phát triển thị trường bất động sản tại hà nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

119 740 1
phát triển thị trường bất động sản tại hà nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ MỤC LỤC CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000-2008 42 2.1.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 42 2.1.1.Đặc điểm kinh tế xã hội của HN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 42 2.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế của HN giai đoạn 2000-2008 45 2.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS TẠI HN 46 2.2.1.Thực trạng về cung cầu BĐS trước khi có Luật Kinh doanh BĐS 46 2.2.2.Thực trạng về cung cầu BĐS sau khi có Luật Kinh doanh BĐS 48 2.2.3.Thực trạng về giá trên thị trường BĐS Hà Nội 56 2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BĐS Ở HN 76 2.3.1.Những thành tựu đạt được 76 2.3.2.Những tồn tại, hạn chế 78 2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 80 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS Ở HN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 83 3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 83 3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội nói chung và ngành BĐS nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 83 3.1.2.Phương hướng phát triển thị trường BĐS ở HN trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 85 3.2.CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS Ở HN 86 3.2.1.Nhóm giải pháp thuộc về nhà nước trung ương 87 3.2.2.Nhóm giải pháp thuộc về thành phố Hà Nội 98 3.2.3.Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh BĐS 102 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á (viết tắt của cụm từ: The Asian Development Bank) APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (viết tắt của cụm từ: Asia-Pacific Economic Cooperation) BĐS Bất động sản BITEXCO Công ty tập đoàn BITEXCO CBRE Tập đoàn BĐS lớn nhất thế giới của Mỹ, CB Richard Elis CNVCLĐ Công nhân viên chức lao động ĐHKTQD Đại học Kinh tế quốc dân FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HADINCO Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội HĐND Hội đồng nhân dân HUD Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị KDBĐS Kinh doanh bất động sản LINZ Cơ quan quản lý bất động sản của New Zealand (viết tắt của cụm từ Lan Information New Zealand) NN Nhà nước ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (viết tắt của cụm từ Official Development Assistance) PMH Khu đô thị Phú Mỹ Hưng PTNR Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn của Hoa Kỳ đối với Việt Nam QSH Quyền sở hữu UBND Ủy ban nhân dân UDIC Tổng Cty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị VINACONEX Tổng Công ty xuất - nhập khẩu xây dựng Việt Nam VLXD Vật liệu xây dựng WB Ngân hàng thé giới (viết tắt của cụm từ World Bank) WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Thứ tự Tên hình, bảng Trang Hình vẽ 1.1: Sự điều chỉnh cân bằng cung cầu BĐS trong ngắn hạn 20 Hình vẽ 1.2: Sự điều chỉnh cân bằng cung cầu BĐS trong dài hạn 21 Hình vẽ 2.1: Bản đồ hành chính Hà Nội (sau khi mở rộng) 45 Bảng 1.1: Bảng thống kê quy mô về diện tích và dân số Hà Nội 26 Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương từ năm 1998 đến Tháng 8 năm 2009 46 Bảng 2.2: Số liệu 1 số dự án điển hình trong phân đoạn TT BĐS tại Hà Nội 50 Bảng 2.3: Tóm tắt dự báo nhu cầu về nhà ở khu vực Hà Nội đến năm 2010 54 Bảng 2.4: Bảng giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội 59 Bảng 2.5: Tỷ lệ % trong tổng dư nợ cho vay đối với kinh doanh BĐS 62 Bảng 2.6: Đánh giá về chính sách thúc đẩy đầu tư thị trường BĐS 63 Bảng 2.7: Đánh giá về mức độ khó khăn khi vay vốn 64 Sơ đồ 3.1: Các lĩnh vực liên minh cùng thực hiện 99 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bước vào năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đang chịu những tác động tiêu cực của biến động kinh tế thế giới cũng như sự bùng phát của những điểm yếu cố hữu trong nội tại nền kinh tế Việt Nam. Dự đoán tăng trưởng của các ngành kinh tế của Việt Nam đều chậm lại, và ngành bất động sản cũng là một ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của các biến động vĩ mô. Tuy nhiên bất động sản cũng là một lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của lĩnh vực này trong những năm sắp tới. Vậy các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản Việt Nam tận dụng cơ hội và thách thức này như thế nào một cách hiệu quả nhất đang là một câu hỏi lớn. Chúng ta cần phải đáp ứng rất nhiều chuẩn mực về nhân sự chuyên môn và công cụ quản lý để có thể phát triển bền vững, cần nâng cao sự phát triển của thị trường địa ốc để việc kinh doanh đạt chuẩn, có hệ thống, bài bản, tăng cường khả năng hội nhập kinh doanh trên thị trường quốc tế. Thị trường bất động sản vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng như hiện nay. Tuy nhiên, thị trường bất động sản nước ta sau hơn 20 năm hình thành, sự phát triển còn chậm, manh mún. Mặt khác, từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các tập đoàn tầm cỡ quốc tế, các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản đã và đang khẩn trương thâm nhập thị trường bất động sản Việt Nam - một thị trường non trẻ, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Diễn biến thị trường bất động sản thời gian qua cho thấy sẽ có những bước phát triển mới đột phá trong lĩnh vực đầu tư phát triển nhà và đô thị, tạo sức ép đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, tính cạnh tranh trên thị trường bất động sản ngày càng mạnh mẽ. Diễn biến này càng đòi hỏi phải tăng cường sự quản lý và định hướng của Nhà nước đối với thị trường bất động sản. Tháng 8/2008, Chính phủ cũng vừa có quyết định mở rộng Hà Nội để đến năm 2020, Hà Nội trở thành Thủ đô có thể sánh vai với các Thủ đô ở các nước khác trong khu 1 vực. Như vậy, kinh doanh BĐS trở thành lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển của Thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “ Phát triển thị trường BĐS ở Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Năm 2002, học viên Trần Nguyên Nam đã đề cập đến vấn đề này trong luận văn Thạc sỹ với Đề tài “Giải pháp Phát triển thị trường bất động sản Việt Nam”. Luận văn cũng đã khái quát về sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước năm 1993 và từ 1993 đến 2002. Từ thực trạng đó, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường này trong những năm tiếp theo nhưng tập trung chủ yếu vào các giải pháp về tài chính như chính sách thu tiền sử dụng đất, hỗ trợ vốn tín dụng đối với nhà ở, khuyến khích các tổ chức tài chính tài trợ cho hoạt động của thị trường bất động sản… Tháng 6 năm 2007, Học viên Trần Quốc Hùng đề cập đến đề tài này với luận văn “Nghiên cứu phát triển hoạt động kinh doanh bất động sản ở Việt Nam”. Đề tài này tập trung vào tìm hiểu các hoạt động kinh doanh BĐS hiện nay từ đó đưa ra một đánh giá tổng quan về các hình thức kinh doanh này. Cũng trong năm 2007, chủ đề về “Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam” được học viên Nguyễn Văn Đại đề cập đến. Luận văn này đi sâu vào khía cạnh phân tích vai trò quản lý của Nhà nước như việc xây dựng và quy hoạch sự ra đời và phát triển của thị trường BĐS, xây dựng cơ chế chính sách cho thị trường, kiểm tra giám sát sự phát triển của thị trường BĐS. Năm 2007, GS.TSKH. Đặng Hùng Võ tại Chương trình Giảng dậy Kinh tế Fulbright đã có bài nói chuyện "Chính sách, pháp luật đất đai với kinh tế thị trường ở Việt Nam” với chủ đề “ Định hướng Phát triển thị trường BĐS trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước”. Các giải pháp ở bài nói này đề cập đến các giải pháp liên quan đến các chính sách như: hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất; nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đầu tư phát triển BĐS; đổi mới chính sách tài chính đất đai… 2 Tháng 5/2008, Viện Kinh tế Xây dựng phối hợp với Cty CB Richard Ellis Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quản lý thị trường BĐS và các phương pháp định giá BĐS” với sự tham dự của các cơ quan quản lý nhà nước về BĐS và các DN kinh doanh BĐS. Tại Hội thảo các chuyên gia đã trình bày những nhận định, đánh giá tổng quan về sự phát triển của thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay; giới thiệu một số phương pháp định giá BĐS, phân tích tính ưu việt cũng như những hạn chế khi vận dụng các phương pháp này trong thực tiễn. Hội thảo đã đánh giá, đề xuất việc vận dụng một số kinh nghiệm quản lý thị trường BĐS của nước ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam; những khuyến nghị liên quan đến chính sách phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam như: minh bạch hóa hoạt động kinh doanh BĐS, các chính sách về thuế, tổ chức các sàn giao dịch BĐS… Năm 2008, một học viên cao học- Nguyễn Mạnh Lam của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lại có một đề tài nghiên cứu về “ Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tương đối hẹp vì chỉ đề cập đến thực tế quận Thanh Xuân- Hà Nội. Cũng trong năm này, một khía cạnh trong kinh doanh BĐS được đề cập đến trong một đề tài “Hòan thiện môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp BĐS ở Việt Nam”. Đề tài này chủ yếu tập trung vào chủ thể là các DN kinh doanh BĐS. Gần đây, Bộ xây dựng đang hoàn thiện đề án "Phát triển thị trường bất động sản" để có thể trình Chính phủ trong năm 2009. Đề án này nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh giúp ổn định xã hội vừa tạo sự cân bằng các cán cân kinh tế vĩ mô khác. Các vấn đề được thống kê trong đề án này bao gồm số doanh nghiệp kinh doanh BĐS; các dự án đã và đang triển khai từ năm 2007 đến nay; tổng diện tích đất giao cho các dự án thực hiện; tổng mức đầu tư của các dự án trong từng năm; tổng diện nhà ở thương mại đã hoàn thành; tổng thu ngân sách về đất và bất động sản. Nhìn chung, có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhưng đứng ở góc độ Phát triển thị trường BĐS ở Hà Nội thì chưa có đề tài nào đề cập đến ngòai một số bài viết ngắn, được đăng trên một số báo như Báo xây dựng, Vietnam net, Thời báo 3 Kinh tế Sài gòn, Kinh tế và Đô thị. Đặc biệt là chưa có tác giả nghiên cứu sâu để đưa ra các giải pháp phát triển cho thị trường này tại Hà Nội sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính và Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đây là một điểm mới của luận văn thạc sỹ với đề tài “Phát triển thị trường BĐS tại Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nhằm đánh giá thực trạng hiện nay của ngành BĐS tại Thủ đô Hà Nội và những đặc điểm của sự phát triển ngành trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường này trong tương lai. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu thực trạng về cung cầu trên thị trường BĐS tại Hà Nội trong 2 giai đoạn, từ trước khi có Luật Kinh doanh Bất động sản, và sau khi có Luật Kinh doanh Bất động sản đến nay. Sau đó, tác giả đưa ra các giải pháp phát triển thị trường BĐS tại Hà Nội kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. BĐS bao gồm đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở; Các tài sản khác gắn liền với đất đai. Kinh doanh BĐS là một khái niệm bao gồm kinh doanh khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng, vila, khu hạ tầng du lịch, khu văn phòng, trung tâm thương mại và các khu công nghiệp. Phạm vi địa lý của các doanh nghiệp BĐS thường rất rộng lớn, bao gồm các tỉnh thành trong lãnh thổ Việt Nam và có thể ngoài lãnh thổ Việt Nam. Song do những hạn chế về chủ quan và khách quan nên trong luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và đề ra giải pháp phát triển thị trường BĐS trong lĩnh vực phát triển Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Phương pháp nghiên cứu mà tác giả định sử dụng trong đề tài này là: - Phương pháp nghiên cứu định tính, so sánh và tổng hợp. - Nghiên cứu tình huống cụ thể của một số công ty kinh doanh BĐS lớn trên 4 địa bàn Hà Nội - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia về năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại Hà Nội. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Trong luận văn này tác giả đã mong muốn có những đóng góp như sau: - Xác định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BĐS trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế từ đó người đọc sẽ tổng hợp được các yếu tố cần được nghiên cứu khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành, đồng thời cũng có một cái nhìn hệ thống đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành đó. - Dựa vào các yếu tố này để đánh giá thực trạng của ngành BĐS tại Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp cho Chính phủ, chính quyền Thành phố Hà Nội và bản thân các doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại Hà Nội nhằm giúp các doanh nghiệp này thực sự vươn lên thành các liên kết ngành hùng mạnh thay vì chỉ là các công ty làm thuê cho các tập đoàn bất động sản nước ngoài trên chính thủ đô Hà Nội. Đây cũng là cơ sở để Thủ đô Hà Nội đạt được mục tiêu và tầm nhìn của Thủ đô đến năm 2020. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường bất động sản ở Hà Nội trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường BĐS ở Hà Nội giai đoạn 2000-2008 Chương 3: Định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường BĐS ở HN trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS 1.1.1. Những khái niệm chung về BĐS và thị trường BĐS 1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của BĐS BĐS với tính cách là khách thể quyền sở hữu (QSH) và là một phạm trù pháp lý được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới; bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai, hợp thành một thể thống nhất với đất đai. Việc phân loại tài sản thành “bất động sản” và “động sản” có nguồn gốc từ Luật cổ La Mã, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ. Hầu hết các nước đều coi BĐS là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hoà Pháp, Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…). Tuy nhiên, Nga quy định cụ thể bất động sản là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung. Việc ghi nhận này là hợp lý bởi đất đai nói chung là bộ phận của lãnh thổ, không thể là đối tượng của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền” với đất đai được coi là BĐS. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là BĐS, nếu đã bứt khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ. Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: 6 “BĐS là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sự Đức đưa ra khái niệm BĐS bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất. Như vậy, có hai cách diễn đạt chính: thứ nhất, miêu tả cụ thể những gì được coi là “gắn liền với đất đai”, và do vậy là BĐS; thứ hai, không giải thích rõ về khái niệm này và dẫn tới các cách hiểu rất khác nhau về những tài sản “gắn liền với đất đai”. Luật Dân sự Nga năm 1994 quy định về BĐS đã có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các Luật Dân sự truyền thống. Điều 130 của Luật này một mặt, liệt kê tương tự theo cách của các Luật Dân sự truyền thống; mặt khác, đưa ra khái niệm chung về BĐS là “những đối tượng mà dịch chuyển sẽ làm tổn hại đến giá trị của chúng”. Bên cạnh đó, Luật này còn liệt kê những vật không liên quan gì đến đất đai như “tàu biển, máy bay, phương tiện vũ trụ…” cũng là các BĐS. Luật dân sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005/QH11), trong đó điều 174 quy định bất động sản là các tài sản bao gồm: - Đất đai: Đất đai phải là đất không di dời được, phải là đất đai đã xác định được chủ quyền. - Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở: cụ thể là nhà cửa xây dựng cố định không thể di dời hoặc di dời không đáng kể như nhà ở, trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng…; các công trình xây dựng công nghiệp giao thông như đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay - Các tài sản khác gắn liền với đất đai: vườn cây lâu năm gồm cả cây trồng và đất trồng cây, các công trình nuôi trồng thủy sản, các công trình du lịch vui chơi thể thao Là một hàng hóa, BĐS cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Khác với các loại hàng hóa thông thường, giá trị hàng hóa BĐS còn phụ thuộc vào chính giá trị sử dụng của nó, tức là những hữu ích mà BĐS đem lại cho người sở hữu nó. Tính hữu ích của hàng hóa BĐS thể hiện ở chỗ nó cung cấp nơi trú ngụ và những tiện nghi cho người sử dụng cũng như là tạo cơ sở cho các hoạt động sản xuất ra hàng hóa và cung ứng dịch vụ để phục vụ các nhu cầu của đời sống con người. Nó còn thể hiện ở chỗ là có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn so với chi phí sản xuất, tức là mang lại lợi 7 [...]... của Nhà nước và chính quyền Hà Nội trong phát triển thị trường BĐS Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển thị trường BĐS Để thị trường BĐS phát triển ổn định theo đúng hướng, không thể thiếu vai trò của nhà nước về thực hiện một nền kinh tế hỗn hợp, một nền kinh tế được điều tiết thông qua sự tác động của “bàn tay vô hình” - thị trường và “bàn tay hữu hình” Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế vận hành... dịch theo giá thị trường thì hàng năm thị trường BĐS sẽ đóng góp cho nền kinh tế trên dưới 20.000 tỷ đồng mỗi năm Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS sẽ đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân từ đô thị - nông thôn Thị trường nhà ở là bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường BĐS Thị trường nhà ở là thị trường sôi động nhất trong thị trường BĐS, những... với quy mô và trình độ khác nhau do có sự phát triển không đều giữa các vùng, các miền, do điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế- văn hoá-xã hội khác nhau dẫn đến quy mô và trình độ phát triển của thị trường BĐS khác nhau Thị trường BĐS ở các đô thị có quy mô và trình độ phát triển kinh tế cao thì hoạt động sôi động hơn thị trường BĐS ở nông thôn, miền núi v.v • Thứ tư, thị trường BĐS chịu... can thiệp của nhà nước vào thị trường thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thị trường trên cơ sở kế thừa có phê phán các lí thuyết cũ để xây dựng một học thuyết mới về thị trường C.mác đã nghiên cứu và trình bày sự hình thành, phát triển của thị trường, vai trò của thị trường, các quy luật và phạm trù kinh tế gắn với thị trường C.Mác đã chỉ rõ: thị trường là lĩnh vực... “sốt” nhà đất hầu hết đều bắt đầu từ “sốt” nhà ở và lan toả sang các thị trường BĐS khác và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân Vì vậy, phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS nhà ở, bình ổn thị trường nhà ở, bảo đảm cho giá nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân là một trong những vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về thị trường BĐS nhà ở 1.1.2.2 Sự cần thiết phát triển thị trường. .. của thị trường Ông cũng đã phân tích các nhân tố của thị trường như người mua, người bán, cung cầu, giá cả và mối quan hệ giữa các nhân tố đó Lần đầu tiên có một kinh tế gia đã phân chia thị trường thành nhiều dạng khác nhau để nghiên cứu như thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường tư bản Song chủ yếu là ông phân tích thị trường hàng hoá và lao động Lí thuyết về thị trường. .. quả thì việc phát triển và quản lý thị trường BĐS ở đô thị phải đi đôi với tăng cường công tác quy hoạch để khắc phục những tốn kém và vướng mắc trong tương lai Phát triển và quản lý tốt thị trường BĐS sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho Ngân sách Thị trường BĐS có quan hệ trực tiếp với các thị trường như thị trường tài chính tín dụng, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu... doanh trên thị trường BĐS Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa là một hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế hàng hoá Một nền kinh tế sản xuất hàng hoá sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu không có các hoạt động trao đổi, mua bán này BĐS cũng là một loại hàng hóa được đem ra trao đổi, mua bán, thuê mướn như bao hàng hóa khác, từ 11 đó hình thành nên thị trường BĐS Trong thị trường này cũng... nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng BĐS chiếm 80% trong tổng lượng vốn cho vay) Ngoài ra, thị trường BĐS còn có quan hệ trực tiếp với thị trường xây dựng và qua đó mà bắc cầu tới các thị trường vật liệu xây dựng và đồ nội thất, thị trường lao động v.v dao động của thị trường này có ảnh hưởng lan toả tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân - Cấu trúc của thị trường. .. hóa đất nước Đó là lý do cần phải phát triển thị trường bất động sản tại Hà Nội 1.2 NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS 1.2.1 Nội dung phát triển thị trường BĐS 1.2.1.1 Các hoạt động liên quan đến phát triển cung và cầu BĐS Cung bất động sản: Là khối lượng bất động sản sẵn sàng tham gia vào thị trường tại một thời điểm nhất định Khi tiến hành phân tích các hoạt động liên quan . QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 83 3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 83 3.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000-2008 42 2.1.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 42 2.1.1.Đặc điểm kinh tế xã hội của HN trong. trường BĐS ở HN trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. NHỮNG

Ngày đăng: 04/11/2014, 23:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000-2008

    • - Thực trạng về các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS

    • Nằm ngay đầu tuyến đường Láng - Hòa Lạc, Mỹ Đình có vị trí chiến lược và  nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay, Mỹ Đình đang hình thành khu trung tâm thứ hai của TP. Hàng loạt các dự án phức hợp và quy mô hiện đại xuất hiện tại đây như  Crowne Plaza, Keangman Hanoi Landmark Tower, The Garden, Financial Tower, Orix... Không chỉ xây dựng các khu văn phòng thuần túy, khu vực này còn có nhiều dự án tổ hợp chung cư, bán lẻ và khách sạn. Theo dự kiến, đến năm 2011, Mỹ Đình sẽ có khoảng 300.000m2 văn phòng, các khách sạn 5 sao cũng như các khu nhà ở, các khu trung tâm thương mại lớn đi vào hoạt động.

    • Chỉ tiêu

    • CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS Ở HN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan