5điểm - Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt tạo thành túi bộ máy gôngi.. năng hoạt động của hệ tuần
Trang 1CẤU TRÚC ĐỀ THI Đơn vị dự thi: THPT Chuyên Bắc Ninh
MÔN THI: Sinh
KHỐI 10
TT
câu
hỏi
1
a Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn ” có trên màng sinh chất
Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và
chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
b Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết
quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát
cắt phôi đun cách thủy Tại sao có sự khác nhau đó? Từ thí nghiệm này rút ra
kết luận gì?
c Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi dim đường người ta
thường luộc qua nước sôi?
2 5
2
Trả lời ngắn gọn các câu sau:
a Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự
nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP?
b Trong điều kiện nào thì xảy ra quá trình tổng hợp ATP tại lục lạp và ti thể?
Quá trình tổng hợp ATP ở 2 bào quan đó khác nhau cơ bản ở điểm nào?
c Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử
dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp
nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?
2 5
3
a Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì?
b Trình bày điểm khác nhau giữa quang hợp và hóa tổng hợp
c Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu
trình này?
2 5
4
Bệnh đốm trắng ở tôm sú là một dịch bệnh do virut truyền nhiễm làm tôm
chết hàng loạt, gây tổn thất nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm nước ta Virut
này có hệ gen là ADN và vật chủ là tôm cua
Hãy cho biết:
- Đặc điểm cấu trúc và vòng đời của virut
- Các sự kiện diễn ra khi virut sinh sản và phá hủy tế bào vật chủ Các con
đường lây lan truyền bệnh của virut này? Khi tôm bị bệnh có sử dụng được
kháng sinh pênixilin chữa trị không? Vì sao? Ăn tôm bệnh, người ăn có bị
bệnh không? Vì sao?
2
5
a So sánh lên men rượu và lên men lactic?
b Xác định kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng và nguồn các bon của các vi
sinh vật sau đây: vi khuẩn lam, vi khuẩn nỉtrat, vi khuẩn lục, nấm men
c Thuốc kháng sinh là gì? Nêu tác động của thuốc kháng sinh
d Ở vi khuẩn loại bào tử nào không giữ chức năng sinh sản? Nêu sự hình
thành bào tử này?
4
Trang 21 Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan trong sự
nhân lên của virút
2 Cho sơ đồ sau:
A Glucôzơ nấm men (không có Oxi) X + CO2 + năng lượng
B Glucôzơ VK lactic (không có Oxi) Y + năng lượng
a Tên gọi của 2 quá trình trên là gì? Xác định X, Y
b Tại sao năng lượng cho 2 quá trình trên là ít? Xác định ATP cho mỗi
quá trình? Chất cho và chất nhận electron trong quá trình phân giải
glucôzơ ở đâu?
c Nếu thay điều kiện ở 2 phương trình trên có Oxi thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?
3 Để dưa ngon, khi muối dưa chúng ta phải chú ý điều gì? Vì sao? Vì sao không nên để dưa quá lâu?
4
7
Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến
vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 3024 NST đơn Tỉ lệ số tế
bào tham gia vào đợt phân bào tại vùng chín so với số NST đơn có trong một
giao tử được tạo ra là 4/3 Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 50% đã tạo ra
một số hợp tử Biết rằng số hợp tử được tạo ra ít hơn số NST đơn bội của
loài
a Xác định bộ NST 2n của loài
b Số NST đơn mà môi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển
của tế bào sinh dục đã cho là bao nhiêu?
c Xác định giới tính của cá thể chứa tế bào nói trên Biết giảm phân
bình thường không xảy ra trao đổi chéo và đột biến
2 5
Trang 3ĐÁP ÁN MẪU MÔN THI:
KHỐI 10
TT
câu
hỏi
1
a Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin (0 5điểm)
- Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt tạo thành túi bộ
máy gôngi Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất
saccarit glycoprotein hoàn chỉnh đóng góiđưa ra ngoài màng bằng
xuất bào
b Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt
phôi đun cách thủy là do (1điểm)
- Đun sôi cách thủy các phôi trong 5 phút Để giết chết phôi
- Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu Vì tế bào sống có khả
năng thẩm chọn lọc chỉ cho các chất cần thỉết đi qua màng vào trong tế bào,
còn phôi chết không có đặc tính này
Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do MSC có khả năng
thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu Còn phôi chết MSC mất khả năng
thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sính bắt màu
c Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy: (1 điểm)
- Tính thấm chọn lọc của màng giảm (quá trình vận chuyển chủ động qua tế
bào không diễn ra) , tế bào không bị mất nước mứt giữ nguyên được hình
dạng ban đầu không bị teo lại
- Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong mứt có vị ngọt từ bên
trong
2 a Vì không tiêu tốn oxi Khi cơ thể vận động mạnh các tế bào cơ co cùng
một lúc thị hệ tuần hoàn chưa cung cấp đủ lượng oxi cho hô hấp hiếu khí, khi
đó giải pháp tối ưu là hô háp kị khí, kịp đáp ứng ATP mà không cần oxi
(0 5điểm)
b Điều kiện có sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữ 2 bên màng tilacôitvà màng
trong ti thể khi hoạt động quang hợp và hô hấp (1điểm)
- Quá trình tổng hợp ATP tại lục nạp nhờ năng lượng ánh sáng, quá trình
tổng hợp ATP tại ti thể nhờ năng lượng của quá trình oxi hóa nguyên liệu hô
hấp
c Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu là từ các axit béo
(1điểm)
Axit béo có tỉ lệ oxi/ cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ Vì
vậy, ,khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều
oxi, mà khi hoạt động mạnh lượng oxi mang tới tế bào bị giới hạn bởi khả
Trang 4năng hoạt động của hệ tuần hoàn mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mõ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ
3
a Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng
ánh sáng đã chuyển thành năng lượng trong ATP, NADPH (0 25điểm)
- Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ (C6H12O6) (0 25điểm)
b Điểm khác nhau giữa quang hợp và hóa tổng hơp: (1điểm)
Xảy ra chủ yếu ở cây xanh, tảo , vi
khuẩn quang hợp
Xảy ra ở các loại vi khuẩn hóa tổng hợp: VK sắt, VK lưu huỳnh, VK nitơ
Sử dụng năng lượng ánh sáng Sử dụng năng lượng từ các phản ứng
oxi hóa các chất vô cơ co trong môi trường
Nguồn cung cấp C là CO2, nguồn
cung cấp H là H2O
Nguồn cung cấp C là CO2, nguồn cung cấp C không phải là H2O mà là
H2S, H2
Sản phẩm chất hữu cơ nhiều, cung
cấp cho sự sống toàn bộ sinh giới,
thải ra oxi điều hòa khí hậu
Sản phẩm chất hữu cơ tạo ra ít, hình thành các hợp chất muối tích lũy trong đất, không thải ra oxi
c Các giai đoạn của chu trình Crep:
Axit piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để vào chất nền của ti thể Tại đây 2 phân tử axit piruvic bị oxi hóa thành axêtil côenzim
25điểm)
Axêtil côenzim A đi vào chu trình Crep với 5 giai đoạn: (0 5điểm)
- Từ axêtil côenzimA kết hợp với ôxalôaxêtic để tạo axit xitric có 6C
- Từ axit xitric có 6C qua 3 phản ứng, loại được 1 CO2 và tạo ra 1 NADH
- Từ axit xêtôglutaric (5C) loại 1 CO2và tạo ra 1 NADH cùng với axit 4C
- Từ axit 4C qua phản ứng tạo ra 1 phân tử ATP và 1 phân tử FADH2
- Cuối cúng qua 2 phản ứng để tạo được 1 NADH và giải phóng ôxalôaxêtic (4C)
Cứ 1 phân tử axêtil côenzimA đi vào chu trình Crep cho được 3 phân tử
NADH + 1ATP + 1 phân tử FADH2 + 2 phân tử CO2
* Ý nghĩa của chu trình Crep (0 25điểm)
Thông qua chu trình Crep phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào Tạo ra nhiều NADH
và FADH2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào Tạo nguồn cacbon cho các quá trình tổng hợp Có rất nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian của các quá trình chuyển hóa
- Đặc điểm, cấu trúc, và vòng đời: virut chưa có cấu trúc tế bào, chỉ gồm 1
Trang 5lõi AND được bao bọc bởi vỏ bọc protein Virut là thể ký sinh bắt buộc, chỉ
có thể tạo ra các phấn tử virut mới bên trong tế bào ký chủ bằng cách sử dụng
bộ máy sinh tổng hợp của tế bào ký chủ
b Các sự kiện diễn ra khí virut sinh sản và phá hủy tế bào ký chủ của
virut: 8 bước (Mỗi ý đúng cho 0 2điểm)
+ Hấp phụ trên tế bào ký chủ
+ Xâm nhập vào tế bào, tháo bỏ vỏ protein
+ Sao chép mã di truyền sang ARN thông tin
+ Tổng hợp prôtêin giai đoạn đầu
+ Tái tạo AND của virut
+ Tổng hợp prôtêin giai đoạn cuối
+ Lắp ráp AND vào vỏ protein
+Giải phóng virut ra khỏi tế bào ký chủ
c Các con đường truyền bệnh: (0 5điểm)
+ Từ tôm mẹ sang ấu trùng và tôm con
+ Từ các vật chủ bị bệnh khác trong tự nhiên (ao nuôi) tôm sú nuôi không dùng penicillin chữa bệnh vì penicilin ức chế sự tổng hợp thành phần peptidoglycal ở vách tế bào vi khuẩn, nhưng thành phần này không có ở tế bào virut không lây khi ăn tôm vì virut này không lây nhiễm và gây bệnh ở người
5 a So sánh lên men rượu và lên men lactic
* Giống nhau: (0 5điểm)
- Do VSV thực hiện
- Nguyên liệu: C6H12O6
- Môi trường yếm khí (không có oxi)
* Khác nhau (0 5điểm)
PƯ: C6H12O6-> 2C2H5OH + 2CO2
Tác nhân: nấm men
Sản phẩm: rượu , CO2
C6H12O6 -> 2CH3CHOHCOOH
Vi khuẩn lactic Axit lactic
b Kiểu dinh dưỡng , nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi khuẩn
lam, vi khuẩn nitrat, vi khuẩn lục, nấm men: (1điểm)
c Thuốc kháng sinh là những thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay
kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu (0 5điểm)
- Thuốc kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử , thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứing trong quá trình phát
triển của vi khuẩn (0 5điểm)
d Nội bào tử
Trang 6- Đây là loại bào tử được hình thành khi vi khuẩn gặp môi trường không
thuận lợi (chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất trao đổi độc hại quá nhiều …)(0 5điểm)
- Quá trình hình thành nội bào tử: vi khuẩn mất khoảng 70% nước, kích thước nhỏ lại, hinh thành vỏ dày Bào tử có thể tồn tại khá lâu trong điểu kiện nhiệt độ cao, trong một số chất độc, trong kháng sinh mà bình thường tế
bào sinh dưỡng bị chết rất nhanh (0 5điểm)
1 Sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan trong sự nhân lên của virut
- Chu trình tan: Chu trình nhân lên của virut kết thúc bằng sự hòa tan và giết chết TB chủ được gọi là chu trình tan Virut nhân lên gây ra chu trình tan
gọi là virut độc (0 5điểm)
- Chu trình tiềm tan: không tạo virut mới hay không phá hủy TB mà virut
gắn hệ gen vào TB, khi NST phân chia hệ gen của virut cũng nhân theo (0 5điểm)
2 a Sơ đồ A nấm men tiến hành lên men rượu, X: etanol
Sơ đồ B vi khuẩn lactic tiến hành lên men lactic, Y: axit lactic (0
25điểm)
b Trong 2 quá trình trên năng lượng tạo ra ít, do glucôzơ không được phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O, năng lượng còn lại tích lũy trong các liên kết hữu cơ của phân tử etanol và axit lactic Chỉ có 2 ATP được tích lũy Chất cho e là glucôzơ
Sơ đồ A chất nhận e là axetaldehit Sơ đồ B chất nhận e là piruvic (0 25điểm)
c Nếu thay điều kiện có oxi thì
- Sơ đồ A: nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí Glucôzơ bị phân hủy hoàn toàn; Năng lượng tạo ra nhiều (38 ATP); sản phẩm X; H2O chất nhận e
là khí oxi (0 25điểm)
- Sơ đồ B: trong điểu kiện có oxi, vi khuẩn lactic bị ức chế sinh trưởng vì
nó là vi khuẩn kị khí bắt buộc, TB thiếu enzim catalaza, SOD giúp chúng tồn
tại trong điều kiện có oxi (0 25điểm)
3 Để dưa ngon, khi muối chúng ta phải chú ý: (Mỗi ý đúng cho 0
5điểm)
- Phải phơi rau ở nơi nắng nhẹ hoặc thoáng mát để giảm lượng nước trong dưa (có nghĩa tăng lượng đường trong dưa) Nếu trời lạnh thì cho nước ấm,
bổ sung thêm đường để làm thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic (đảm bảo lượng đường trong rau trên 5-6%)
- Thêm một ít nước dưa cũ thì dưa nhanh chua hơn vì nước dưa cũ cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển Bổ sung thêm hành (tỏi, giềng) vào cùng nguyên liệu ban đầu tạo điều kiện lên men lactic được nhanh hơn
- Tạo điều kiện yếm khí cho dưa bằng cách cho ngập toàn bộ dưa trong nước muối để vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế phát triển của vi
Trang 7khuẩn lên men thối
Không nên để dưa quá lâu vì:
-Dưa sẽ bị khú do hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó
sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic Lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp, làm giảm hàm lượng lactic Hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được do đó làm khú dưa
a Gọi a là số lần nguyên phân ở tế bào sinh dục tại vùng sinh sản (a
nguyên dương)
NST cung cấp cho quá trình phát triển của tế bào sinh dục:
(2a + 1 – 1) 2n = 3024
Số TB tham gia đợt phân bào cuối cùng tại vùng chin: 2k
Theo đề bài ta có: 2a / n = 4 / 3 => a = 5 , n = 24
Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 48NST(1điểm)
b Só NST đơn môi trường cung cấp cho giai đoạn sinh sản của tế bào sinh dục: (2a – 1) 2n = 31 48 = 1488 NST
Số NST đơn trong môi trường nội bào cung cấp cho giai đoạn sinh trưởng của tế bào sinh dục: 2a 2n = 32 48 = 1536 NST(1điểm)
c Gọi b là số giao tử đực tạo ra từ một tế bào sinh dục chín ta có tổng số giao tử tham gia thụ tinh là: 32 b
Số hợp tử được tạo ra là: 32 b 50% = 16 b < 24 Vậy b = 1
Vậy cá thể trên là cá thể cái (0 5điểm)