Dang va Nhà nước Việt Nam coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
Giáo dục được các quốc gia trên thế giới coi như chìa khoá để mở cửa vào tương lai Trong báo cáo "Học tập của cải nội sinh" của UNESCO nêu lên các nguyên tắc để xác định nội dung của Giáo dục và đào tạo, đã chỉ rõ 4 trụ cột của giáo dục: học để biết, hoc dé lam, hoc dé song chung với nhau, học để
tự khẳng định mình
Đề khẳng định vai trò của giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới, ngay từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12/1996) đã nêu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Bên cạnh đó, về định hướng
chiến lược phát triển GD&ĐT, Đảng ta cũng đã chỉ rõ những thành tựu đạt
được cùng với sự yếu kém cả về quy mô cơ cấu và đặc biệt là chất lượng, hiệu quả của GD&ĐT mà một trong những nguyên nhân của sự yếu kém đó là cơng tác quản lý thiếu hiệu quả Nghị quyết đã chỉ rõ: “Hiện nay sự nghiệp GD@&ĐT dang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phái triển quy mô GD&PT, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng GD&ĐT, trong khi khả năng và diéu kiện đúp ứng yêu cầu còn hạn chế Đó là mâu thuẫn trong quá tinh phái triển, những thiếu sót chủ quan, nhất là yếu kém về quản lý đã làm cho mâu thuân đó ngày càng thêm gay gắt” Đề khắc phục yếu kém này Nghị quyết cũng đã chỉ rõ cần phải làm: “Đổi mới cơ chế quản lý, bôi dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy GD@&ĐT”” [3]
Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng xác định tiếp tục đổi mới công tác
Trang 2Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 01/2011) đã định hướng phát triên KT-XH 2011 - 2020 là: “Phát triển va nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đây mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đối mơ hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”, “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đôi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chú hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đối mới cơ chế quản lí
giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL là khâu then chốt [5]
Chỉ thị 40-CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã nêu rõ: “ mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được chuẩn hoá đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo: thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước” [2]
Một trong các giải pháp thực hiện đổi mới QLGD đã nêu trong chiến lược phát triển giáo dục là “X4 đựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ CBQL giáo dục, đào tạo và bôi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người ”.[ []
Trang 3hiểu biết ban đầu về kỹ thuật về một số nghề nghiệp có thể đi vào cuộc sống lao động, học nghề hoặc tiếp tục học lên trung học phổ thông
Giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây có nhiều thành tựu trên tất cả các mặt Đội ngũ CBQL nhà trường, đặc biệt là CBQL trường THCS đã có những bước tiến bộ tuy nhiên so với yêu cầu mới cần phải có một đội ngũ CBQL trường THCS có đủ phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ năng lực quản lý ở một tầm cao mới, đảm đương được nhiệm vụ được giao và những mục tiêu đặt ra Chính vì vậy việc bồi dưỡng nâng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số: 1847/QĐ-CT ngày 06/6/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với nhiệm vụ chính là: Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ quản lý năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL trường Mầm non, Tiểu học và THCS Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL trường Mầm non, Tiểu học và THCS đang thực hiện theo chương trình của Bộ
GD&DT ban hành tại quyết định số 3481/GD-ĐT năm 1997: thực chất chương
trình này rất nặng về lý thuyết, phần thực hành nghiệp vụ quản lý tình huống quản lý trường học tại TT GDTX tỉnh còn hạn chế, không phát triển năng lực quản lý trường học trong thực tiễn, các kỹ năng quản lý nhà trường ít được chú trọng Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa”
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 4Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX cấp Tỉnh
3.2 Đối trợng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa
3.3 Phạm vị nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL (bao gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) các trường THCS tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa
- Đề tài tổ chức khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng tại Trung tâm GDTX tỉnh trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013
4 Giá thuyết khoa học
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa sẽ có chất lượng nếu xác định đúng và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý có cơ sở khoa học, có tính khả thị
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại các TT GDTX Tỉnh
5.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS tại TFGDTX tỉnh Thanh Hóa
5.3 Đề xuất và thăm dị tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản
lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS tai TTGDTX tinh Thanh Hóa
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trang 5dục về quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài và tổ chức thăm dò về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý được để xuất
6.3 Phương pháp thống kê toán học đễ xử lý các số liệu thu được 7 Đóng góp mới của luận văn
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý công tác bôi
dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX cấp Tỉnh: Làm rõ thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa: Chỉ ra một số biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX tỉnh Thanh hóa
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa
Trang 61.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nền giáo dục nước ta đã và đang từng bước phát triển vững chắc Cùng với sự phát triển của hệ thống giáo dục nước nhà, công tác bồi nghiệp vụ
QLGD cho đội ngũ CBQL cũng từng bước ôn định và phát triển Trong những
ngày đầu công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung và bồi dưỡng đội ngũ CBQL cho các trường THCS nói riêng chưa đặt ra, nhưng việc lựa chọn những nhà giáo có tài, có đức đề làm công tác QLGD đã được coi trọng đặc biệt
Từ những năm 1956, 1957 Đảng và Nhà nước đã tiến hành đào tạo - bồi
dưỡng cán bộ quản lí giáo dục với các chương trình khác nhau như chương trình kiến thức quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề: nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa - xã hội
Tại Thanh Hóa, năm 1966, thực hiện Thông tư số 46/TT-ĐTBD ngày 01/09/1964 của Bộ Giáo dục về công tac dao tao CBQL và giáo viên, Ty giáo dục đã có quyết định thành lập Trường Bồi dưỡng giáo viên do Ty giáo dục trực tiếp quản lý Từ những ngày đầu thành lập cho đến ngày giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc, Trường bồi dưỡng giáo viên Thanh Hóa đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL có đú năng lực, phâm chất trong giảng day va quản lí giáo dục
Năm 1986, nhằm đáp ứng nhiệm vụ đôi mới đất nước, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thanh Hóa được thành lập theo quyết định số 974/QĐÐ ngày 17/10/1986 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa mà tiền thân là Trường Bồi dưỡng giáo viên
Năm 1993, thực hiện Nghị quyết số 109/ HĐBT (Nay là Chính phủ)
ngày 12/04/1991 về việc "sắp xếp tô chức biên chế hành chính sự nghiệp" của
Trang 7giáo dục của trường Cao đẳng sư phạm Thanh Hóa
Năm 1997, Trường Đại học Hồng Đức được thành lập theo quyết định số 797/TTg ngày 24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập các trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế của tỉnh Thanh Hóa Ban giám hiệu trường ra quyết định thành lập Trung tâm cán bộ quản lý với lŠ cán bộ giáo viên, chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu nhà trường
Tháng 6 năm 2003, do nhu cầu cần có một Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh nhằm đảo tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các hình thức và loại hình đào tạo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh Thanh Hóa ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trung tâm bôi dưỡng cán bộ quản lý (Đại học Hồng Đức), Trung tâm Giáo dục thường xuyên (Đại học Hồng Đức) và Trung tâm Bồi dưỡng Giáo dục (Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa), thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quyết định số 1847/QĐ-CT của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa giao nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm Non, Tiểu học và Trung học cơ sở cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh
Chương trình bồi dưỡng lúc này có nhiều nội dung như: Bồi dưỡng trình độ, nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL, bồi dưỡng trình độ giáo viên với các hệ khác nhau: tập trung, bán tập trung và hệ vừa làm vừa học Trường sư phạm bồi dưỡng đã biên soạn và cho xuất bản cuốn “Những bài giảng về quản lý trường học” cuốn sách chứa các nội dung và dé cập đến vấn đề lý luận quản lý trường học, mục tiêu quản lý trường học, tính chất nhà trường phô thông
Trang 8Trung ương 1, xuất bản năm 1985) Từ đó, các trường Quản lý giáo dục ở các địa phương đã sử dụng các cuốn sách này đề làm giáo trình giảng dạy.[1 1]
- Đào tạo cán bộ quản lý chuyên nghiệp:
Không Tử cho rằng cán bộ quản lý chuyên nghiệp phải hiểu biết sâu sắc về con người và lịch sử xã hội Ông đã đề cập tới tính phức tạp của hoạt động quản lý và ông đã thành công trong việc đào tạo cán bộ quản lý chuyên nghiệp thé hiện trong tư tưởng chính sau đây:
Không nên quá chú ý đến cơ chế, chính sách quản lý mà tập trung chú ý đến vấn để con người trong việc tuyển chọn các nhà quản lý Ông cho rằng quản lý không phải là năng lực bầm sinh mà là một năng lực có thể học tập để chiếm lĩnh được Vấn đề đào tạo cán bộ quản lý phải thông qua các giai đoạn
như: Tu thân, Tè gia, Trị quốc, Bình thiên hạ Việc Tu thân, Tê gia phải được
học tập ngay ở chương trình phố cập Những người học hết chương trình phố cập này nếu học giỏi sẽ được học thêm Lục nghệ, chỉ sau khóa học nâng cao này mới được làm cán bộ quản lý Những người như thế dù làm quan hay không làm quan đều được gọi là kẻ sĩ và nếu có tài đức cao hơn thì gọi là Quân tử
Prederiek Winslow Tay lor (1856 - 1915) tac giả của: “The sienthjƒe Principles of management" (1991) - la mét trong nhitng ngudi dau tién khoi cơng việc hình thành lý luận quản lý hién dai Dua ra 4 nguyén tac co ban dé quan lý một cách khoa học:
+ Nghiên cứu khoa học mỗi yếu tố của một công việc được xác định phương pháp tốt nhất đề hoàn thành:
+ Tuyên chọn công nhân cần trọng, huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ theo các phương pháp đã chọn:
Trang 9thức và năng lực chính trị của nhân dân phải là sản phâm của hoạt động quản lý, tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của nhân dân Người nói: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc Nhà nước” mà ngày nay thể hiện tư tưởng đó là khâu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Về lựa chọn cán bộ lãnh đạo, Người cho rằng: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không đào tạo nhân dân được”
Tư tưởng đạo đức của người cán bộ là lời nói phải đi đơi với việc làm, nêu gương làm việc tốt, đấu tranh và khắc phục thói hư tật xấu “Quần chúng chỉ quý trọng những người có tư cách đạo đức, muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”
Tu dưỡng, rèn luyện trong sự nghiệp phục vụ nhân dân là cơ sở quan trọng nhất để trau dổi đạo đức cách mạng Nhưng một việc quan trọng khác không kém phan quan trong là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa quan liêu, xâm phạm lợi ích của nhân dân Người nói: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, sự hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nêu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu rơi vào chủ nghĩa cá nhân”
Trang 10Nhu vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu đã cho thấy công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS đã được nhiều nhà khoa học quan tâm sâu sắc Tuy nhiên, đến nay việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại một TTGDTX cấp tỉnh thì vẫn đang bỏ ngỏ
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.21 Quản lý
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, trải qua nhiều giai đoạn, con người đều cần phải hoạt động lao động để tổn tại và phát triển Cơng việc có hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, cũng từ khi con người biết phân công, hợp tác trong lao động Từ đây xuất hiện một loại hoạt động đặc biệt, đó là sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý giúp người đứng đầu phối hợp nỗ lực các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra Hoạt động lao động đặc biệt đó được gọi là hoạt động quản lý
Quản lí là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Do đối tượng quản lí phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà có những cách hiểu khác nhau về quản lí
Theo từ điển tiếng Việt: “Quản lí là trơng coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [15]
Nhiều tác giả quan niệm: Quản lí là sự tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt được các mục tiêu
Khi nói về vai trị của quản lí trong xã hội, O.V Kozlova và LN Kuznetsov định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có mục đích đến những tập thể con người đề tô chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất” [8]
Trang 11khác nhau của hệ thống xã hội, trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục dich dat ra [14]
Theo Harold Koonl, trong tac pham “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”
đã được dịch ra tiếng Việt của nhà xuất bản KH - KT Hà Nội 1994: “Quản lý
là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm” [6]
Với cách tiếp cận ấy, Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thê những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu
dự kiến” [12]
Theo giáo trình “Tâm lý học trong quản lý Nhà nước” (1993) tác giả Mai Hữu Khuê: “Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tơng hợp các loại lao động trí óc, liên kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa phối hợp các khâu các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đạt hiệu quả cao”.[7]
Có thể chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản của công tác quản lý hệ thống xã hội:
- Quản lý là một loại hình hoạt động đặc biệt, một quá trình tác động qua lại giữa người với người
- Quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật huy động và sử dụng các nguồn lực
- Quản lý nhằm tập hợp mọi người mọi cấp tạo ra sự hợp tác giữa cá nhân và toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch và mục tiêu đã đề ra
Trang 12*Cac chire nang quan ly
Chức năng quản ly là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thơng qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định
Nhiều nhà khoa học quản lý đã thống nhất về các chức năng quản lý có bản: chức năng kế hoạch hố: chức năng tơ chức cấu trúc: chức năng chỉ đạo (bao gồm cả điều chỉnh, phối hợp): chức năng kiểm tra đánh giá (bao gồm cả thanh tra, kiểm tra, kiểm kê)
- Chức năng kế hoạch
Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý, nó bao gồm xác định các mục tiêu và xây dựng các chương trình hành động, các bước đi cụ thể để thực hiện mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định của hệ thống quản lý
Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của chức năng kế hoạch, vì mục tiêu là đích cần đạt được mà mọi hoạt động của tô chức phải hướng tới Các nhà quản lý có thể xác định một cách tốt nhất số lượng các mục tiêu xuất phát từ bản chất công việc của hệ thống Như vậy, mục đích của kế hoạch là hướng mọi hoạt động của tổ chức vào các mục tiêu đề tạo khả năng đạt mục tiêu có hiệu quả nhất và cho phép nhà quản lý kiểm soạt được quả trình thực hiện các nhiệm vụ
Thực hiện chức năng kế hoạch sẽ tạo ra tầm nhìn chiến lước cho các nhà quản lý, giúp họ lựa chọn những biện pháp đúng đắn phù hợp với nguồn lực của hệ thống sao cho hiệu quả nhất Chức năng kế hoạch cũng là căn cứ để hình thành và thực hiện các chức năng: tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
- Chức năng tô chức
Trang 13nhiệm vụ đó Chức năng tơ chức đảm bảo cho sự thành công hay thất bại của
hệ thống quản lý
- Tổ chức làm cho các chức năng khác thực hiện có hiệu quả
- Từ khối lượng công việc của hệ thống QL mà sắp xếp nhân lực hợp lý - Tạo điều kiện cho hoạt động tự giác, sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, tạo nên sự đoàn kết, phối hợp làm việc của mọi người trong hệ QL
- Tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm tra, đánh giá
Một tổ chức được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng đề thực hiện các mục tiêu của hệ thong QL với chi phi cho hoạt động của hệ thống là thấp nhất
- Chức năng chỉ đụo
Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vị, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao Thực chất đó là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm biến những yêu cầu chung của tô chức thành những mục tiêu của từng cá nhân Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở đề phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý góp phân tạo nên chất lượng và hiệu quả cao trong mọi hoạt động Chi đạo không chỉ là giao việc cho cấp dưới mà cần có sự hướng dẫn, kích thích động viên và luôn theo dõi, giám sát, giúp đỡ dé có những
uốn nắn, điều chỉnh kịp thời
Việc cần thiết trong quá trình chỉ đạo của người quản lý là tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cũng như tinh thần nhằm giúp cho đối tượng quản lý phát huy hết khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình
- Chức năng kiểm tra, đánh giá
Trang 14này cần được tiến hành thường xuyên và có sự kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiêm tra: Kiểm tra lường trước, kiểm tra trọng yếu, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra từ trên xuống, V.V
Trong suốt quá trình phát triển của khoa học quản lý, có nhiều trường phái khác nhau đã hình thành và phát triển trong từng giai đoạn khác nhau Các lý thuyết quản lý hay quan điểm quản lý ra đời đều hướng tới việc giải quyết các vấn đề do thực tiễn quản lý đặt ra Sự quản lý có hiệu quả chỉ đạt được trên cơ sở của sự vận dụng sáng tạo các lý thuyết quản lý vào những tình huống cụ thể trong mỗi tô chức
1.2.2 Quản lý giáo duc
Quản lý giáo dục theo nghĩa tống quan là sự điều hành, điều chỉnh và phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đầy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên trong xã hội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người: tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện bởi các cơ quan QLGD của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu năng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hồn thiện nhân cách cơng dân
Hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy, quản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hồ sự phân hố xã hội để tái sản xuất sức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Theo Nguyễn Ngọc Quang vấn đề cốt lõi của quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tô chức hoạt động dạy học, có tổ chức được các hoạt động dạy
học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phố thông Việt Nam xã hội
Trang 15Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.[ 13]
Có thể đưa ra khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Quản lý hệ thống giáo dục và quản lý trường học
Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục có thể hiểu: Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có ý thức, họp quy luật của chi: thé quan ly 6 cdc cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thông giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo đục vận hành bình thường và liên tục phái triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chat lượng
Hay: Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng địch của chủ thê quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, diéu phối, giám sái một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu câu phái triển kinh lế -
xã hội
Một cách khác: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả nuục tiêu giáo dục
1.23 Bài dưỡng
Trang 16Bồi dưỡng: Là quá trình cập nhập bố sung kiến thức, kỹ năng, thái độ
dé nang cao năng luc, trình độ, phẩm chất của người lao động qua 1 hình thức đào tạo nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu một lĩnh vực hoạt động mà họ tham gia
Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao năng lực nghề nghiệp chỉ điễn ra khi cá nhân và tố chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động nghề nghiệp
Như vậy bồi đưỡng là quá trình làm biến đổi nhận thức, hành vi của con người thông qua việc học tập một cách có hệ thống, có mục đích nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, nâng cao năng lực cá nhân nhằm đáp ứng nhu câầu thực tế của tô chức, xã hội
1.24 Nghiệp vụ quản lý giáo duc
Mọi quá trình QLGD đều phải trả lời được ba câu hỏi: - Quản lý nhằm đạt được mục tiêu gì?
- Nó phải tác động vào những yếu tổ nào?
- Nó tác động bằng những biện pháp nào để đạt được mục tiêu đặt ra? Đề trả lời được ba câu hỏi đó, ngồi những kiến thức khoa học về QL và QLGD, người CBQL còn phải nắm vững các vấn đề về phương pháp và kỹ thuật thực hiện các chức năng QL, việc cải tiến và áp dụng những thành tựu mới của khoa học QL„ các phương pháp hiện đại để hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả của QL (quy trình, kỹ thuật lập kế hoạch quy trình xác định mục tiêu và ra quyết định, phương pháp thu thập, xử lý, bảo quản, lưu trữ thơng tin, quy trình lưu chuyên thông tin quản lý, công tác cán bộ, quy trình thực hiện kiểm tra, tổng kết, phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý )
Trang 171.2.5 Quan ly công tác bằi dưỡng
Quản lý công tác bồi dưỡng là hệ thống tác động có hướng đích của chủ thể quản lý các cấp đến các thành tố của công tác bồi dưỡng, từ đó cơng tác này vận hành hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra
Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng có thể xem xét qua các cách tiếp cận sau đây:
- Theo các chức năng quản lý - đó là Lập kế hoạch bồi dưỡng: Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; Kiểm
tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
- Theo quan điểm hệ thống - nội dung quản lý công tác bồi dưỡng có thể là: quản lý các yếu tố đầu vào của công tác bồi dưỡng (con người: tài chính: phương tiện: thơng tin): quản lý quá trình bồi dưỡng và quản lý kết quả bồi dưỡng
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng cách tiếp cận theo các chức năng quản lý
1.2.6 Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng
- Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ
thé
- Biện pháp quản lý là cách làm, cách thức thục hiện tiễn hành giải quyết công việc nhằm đạt được mục tiêu quản lý
- Biện pháp quản lý công tác bồi đưỡng là cách làm, là cách thức tiến
hành giải quyết những vấn đề khó khăn, cản trở của nhà quản lý trong công tác bồi dưỡng nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra của công tác này 1.3 Một số vấn đề về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại Trung tâm
GDTX cấp Tỉnh
1.31 Nhiệm vụ của Trung tâm GDTX cấp Tỉnh
Trang 18+ Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyền giao công nghệ:
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Điều tra nhu cầu người học trên địa bàn, xác định nội dung học tập, điều chỉnh chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng
- Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển giáo dục thường xuyên
- Tổ chức liên kết đào tạo
Riêng nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL hiện nay trên toàn quốc, chỉ có TT GDTX tỉnh Thanh Hóa và TT GDTX tỉnh Thái Nguyên là được UBND tỉnh và Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ: Bồi dưỡng CBOI,
132 Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức công tác bằi dưỡng nghiệp vụ QLŒD tại Trung tâm GDTX cắp Tỉnh
1.3.2.1 Mục đích của công tác bôi dưỡng
Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD nhằm giúp cho đội ngũ CBQL phát triển và trang bị thêm những năng lực cần thiết, phù hợp để thực hiện tốt các yêu cầu hoạt động nghề nghiệp thông qua việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý trường học, nâng cao năng lực về lãnh đạo và quản lý nhà trường trong
mơi trường có nhiều thay đổi, biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy
những giá trị của tô chức và xã hội theo định hướng đối mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng GD&ĐT phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Trang 19chương trình bồi dưỡng cịn bao gồm rất nhiều tình huống hoạt động thực tiễn cụ thê nhằm giúp học viên tổng hợp được các kiến thức để vận dụng vào thực tiễn quản lý một cách khoa học
1.3.2.2 Nội dung bồi dưỡng
a) Bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ QLGD
- Các chủ trương và các văn bản chỉ đạo đôi mới giáo dục phố thông: - Nghiệp vụ dạy học các môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng: - Xây dựng kế hoạch dạy học khoa học: phân công giảng dạy hợp lý: - Chỉ đạo thực hiện hiệu quả đổi mới PPDH bằng những việc làm phù hợp điều kiện, hoàn cảnh mỗi nhà trường:
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học dé đảm bảo hoạt động dạy học thực hiện đúng các yêu cầu cơ ban;
- Tạo động lực cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học hướng tới chất lượng
b) Bồi dưỡng các kỹ năng QLGD
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia Trong đó việc xây dựng một đội ngũ các nhà quản lý giáo dục hiện đại có tầm vóc quốc tế là một yêu cầu cực kỳ quan trọng Các nhà trường là nền tảng cốt lõi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong trong bối cảnh có nhiều thay đổi theo xu hướng hội nhập Câu hỏi đặt ra: những phẩm chất, kỹ năng cần có ở một nhà quản lý hiện đại là gi?
Kỹ năng lãnh đạo quản lý Kỹ năng phân tích và dự báo
- _ Kỹ năng xác định Tầm nhìn chiến lược - _ Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động
- _ Kỹ năng tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ - Ky nang quản lý hoạt động dạy học
Trang 20- _ Kỹ năng ứng xử va giao tiếp
- _ Xử lý thông tin và năng lực tư duy
1.3.2.3 Phương pháp bôi dưỡng
Ngoài các phương pháp dạy học truyền thống (nhóm phương pháp trực quan, dùng lời, thực hành) trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cần hết SỨC coI trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho người học: hướng dẫn họ cách nhận diện và phân tích vấn đề để tìm cách giải quyết phù hợp với thực tiễn luôn thay đối
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định trong dạy học các chuyên đề bồi dưỡng về QLGD việc sưu tầm, thiết kế các tính huống học tập là rất cần thiết và dạy học thông qua giải quyết tính huống rất hiệu quả
- Nội dung lý thuyết nên trình bày cơ đọng và hướng dẫn học tập qua việc trả lời các câu hỏi mấu chốt đề người học năm được các kiến thức cốt lõi
- Với nội dung phát triển kỹ năng: tăng cường thảo luận, làm bài tập thực hành, giải quyết tình huống, đóng vai, nghiên cứu trường hợp Xây dựng các mơ hình, quy trình hay hướng dẫn các thao tác cụ thể để người học tìm được sự liên hệ giữa kiến thức với việc thực hiện, vận dụng linh hoạt kiến thức vào giải quyết vấn đề nêu ra phù hợp với bối cảnh, nhờ đó có được các kỹ năng cần thiết
Trang 21hứng thú và đánh giá cao Hơn nữa những ý kiến của học viên trao đối trên lớp ở khoa trước giảng viên nên chọn lọc tông hợp lại để bố sung nội dung thực tiễn cho khóa học sau
1.3.2.4 Hình thức tơ chức bôi dưỡng
Hiện nay công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho giáo viên theo qui định của Bộ GD&ĐT có các hình thức:
+ Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ + Bồi dưỡng chuyên đề QLGD
+ Bồi dưỡng tập huấn các chương trình theo dự án
Để thực hiện các hình thức bơi dưỡng này, hiệu trưởng cần chủ động xây dựng kế hoạch đề cử hay yêu cầu CBQL và giáo viên “nguồn” tiếp cận tham gia theo từng nội dung cụ thé
Các kế hoạch cần đề ra các yêu cầu và biện pháp cụ thể để thực hiện, có
sự hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện dé CBQL và giáo viên “nguồn” có thể tham
gia, cùng với việc kiểm tra đôn đốc và đánh giá nghiêm túc để việc bồi đưỡng đạt chất lượng và hiệu quả
1.3.2.5 Đánh giá kết quả bôi dưỡng
Đề tiến hành đánh giá được kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cần
năm vững qui trình các bước đánh giá (xem Sơ đồ 1.1)
Các cấp độ đánh giá bao gồm: Cấp độ 1: Phản ứng của học viên vê khóa học; Cấp độ 2: Mức độ thu nhận kiến thức / kỹ năng, Cấp độ 3: Thay đổi hành
vi; Cấp độ 4: Đánh giá tác động lên tô chức
Trang 22vào hoạt động cụ thê trong quản lý trường học/ cơ sở giáo dục của mình Kết hợp tự kiểm tra, đánh giá với kiểm tra, đánh giá của giảng viên và cơ quan quản lý trực tiếp (Sở Giáo dục và Đào tạo)
Đánh giá
Tiêu chí đánh †——>| trước bồi >| Tổchứcbồi |—¬
giá dưỡng dưỡng
Kiểm tra sau
>| bồi dưỡng Tác động đến >| Danh gia sau
công việc một thời gian
So dé 1.1: Cac bước đánh giá đào tạo, bôi duỡng nghiệp vụ QLGD - Đánh giá từng cá nhân về các tiêu chí sau:
+ Phẩm chất: Đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất chính trị và đạo đức nhà giáo
+ Năng lực: Có khả năng thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao
- Yêu cầu về trình độ, nghiệp vụ QLGD đối với đội ngũ CBQL các
trường:
+ Nhà giáo đạt chuẩn giáo viên
+ Nhà lãnh đạo đạt chuân Hiệu trưởng
+ Nhà quản lý đạt chuẩn nhà quản lý nhà trường
Trang 23thực tiễn cơ sở giáo dục luôn biến đối sẽ giúp CBQL phát triển các năng lực thực hiện tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao
1.4 Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX
cấp Tỉnh
1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ QLŒD cho đội ngũ CBQL
Muốn làm tốt công tác xây dựng kế hoạch người lãnh đạo TT GDTX cấp Tỉnh cần phải:
- Xác định trạng thái xuất phát về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà trường, kỹ năng quản lý và chỉ đạo chuyên môn, kỹ năng và chất lượng quản lý tài chính, tài sản cơng của đội ngũ CBQL các trường THCS trong tỉnh và những phân tích sư phạm về trạng thái đó
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD, tôn trọng nhu cầu, lợi ích và khả năng của đội ngũ CBQL các trường THCS, nhiệm vụ và các mục
tiêu của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD ở TT GDTX cấp Tỉnh
- Xây dựng hệ thống biện pháp tối ưu để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng đã xây dựng, khơng xác lập chương trình quá xa rời công việc quản lý
- Lập chương trình hoạt động cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS tại TT GDTX cấp Tỉnh: coi trọng công việc tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường trong và ngoài tỉnh trong khóa học
- Thơng qua tập thể sư phạm, tạo được sự thống nhất và trình cấp trên - Điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch bồi dưỡng như:
+ Sát mục tiêu bồi dưỡng + Sát đối tượng bồi dưỡng + Sát nhu cầu bồi dưỡng
+ Sát khả năng bồi dưỡng
Trang 24Trong chu trình quản lý đây chính là giai đoạn thực hiện hóa ý tưởng đã được kế hoạch hóa Chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý để mỗi người đều thấy hào hứng để công việc diễn ra trôi trảy sự phối hợp các tác động thành phân tạo ra tác động tích hợp, hiệu quả cao Như vậy tô chức chính là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn và tạo ra cái gọi là hiệu ứng tô chức Trong công tác này người quản lý của các TT GDTX cấp Tỉnh cần phải thực hiện được các hoạt động sau:
a) Thông báo kế hoạch bơi dưỡng, chương trình hành động đã được
xây dựng đến từng bộ phận, nhà trường, các cá nhân có liên quan đê cho mỗi bộ phận, thành viên tự giác chấp hành kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch
Muốn vậy nhà quản lý của TT GDTX cấp Tỉnh phải trình bày, phân tích, thuyết phục và động viên kích thích, nêu lên những viễn cảnh của việc hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng đã xây dựng, huy động sức mạnh của các tô chức cá nhân có liên quan đề họ nỗ lực hành động, góp phần thực hiện kế hoạch bồi dưỡng với chất lượng cao nhất
b) Xác định cấu trúc bộ máy quản lý công tác bơi dưỡng: Bồ trí sắp đặt các bộ phận và các cá nhân cho đúng người đúng việc, quy định chức năng, quyên hạn cho từng người, từng bộ phận có tính đến năng lực của từng người cũng như những khó khăn mà họ có thê có
Trang 25Sở Tài chính giao, phân bố hạn mức kinh phí theo tổng biên chế, bộ
máy được giao có định trong 3 năm Ngn kinh phí hạn mức ngân sách tỉnh được cấp về đơn vị để phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ
d) Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên, thiết lập các mi quan hé quan ly, cac co’ ché thông tin, xác định mức độ can thiệp
khi cần thiết
1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Chỉ đạo là những hành động xác lập quyên chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra trong ký cương trật tự
Người chỉ đạo, điều khiển hoạt động của bộ máy, là người quyết định thành công hay thất bại của hoạt động chung của bộ máy Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy là trung tâm trong quản lý và là người biến các quyết định quản lý thành hiện thực Nếu quyết định đúng, tô chức chỉ huy thực hiện không tốt, quyết định kém hiệu quả dẫn tới hiệu quả quản lý kém
Nội dung của việc chỉ đạo bao gồm:
a) Chỉ huy, ra lệnh nhằm làm cho các bộ phận, cũng như hoạt động của toàn bộ trung tâm GDTX diễn ra thuận lợi theo đúng chương trình và đạt được mục tiêu mong muốn
- Phân công giảng viên giảng dạy theo chuyên đề, hướng dẫn thực tế trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu viết tiêu luận hồn thành khóa học:
- Mời giáo viên thỉnh giảng báo cáo các chuyên đề thực tiễn:
- Xây dựng tiêu chí đánh giá và tô chức kiểm tra đánh giá khách quan trong quá trình bồi dưỡng
b) Động viên, kích thích thường xuyên và kịp thời bằng những lời khen,
những câu khích lệ khi họ gặp khó khăn, cân thiết có sự khen thưởng bằng
Trang 26- Kịp thời khích lệ động viên, khi cán bộ, giảng viên có yếu tố sáng tạo khi thực hiện chuyên dé:
- Tao diéu kiện về tài liệu, nội dung chương trình cho cán bộ, giáo viên c) Theo doi và giám sát quả trình thực hiện mục tiêu:
- Luôn theo dõi, giám sát quả trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên theo kế hoạch đã xây dựng:
- Điều chỉnh, sữa chữa, can thiệp kịp thời để đạt được mục tiêu trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
1.44 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bôi dưỡng
Bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng theo kế hoạch xây dựng
- Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo các chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch
Việc kiểm tra nếu được thực hiện tốt, đánh giá được một cách chính xác việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng sẽ giúp cho người lãnh đạo thấy được những gì cịn tồn tại, thấy được những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần phải giải quyết giúp lãnh đạo điều khiến tối ưu hoạt động bồi dưỡng của Trung tâm
Công tác kiểm tra, đánh giá được thê hiện qua các nội dung sau: + Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra rõ ràng
+ Xây dựng các chuẩn đánh giá thích hợp
+ Phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra có hiệu quả
Trang 27+ Phát hiện những lệch lạc, sai sót tức là xem xét những gì chưa thục hiện được hoặc thực hiện đạt ở mức thấp nhất cùng những nguyên nhân của chúng: những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn
+ Tổng kết tạo thơng tin cho chu trình quản lý tiếp theo
1.5 Một số yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX cấp Tỉnh
- Hệ thống văn bản pháp lý chỉ đạo công tác bồi dưỡng CBQL giáo dục và thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL các trường THCS như:
Thực hiện Quyết định 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
Quyết định 09/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phú về
xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
Quyết định số 840 ngày 18 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy định tô chức và hoạt động của trường cán bộ quản lý giáo dục tỉnh, thành phó:
Quyết định số 3481/GD&ĐT ngày 11/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
Quyết định số 04 ngày 11 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy chế tô chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp:
Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Bồi dưỡng CBQL;
Các loại văn bản của ngành yêu cầu bồi dưỡng cập nhật sau 5 năm và
điều kiện bổ nhiệm phải có chứng chỉ bồi dưỡng CBQL;
Trang 28Về quản lý nền nếp học tập và rèn luyện: Thực hiện quy định công tác quản lý học viên, sinh viên tại văn bản số 59/TTGDTX - QLĐT ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Giám đốc TTGDTX tỉnh
- Nhận thức và năng lực của đội ngũ CBQL các TT GDTX cấp tỉnh phải
đảm bảo trình độ là Thạc sĩ QLGD trở lên, có kiến thức sâu về lý luận quản lý,
có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cơ sở giáo dục;
- Nhận thức và năng lực của đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn, phẩm chất đạo đức chính trị trong sáng, rõ ràng,
- Ý thức, thái độ tham gia công tác bồi dưỡng của đội ngũ CBQL các
trường THCS, nghiêm túc, nhiệt tình, ham hiểu biết
- Điều kiện cần thiết về nguồn lực: vật lực, tài lực, tin lực cùng tham gia
quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX cấp tỉnh
Kết luận chương 1
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở luôn đóng vai trị hết sức quan trọng, họ là nhân tố quyết định sự thành đạt các mục tiêu quản lý nhà trường Vì thế, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, hiệu quả quản lí và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của cấp học này
Trang 29Chuong 2
THUC TRANG QUAN LY CONG TAC BOI DUONG NGHIEP VU QLGD CHO DOI NGU CBQL CAC TRUONG THCS TAI TTGDTX
TINH THANH HOA
2.1 Giới thiệu về tình hình giáo dục cấp THCS, đội ngũ CBQL các trường THCS tỉnh Thanh Hóa và TTGDTN tỉnh Thanh Hóa
2.11 Tình hình giáo dục cấp THCS tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có vị trí địa lý tương đối thuận lợi đề phát triển kinh tế, với diện tích tự nhiên là 11.132 km2, và hơn 3,8 triệu dân trong một cộng đồng có 7 dân tộc anh em sống rãi rác trên 27 huyện, thị, thành phố (bao gồm: 24 huyện, 01 thị xã công nghiệp, 01 thị xã du lịch và 01 thành phố trung
tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh): có 639 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 22 phường, 30 thị trấn và 587 xã Phía Bắc giáp các tỉnh: Sơn La, Hịa
Bình và Ninh Bình: phía Nam giáp tỉnh Nghệ An: phía Tây giáp tỉnh HuaPhan (Lào): phía Đơng giáp Biên đông
100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tồn tỉnh có trường THCS với 649 trường THCS năm học 2012 -2013 so với 648 trường THCS năm học
2011 - 2012 tăng 01 trường, do thành lập mới trường phố thông cấp 2,3 Nghi
Sơn, huyện Tĩnh Gia; năm học 2012 — 2013, cơ sở vật chất — thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng trường chuẩn Quốc gia Tỷ lệ phòng
học kiên cố, cao tầng đạt 81,93% (trong đó THCS đạt 92,83%): tồn tỉnh có
Trang 30Bảng 2.1: Thống kê số liệu về số trường, lóp và số học sinh XD trường đạt ,
, Sô lớp (cálớp | So hoc sinh (ca HS
Năm học chuân Quốc | Sơtrường - -
- ngồi cơng lập) | ngồi cơng lập) gia
2011-2012 154 648 5.809 185.701
2012-2013 175 649 6.025 184.200
(tang+, giam-) +21 +1 +216 - 1.501
Từ số liệu ở bảng trên cho ta thấy các chỉ số của năm hoc 2012-2013 so với năm học 2011-2012: Số trường chuẩn Quốc gia tăng 21 trường, do các nguôn lực đầu tư cho giáo dục nói chung, cho cấp học này nói riêng được quan tâm hơn; số trường tăng I trường, do khu kinh tế Nghi Sơn Tĩnh Gia đã đi vào hoạt động nên con em tăng theo tỷ lệ công nhân chuyên đến làm việc tại khu công nghiệp nay; số học sinh giảm, có nhiều lý do như: Bỏ học tự nhiên,
chuyên đi tỉnh khác theo gia đình, chết do bệnh tật, tai nạn
Trong năm học 2012-2013, số trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi
mới PPDH, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh là 649/649 trường: số giáo viên đạt giáo viên giỏi từ cấp huyện trở lên là 2.619/14.062 GV: số học sinh đạt học sinh giỏi là 39.237/184.200 HS Ngoài ra toàn khối, cấp học đều
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tham gia các hoạt động tập thê vui tươi, lành mạnh và tham gia tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
2.12 Tình hình đội ngũ CBQL cấp THCS tinh Thanh Hóa
Tiếp tục đối mới công tác quản lý, tập trung thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII:
Trang 31GD&DT Thanh Hoa dang tp trung dau tu cho phat trién d6i ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD cho cấp THCS: ty lệ cán bộ QLGD cấp này đạt chuẩn và trên
chuẩn ngày càng tăng, đạt chuẩn và trên chuẩn 96,89% (trên chuẩn 35,7%) Nhìn chung đội ngũ CBQL ở cấp THCS đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao, có tư tưởng chính trị ôn định, yêu nghề, yên tâm công tác, từng bước đáp ứng được yêu cầu đôi mới của giáo dục hiện nay
Năm học 2011 - 2012, tỉnh Thanh Hóa số CBGV trong biên chế cho khối THCS la 12.550 CBGV: Năm học 2012 - 2013, số biên chế được giao cho khối
này là 14.062 giáo viên đứng lớp ngoài ra còn khoảng hơn 1.350 số nhân viên hành chính phục vụ trong ngành, tuy nhiên số CBQL các trường THCS vẫn chỉ nguyên con số là: 1.323 Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
Bảng 2.2: Thống kê số CBQL, giáo viên, nhân viên năm học 2012-2013
Chỉ số Tổng số CBQL Giáo viên Nhân viên
Năm học 16.654 1.444 12.550 2.660 2011-2012 Nam hoc 16.735 1.323 14.062 1.350 2012-2013 + Tang so voi +81 1.512 năm học trước - Giảm so với - 121 - 1.310 năm học trước
(Nguồn từ phòng Lăn phòng Sở GD&ÐT Thanh Hóa)
Trang 32Bảng 2.3: Thống kê số CBQL GD đương nhiệm tính đến T6/2013 SO CBQL GD - a Chua qua
STT | (Đơn vì : Thyện Thị xi, TONG mạn Qiớp “ew non CHỦ
Thành phô) Từ 2007
move | Tez trước
1 ¡ Huyện Thiệu Hóa 61 20 30 11
2| Huyện Thọ Xuân 82 31 29 22
3| Huyện Tĩnh Gia 68 18 35 15
4 | Huyén Thuong Xuan 34 12 13 9
5_ | Huyện Quan Sơn 26 8 18
6 | Huyén Hoang Hoa 86 27 42 17
7 | Huyén Yén Dinh 60 20 24 16
8 | Huyện Triệu Sơn 80 40 30 10
9_ | Huyện Quảng Xương 74 25 30 19
10 | Huyện Hậu Lộc 70 27 28 15
11 | Huyện Thạch Thành 58 28 2 8
12 | Huyện Vĩnh Lộc 32 14 11 7
13 | Huyện Câm Thủy 40 13 18 9
14 | Huyén Ngoc Lac 45 18 18 9
15 | Huyện Lang Chánh 23 8 15
16 | Huyén Muong Lat 18 16 2
17 | Huyện Quan Hóa 36 16 14 6
18 | Huyện Bá Thước 46 20 18 8
19 | Huyén Nhu Xuan 36 12 17 7
20 | Huyén Nhu Thanh 37 20 12 5
21 | Huyén Néng Céng 81 30 35 16
Trang 3322 | TP Thanh Héa 56 12 25 19 23 | Huyén Déng Son 34 22 10 2 24 | TX Sam Son 11 11 0
25 | Huyén Nga Son 62 34 17 11
26 | Huyén Ha Trung 50 19 17 14
27 | TX Bim Son 17 17 0
Cộng 1.323 | 538 528 257
(Nguon tir phong Gido duc phô thông — Sở GD&PT Thanh Hóa) 2.1.3 Gidi thiéu về Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Thanh Hóa Ngày 06 tháng 6 năm 2003, thực hiện quyết định số 1847/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh và cũng từ đây tháng 6/2003, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh được UBND tinh, So GD&DT Thanh Hóa giao chức năng nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường Mầm Non, Tiểu học và THCS trên địa bàn toàn tỉnh
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Thanh Hóa ra đời trên cơ sở sắp nhập 3 đơn vị: Trung tâm bồi dưỡng CBQL, Trung tâm Giáo dục Thường
xuyên (Trường Đại học Hồng Đức) và Trung tâm Bồi dưỡng Giáo dục (Sở Giáo
dục và đào tạo Thanh Hóa):
Là đơn vị kế thừa, củng có và phát triền những thành qua, kinh nghiệm của 45
năm phát triển và trưởng thành của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL GD trong tỉnh Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp tỉnh nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các hình thức và loại hình đào tạo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và biên chế được giao Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Thanh Hóa có 44 bên chế:
Trang 341, Phịng Tơ chức - Hành chính với chức năng, nhiệm vụ: Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý về công tác tô chức, cán bộ: giúp Giám đốc tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của Trung tâm và điều phối hoạt động của Trung tâm theo chương trình, kế hoạch làm việc: Thực hiện cơng tác hành chính, quản trị đối với các hoạt động của Trung tâm; Công tác đối ngoại; các hoạt động báo chí tuyên truyền, công tác thi đua khen thưởng của Trung tâm
2, Phòng Quản lý đào tạo với chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng liên kết hàng năm của Trung tâm và công tác khai thác nguồn tuyển sinh liên kết đào tạo: nhu cầu học tập của xã hội, ngành, nghề và loại hình đào tạo; Tham mưu cho Ban Giám đốc trình các cấp có thầm quyền về trình tự, văn bản thủ tục mở các lớp liên kết đào tạo theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT, các văn bản pháp qui của Nhà nước cũng như các qui định của UBND tỉnh Thanh Hóa về liên kết đào tạo: Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc đấu mối với các trường Đại học, các Học viện xin chi tiêu đào tạo liên kết hàng năm: phối hợp với các cơ sở đào tạo tham mưu các biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo học tại Trung tâm nhằm đạt chất lượng và hiệu quả
3, Phòng Ngoại ngữ - Tin học với chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho lãnh đạo kế hoạch tuyên sinh mở lớp tiếng Anh, Tin học đáp ứng nhu cầu người học; Giảng dạy, bồi dưỡng đối với hai bộ môn tiếng Anh, Tin học và tổ
chức thi cấp chứng chỉ: Đảm nhiệm kỹ thuật hệ thống thiết bị thông tin phục
vụ công việc và đào tạo của trung tâm
4 Phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ: (Đây là phịng chủ cơng thực hiện công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục) Tham mưu về các hoạt động chuyên môn: Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh;
- Khảo sát nhu cầu người học;
- Lập kế hoạch bồi dưỡng CBQL GD theo chương trình (cập nhật I
Trang 35- Viết đề cương bài giảng theo Quyét dinh sé 382/QD-BGD&DT ngay
20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (thay cho QD sé 3481)
- Lập kế hoạch học tập: Mời các giáo viên, giảng viên với những chuyên đề CBGV Trung tâm không đảm nhiệm được: Tô chức quản lý lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS và quản lý các lớp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT, TT GDTX các huyện
Thực trạng đội ngũ giảng viên ở Trung tâm (1DT1X tỉnh Thanh Hóa Bảng 2.4 Bảng số liệu đội ngũ CBGI” Trung tâm GDTX tỉnh
Tổng GVday TT Năm , | CBQL CBGV Trình độ so hé BD ; CD.TC Thacs¥ | Daihoc 1 | 2011-2012) 44 12 16 32 , LDPT 15 24 5 2 | 2012-2013} 40 13 15 27 14 20 6 + Tăng +] +] - Giảm 4 -1 -5 + -4
Số CBGV trong 2 năm hoc 2011 — 2012 va 2012 - 2013 có sự biến động:
-Năm học 2011-2012: 44 trong đó CBQL 12, CBGV 32 Trình độ: thạc sĩ 15, ĐH 24, CĐ, TC và lao động phô thông 5 Giảng viên day hé BDCBQL 16 trong do 15 th.si, 1 DH
-Na&m hoc 2012-2013 téng sé 40 trong đó CBQL 13, CBGV 27
Trinh do: thac si 14, DH 20, CD 3, TC, LDTP 3
Giảng viên dạy hệ BDCBQL 15 trong do 14 th.si, 1 DH
Trong số giáo viên giảng dạy hệ BD CBQL GD có 15 GV trong đó 7 GV cơ hữu ở phòng BDNCTĐ, 8 GV kiêm nhiệm ở các phòng ban khác
Trang 36được yêu cầu của GD hiện nay đang trong xu thế hội nhập cần phải đôi mới
quản lý yêu cầu dạy hệ bồi dưỡng CBQL GD cần phải 100% là thạc sĩ Trước
những yêu cầu cấp thiết như vậy đến tháng 6 năm 2013 Trung tâm đã nhận thêm giáo viên có trình độ thạc sĩ vé day cho hé BD CBQL và hiện nay đội ngũ đã đạt chuẩn 100% là thạc sĩ
a) Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên hiện đã và đang trực tiếp giảng dạy hệ bồi dưỡng cán bộ quản lí tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh được kế thừa từ các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục tỉnh Thanh Hóa Đội ngũ này hầu
hết đều tốt nghiệp đại học các chuyên ngành văn hóa cơ bản nhưng với thâm niên công tác, bề dày kinh nghiệm, nhiệt tâm, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác bồi đưỡng CBQL, nên đã đáp ứng được những đòi hỏi của nhiệm vụ giảng dạy được giao cũng như nhu cầu của người học Trong các khóa học, một số đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT tham gia báo cáo chuyên đề trong chương trình, tham dự các buối hội thảo khoa học đã làm tăng sức mạnh cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ
Hiện nay (năm 2013) lực lượng giảng dạy không ngừng được bô sung tăng cường Số lượng giáo viên hiện có 15 đồng chí, trong đó 14 đồng chí có
trình độ Thạc sĩ, tuổi đời bình quân 40 tuôi nghề 15 năm trở lên Có thể nói,
đây là một đội ngũ sung sức, yêu nghề, được đảo tạo cơ bản nên kế thừa có
hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục - một nghề khá đặc thù
và hết sức có ý nghĩa trong sự Ổn định và phát triển của sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà
a) Khó khăn
Đội ngũ thường xuyên có sự biến động vì một số đồng chí đến tuổi về hưu, thậm chí trong một năm học có 3 - 4 đồng chí nghỉ hưu (chiếm 30% cán
bộ giáo viên giảng dạy hệ Bồi dưỡng cán bộ quản lí) Đặc biệt từ đầu năm
Trang 37sự thiếu hụt đội ngũ giảng dạy (thiếu tới 30% số giáo viên giảng dạy theo quy định); trong khi đó, trên cơ sở ý kiến đề nghị mở lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lí trường học tại huyện Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Trung tâm tiến hành mở lớp và trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng các lớp trên từ tháng 6/2012 Trước tình hình đó, tồn bộ số giáo viên kiêm nhiệm của Trung tâm (từ đồng chí Giám đốc, phó Giám đốc, trưởng, phó các phịng chức năng) đều phải huy động tham gia giảng dạy Điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc hoàn thành các nhiệm vụ khác của don vi
Bên cạnh đó, một số đồng chí khơng được đào tạo đúng chuyên ngành quản lí, chưa qua công tác quản lí trường, một số đồng chí giáo viên sức khỏe khơng tốt nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến công việc, nhất là chất lượng và hiệu quả đào tạo
2.2 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 2.21 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý mặt công tác này ở chương 3 của luận văn
222 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX tỉnh Thanh hóa
- Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX tỉnh Thanh hóa
2.23 Đất tượng và địa bàn khảo sát
- Đối tượng khảo sát:
+ Cán bộ quản lý của TT GDTX Tỉnh là 13 người;
Trang 38+ La 90 học viên của khóa 30 và khoa 31 (la Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS của 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh) đang tham gia bồi dưỡng tại TT GDTX tỉnh Thanh Hóa
- Địa bàn khảo sát: TT GDTX tỉnh Thanh hóa 2.24 Phương pháp khảo sát:
- Điều tra bằng bằng bảng hỏi (phụ lục 1)
- Phỏng vấn sâu GV và cán bộ tham gia bồi dưỡng (phụ lục 2) - Dự giờ các lớp bồi dưỡng
- Nghiên cứu các tài liệu, giáo án, sản phẩm thu hoạch của giảng viên và học viên
2.3 Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX tỉnh Thanh Hóa
2.3.1 Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung, hình thức bồi dưỡng Tính đến nay (2013) TTGDTX Tỉnh Thanh Hóa đã tơ chức được các lớp với số học viên là:
- CBQL trường THCS: 36 lớp bồi dưỡng với tông số người được bồi dưỡng là: 1.200 HV (chương trình 3.5 tháng): 328 HV (chương trình 1 tháng)
- CBQL trường Tiểu học: 42 lớp bồi dưỡng với tông số người được bôi dưỡng là: 612 HV (chương trình 3.5 tháng): 634 HV (chương trình | thang)
- CBQL trường Mầm non: 27 lớp bồi dưỡng với tông số người được bồi dưỡng là: 1.091 HV (chương trình 3.5 tháng): 340 HV (chương trình | thang)
Bảng 2.5 Thống kê số CBQL tham gia bơi dưỡng tính đến năm 2013
Loại hình THCS Tiểu học Mam non
Trang 392.3.1.1 Thuc trang thuc hién chương trình, nội dung bồi duong
Thực hiện Quyết định số 382/QĐÐ-BGD&ĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (thay thế QÐ số 3481) hàng năm việc rà sốt lại chương trình đều được tiến hành thường xuyên nhằm bồ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và thực tiễn giáo dục Nội dung chương trình cịn được lồng ghép, bồ sung kip thời trên cơ sở năm bắt những thay đôi, những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT về nội dung chương trình của các cấp học, bậc học kế cả những tiêu chuẩn, những quy định mới của ngành trong công tác cán bộ, công tác chỉ đạo dạy và học, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục và quản lý giáo dục của địa phương
Bên cạnh những chuyên đề ở phần nội dung cơ bản theo chương trình 382: học viên cịn được luyện tập một số kỹ năng giao tiếp của người quản lý như tổ chức một số buổi học khiêu vũ quốc tế ban đêm; giao lưu với các đối tượng đã tham dự bồi dưỡng của các khoá trước, giao lưu văn nghệ, Thể dục thể thao
Nội dung chương trình bồi dưỡng theo Quyết định 382/QĐ-BGDĐT mang tính ứng dụng cao và sát thực tiễn Chương trình được cấu trúc thành hai phan chính:
a) Kiến thức, kỹ năng về lãnh đạo và quản lý trường phổ thông
Các nội dung này chủ yếu được thực hiện tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD, bao gồm các nội dung lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn được khái quát hóa phù hợp với đối tượng người học, nội dung gồm 5 module sau:
Module 1: Duong 16i phat trién GD & ĐT Liệt Nam
Thể hiện các quan điểm chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh về GD&ĐÐT, định hướng chiến lược phát triển GD&DT trong
Trang 40Bao gồm các vấn đề tông quan của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, quản lý trong bối cảnh thay đối, liên hệ vận dụng trong quản lý ở các trường phô thông
Module 3: Quan lý Nhà nước về GD@&Ð7
Trang bị các hiểu biết về vị trí, vai trị, nội dung của QLNN vé GD&DT,
tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý và những nhiệm vụ của quản lý nhà nước về giáo dục, liện hệ vận dụng thực thi ở các trường phố thông
Giới thiệu các quy định, nội dung, quy trình, phương pháp đánh gía và kiểm định chất lượng giáo dục các trường phố thông, đây là một nội dung quan trọng trong đổi mới quản lý nhà nước về GD&ĐÐT chuyền từ quản lý tập trung, quan liêu sang quản lý, giám sát đánh giá bằng các quy định pháp lý, bằng các tiêu chuẩn tiêu chí kiểm định chất lượng
Module 4: Quan ly nha truong
Giới thiệu nội dung và luyện tập các kĩ năng cơ bản về công tác quản lý trường phố thông, kỹ năng lập kế hoạch, các kỹ năng quản lý và phát triển nhà trường: kỹ năng quản lý quá trình dạy học, giáo dục: quản lý phát triển đội ngũ; quản lý tài chính tài sản: xây dựng văn hóa nhà trường: kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
Module 5: Các kĩ năng hỗ trợ quản lý trường phổ thông
Giới thiệu và rèn luyện một số kĩ năng hỗ trợ cơ bản như kỹ năng đàm phán, tổ chức hội họp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc nhóm, tơ chức sự kiện, giải quyết xung đột, xử lý tình huống khẩn cấp để cán bộ quản lý trường phô thông vận dụng trong quá trình quản lý nhà trường
b) Nghiên cứu thực tế và viết tiếu luận cuối khóa