TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI HẢI DƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CỤM TRƯỜNG CHUYÊN DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (NĂM 2010) MÔN: SINH HỌC LỚP 10. Câu 1. (1,5đ) Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và colesterol khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều colesterol so với màng tế bào phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này? Câu 2. (1đ) Đồ thị sau cho thấy nồng độ của một chất bên trong và bên ngoài tế bào. a. Nếu các chất được tự do di chuyển bằng khuếch tán, nó sẽ di chuyển như thế nào: Bên trong tế bào? Giữa các tế bào và giữa bên trong và bên ngoài tế bào? b. Nếu, sau một số giờ, nồng độ không thay đổi, em có giả định gì về sự di chuyển các chất qua màng tế bào? Câu 3. (1,5đ) Trong chuỗi hô hấp ty thể, các điện tử từ FADH 2 và NADH 2 đi qua các cytochrome giải phóng năng lượng để tổng hợp ATP như thế nào? Sự tổng hợp ATP theo cách này được gọi là gì? Câu 4. (1đ) Trong hô hấp hiếu khí, khi oxi hóa hoàn toàn một phân tử C 6 H 12 O 6 , tổng số ATP thu được lại có hai chỉ số 36 hoặc 38? Câu 5. (1đ) Phương trình hóa học chung của quang hợp ở cây xanh là gì? Tại sao không phải là phương trình rõ ràng cho thấy nguồn gốc thực sự của các phân tử oxy giải phóng? Câu 6. (1,5đ) Những chất hóa học được sản xuất bởi quang phân ly nước là gì? Chúng được sử dụng như thế nào? 1 Màng tế bào Môi trường ngoài Tế bào chất A B C 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 Nồng độ Câu 7. (1đ) Sự khác nhau giữa bào tử sinh sản và giao tử là gì? Câu 8. (1,5đ) S¬ ®å chu kú tÕ bµo vµ c¸c ®iÓm chèt: Nªu ý nghÜa c¸c ®iÓm chèt trong s¬ ®å trªn? Câu 9. (1đ) Tại sao hầu hết các bệnh tật mới ảnh hưởng đến người dân hiện nay chủ yếu là do virus gây ra (ví dụ như SARS, dịch cúm H5N1)? Câu 10. (1đ) Retro virút là gì? Chúng sinh sản như thế nào? Câu 11. (2đ) Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ theo những cách nào? Cho ví dụ? Nêu tên các kiểu dinh dưỡng tương ứng? Câu 12. (1đ) Tại sao trong sản xuất bánh mì các vi sinh vật lên men rượu được sử dụng còn các sinh vật lên men lactic thì không? Câu 13. (1,5đ) Tại sao các vi khuẩn kị khí bắt buộc khi tiếp xúc với oxi phân tử lại bị chết? Câu 14. (1đ) Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để nhanh chóng phân biệt được hai quá trình lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình? Câu 15. (2,5đ) Etanol nồng độ cao (70 – 80% ) và chất kháng sinh penixillin thường được dùng để diệt khuẩn trong y tế. a. Hãy nêu các khác biệt trong tác dụng diệt khuẩn của hai loại trên. b. Vì sao vi khuẩn rất khó biến đổi đề kháng được với etanol nhưng lại có thể biến đổi đề kháng được với penixillin? 2 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1. ( 1,5đ ) - Phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao. 0,5đ - Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no. 0,5 đ - Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh động của màng 0,5 đ Câu 2. (1 đ) a. Các chất di chuyển theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đền nơi có nồng độ thấp 0,5 đ b. Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất tan. 0,5đ Câu 3. (1,5đ) - NADH 2 và FADH 2 bị oxi hóa thành NAD + và FAD + giải phóng H + và e giàu năng lượng. 0,25 đ - e giàu năng lượng đi qua các cytochrome cung cấp năng lượng bơm H + vào khoang gian màng ty thể. 0,5 đ - Nồng độ H + trong khoang gian màng ty thể cao tạo động lực protôn đẩy H + qua ATP syntheaza tổng hợp ATP. 0,5 đ - Đây là quá trình phosphoryn hóa oxi hóa. 0,25đ Câu 4. (1 đ) - Loại tế bào có hệ thống con thoi glyxerol photphat chuyển H + và e từ NADH 2 sinh ra từ quá trình đường phân trong tế bào chất vào NADH 2 trong ty thể sẽ có chỉ số 38 ATP. 0,5 đ - Loại tế bào có hệ thống con thoi Malat - Aspatat chuyển H + và e từ NADH 2 sinh ra từ quá trình đường phân trong tế bào chất vào FADH 2 trong ty thể sẽ có chỉ số 36 ATP. 0,5 đ Câu 5. (1 đ) - Phương trình tổng quát quang hợp ở cây xanh: 6 CO 2 + 6H 2 O + NLAS C 6 H 12 O 6 + 6O 2 Theo PTTQ trên: O 2 được giải phóng từ CO 2 0,5 đ - Phương trình tổng quát 6CO 2 + 12H 2 O + NLAS C 6 H 12 O 6 + 6O 2 + 6 H 2 O O 2 được giải phóng từ H 2 O 0,5 đ Câu 6. (1,5đ) - Quang phân ly nước tạo H + , e, và O 2 0,5 đ - O 2 được giải phóng 0,2 đ - e tạo ra bù cho phân tử diệp lục bị mất e. 0,4 đ - H + tích hợp vào NADP tạo NAPH 2 . 0,4 đ Câu 7. (1 đ) - Bào tử sinh sản được tạo ra do giảm phân hoặc nguyên phân. 0,25đ - Giao tử tạo ra từ giảm phân. 0,25đ - Bào tử sinh sản phát triển thành cơ thể không cần phải kết hợp với loại khác. 0,25đ - Giao tử phải kết họp với giao tử khác loại mới phát triển thành cơ thể. 0,25đ 3 Câu 8. (1,5đ) - Điểm chôt G1: Kiểm tra các quá trình đã hoàn tất ở G1, phát động sự tái bản AND. 0,5 đ - Điểm chốt G2: Kiểm tra sự chính xác khi hoàn tất quá trình tự nhân đôi AND. Phát động sự đóng xoắn NST, hình thành vi ống cho thoi phân bào. 0,5 đ - Điểm chốt M: Kiểm tra sự hoàn tất các quá trình tan rã màng nhân, tạo thoi phân bào, gắn NST vào tơ vô sắc. Giúp tế bào chuyển từ kì giữa sang kì sau. 0,5 đ Câu 9. (1 đ) - Do virut có sẵn bị đột biến thành virut gây bệnh mới. Nhiều loại virut rất dễ bị đột biên. 0,5 đ - Do sự chuyển đổi vật chủ của virut: Từ động vật sang người. 0,5 đ Câu 10. (1 đ) - Retro virut là vi rút có vật liệu di truyền là ARN 0,25đ - Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ chúng sử dụng enzym sao chép ngược tạo ADN từ khuôn mẫu ARN của chúng. 0,25đ - ADN được tạo ra tích hợp vào bộ gen tế bào vật chủ. 0,25đ - ADN sau khi tích hợp sẽ kích thích tế bào vật chủ tổng hợp các thành phần tạo nhiều virut mới. 0,25đ Câu 11. (1 đ) - Quang hợp thải O 2 và quang hợp không thải O 2 . 0,25đ - Vi khuẩn lam: 6 CO 2 + 6H 2 O + NLAS C 6 H 12 O 6 + 6O 2 Quang tự dưỡng 0,25đ - Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục: CO 2 + 2 H 2 S + NLAS > C 6 H 12 O 6 + 2 S + H 2 O Quang tự dưỡng 0,25đ - Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục: CO 2 + C 2 H 5 OH + NLAS > C 6 H 12 O 6 + CH 3 CHO + H 2 O Quang dị dưỡng 0,25đ Câu 12. (1 đ) - Vi sinh vật lên men rượu giải phóng CO 2 làm nở bánh mì. 0,5 đ - Vi sinh vật lên men lactic không giải phóng CO 2 0,5 đ Câu 13. (1,5 đ) - Vi sinh vật kị khí bắt buộc không có enzym phân giải H 2 O 2 (như catalaza ). H 2 O 2 là chất độc đối với tế bào. 0,5 đ - H 2 O 2 được tạo ra trong hô hấp hiếu khí: FADH 2 + O 2 FAD + + H 2 O 2 0,5 đ Câu 14. (1 đ) - Lên men lactic đồng hình không tạo CO 2 . Lên men lactic dị hình tạo CO 2 . - Dùng phương pháp thu và phát hiện CO 2 để phân biệt hai loại lên men. Câu 14. (2,5 đ) a. - Etanol làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất 0,25đ - Penixillin gắn vào ribosome của vi khuẩn, từ đó ức chế tổng hợp peptidoglucan. 0,25đ - Etanol tác dụng không chọn lọc đối với tất cả vi khuẩn. 0,25đ - Penixillin chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn G + . 0,25đ - Etanol thường dùng sát khuẩn trên da, bề mặt dụng cụ. 0,25đ - Penixillin thường được đưa vào cơ thể ( tiêm hoặc uống) 0,25đ 4 b. - Vi khuẩn rất khó biến đổi lipit màng nên không đề kháng được Etanol 0,5 đ - Vi khuẩn có thể phát sinh đột biến tạo enzym Penixillinaza phá hủy penixillin. 0,5 đ 5 . CHUYÊN NGUYỄN TRÃI HẢI DƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CỤM TRƯỜNG CHUYÊN DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (NĂM 2 010) MÔN: SINH HỌC LỚP 10. Câu 1. (1,5đ) Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc. một chất bên trong và bên ngoài tế bào. a. Nếu các chất được tự do di chuyển bằng khuếch tán, nó sẽ di chuyển như thế nào: Bên trong tế bào? Giữa các tế bào và giữa bên trong và bên ngoài tế bào? . 12. (1đ) Tại sao trong sản xuất bánh mì các vi sinh vật lên men rượu được sử dụng còn các sinh vật lên men lactic thì không? Câu 13. (1,5đ) Tại sao các vi khuẩn kị khí bắt buộc khi tiếp xúc