1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp

111 611 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 15,94 MB

Nội dung

Trang 1

Nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý giáo dục, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới Trong đó nâng cao năng lực quản lý giáo dục, trình độ trí tuệ và khả năng xây dựng, triển khai và tô chức thực hiện các Nghị quyết, các chỉ đạo của các cấp xây dựng đơn vị (trường

học) vững về chính trị, tư tưởng mạnh về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt

động về chuyên môn nghiệp vụ

Trong chiến lược phát triển giáo dục của nước ta từ 2009 đến 2020, giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo là một giải pháp hết sức quan trọng trong bây nhóm giải pháp lớn Xây dựng và phát triên đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non có ý nghĩa một phần quyết định của ngành Giáo dục và Đào

tạo

Ngày 15/6/2004, Ban Bi thu Trung wong Đảng đã có Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa II đã có Nghị quyết số

37/2004/QH11, nhan mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt nâng cao bản lĩnh về chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm

trách nhiệm nghề nghiệp”

Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong đơn vị, phát huy tài năng trí tuệ cán bộ - giáo viên, chủ động tạo nguồn, quy hoạch, đào

tạo, bố trí, luân chuyền

Trang 2

Đối với cán bộ quản lý giáo dục: những cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng kịp đối mới theo hướng phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn mạnh về

các đơn vị sự nghiệp sẽ cho thôi giữ chức vụ dé bé tri người mới, có năng lực

và đảm đương được nhiệm vụ quản lý trong giai đoạn mới

Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan trên, là người làm công tác quản lý giáo dục chúng tôi mạnh dạng đưa ra “một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp”

Ngoài ra, qua thực hiện giải pháp này sẽ tác động đến từng cá nhân

cán bộ quản lý, giáo viên tích cực hơn nữa phan đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ

quản lý trường mầm non của các trường trong Huyện Tháp Mười, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non, nhằm đáp ứng

yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội Huyện

Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Huyện

Trang 3

tính mục tiêu, khoa học, hệ thống, kha thi và hiệu quả thì sẽ phát triển đội ngữ

cán bộ quản lý giáo dục mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mam non hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non nói riêng

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng, số lượng, cơ

cầu đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Huyện Tháp Mười

Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non và những giáo viên là những cán bộ quy hoạch nguồn

Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất

6 Các phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tông hợp lý thuyết, phân loại tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát: phương pháp điều tra an - két: phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; phương pháp phỏng vấn nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp

Trang 4

gồm cán bộ quản lý trường mầm non trong biên chế ở Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp và một bộ phận cán bộ quản lý trường mầm non hợp đồng dai hạn tại Huyện Tháp Mười, Tnh Đồng Tháp

Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non ở Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến nay

8 Đóng góp của đề tài

8.1 Về mặt lý luận

Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non ở Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

8.2 Về mặt thực tiễn

Đánh giá được thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Huyện Tháp Mười

Nêu ra được một số giải pháp cơ bản mang tính mục tiêu, khoa học, hệ

Trang 6

QUAN LY TRUONG MAM NON

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

O bat ky thời đại nào, quản lý luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng đối

với việc vận hành và phát triên xã hội Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo,

quản lý là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, trong đó, các biện pháp xây dựng đội ngũ quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm

Quyết định 149/2006/TTg-QĐ ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính

phủ "Về một số chính sách phát triển Giáo dục Mầm non giai đọan 2006 —

2015” cũng đã đề ra: “phát triển giáo dục mầm non nhằm tạo bước chuyên biến cơ bản, vững chắc và tòan diện củng có mở rộng mạng lưới cơ sở giáo

dục mầm non, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều

kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn : phần đầu đến năm 2015 hầu hết trẻ

em được chăm sóc — giáo dục bằng những hình thức thích hợp”

Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, trong nhiều năm qua, đã có nhiều tác phâm và công trình nghiên cứu bàn về phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Có thể đề cập đến một số công trình tiêu biểu sau:

- Nghiên cứu con người đối tượng và những hướng chủ yếu, do Phạm

Minh Hạc (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002

Trang 7

- Một số vấn đề quan trọng về công tác tô chức và cán bộ của Đảng

hiện nay, của Phan Diễn, Tạp chí cộng sản số 31/2002, [tr 3 — 9]

- Nhìn tổng thể, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát được những vấn đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

- Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các công trình nghiên cứu đã công bố chủ yếu đề cập đến giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

- Thực tế đã có nhiều công trình trong nước nghiên cứu về phát triển

đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó các tác giả đã đề cập khá toàn diện cả về

mặt lí luận và cả những giải pháp đề phát triển cho từng giai đoạn cụ thê được xác lập trên cơ sở khảo sát thực trạng của mỗi trường Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về giải pháp phát triên đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp Để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tiễn của Huyện Tháp Mười, cần

phải tiến hành nghiên cứu về giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

trường mầm non từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non tại huyện nhà

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Trường mầm non trong hệ thống Giáo dục Quốc dân 1.2.1.1 Trường mầm non

Trang 8

nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước

1.2.1.2 Mục tiêu của giáo dục mầm non

Điều 22 của Luật Giáo dục 2005 có ghi: “Mục tiêu cúa giáo dục mam non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”.[LGD]|

Do đó nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục;

giúp trẻ em phát triển cơ thê cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng,

yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, me, thay giáo, cô giáo và người trên; yêu

quý anh, chị, em, bạn bè: thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp: ham hiểu biết, thích đi học

1.2.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non Theo Điều 2 trong điều lệ trường mầm non:

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba

tháng tuôi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non đo Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường: TỔ chức giáo dục

hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp

luật

Trang 9

động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục

trẻ em theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp

luật

1.2.1.4 Đặc trung của quản lý trường mầm non

a Đặc trưng về hoạt động của quản lý trường mầm non

- Đề ra kế hoạch và tổ chức thực hiện

- Điều hành, kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động theo định hướng và bảo đảm sự phát triển

- Xây dựng đội ngũ giáo viên để đảm bảo cho các hoạt động có hiệu

quả, đạt mục tiêu đề ra

b Đặc trưng về đối tượng của quản lý trường mầm non

-_ Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ của nhà

trường

- Chất lượng giáo dục là hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên tác

động lên đối tượng là các trẻ

- Các tổ chức đoàn thể và hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường

Trang 10

đặc trưng của nhà trường là giảng dạy - giáo dục: học tập - rèn luyện Thực

hiện hoạt động đặc trưng này chính là đội ngũ giáo viên Vì vậy, hoạch định

và tổ chức hệ thống mục tiêu quản lý trong từng năm học hoặc trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường, cán bộ quản lý phải hết sức coi trọng việc quản lý và phát huy tiềm năng của đội ngũ giáo viên

1.2.2 Cán bộ

Đã từ lâu, quan niệm về cán bộ vẫn được mọi người hiểu là những

người đi ra, làm công ăn lương trong các cơ quan, xí nghiệp, bộ máy Nhà nước Với quan niệm hành chính thì cản bộ là những người có mức lương từ

cán sự trở lên

Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Cán bộ là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong các cơ quan Nhà nước”[42, 109]

Tuy có nhiều cách hiểu, cách dùng khác nhau trong các trường hợp,

các lĩnh vực khác nhau, song tựu trung lại, các cách hiểu trên đều có các điểm

chung và đều bao hàm ý nghĩa chính của nó là bộ khung, là nòng cốt, là chỉ huy Như vậy, có thể quan niệm một cách chung nhất: cán bộ là chỉ những người có chức vụ có vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của một tô chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lí, điều hành, góp phần định hướng cho sự phát triển của tổ chức

1.2.3 Cán bộ quản lý

Theo các tác giả Nguyễn Phú Trọng — Trần Xuân Sâm: Khái niệm cán bộ quản lý và cán bộ lãnh đạo được chia làm 2 phần:

- Thành phần thứ nhất được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những ai

Trang 11

động của tổ chức, của bộ máy, có vai trò tham gia định hướng, điều khiển

hoạt động của bộ máy [35]

- Thành phần thứ hai trong khái niệm cán bộ lãnh đạo là người cầm đầu trong các tổ chức quốc gia Họ là nhóm lãnh đạo tầm vĩ mô Thế giới gọi

đây là nhóm lãnh đạo chính trị quốc gia Ở nước ta nhóm lãnh đạo chính trị ở

tầm quốc gia này còn gọi là lãnh đạo cấp cao, chủ chốt [35]

Khái niệm cán bộ quản lý và cán bộ lãnh đạo là hai khai nệm gắn liền

với nhau, đều được hiểu là những người có chức vụ có trách nhiệm điều hành

và cầm đầu trong một tô chức Cả hai đều có vai trò định hướng, điều khiển hoạt động của bộ máy và là chủ thể ra quyết định điều khiến hoạt động của

một tổ chức Người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện chức năng lãnh đạo, đồng thời cũng phải thực hiện chức năng của người quản lí Tuy nhiên hai khai niệm trên khơng hồn tồn đồng nhất với nhau

+ Quản lí bao gôm việc tô chức các nguôn lực, việc kế hoạch hoá, việc tạo ra các hoạt động đề đạt mục tiêu phát triển

+ Lãnh đạo ngồi việc tơ chức hoạt động còn là việc làm thế nào đề

tập hợp được lực lượng tiến hành hoạt động có hiệu quả [35]

Như vậy, trong quá trình lãnh đạo, hoạt động chủ yếu là định hướng

cho khách thê thông qua hệ thống cơ chế, đường lối, chủ trương, chính sách Còn hoạt động quản lí mang tính điều khiển vận hành thông qua những thiết chế có tính pháp lệnh được quy định trước

Trang 12

1.2.4 Cán bộ quản lý tường mầm non

Cán bộ quản lý trường mầm non giúp cho việc thực hiện mục tiêu của ngành học mầm non là “Phát triển giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi” Cũng như các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non cũng có mạng lưới quản lý từ cấp Bộ xuống các trường, lớp mầm non

Người cán bộ quản lý trường mầm non thực hiện các nội dung cụ thé là:

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba

tháng tuổi đến sáu tuôi theo chương trình giáo dục mầm non đo Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường: Tổ chức giáo dục

hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi

dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp

luật

- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân đề thực hiện hoạt

động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục

Trang 13

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp

luật

- Quản lý về mục tiêu của giáo dục mầm non

- Quản lý quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khoẻ của trẻ em mam non

- Quản lý việc thực hiện chương trình giáo duc trẻ mầm non theo các độ tuổi

- Quản lý cơ sở vật chất - tài chính - Quản lý đội ngũ giáo viên mầm non 1.2.5 Đội ngũ

- Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ Ngày nay,

các khái niệm về đội ngũ dùng cho các tô chức trong xã hội một cách rộng rãi

như: đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ cán bộ trí thức, đội ngũ những người tình nguyện đều xuất phát theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ “Đó

là một tô chức gồm nhiều người, tập hợp lại thành một lực lượng đội ngũ

chinh té”

- Theo Tir dién Tiếng Việt xuất bản 1999, từ “Đội ngũ” được hiểu như

sau: “ Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp” [36] Ví dụ như: đội ngũ những người làm nghề giáo, đội ngũ những người làm nghề y, đội ngũ những người làm báo

- Các khái niệm về đội ngũ tuy có khác nhau, nhưng đều thống nhất

một điều: đó là một nhóm người được tô chức và tập hợp thành một lực lượng

dé thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc khác

Trang 14

- Tổng hợp những ý kiến trên chúng ta có thê hiểu: “Đội ngũ là một tập thể người gắn bó với nhau theo cùng lý tưởng, có một mục đích chung,

làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về mặt lợi ích tỉnh thần và vật chất cụ thể”

- Tuy nhiên, dù dùng thuật ngữ nào thì người quản lý nhà trường đều phải xây dựng gắn kết các thành viên tạo ra đội ngũ, trong đó, mỗi người có

thé có sắc thái riêng của mình, gắn kết lại thành một khối thống nhất mà mỗi

cá nhân là thành viên của đội ngũ đó

1.2.6 Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non là những cán bộ quản lý giáo dục chịu trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục mầm non trên phương diện quản lý vĩ mô (hệ thống giáo dục mầm non) và vi mô (các cơ sở giáo dục mam non - trường mầm non, trường mẫu giáo và nhà trẻ)

Đối với một tỉnh, một cơ sở giáo dục mầm non, đội ngũ cán bộ quản

lý trường mầm non gồm các hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tô trưởng,

các tổ phó làm việc tại các cơ sở giáo dục mam non

Hiệu trưởng trường mam non thực hiện các nội dung:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường: lập kế hoạch và tô chức

thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh gia kết quả thực

hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thâm quyền:

- Thanh lập các tổ chuyên môn tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ: bố nhiệm tổ trưởng, tô phó Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thâm quyền quyết định:

Trang 15

viên theo quy định:

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà

trường, nhà trẻ;

- Tiép nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ: quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý: tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần: được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định:

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức

chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất

lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối

với cộng đồng

Phó hiệu trưởng trường mầm non thực hiện các nội dung:

- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công:

- Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng uỷ

quyền;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý: tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần: được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định

Tổ trưởng trường mầm non thực hiện các nội dung:

Trang 16

học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;

- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý

sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong

tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo

viên mầm non;

- Đề xuất khen thưởng kỷ luật giáo viên

Tổ phó trường mầm non thực hiện các nội dung:

- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do tô trưởng phân công: 1.2.7 Phát triển

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Phát triển là biến đối hoặc làm cho biến đối

từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”[36] Theo David C.Kotan, “Phat triển là một tiến trình, qua đó, các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lí các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ”

Tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội hoặc là biến đổi để

tăng tiến số lượng, thay đối chất lượng hoặc dưới tác động của bên ngoài làm

cho biến đổi tăng tiến đều được coi là sự “phát triển”

1.2.8 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tường mầm non

Các trường mầm non có đội ngũ hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đủ về

Trang 17

năng lực đáp ứng được các yêu câu quản lý giáo dục mâm non tại các cơ sở giáo dục mâm non

Nội dung của phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non như sau:

a Thực hiện quy hoạch nhân lực ngành giáo dục theo từng giai đoạn

b Hoàn thiện, cải tiến chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giao va

cán bộ quản lý giáo dục

- Xây dựng, bổ sung các văn bản về chế độ, chính sách, quy định đối với

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có đội ngũ nhà giáo đang

công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo

viên

- Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là

chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích nhà giáo, đồng

thời thu hút những người có năng lực và trình độ cao, có tài năng vào đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý

c Thực hiện đề án đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ giáo viên cốt cán

1.2.9 Giải pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một

vấn đề cụ thể nào đó” Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức

tác động nhằm thay đổi chuyền biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải

Trang 18

quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp có tính khả thi cao, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

1.2.10 Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm

non

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là nói đến những cách

thức tác động nhằm thay đối chuyền biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định tựu chung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động

Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũ CBQL trường mầm non

1.3 Người cán bộ quản lý trường mầm non trong giáo dục hiện nay 1.3.1 Vị trí, vai trò

Điều 16 của Luật Giáo dục (2005) đã xác định: “cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tố chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục”

Cán bộ quản lý trường mầm non là cán bộ quản lý giáo dục đảm nhận trách nhiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường mầm non - “là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà

nước có thầm quyền bố nhiệm, công nhận” cán bộ quản lý trường mam non

Trang 19

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ

Theo Điều lệ trường mầm non (2008), chức năng, nhiệm vụ của cán

bộ quản lý trường mầm non là

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường: lập kế hoạch và tổ chức

thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực

hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thâm quyền;

- Thanh lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ: bố nhiệm tổ trưởng, tô phó Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định:

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại: tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyên: khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định:

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà

trường, nhà trẻ;

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ: quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý: tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần: được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định:

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức

chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:

Trang 20

với cộng đồng

1.3.3 Yêu cầu về năng lục, phẩm chất

- Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non cần phải có những phẩm

chất và năng lực chung như:

1.3.3.1 Về phẩm chất

a Phẩm chất chính trị

+ Nắm vững và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước

+ Nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, nhất là về vấn đề giáo dục

+ Có giác ngộ chính trị, có quan điểm, chính kiến để bảo vệ quan

điểm, đường lối của Đảng

+ Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động

+ Giáo dục thuyết phục cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước

+ Có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiền bộ, kiên quyết đầu tranh

với những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải + Có tầm nhìn rộng, nắm bắt và xử lý các thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời b Phẩm chất đạo đức + Thực sự là nhà giáo dục, là con chim đầu đàn của tập thể sư phạm nhà trường

Trang 21

+ Biết quí trọng con người, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh than

của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

+ Có phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng

+ Trung thực, khách quan trong việc báo cáo với cấp trên, đánh giá

cấp dưới

+ Không quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí

+ Tận tụy, có trách nhiệm đối với công việc, gương mẫu, có lối sống lành mạnh trong sinh hoạt

1.3.3.2 Về nănglục

a Kiến thức, năng lực chuyên môn

- Có trình độ hiểu biết về chuyên môn, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở bậc mam non

- Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp đặc thù khi tổ chức các họat động trong trường mầm non

- Có khả năng chỉ đạo chuyên môn

- Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương (đặc biệt là phong tục tập quán ở vùng dân tộc thiêu số)

- Có ý thức tự học tự bồi dưỡng dé nâng cao trình độ về mọi mặt

- Tích cực đối mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam và của từng địa phương, quan tâm tới các điều

kiện phục vụ để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo

- Nắm vững các nguyên tắc, điều lệ về quản lý nhà trường, quản lý

Trang 22

- Có khả năng tông kết kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc giảng dạy cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

b Năng lực quản lý

- Có tầm hiểu biết sâu rộng về giáo dục mam non

- Co trinh độ chuyên môn cần thiết trong hoạt động quản lý - Có tri thức và kinh nghiệm về quản lý trường mầm non

- Có khả năng xác định mục tiêu, định hướng, dự đoán, vạch kế hoạch

- Có khả năng am hiểu tâm lý và tác động tâm lý tới người khác - Luôn rèn luyện mình qua thực tiễn công tác quản lý Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý

- Có một số kinh nghiệm hiện đại ở mức độ cần thiết (giao tiếp, tin học, ngoại ngữ)

- Mạnh dạn đổi mới khi cần thiết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám

làm, không trông chờ ở lại cấp trên

- Nắm chắc các văn bản pháp qui liên quan đến quản lý nói chung và quản lý trường mâm non nói riêng

- Có năng lực vận động phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào sự phát triển của giáo dục mầm non

- Không ngừng học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ

- Thể hiện tốt các vai trò lãnh đạo trường học

- Thể hiện tốt các vai trò nhà quản lý trường học

- Có được phẩm chất của một nhà giáo

Trang 23

1.4 Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 1.4.1 Sự cần thiết phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tường mầm non Theo Quyết định số: 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Chính Phú về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015"

- Giáo duc mam non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc

dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm,

thâm mỹ của trẻ em Việt Nam Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và

toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước

- Quản lý tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ mam non phải được thực

hiện với sự phối hợp gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức

chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện

đa dạng hoá phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo từng giai đoạn ở mỗi địa phương: củng có, quy hoạch lại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn trình độ đối với giáo viên mầm non theo yêu cầu của từng vùng, từng địa phương:

- Chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non

theo đúng quy định của Nhà nước, đặc biệt là chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo

Trang 24

- Nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý trường mầm non, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới Trong đó nâng cao năng lực quản lý giáo dục, trình độ trí tuệ và khả năng xây dựng, triển khai và

tô chức thực hiện các Nghị quyết, các chỉ đạo của các cấp, xây dựng đơn vị

(trường học) vững về chính trị, tư tưởng mạnh về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ

1.4.2 Mục đích, yêu cầu

- Tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của đội

ngũ cán bộ quản lý trường mắm non, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh

xử L TA 2 x A

gia chuân Hiệu trưởng trường mâm non

- Nâng cao hiệu công tác tô chức, quy hoạch cán bộ, cải tiến phương pháp đề bạt, bố nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non: thực hiện thi tuyển chọn cán bộ quản lý

- Đây mạnh hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý trường mầm non thường xuyên và định kỳ để nâng cao năng lực quản lý điều hành đổi mới trong giáo dục mầm non: đây mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ quản lý trường mầm non

- Đầu tư cải tiến nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm và triển khai ứng dụng các đề tài vào quản lý trường học

- Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Những cán bộ quản lý trường mầm non chưa đáp ứng kịp đôi mới theo hướng phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn mạnh sẽ cho thôi giữ chức vụ đề bố trí người mới, có năng lực và đảm đương được nhiệm vụ quản lý trong giai

Trang 25

1.4.3 Nội dung, phương pháp phát triển

- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non từ việc đánh giá tác động của môi trường xã hội, thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non, dự báo quy mô phát triển đề xây dựng chuẩn cán

bộ quản lý trường mam non; Dé ra muc tiêu quy hoach va tiến trình thực hiện, xây dựng các biện pháp và các đề nghị hoặc kiến nghị cần thiết để thực hiện

quy hoạch

- Thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường

mam non: Tuyến mộ, lựa chọn, bố nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thực

hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ quản lý trường mầm non

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng

- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết hội nghị

lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa VII: Chỉ thị số 40 của Ban bí thư về xây dựng

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục; Quyết định sé: 149/2006/QD-

TTg ngày 23/6/2006 của Chính Phủ về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo

dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" là cơ sở pháp lý để ngành và các địa phương thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ quản lý Giáo dục đều có mục đích, nội dung và ý nghĩa tác dụng

thiết thực Thực tế cho thấy, nơi nào quan tâm tốt công tác đào tạo, bôi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non và giáo viên thì nơi đó chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao, đồng thời công tác quản lý sẽ thuận tiện hơn

- Đầu tư tài lực và vật lực: Hoạt động tài chính cho Giáo dục trong

Trang 26

tư cho sự phát triển nhằm phụ vụ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng cơ sở và các thiết bị phụ vụ đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, tiền

lương, khen thưởng đối với đôi ngũ cán bộ quản lý trường mầm non - Môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như nhu cầu yêu cầu về nhân lực của cộng đồng và xã hội: phong trào xã hội học tập ở địa phương: cơ chế phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương: đặc biệt là sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường học

Kết luận chương 1

Từ việc nêu tổng quan lịch sử của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một

số khái niệm chủ yếu, những đặc trưng của công tác quản lý trường mầm non, những đặc trưng về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non và chỉ ra những yêu cầu chủ yếu về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non, những yếu tố quản lý tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non: chúng tôi nhận biết được hai vấn đề quan trọng mang tính lý luận dưới đây:

- Đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non cần phải quan tâm đến các lĩnh vực chủ yếu sau:

+ Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non; + Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non;

+ Tuyến chọn qua thi tuyên, bố nhiệm, miễn nhiệm sử dụng và luân chuyên đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

+ Chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm

non ;

Trang 27

- Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non gắn liền với

sự nhận biết chính xác thực trạng về các lĩnh vực quản lý nêu trên, để từ đó dé

Trang 29

a Vị trí địa lý

Vị trí Huyện Tháp Mười trong Tỉnh Đồng Tháp và trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long

+ Phía Đông giáp Huyện Tân Thạnh (Tỉnh Long An) và Huyện Cái Bè

(Tinh Tiền Giang)

+ Phía Tây giáp Huyện Cao Lãnh (Tỉnh Đồng Tháp)

+ Phía Nam giáp Huyện Cao Lãnh (Tỉnh Đồng Tháp) và Huyện Cái

Bè (Tỉnh Tiền Giang)

+ Phía Bắc giáp huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) và huyện Tân Hưng (tỉnh Long An)

Toàn huyện được chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Thị tran Mỹ An và các xã: Thạnh Lợi, Trường Xuân, Hưng Thạnh, Mỹ

Hòa, Tân Kiều, Mỹ Quý, Mỹ Đông, Đốc Binh Kiều Mỹ An, Phú Điền, Láng Biển, Thanh Mỹ

Trung tâm huyện đặt tại Thị trần Mỹ An, là nơi tập trung các cơ quan

Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chính quản lý Nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế,

văn hóa cấp huyện và là trung tâm kinh tế đô thị hàng đầu của huyện b Dân số

Dân số Huyện Tháp Mười năm 2013 ước tính từ tổng điều tra dân số năm 2012 là 139.753 người

Cơ cấu dân số đô thị - nông thôn là 13,63% - 86,37% năm 2013, cho

thấy tốc độ đô thị hóa chậm so với bình quân chung của cả Tỉnh Đồng Tháp, một phần do các cụm điểm dân cư trung tâm xã: Trường Xuân, Mỹ Quý,

Thanh Mỹ, Đốc Binh Kiều chưa được tích cực đầu tư để trở thành đô thị loại

Trang 30

Cơ cấu dân số phi nông nghiệp — nông nghiệp chuyền biến từ 18,71%

- 81,29% năm 2005 chuyền sang 23,8% - 76,2% năm 2013, cho thấy nông

thôn đã chuyền cơ cấu từ nông nghiệp sang công thương nghiệp chưa nhanh

So với Tỉnh Đồng Tháp, diện tích Huyện Tháp Mười bằng 15,6% diện tích của tỉnh, nhưng dân số chỉ chiếm 8.2%, cho thấy Tháp Mười là huyện đất

rộng người thưa của Tỉnh Đồng Tháp

2.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế

Huyện Tháp Mười được xem là cầu nối quan trọng từ Thành phố Cao

Lãnh (Tỉnh Đồng Tháp) về Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Long An thông

qua Quốc lộ Na đồng thời là điểm đầu mối của tuyến giao lưu kinh tế lúa gạo từ khu vực Đồng Tháp Mười đi các tỉnh và Thành phó Hồ Chí Minh

Kinh tế nông nghiệp đặt trọng tâm vào lúa, rau màu nhưng chưa hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô tập trung và chủ động thị trường

Công nghiệp — tiêu thủ công nghiệp tuy tăng trưởng nhanh tập trung vào một vài cơ sở quy mô trung bình

Các ngành thương mại — dịch vụ tuy tăng trưởng nhanh và khá ôn

định Kinh tế du lịch tương xứng với tiềm năng 2.1.2 Tình hình phát triển về văn hóa xã hội

Hiện nay trên địa bàn huyện có I nhà văn hóa, 2 khu vực trò chơi

thiếu nhi tại Thị trấn Mỹ An và Xã Trường Xuân Trung tâm Văn hóa - Học

tập cộng đồng làm nơi sinh hoạt văn hóa các xã

Trang 31

2.1.2.1 Tình hình chung

Giáo dục — Đào tạo tiếp tục phát triển cả về qui mô và chất lượng Công tác phố cập giáo dục được quan tâm, tỷ lệ huy động gia tăng khá đều đặn, tỷ lệ dân biết chữ rất cao Công tác xây dựng trường học và trang thiết bị dạy học từng bước đáp ứng yêu cầu Tuy nhiên chất lượng Giáo dục — Đào

tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học vẫn

chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn lực cho phát triển, có sự chênh lệnh về chất lượng giáo dục giữa các vùng Công tác đào tạo nghề chưa đảm bảo

nguồn lao động trình độ cao Hoạt động khoa học và công nghệ chưa tác động toàn diện đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm: phòng

trị bệnh đạt kết quả tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn; mạng lưới y tẾ cơ sở được củng cô, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được quan tâm

Công tác đào tạo nghề đã tích cực hỗ trợ đã giúp người lao động có

cơ hội tìm được việc làm tốt hơn, nâng tỷ lệ lao động đào tạo của huyện lên

khoảng gần 35,49%

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, thể dục thể thao có

nhiều tiến bộ Hệ thống thông tin đại chúng phát triên rộng khắp

Lĩnh vực khoa học và công nghệ có một số tiến bộ, góp phần tạo chuyền biến trong nhận thức, nâng cao trình độ sản xuất và tiếp thu khoa học

công nghệ trong nhân dân Một số đề tài phục vụ nông nghiệp, giáo dục, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, được triển khai và

chuyển giao ứng dụng vào đời sống — sản xuất

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tập trung củng

Trang 32

chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

2.1.2.2 Tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo Huyện Tháp Mười,

Tỉnh Đồng Tháp

a Quy mô trường lớp

Bảng 2.1 Quy mô trường lớp Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp năm học 2012-2013 TT | Cấp học Số trường Số lớp Số họcsinh | Số giáo viên 1 | Mam non 21 223 5058 278 2 | Tiéu hoc 31 552 12772 706 3 | THCS 15 265 9153 558 4 |THPT 5 157 6751 268 (Nguồn : Tổng hợp từ Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp)

Ngoài hệ thống các trường mầm non phố thông, Huyện Tháp Mười có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trường trung cấp nghề, 13 Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng, 01 Trung tâm bôi dưỡng chính trị

b Chất lượng Giáo dục và Đào tạo

- Giáo dục Mầm non

Trang 33

cầu phát triển của dân cư các xã, thị trấn Nhiều trường học được xây dựng

kiên cố

+ Tỉ lệ huy động trẻ hàng năm luôn vượt chỉ tiêu đề ra, trẻ 0-2 tuôi

vào nhà trẻ đạt tỉ lệ từ 18,35%, trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 85,31%, trẻ 5 tuôi đi học mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1 đạt từ 99.859

+ Chất lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt

theo hướng đổi mới phương pháp Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt (năm

2010 là trên 10%, đến năm 2013 giảm còn 5,1%)

Phố cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Kết quả đã có 6/13 xã, thị

trấn đạt chuẩn

- Cấp tiểu học

+ Công tác duy trì sĩ số học sinh được triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao Tỉ lệ bỏ học hàng năm đã giảm rõ rệt (năm 2010 tỉ lệ là 0,06%, đến

cuối năm 2012 còn 0,02%; kế hoạch đề ra dưới 0,5%) Học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần theo từng năm

+ Chất lượng giáo dục từng năm được nâng cao: tỉ lệ học sinh được xếp loại học lực từ trung bình trở lên, năm 2012 đạt 99,2% (kế hoạch 99%), có 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt

+ Tỉ lệ xét hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt từ 99% trở

lên, năm 2012 đạt 99.9% Công tác phố cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

được duy trì vững chắc - Cấp trung học cơ sở

Nhờ đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường công tác bồi dung hoc sinh yếu - kém cho nên tỉ lệ học sinh bỏ học

Trang 34

Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm hàng năm đạt từ 99% đến 100%, học lực trung bình trở lên ở cuối năm học đạt từ 97% trở lên, năm 2012 đạt

98.4% (kế hoạch 97%)

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm trên 99%, năm 2012 đạt 99.9% Công tác phô cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì

- Cấp Trung học phổ thông

Đang triển khai thực hiện phô cập giáo dục bậc trung học tại Thị trấn

Mỹ An Hiện nay tỷ lệ người trong độ tuổi từ 18 đến 21 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học phố thông (hoặc bồ túc trung học phố thông, hoặc trung học chuyên nghiệp, nghề) đạt 72,56% (tiêu chuẩn 80%)

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phố thông năm 2012 đạt 99,9%

xếp thứ nhì toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào Cao đẳng, Đại học năm 2012

đạt 53,6% (chỉ tiêu hàng năm 309%): số sinh viên Cao đẳng, Đại học/vạn dân

đạt 172: đỗ đầu vào sau đại học trong 2 năm qua là 2l người

Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng “trường học thân

thiện, học sinh tích cực”, xây dựng thư viện chuẩn, trường Xanh - Sạch -

Đẹp được đầu tư nhiều nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên, trong thời gian qua, do tình hình cơ sở vật chất chưa đú đáp ứng (nhất là hệ thống phòng chức năng, khu hành chính - quản trị) nên ảnh

hưởng đến tiến độ đạt chuẩn của các trường Tính đến cuối năm 2012, toàn

huyện có 11/67 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non: 2/21 trường, tỷ

lệ 9,5%: tiểu học: 5/31 trường, tỷ lệ 16,1%; trung học cơ sở: 4/15 trường, tỷ lệ

26.7% 12/67 trường đạt Thư viện chuân: có 15/67 trường đạt chuẩn trường

Trang 35

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp được duy trì ổn định ở mức cao, kết

quả các hội thi phong trào và Hội khỏe phù đồng luôn là một trong các đơn vị đứng đầu của tỉnh Công tác phân luỗng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ

sở bước đầu đạt được kết quả nhất định

c Đội ngũ giáo viên

Bảng 2.2 Tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ giáo viên

Tổng số giáo Giáo viên đạt chuẩn | Giáo viên trên chuẩn

TT, Cap hoe vién Số lượng % Số lượng % 1 | Mam non 278 107 38.49 171 61,51 2 | Tiéu hoc 706 24 3,39 682 96,61 3 | THCS 558 155 27,77 403 77,23 4 | THPT 268 217 80,97 51 19,03 Cong: 1.810 503 27,79 1307 72,21 (Nguồn : Téng hop Phong Gido duc va Dao tao Huyén Thap Muti, Tinh Déng Thap)

Hiện có 100% can b6 quan ly giao duc va 98,33% giao vién cac

truong mam non, tiểu học, trung hoc co so, trung hoc phé thông và các Trung tâm Văn hóa - Học tập Cộng đồng đạt và vượt chuẩn trình độ chuyên môn

theo quy định Riêng tỷ lệ trên chuẩn khá cao: cấp mầm non 61,51%; tiêu học 96,60% (trong đó có 03 Thạc sĩ): trung học cơ sở 77,22% (trong đó có 08

Thạc sĩ và 05 người đang học Thạc sĩ), trung học phố thông 19,02%, có lập trường chính trị vững vàng, có đạo đức, nhiệt tình, tận tụy với công việc Tuy

Trang 36

d Cơ sở vật chất

Hầu hết các trường đều có đủ phòng học, bàn ghế, trang thiết bị, đỗ dung dạy học, thư viện, một số trường có đủ phòng chức năng Ngành và các cấp quản lý có nhiều quan tâm điều tiết kinh phí và tạp trung đầu tư cơ sở vật chất, sắp xếp và nâng cấp mạng lưới trường lớp, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc đôi mới phương pháp giảng dạy

2.1.3 Thực trạng giáo dục Mầm non Huyện Tháp Mười 2.1.3.1 Quy mô, mạng lưới trường lớp

Hiện nay Huyện Tháp Mười có 21 trường mầm non (trong đó có 19 trương công lập và 02 trường tư thục)

Công tác huy động học sinh ra lớp đảm bảo theo chỉ tiêu đã đề ra, tỷ lệ huy động từng bước được nâng cao, quy mô trường lớp ngày càng được mở

rộng đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Số trẻ tăng (năm 2010 có 5.377

trẻ đến nay đã huy động 8.608 trẻ) Quy mô được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của dân cư các xã thị trấn Nhiều trường học được xây dựng kiên cố

Tỉ lệ huy động trẻ hàng năm luôn vượt chỉ tiêu đề ra, trẻ 0-2 tuổi vào nhà trẻ đạt tỉ lệ từ 18,35%, trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 85,31%, trẻ 5

tuổi đi học mẫu giáo chuẩn bị vào lớp I đạt từ 99,85%

2.1.3.2 Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục

Chất lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt theo hướng đổi mới phương pháp Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt (năm

2010 là trên 10%, đến năm 2013 giảm còn 5,1%)

Phố cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Kết quả đã có 6/13 xã, thị

Trang 37

2.1.3.3 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non công lập là 444, trong đó: cán bộ quản lý là 53

Cán bộ quản lý đạt trình độ chuyên mon trên chuẩn là 100%

Giáo viên đạt trình độ chuyên mon trên chuẩn là 61,51% và đạt chuẩn

là 38,49%

2.1.3.4 Cơ sở vật chất

Hiện có 8 trường có cơ sở độc lập còn lại 13 trường có trụ sở riêng nhưng ở các điểm phụ phải học nhờ các phòng học của cấp tiểu học

Ngân sách đầu tư phát triển giáo dục hàng năm được điều chỉnh hợp

lý hơn Các chương trình mục tiêu, các dự án được triển khai thực hiện đạt

hiệu quả cao Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học được tăng cường đầu tư Trường lớp ngày càng khang trang hơn, tỷ lệ phòng học được xây dựng từ cấp 4 trở lên trong các năm qua tăng nhanh

2.1.3.5 Đánh giá chung a Kết quả đạt được

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện phát triển mạng lưới và quy mô trường

lớp, các chính sách hỗ trợ cho học sinh, cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết

bị nhà trường đã đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác dạy và học Chất lượng giáo dục đã có tiến bộ và đang có xu hướng phát triển Ổn định, bền

vững

Trang 38

yêu cầu "Đối mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" trong

thời kỳ đối mới

Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều đổi mới: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được đấy mạnh, đã đóng góp tích cực thúc đây nâng cao hiệu quả việc đối mới công tác quản lý, đối mới phương pháp dạy học trong nhà trường

b Những hạn chế bất cập

Trong thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, dù có nhiều cố gắng nhưng việc phát triển các cơ sở giáo dục mầm non vẫn còn chậm và quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được các yêu cầu và mục tiêu phát triển đặt ra; hệ thống trường lớp tư thục phát triển còn hạn chế Tý lệ huy động trẻ

đưới 3 tuổi vào bậc học mầm non còn hạn chế, đạt thấp so với mục tiêu dé ra

Các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục mầm non tập trung phần lớn từ ngân sách nhà nước, sự huy động các nguồn vốn trong nhân dân và tài trợ còn

hạn chế

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật có tăng,

song vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển quy mô và yêu cầu triển

khai đối mới chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là thực hiện phô cập

giáo dục mầm non cho trẻ 5 tudi, trường chuẩn quốc gia

2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Huyện

Tháp Mười

2.2.1 Số lượng cán bộ quản lý các tường mầm non

Huyện Tháp Mười có 03 trường hạng II và l6 trường hạng I Theo điều lệ trường mầm non và Thông tư 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28

Trang 39

mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, số cán bộ quản lý trường mầm non Huyện Tháp Mười là 54, thực tế số cán bộ quản lý còn thiếu là 05 cần bổ sung đề đủ biên chế theo quy định

2.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non 2.2.2.1 Trình độ đào tạo nghiệp vụ mầm non

Bảng tông hợp P1

Qua thống kê cho thấy trình độ đào tạo cán bộ quản lý trường mầm non đạt trên chuẩn 100% và 100% cán bộ quản lý là đảng viên Đảng cộng sản

Việt Nam Tuy nhiên đa số học nâng cao trình độ chuyên môn theo hệ tại chức và từ xa chiếm đa số khi đó hệ chính quy chỉ đạt 7,54% cho thấy chất

lượng trình độ chuyên môn chưa đảm bảo

2.2.2.2 Tình hình bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ quản lý

Hiện có 44 cán bộ quản lý đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục chiếm 83,01% còn lại 09 cán bộ quản lý chưa qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục chiếm 16,99% Với tỷ lệ như trên số cán bộ quản lý chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục khá cao nên phần nào làm ảnh hưởng đề chất lượng trong quản lý nhà trường

2.2.2.3 Trình độ lý luận Chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý Bảng tông hợp P2

Hiện tỷ lệ đào tạo, Bồi dưỡng lý luận Chính trị, tin học, ngoại ngữ trong đội ngũ cán bộ quản lý trường mâm non chưa cao, chưa đạt chuẩn theo

Trang 40

2.2.3 Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý các tường mầm non Thâm niên công tác của CBQL trường mầm non Từ 4 đến 7 năm Từ 8 đến 10 năm nTừ 11 đến 13 năm nTừ 14 đến 16 năm Trên 20 năm

Sơ đồ 2.1 Thâm niên công tác của cán bộ quản lý các trường mầm

non trong Huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp

2.2.4 Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

2.2.4.1 Về phẩm chất

a Ưu điểm

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo và nhà quản lý Đội ngũ cán bộ

quản lý luôn nâng cao về nhận thức, xác định rõ vai trò nhiệm vụ của cá nhân,

Ngày đăng: 28/08/2014, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w