BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
HO THI HAI
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
HO CHI MINH CHO HỌC SINH TRUNG
HOC CO SO THONG QUA DAY HOC MON GIAO DUC CONG DAN
(Qua kháo sát ở trường Trung học cơ sở Diễn Phú,
huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2013
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
HO THI HAI
GIAO DUC TU TUONG DAO DUC
HO CHI MINH CHO HOC SINH TRUNG
HOC CO SO THONG QUA DAY HOC MON
GIAO DUC CONG DAN
(Qua khảo sát ở trường Trung học cơ sở Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An)
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ mơn Giáo dục chính trị
Mã số 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYEN LUONG BANG
Trang 3LOI CAM ON
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đỀ tài, ngồi sự có
gắng và nỗ lực của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được nhiễu sự giúp đỡ
và động viên
Xin trân trọng cảm ơn và gửi những lời trì ân sâu sắc của bản thân đến:
Phòng Sau Đại Học, Khoa Giáo dục Chính Trị trường Đại học Vinh
Các thây cô giáo trực tiếp giảng dạy, tham gia quản lý và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập tại trường Đại học Vinh
Tôi cũng xin trân trọng bày tó lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TR Nguyễn Lương Bằng - thây giáo hướng dẫn trực tiếp trong suốt quả trình
thực hiện đề tài Chính nhờ sự tận tâm, nhiệt tình của thay đã giúp tơi hồn
thiện đề tài nghiên cứu
Ban Giám hiệu, các tô trưởng chuyên môn, thây cô giáo và các em học sinh Trường THƠS Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cùng các anh chị em lớp cao học 19 chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn
Giáo dục chính trị
Mặc dù đã có nhiều có gắng trong q trình thực hiện đê tài, song không thê tránh những thiếu sót và hạn chế Rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dân của quý thây cô
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Học viên
Trang 4Trang
A MỞ ĐẦU S2 1 121 1121111222222 121112121211 re 6
B NỘI DUNG .-2-2222222221211222121112211111221121122112112112 11a 12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỊ CHÍ MINH CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 2222222221 211112211211212222 2 e6
1.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho học sinh Trung học cơ sở thông qua dạy học môn Giáo dục
công dÂn - - c1 2212122111221 112112211 1121111011110 12111110 1181k
1.2 Co sé thực tiễn của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh bậc Trung học cơ sở thông qua môn Giáo dục công
dân (Qua khảo sát ở trường Trung học cơ sở Diễn Phú, huyện
Diễn Châu Tỉnh Nghệ An) 2252 S2 S2222222212155 2521212122222 x2, 1.3 Những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được đưa vào vận dụng
giáo dục cho học sinh bậc Trung học cơ sở thông qua môn Giáo
dục công dân - - L2 2221122112211 1121 1125111151 1111111111118 xk cư
Chương 2 THỰC NGHIỆM SU’ PHAM CUA VIỆC GIÁO DỤC TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH TRUNG
HOC CO SO THONG QUA DAY HOC MON GIAO DUC 001900
2.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 2 5 22 22222 S222 **2szxs*sz>x 2.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ¿+5 22 2222 * +22 x‡£zx+s>>x
2.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm - 2-22 22222 £22E2E2 z2z+Ezzzzx+2
2.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm - 252 S2 SE E225 E2x 2E cxe
Trang 5Chuong 3 PHUONG HUONG VA GIAI PHAP GIAO DUC TU’ TUONG DAO DUC HO CHi MINH CHO HOC SINH
TRUNG HOC CO SO THONG QUA DAY HOC MON GIÁO DỤC CÔNG DÂN 52222222 222212212211212222 2.222
3.1 Phương hướng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh Trung học cơ sở thông qua dạy học môn Giáo dục công dân 3.2 Một số giải pháp của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh Trung học cơ sở thông qua dạy học môn Giáo
dục công đân .- - L2 2221122112221 2221112011 11221 1102111211118 x re
C KÉT LUẬN - 5 2221212212112111122221221212121122222222 re
Trang 6DANH MUC CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN BGH CB-NV CT/TW CTQG TNCS TNTP GDCD GV HS Nxb QD SGK TLTK TLN THCS GD&ĐT UBND XHCN
Ban giám hiệu Cán bộ, nhân viên
Chỉ thị Trung ương Chính trị Quốc gia Thanh niên cộng sản Thiếu niên tiền phong Giáo dục công dân Giáo viên
Học sinh
Nhà xuất bản
Quyết định Sách giáo khoa
Tài liệu tham khảo Thảo luận nhóm
Trung học cơ sở
Giáo dục và đào tạo
Trang 7A MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam Cả
cuộc đời của Người đã hiến trọn cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước Người để lại cho thế hệ sau những di sản to lớn đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, trong đó phải kế đến tư tưởng đạo đức, là những giá trị nhân
văn hết sức to lớn mà chúng ta tự hào được học và lĩnh hội Do đó việc học
tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nội dung thiết thực cho
toàn Đảng, toàn dân, cho cả mọi tầng lớp trong xã hội trong đó đặc biệt là thế
hệ thanh thiếu niên nhi đồng
Đạo đức mà Người đề cập đến rất toàn diện Bác nêu yêu cầu đạo đức
đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội trong cả ba mối quan hệ: với mình, với người và với công việc
Với ý nghĩa trên nên trong quá trình dạy học, đễ lồng ghép tư tưởng của Người Đặc biệt là đối với môn GDCD Làm thế nào để những “mầm xanh”
được “phát triển tốt và khoẻ” thì đất nước sẽ có sự biến chuyền nhanh, mạnh
tiền kịp với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn?
Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục, trong đó đề cập đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường phơ thơng nói chung Cơng tác giáo dục đạo đức trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là chiến lược hàng đầu vì sự phát triển của con người và của xã hội Đề công tác
giáo dục đạo đức đem lại hiệu quả thiết thực, rất cần sự phối hợp một cách
đồng bộ của các môi trường: gia đình nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trị quan trọng Trong các môn học ở trường, GDCD là môn
học trực tiếp giáo dục đạo đức, chuẩn mực, lối sống cho các em học sinh dựa
Trang 8thuc hién nhitng chuẩn mực cũng như biến các chuẩn mực được học thành
hành động, suy nghĩ thì đưa tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh trong dạy học là vô cùng hiệu quả
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh có tác dụng hết
sức mạnh mẽ Tác động đó khơng chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực, một độ tuổi, một môi trường chật hẹp mà sức lan toả của nó hết sức lớn lao Chủ
trương đó của Đảng và nhà nước trong thời kì hiện nay là rất đúng đắn và hiệu quả Bởi khi nền kinh tế thị trường phát triển, kéo theo những tác động tích cực thì những hiện tượng tiêu cực xảy ra không phải là ít Khi đạo đức, lương tâm được đưa lên bàn cân thì mối quan hệ giữa con người và con
người chỉ còn là mối quan hệ của đồng tiền ngự trị Bên cạnh đó thực trạng
đạo đức của học sinh trong nhà trường nói chung có những sự thay đổi theo
hướng tiêu cực Nhiều học sinh sớm sa vào các tệ nạn xã hội, chênh mạng
trong học tập, say mê những thú vui không phù hợp lứa tuổi Chính cuộc vận
động “Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã làm thức
tinh tat ca, tac động hết sức to lớn
Thực hiện cuộc vận động của Đảng: "Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh", nhận thấy trách nhiệm của người dạy học
môn GDCD, ở mỗi nhà trường đã đưa cuộc vận động này vào quá trình dạy học với phương pháp lồng ghép, tích hợp Trong q trình giáo dục đạo đức
qua môn học GDCD, đưa tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vào vừa giúp các em học sinh hiểu được những giá trị chuẩn mực đạo đức nói
chung vừa làm cho các em hiểu những đạo đức mà Bác dạy rất gần gũi, đời thường Qua đó các em có cơ hội được hiểu hơn vị lãnh tụ kính yêu nhưng
cũng thật đời thường, giản dị Do vậy chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục tư
Trang 9Nghệ An) làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình trong cơng tác dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đề tài được nghiên cứu trong nhiều năm gần đây với nhiều thể loại phong phú và đa dạng của nhiều tác giả: TS Nguyễn Lương Bằng, 7 tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp truyền thống và hiện
đại trong giáo dục và dao tao, In trong sách: Tư tưởng Hà Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở nước ía, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Văn Thị
Thanh Mai, Góp phần tìm hiểu tr tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007 Thành Dung 7 tưởng Hồ Chí Minh vê đạo đức,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Phạm Ngọc Liên - Nguyễn An, Hồ Chỉ Minh với Giáo dục - đào tao (tập 1), Nxb Tir điển Bách khoa, Hà Nội,
2003 Hồng Bình Qn “7uổi trẻ học tập và hành động theo tư tưởng Hồ
Chí Minh” tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 07, tr 13 - 17; Hoang Trung, “Vi sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức”, tap chi Ti riết
học, Số 04, tr 19-20, 2000: Những cơng trình nghiên cứu đó đều tập trung đề cập đến tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh trong đó chú trọng đến việc
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ
Có thể nói có rất nhiều đề tài thạc sỹ nghiên cứu về giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo đục đạo đức cho học sinh trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật công nghệ Liệt Hàn (Nghệ An) của Hồ Thị Bích Ngọc: Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong dạy học phan: “Công dân với đạo đức” GDCD 10 của
Nguyễn Văn Hậu; Giáo dục tư tưởng đạo đức Hà Chí Minh cho sinh viên
trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Văn
Tam; Van dung quan điểm Hồ Chí Minh về cân, kiệm, liêm, chính, chí, cơng vơ
Trang 10thành phố Bến Tre của Huỳnh Thị Như Quynh; Van dung tu tưởng Hồ Chi Minh về đạo đức trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
THCS COLETT, Quận 3, TP Hà Chí Minh của Lê Kim Giang, Van dung tu tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả giáo duc dao ditc cho hoc
sinh Trung học phô thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát ở trường Trung học phổ thông Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đông Nai) của Nguyễn Thị Ngọc Anh: Vận dựng tư tưởng Hồ Chí Minh đề nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở Quận 3, Thành phố Hơ Chí Minh của Đoàn Hữu Khánh Tuy vậy vẫn chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu về quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục đạo đức thông qua dạy học môn Giáo dục công dân cho đối
tượng là học sinh bậc THCS Thiết nghĩ đây là đề tài thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Đảng và Nhà nước cũng như của ngành giáo dục phát động Đề tài được xây dựng trên cơ sở giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thơng qua day hoc môn GDCD và kết quả khảo sát ở trường THCS Diễn Phú huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Chúng tơi mong muốn góp một hướng giáo dục đạo đức cho học sinh bậc THCS thông qua dạy học môn GDCD với việc lồng ghép tư tưởng tắm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THCS thông qua dạy học môn GDCD (Qua khảo sát ở trường THCS Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của quá trình giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THCS thông qua dạy học môn GDCD - Thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Diễn Phú, huyện Diễn Châu,
Trang 11- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THCS thông qua dạy học môn GDCD 4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp phân tích và tong hop
- Phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và việc vận dụng vào trong q trình dạy học mơn GDCD bậc THCS ở trường THCS
Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
%2 Phạm vị nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh tập trung ở 4 nội dung lớn sau:
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về:
Trung với nước, hiếu với dân
Yêu thương con người, sống có tình nghĩa
Cần kiệm liêm chính, chí cơng vô tư
Tinh than quốc lễ trong sáng
Từ những phẩm chất đạo đức trên vận dụng vào quá trình dạy học môn GDCD ở trường THCS Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An để giáo
dục tư tưởng đạo đức cho học sinh
6 Giả thiết khoa học
Nếu công tác giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh
Trang 12THCS trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong giai
đoạn hiện nay
7 Ý nghĩa đề tài
- Góp phần làm cho học sinh hứng thú và u thích bộ mơn hơn bởi
tính thời đại, khi mà cuộc vận động “Học tập và làm theo tắm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” đang lan tỏa hết sức sâu rộng
- Thông qua các tiết học của bộ mơn, học sinh lại có dip duoc tiép
xúc, hiểu hơn về vị lãnh tụ kính yêu bằng những mẫu chuyện phong phú, sinh động bằng ngôn ngữ kế chuyện, bằng những hình ảnh sống động hay thông
qua những bức thư, những câu thơ khắc họa về Hồ Chí Minh
- Báo cáo của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh
bậc THCS nói chung trong quá trình dạy và học môn GDCD
8 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “Giáo dục tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh cho học sinh THCS thông qua dạy học môn GDCD”
Chương 2: Thực nghiệm Sư phạm của việc "Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THCS thông qua dạy học môn GDCD” (qua khảo sát ở Trường THCS Diễn Phú, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An)
Chương 3: Phương hướng và giải pháp của việc “Giáo dục tư tưởng
Trang 13B NOI DUNG
Chuong 1
CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC GIAO DUC TU TUONG
ĐẠO DUC HO CHI MINH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
1.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh Trung học cơ sở thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
1.1.1 Khái niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức
1.1.1.1 Khái niệm về đạo đức
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội Đạo đức ra đời cùng với sự
xuất hiện của con người Do vậy đây là một trong những vấn đề xuyên suốt được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
Danh từ “Đạo đức” bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris)- lề thói, (moralis là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa) Cịn “ln lí” thường xem đồng nghĩa với đạo đức thì gốc của chữ Hi lạp là Êthicos nghĩa là lề thói, tập
tục Hai danh từ đó chứng tỏ rằng khi ta nói đến vấn đề đạo đức là nói tới lề
thói, tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong quan hệ giao tiếp
Ở phương đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cô đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc Đạo có nghĩa là con đường, đường
đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của
tự nhiên Đạo cịn có nghĩa để chỉ con đường sống của con người trong xã hội Còn đức là biểu hiện của đạo, mức độ tập trung của dao va dung dé chi
về đức tính con người Một người có đức là người hiểu đạo, sống có đạo
Trang 14chuẩn mực về đạo đức là tiêu chí để mỗi cá nhân dùng để tu dưỡng, rèn luyện và làm thước đo để đánh giá nhân cách con người Đối với giai cấp thống trị,
các giá trị chuẩn mực đạo đức được xem là một trong những những công cụ
đắc lực và hữu hiệu nhất dé cai trị đất nước, giữ vững nên thống trị của giai cấp mình và nó trở thành nền tảng cơ sở vững chắc cho việc xây dung, phát triển đất nước
Khái niệm về đạo đức xuất hiện đầu tiên ở thời nhà Chu và từ đó trở đi
được người Trung Quốc sử dụng nhiều Đức dùng đề nói đến nhân đức, đức
tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân
lí Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại có nghĩa là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải noi theo
Ở phương Tây, từ thời cổ đại con người đã đưa ra những tiêu chí dé đánh
giá người có đạo đức Một cá nhân được cộng đồng thừa nhận hoặc đánh giá người có đạo đức dựa vào các biểu hiện hành vi của họ như tuân thủ đúng những lề lối, tập tục của tập thể, xã hội và ngược lại những người khơng tn
thủ theo đó là những người khơng có đạo đức
Ngày nay đạo đức được định nghĩa như sau: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với
nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”[37, I]
Từ định nghĩa trên chúng ta có thê hiểu:
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh ton tai xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội
Xã hội trước Mác không thể giải quyết một cách khoa học vấn đề
nguồn gốc và thực chất của đạo đức Nó xuất phát từ “mệnh lệnh của thượng
Trang 15người, chứ không xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ
quan niệm xã hội hiện thực đề suy ra các toàn bộ lĩnh vực tư tưởng trong đó có tư tưởng đạo đức
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của con người:
phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức Đối với đạo đức, sự đánh
giá hành vi của con người theo khuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức
biểu hiện thành những khái niệm thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi
nghĩa Bất kì trong thời đại lịch sử nào, người ta cũng đều được đánh giá như
vậy Các khái mệm thiện ác, khuôn phép, quy tắc hành vi của con người được
thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biêu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định Những khuôn phép (chuẩn mực) và quy tắc đạo đức là yêu cầu của
xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra hành vi cho mỗi cá nhân Nó bao
gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (đối với tô quốc, đối với nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối địch ) và đối với người khác Những chuẩn
mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay một giai
cấp dân tộc thừa nhận Ở đây quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác (khuôn phép hành vi) là tiền đề của hành
vi đạo đức của cá nhân Đã là một thành viên của xã hội, con người phải chịu su giao dục nhất định về ý thức đạo đức, sự đánh giá đối với hành vi của mình
và trong hồn cảnh nào đó cịn chịu sự khiến trách của lương tâm
Từ sự lí giải trên cho thấy khi đề cập đến vấn đề đạo đức, cho thấy đạo đức có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống xã hội Đạo đức phản ánh ton tại xã hội biểu hiện bằng hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, quy tắc và
là phương thức điều chỉnh hành vi cá nhân phù hợp chuẩn mực xã hội Nếu hệ
Trang 16hội phát triển Ngược lại các hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, quy tắc
chuẩn mực đạo đức lỗi thời, lạc hậu sẽ cản trở và có tác động tiêu cực đến xã hội nên đạo đức là một hiện tượng xã hội Đạo đức phản ánh các mối quan hệ
hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người Trong cuộc sống, đạo đức luôn thống nhất của ba mặt ý thức, tình cảm và hành động thực tiễn
tạo thành năng lực phục vụ một cách tự giác tích cực, tự giác của cá nhân đối với lợi ích của người khác và lợi ích của cộng đồng Như vậy đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, cùng biến đổi với tổn tại xã hội, nhờ nó con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội Đạo đức giúp con người không những tạo ra hạnh phúc, nâng cao phẩm giá của mỗi cá nhân mà góp phần xây dựng, giữ gìn và bảo vệ cho xã hội có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn Nói cách khác, “Đạo đức đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang
tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghia” [36,1], chung được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, thì mối quan hệ của con người cũng được mở rộng Người sống có đạo đức khơng chỉ có trong phạm vi các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội mà được mở rộng phạm vi giữa con người với tất cả môi trường sống, với thiên nhiên xung quanh bằng một tinh than lành mạnh để giải quyết các mâu thuẫn đang tỒn tại và thường phát sinh của con người Do đó đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lí, là những quy định, những
chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người Theo nghĩa rộng, đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách đã được xã hội hóa
Trang 17toàn bộ quan hệ của con người trên mọi phương diện trong đó con người giữa vai trò chủ thê từ quan hệ với bản thân, với mọi người, với cộng đồng, công việc, môi trường và quan hệ với cả với lý tưởng sống của dân tộc và góp phần giữ vững, ồn định chính trị để từ đó thúc đấy kinh tế xã hội phát triển
1.1.1.2 Khai niém vé giao duc đạo đức
Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục nhân
cách con người, giúp con người phát triển toàn diện Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc mọi người phải có đức, có tài mới đóng góp được nhiều
lợi ích cho xã hội Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội có mục tiêu, nội
dung chương trình, phương pháp giáo dục cụ thể nhằm xây dựng nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi phát
triển của xã hội
Bất kỳ mỗi cá nhân từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều chịu sự
ảnh hưởng và tác động từ những môi trường khác nhau trong cuộc sống bao
gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Muốn cá nhân được phát triển tồn diện thì cần phải được giáo dục bởi vì bản chất của hoạt động giáo dục là quá trình
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nhằm duy trì và phát triển cộng đồng xã hội Thông qua các kênh giáo dục khác nhau như
giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội đề chăm lo giáo dục cho các thế hệ
trẻ Mỗi con đường giáo dục đều có nội dung, hình thức riêng nhưng tất cả
đều hướng đến mục tiêu hình thành nhân cách, bồi dưỡng và giáo dục nhân cách cho con người Trong đó, giáo dục đạo đức là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm biến những nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức đã được xã hội thừa nhận thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của
cá nhân Mục đích của giáo dục đạo đức là nhằm góp phân phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, định hướng đúng những hành vi đạo đức và thúc đây
sự phát triển, tiến bộ của xã hội, là giáo dục lý tưởng cao đẹp mà con người
Trang 18Giáo dục đạo đức không những hình thành những quan niệm, cung cấp
va trang bi cac gia tri, chuẩn mực đạo đức cho cá nhân mà cịn có khả năng
đánh giá các biểu hiện, hành vi của người khác trong cộng đồng Bản thân mỗi người ngoài việc tự đánh giá các suy nghĩ, hành vi của mình đồng thời
chuyền hóa các văn hóa đạo đức của xã hội đến với mỗi cá nhân và trở thành văn hóa của cá nhân đó Nói một cách cụ thể hơn, giáo dục đạo đức là phương
thức và là quá trình chuyển hóa các nguyên tắc, chuân mực, những giá trị
chuẩn mực, những quan điểm hoặc lý tưởng đạo đức của xã hội thành những
phâm chất đạo đức của từng cá thể Trên cơ sở đó mỗi cá nhân hình thành cho
riêng mình những nhu cầu, tình cảm, niềm tin và tri thức, trách nhiệm gắn liền
với nghĩa vụ, ý chí và động cơ cá nhân, thành năng lực sáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi người
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “7iên học lễ, hậu học văn” “LỂ” ở đây chính là nền tang của sự lĩnh hội
và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng Ngày nay, phương châm “ Dạy người, dạy chữ; dạy nghề “ cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy : “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả
tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc quan trọng Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ơn định ”[30 331]
Ngày nay giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lịng vị tha, nhân ái, cần
cù liêm khiết và chính trực Đó là đạo đức XHCN, là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng, chính tri, giao duc truyén théng va giao duc ban sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp
Trang 19tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống
lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống
Giáo dục đạo đức cịn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên
và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những địi hỏi cấp bách
Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục đặc biệt được coi trong, néu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
trong trường THCS thì vai trị của tập thê sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn giáo dục công dân cũng góp phần khơng nhỏ đối với công tác này
Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp, cịn q trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tắt cả các hoạt động có thể có trong nhà trường
Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn
phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ
tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em
Đề giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia
đình và xã hội
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững
Trang 20Nhu vay co thể nói giáo dục đạo đức là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách của mỗi học sinh
có ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình
1.12 Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 1.121 Gia đình và quê hương
Giáo dục gia đình có một vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách đầu tiên của con người Gia đình và quê hương là nền tảng
của nhân cách, tính tình, tư tưởng Hồ Chí Minh
Ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên đến cậu bé Nguyễn Sinh Cung là bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Người bà là tắm gương điền hình của người
phụ nữ Việt Nam, đảm đang, đôn hậu, sống chan hoà, yêu mến mọi người Suốt cuộc đời bà đã dồn hết sức lực, tình thương của mình để chăm sóc
chồng, ni dạy con cái Với một chiếc võng được mắc cạnh giường nằm và
khung dệt vải, biết bao nhiêu bài hát, bài ca, bài vè, điệu ru con mang nặng
nghĩa nước, tình nhà và đạo lý làm người đã ¡n sâu vào tâm hồn non trẻ của chị em Nguyễn Sinh Cung
Thân phụ của Nguyễn Sinh Cung là ông Nguyễn Sinh Sắc, một nông dân cần cù, chất phác, ở xã Chung Cự huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Lúc thiếu thời ông Nguyễn Sinh Sắc là tắm gương tiêu biểu của tinh thần cần cù, tự học Khi đã đỗ phó bảng, ơng vẫn rất khiêm nhường Tuy được hưởng một ít bổng lộc của làng nước, nhưng trong sinh hoạt ơng phó bảng không hề xa cách với dân làng Ông vẫn sống đạm bạc, gần gũi với bà con chung quanh
Buổi sáng cả nhà đều nhịn ăn như mọi gia đình Mái ấm gia đình, sự mau mực về đạo làm người của cha mẹ là bài học đầu tiên về đạo lý, nhân cách của cậu
Trang 21Khi tầm mắt vượt ra khỏi gia đình thì truyền thống tốt đẹp của quê hương có tác dụng lớn trong việc hình thành nhân cách con người Quê hương của Hồ Chí Minh được coi là bảo tàng lịch sử Núi Chung giếng Cốc, ao làng
Sen vừa là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân, vừa gắn liền với tên
tuổi liệt sỹ Vương Thúc Mậu và nghĩa quân theo chiếu Cần Vương kháng Pháp Phía Tây núi Chung cách 7 cây số, gọi là núi Dun, noi dé Mai Hac Dé xây thành Van An, sau khi đánh đuối quân đơ hộ nhà Đường Phía Tây núi Chung là dãy núi Thiên Nhẫn nơi Lê Lợi xây thành Lục Miên, đằng sau dãy núi Thiên Nhẫn là thung lũng Ngàn Chương căn cứ kháng Pháp của nghĩa qn Phan Đình Phùng Phía Đông núi Chung cách 3 cây số là làng Thái Xá, huyện Hưng Nguyên quê hương của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ Phía Đơng Nam núi Chung là núi Lam Thành nơi Nguyễn Biểu “ăn cô đầu người” nêu cao tỉnh thần bất khuất quyết không khuất phục quân thù Sinh ra ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, nhiều di tích lịch sử, nhiều tắm gương anh hùng xả thân vì nước như vậy, đã sớm hun đúc lòng yêu nước, tỉnh thần chống giặc ngoại xâm của cậu bé Nguyễn Tất Thành
Sinh ra và lớn lên ở miền quê như vậy, với trí thơng minh tuyệt vời Nguyễn Tất Thành đã sớm mang trong mình tinh thần yêu nước, thương người
1.1.2.2 Truyén thong dao dire dan tộc
Tinh than tập thé cộng đồng là nét ni bật trong đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam Nó là nguồn gốc của nhiều thuần phong mỹ tục của nhân dân ta Tinh than này biểu hiện ở sự gắn bó thường xuyên và bền vững, sự quan tâm sâu sắc của cá nhân đối với cộng đồng Trong quan hệ với cộng đồng, người ta không
nhấn mạnh đến quyền lợi cá nhân mà nhấn mạnh nghĩa vụ cá nhân đối với cộng
đồng Nhà và làng gắn liền với nước, sống ở làng sang ở nước, mất nước thì nhà tan Lịng yêu nhà, yêu làng xóm, quê hương gắn liền với lòng yêu nước, với tinh thần cộng đồng dân tộc, cộng đồng quốc tế
Trang 22văn, những tình cảm mang đậm dấu ấn bản sắc truyền thống dân tộc nay định hướng nội dung cũng như phương châm hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã
phát huy cao độ tinh thần đoàn kết kiểu gia tộc trong cộng đồng Ham muốn
tột bậc của Người là “Làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào aI cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành” [22, 161]
“Một đặc điểm nồi bật của đạo đức truyền thống và người Việt Nam
sống nhân văn, chân tình, trọng nghĩa lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử” [26 309] Trên tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của người Việt Nam là sống có nhân Người Việt Nam quan niệm tình thương và lịng nhân ái có giá trị vượt thời gian, là nguyên nhân tạo ra kết quả cho đời sau “trồng cây đức đề đời con ăn” Họ nhắc nhở nhau sống phải coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời, trong gia đình thì “Vợ chồng là nghĩa ở đời, ai ơi đừng nói những lời thiệt hơn”, ngồi ra xã hội thì khuyên bảo sống yêu thương, đùm bọc nhau
Chú tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống đạo đức dân tộc, lòng nhân ái, lòng yêu thương quý mến con người và nâng nó lên thành chủ nghĩa nhân văn cách mạng
Trong quá trình phát triển, người Việt Nam luôn luôn đứng trên lập trường dân tộc tiếp thu tinh hoa đạo đức của các nguồn tư tưởng lớn của nhân
loại, dé làm giàu thêm nền đạo đức của dân tộc Một điểm đáng chú ý nữa là các giá trị văn hố bên ngồi du nhập vào Việt Nam đều bị Việt hoá một cách
mạnh mẽ để phù hợp với lối sống, tâm linh, phương thức ứng xử của người
Việt Sự tiếp thu và Việt hoá tinh hoa văn hoá nhân loại chu yếu vẫn là chuẩn mực đạo đức
Trang 23tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, đưa lên thành một chủ nghĩa nhân đạo cao cả
và toàn diện Tư tưởng từ bị, hỷ, xả của đạo Phật khi vào Việt Nam được hoà nhập vào cuộc sống thực tiễn để cứu dân, cứu nước Quá trình tiếp biến văn
hoá này diễn ra một cách tự nhiên theo lương tri hơn là bằng tri thức, bởi vì người Việt tiếp cận sự vật, hiện tượng bằng lương tri để phân biệt đúng sai, tốt xấu, phù hợp và khơng phù hợp đề có phương thức ứng xử cho thấu tinh dat ly
Có thể nói, Phật giáo với những khía cạnh tích cực của nó về mặt giáo lí khi du nhập vào Việt Nam, trải qua nhiều thế kỷ đã được bản địa hóa, dân gian hóa,
góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo, truyền thống nhân ái của
dân tộc Việt Nam, cứu nhân độ thế
Có thê nói tỉnh hoa về lòng nhân ái của Phật giáo là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Nhưng cũng cần thấy rằng nhờ có truyền thống nhân ái của dân tộc, nhờ có trí tuệ un
bác và lí tưởng cao cả một đời vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của con người bị áp bức mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại nói chung và đạo đức nói riêng
1.123 Tư tưởng đạo đức Nho giáo
Xuất thân từ một gia đình thi lễ xứ Nghệ được nuôi đưỡng và rèn luyện khá chỉnh chu trong môi trường Nho giáo, dù lúc này uy thế của nền
Hán học và Nho giáo ở nước ta da suy vi, boi thế lực của thực dân Nhưng Hồ Chí Minh với trí tuệ tuyệt vời của mình đã tiếp thu, học hỏi, kế thừa một cách
có chọn lọc gần như toàn bộ những gì tinh tuý nhất trong truyền thống đạo đức của Nho gia nói riêng và của những truyền thống đạo đức tiến bộ của Phương Đơng nói chung
Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo, cho nên ngay từ
thuở niên thiếu, tuổi hình thành nhân cách, Người đã được học chữ Hán, tiếp thu những triết lý và đạo đức Không Mạnh về đạo làm người, về sự tu thân,
Trang 24nhà nho chân chính đương thời Người cũng đã từng sinh sống ở Huế, nơi ngự trị của vua chúa phong kiến vốn tôn sùng đạo Nho Những nguyên tắc tiến bộ của Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn trong suốt cuộc đời của Người
Với một tầm trí tuệ sâu sắc, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta tắm gương sáng về thái độ tiếp thu đối với di sản văn hoá truyền thống, trong đó có Nho giáo, một thứ Nho giáo khơng cịn ở dạng thuần khiết nguyên sơ mà là thứ Nho giáo sống động trong thực tế của một vùng quê hương Nghệ Tĩnh hiếu học Hồ Chí Minh ln luôn khai thác những yếu tố tích cực của Nho gia
dé phục vụ cho việc xây dựng nền đạo đức mới
Trong khi khai thác những yếu tố hợp lý của Nho giáo, Người cũng phê phán những quan điểm sai lầm, phản tiến bộ của học thuyết này Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các truyền
thống đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho gia Hồ Chí Minh hay nói đến
cần, kiệm, liêm, chính Đây là những khái niệm của Không giáo Đạo Không đề cao Nhân Lễ, Nghĩa, Trí, Tin, Hồ Chí Minh cũng từ đó đưa ra 5 tiêu chuẩn về dao
đức người cách mạng: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm
Qua việc sử dụng nhiều mệnh đề, thuật ngữ cả đạo đức Nho giáo thể
hiện rõ đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến Hồ Chí Minh Nhưng người đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, của dân tộc để tiếp cận học
thuyết này, khai thác những mặt tích cực, tiến bộ, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, không phù hợp, bổ sung những yếu tố mới tạo nên một hệ thống đạo đức mới, đạo đức cách mạng
1.124 Lăn hoá đạo đức phương Tây
Suốt mấy chục năm sống ở nước ngoài, đi qua mọi miền của trái đất,
Hồ Chí Minh đã xây dựng cho mình những hiểu biết cực kỳ phong phú trong
sách vở mà nhất là cả trong cuộc đời
Hồ Chí Minh đã dừng chân ở lại nước Pháp, Anh, Mỹ và ở một số nước
Trang 25cuộc sống của con người Ngày ngày, tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân ở các nước đó, những người vẫn còn mang hoài bão về tự do, bình đẳng, bác ái với
những tư tưởng của các nhà triết học nêu cao vị trí của con người trên trái đất, với
những tác phâm văn học phản ánh nỗi khổ đau của quần chúng, những khát vọng
về một xã hội tiến bộ, trong đó có con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột
Đời sống tinh thần và trí tuệ của phương Tây, của châu Âu chịu ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc của cơ đốc giáo Do nhận thức đúng đắn, khách quan
về tôn giáo này, nhận thấy mặt tích cực của nó, Hồ Chí Minh không vơ đũa cả
nắm, chưa hề bao giờ mạt sát các tôn giáo, luôn luôn yêu thương mọi người, ln có những tư tưởng đạo đức giàu lòng vị tha, nhân ái cao cả đối với các tín dé của các tôn giáo cũng như những người không theo tôn giáo
Bên cạnh những tư tưởng đạo đức mang đậm tính nhân văn cao cả của
các tôn giáo mà đặc biệt là của Cơ đốc giáo, điều hấp dẫn nhất đối với Hồ Chí
Minh ngay khi còn ở trong nước là khẩu hiệu: Tự do - Bình đẳng - Bác ái của cách mạng tư sản Pháp Trong thời gian ở Pháp, Hồ Chí Minh đã có điều kiện
đọc những tác phẩm của các nhà tư tưởng, các nhà triết học lớn châu Âu, đặc
biệt là các tac pham của các nhà tư tưởng thời kỳ khai sáng như Vonter, Montesquier, Rousso Điểm chung của các tác giả mà Người chú ý nhất là
tình thương người bị áp bức, bóc lột và bị đoạ đày đau khổ
Với một trí tuệ tuyệt vời, Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ tư tưởng nhân
ai của những người sáng lập ra tôn giáo như đức chúa Giê su, Mô ha mét với những hành vi lợi dụng tôn giáo chống lại nhân dân lao động Từ nhận thức đúng đắn đó, Người đi đến kết luận “Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ nghĩa là cách mạng Tư sản, cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hoà dân chủ, kỳ thực trong nó tước đoạt cơng nhân, ngồi thì áp bức thuộc địa” [24 274]
Chính vì khơng thoả mãn với con đường cách mạng tư sản, đạo đức tư
Trang 26đạo đức nhân văn cao ca là giải phóng con người khỏi ap bức bóc lột, xây dựng một xã hội cơng bằng trong đó “bốn bề đều là anh em”
1.12 5 Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin
Trước khi chủ nghĩa Mac-Lénin ra đời, nhân loại đã trải qua hàng chục thế kỷ suy nghĩ và bàn bạc về đạo đức Những nhà triết học phương Đông và phương Tây, những vị tông đồ của mọi tôn giáo, những hoạt động giáo dục văn hoá đã đề lại không biết bao nhiêu sách vở về đạo đức Những phạm trù
khái niệm đạo đức được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tiếp tục đi vào
ngôn ngữ và cuộc sóng thực tiễn hàng ngày của mỗi một chúng ta Các Mác,
Ăngghen và Lênin đã xem xét một cách có hệ thống những di sản đạo đức cũ,
vứt bỏ những yếu tố không phù hợp, sử dụng những yếu tố hợp lý để phục vụ
cho việc xây dựng hệ thống đạo đức mới
Trong các tác phẩm của mình Ăngghen đã đề cao vai trò của con người trong việc xây dựng xã hội tương lai Con người rốt cuộc làm chủ đời sống của
mình, thì cũng trở thành chủ nhân tự nhiên, chủ nhân chính bản thân, trở thành con người tự do, làm tròn nhiệm vụ giải phóng nhân loại là sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân hiện đại Tư tưởng đạo đức nhân văn ở đây đã khác hắn so với tư tưởng đạo đức nhân văn trước đó, là: “Vấn đề con người và quyền con người lần đầu tiên đã được nhắc đến như một giải pháp cụ thể và khoa học rút ra từ học thuyết Mác-Lênin về đấu tranh giai cấp về cách mạng xã hội và vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng đó” [27, 163]
Tuy nhiên tư tưởng này phải đến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga mới được vận dụng thành những nguyên tắc chính sách xã hội Theo Lênin, trong
xã hội xã hội chủ nghĩa sản xuất có mục đích: “Bảo đảm phúc lợi đầy đủ và phát triển tự do và toàn diện của tất cả mọi thành viên của xã hội” [25, 261]
Chứ không phải phục vụ một số it người
Trang 27đức nhân văn cộng sản là tính hiện thực, trực tiếp giải phóng con người chứ không phải là sự cảm nhận thương xót, do vậy nó là đỉnh cao của hệ thống
luân lý và đạo đức nhân loại
Trên cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và đây là cấm nang thần kỳ, là kim chỉ nam để giải phóng dân tộc, giải phóng con người Người viết “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin” [16, 268] Nhờ có chủ nghĩa Mác-Lên¡in, Hồ Chí
Minh đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thốt khỏi ách nơ dịch của
chủ nghĩa thực dân, xây dựng một xã hội mà quyền làm chủ thuộc về nhân
dân lao động, tức là thực hiện được vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng
Trong việc tiếp thu học thuyết Mác-Lênin đáng chú ý nhất là Hồ Chí Minh đã tiếp thu được phép biện chứng của học thuyết này Phép biện chứng giúp cho Người nhìn nhận đúng đắn tư tưởng của Chủ nghĩa Mác Đối với Người, chủ nghĩa Mác không phải là kinh thánh bất di, bất dịch mà là học
thuyết mở luôn được bố sung những cơ sở lịch sử, những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh, mà khi đương thời chưa đặt ra một cách bức thiết, hay chưa có điều
kiện nghiên cứu
Nhờ phép biện chứng duy vật mà Hồ Chí Minh đã xứ lý đúng đắn trong việc kế thừa đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những giá trị
đạo đức của nhân loại Quá khứ và hiện tại, dân tộc và thời đại ln có sự kết
hợp nhuần nhuyễn trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Vì vậy, những chuẩn mực đạo đức mà Người nêu ra dễ dàng thâm nhập vào cán bộ chiến sĩ, quần
chúng nhân dân lao động tạo nên sức mạnh dân tộc, góp phần đưa cách mạng
Trang 28giai cap, tổ quốc và nhân loại, cá nhân và xã hội, truyền thống và hiện đại,
hô]m nay và mai sau
113 Tư tưởng Hà Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Chú tịch Hồ Chí Minh là tắm gương sáng ngời về đạo đức và rèn luyện đạo đức cách mạng để chúng ta học tập và noi theo Với khoảng hon 50 tac
phẩm, bài viết mà Người đã bàn luận về đạo đức, là một trong những di sản
quý báu và có tầm quan trọng rất lớn đối với dân tộc Việt Nam
Trong tư tưởng của Người đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục
đạo đức cho thế hệ thanh thiếu niên, học sinh Người xác định cho thanh
niên học sinh việc rèn luyện nhân cách theo mục tiêu: yêu Tổ quốc, yêu
nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học và yêu đạo đức Với Người “Yêu Tổ
quốc: cái gì trái với quyên lợi của Tổ quốc chúng ta kiên quyết chống lại Yêu nhân dân: việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân, chúng ta kiên quyết chống lại Yêu lao động: ai khinh rẻ lao động, chúng ta kiên quyết chống lại Yêu khoa học: cái gì trái với khoa học chúng ta kiên
quyết chống lại Yêu đạo đức: chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch,
chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa hết những vết tích nơ lệ trong tư tưởng và
hành động” [35, 70] Chủ tịch Hồ Chí Minh hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc để dân tộc Việt Nam, dân tộc được độc lập, tự do và nhân dân được ấm no, hạnh phúc Theo Người độc lập dân tộc
gắn với chủ nghĩa xã hội nhưng “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa” [35, 246], con người xã hội chủ nghĩa phải hội đủ hai yếu tố đức và
tài vì “Có tài mà khơng có đức ví như một anh làm tài chính kinh tế giỏi
nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những khơng làm được gì ích lợi cho xã
hội mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà khơng có tài ví như ông
Trang 29phải đầy đủ phẩm chất đạo đức và tài năng, giữa chúng không thê tách rời nhau trong đó đạo đức là cái gốc, là yếu tố có trước và bắt buộc mỗi cá nhân phải trao déi rèn luyện đầu tiên vì người có đạo đức nhưng không học hỏi đề
nâng cao trình độ, năng lực cá nhân thì khơng thể làm được việc, ngược lại
một có người có tài năng nhưng khơng có q trình rèn luyện trao đồi các phẩm chất đạo đức đề hoàn thiện ban thân thì cũng trở thành người vô dụng “Người có đức mà khơng có tài làm việc gì cũng khó Người có tài mà khơng có đức thành vơ dụng”, cho nên “có tài phải có đức” [35, 240] Đạo đức phải luôn song hành cùng với tài năng, và tài năng cũng phải có đạo đức và xây dựng trên nền tảng đạo đức
Trong tư tưởng của Bác, không chỉ khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng mà còn là sức mạnh của tất cả những người cách mạng và đó chính là
đạo đức cách mạng “giác ngộ chính trị chưa đủ: còn phải thấm nhuần đạo đức
cách mạng” [15, 157] Theo Hồ Chí Minh thì đối với mình, mỗi người lấy bản thân mình làm đối tượng để giải quyết các vấn đề về đạo đức: đối với người là
mối quan hệ với cấp trên với cấp dưới, với bạn bè đặc biệt là cán bộ, Đảng
viên đối với nhân dân còn đối với việc, mỗi người thông qua công việc để thực hành đạo đức và Người gọi đó là “tư cách của người cách mạng”
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng không phải dành riêng cho các chiến sĩ cách mạng mà cho tất cả các tầng lớp trong xã hội
rèn luyện đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, học sinh “đoàn viên và thanh
niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa
“hồng” vừa “chuyên” [29, 510- 511]
Với Người, nhiệm vụ của trường học là nơi không phải chỉ để dạy cho
Trang 30thông mà phải có đạo đức cách mạng, trong giáo dục và học tập chú trọng đầy
đủ các mặt đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa Người viết “Nội dung giáo dục cần chú trọng hơn nữa về mặt đức dục Dạy cho các cháu đạo
đức cách mạng, biết yêu Tô quốc, yêu chủ nghĩa xã hội yêu khoa học, yêu lao động và yêu người yêu lao động, thật thà, dũng cảm sẵn sàng hoạt động tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc” [28, 615] “Muốn vững nên độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bốn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà ” [29, 467] Vì vậy Người chú trọng giáo dục thế hệ thanh niên, học sinh và yêu cầu phải trao dổi phẩm chất: Trung thành,
Dũng cảm, Khiêm tốn
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh về lịng u thương con người, sống có tình, không giới hạn ở phạm vi trong mối quan hệ gia đình, anh em, họ hàng, với đồng bào cả nước mà còn mở rộng phạm vi của cả loài người Với những người phạm sai lầm nhưng biết nhận ra khuyết điểm và có gắng sửa chữa kế cả đó là đối phương, kẻ thù bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng cũng tha thứ và cho họ có cơ hội sửa chữa sai lầm khuyết điểm
Toàn bộ hệ thống tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với những tinh hoa đạo đức của nhân loại và thể hiện
tính nhân đạo, nhân văn cao Đây là một trong những nét riêng biệt chỉ có trong tư tưởng Hồ Chí Minh Nhân loại đã tôn vinh và vinh danh Người là một anh hùng giải phóng dân tộc đồng thời là một nhà văn hóa lớn Trong cả hai tư cách lớn vừa thể hiện ở Người tư chất của người chiến sĩ cộng sản kiên
cường và của một nhà giáo dục vĩ đại Với công tác giáo dục các em học sinh,
Bác cho rằng nên dạy cho các em trong học tập, ăn ở phải yêu thương giúp đỡ
nhau như anh chị em trong gia đình, kính trọng nhau như đồng học, đồng chí
Trang 31cho các mối quan hệ trong tập thể khơng cịn lành mạnh và trong sáng, là manh nha của chủ nghĩa vị kỷ và cá nhân
Tư tưởng đạo đức của Bác là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân
tộc với những tinh hoa đạo đức của nhân loại Bản thân Người là mẫu mực về
đạo đức cách mạng và đã nêu gương đạo đức cách mạng đối với Đảng, với dân tộc với nhân dân và những người xung quanh Người là một tắm gương sáng về đạo đức cho chúng ta học tập
1.14 VỊ trí vai trị của mơn Giáo dục công dân trong trường Trung
học cơ sở
Môn GDCD trong nhà trường nói chung và ở trường THCS nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Một trong những tư tưởng đối mới GD-ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục
công dân cho học sinh, thể hiện trong nghị quyết của Đảng, luật giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Luật Giáo dục đã xác định:
“Mục tiêu của Giáo dục phô thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” [20, 17]
Trong nhà trường công tác giáo dục đạo đức có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách HS Đề phát triển nhân cách, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất
định, trong đó mơn GDCD có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, lí tưởng, tình cảm, niềm tin đạo đức, thấm mĩ, văn hóa, lối sống Chính
Trang 32năng động và sáng tạo, có đủ bản lĩnh dé sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay
Mặt khác môn GDCD giúp HS hiểu được những quyên và nghĩa vụ
cơ bản của một công dân, có niềm tin đúng đắn của các chuẩn mực, có y
thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật
Những chuẩn mực đạo đức mà học sinh được học ở trường THCS là sự tiếp nối phát triển những chuẩn mực đạo đức hành vi cụ thể đã học ở tiểu học
nhưng có tính khái qt cao hon, thực hiện những nội dung cơ bản về đạo đức đối với người công dân trong giai đoạn hiện tại
Lĩnh vực đạo đức ở cấp THCS gồm 8 chủ để sau:
- Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư -_ Sống tự trọng và tôn trọng người khác - Sống có kỉ luật
-_ Sống nhân ái vị tha
- Sống hội nhập
- Sống có văn hóa
- Sống chủ động, sáng tạo - Sống có mục đích
Chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp trên nguyên
tắc đồng tâm và phát triển Vì vậy, các chủ đề đạo đức được bố trí ở tất cả các
lớp Các chủ đề được bố trí theo trật tự từ những vấn đề cụ thể, gần gũi với cuộc sống học sinh, đến những vấn đề khái quát hơn, phản ánh mối quan hệ của học sinh với môi trường ngày càng rộng lớn Trong từng chủ đề có sự bồ trí sắp xếp các nội dung dạy học theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao Ở các lớp dưới nội dung thiên về quan hệ của học sinh với bản thân và gia đình Ở
các lớp trên thiên về quan hệ với xã hội (dân tộc, đất nước, nhân loại) Càng lên
Trang 33Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng trong nhà trường nói chung Việc giáo dục phải gắn liền với thực tiễn xã hội, không chỉ là khẩu hiệu hô hào chung chung va mang tính hình thức Đối với học
sinh bậc THCS chưa trưởng thành về nhận thức và tâm sinh lý nên mức độ
giáo dục đạo đức cho các em phải phù hợp với lứa tuổi Có như vậy thì các
em mới tiếp thu kiến thức và việc giáo dục đạo đức mới trở thành hiện thực
Môn GDCD ở cấp THCS cung cấp những khái niệm, chuẩn mực đạo đức,
pháp luật để hình thành cho các em những tình cảm, hành vi dao đức, hành vi pháp luật và hiện thực trong cuộc sống lao động và học tập Dựa trên khung chương trình và quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo
viên có thể chủ động sáng tạo trong dạy học như sử dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học tích cực và phù hợp thiết kế bài học gắn liền
với thực tiễn năng động Điều đó sẽ làm cho quá trình dạy học và giáo dục
đạo đức vô cùng hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá
trình học và sáng tạo
Nên trong dạy học, mỗi người giáo viên cần nhận thức một cách rõ ràng về vị trí vai trị môn GDCT trong trường THCS để xác định mục tiêu của môn học là:
Về kiến thức: Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phô thông thiết thực: phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống
Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội: sự cần thiết phải rèn luyện đề đạt được các chuẩn mực đó
Lề kĩ năng: Biết đánh giá hành vi của bản thân và của mọi người xung quanh; biết lựa chọn và ứng xử một cách phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và trong hoạt động (học tập lao
động, hoạt động tập thể, vui chơi giải tri )
Biết tự tổ chức học tập và rèn luyện của bản thân theo yêu cầu của các
A ~
Trang 34Lê thái độ: Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự
kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa trong đời sống hằng ngày: có tình cảm
trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường,
quê hương đất nước
Có niềm tin đúng đắn vào các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp
Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều
chỉnh tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động Nói tóm lại khi nhận thức đúng đắn vị trí vai trị của mơn học, chúng
ta sẽ có định hướng tốt trong quá trình dạy học và giáo dục đạo đức cho các em học sinh Do là điều cốt lõi mà mỗi người thầy cần nắm bắt được đề làm tốt trong công tác dạy học của mình
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh bậc Trung học cơ sở thông qua môn Giáo dục công dân (Qua khảo sát ở trường Trung học cơ sở Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An)
1.21 Khái quát chung về trường Trung học cơ sở Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An
12.11 Một vài nét về trường Trung học cơ sở Diễn Phú, huyện Diễn Chau, Tỉnh Nghệ An
Trường trung học cơ sở Diễn Phú được thành lập và đi vào hoạt động
từ năm học 1967 - 1968 theo quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 13/11/1967 của Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu, nguồn học sinh ban đầu vốn là học sinh khối THCS của trường Trung học phố thông Diễn Thọ
Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CB-GV-NV và HS nhằm ốn định nền nếp, nâng cao chất lượng cùng với ý thức xây dựng thương hiệu,
Trang 35phong trào thi đua “Xây đựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2011
Công tác quản lý chất lượng, trong những năm qua luôn là mối quan
tâm hàng đầu của lãnh đạo nhà trường và được tô chức thực hiện chặt chẽ, có
hiệu quả từ Ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn Nhà trường đảm bảo thực
hiện đúng, đủ kế hoạch thời gian năm học và nội dung chương trình giáo dục
theo quy định của Bộ Việc đối mới phương pháp dạy học và đổi mới kiêm tra đánh giá tập huấn đầy đủ và đưa vào ứng dụng trong công tác giảng dạy Bên cạnh đó việc ứng dụng cơng nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý cũng được Nhà trường chú trọng và đầu tư thêm các thiết bị dạy học cho các phòng học ứng dụng CNTT Đề nâng cao chất lượng
giáo dục, ngay từ năm học 2008 - 2009, nhà trường đã tô chức việc dạy học
với những nội dung: Tập ưng cho việc phụ đạo HS yếu kém; Bồi dưỡng HS giỏi; Giãn thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn; tô chức các hoạt động giáo đục ngoài giờ lên lớp; Hoạt động
văn nghệ, thê thao, và các hình thức Câu lạc bộ ngoại khóa phù hợp với đối tượng học sinh Do đó đã tạo nên những chuyển biến khá mạnh mẽ về chất
lượng: Số HS bỏ học giảm, tỷ lệ HS lên lớp thắng và HS giỏi, HS tiên tiến hàng năm đều tăng, trong nhiều năm liền nhà trường ln có học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tinh và cấp Quốc gia Các phong trào thi đua khác của Nhà
trường cũng đạt được những thứ hạng cao ở huyện Việc giáo dục đạo đức HS
cũng được đặc biệt quan tâm Nhà trường chủ trương giáo dục đạo đức HS thông qua thái độ tận tụy với nghề, tình thương yêu và tôn trọng HS của người thầy, kết hợp với nội dung các cuộc vận động như:“Yáy đựng trường
học than thiện, học sinh tích cực”: cuộc vận động “Học tập và làm theo tắm
gương đạo đức Hồ Chí Minh `
Công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo cũng được quan tâm và thực
Trang 36Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cản bộ quản lý giáo đục” và các cuộc vận động của ngành, nhà trường cịn khuyến khích và tạo điều kiện cho CB-GV-NV nâng cao trình
độ bằng nhiều hình thức, như: 7 bọc, đi học nâng cao, dự các lớp tập huấn ngắn ngày, hoặc tổ chức các buổi hội thảo chuyên dé, du giị, sinh hoạt t
chun mơn
Thuận lợi cơ bản của nhà trường là có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ khang trang với trang thiết bị khá đồng bộ, đáp ứng khá tốt cho hoạt động dạy
học và các hoạt động giáo dục Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, có trình độ đào tạo đạt chuẩn Lãnh đạo nhà trường có kinh nghiệm và sâu sát trong
quản lý và điều hành
Khó khăn cần giải quyết hiện nay là trường còn khá nhiều học sinh có
hồn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con
cái, đo đó ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng học tập chung của nhà trường 1.2.1.2 Chat lượng giáo dục của trường Trung học cơ sở Diễn Phú,
huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An
* J đội ngĩ giáo viên:
Về cơ cấu tổ chức - nhân sự, trường có Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, tơ chức Cơng đồn cơ sở, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh Trường có 2 tô chuyên môn, 1 tô văn phòng
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 37 người
Đội ngũ giáo viên của trường đa số có nhiều kinh nghiệm trong việc công tác giảng dạy Bên cạnh đó, trường cịn có lực lượng giáo viên trẻ mới
ra trường, năng nổ, nhiệt tình, tích cực, trong công tác chuyên môn cũng
như cơng tác đồn thể Nhìn chung, trường có nhiều giáo viên giỏi về chuyên
Trang 37Cơ cấu giáo viên của trường được thống kê như sau: cấp tỉnh trở lên
Nămhọc Năm học | Năm học | Năm học | Năm học
2008- 2009- 2010- 2011- 2012- 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 38 34 34 33 32 Giáo viên Tỷ lệ giáo 2.23 2.67 2.4 2.53 2.46 viên/lớp Tỷ lệ giáo - - 1/16 1/16 1/14 1/13 1/13 viên/học sinh Tổng số giáo
viên dạy giỏi 13 15 14 12 11
x A
cap huyén Tổng số giáo
viên dạy giỏi 1 2
Báo cáo tổng kết năm học từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013
Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CB-GV-NV và HS nhằm ốn định nền nếp, nâng cao chất lượng cùng với ý thức xây dựng trong nhà trường, nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Tập thê lao động tiên tiến, là đơn
Trang 38
* Vé phia hoc sinh
Nam hoc Nam hoc Nam hoc
Số lớp 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Khối lớp 6 3 3 3 Khối lớp 7 4 3 3 Khối lớp 8 4 4 4 Khối lớp 9 4 4 4
Cộng Kết quả học tập của học sinh năm học 2012 - 2013 15 14 14
Số học có Trung „
Khơi - Giỏi Khá Yêu
sinh bình 6 112 6 59 44 3 7 101 7 51 36 7 8 93 9 42 33 9 9 109 5 53 49 2 2 27 205 162 21 Tông cộng 415 (6,5%) (49,4%) (39%) (5,1%)
Với sự quan tâm và đầu tư đến công tác mũi nhọn của nhà trường, với
quyết tâm của đội ngũ GV được phân công bôi dưỡng và sự nỗ lực phần đấu học tập của HS, kết quả có:
- 15 em đạt HSG cấp huyện
- 27 em dat HS giỏi toàn diện
- 205 em đạt HS tiên tiến
Trang 39- 8 em đạt giải IOE cấp huyện
- Thi nghề phố thông của HS lớp 9: 100% đạt loại khá, giỏi: khơng có trung bình
- Ti lệ tốt nghiệp lớp 9 đạt: 98%
- Tuyền sinh vào lớp 10 xếp thứ 15 toàn huyện
1.22 Thực trạng của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho học sinh bậc Trung học cơ sở thông qua môn Giáo dục công dân (Qua khảo sát ở trường Trung học cơ sở Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Tỉnh
Nghệ An)
1.22.1 Thực trạng đạo đức của học sinh trong nhà trường Trung học cơ sở hiện nay
Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều chịu sự ảnh hưởng và sự tác động từ những môi trường khác nhau trong cuộc sống thực
tiễn bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Sự phát triển nhân cách của mỗi cá
nhân phụ thuộc rất lớn vào môi trường giáo dục, trong đó trường học đóng vai
trò rất quan trọng, bên cạnh đó yếu tố gia đình và sự tác động ngoài xã hội
cũng ảnh hưởng lớn đến mỗi người Trường học chính là mơi trường giáo dục kiến thức, kĩ năng sống và giáo dục đạo đức cho các em một cách có hệ thống Mỗi con đường giáo dục đều có nội dung, hình thức riêng nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu hình thành nhân cách bồi dưỡng và giáo dục đạo đức cho con người
Tuy nhiên, nay tình trạng đạo đức HS phố thơng nói chung có những sự thay đổi mang chiều hướng tiêu cực Nhất là các em HS ở cấp THCS ở tuổi từ 11 đến 15 tuôi, lứa tuổi đang ở thời kỳ chuyển tiếp từ tuôi thơ sang tuổi trưởng thành Đây là giai đoạn có sự chuyền biến về mặt tâm lý, có sự thay đối của cơ thể cùng với sự phát triển của tư duy nên các em tự nhận thấy mình đã trở thành người lớn Từ đó mỗi cá nhân học sinh hình thành ý thức, điều
Trang 40ở lứa tuổi này tư duy phát triển của học sinh chưa được hoàn thiện mà chỉ dừng ở mức độ “thấy mình sẵn sàng làm người lớn”, chưa có ý thức điều chỉnh các hành vi một cách đúng hướng Các em có nhiều cách để chứng minh mình đã trở thành người lớn một cách lệch lạc, biêu hiện phố biến ở học
sinh nam là hút thuốc lá, uống rượu bia, điều khiển xe gắn máy và đánh nhau
để chứng minh sức mạnh của mình Đối với học sinh nữ thì dành nhiều thời
gian cho việc quan tâm đến hình thức bên ngồi và hình tượng của bản thân trong mắt các bạn nam giới Đó là những biểu hiện xảy ra chiếm số lượng không nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển đạo đức nhân cách của các em học sinh Nghiêm trọng hơn chính là tạo hiệu ứng, quy luật lây lan hình thành một lối sống không lành mạnh của một bộ phận học sinh hiện nay
Hơn nữa ở giai đoạn này các em thích sự tìm tịi, khám phá và tiếp thu
nhanh, không biết chọn lọc các những cái mới lạ các sự vật, hiện tượng đang
diễn ra xung quanh Các em thích tự tìm hiểu thế giới đầy màu sắc bên ngoài qua các phương tiện thông tin như mạng Internet mạng Facebook Chính những niềm đam mê đó cuốn các em, làm mất thời gian học bài, ảnh hưởng đến sức khỏe và lệch lạc trong suy nghĩ, hành động Thậm chí có nhiều em bat bat chap nội quy của nhà trường quy định về ăn mặc, về tác phong, về kỷ luật chỉ để nhằm làm cho bản thân khác người hoặc giống thần tượng trong phim ảnh Không những vậy để chứng tỏ mình là người lớn, nhưng vì tâm lý
chưa được ổn định nên dễ bị kích động, dễ bị ảnh hưởng theo trào lưu mà
không tự chủ hoặc chưa đủ nhận thức đề hiểu sự nguy hiểm của thế giới bên ngoài Một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh đến trường tiếp thu bài
chậm, không thuộc bài do vào độ tuổi này mức độ tập trung của học sinh chưa