2 điểm a Sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm những pha nào?. c Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm ph
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ
III MÔN SINH HỌC: LỚP 10
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu 1: ( 2,0 điểm)
a) Nêu chức năng của mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo
mô hình khảm động
b) Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
c) Những câu sau đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng
c1 Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên
c2 Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan
c3 Vận chuyển dễ dàng các chất qua màng tế bào là phương thức vận chuyển cần tiêu phí năng lượng ATP
Câu 2: (2 điểm)
a) Hô hấp hiếu khí nội bào có thể được chia làm mấy giai đoạn chính? là những giai đạon nào? Mỗi giai đoạn đó diễn ra ở đâu?
b) Tại sao hô hấp kị kí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được CLTN duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP
c) Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? vì sao?
Câu 3: ( 2 điểm)
a) Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó
b) Để tổng hợp 1 phân tử glucô, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu phần tử CO2 , bao nhiêu phân tử ATP, NADPH?
c) Giải thích tại sao khi chất độc ức chế 1 enzim của chu trình CANVIN thì cũng ức chế các phản ứng của pha sáng
d) H2O hình thành trong quang hợp ở pha sáng hãy pha tối giải thích
Câu 4: (1 điểm)
Nêu sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacôít của lục lạp và trên màng ti thể Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
Câu 5 ( 1 điểm)
a) Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm những giai đoạn nào? Nêu diễn biến cơ bản ở các pha của kỳ trung gian
Trang 2b) Sự phân chia của vi khuẩn có theo các pha như trên không?
Câu 6 ( 1 điểm)
- 1 loại sinh vật có bộ NST 2n = 8
a) Số loại giao tử không mang NST nào của ông nội là bao nhiêu
b) khả năng xuất hiện 1 hợp tử mang 1 NST có nguồn gốc từ ông nội và 2 NST có nguồn gốc từ ba ngoại là bao nhiêu?
Câu 7 ( 2 điểm)
a) Nêu 3 đặc điểm cơ bản của virut
b ) Nêu các thành phần chủ yếu cấu tạo 1 virion
c) trình bày sự phát triển của virut ở tế bào vi khuẩn Vì sao ít khi virut ôn hoà trở thành viruts độc
Câu 8 (2 điểm)
a) Sơ đồ dưới đây là các con đường giải phóng năng lượng ở vi sinh vật
Chất cho eletron hữu cơ.
a1 Em hãy cho biết tên các con đường A, B, C
a2 Phân biệt các con đường trên về điều kiện xảy ra, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm tạo thành
b) Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin của mình từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?
Câu 9 ( 2 điểm)
Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích
a) Rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để quá lâu thì độ chua giảm dần
b) Trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn ký sinh gây bệnh
c) Rượu vang nếu không được thanh trùng đúng cách rất dễ bị vi khuẩn lắc tích dị hình làm chua, do đó không để được lâu
d) Thuật ngữ vi sinh vật khuyết dưỡng dùng để chỉ các vi sinh vật có khả năng phát triển với CO2 là nguồn cacbon duy nhất
Câu 10 (2 điểm)
-3; SO42-; CO2
C B
A
Q
Trang 3a) Dựa vào nhu cầu ô xi cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm men rượu và vi khuẩn giang mai được xếp vào các nhóm vi sinh vật nào
b) Kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá? Vai trò của vi khuẩn này với cây trồng
Câu 11 ( 2 điểm)
a) Sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm những pha nào?
Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục thì sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là thích hợp?
b) Trong sản xuất sinh khối tế bào người ta áp dụng phương pháp nuôi cấy nào? Ưu điểm của phương pháp đó là gì?
c) Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
d) Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự huỷ ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ
III MÔN SINH HỌC: LỚP 10 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1
(2 điểm)
a) Chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên MSC theo mô hình khảm động
- Phốt phô lipit: là chất lưỡng cực không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích điện đi qua, và cho các phân tử kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit đi qua
- Các prôtêin màng: Các kênh vận chuyển các chất, thụ để thu nhập thông tin, các prôtêin làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong 1 mô, các enzim tham gia trao đổi chất
- Colesteron: Làm tăng độ ổn định của MSC
b) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua MSC
- Chiều vận chuyển: Vận chuyển thụ động theo chiều gradient nồng độ, vận chuyển chủ động: ngược chiều gradient nồng độ
- Nhu cầu sử dụng năng lượng: Vận chuyển thụ động, không tiêu tốn NLATP, vận
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Trang 4chuyển chủ động tiêu tốn NL ATP
c) Những câu sau đúng hay sai, nếu sai sửa lại cho đúng
c1: Sai Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị co lại vì tế bào mất nước
c2 Sai, tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên nhưng
không bị vỡ tan vì có thành tế bào, do đó tạo sức trương
c3 Sai, vận chuyển dễ dàng là phương thức vận chuyển thụ động nhờ sự giúp đỡ của
protêin, không tiêu phí năng lượng
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2
a) Quá trình hô hấp tế bào từ 1phân tử glucozơ được chia làm 3 giai đoạn chính:
Đường phân, chu trình crép và chuỗi chuyền elrctron hô hấp
- Đường phân diễn ra trong TBC, chu trình crép diễn ra trong chất nền ti thể, chuỗi
truyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong ti thể
b) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được CLTN duy trì ở các tế
bào cơ của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP
- Mặc dù hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ của người nói riêng và
của động vật nói chung lại rất cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu tốn oxi, Khi cơ
thể vận động mạnh như chạy, nâng vật nặng các tế bào cơ trong mô cơ co cùng 1
lúc thì hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ lượng ôxi cho hô hấp hiếu khí Khi đó giải
pháp tối ưu là hô hấp kị khí kịp đáp ứng ATP mà không cần ô xi
c) Quá trình hô hấp tế bào của 1 vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay
yếu? Vì sao?
- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh, vì khi
tập luyện các tế bào cơ cần nhiều năng lượng, do đó quá trình hô hấp tế bào phải
được tăng cường
- Nếu tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ô xi
cho hô hấp ở tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men tạo ATP Khi đó
có sự tích luỹ axit lactic trong tế bào dẫn đến đau mỏi cơ
0,25 đ
0,25 đ
1 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
(2 điểm)
a) Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp
glucô cần năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp
- Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp
dãy chuyền điện tử, phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành
năng lượng tích trong ATP và NADPH
0,25 đ
0,25 đ
Trang 5- Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ
chất của chu trình Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ ATP
và NADPH do pha sáng cung cấp
0,25 đ
b) Để tổng hợp 1 phân tử gluco, chu trình Canvin cần sử dụng 6 phân tử CO2, 18
phân tử ATP, 12 phân tử NADPH
c) Giải thích tại sao khi chất độc ức chế 1 enzim của chu trình canvin thì cũng ức
chế các phản ứng của pha sóng
- Vì pha sóng cần ADP và NADP+, nhưng những chất này lại không được sinh ra
khi chu trình canvin ngừng hoạt động
d) H2O hình thành trong quang hợp ở pha tối
+ Từ phương trình chung về quang hợp ở cây xanh
NLAS
6 CO + 12H2O C6H12O6 + 6H2O + 6O2
HST
+ Theo phương trình trên, 6 nguyên tử ô xi của 6 phân tử H2O ở vế bên phải của
phương trình là 6 nguyên tử ôxi của CO2 Vậy H2O sinh ra trong quang hợp từ pha
tối
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
(1 điểm)
Sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacốit của lục lạp và
trên màng ti thể Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế
nào
Điểm khác :
Chuỗi chuyển điện tử trên mang
tilacốit
Chuỗi chuyền điện tử trên màng tithể
+ electron đến từ Diệp lục + eletron đến từ các chất hữu cơ
+ Năng lượng có nguồn gốc từ ánh
sáng
+ Năng lượng có nguồn gốc từ chất hữu
cơ
+ electron cuối cùng được NADP+
thu nhập thông qua PSI và PSII
+ Chất nhận e- cuối cùng là O2
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
- Năng lượng được dùng để chuyển tải các ion H+ qua màng, khi dòng H+ được vận
chuyển qua ATP - synthetaza; ATP - synthetaza tổng hợp ATP từ ADP
0,25 đ
Câu 5
(1 điểm)
a) Chu kỳ tế bào ở tế bào nhân thực gồm kỳ trung gian ( G1 + S+ G2) và quá trình
nguyên phân
- Diễn biến cơ bản các pha của kỳ trung gian
+ Pha G1 : Diễn ra sự gia tăng TBC, hình thành thêm các bào quan khác nhau, phân
hoá về cấu trúc, chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin, chuẩn bị các tiền chất,
các điều kiện cho sự tổng hợp ADN)
0,25 đ
0,25 đ
Trang 6+ Pha S: Diễn ra sao chép ADN và nhân đôi NST, pha S còn diễn ra sự nhân đôi
trung tử và quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ cao phân tử, các hợp chất giàu
năng lượng
+ Pha G2: Tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò với sự hình thành thoi phân bào NST
ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như cuối pha S
b) Sự phân chia của vi khuẩn không theo các pha như trên, vì vi khuẩn phân chia
trực phân
0,25 đ
0,25 đ
Câu 6
(1 điểm)
a) Số loại giao tử không mang NST nào của ông nội
C0 = 1 b) Khả năng xuất hiện một hợp tử mang 1 NST có nguồn gốc từ ông nội và 2 NST
có nguồn gốc từ bà ngoại
=
0,5 đ
0,5 đ
Câu 7
(2 điểm)
a) 3 đặc điểm cơ bản của virut
- Có cấu tạo đơn giản, ( chỉ gồm axit nuclêic được bao quanh bởi vỏ prôtêin), chỉ
chứa 1 loại axit nuclêic là ADN hoặc ARN
- Kí sinh nội bào bắt buộc
- Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử
b) Các thành phần chủ yếu cấu tạo 1 Virion
+ Virion là viruts thành thục ( chín) khi ở ngoài tế bào chủ, bao gồm 2 thành phần chủ yếu là axit Nuclêic ( ADN hoặc ARN, 1 mạch hoặc 2 mạch) và vỏ capsit
cấu tạo bởi các capsome
c) Sự phát triển của virut trong tế bào vi khuẩn
- Trong 1 quần thể vi khuẩn bị nhiễm virut, có thể thấy 2 chiều hướng phát triển
+ Ở nhiều tế bào các virut phát triển làm tan tế bào (virut độc: Hấp phụ, xâm nhập -
sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích
+ Ở một số tế bào khác, bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào, tế bào vẫn sinh
trưởng bình thường, virut này gọi là virut ôn hoà và tế bào này là tế bào tiềm tan
+ Khi có 1 số tác động bên ngoài như tia tử ngoại có thể chuyển virut ôn hoà thành
virut độc và làm tan tế bào
- Ít khi virut ôn hoà trở thành virut độc, vì trong tế bào đã xuất hiện 1 số loại prôtêin
ức chế virut hơn nữa hệ gen của vitrut đã gắn vào hệ gen của tế bào chủ chỉ trong
trường hợp đặc biệt mới tách ra trở thành vi rút độc
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 8
(2 điểm)
a)
a1 A lên men
0,5 đ
Trang 7B hô hấp hiếu khí
C hô hấp kị khí
a2 Phân biệt
Chất nhân e- cuối cùng là
1 chất về cơ (NO- 3;
SO2- )
Chất nhận e- cuối cùng là
ô xi phân tử
+ Chất e- cuối cùng là chất hữu cơ
Tạo sản phẩm trung gian
và tạo ít năng lượng ATP
Chất hữu cơ được ôxi hoá hoàn toàn tạo sản phẩm CO2; H2O, ATP năng lượng sinh ra nhiều nhất
- Tạo sản phẩm trung gian, tạo ra ít năng lượng ATP
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b) - Kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng
- Nguồn cacbon cung cấp là do quá trình quang tự dưỡng, nguồn nitơ là nhờ
nitroogenaza cố định nitơ phân tử, diễn ra chủ yếu trong tế bào dị hình
0,25 đ 0,75 đ
Câu 9
a) Đúng Rượu nhẹ hoặc bia để lâu bị chuyển hoá thành axit axêtic tạo dấm lên có vị
chua Váng trắng do các đám vi khuẩn axetic liên kết nhau Để quá lâu axit axetic bị
ô xi hoá tạo CO2, H2O
0,5 đ
b) Đúng: Vì trong sữa chua lên men tốt, vi khuẩn lactic đã tạo môi trường axit, pH
thấp ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh, những vi khuẩn này thường sống trong
điều kiện pH trung tính
0,5 đ
c) Đúng Trong quá trình lên men, rượu vang rất dễ bị nhiễm vi khuẩn lắctíc dị hình
Nếu rượu vang không được thanh trùng đúng cách, vi khuẩn này còn trong rượu
vang sẽ biến đổi phần dư glucôzơ thành axit lăctíc, CO2, êtamol, axit axitaxetic do
đó rượu vang sẽ có bọt và bị chua
0,5 đ
d) Sai Thuật ngữ vi sinh vật khuyết dưỡng để chỉ các vi sinh vật cần 1 hoặc nhiều
nhân tố sinh trưởng có mặt trong môi trường để chúng sinh trưởng
0,5 đ
Câu 10
(2 điểm)
a) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, các vi sinh vật được xếp vào các nhóm
như sau:
- Nguồn năng lượng: Ôxi hoá chất vô cơ NH3 → NO- 2→ NO3 - + năng lượng 0,25 đ
- Nguồn cacbon tổng hợp cacbon hiđrat là từ CO2 , H2O
- Kiểu hô hấp hiếu khí
0,25 đ
- Vai trò với cây trồng: Nitrat là nguồn nitơ dễ hấp thu và chủ yếu của cây trồng 0,25 đ
Trang 8Câu 11
(2 đ)
a) Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục 0,5 đ
- Pha tiềm phát (pha lag)
+ Pha tăng tốc
+ Pha lũy thừa (pha log)
+ Pha giảm dần
+ Pha cân bằng
+ Pha suy vong
- Thu hoạch ở pha cân bằng
b) Trong sản xuất sinh khối tế bào người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục
- Ưu điểm:
+ Làm cho tốc độ sinh trưởng riêng của vi sinh vật cao nhất trong điều kiện cụ thể
và kiểm soát được, do đó thu hoạch lượng sinh khối cao nhất
0,25 đ
+ Có thể nghiên cứu cụ thể sự thay đổi cơ chất, sản xuất các chất trao đổi với hoạt
tính mong muốn, tiết kiệm
0,25 đ
c) Khi nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi
trường (tức là các hợp chất của môi trường tạo điều kiện để hình thành các enzim
tương ứng)
0,25 đ
+ Còn trong nuôi cấy liên tục thì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng
nên không có pha tiềm phát
0,25 đ
d) Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại
qua chuyển hoá ngày càng nhiều, do đó làm thay đổi tính thẩm thấu của màng làm
cho vi khuẩn bị phân huỷ
0,25 đ
+ Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng và các chất được tạo ra qua quá trình
chuyển hoá luôn ở trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi khuẩn tự
phân huỷ
0,25 đ