1.4.2.7 Phân bổ nguồn lựcCHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU TÂN LINH 2.1 Khái quát về công ty Cổ ph
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhàtrường, thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty Lời đầu tiên em xin gửi tới nhàtrường lời cảm ơn chân thành nhất vì đã cung cấp cho em những kiến thức về chuyênngành quản trị kinh doanh,cũng như tạo điều kiện cho em thời gian tiếp cận thực tế
Đặc biệt lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Ths NGUYỄN PHƯƠNG LINH.
Trong thời gian làm khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô, cô đãgiúp đỡ em rất nhiều trong việc bổ sung và hoàn thiện những kiến thức còn thiếu đểkhóa luận này của em được hoàn thiện một cách tốt nhất
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý công ty Cổ phần đầu tư và thươngmại xuất nhập khẩu Tân Linh, các cô chú và anh chị trong công ty đã giúp em tiếp cậnvới thực tế, thu thập tài liệu , gặp gỡ các phòng ban để tìm hiểu về tình hình hoạt độngcủa công ty để em có thể hoàn thành bài khóa luận này
Tuy nhiên do thời gian, điều kiện có hạn và cách tiếp cận còn nhiều hạn chế vềkiến thức và kinh nghiệm cho nên bài báo cáo này không tránh khỏi những khiếmkhuyết, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để bài khóa luận của
em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 23 Các mục tiêu nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Kết cấu đề tài
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH
1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh
1.1.2 Khái niệm và các trường hợp áp dụng của chiến lược phát triển thị trường1.2 Các lý thuyết có liên quan đến phát triển thị trường
1.2.1 Lý thuyết về thị trường
1.2.2 Lý thuyết về cấu trúc thị trường
1.2.3 Các nội dung lý luận của triển khai chiến lược phát triển thị trường
1.2.4 Mô hình 7s của MCKinsey
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Trên thế giới
1.3.2 Trong nước
1.4 Phân định nội dung nghiên cứu
1.4.1 Mô hình nghiên cứu của đề tài
1.4.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài
1.4.2.1 Phân định SBU kinh doanh
1.4.2.2 Xác định nội dung của chiến lược kinh doanh
1.4.2.3 Xác định các mục tiêu ngắn hạn
1.4.2.4 Xây dựng chính sách Marketing
1.4.2.5 Xây dựng chính sách nhân sự
1.4.2.6 Xây dựng chính sách tài chính
Trang 31.4.2.7 Phân bổ nguồn lực
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU TÂN LINH
2.1 Khái quát về công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.4 Bộ máy tổ chức của công ty
2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty
2.2.1 Môi trường bên ngoài
2.2.2 Môi trường bên trong
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.4 Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh
2.4.1 Đánh giá thực trạng phân định SBU kinh doanh của công ty
2.4.2 Thực trạng xác định nội dung chiến lược phát triển thị trường
3.1 Các kết luận về thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty3.1.1 Thành công đạt được
3.1.2 Hạn chế
3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế
3.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
3.2.1 Dự báo tình hình biến động của môi trường kinh doanh trong thời gian tới
3.2.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
3.3 Các đề xuất nhằm hoàn thiện việc xác định các mục tiêu ngắn hạn của công ty trong triển khai chiến lược phát triển thị trường
Trang 43.3.1 Đề xuất hoàn thiện việc xác định các mục tiêu ngắn hạn của công ty trong triển khai chiến lược phát triển thị trường
3.3.2 Đề xuất hoàn thiện việc xây dựng chính sách Marketing của công ty trong triển khai chiến lược phát triển thị trường
3.3.3 Đề xuất hoàn thiện việc xây dựng chính sách nhân sự của công ty trong triển khaichiến lược phát triển thị trường
3.3.4 Đề xuất hoàn thiện việc xây dựng chính sách tài chính của công ty trong triển khai chiến lược phát triển thị trường
3.3.5 Đề xuất hoàn thiện việc phân bổ nguồn lực của công ty trong triển khai chiến lược phát triển thị trường
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thếgiới Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực tạo ra cho các doanh nghiệp trong nướcnhiều cơ hội mới tuy nhiên cũng có không ít khó khăn, thách thức với các doanhnghiệp như môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn Vì vậy mà để nâng cao sức cạnhtranh và đáp ứng nhu cầu phát triển của mình thì doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọngđến các chiến lược kinh doanh, cần lựa chọn cho mình một bước đi đúng đắn và cómục tiêu rõ ràng
Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phải làm tốt ngay từ đầu, từ khâu lập kếhoạch đến thực thi và kiểm soát các chiến lược kinh doanh đó.Và một trong nhữngchiến lược quan trọng và cần thiết nhất cần được triển khai hiệu quả đó là chiến lượcphát triển thị trường Việc thực thi hay triển khai chiến lược này sẽ giúp chuyển ýtưởng đã được xây dựng thành những hoạt động cụ thể của các bộ phận trong tổ chức
Và đây là chiến lược giúp doanh nghiệp nhanh chóng gia tăng thị phần, góp phầnkhẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
Triển khai chiến lược là một bước quan trọng trong quá trình quản trị chiếnlược Và triển khai chiến lược phát triển thị trường là một bước đi mà bất cứ công tynào để có được thị trường của mình đều phải thực hiện.Triển khai chiến lược phát triểnthị trường hiện nay đòng vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty Cổ phần đầu tư vàthương mại xuất nhập khẩu Tân Linh Triển khai chiến lược phát triển thị trường giúpcho công ty nắm vững được thị phần mình đã có và đẩy mạnh phát triển mở rộng thêmnhững thị trường có tiềm năng Tuy nhiên, hiện nay tại công ty Cổ phần đầu tư vàthương mại xuất nhập khẩu Tân Linh thì tình hình triển khai chiến lược phát triển thịtrường lại vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả như: nghiên cứu phát triểnchưa đi vào chiều sâu, hệ thống kênh phân phối còn nhiều hạn chế, nguồn lực cho việctriển khai chiến lược chưa phù hợp Vì vậy, làm thế nào để hoàn thiện triển khai cácchiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược phát triển thị trường nói riêng là mộtbài toán khó dành cho công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu TânLinh
Trang 7Chính vì vậy,qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty kết hợp vớiviệc nghiên cứu lý thuyết triển khai chiến lược phát triển thị trường.Đồng thời cũngxuất phát từ định hướng của chuyên ngành quản trị kinh doanh và nhiệm vụ của mộtsinh viên năm cuối chuyên ngành này tại trường Đại học Thương mại em đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của Công
ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh”.
Thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường tại công ty Cổ phần đầu tư
và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh, những thành công, hạn chế và nguyên nhân
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường củacông ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh
3 Các mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài:”Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh”
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về các chiến lược nói chung và triển khai chiếnlược phát triển thị trường nói riêng
Phân tích thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty Cổphần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh, những thành công, hạn chế vànguyên nhân
Dựa vào cơ sở lý luận và thực trạng để đề ra những giải pháp, kiến nghị để công
ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh hoàn thiện triển khai chiếnlược phát triển thị trường
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố cấu thành,các nhân tố ảnh hưởng, mô hình và quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trườngtại công ty Tân Linh
Trang 8 Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đi sâu vào việc hoàn thiện các nội dung triểnkhai chiến lược phát triển thị trường của Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuấtnhập khẩu Tân Linh : phân định SBU kinh doanh, xác định nội dung của chiến lượckinh doanh, xác định các mục tiêu ngắn hạn, xây dựng chính sách Marketing, xâydựng chính sách nhân sự, xây dựng chính sách tài chính, phân bổ nguồn lực.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu.
Đề tài nghiên cứu dựa trên hai phương pháp:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: qua câu hỏi phỏng vấn chuyên gia vàphiếu điều tra trắc nghiệm đối với cán bộ nhân viên của Công ty với nội dung tập trungvào vấn đề triển khai chiến lược phát triển thị trường Tp.Hồ Chí Minh
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu về tình hình kết quả kinhdoanh của công ty trong bốn năm gần đây và một số tài liệu tham khảo trên cácwebsite, báo chí
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch và xử lý bằngphần mềm Excel, và dựa vào các số liệu thu thập được để phân tích thực trạng hoạtđộng của công ty Sau cùng dùng phương pháp luận tư duy và duy vật biện chứng đểđánh giá và rút ra kết luận về tình hình triển khai chiến lược phát triển thị trường
6.Kết cấu đề tài:
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mụcbảng biểu, phần mở đầu thì khóa luận còn gồm ba chương :
+ Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện triển khai chiến lược phát
triển thị trường của Công ty kinh doanh
Trang 9+ Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng triểnkhai chiến lược phát triển thị trường của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuấtnhập khẩu Tân Linh
+ Chương III: Các kiến nghị để giải quyết vấn đề hoàn thiện triển khai chiến lượcphát triển thị trường của Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu TânLinh
Sau cùng là phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 10CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH 1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm chiến lược
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có
sự khác nhau này là do các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và cácphương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng
Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau : Chiến lược làviệc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổchức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môitrường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứngmong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức.(Nguồn: slide bài giảng quản trịchiến lược, Đại học Thương Mại)
Theo Alfred chandler(1962- ĐH Harvard)”Chiến lược bao hàm việc ấn định cácmục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hànhđộng cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”.(Nguồn: slide bài giảng quản trị chiến lược, Đại học Thương Mại)
Theo William J’.Gluech(New York): “ Chiến lược là một kế hoạch mang tínhthống nhất, hoàn thiện và phối hợp, được thiết kế để bảo đãm rằng các mục tiêu cơ bảncủa doanh nghiệp sẽ được thực hiện”
Theo tác giả, chiến lược là một chương trình hành động tổng quát: Xác định cácmục tiêu dài hạn, cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động vàcác chính sách điều hành việc thu thập, sử dụng và bố trí các nguồn lực, để đạt đượccác mục tiêu cụ thể, làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành được các lợithế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác
1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh
“Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiểnchúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”
Các đặc trưng cơ bản :
Trang 11Chiến lược kinh doanh được xác định rõ những mục tiêu cơ bản phương hướngkinh doanh cần đạt đến trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vựchoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động củadoanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.Nó chỉmang tính định hướng còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải kết hợpmục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phùhợp với môi trường và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và khắcphục sự sai lệch do tính định hướng của chiến lược gây ra
1.1.2 Khái niệm và các trường hợp áp dụng của chiến lược phát triển thị trường
Khái niệm :chiến lược phát triển thị trường là chiến lược tìm cách bán các sảnphẩm hiện tại trên thị trường mới
Các trường hợp áp dụng của chiến lược phát triển thị trường
- Doanh nghiệp có sẵn kênh phân phối mới tin cậy, có chất lượng, chi phí hợp lý
- Doanh nghiệp đạt được thành công trên thị trường hiện có
- Các thị trường khác chưa được khai thác hoặc chưa bão hòa
- Có đủ nguồn lực quản lý doanh nghiệp mở rộng
- Khi doanh nghiệp có công suất nhàn rỗi
- Khi ngành hàng của doanh nghiệp phát triển nhanh thành quy mô toàn cầu
1.2 Các lý thuyết có liên quan đến phát triển thị trường.
1.2.1 Lý thuyết về thị trường.
Xã hội loài người tồn tại và phát triển được như ngày nay là nhờ các hoạt độngtrao đổi, lưu thông hàng hóa trên thị trường Các hoạt động này diễn ra ngày càng sôinổi và phức tạp điều đó đã làm hình thành nên nhiều quan điểm và cách hiểu khácnhau về thị trường
Theo cách hiểu đơn giản nhất thì thị trường đơn thuần là nơi diễn ra các hoạtđộng trao đổi, mua bán hàng hóa của con người, trong đó các hoạt động này diễn racòn rất nhiều hạn chế
Nhưng theo quan điểm marketing thì thị trường bao gồm tất cả những kháchhàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẫn sàng và có khả năngtham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó
1.2.2 Lý thuyết về cấu trúc thị trường.
Trang 12Trong nền kinh tế thị trường thì cấu trúc thị trường gồm có: thị trường độcquyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất rasản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi Đây là một trong những dạng của thấtbai thị trường, là trường hợp của cực đoan thì trường thiếu tính cạnh tranh Mặc dùtrên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩncủa độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng nhữngdạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội
Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là mộtmẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùngnào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả Cạnhtranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao Những nghiên cứu về cácthị trường cạnh tranh hoàn hảo cung cấp cơ sở cho học thuyết cung và cầu
1.2.3 Các nội dung lý luận của triển khai chiến lược phát triển thị trường
Triển khai chiến lược là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình quản trịchiến lược Triển khai chiến lược phát triển thị trường giúp cho công ty nắm vữngđược thị phần mình đã có và đẩy mạnh phát triển mở rộng thêm những thị trường cótiềm năng
Mỗi một công ty có một cách triển khai chiến lược thị trường khác nhau , nhưcông ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh sử dụng tại các công
ty kinh doanh sản xuất ván ép, gỗ dán, sản xuất ván sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp
- Triển khai chiến lược kinh doanh
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
- Xác định các mục tiêu ngắn hạn
- Xây dựng chính sách Marketing
- Xây dựng chính sách tài chính và nhân lực
- Phân bổ nguồn lực
- Công tác kiểm tra và giám sát
1.2.4 Mô hình 7s của MC Kinsey
Mô hình 7S của McKinsey:
- Cho phép nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược
- Hiệu quả triển khai chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâm đầy đủ tới
Trang 137 nhân tố mà còn phụ thuộc vào tác động của các nhân tố này dưới góc độ hệ thống.
Hình 1.1 Mô hình 7s của MsKinsey.
(Nguồn: Bài giảng Quản trị chiến lược trường Đại học Thương Mại)
Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh.
Chiến lược: Một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợi thế cạnh
tranh
Cấu trúc: Sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các quan hệ
mệnh lệnh ,báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hội nhập
Hệ thống: Các quá trình,quy trình thể hiện cách tổ chức vận hành hàng ngày.
Phong cách: Những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách họ sử
dụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang tính biểutượng Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những gì họ nói
Nhân viên: Những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhân viên
và tạo cho họ những giá trị cơ bản
Kỹ năng: Những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức.
Mục tiêu cao cả: Những giá trị thể hiện trong sứ mạng và các mục tiêu.Những
giá trị này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức
Như vậy việc sử dụng mô hình 7S của McKinsey giúp doanh nghiệp nhận dạngđược các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động triển khai chiến lược của công ty Nhờ vàoviệc áp dụng mô hình này mà doanh nghiệp có thể giải quyết hầu hết các vấn đề vềhiệu quả của đội nhóm và tổ chức về yếu tố làm việc không đồng nhất Một khi tìm ra
Trang 14được những nhân tố không đồng nhất đó, bạn có thể bắt đầu sắp xếp lại các nhân tố nộitại để cải thiện chúng và đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu, giá trị của cả tổ chức.
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Trên thế giới
Thực tiễn và lý luận quản trị chiến lược nói chung và hoạch định chiến lượckinh doanh ở các nước phát triển là đặc biệt sôi động và thường xuyên cập nhật Một
số tài liệu quan trọng có liên quan đến nội hàm nghiên cứu đề tài:
Michael E Porter(2008) với tài liệu” Chiến lược cạnh tranh” bày tỏ chiến lượccạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét ở những bảng giá trị tiêu biểucung cấp cho khách hàng và những triển khai cụ thể để đạt đến các giá trị đó Nhómgiá trị này luôn trả lời cho ba câu hỏi: Khách hàng nào? Nhu cầu gì? Giá cả thế nào?Một nhóm giá trị tiêu biểu mới lạ và độc đáo thường sẽ giúp mở rộng thị phần
Cũng tác giả Michael E Porter với tài liệu “lợi thế cạnh tranh” giới thiệu mộtcách thức hoàn toàn mới trong việc tìm hiểu xem một công ty làm những gì Tác giảchỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hành động, mà còn ở cả cáchoạt động của khách hàng nữa “Lợi thế cạnh tranh” là cuốn sách đầu tiên mang đếncông cụ để phân đoạn chiến lược, một ngành kinh doanh và đánh giá một cách sâu sắclogic cạnh tranh của sự khác biệt hóa
Ngoài ra, còn có một số giáo trình đã đề cập tới triển khai chiến lược phát triểnthị trường như cuốn sách ”Khái luận về quản trị chiến lược” của tác giả Fred R.David,cuốn sách này đề cập đầy đủ tới tất cả các vấn đề liên quan đến quản trị chiến lược,những khái luận về chiến lược, quản trị chiến lược, triển khai chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp Đồng thời có cuốn sách “Triển khai chiến lược kinh doanh” Của tácgiả David A.Aaker đã đề cập một cách toàn diện và sâu săc về vấn đề triển khai chiếnlược kinh doanh
1.3.2 Trong nước
Các cuốn sách có đề cập đến chiến lược kinh doanh, công tác triển khai chiếnlược kinh doanh tiêu biểu như:
+) PGS TS Lê Thế Giới - TS Nguyễn Thanh Liêm - ThS Trần Hữu Hải
(2007), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê
+) Đào Công Bình, Triển khai chiến lược kinh doanh, NXB Tuổi trẻ.
Trang 15+) GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB
Đề tài: Tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược phát triển thị trườngcủa công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu inox Châu Âu – sinh viên thực hiện:Ngụy Thế Phương – Khoa: Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại – 2012– Thầy giáo hướng dẫn: Đỗ Thị Bình
Đề Tài: Tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược phát triển thị trường sảnphẩm Thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt vật liệu xây dựng của công ty PhươngNam – Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thùy Linh – Khoa: Quản trị kinh doanh-Trường Đại học Thương Mại – 2012 – Thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Việt
Các bài khóa luận trên tập trung nghiên cứu vấn đề triển khai các hoạt động,các chính sách cần thiết để nâng cao hiệu quả triển khai, cụ thể là các chính sách đadạng hóa sản phẩm, chính sách thâm nhập thị trường , chính sách giảm giá bán sảnphẩm, chính sách phát triển kênh phân phối Đề tài đã thể hiện được những mục tiêunghiên cứu đề ra, tuy nhiên do đề tài tiếp cận dưới góc độ chính sách nên phạm vi nộidung nghiên cứu hạn chế hơn so với khi tiếp cận dưới góc độ chiến lược
Về tình hình khách thể liên quan trực tiếp thì từ trước tới nay, chưa có đề tàikhóa luận nào nghiên cứu về triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty Cổphần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh Như vậy đề tài của bài khóa luậnnày là một chủ đề hoàn toàn mới, không trùng lặp với các chủ đề đã được nghiên cứutrước đó
1.4 Phân định nội dung nghiên cưú
1.4.1 Mô hình nghiên cứu của đề tài:”Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường”
Trang 16Hình 1.2: Sơ đồ mô hình nội dung nghiên cứu của đề tài
(Nguồn:Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
1.4.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài:”Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường
1.4.2.1 Phân định SBU kinh doanh
- Khái niệm SBU: SBU là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp
các ngành kinh doanh có liên quan (Cặp sản phẩm / thị trường), có đóng góp quantrọng vào sự thành công của doanh nghiệp
- Nội dung:
+ Có thể được hoạch định riêng biệt với các phần còn lại của doanh nghiệp
+ Có một tập hợp các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường xác định
+ Cần phải điều chỉnh chiến lược của SBU với các chiến lược của các SBU kháctrong doanh nghiệp
1.4.2.2 Xác định nội dung của chiến lược kinh doanh
- Xác định mục tiêu chiến lược:
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới Mụctiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đolường cho việc thực hiện trong thực tế Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu:
Một doanh nghiệp được lập ra do có một chủ định Tuy vậy nhiều khi họ khônghiểu rõ nhiệm vụ của mình vì thế các công việc đã được thực hiện không đem lại hiệu
Phân định SBU kinh doanh
Phân bổ nguồn lực
Xây dựng chínhsách nhân sự
Xây dựng chínhsách tài chính
Xây dựng chính
sách Makerting
Xác định nội dung của chiến lược kinh doanh
Xác định các mục tiêu ngắn hạn
Trang 17quả như mong đợi Đôi khi vì không nắm vững được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cácdoanh nghiệp đã chọn nhầm đường, mọi sự thực hiện công việc tiếp sau đó trở nên vônghĩa Vì vậy, trước hết các doanh nghiệp phải biết được những công việc mà doanhghiệp cần thực hiện.
Xác định nhiệm vụ mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu
vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược Các mục tiêu được xác định rõràng và cụ thể là điều quan trọng để doanh nghiệp cần đạt được mục tiêu
- Xác định mục tiêu chiến lược: là những trạng thái, cột mốc, những tiêu thức
cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định
+ Mục tiêu dài hạn (3-5 năm) là kết quản mà doanh nghiệp phải đạt được trong dàihạn
+ Mục tiêu ngắn hạn (<= 1 năm) là những mốc trung gian mà doanh nghiệp phảiđạt được trong các mục tiêu dài hạn
Nhận diện dung lượng thị trường: là sự dung nạp khối lượng sản phẩm tối đađược mua bởi toàn bộ thị trường ở một mức giá xác định trong một thời gian xác định.Nhận diện dung lượng thị trường sẽ giúp cho công ty có được kế hoạch kinh doanhmột cách hợp lý nhất
- Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị
đó vượt qua chi phí dùng để tạo ra nó Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnhtranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp
đó hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm những việc mà đối thủ khác không làm được
Trang 18Xác định lợi thế cạnh tranh: lợi thế cạnh tranh là những thế mạnh của doanhnghiệp, cho phép doanh nghiệp đạt được chất lượng vượt trội, năng suất vượt trội, sựđổi mới vượt trội nhằm đáp ứng khách hàng vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh
1.4.2.3 Xác định các mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những ý đồ và hoạt động cụ thể mà tổ chức cần hướng tới
và đạt được trong một năm Nó thường được biểu hiện dưới dạng những chỉ tiêu cụ thểnhư: Sự tăng trưởng, thị phần, khả năng sinh lợi, thu nhập, công nghệ, sản phẩm mới
Thiết lập hệ thống các mục tiêu hàng năm là rất quan trọng và cần thiết hàngđầu do hoạt động thực thi chiến lược, bởi vì:
- Nó tạo cơ sở và điều kiện cho việc phân phối các nguồn lực chủ yếu: Tàichính, vật chất, con người và kỹ thuật
- Tạo nên một cơ chế điều hành hoạt động và đánh giá hiệu quả công việc củacác quản trị viên và nhân viên
- Là công cụ chủ yếu để kiểm soát, diều chỉnh sự tiến triển và thực hiện cácmục tiêu chiến lược dài hạn
- Là cơ sở để xác định những vấn đề ưu tiên và quan trọng cần được tập trungtháo gỡ và thực hiện trước
Các mục tiêu ngắn hạn càng cụ thể, rõ ràng, được phổ biến rộng rãi, côngkhai thì càng bảo đảm sự phối hợp hành động và thành công thực thi của nó
Mục tiêu hàng năm cần đo lường được, phù hợp và có tính thách thức, nên được
hỗ trợ bằng những chế độ thưởng phạt tương xứng, cần được quán triệt yêu cầu cụ thể
về khối lượng, chất lượng, chi phí, thời gian và khả năng thực hiện
1.4.2.4 Xây dựng chính sách Marketing
Trong hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh, công ty luôn phải chú ý tớibốn chính sách sau: Chính sách maketing, chính sách nghiên cứu và phát triển, chínhsách nhân sự, chính sách tài chính Với doanh nghiệp thương mại, chính sách maketingđóng vai trò cốt lõi để triển khai chiến lược kinh doanh Xây dựng chính sáchmaketing cần đi từ nghiên cứu thị trường, phân loại thị trường, lựa chọn thị trườngmục tiêu đến định vị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường ấy Từ đó, doanhnghiệp đưa ra được phối thức maketing hỗn hợp nhằm mục đích thỏa mãn tối đa thịtrường mục tiêu, bao gồm: Chính sách phân đoạn thị trường, chính sách định vị sản
Trang 19phẩm, chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiếnthương mại.
Chính sách phân đoạn thị trường
Là chính sách doanh nghiệp phân chia thị trường của mình thành các nhóm cơ
sở điểm khác biệt về nhu cầu, sở thích hay hành vi Khi phân đoạn thị trường doanhnghiệp cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu để dựa vào đó tập trung các nỗ lựctiếp thị nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Chính sách định vị sản phẩm
Là các hoạt động nhằm phân đoạn thị trường cho từng sản phẩm, quy định phạm
vi chung trong việc định giá, quyết định về sản phẩm, sử dụng kênh phân phối, cách thứcquảng cáo
Chính sách sản phẩm
Theo Philip Kotler, “ Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc
tính nhất định, với những lợi ích cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi củakhách hàng.” Trong chính sách sản phẩm, doanh nghiệp phải xác định được mô hình
ba mức độ của sản phẩm:
- Phần cốt lõi của sản phẩm phải giải đáp được câu hỏi:” Người mua thực sựđang muốn gì?” doanh nghiệp phải khám phá ta những nhu cầu tiềm ẩn đằng sau mỗisản phẩm và đem lại những lợi ích chứ không phải chỉ những đặc điểm
- Phần sản phẩm cụ thể: bao bì đặc điểm, tên hiệu, chất lượng, kiểu dáng
- Phần phụ thêm của sản phẩm: phụ tùng kèm theo, dịch vụ bảo hành, giaohàng, sự tín nhiệm
Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải xác định các chính sách sản phẩm phù hợp thịtrường, giai đoạn phát triển, giai đoạn chín muồi, gaii đoạn suy thoái
Chính sách giá
Chính sách giá của doanh nghiệp là tập hợp những cách thức và quy tắc xácđịnh giá cơ sở của sản phẩm và quy định biên độ dao động cho phép thay đổi mức giá
ấy trong những điều kiện nhất định trên thị trường
Xây dưng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảodoanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động kinh doanh
có hiệu quả cáo Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động của nhiều yếu tố Sự hình thành và
Trang 20vận động của nó rất phức tạp Việc quản trị chiến lược giá hợp lý đòi hỏi phải giảiquyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ.
Để quyết định được chính sách giá cả hợp lý, doanh nghiệp phải xác định vàphân tích được các yếu tố sau: mục tiêu maketing, chiến lược phối thức maketing, chiphí, thị trường và nhu cầu, cạnh tranh, các yếu tố ( tình hình kinh tế, lạm phát )
Chính sách phân phối
Chính sách phân phối là 1 bộ phận cấu thành của tổ hợp đồng bộ chiến lượcmaketing Trong đó, doanh nghiệp phải xác định được kênh phân phối và các trunggian sử dụng, phạm vi phân phối ( đại trà, đại lý đặc quyền hay phân phối chọn lọc ) Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động Maketing.Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cườngkhả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưuthông hàng hóa nhanh và hiệu quả Chính sách phân phối phụ thuộc rất nhiều vàochính sách sản phẩm và chính sách giá cả
Chính sách xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là một lĩnh vực hoạt động maketing đặc biệt và có chủ đíchđược định hướng vào khách hàng, chiêu khách và xác lập mối quan hệ thuận lợi nhấtgiữa khách hàng của nó với khách hàng tiềm năng, nhằm phối hợp, triển khai năngđộng chiến lược maketing đã lựa chọn cho công
Bản chất của xúc tiến thương mại là một quá trình truyền thông bằng các cáchthức sau: quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketingtrực tiếp
Chính sách xúc tiến thương mại là tiến trình phát triển và duy trì một phối thứcxúc tiến thương mại để thu hút khách hàng tiềm năng trên cơ sở sử dụng tối đa cácnguồn lực của công ty nhằm đạt được mục tiêu marketing (theomarketingchienluoc.com)
1.4.2.5 Xây dựng chính sách nhân sự
- Chính sách tuyển dụng nhân sự: là việc hoạch định những công việc cần làm
của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng đó ra sao, từ đó biết được cần tuyển dụng thêmnhư thế nào, về nguồn tuyển dụng, tổ chức thi tuyển…
- Chính sách đào tạo- phát triển nhân sự: doanh nghiệp tổ chức các hoạt động
giúp cho nhân viên học hỏi những kinh nghiệm để thực hiện công việc hiện tại hoặc
Trang 21tương lai một cách hiệu quả Các chính sách đào tạo như: đào tạo qua lớp học, quacông việc…
- Chính sách đãi ngộ nhân sự: bao gồm chính sách về tiền lương và phúc lợi
mà người lao động nhận được từ công ty Đãi ngộ đảm bảo sự công bằng so với bênngoài, đồng thời thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn Với mỗi loại chính sách màdoanh nghiệp sử dụng thì doanh nghiệp cần phải đi vào cụ thể hóa từng chi tiết, từngchính sách để đảm bảo việc đánh giá hiệu quả triển khai được tối ưu nhất
1.4.2.6 Xây dựng chính sách tài chính
Bất kỳ hoạt động nào muốn triển khai được cũng cần có chi phí Việc xâydựng tài chính cần theo quy trình sau:
- Dự tính ngân sách cần có cho mỗi hoạt động
- Sắp xếp các hoạt động này theo sự đóng góp đối với mục tiêu chung, tínhtoán khối lượng ngân quỹ sử dụng và mức độ rủi ro liên quan
- Phân bổ ngân quỹ hiện có cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên của chươngtrình
- Thiết lập một hệ thống quản trị để giám sát việc hình thành và sử dụng ngânquỹ đồng thời đảm bảo các kết quả như mong đợi
1.4.2.7 Phân bổ nguồn lực
Nguồn lực trong triển khai chiến lược bao gồm nguồn nhân lực và nguồn lực tàichính Để xây dựng được nguồn lực phù hợp với mục tiêu của công ty thì trước hết cầnxác định các nguồn lực sẵn có và mức độ phù hợp của các nguồn lực ấy với tình hìnhthực tế của công ty
Đối với nguồn nhân lực cần xác định mức độ phù hợp cả về số lượng lẫn chấtlượng Nếu nguồn lực là thừa cần có sự điều chỉnh cắt giảm nhân viên và có thể thuyênchuyển các nhân viên từ vị trí thừa đến vị trí thiếu Với trường hợp thiếu cần bổ sungbằng cách tuyển dụng nhân sự với các mục tiêu, tiêu chuẩn rõ ràng
Đối với nguồn lực tài chính cần xác định lại nguồn ngân quỹ của công ty baogồm tiền mặt, các khoản nợ và các nguồn vốn để từ đó có kế hoạch phân bổ và sửdụng nguồn lực một cách hợp lý nhất tránh tình trạng thừa thiếu hoặc phân bổ khônghợp lý gây lãng phí Kiểm soát nguồn lực tài chính giúp công ty có kế hoạch huy độngvốn khi cần thiết và có thể sử dụng để tái đầu tư khi nguồn lực tài chính đủ mạnh Trong đó, cần lưu ý các điểm sau:
Trang 22- Gắn lương thưởng và thành tích với thực hiện chiến lược
- Chế độ đãi ngộ thống nhất
- Giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ
- Có thể tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến, thuyên chuyển nhân viên cho phùhợp với mục tiêu chiến lược
Trang 23CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY CỒ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU TÂN LINH 2.1 Khái quát về công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI XUẤT
NHẬP KHẨU TÂN LINH
Tên viết tắt : TAN LINH IAT, JSC
Địa chỉ : số 68B, tổ 44, ngõ 139 đường Tam Trinh, phường Mai Động, Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội
Ngày thành lập : 12/06/2009
Vốn điều lệ của công ty : 4.000.000.000 đồng
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh được thànhlập từ năm 2009 Qua 5 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ, ván
gỗ, ván sàn gỗ các loại, Tân Linh đã không ngừng lớn mạnh và phát triển với doanhthu lớn tăng dần qua các năm.Tân Linh có trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh Tp.HồChí Minh
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1 Chức năng của công ty
Công ty thực hiện chức năng chủ yếu là sản xuất và cung cấp cho thị trườngtrong nước và nước ngoài các sản phẩm làm từ gỗ như gỗ dán, cửa gỗ, sàn gỗ,
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghềđược ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh
Tổ chức nghiên cứu sản xuất, nâng cao năng suất lao động áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động,chất lượng cho phù hợp với thịtrường
Tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, làmtốt nghĩa vụ với nhà nước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 24Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm bảođảm đúng tiến độ xây dựng, sản xuất.
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Xử lý và sơ chế gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu;
Sản xuất ván ép veneer / gỗ dán;
Sản xuất ván sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp;
Sản xuất cửa gỗ công nghiệp;
Thiết kế và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
Xuất nhập khẩu gỗ nguyên liệu;
Nhập khẩu và phân phối sàn gỗ công nghiệp Aurotex và KanDa
Như vậy công ty có rất nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng sản xuất và xuấtnhập khẩu các sản phẩm sàn gỗ là loại hình kinh doanh đem lại lợi nhuận cao hơn cả
2.1.4 Bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được gắn liền với phụ lục 4
Nhìn vào bảng ta thấy :
Nhận xét : Như vậy, Công ty đang sử dụng loại hình cấu trúc tổ chức theo chức
năng Đây là loại hình cấu trúc tổ chức được đánh giá phù hợp với hoạt động xuấtnhập khẩu của công ty, không gây ra sự chồng chéo, cồng kềnh trong bộ máy tổ chức.Phát huy tối đa năng lực chuyên môn của các chuyên gia đồng thời giải quyết các vấn
đề chuyên môn nhanh chóng và thành thạo hơn, tạo điều kiện cho việc kiểm tra củacấp lãnh đạo được chặt chẽ hơn
2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty
2.2.1 Môi trường bên ngoài
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
- Nhân tố kinh tế:
Trong những năm trở lại đây, mức độ lạm phát ở Việt Nam khá cao, tác độngkhông nhỏ tới các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần và thương mại xuấtnhập khẩu Tân Linh Năm 2014, nguồn vốn đầu tư công đã được bổ sung Trần bội chingân sách đã được nới lỏng từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP Dư luận đã đồng thuận trongviệc tăng chi tiêu công để đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trang 25Kinh tế có xu hướng hồi phục và phát triển trở lại Tốc độ tăng trưởng tổng sảnphẩm trong nước (GDP) năm 2013 đạt 5.4%, quy mô của nền kinh tế đạt 176 tỷ USD,thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.960 USD, đời sống của người dân ngàycàng được nâng cao Do vậy nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, người tiêu dùng ngàycàng quan tâm đến lĩnh vực trang trí nội thất phục vụ cho nhu cầu của gia đình, nângcao chất lượng cuộc sống Đây là cơ hội cho công ty trong hoạt động kinh doanh dòngsản phẩm sàn gỗ nhưng do kinh tế còn chưa ổn định nên người dân sẽ chọn dòng sảnphẩm vừa tiền để không làm ảnh hưởng nhiều đến kinh tế gia đình.
170 nghìn tỷ trái phiếu đã được Quốc hội thông qua Tuy vậy, công ty cũng gặpkhó khăn trong việc triển khai chiến lược phát triển thị trường của mình Vì sức muacủa người tiêu dùng giảm, do ảnh hưởng của lạm phát nên người tiêu dùng thường tậptrung vào những mặt hàng thiết yếu hơn các sản phẩm khác, trong đó có sản phẩm màcông ty đang cung cấp
+ Mức lãi suất hay tỷ lệ lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược củacác ngành và doanh nghiệp trong việc tạo ra vốn và sử dụng vốn Do đó, khi mức lãisuất được coi là hợp lý sẽ tạo cơ hội cho việc huy động tiền gửi vào ngân hàng và chocác đối tác vay mượn Ngược lại, lãi suất biến động quá cao hoặc quá thấp sẽ đều gây
ra nguy cơ trong việc huy động và cho vay vốn, làm ảnh hưởng tới chính sách tàichính của công ty
- Nhân tố chính trị - pháp luật:
Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, mở rộng quan hệ với cácnước trên thế giới Việt Nam ra nhập WTO tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Namgiao lưu và phát triển thị trường hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ ban hành khánhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, môi trườngluật pháp cho hoạt động kinh doanh cũng mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây Vìvậy công ty có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình vào khu vưc thị trườngTp.Hồ Chí Minh mà không phải lo lắng về tình hình chính trị và các họat động về luậtpháp
Hệ thống pháp luật được xây dựng ngày một hoàn thiện tạo điều kiên thuận lợicho công ty trong quá trình kinh doanh Xây dựng được hệ thống pháp luật về bảo vệthương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ Tuy nhiên bên cạnh đó thì lực lượng quản lý thị
Trang 26trường còn quá mỏng nên không thể phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp saiphạm về hàng giả, hàng nhái.
- Nhân tố văn hóa:
Văn hóa có ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai chiến lược phát triển thịtrường của công ty ở thị trường Tp.Hồ Chí Minh, mỗi một vùng miền lại khác nhau.Chính vì thế nên hành vi tiêu dùng cũng khác nhau Sự giao lưu về văn hóa với cácnước trên thế giới đã giúp Việt Nam học hỏi và thu nhận được nhiều màu sắc, văn hóamới, quan điểm mới, cách tiêu dùng mới Phong cách kiến trúc của các quốc gia trênthế giới cũng có tác động không nhỏ đến Việt Nam qua phim ảnh Chính vì vậy việctiêu thụ sản phẩm sàn gỗ của công ty cũng được cải thiện về sản phẩm nhiều hơn đểphù hợp với từng vùng miền
- Môi trường công nghệ
Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp và toàn diện đến các hoạt động chiếnlược của công ty, nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tạo ra lợi thế cạnh tranhvới các đối thủ khác trên thị trường
Nhờ có ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, công ty có thể thựchiện các hoạt động triển khai chiến lược một cách hiệu quả hơn, khẳng định được vịthế của mình trên thương trường Đồng thời, thông qua đổi mới công nghệ đã nâng caotrình độ quản lý kỹ thuật cho nhân viên trong công ty
Thị trường công nghệ và chuyển giao công nghệ, đó là sự biến đổi cung và cầu
về công nghệ Điều này vừa tạo ra thời cơ đối với những doanh nghiệp có dư nguồnlực, trình độ quản lý và tay nghề, vừa gây ra nguy cơ đối với doanh nghiệp không có
đủ điều kiện thiết yếu
2.2.1.2 Môi trường ngành
Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng cónhiều bất ổn Đặc biệt là thị trường bất động sản đã đi vào đóng băng và trượt dốc nhưhiện nay Trong tình thế khó khăn như vậy thì sự cạnh tranh trong ngành càng trở nêngay gắt hơn bao giờ Một doanh nghiệp muốn tồn tại được cần có những yếu tố đầuvào ổn định và tạo ra được những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác
- Đối thủ cạnh tranh: Công ty cổ phần và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh chuyêncung cấp sàn gỗ công nghiệp, Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường là công ty
Trang 27sàn gỗ PBS một công ty lớn trên thị trường Tp.Hồ Chí Minh, công ty cổ phần An PhúcThịnh, … và các cửa hàng chuyên bán buôn bán lẻ sàn gỗ trên địa bàn
- Khách hàng: Khách hàng là yếu tố then chốt, quyết định sự tồn tại và phát triển
của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực nào Công ty Tân Linh có lượng
khách hàng chính là những khách hàng thuộc khối dân cư có nhu cầu xây dựng cáccông trình dân dụng, các hộ gia đình Sàn gỗ là mặt hàng vật liệu xây dựng đòi hỏi tínhthẩm mỹ cao đi đôi với chi phí Chính vì vậy, công ty đã không ngừng nâng cao trình
độ đội ngũ nhân viên phục vụ và tư vấn cho khách hàng thỏa mãn và phù hợp nhất vớinhững yêu cầu cần tư vấn mang lại cho khách hàng độ thỏa dụng cao nhất
- Nhà cung cấp: Chủ yếu các sản phẩm của công ty là được sản xuất tại công tyvới dây truyền công nghệ được nhập khẩu từ Nhật, Italy Nguồn nguyên liệu gỗ củacông ty khá chủ động với nguồn nguyên liệu trong nước nên chi phí cho sản phẩm củacông ty cũng khá là ổn định so với các sản phẩm của các nước nhập khẩu vào ViệtNam
2.2.2 Môi trường bên trong
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
- Nguồn lực tài chính
Trang 28Bảng 1.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2011-2013
Đơn vị: nghìn đồng
Nợ phải trả 5.008.794 7.067.436 9.131.984 2.058.642 41,10% 2.064.548 29,21% Vốn chủ
sở hữu 6.777.516 9.282.192 10.136.068 2.504.676 36,96% 853.876 9,2%Tổng 11.786.310 16.349.628 19.268.051 2.563.318 21,75% 2.918.423 17,85%
(Nguồn:Phòng tài chính- kế toán)Bảng trên cho ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty Tân Linh Nhìn chungcông ty làm ăn rất tốt luôn duy trì vốn chủ cần sở hữu cao hơn nợ phải trả, tuy nhiêncông ty Tân Linh cần có những kế hoạch mạo hiểm hơn để phát triển công ty nhanhhơn nữa vì công ty có một tiềm lực về tài chính khá trong khi họ chưa khai thác đượcnó
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện triển khai
chiến lược phát triển thị trường của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh” các thông tin được thu thậpvà sử dụng thông qua hai phương pháp là:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
*) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được xử lý, đã được công ty công bố vàcung cấp ra bên ngoài Việc thu thập dữ liệu thứ cấp được lấy từ 2 nguồn chính là:
- Nguồn thông tin bên trong công ty: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm(2011 – 2013) từ phòng kế hoạch tài chính, cơ cấu vốn của công ty năm 2011 – 2013của phòng kế hoạch tài chính, cơ cấu lao động của phòng hành chính - tổ chức
- Nguồn thông tin bên ngoài công ty: các tài liệu, sách báo, báo cáo kinh tế, các
số liệu báo cáo của thị trường Tp.Hồ Chí Minh trong ngành, các thông tin về kết quảkinh doanh, giá cả một số mặt hàng của đối thủ cạnh tranh với công ty
*) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Trong phương pháp này tác giả sử dụng 2 phương pháp chính gồm: Phát phiếuđiều tra phỏng vấn và phát phiếu điều tra trắc nghiệm
Trang 29- Phương pháp phát phiếu điều tra phỏng vấn: được thực hiện nhằm mục đíchtìm hiểu kỹ hơn về hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của công tycho dòng sản phẩm sàn gỗ tại thị trường Tp.Hồ Chí Minh
Đối tượng phỏng vấn gồm cán bộ công nhân viên trong công ty (Chi tiết danhsách được phỏng vấn trong phụ lục 3).Mẫu câu hỏi phỏng vấn được thiết kế với 5 câuhỏi với nội dung về chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty, các mục tiêu dài hạn
và ngắn hạn, chính sách nhân sự, chính sách tài chính và chính sách Marketing đểphục vụ cho hoạt động triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty (Nộidung phỏng vấn được đính kèm trong phụ lục 2)
Số lượng phiếu phát ra để phỏng vấn là 1 phiếu, số lượng phiếu thu về 1 phiếu
và số lượng phiếu hợp lệ là 1 phiếu
- Phương pháp phát phiếu điều tra trắc nghiệm: phương pháp này được thựchiện nhằm mục đích thu thập ý kiến của nhân viên trong công ty về các vấn đề củahoạt động triển khai chiến lược phát triển thị trường trong công ty
Đối tượng tham gia: nhân viên trong công ty
Nội dung của phương pháp phát phiếu điều tra trắc nghiệm được xây dựng với
12 câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào việc tìm hiểu xem mức độ thực hiện các nội dungcủa hoạt động triển khai chiến lược phát triển thị trường (Nội dung của phiếu điều tratrắc nghiệm được đình kèm trong phụ lục 1)
Số lượng phiếu phát ra để điều tra là 10 phiếu, với số lượng phiếu thu về là 10phiếu và số lượng phiếu hợp lệ là 10 phiếu
2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi đã có các dữ liệu tổng hợp qua các phương pháp trên tác giả sử dụng 2phương pháp phân tích dữ liệu gồm: Phương pháp định tính và phương pháp địnhlượng
- Phương pháp định tính:
Phương pháp thống kê, phân tích: là phương pháp dùng các công cụ Toán học,
ứng dụng phần mềm tin học để phân tích các số liệu thu thập được từ kết quả điều traphỏng vấn Khi thu thập được kết quả điều tra phỏng vấn, sau đó tiến hành tổng hợpkết quả đó thành bảng, dựa vào đó và các dữ liệu thứ cấp thu thập được và phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường hiện tạicủa công ty Cổ phần đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu Tân Linh