháp

Cộng hoà Pháp là quốc gia tiêu biểu cho hệ thống pháp luật châu Âu lục địa Lý luận về pháp luật quốc tế và về vấn đề nội luật hóa điều ước quốc tế ở Pháp phát triển từ lâu Ngay từ thế kỷ XVIII đã có nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này và có các trường phái khác nhau liên quan

Về quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước, Điều 55 Hiến pháp Pháp đã khẳng định điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng so với nội luật Việc ưu tiên áp dụng này phải đáp ứng với một số điều kiện nhất định:

+ Thứ nhất, đó là điều kiện về hình thức, thủ tục: điều ước quốc tế phải được phê chuẩn hoặc phê duyệt một cách hợp lệ;

+ Thứ hai, đó là điều kiện về nội dung: bên ký kết kia cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh điều ước quốc tế đó (nguyên tắc có đi có lại)

2 Pháp luật và thực tiễn của Liên minh Châu Âu về nội luật hóa các điều ước quốc tế

Liên minh Châu Âu là một một tổ chức quốc tế có tính liên kết cao (có Hiến pháp chung,

có luật chung, có các thiết chế chung như Nghị viện (Hội đồng Châu Âu), Chính phủ (Uỷ

5 Debra Steger, bài phát biểu về kinh nghiệm thi hành các hiệp định WTO, 11/2004

6 Giáo sư luật Moon Soo Chung, Đại học tổng hợp Inha

7

Trang 10

ban Châu Âu), Tòa án Châu Âu… Tuy vậy, nó cũng chưa phải là một Nhà nước liên bang (mặc dù đã chuyển giao cho liên minh một phần chủ quyền quốc gia của mình nhưng mỗi quốc gia về cơ bản vẫn là một chủ thể độc lập của luật quốc tế) Nói cách khác, toàn bộ Liên minh là một chủ thể của luật quốc tế mà các thiết chế của Liên minh hành động vì lợi ích chung của cộng đồng, nhưng bản thân mỗi quốc gia thành viên lại là một chủ thể độc lập của luật quốc tế, hành động vì lợi ích của quốc gia mình trong sự thống nhất với lợi ích chung của toàn bộ liên minh Nhiều học giả Châu Âu cho rằng Liên minh châu Âu đang trong quá trình vận động tiến tới hình thành một Nhà nuớc liên bang (đặc biệt với sự kiện 25 nguyên thủ quốc gia của liên minh ký kết Hiến pháp Châu Âu vào cuối tháng 10/2004 vừa qua)

Theo Hiến pháp Châu Âu, thì Hiến pháp và các văn bản pháp luật do Liên minh Châu Âu ban hành có giá trị pháp lý cao hơn pháp luật của các quốc gia thành viên liên minh8 Điều này xuất phát từ mục đích thiết lập Liên minh Châu Âu Ngay trong Hiệp định Rôme (1958) về thành lập Cộng đồng châu Âu, mục đích thành lập Cộng đồng đã được khẳng định rõ là thiết lập một thị trường chung (một khối mậu dịch tự do), một liên minh kinh tế

và tiền tệ chung (Điều 2 Hiệp định Rôme) Để đạt được mục đích này, Liên minh Châu Âu hành động với phương châm nhất thể hóa hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên nhằm tạo điều kiện cho sự vận hành của một thị trường chung (Điều 3 Hiệp định) Muốn vậy, pháp luật của Liên minh phải được áp dụng thống nhất và trực tiếp trên toàn lãnh thổ của Liên minh nhằm phá bỏ các rào cản ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản

do Liên minh đề ra là tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ, tự do lựa chọn nơi làm việc, tự

do đi lại

V PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA NHẬT BẢN VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC

TẾ

Nhật Bản là nước có hệ thống phát luật khá hoàn thiện so với các nước ở Châu á Tuy nhiên, điều này không có nghĩa khi ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế, thì hệ thống pháp luật của Nhật Bản luôn phù hợp với các cam kết quốc tế và có thể thi hành ngay điều ước quốc tế Nhật Bản đã phải tiến hành nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế mới thi hành được điều ước quốc tế Do Nhật Bản là một nước có nền kinh

tế lớn trên thế giới, có quan hệ kinh tế với hầu hết các nước và tham gia nhiều diễn đàn,

tổ chức kinh tế quốc tế, nên số lượng các điều ước quốc tế mà Nhật Bản đã ký và thực hiện là rất lớn

Nhật Bản là một trong những thành viên sáng lập của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Theo đó, đến ngày 01/01/1995, toàn bộ các Hiệp định trong khuôn khổ WTO có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của Nhật Bản Như vậy, cũng tương tự như Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác, Nhật Bản chỉ có khoảng 4 để tiến hành nội luật hoá, hài hoà hoá các quy định của WTO với pháp luật trong nước

VI PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

VÀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

ASEAN hiện nay gồm 10 quốc gia thành viên Các nước ASEAN có hệ thống chính trị, pháp luật và tổ chức bộ máy Nhà nước rất khác nhau Hệ thống pháp luật của các nước

8 Điều I-6 Hiến pháp Châu Âu: ‘‘Hiến pháp và các văn bản pháp luật do các thiết chế của liên minh châu Âu ban hành trong khuôn khổ thực thi các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền chuyên biệt của các thiết chế này, có giá trị cao hơn pháp luật của các nước thành viên liên minh’’.

Ngày đăng: 28/08/2014, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w