Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều, ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật từ chất thải rắn sinh hoạt đã trở thành mối quan tâm chung của công tác
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý và Công nghệ Môi trường
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong bộ môn Quản Lý Môi Trường
nói riêng, khoa Kỹ Thuật Môi Trường nói chung đã tận tâm truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại đây Đây là hành trang nền tảng giúp em vững bước khi làm việc trong môi trường thực tế
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong ban quản lý KTX Đại học Bách
Khoa Tp HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em đạt kết quả cao nhất trong suốt quá trình làm đỗ án môn học tại đây
Em xin gởi lời chúc tốt đẹp cùng lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy Hà
Dương Xuân Bảo — Bộ môn Quản Lý Môi Trường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và diu dắt trong suốt thời gian em thực hiện và hoàn thành đồ án
Vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế chắc chắn không thê tránh những
thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè
Tp Hô Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Như Cương
Trang 3TOM TAT NOI DUNG
Hiện nay với sự gia tăng dân số của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các khu
dân cư nói riêng, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động sống của con người đã trở thành một đề tài nóng Được thành lập từ năm 1978, sau nhiều năm sử dụng, KTX Đại học Bách Khoa Tp HCM đã xuống cấp nghiêm trọng Do vậy, năm 2004 KTX Đại học
Bách khoa được nhà trường đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2009, phục vụ sinh hoạt cho gần 2.500 sinh viên, giáo sư, chuyên gia và các quý khách đến làm việc với
trường Đại học Bách Khoa Tp HCM Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt thải từ đây ra
môi trường cũng ngày càng nhiều
Từ hiện trạng nêu trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là quản lý chất thải rắn sinh hoạt
một cách hiệu quả nhất, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường sống của cư đân trong
KTX và khu vực xung quanh Do đó đề tài “Quản ]ý chất thải rắn sinh hoạt tại KTX Đại
học Bách Khoa Tp HCM” đã được chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên Với đề tài này, để
quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt thì việc thu gom, lưu trữ và phân loại rác tại nguồn là ưu
tiên hàng đầu
ii
Trang 4iii
Trang 5
1.5 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý CTRSH
1.5.1 Phân loại CTR tại nguỒn -2 22 2+2+++E++2EEEtEEE++tExrrrxrerrrrrrrrrre 12
1.5.2 Thu gom chất thải rắn
1.5.3 Trung chuyển và vận chuyển we
1.5.4 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị - 5+ 15
CHUONG 2: HIEN TRANG QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TAI KTX
DAI HQC BACH KHOA TP HOM . se ssscssssecvsssee Ứ7 2.1 Téng quan vé KTX Dai hoc Bach Khoa sscsssccssscsssscsssccssscssscesscesssecssceesseeseel 7 PIN nn 5 17
2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại KTX Đại học Bách Khoa 24
2.2.1 Thành phần và khối lượng CTRSH tại KTX Bách Khoa - - 24
2.2.2 Hệ thống quản lý hành chính . -¿-+¿©+£©+++£+++tzx++tzxe+rxrerrxee 27 2.2.3 Hệ thống quản lý kỹ thuật + 2+22+++2E++eEExerxrerrrrerrrrrrrrrrrree 28 2.3 Đánh giá hệ thống quản lý CTR tại KTX Đại học Bách Khoa 36
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2 s°s°vse©SvxseeSvxseetvxseetsrssertrsseosrsee 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .-°°°s°s£©2+s£©EE++e©EY+seevxseettvsservrsseosrsse 50 PHU LLỤCC - 5Ÿ 5-55 << << 5 5331 4 98989893 303040404040000808004040400000000008080 51
iv
Trang 6Khối lượng riêng
Nhu cầu oxy sinh học
Nhu cầu oxy hóa học
Tổng các chất rắn lơ lửng
Polyethylene
Polypropylen
Ký túc xá
Sinh viên Việt Nam
Phòng cháy chữa cháy
Thành phố Hồ Chí Minh
Trách nhiệm hữu hạn
Trang 7DANH MUC BANG
Thanh phan chat thai ran tại bãi chôn lắp -. - 5 Khi lwong chat thai ran Tp HOM .c.sccsscescsssecseesseestesseeseesees 7 Các quá trình biến đổi áp dụng trong xử lý CTR 9
Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ 13
Các phương pháp xt ly CTR đô thị . - «5< «<< 15
Khối lượng CTR phát sinh tại KTX Đại học Bách Khoa 25
Thành phần khối lượng CTR tại KTX Đại học Bách Khoa 26
Vị trí điểm hẹn cơ giới trên địa bàn Quận 10 - 34
vi
Trang 8Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR 11
Bản đồ vị trí KTX Đại học Bách Khoa - - 17
Ký túc xá Đại học Bách Khoa «5s + sseesseeese 18 Sơ đồ mặt bằng tầng 1 KTX Đại học Bách Khoa 19
Sơ đồ mô hình tổ chức KTX Đại học Bách Khoa 21
Thanh phan CTRSH phòng ở KTX Đại học Bách Khoa 26
Cơ cấu tổ chức của Công ty dịch vụ công ích Quận 10 28
Phương tiện lưu trữ CTRSH phòng ở sinh viên 28
Phương tiện lưu trữ CTRSH phòng y tẾ 5-5-2 29 Phương tiện lưu trữ CTRSH nhà ăn . - 29
Phương tiện lưu trữ CTRSH trong và ngoài khuân viên 30
Điểm thu rác ở các tầng tại KTX Đại học Bách Khoa 31
Hệ thống thoát rác tại KTX Đại học Bách Khoa 32
Sơ đồ hệ thống thu gom CTRSH trên địa bàn Quận 10 33
Bản đồ mạng lưới điểm hẹn địa bàn Quận 10 .- 35
Hệ thông phân loại và xử lý rác trong nhà cao tầng 38
Ống thoát rác được cấu tạo từ sợi thủy tỉnh cao cấp 39
Chỉ tiết hệ thống thoát rác cho các KTX cao tằng 40
Chỉ tiết quạt hút khí cưỡng bức . -:-¿ s¿©-« 5+: 41 Chỉ tiết hệ thống làm sạch đường Ống . - 41
Chỉ tiết cửa đồ rác -cctcthtrrnHH rêu 42
vii
Trang 9Sọt rác chứa rắc vô cơ và rác hữu cơ .-‹ -<«s++<<<+ 45 Thùng rác đặt tại khuôn viên KTX - - - s52 46
Hệ thống phân loại rác . - 2-52 ++++£x++zxezxeerxerrs 46
viii
Trang 10MỞ ĐÀU
1 Đặt vấn đề
Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, cụm dân cư thì sự tích lũy CTR trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc
sống của con người Thực phẩm thừa và các loại chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi khắp nơi
trong các thị trấn, trên các đường phó, trục lộ giao thông, các khu đất trống đã tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển cho chuột, ruồi, muỗi và các vi sinh vật
truyền bệnh Việc quản lý CTR không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân chính
gây ô nhiễm môi trường( đất, nước, không khí )
Được thành lập từ năm 1978, sau nhiều năm sử dụng, KTX Đại học Bách Khoa Tp
HCM đã xuống cấp nghiêm trọng Do vậy, năm 2004 KTX Đại học Bách khoa được nhà trường đầu tư xây mới và đưa vào sử đụng từ đầu năm 2009, với quy mô 12 tầng lầu và 01
tầng hầm để xe, tổng diện tích xây dựng khoảng 38.000 mỸ Với hơn 400 phòng ở, làm việc, sinh hoạt cho gần 2.500 sinh viên, giáo sư, chuyên gia và các quý khách đến làm việc
với trường Đại học Bách Khoa Tp HCM Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi
trường ngày càng nhiều, ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật từ chất thải rắn sinh hoạt
đã trở thành mối quan tâm chung của công tác quản lý và cộng đồng dân cư Đặc biệt ở
những ký túc xá tập trung đông sinh viên sinh sống
Hiện nay nhà nước đang đầu tư nhiều dự án xây dựng KTX và KTX Đại học Bách Khoa Tp HCM vừa mới đi vào hoạt động, nên tôi quyết định thực hiện đề tài “ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại KTX Đại học Bách Khoa Tp HCM ” đồ án được chọn nhằm
để tìm hiểu sâu hơn công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở KTX Bách Khoa Tp HCM, làm cơ sở cho việc đề xuất phương án xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho các KTX đang được xây dựng và chuẩn bị đưa vào hoạt động
Trang 11Nội dung của đồ án
a Khảo sát hiện trạng quản lý CTRSH tại KTX Đại học Bách Khoa Tp HCM
b Đánh giá hệ thống quản lý CTRSH tại KTX Đại học Bách Khoa Tp HCM
c Đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc quản lý CTRSH tại KTX Đại học Bách
Khoa Tp HCM
Phương pháp nghiên cứu
- _ Thu thập các tài liệu từ sách báo, website liên quan đến quản lý CTRSH
- Chụp một số hình ảnh khảo sát hiện trạng môi trường và hệ thống quản lý
CTRSH tại KTX Đại học Bách Khoa Tp HCM
- - Sử dụng các phương pháp phân tích khối lượng CTRSH, xử lý các số liệu
thống kê đã thu thập được
-_ Khảo sát thực tế quá trình thu gom và vận chuyển rác của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích Quận 10
Giới hạn của đồ án
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng và hệ thống quản lý CTRSH trong và
xung quanh khuôn viên KTX Đại học Bách Khoa Tp.HCM
Chương 2: Hiện trạng quản lý CTRSH tại KTX Đại học Bách Khoa
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại KTX Đại học Bách Khoa Phân kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 12CHUONG 1
TONG QUAN VE QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT
1.1 Định nghĩa chat thải rắn
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tắt cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt
Từ các khu dân cư: Phát sinh từ các hộ gia đình thành phần này bao gồm (thực
phẩm, giấy, carton, plastic, 20, thủy tính, các kim loại khác ngoài ra còn có một
số các chất thải độc hại như sơn, dầu, nhớt
Rác đường phố: Lượng rác này phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan Lượng rác này chủ yếu do người đi đường và các hộ dân sống hai bên đường xả thải Thành phần của chúng có thể gồm các loại như:
cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết
Từ các trung tâm thương mại: Phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các chợ cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng Các loại chất thải
phát sinh từ khu thương mại bao gồm giấy, carton, nhựa, thực phẩm, thủy tỉnh
Từ các công sở trường học, công trình công cộng: Lượng rác này cũng có thành
phần giống như thành phần rác từ các trung tâm thương mại nhưng chiếm số lượng
ít hơn
Từ hoạt động xây dựng đô thị: Lượng rác này chủ yêu là xà bần từ các công trình xây dựng và làn đường giao thông Bao gồm các loại chất thải như gỗ, thép, bê
tông, gạch, ngói, thạch cao
Rác bệnh viện: Bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám,
chữa bệnh trong các bệnh viện, các trạm y tế, các cơ sở tư nhân Rác y tế có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các lọ
thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm và nguy cơ truyền bệnh rất cao nên cần được phân loại và thu gom hợp lý
Từ các hoạt động công nghiệp: Lượng rác này được phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp như các nhà máy sản xuất
3
Trang 13vật liệu xây dựng, hàng dệt may, nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến thực phẩm Thành phần của chúng chứa thành phan độc hại rất lớn
1.2.2 Thành phần chất thải rắn
Do thành phần của CTR không đồng nhất nên việc xác định thành phần của nó khá
phức tạp Công việc khó khăn nhất trong thiết kế và vận hành hệ thống quản lý CTR là dự
đoán được thành phần của chất thải hiện tại và tương lai
Theo báo cáo cơ sở đữ liệu quản lý chất thải rắn — 2010 của sở Tài nguyên và Môi
trường Tp.HCM [I1] thì thành phần chủ yếu trong chất thải rắn tại các bãi chôn lấp là chất thải thực phẩm với tỷ lệ khá cao (83,0 — 88,9% trọng lượng ướt) Các thành phần chất thải rắn bảng 1.1 có khả năng tái chế như plastic, giấy, kim loại giảm đáng kể đo hoạt động phân loại và thu gom phế liệu trong thành phố; phần còn lại ít có khả năng tái chế, chủ yếu
là các chất vô cơ (bùn, đất).
Trang 14Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn tại các bãi chơn lắp
20 Bơng băng, ta giây 0,9-1,1 0,5 —0,9
Chat thai nguy hai
21 (giẻ lau din dau,bong dén huynh 0,1—0,2 0,1-—0,2
quang)
Ghi chú: “-“ thành phần khơng phát hiện trong mẫu
Nguơn: Sở Tài nguyên và Mơi Trường Tp HCM, 2010 [2]
So sánh số liệu thành phần chất thải rắn tại các nguồn thải và tại các bãi chơn lắp cho
thấy: các thành phần cĩ khả năng tái chế với giá trị cao như nỉ lơng, nhựa, giấy, kim loại, cao su, thủy tỉnh tại các bãi chơn lắp giảm đáng kể, như ni lơng chỉ cịn 1,4 — 2,8%, nhựa chi cdn 0,1 — 0,2%, Nguyên nhân là do hoạt động phân loại (bên ngồi) đẻ thu lượm phế liệu cĩ giá trị Cơng việc này do người nhặt phế liệu “dạo” trên đường phĩ, người thu gom chất thải rắn từ các
nguồn thải và người thu lượm “ve chạ” tại các điểm hẹn và trạm trung chuyền thực hiện
Trang 151.2.3 Khối lượng chất thải rắn
Xác định khói lượng CTR phát sinh và thu gom là một trong những điểm quan trọng của việc quản lý CTR Những số liệu về tổng khối lượng CTR phát sinh cũng như khối lượng chất thải rắn thu hồi được sử dụng đề:
- Hoạch định hoặc đánh giá kết quả của chương trình thu hồi, tái chế, tuần hoàn vật liệu
- _ Thiết kế các phương tiện, thiết bị vận chuyển và xử ly CTR
a Các phương pháp thường được sử dụng để ước lượng CTR
- Phân tích khối lượng - thê tích
- Démtai
- _ Cân bằng vật chất
b Cac yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng CTR
- Các hoạt động giảm thiêu tại nguồn và tái sinh
- Luật pháp và thái độ chấp hành luật pháp của người dân
- _ Các yếu tô địa lý tự nhiên và các yếu tô khác (vị trí địa lý, thời tiết, tần suất thu
gom )
c Các phương pháp dự báo khối lượng CTR phát sinh trong tương lai
Dự báo khối lượng rác thải phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng dé
có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom vận chuyền rác một cách hiệu quả và hợp lý
KL CTR phat sinh trong tuong lai cua một khu vực được dự báo dựa trên ba căn cứ sau:
- Sé dan va ty lệ tăng dân số
- Tỷ lệ phần trăm (%) dân cư được phục vụ
- Khối lượng rác thải bình quân đầu người theo mức thu nhập
Với hơn 9 triệu dân, tổng khói lượng chat thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh được ước tính khoảng 7.500 — 8.000 tắn/ngày, tính theo tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (kg/người-ngày) của Bộ Xây dựng [1] Trong đó, khối lượng thu gom và vận chuyền lên bãi chôn lắp khoảng 6.500 — 6.700 tan/ngay, phần còn lại là phế liệu được mua bán
để tái chế Chỉ có một phần nhỏ, chủ yếu là các chất thải hữu cơ xả xuống đồng ruộng ở vùng ngoại thành Ước tính tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm khoảng 7 — 8 %, bảng 1.2:
Trang 16Bảng 1.2: Khối lượng chất thải rắn Tp HCM (1992 — 2010)
Nguôn: Sở Tài nguyên và Môi Trường Tp HCM, 2010 [2]
So sánh khối lượng chất thải rắn phát sinh được tính toán theo số liệu đân số và hệ số
phat sinh chat thải rắn kg/người.ngày theo tiêu chuẩn và khói lượng chất thải rắn sinh hoạt được
thu gom và xử lý thống kê qua trạm cân tại các khu liên hợp xử lý chất qua các năm cho thấy, tỉ
lệ thu gom và xử lý có xu hướng tăng đần theo thời gian, từ 75% lên gần 85% Tuy nhiên, khối
lượng chất thải rắn xử lý thu gom được và vận chuyền lên các bãi chôn lắp (qua trạm cân) năm
7
Trang 172004 giảm so với năm trước đó (-5,8%) là do bãi chôn lắp Phước Hiệp xảy ra sự cố lún trượt va năm 2005 tỉ lệ tăng khối lượng chất thải rắn thấp hơn các năm trước là do trạm cân tại công trường Phước Hiệp không hoạt động Khối lượng chất thải rắn được tính trung bình theo khối lượng trước khi trạm cân hư
1.2.4 Tính chất của chất thai rắn
a Tinh chat vat ly:
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích
thước, cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR Trong đó, khối lượng riêng và
độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý CTR đô thị
b Tính chất hóa học:
Các thông tin về thành phần hóa học các vật chất cầu tạo nên CTR đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chat thai Vi du: kha nang đốt cháy CTR tùy thuộc vào thành phần hóa học của nó Nếu chất thải rắn được sử dụng làm nhiên
liệu cho quá trình đốt thì bón tiêu chí phân tích hóa học quan trọng nhất là:
- Phân tích gần đúng - sơ bộ (xác định sơ bộ hàm lượng chất hữu co)
- _ Điểm nóng chảy của tro
- _ Phân tích thành phần nguyên t6 CTR
- _ Nhiệt trị của CTR
c Tính chất sinh học:
Tính chất quan trọng nhất của CTR đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thé duoc
chuyển hóa sinh học thành khí, các chất hữu cơ ồn định và các chất vô cơ Sự tạo mùi hôi và phát
sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong CTR đô thị chẳng
hạn như rác thực phẩm
d Sự biến đối tính chất lý, hóa va sinh học của chất thải rắn
Các tính chất của CTR có thê được biến đổi bằng các phương pháp lý, hóa và sinh học
bảng (1.3) Khi thực hiện quá trình biến đổi, mục đích quan trọng nhất là mang lại hiệu quả bởi
vì sự biến đổi các đặc tính của CTR có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển chương trình
quản lý CTR tông hợp.
Trang 18Bảng 1.3: Các quá trình biến đổi áp dụng trong xử lý CTR
Quá trình biên đôi Phương pháp biên đôi sản phẩm
Lý học
- Tách loại theo thành | - Tách loại bằng tay hoặc máy | - Các thành phần riêng biệt trong
- Giảm thể tích - Sử dụng lực hoặc áp suất - Giảm thể tích ban đầu
- Giảm kích thước - Sử dụng lực cắt nghiền hoặc | - Biến đổi hình dáng ban đầu và
xay giảm kích thước
Hóa học
- Nhiệt phân - Sự chưng cất phân hủy - CO», SO», sản phẩm oxy hóa
khác, tro
và than Sinh học
- Hiếu khí compost -Biến đổi sinh học hiếu khí - Phân compost (mùn dùng để
1.3.1 Ảnh hưởng tới môi trường đất
Rác khi được vi sinh vật phân hủy trong môi trường hiếu khí hay ky khí sẽ gây ra hàng
loạt các sản phẩm trung gian và kết quả là tạo ra các sản phâm CO, CH¡ Với một lượng rác nhỏ
có thể gây ra tác động tốt cho môi trường, nhưng khi vượt quá khả năng làm sạch của môi trường thì sẽ gây ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất
Ngoài ra đối với một số loại rác không có khả năng phân hủy như nhựa, cao su, túi ni lon
đã trở nên rất phổ biến ở mọi nơi Đây chính là thủ phạm của môi trường vì cấu tạo của chất nilon là nhựa PE, PP có thời gian phân hủy từ hơn 10 năm đến cả ngàn năm Khi lẫn vào trong đất nó cản trở quá trình sinh trưởng của cây cỏ dẫn đến xói mòn đất Túi nilon làm tắc các đường
dẫn nước thải, gây ngập lụt cho đô thị Nếu chúng ta không có giải pháp thích hợp sẽ gây thoái hóa nguồn nước ngầm và giãm độ phì nhiêu của đất
Trang 191.3.2 Ảnh hưởng tới môi trường nước
Hiện nay do việc quản lý môi trường không chặt chẽ dẫn tới tình trạng vứt rác bừa bãi xuống các kênh rạch Lượng rác này chiếm chủ yếu là thành phần hữu cơ nên sự phân hủy xảy ra rất nhanh và tan trong nước gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, như gây ra mùi hôi thối và chuyển màu nước
Ngoài ra hiện tượng rác trên đường phố không thu gom, gặp trời mưa rác sẽ theo mưa chảy xuống các kênh rạch gây tắc nghẽn đường ống và ô nhiễm nước Ở các bãi chôn lắp rác nêu không quản lý chặt chẽ sẽ gây ra tình trạng nước rác chảy ra đất, sau đó ngắm xuống gây ô nhiễm tầng nước ngầm
1.3.3 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Nước ta lượng rác thải sinh hoạt chiếm thành phần chủ yếu là rác hữu cơ, hợp chất hữu
cơ khi bay hơi sẽ gây mùi rất khó chịu, hôi thối ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh
Những chất có khả năng thăng hoa, phát tán trong không khí là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp, Tác
có thành phần phân hủy cao như thành phần hữu cơ ở nhiệt độ thích hợp (35°C và độ ẩm 70 —
80%) vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi thối và sinh ra nhiều loại chất khí có tác động xấu tới sức khỏe con người và môi trường đô thị
1.3.4 Ảnh hướng tới sức khỏe con người và cảnh quan đô thị
Hiện tượng rác vứt bừa bãi sẽ là nơi rất lý tưởng cho vi khuẩn, vi sinh vật và các loại côn trùng phát triển là nơi lan truyền các bệnh dịch Một số vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây các loại bệnh cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh ngoài da khác
Tại các bãi rác lộ thiên gây ra ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh gây ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe con người Rác rơi vãi trên đường phố gây mất cảnh quan đô thị
1.4 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hệ thống quản lý CTR đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất ) được biểu diễn bởi hình 1.1:
10
Trang 20Thu gom tập trung
Hình1.1: Múi liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2009 Trang 14-[1] 1.4.1 Muc dich của quản lý chất thải rắn
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Bảo vệ môi trường
Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng
Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ
Giam thiéu chat thai ran
1.4.2 Thir bac wu tiên trong quản lý tổng hợp chất thai rắn
Giảm thiểu tại nguồn
Trang 211.5 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý CTRSH
1.5.1 Phân loại CTR tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thẻ tái sinh, tái chế, hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguy cơ phát tán dịch bệnh từ rác thải sinh hoạt,
không gây mất mỹ quan đô thị vì các bãi rác lộ thiên, góp phần xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước về khoản công tác vệ sinh đường phó, vận chuyên và xử lý chất thải rắn đô thị
1.5.2 Thu gom chất thải rắn
Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyền, trạm xử lý hay những nơi chôn lắp CTR
Thu gom CTR trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp, bởi vì CTR phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, khu công nghiệp cũng như trên các đường phó, công viên và ngay
cả các khu đất trống CTR lại phát sinh phân tán (không tập trung) và tông khối long CTR gia tăng làm cho công tác thu gom trở nên phức tạp hơn bởi chỉ phí nhiên liệu và nhân công cao Do
đó, công tác thu gom là một trong những vấn đề quan trọng trong việc quản lý CTR
Dịch vụ thu gom rác thải có thể chia làm hai loại:
- _ Thu gom sơ cấp là thu gom rác thải từ nguồn phát sinh ra nó và chở đến bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyền tiếp
- Thu gom thứ cấp là thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom chung (điểm
cầu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng thành phần hoặc cả tuyến thu gom
đến một trạm trung chuyền, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ
12
Trang 22Bảng 1.4: Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ
vụ của các công ty vệ sinh
— Người làm thuê, nhân viên
phục vụ của khu nhà, dịch
vụ của các công ty vệ sinh
— Các đồ dùng thu gom tại nhà, các xe gom
— Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom, các băng chuyển chạy bằng khí nén
— Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom, các băng chuyển chạy bằng khí nén
2 Các khu vực kinh
doanh, thương mại
Nhân viên, dịch vụ của các
công ty vệ sinh
Các loại xe thu gom có bánh
lăn, các container lưu giữ, các thang nâng hoặc băng chuyền
4 Các khu sinh hoạt
ngoài trời (quảng
truong, .)
Chủ nhân của khu vực hoặc
các công ty công viên, cây xanh
Các thùng lưu giữ có mái che
nghiệp Chủ nhân của khu vực hoặc
công nhân Tùy thuộc vào trang bị của
từng đơn vị đơn lẻ
Nguôn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001 Trang 21-[3]
1.5.3 Trung chuyển và vận chuyển
a Trung chuyển
Trung chuyển là hoạt động mà trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được chuyên sang
các xe lớn hơn Các xe này được sử dụng đề vận chuyền chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi phế liệu, hoặc đến bãi đồ rác
13
Trang 23Các trạm trung chuyễn rác là cần thiết bởi:
- Han chế tối đa sự xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do khoảng cách vận chuyển khá xa
- Vị trí của bãi đỗ cách xa tuyến thu gom
- Việc sử dụng các loại xe thu gom vừa và nhỏ không thích hợp cho việc vận chuyển Tác đi xa
- Có nhiều tô chức thu gom rác quy mô nhỏ từ các khu dân cư
- Sự hiện hữu của khu vực thu gom CTR có mật độ dân cư thấp
- _ Việc hoạt động của các xe thu gom dùng thùng chứa luân chuyển cho các khu
thương mại
- _ Việc sử dụng phương thức vận chuyển rac tir nguồn bằng khí nén hoặc dòng nước
- Khi có sự thay đổi phương tiện vận chuyền: đường bộ - đường sắt, đường bộ - đường thủy
b Các dạng trạm trung chuyễn
® Trạm Trung Chuyén (TTC) chat tải trực tiếp
Tai TTC chất tải trực tiếp, chất thải từ xe thu gom được chuyên sang xe vận chuyển
hoặc chuyền sang thiết bị ép chất thải vào xe vận chuyền hoặc thành từng kiện chất
thải để để chuyển đến bãi chôn lắp (BCL) Trong một số trường hợp, chất thải được
đổ ra bệ đồ và sau đó được đây vào xe vận chuyển sau khi đã tách lọai các vật liệu
có thể tái sinh được
® Trạm trung chuyển chất tải — lưu trữ
Trong TTC chất tải - lưu trữ, chất thải được đồ trực tiếp vào hồ chứa, từ hố nay chat thải sẽ được chuyển lên xe vận chuyển bằng nhiều thiết bị phụ trợ khác sự khác biệt giữa TTC chất tải trực tiếp và TTC chất tải — lưu trữ là TTC chất tải lưu trữ
được thiết kế để có thẻ chứa chất thải trong khoảng từ 1-3 ngày
®_ Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải thái bỏ
Hoạt động ở TTC này có thể mô tả như sau: tất cả những người chuyên chở chất thải rắn đến TTC đều phải qua khâu kiểm tra ở trạm cân Những xe thu gom lớn sẽ
được cân, sau đó đỗ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyền, rồi trở lại trạm cân, cân
xe và tính lệ phí thải bỏ
c Phương tiện và phương pháp vận chuyển
Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thuỷ là những phương tiện chủ yếu sử dụng
dé van chuyền chất thải rắn Hệ thống khí nén và hệ thống thuỷ lực cũng được dùng
14
Trang 24Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ TTC đến BCL cuối cùng bằng xe vận
tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo một cầu và xe ép được dùng để vận chuyển
Tắt cả các loại xe náy có thể sử dụng ở bất cứ loại TTC nào Một cách tổng quát, các xe vận chuyển phải thoả mãn những yêu cấu sau:
1.5.4
Chi phi van chuyền thấp nhất
Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyên
Xe phải được thiết kế vận chuyên trên đường cao tốc
Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép
Phương pháp tháo dỡ chất thải phải đơn giản và có khả năng thực hiện độc lập
Một số phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị
Xử lý chất thải rắn là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR sau hàng loạt các hoạt động giảm thiêu tại nguồn, thu gom,
trung chuyển và vận chuyền chất thải Vì vậy, việc lựa chọn phương án xử lý chất thải phù hợp là
một yếu tố quyết địn sự thành công của công tác quản lý chất thải
Phương pháp xử lý CTR được lựa chọn phải đảm bảo ba mục tiêu:
Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế
Thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi
a Phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị
Dựa vào thành phần, tính chất của từng loại chất thải mà người ta đưa ra những phương
pháp xử lý CTTR khác nhau, phân loại thành các phương pháp xu ly CTR đô thị được trành bày
theo bảng 1.5, phương pháp xử lý CTR công nghiệp và phương pháp xử lý CTR nguy hại
Giảm [ Phân loạitheo | Phân loại | Phân loại theo | x7
1 Cơhọc kíchthước | kíchthước | theo KLR | điệntừ trường
Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2009 Trang 132-[1]
15
Trang 25b Bãi chôn lắp chất thải rắn
Chon lấp (landfilling) là hành động đỗ chất thải vào khu đất đã được chuẩn bị trước
Quá trình chôn lấp bao gồm cả công tác giám sát chất thải chuyên đến, thải bỏ, nén ép chất thải
và lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng môi trường xung quanh
Chon lap là phương pháp thải bỏ CTR kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi
trường Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải hay tái sinh, tái sử dụng và
cả kỹ thuật chuyên hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lắp (BCL) vẫn là
một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR Công tác quản lý BCL kết hợp
chặt chẽ với quy hoạch, thiết kế, vận hành đóng cửa và kiểm soát sau khi đóng cửa hoàn toàn
BCL
c Phân loại bãi chôn lấp chất thải rắn:
> Phân loại theo hình thức chôn lấp:
- Bãi hở (opendumps)
- Ché6n đưới biển (submarine disposal)
- BCLhop vé sinh (sanitary landfill)
> Phân loại theo chức năng: (/heo hệ thống bang California, 1964)
- Baich6n lip CTR nguy hai
- _ Bãi chôn lấp CTR quy định
- Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt
> Phân loại theo địa hình, chôn theo phương pháp:
- Đào rãnh hố
- _ Chôn lấp trên khu đất bằng
- Chôn lấp theo hẻm núi
16
Trang 26CHƯƠNG 2
HIỆN TRANG QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT
TAI KTX DAI HOC BACH KHOA TP HCM
2.1 Tổng quan về KTX Đại học Bách Khoa
2.1.1 Vị trí địa lý
KTX Bách Khoa nằm ở: số 497, đường Hoà Hảo, thuộc Phường 7, Quận 10, Tp.HCM,
cách Trường Đại Học Bách khoa (cơ sở 7) khoảng 1,5 km
+ Phía Tây giáp với siêu thị Coop Mart hướng về phía đường Lý Thường Kiệt
+ Phía Đông giáp đường Nguyễn Kim
+ Phía Bắc giáp đường Hòa Hảo
+ Phía Nam giáp đường Đào Duy Từ
KTX Đại học Bách khoa nằm trong khu vực trung tâm Quận 10, một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi và là một trọng điểm giao dịch thương mại của thành phố hình 2 I
Crear) Ota cs (8) Hoa Hao Đi:7 Phút - 1 Km 692 m ] Trường Đại học Bách Khoa
Địa chỉ : 268,Lý Thường Kiệt , P14, @10
Điện thoại : 08.38647266 Website : wwwhhcmutedu.vn
Í ký túc xá Bách Khoa Địa chỉ _ :497,Hòa Hão,P7,GI0 Điện thoại : 08.39573948
š part” “ChoF
Nguyễn Tri Phương:
Trang 272.1.2 Cơ sở vật chất
Được thành lập từ năm 1978, sau nhiều năm sử dụng, KTX Đại học Bách khoa đã xuống cấp nghiêm trọng, do vậy năm 2004 KTX Đại học Bách khoa được nhà trường đầu
tư xây mới và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2009, với quy mô 12 tầng lầu và 01 tang ham
để xe, tổng diện tích xây dựng khoảng 38.000 mỶ hình 2.2
Nguôn: Hải Duyên, 2009 [10] Hình 2.2: Ký túc xá Đại học Bách khoa
Mặt bằng khối có hình chữ U giật cấp thấp về phía đường Lý Thường Kiệt, bốn
hướng tiếp cận các mặt đường chính, do vậy các phòng ở đều được lấy ánh sáng và gió tự nhiên, đồng thời bố trí sân vườn bên trong ở giữa kết hợp cây xanh Toàn bộ công trình có
03 vị trí thang máy với 06 thang loại 750 kg, 05 thang bộ và hệ thống PCCC, báo cháy tự
động và hệ thống tạo áp thang thoát hiểm Với hơn 400 phòng ở, làm việc, sinh hoạt theo thiết kế ban đầu, việc bố trí các loại phòng như sau:
Tầng I : Bồ trí các phòng chức năng điều hành quản lý KTX, Thư viện 100 chỗ, phòng máy tính khoảng 100 máy cấu hình mạnh, một nhà ăn diện tích 300 m’, phòng Tập
thể hình, Phòng tiếp khách SV 59 chỗ ngồi; Phòng Y tế; Trung tâm Ngoại ngữ cơ sở 3 của
trường Đại học Bách khoa, điểm giao dịch ngân hàng Có 02 phòng khách với 16 chỗ dành cho thân nhân SV nội trú đến thăm và ở lại qua đêm khi cần hình 2.3
18
Trang 28ĐƯỜNG NGUYEN KIM
| i eố MAT BANG VA CAG =a NANG TANG 1 (TRET)
KHU THUGNG MAI
Hinh 2.3: So dé mat bang tang 1 KTX Dai hgc Bach Khoa
Nguon: http://ktxbk.vn [8]
Từ tầng 2 đến tầng 10: Dành cho SV Bách khoa diện ưu tiên (tổng cộng 2456
chỗ) Có 307 phòng (loại phòng A1) , mỗi phòng 43 nẺ bố trí 8 SV-VN lưu trú (04 giường
tầng sắt), sân phơi quần áo và hệ thống Toilet khép kin trong phong 6 SV
Mỗi SV được trang bị: 01 tủ sắt đựng quần áo có móc khoá riêng, 01 bàn học liền
kệ sách và có chỗ để máy vi tính khi cần, 01 ghế ngồi sắt nệm Hoà Phát, kệ để giày dép
Trong các phòng ở SV được trang bị 7 bóng đèn các loại, 02 quạt trần và hệ thống nước được cấp thường trực 24/24 giờ và 01 bàn sinh hoạt chung Mỗi phòng còn được trang bị
01 máy điện thoại gọi nội bộ trong Ký túc xá miễn phí, đồng thời hệ thống cho phép nhận cuộc gọi từ bên ngoài vào tới các máy tại các phòng ở SV miễn phí Ngoài ra mỗi phòng còn được trang bị 01 ỗ cắm tỉ vi truyền hình cáp, mỗi tầng bố trí 01 phòng sinh hoạt chung
để sinh viên học nhóm, hội họp sinh hoạt tập thể, xem tivi truyền hình cáp
Tầng 11 : Gồm 20 phòng (loại phòng A2), mỗi phòng 43 mỶ dùng để bố trí SV nước ngoài lưu trú với 04sv/phòng, sân phơi quần áo và hệ thống toilet khép kín trong
phòng ở Mỗi phòng trang bị tủ lạnh, nước nóng/lạnh, 04 giường cá nhân sắt nệm, 04 tủ sắt
cá nhân có khoá riêng, 04 bàn học liền kệ sách và có chỗ để máy vi tính, 04 ghế ngồi sắt nệm Hoà Phát, kệ đề giày dép và 01 bàn sinh hoạt chung
19
Trang 29Trong các phòng ở được trang bị 7 bóng đèn các loại, 02 quạt trần và hệ thống nước nóng/lạnh được cấp thường trực 24/24 giờ Mỗi phòng còn được trang bị 01 máy điện thoại gọi nội bộ trong ký túc xá miễn phí Đồng thời hệ thống cho phép nhận cuộc gọi từ bên ngoài vào tới các máy tại các phòng ở SV miễn phí, ngoài ra mỗi phòng còn được
trang bị 01 ổ cắm tỉ vi truyền hình cáp, hệ thống internet wifi miễn phí
Tầng 11 bố trí 01 phòng sinh hoạt chung để sinh viên học nhóm, hội họp sinh hoạt tập thẻ,
xem tivi truyền hình cáp
Tầng 12 : Nhà khách trường gồm 20 phòng (loại phòng A3) với 02 - 03 người/phòng, mỗi phòng 43 mỸ dùng để bố trí chỗ ở cho các giáo sư, chuyên gia va các quý khách đến làm việc với nhà trường Trang bị mỗi phòng gồm: 02 - 03 giường cá nhân
gỗ nệm, tủ gỗ treo áo quần, 02 - 03 bàn làm việc bằng gỗ, ghế nệm, bàn nước, máy lạnh 2,5HP, tivi truyền hình cáp, tủ lạnh, hệ thống nước nóng/lạnh, sân phơi quần áo và hệ thống toilet khép kín trong phòng ở, kệ để giày đép Ngoài ra còn có internet wifi, điện thoại nội bộ sử dụng miễn phí
Phòng chứa rác : Từ tầng 1 tới tầng 12 ở mỗi tầng đều có một nhà chứa rác, được
bố trí phù hợp cách phòng ở để thu gom rác thải sinh hoạt
Ký túc xá Bách khoa là đơn vị đầu tiên trong các Ký túc xá trên cả nước ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc cho sinh viên đăng ký thuê chỗ ở online và công bố kết quả xét duyệt thuê chỗ ở qua mạng internet và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý sinh viên Đồng thời cũng là đơn vị Ký túc xá đầu tiên thuê địch vụ vệ sinh công nghiệp, dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ ký túc xá và sử dụng Hệ thống kiểm soát
an ninh bằng thẻ cảm ứng không tiếp xúc RFID để kiểm soát ra vào ký túc xá và ứng dụng
thẻ RFID trong ký túc xá như đóng tiền Điện nước vượt định mức, mượn/trả sách thư viện, làm thủ tục thuê chỗ ở tại ký túc xá Bách khoa, gởi xe, khám chữa bệnh tại Y tế ký túc xá Bách Khoa
Với hệ thống mạng internet, wifi phủ sóng khắp ký túc xá và hệ thống internet ADSL các gói cước tốc d6 cao ty chon (Mega — Family 4.096 Kbps/640 Kbps; Mega - Maxi 6.144 Kbps/640 Kbps) dugc lắp đặt đến từng phòng ở sinh viên
20
Trang 30ho Ban Giám đôc có các tô trưởng tô
éc cl động của ký túc xá trước nhà trường Giúp vi tác chuyên môn
công
21