1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật điêu khắc chăm pa

18 4,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

Vương quốc Chăm Pa (tiếng Chăm: Campapura đô thị Chăm; hay Nagara Campa xứ sở Chăm), là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là PandurangaChăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Vương quốc Chăm Pa (tiếng Chăm: Campapura - đô thị Chăm; hay Nagara Campa xứ sở Chăm), là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga-Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam

Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ miền bắc vào Đại Việt Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam

Di sản của nghệ thuật của Champa để lại ngày nay gồm điêu khắc đá Ch

amp a , kiến trúc Champa, hội họa Ch amp a và âm nhạc Champa, trong đó nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc trong các tháp Ch amp a Ở những nội dung chính phía sau, nhóm tập trung vào tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc Chămpa

Trang 2

I Giới thiệu vài nét về vương quốc Chămpa

1 Lịch sử vương quốc Chămpa :

_Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:

• Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá

• Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá

• Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại

_Dân tộc chính của Chăm Pa là tộc người Chăm được chia thành hai nhóm: Chăm ở phía Bắc và Chăm ở phía Nam Nhóm Nam Chăm thuộc bộ tộc Cau (Kramuta Vanusa) và Nhóm Bắc Chăm thuộc bộ tộc Dừa (Naeikela Vanusa) Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, vừa cạnh tranh nhau quyền đứng đầu Vương quốc Chăm Pa

_Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên

_Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ

-Theo sử liệu Trung Quốc, Vương quốc cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Sinhapura hay còn gọi là Vương quốc Lâm Ấp mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay

Trang 3

2 Lãnh thổ Chămpa

-Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15, lãnh thổ của vương quốc Chăm Pa có nhiều biến động về biên giới phía bắc với Đại Việt Lãnh thổ Chăm Pa ban đầu

là vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận

-Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử bao gồm bốn địa khu với tên gọi xuất phát từ lịch sử Ấn Độ Vị trí và lãnh thổ của các khu vực này như sau:

+ Amaravati: Nay là thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi

+ Vijaya: Thủ phủ cũng là thành phố cùng tên Vijaya mà trong sách sử

của người Việt gọi là Chà Bàn Địa khu này là toàn bộ khu vực tỉnh Bình Định ngày nay

+ Kauthara: Thủ phủ là thành phố Kauthara, nay là Nha Trang thuộc

tỉnh Khánh Hòa Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Khánh Hòa

và Phú Yên

+ Panduranga: Thủ phủ là thành phố Panduranga ngày nay là thị xã

Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay

là Ninh Thuận và Bình Thuận

3 Tôn giáo Chămpa

-Trước khi bị vua Lê Thánh Tông chinh phục năm 1471, tôn giáo chính của người Chăm là Ấn độ giáo Ấn độ giáo ở Chăm Pa chủ yếu là Si-va giáo, tức là đạo thờ thần Shiva Biểu tượng chính của tôn giáo Si-va của người Chăm

+ Linga (hay còn gọi là lingam) là một cột trụ có hình dương vật đại

diện cho Shiva Các vua Chăm thường xuyên dựng và cúng các linga bằng đá

để thờ ở trung tâm các đền tháp của hoàng gia

+ Mukhalinga là một linga mà trên đó có vẽ hoặc chạm hình ảnh

Shiva dưới dạng hình người hay hình khuôn mặt

+ Jatalinga là một linga mà trên đó chạm phong cách điển hình của

Shiva là kiểu tóc búi

+ Linga phân tầng là một cột linga chia làm ba phần đại diện cho ba

thể (trimurti) của thượng đế trong Ấn giáo: phần dưới cùng, là một khối hình

Trang 4

lập phương, tượng trưng cho Brahma; phần ở giữa, là một hình lăng trụ tám mặt, đại diện cho Vishnu; và phần trên cùng, có hình tròn, đại diện cho Shiva

+ Kosa là một khối kim loại hình trụ được sử dụng để che phủ cho

linga Việc hiến tế một kosa để trang trí cho linga là một nét đặc trung độc đáo của đạo Si-va của người Chăm

II Nghệ thuật điêu khắc Chămpa

1 Khái niệm

• Điêu khắc là một môn nghệ thuật mà người nghệ sĩ tác động vào những hình khối gọn gàng, tinh tế nhất nhằm thể hiện 1 hay nhiều ý nghĩa của tác phẩm Có thể là tượng đài (tượng đồng, đá, bê tông, ), có thể là biểu tượng (con sư tử vàng ở Lasvegas chẳng hạn), có thể là bích trương (hàng loạt bích trương ở Mêhicô là tác phẩm của các nhà điêu khắc chứ không phải họa sỹ) hay các phù điêu thạch cao (đền Parthenol), đồng, điêu khắc tồn tại trong không gian 3 chiều Điêu khắc gồm 2 thể loại chính: phù điêu, tượng tròn

Điêu khắc đá Chămpa có hai loại hình chính là phù điêu và tượng có chủ đề về thần voi, sư tử, chim thần Garuda, vũ nữ

Apxara, thần Visnu, thần Siva

o Tượng là một tác phẩm điêu khắc nhằm thay thế một cách đại diện một người, một con vật, hoặc một sự kiện, thông thường thực hiện ở kích thước thật hoặc

có thể lớn hơn phân biệt với tượng bán thân o

o Phù điêu là: Là hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ươc lệ

về khối

o Phù điêu 9 vị thần : Cho đến nay, đây là bức phù điêu

duy nhất về loại hình này được tìm thấy ở Champa Với lối thể hiện: Vị thần thứ nhất ngồi trên xe ngựa kéo và một vị thần ngồi trên bệ, còn các vị thần khác đều cưỡi trên một con vật được coi là vật cưỡi của thần Trừ vị thần thứ nhất ngồi trên xe 7 ngựa kéo, còn các vị thần khác, những con vật được coi là vật cưỡi của thần được điêu khắc ngay dưới bệ thần ngồi (các vị thần không trực tiếp cưỡi lên nó)

Trang 5

o Mặc dù ở Champa đã tiếp thu Ấn Độ giáo, mà Ấn Độ giáo cho rằng tất cả hành động kể cả hành động của thượng đế, cũng đều biểu thị ba khuynh hướng: sáng tạo, bảo tồn, hủy diệt, và được qui tụ thành ba đấng tối cao Brahma (thần sáng tạo) Visnu (thần bảo vệ), thần Siva (thần hủy diệt), được gọi là “Tam vị nhất linh”, nhưng qua bức phù điêu này, chứng tỏ tín ngưỡng đa thần vẫn tồn tại ở Champa

2 Những hình tượng thường thấy trong điêu khắc Chămpa

o Thần Indra

Được thể hiện ở tư thế ngồi ở 2 chân xếp bằng trên một cái bệ, đầu vị vỡ, bàn tay trái để úp lên đầu gối trái; bàn tay phải đặt ngữa trên đầu gối phải, và cầm một vật (lưỡi tầm sét) Ở bệ có một hình voi đang phủ phục Theo thần thoại Ấn Độ, Indra là vị thần đứng đầu các vị thần, vật cưỡi của thần là voi

o Bò Nandin

Theo thần thoại Ấn Độ thì kiếp trước của thần Siva là con bò Sau khi Siva hóa thân thành người thì con bò là vật cưỡi của thần Siva Do vậy quan niệm của Ấn Độ giáo thì con bò là vật cưỡi của thần Siva, cho nên tượng bò Nandin thường gắn với thần Siva.Trong điêu khắc đá Champa, khá nhiều tượng

bò Nandi được thể hiện dưới dạng tượng tròn và ở tư thế nằm

o Chim thần Garuda

Là vật cưỡi của thần Visnu, loại hình này khá phổ biến trong điêu khắc đá Champa Vì mẹ của loài rắn Naga đã giết mẹ của loài chim thần Gadura, do đó giữa hai loài này có mối thù truyền kiếp, vì thế chim thần Garuda thường bắt hoặc giết loài rắn Naga, đề tài này được thể hiện trong điêu khắc đá Champa khá phổ biến

o Sư tử

Sư tử là con vật không có ở Champa nhưng vua chúa Champa lại dùng

sư tử biểu hiện cho vương quyền Theo quan niệm của người Chăm sư tử biểu tượng cho quý tộc, cho sức mạnh vì theo truyền thuyết, sư tử là một trong mười kiếp hóa thân của thần Vishnu và đã giết được quỷ Hiraya Kapipu.Sư tử Champa thường được tạo thân hình vạm vỡ với các tư thế đứng, ngồi, quỳ, phổ biến là tư thế đứng Nghệ nhân thể hiện sư tử không hoàn toàn đúng theo đời thường nhưng lại được mang rất nhiều đồ trang sức Hầu hết sư tử đều là sư tử đực, hình thức thể hiện ở hai dạng phù điêu nổi và tượng tròn, tất cả đều ở tư thế đứng với hai biến thể: loại thứ nhất chân phải bước lên, khớp gối hơi gấp cong chân trái duỗi thẳng, loại kia thì ngược lại

Trang 6

o Voi

Là hình tượng khá phổ biến và sớm có mặt trong nghệ thuật điêu khắc Champa trên mọi loại hình Ngoài yếu tố là con vật quen thuộc có nhiều trên địa bàn cư trú, được sớm thuần dưỡng, thì voi cũng là biểu tượng của vật linh trong Ấn Độ giáo Voi là vật cưỡi của thần Indra (thần sấm sét, thần chiến tranh hay thần hộ mệnh) gọi chung là Dikapala

o Vật trang trí gắn ở góc tháp

Đây là hình tượng một mảng mây Mây là một biểu tượng “không giới” nơi ngự trị của các vị thần linh, mô típ này cũng khá phổ biến ở điêu khắc Champa Hình ngọn lửa thường gắn ở đỉnh tháp thường gắn ở góc tháp Lửa là yếu tố liên quan nhiều đến thần thoại và tôn giáo Thần thoại Ấn Độ gọi thần lửa là A-nhi, (Agni) lửa cũng là hình thức khởi phát của thần Siva

o Thần Siva

Trong các điêu khắc Chăm, vị thần được thờ phổ biến nhất là Siva - một trong ba vị thần tối cao Người Chăm tiếp thu văn hóa Ấn Độ giáo, tôn thờ thần Siva, vị thần đầy quyền năng Thần Siva theo tiếng Phạn là “tốt lành”, được gọi

là thần Hủy diệt, hủy diệt cái cũ để sáng tạo ra cái mới

Ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng có những bức phù điêu nữ thần Uma, vợ hay thần nữ của Siva, gọi là Bhagavati, được sùng kính ở vương quốc Chămpa, là Mẹ Xứ sở hay Pô Nưgar

o Nữ thần Devi

Được tạo tác bán thân, tóc búi kiểu hình tháp, lông mày liền nhau, mắt mở

to, sống mũi thẳng, cân đối, miệng hơi nở nụ cuời tạo nên khuôn mặt xinh đẹp, hài hòa, tượng để hở bộ ngực tròn căng sức sống nhưng lại tạo nên một cảm giác thánh thiện

Theo truyền thuyết, nữ thần Devi có tên Champa là Rija Kula Hara Devi,

là vợ của vua Indravarman II, người sáng lập triều đại Đồng Dương, triều đại Phật giáo vào thế kỷ thứ IX Vì Devi có công với đất nước, đặc biệt là thường giúp đỡ những người nghèo, cô nhi quả phụ, nên sau khi mất bà được phong thần và được vua Jaya Shinhavarman I dựng tháp thờ

o Nữ thần Laksmi-vợ thần Visnu

Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm ta bắt gặp tượng Laksmi trong nhiều

tư thế, phổ biến là tư thế ngồi trên mình rắn Naga, có đến 13 đầu rắn vây

Trang 7

quanh Nữ thần có 4 cánh tay, ba cánh với các biểu tượng: cầm hình con ốc, chĩa ba và cây chùy Tượng Laksmi thường ở trần, với hai bầu vú căng tròn

o Hình tượng những người cầu nguyện và tu sĩ

Có thể đây là hình tượng của những tu sĩ theo Ấn Độ giáo hoặc cũng có thể là tu sĩ của phái Mật Tông Riêng tượng thể hiện người đang khấn niệm, có

lẽ là tu sĩ của phái Mật Tông

o Tượng người

Đầu tượng bị mất, cổ đeo tràng hạt, tay trái bị vỡ mất hoàn toàn, tượng thể hiện ở tư thế ngồi hai chân xếp vào nhau, lòng bàn chân ngữa, hai tay đặt lên hai đầu gối Đây có thể là một thầy tu đang ngồi thiền

o Tượng phật

Đầu đội miện ba tầng, tay đeo trang sức chuỗi ngọc Phật được thể hiện ở

tư thế ngồi, hai chân bắt chéo nhau, chân phải đặt lên chân trái, tay trái đặt phía trước bụng, lòng bàn tay ngữa, tay phải giơ lên ngang ngực, lòng bàn tay hướng về phía trước Điêu khắc Phật giáo ở Đồng Dương (Inđrapura) tạo nên

cả một phong cách Đồng Dương Đây là cả một thánh đường Phật giáo: Có tượng Phật, tượng các vị La Hán và các tu sĩ Đặc biệt tượng các vị môn thần được coi là đẹp nhất và độc đáo nhất

3 Vũ điệu cung đình trong các tác phẩm điêu khắc

_Trong nghệ thuật điêu khắc đá Chămpa, hình tượng người múa được khắc tạc nhiều Loại hình này thường được gắn ở trán cửa hay trên các dải băng trang trí của những ngôi tháp Chàm… Bình Định từng là một trong những trung tâm lớn của vương quốc Chămpa cổ (trung tâm Vijaya) Nằm chung trong truyền thống của nền văn hóa này, giống như những nơi khác, hầu hết các tượng đều thể hiện những điệu múa mang hình thái tôn giáo, tín ngưỡng (các thần) và múa cung đình (lễ nghi, chúc tụng, đón khách) Bên cạnh các điệu vũ

của thần Siva, nữ thần Uma, nữ thần Sarasvati… thì vũ điệu tiên nữ Apsara

cũng là một hình tượng quen thuộc mà chúng ta thường bắt gặp

Trang 8

4 Cảm hứng phồn thực trong điêu khắc Chămpa

+ Ở Việt Nam có rất nhiều hình thức tín ngưỡng khác nhau như tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng phồn thực,…Các hình thức tín ngưỡng ấy có cùng đặc điểm chung đều mang đặc trưng của văn hóa nông nghiệp với những ý nghĩa: tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên , hài hòa âm dương (thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời-Đất, Tiên-Rồng, ), đề cao phụ nữ,…

+ GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm trong công trình “Tìm về bản sắc văn

hoá Việt Nam” cho rằng: Tín ngưỡng phồn thực-tín ngưỡng cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người

+ T.S Lê Văn Chưởng trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” cũng đưa ra khái

niệm: Tín ngưỡng phồn thực là sự tôn sùng và tin tưởng về sự sinh sôi nảy nở nhiều Tín ngưỡng phồn thực là một biểu hiện của triết lý truyền sinh, nó ở trong quĩ đạo tư duy lưỡng hợp

+ Tóm lại: “Tín ngưỡng phồn thực là một hình thức tín ngưỡng dân

gian thể hiện sự cầu mong, ước vọng về sự sinh sôi nảy nở, no đủ, sinh tồn của

tự nhiên và con người và được thể hiện dưới các hình thức biểu hiện mang tính phô diễn dưới dạng âm dương, đực cái”

+ “phồn thực” phải được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là giao hòa

đực cái, sự sinh sôi nòi giống hay biểu đạt tính tượng trưng của giao hòa nam

nữ mà còn là sự mong muốn, khát khao cuộc sống no đủ, đông đúc, cuộc sống được sinh sôi, nảy nở, mùa màng tươi tốt, cây cỏ xanh tươi, hoa quả nặng trĩu cành Do đó con người đã mượn cái sinh sôi để mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn Để thực hiện ước vọng, mong muốn của minh con người không còn cách nào khác là thần thánh hóa, gắn nó với yếu tố tâm linh và hình thức tín ngưỡng này được các biểu hiện dưới các biểu tượng, các trò chơi và các trò diễn được lưu truyền trong dân gian Và cứ thế, tín ngưõng phồn thực cứ tồn tại như một bộ phận của văn hóa dân gian và được xem như văn hóa tâm linh

- Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu bức thiết của con người Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ trọng Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt Để phát triển sự sống, cần cho con người sinh sôi Ở loại hình văn hóa nông nghiệp, hai hình thức sản xuất lúa gạo và snả xuất con người để kế tục dòng giống này có bản chất giống nhau Đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha) Từ một thực tiễn chung này, tư duy của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á nói chung và Nam Á nói riêng, đã phát triển theo hai hướng: những trí tuệ sắc sảo đi tìm qui

Trang 9

luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương Những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực

- Người Chăm cũng là cư dân nông nghiệp lúa nước nên họ rất coi trọng tín ngưỡng phồn thực Hình thức tín ngưỡng phồn thực của người Chăm cũng như người Việt đều dựa trên quan niệm âm dương lưỡng hợp rất rõ nét Đối với

cư dân Chăm ước vọng về sự sinh sôi nảy nở được phát triển thành một tinh thần phồn thực thể hiện khắp các mặt trong đời sống như phong tục tập quán, lễ hội… Linga và yoni được tôn thờ như hai vị thần, hai nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ phân biệt và hòa hợp với nhau để sinh ra vạn vật Nó được xem như

tư tưởng chủ đạo trong văn hóa Chăm Đồng thời nó cũng là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống văn hóa của họ

- Ngoài hình tượng yoni gắn liền với hình tượng linga trong các bệ thờ, dòng âm tính trong điêu khắc Chăm còn thể hiện những phù điêu các vũ nữ Apsara, tượng vũ nữ Aprasa với hình ảnh bầu ngực rất lớn nhưng bụng thon thể hiện khát vọng về sự dồi dào, sinh sôi và no đủ của người Chăm

- Ápsara tiềng Phạn có nghĩa là dòng suối mát Ápsara chỉ một trong

những vị nữ thần sông suối, cây sỏ xinh đẹp sống ở thiên đường Indra Theo truyền thuyết, Apsara được coi như là nữ thần biên giới, là vũ nữ của thần Indra, chuyên múa hát và dâng hoa cho các vị thần Apsara có biệt tài ca hát, nhảy múa có nghệ thuật yêu đương, là người bạn hay người yêu của mục đồng thiên giới Gandhawa, đặc biệt có tài khêu gợi tình dục, thậm chí phá được phép

tu khổ hạnh của các tu sĩ đắc đạo và làm xiêu lòng biết bao thần thánh

- Những vị thần này được coi là những thiên thần múa hát trên trời, dâng hương hoa để khánh chúc thần linh Hình tượng này khá phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Champa Đặc biệt là tượng Apsara được thể hiện với tư thế quỳ, hai tay đang chấp một búp hoa hoặc một loại quả, với động tác dâng cúng thần linh, bên cạnh là hình đám mây với khuôn mặt đầy nét nhân chủng Chăm, môi dày, cằm không bạnh, lông mày tỉa nhỏ, cánh mũi thanh thoát Đặc biệt bộ ngực trần vẫn giữ vẻ trinh nguyên, không mang vẻ trần tục như tượng các vũ

nữ Ấn Độ, hay thật nặng nề như ngực tượng vũ nữ Khơme

- Theo truyền thuyết Chămpa, tiên nữ Apsara là vũ nữ chuyên múa hát trên cõi trời do thần Indra (thần sấm sét) cai quản Vũ nữ Apsara với khuôn mặt đầy đặn, đầu đội mũ Mrần kiểu Kirata – Mukata có nhiều tầng với hai mắt mở

to, sóng mũi cao và nở rộng đó là đặc trưng của điêu khắc Chămpa Đi sâu vào bức tượng, ngắm nhìn, cố lọc ra những gì tưởng chừng như không hợp lý, nhịp điệu của cơ thể giúp cho chúng ta đi vào bên trong của sự kỳ diệu ấy Toàn bộ khối hình của người vũ nữ là hai hình tam giác đối đỉnh nhau tạo nên một cảm giác cân đối nhưng chông chênh Các đường lượn của tay và đùi tạo thành các đường gấp khúc uyển chuyển Với cánh tay dài nõn nà mà có thể nói là quá khổ

Trang 10

uốn cong thành một động tác tưởng chừng như là phi lý, nhưng chính cánh tay trái này làm thành một đường lượn kết nối hai phần của bức tượng, làm hai khối trở nên mềm mại và tinh tế hơn

- Qua vũ nữ Apsara trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa đã tiếp thu văn hóa Ấn Độ một cách sáng tạo những yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc Thông qua cải tiến những họa tiết vốn có và bổ sung thêm những yếu tố mới đã góp phần làm phong phú về mặt nghệ thuật văn hóa dân tộc Tuy nhiên sự tiếp thu đó mang tính cách dung nạp rồi sau đó bản địa hóa, địa phương hóa trở thành cái riêng của mình

- Qua các pho tượng trên cho thấy tín ngưỡng phồn thực của người Chăm không chỉ mang tính bản địa mẫu hệ mà còn thể hiện chất dương tính phụ hệ, không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng dân gian mà còn gắn liền, đi đôi với tôn giáo, ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo Có lẽ đây chính là nét riêng biệt và độc đáo nhất của tín ngưỡng phồn thực Chăm

5 Con trâu trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa

- Con trâu là động vật quen thuộc đối với các cư dân vùng Nam Á và Đông Nam Á Từ ngàn xưa, những cư dân cổ vùng nầy đã biết thuần hóa những con trâu sống nơi hoang dã thành trâu nhà, sử dụng sức mạnh của trâu vào việc cày bừa, kéo gỗ Gắn bó với loài người, trâu đã trở thành vật tổ hoặc biểu tượng của một số dân tộc Cũng như các cư dân cổ sống ở vùng đồng bằng Việt Nam , người Chăm biết trồng lúa nước, biết dùng sức kéo của trâu để cày bừa

Theo tín ngưỡng của họ, con bò được coi trọng hơn trâu, bởi nó là con vật

cưỡi của thần Siva - vị thần Hủy diệt và Sáng tạo; hình tượng con trâu xuất hiện ít hơn, song vẫn có một vị trí đáng kể trong điêu khắc Chăm.Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày một pho tượng Yama ngồi trên một chiếc bệ (ký hiệu 3.4) pho tượng nầy được tìm thấy tại khu tháp Mỹ Sơn, chiếc

bệ được chạm những đường kỷ hà giật cấp, phía trước thể hiện một con trâu, theo thần thoại Ấn Độ, Yama là Thần Chết, vị thần trông coi hướng Nam trong các Dikpakala (Thần Phương hướng), vật cưỡi của Thần là con trâu

+Yama (Mỹ Sơn)

+Yama (Quá Giáng)

+Dvarapala Đồng Dương

Ngày đăng: 27/08/2014, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w