7 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHÚC SƠN- HUYỆN CHƯƠNG MỸ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI.. 36 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Trang 1NGUYỄN HUY TRUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS VŨ THỊ VINH
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
HÀ NỘI – 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học kiến trúc Hà Nội, học viên đã lĩnh hội được những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa học từ các thầy cô giáo để thực hiện hoàn thành luận văn Cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường
Tôi xin trân trọng cảm ơn và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo - PGS
TS Vũ Thị Vinh người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ bản thân trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng Quản lý Đô thị, phòng Tài nguyên & Môi trường, Ban QLDA huyện Chương Mỹ, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, tài liệu trong suốt thời gian nghiên cứu cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các đơn vị chức năng, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân hoàn thành khóa học và luận văn này
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những lý do chủ quan và khách quan cho nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Huy Trung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học, các khoa, phòng ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu
Tác giả trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Vinh, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và cung cấp nhiều thông tin khoa học cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học và trích dẫn của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng Luận văn có sự kế thừa của các công trình trước đây Những kết quả của luận văn chưa công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Huy Trung
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
* Lý do chọn đề tài: 1
* Mục đích và nội dung nghiên cứu: 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
* Phương pháp nghiên cứu 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
* Một số khái niệm: 3
* Cấu trúc luận văn: 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHÚC SƠN- HUYỆN CHƯƠNG MỸ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7
1.1 Giới thiệu chung về thị trấn Chúc Sơn 7
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 7
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 10
1.1.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ tuật 12
1.2 Tình hình chung về phát sinh CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 16
1.2.1 Khối lượng phát sinh CTRSH hàng ngày 16
1.2.2 Thành phần CTRSH 20
1.2.3 Sự gia tăng CTRSH trên địa bàn thị trấn 20
1.3 Thực trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 21
1.3.1 Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH 21
Trang 51.3.2 Thực trạng cơ chế và chính sách quản lý CTRSH 27
1.3.3 Giá dịch vụ vệ sinh môi trường và ngân sách tài chính đối với công tác quản lý CTRSH 31
1.3.4 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quản lý CTRSH 32
1.3.5 Tình hình thực hiện xã hội hóa quản lý CTRSH 34
1.4 Đánh giá chung công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 34
1.4.1 Đánh giá về hiệu quả thu gom, vận chuyển, xử lý 34
1.4.2 Đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý 36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHÚC SƠN 38
2.1 Cơ sở lý luận 38
2.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH trong thị trấn 38
2.1.2 Thành phần và tính chất CTRSH trong thị trấn 39
2.1.3 Những tác động của công tác quản lý CTRSH đối với sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế- xã hội 41
2.1.4 Phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH trong thị trấn 44
2.1.5 Phương thức xử lý CTRSH 47
2.2 Cơ sở pháp lý 49
2.2.1 Hệ thống văn bản pháp lý nhà nước liên quan đến quản lý CTRSH 49
2.2.2 Quy hoạch quản lý CTR đô thị Hà Nội tầm nhìn 2050 53
2.2.3 Hệ thống văn bản pháp lý của thành phố Hà Nội liên quan đến quản lý CTRSH 51
2.3 Kinh nghiệm quản lý hệ thống kỹ thuật hạ tầng một số đô thị trên thế giới và Việt Nam 54
2.3.1 Kinh nghiệm quản lý CTR một số đô thị trên thế giới 54
2.3.2 Bài học từ kinh nghiệm thực tiễn trong nước 57 2.4. Dự báo khối lượng phát sinh CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 61
2.4.1 Căn cứ, lựa chọn tiêu chuẩn tính toán khối lượng phát sinh CTRSH 61
2.4.2 Dự báo khối lượng phát sinh CTRSH 62
Trang 6CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHÚC SƠN 65
3.1 Quan điểm và nguyên tắc quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 65
3.1.1 Quan điểm 65
3.1.2 Nguyên tắc 65
3.2 Đề xuất về phân khu quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 67
3.2.1 Quy hoạch phân khu vực quản lý CTRSH 67
3.2.2 Quy trình thu gom CTRSH 75
3.2.3 Quy hoạch và lựa chọn tuyến vận chuyển CTRSH 77
3.4 Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 78
3.3.1 Hoàn thiện khung đơn giá tài chính vệ sinh môi trường 77
3.3.2 Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 79
3.3.3 Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty môi trường đô thị Xuân Mai 82
3.3.4 Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
Kết luận 88
Kiến nghị 89
Tài liệu tham khảo
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
BXD Bộ xây dựng CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt VSMT Vệ sinh môi trường GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng Nhân dân TNMT Tài nguyên môi trường MTĐT Môi trường đô thị UBND Ủy ban Nhân dân
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình Tên hình
trấn Chúc Sơn
rác
Trang 8Chúc Sơn
Hình 2.2
Hình 2.2 Quá trình phân loại và chế biến phân vi sinh tại nhà
máy xử lý CTR
tại Hàn Quốc
triển nông thôn
công cộng chất lượng ca
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng biểu Tên bảng biểu
thải sinh hoạt tại thị trấn Chúc Sơn
Sơn
đô thị Xuân Mai
Bảng 1.9
Nhân lực và phương tiện vận chuyển của các đội môi trường và đội vận tải của Công ty môi trường đô thị Xuân Mai tại thị trấn Chúc Sơn
Nội dung quản lý Khu quy hoạch 1- Đô thị hiện trạng cải tạo
và Khu hỗ trợ phát triển nông thôn
Trang 11MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ, sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của đất nước dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu , năng lượng kéo theo tốc độ gia tăng đến chóng mặt về sự phát sinh chất thải rắn các loại Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số lượng và thành phần đã
và đang gây ra rất nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý, xử lý
Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý CTR ở nước ta thời gian qua chưa được
áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng CTR phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên; hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý CTR tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý CTR còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý CTR đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý chưa đạt yêu cầu
Những năm gần đây, rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề bức xúc đối với khu vực ngoại thành Hà Nội, xuất phát bởi ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn chưa cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế
Thị trấn Chúc Sơn là trung tâm đầu não của huyện Chương Mỹ, có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt Tình trạng rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng tại đây chưa được đánh giá một cách đầy đủ, khoa học, việc quản lý, xử lý còn gặp nhiều khó khăn, chưa có các biện pháp xử lý phù hợp
Vì vậy, để đảm sự phát triển ổn định, bền vững giữ vệ sinh môi trường đô thị, việc xây dựng một chiến lược lâu dài tổng thể quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị
Trang 12trấn Chúc Sơn, phù hợp với quy hoạch đô thị sinh thái Chúc Sơn đã được phê duyệt đến năm 2030 là việc làm cần thiết
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thị thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội” được chọn là đề tài khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ do học viên Nguyễn Huy
Trung, lớp CH16 QL2 khoa Quản lý Đô thị thực hiện
* Mục đích và nội dung nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp QLCTRSH tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo chất lượng sống của người dân được cải thiện tốt hơn
Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá thực trạng thu gom CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
+ Xây dựng cơ sở khoa học trong quản lý CTRSH cho thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt
+ Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thị trấn Chúc Sơn trong giai đoạn thực hiện quy hoạch từ năm 2015 đến năm 2030
* Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, số liệu;
+ Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp những vấn đề của thực tiễn
quản lý phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
Trang 13+ Phương pháp kế thừa kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
+ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, đúc kết kinh nghiệm, đề xuất
giải pháp mới
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thu gom, phân loại CTRSH; đề xuất mô hình quản lý CTRSH ; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản
lý CTRSH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội
+ Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội giúp cho chính quyền địa phương có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả CTRSH trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn; góp phần xây dựng một đô thị thân thiện, hài hòa với thiên nhiên, môi trường sống, đem lại cho người dân cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư
+ Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): [3]
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), còn gọi là rác thải sinh hoạt (RTSH), là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
+ Thành phần phát sinh CTRSH: [8]
CTRSH phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người Rác sinh hoạt thải ra
ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi đô thị hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, viện nghiên cứu, trường học, các cơ quan nhà nước
Quản lý CTRSH [8]
Trang 14Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu huỷ chất thải Do vậy quản lý CTRSH cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý chất thải đã nêu trên Mục đích của quản lý CTRSH là bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu CTRSH, tận dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chế và sử dụng tối đa các thành phần còn hữu ích (hữu cơ, vô cơ có thể tái chế)
Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm về chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tham mưu cho Chính phủ trong việc đề xuất pháp luật, chính sách quản lý môi trường quốc gia, Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng trực thuộc Tỉnh và Thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo
vệ môi trường trong phạm vi quản lý thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế
cụ thể trong việc bảo vệ môi trường Công ty môi trường đô thị là chủ thể trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
Các khái niệm về công tác thực hiện trong quá trình quản lý CTRSH [8]:
- Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận
- Lưu giữ tạm thời CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định
ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý
- Vận chuyển CTR: là quá trình vận tải CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR
- Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR
Trang 15- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của
tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp
Sự tham gia của cộng đồng
Công tác thu gom và xử lý rác thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung chỉ có thể giải quyết một cách hiệu quả khi có sự tham gia của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý và đặc biệt là sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định các vấn đề, các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trường do rác thải gây nên Sự tham gia của cộng đồng có ý nghĩa là tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho họ quyền được sống trong một môi trường trong lành, sạch, đẹp, đồng thời được hưởng những lợi ích do môi trường đem lại Để làm được việc này, kinh nghiệm cho thấy, chính quyền đô thị đã trải qua quá trình tuyên truyền, vận động và thậm chí là có giải pháp cưỡng chế thực hiện để người dân tiến hành phân loại rác tại nguồn
Sự đầu tư thỏa đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để
đủ năng lực tiếp nhận, tiếp tục phân loại và tái chế lượng rác đã được phân loại sơ
bộ tại nguồn Như vậy, cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội, sự giác ngộ và nhận thức của cộng đồng, sự tham gia giám sát quản lý của cộng đồng có vai trò và
ý nghĩa rất quan trọng trong công tácquản lý CTRSH tại địa phương
Để sự tham gia của cộng đồng vào giám sát và quản lý CTRSH tại địa phương hiệu quả, cần kiện toàn và xây dựng quy trình quản lý khoa học, một đội ngũ cán bộ
có trình độ, có nhiệt tâm, tình nguyện khuyến cáo, vận động cộng đồng thu gom, phân loại rác thải Kết hợp và vận dụng cùng hệ thống chính trị ở địa phương xây dựng, theo dõi và giám sát thực hiện quy trình quản lý CTRSH
Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH
Những năm gần đây, việc huy động các nhân tố thị trường và cộng đồng dân
cư vào việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được gọi chung là xã hội hóa