Phương pháp luận sử học được vận dụng để khái quát hoá những hoàncảnh chính trị, lịch sử - xã hội, văn hoá - tư tưởng làm nảy sinh các khuynhhướng văn học nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế k
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại: Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS NGUYỄN TÁ NHÍ
2 PGS TS LÃ MINH HẰNG
Phản biện 1: PGS TS NGUYỄN CƠNG VIỆT
Phản biện 2: PGS TS PH M V N KHỐI ẠM VĂN KHỐI ĂN KHỐI
Phản biện 3: PGS TS VŨ THANH
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại .
vào hồi…….giờ……phút, ngày………tháng……….năm……
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1 Thư viện Quốc gia
2 Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
3 Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nơm
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Văn học triều Nguyễn chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn học trungđại Việt Nam, nó đã tạo nên diện mạo của văn học giai đoạn này: đa dạng vềthể loại, phong phú về nội dung Những tác gia xuất thân từ hoàng tộc chiếm đa
số, Nguyễn Phúc Hồng Vịnh nổi bật với tác phẩm Hàm Long sơn chí (HLSC)含
龍山志 được soạn chung với Trần Viết Thọ Việc sưu tầm, dịch chú, giới thiệutác phẩm này sẽ góp phần tạo dựng nên diện mạo chung cho văn học Hán Nômtrên đất cố đô thời Nguyễn
HLSC đã ghi lại những biến cố xã hội của vùng đất Thuận Quảng - vùng
đất của một nước quân chủ dưới thời nhà Nguyễn; là vùng đất của một nướcthuộc địa - nửa phong kiến Đặt tác phẩm này trong những không gian Nam- Bắcphân chia suốt bốn thế kỷ (từ tk.XVI → tk.XIX) để nhận ra rằng, nó nằm trongthiết chế văn hoá - tư tưởng “Nho Thích song hành” hay “cư Nho mộ Thích” của
Đàng Trong, của triều Nguyễn HLSC đã thể hiện được một khuynh hướng văn
học của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
HLSC là một tác phẩm mang những đặc trưng thể loại của văn học trung
đại Vì vậy, nghiên cứu HLSC sẽ góp phần làm sáng tỏ giá trị đa chức năng về
văn học, sử học và tư tưởng - triết học của nó
Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận án
tiến sĩ của mình: Nghiên cứu Hàm Long sơn chí - tác giả và tác phẩm.
2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sẽ sử dụng các phương pháp sau:
1 Phương pháp văn bản học dùng để tìm ra văn bản gần với bản gốc nhất
2 Phương pháp luận sử học được vận dụng để khái quát hoá những hoàncảnh chính trị, lịch sử - xã hội, văn hoá - tư tưởng làm nảy sinh các khuynhhướng văn học nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, và trong việc xây dựngmột cách chi tiết tiểu sử của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh
3 Vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh - loại hình để phân loại vànhận ra những khác biệt về các khuynh hướng văn học được thể hiện trong tácphẩm, giúp nhận diện một cách cụ thể tính chất phong phú, đa dạng của văn họcViệt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
4 Vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành theo quan điểm mở rộng
hệ thống: nhận ra đặc điểm, tính chất của yếu tố mình đang được tập trung phântích, đánh giá
Trang 43 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Văn bản Hán Nôm HLSC do Hòa thượng Thích Hải Ấn - trụ trì chùa Từ
Đàm, thành phố Huế, cung cấp bản photocopy năm 2009
- Các văn bản Hán Nôm khác có ghi chép về hai tác giả Trần Viết Thọ và
Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, và các tài liệu bổ trợ cho việc nghiên cứu HLSC.
3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Phân tích các văn bản Hán Nôm liên quan, tiến tới phục dựng một cáchđầy đủ cuộc đời cùng những đóng góp của Trần Viết Thọ và Nguyễn PhúcHồng Vịnh
- Xây dựng văn bản HLSC dưới ánh sáng của văn bản học; phân tích, đánh giá những giá trị nhiều mặt của HLSC
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đặt nhiệm vụ:
- Xây dựng tiểu sử của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh;
- Tái lập một văn bản gần nhất với nguyên bản HLSC;
- Lý giải những điều kiện chính trị, lịch sử - xã hội, văn hoá làm xuất hiện HLSC;
- Nêu bật những giá trị văn học, sử học, tư tưởng gắn liền với những giá
trị về hình thức, nghệ thuật của HLSC
5 Đóng góp mới của luận án Luận án được thực hiện sẽ có những đóng góp:
- Góp phần làm sáng tỏ về con người, hành trạng của Trần Viết Thọ và NguyễnPhúc Hồng Vịnh, bổ sung những khiếm khuyết trong các nghiên cứu trước đây;
- Cung cấp một văn bản HLSC gần nhất với nguyên tác;
- Đưa ra những nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của HLSC
6 Kết cấu luận án Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Phần phụ lục, nội
dung luận án chia thành bốn chương
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 Tổng quan về Hàm Long sơn chí và tình hình nghiên cứu
liên quan đến đề tài luận án
Chương 2 Thân thế, sự nghiệp của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HÀM LONG SƠN CHÍ VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Giới thuyết về Hàm Long sơn chí
1.1.1 Tên chùa, tên núi và tên gọi “Hàm Long”
“Tự” (chùa) hay “tự viện” (chùa viện) là nơi an trí tượng Phật và dànhcho tăng, ni cư trú tu hành Phật đạo Còn có các tên gọi khác, như tự sái, tăng
tự, đạo tràng, Phật sái, Phạm sái … Theo Pháp uyển châu lâm, quyển 39, tên
gọi khác của “tự”, có: Tịnh trụ xá, pháp đồng xá, xuất thế gian xá, kim cươngtịnh sái, tịch diệt đạo tràng Trong tiếng Phạn “tự” hoặc “viện” được gọi là
vihara, samgharama Đại Tống tăng sử lược, quyển thượng ghi: “Tại Trung
quốc, Hồng Lô tự là nơi do triều đình thiết lập để tiếp đãi tân khách bốn
phương Về sau, người Trung Quốc gọi các nơi Tăng ni cư trú là tự”
Ngoài ra, người ta còn lấy tên núi (sơn) để phụ đặt tên chùa, do ngày xưa
đa số các ngôi chùa được xây dựng trên núi như: chùa Bổ Đà trên núi Bổ Đàtỉnh Bắc Giang, chùa Hàm Long trên núi Hàm Long tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo thành phần xã hội của người đứng ra xây dựng chùa viện, phân biệtcó: quan tự (chùa do vua quan tạo lập); tư tự (chùa do tư nhân xây) và sơn tự(chùa do các vị Tăng trác tích ẩn cư ở rừng sâu núi cao xây)
Xoay quanh tên gọi Hàm long (hàm rồng) có các địa danh: Núi HàmRồng (tên khác: núi Long Hàm) ở tỉnh Thanh Hóa; Chùa Hàm Long (còn gọichùa Long Hàm) trên núi Lãm Sơn tỉnh Bắc Ninh; chùa Hàm Long nằm trênphố Hàm Long, Hà Nội; chùa tên Hàm Long ở huyện Đông Triều, trấn HảiDương (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh); núi Hàm Rồng (trong dãy Hoàng Liênsơn, ở thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai) Ở tỉnh Thừa Thiên Huế có núi Hàm Long.Đến đời Nguyễn, khu vực này xây dựng ngôi chùa nổi tiếng- chùa Báo Quốc.Hai tác giả Nguyễn Phúc Hồng Vịnh và Trần Viết Thọ đã sưu tầm thơ văn,
bia ký ở đây, soạn ra sách HLSC.
Trang 61.1.2 Hàm Long sơn chí mang loại hình văn học chức năng trong nền văn học
trung đại Việt Nam
Tác phẩm HLSC ra đời trong giai đoạn hình thái xã hội Việt Nam đã dần
chuyển sang hình thái xã hội thực dân nửa phong kiến Chí là một trong ba lối
viết sử của thể kỉ truyện của sử gia, nhưng HLSC không thuộc loại hình lịch sử
mà nghiêng về loại hình văn chương Căn cứ vào nội dung bài tựa Hàm Long
sơn chí tự, chúng ta sẽ thấy được chức năng lễ nghi trong tác phẩm này mà tác
giả nhắm đến
Thứ nhất, HLSC gắn với chức năng thực hành mà tác giả đã tự nguyện “tập
thành” nên một tác phẩm chí với hệ thống thể loại văn học và ngôn từ đa dạng.
Thứ hai, HLSC mang tính quy tắc mà tác giả đã tuân theo một cách
nghiêm nhặt trong cách thức ghi chép về không gian, thời gian, tác giả…
Thứ ba, khi HLSC là một tác phẩm mang chức năng lễ nghi [tôn giáo], tác
giả đã đặt cho mình một mục đích mang tính chủ quan khi ghi chép về những
sự kiện có liên quan đến tư liệu Phật giáo thời chúa Nguyễn, vua Nguyễn
1.2 Các nghiên cứu về tác giả- nhà sưu tầm và biên soạn tác phẩm Hàm
Long sơn chí
1.2.1 Về Trần Viết Thọ (1836-1899):
Xung quanh cuộc đời của Trần Viết Thọ, các khảo cứu trước nay đã ghilại những mốc thời gian đáng nhớ trong quãng đời của ông
- Quốc triều khoa bảng lục đã cung cấp các thông tin ngắn gọn về tên tuổi,
quê quán, năm sinh, năm đỗ cử nhân, năm đỗ Phó bảng của ông; Quốc triều
Hương khoa lục chỉ ghi quê hương, năm thi đậu Phó bảng của ông [12, tr 373].
- Khoa cử và các nhà khoa bảng của triều Nguyễn đã ghi lại khá đầy đủ
về các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời của Trần Viết Thọ [15, tr 595]
Các nhà khoa bảng Việt Nam đã ghi lại chi tiết về năm sinh, năm mất, năm thi
đỗ, ra làm quan và quê quán của ông [61, tr 754] Đại Nam thực lục ghi chép
khá đầy đủ các thông tin về việc Trần Viết Thọ thi đậu Phó bảng [80, tr.103]
Trang 7Laborde trong Bulletin des Amis du Vieux Hué đã cung cấp những thông
tin về tổ đình Báo Quốc, về quãng đời của ông sau khi treo ấn từ quan: ôngtừng làm Đốc học trường tỉnh ở Quảng Trị trước khi hồi hưu; năm 59 tuổi ông
cáo quan về tu ở chùa Báo Quốc; ông soạn cuốn Báo Quốc tự sự lục.
- Lịch sử Phật giáo xứ Huế, có ghi tên thật, quê quán, năm sinh, chức quan và trước tác của ông [4, tr 377] Phó bảng Trần Viết Thọ - con người
khẳng khái, ung dung, đã khảo cứu kỹ về ngày tháng năm sinh, quê hương, tên
húy, tên tự và tên tu hành của ông [82, tr.81] Tuy nhiên, các cứ liệu mà bài báo
sử dụng chỉ là dã sử hoặc truyền thuyết, nên kém sức thuyết phục
1.2.2 Về Nguyễn Phúc Hồng Vịnh (1851-?)
Các ghi chép, khảo cứu về tác giả Nguyễn Phúc Hồng Vịnh trước đây khá
sơ sài Đến nay, mới chỉ tìm thấy trong Đại Nam chính biên liệt truyện Thông
tin cho biết ông là con thứ 3 của Trấn Biên quạn công Miên Thanh: “HồngVịnh … lúc trẻ thông minh nhanh nhẹn, thích ngâm vịnh, phong cách giống
như cha, có tập thơ Đào Trang in khắc.” [89, tr 41-42]
- Lịch sử Phật giáo xứ Huế ghi rõ ngày tháng năm sinh, thế danh, pháp danh
và tên tự của ông, đồng thời cũng cho biết ông là đệ tử của Hòa thượng Tâm Truyền
ở chùa Báo Quốc Về trước tác, có Lưỡng Xuân sơn chí và HLSC [4, tr.379].
- Trần Trọng Dương trong Khảo sát tình hình văn bản tác phẩm một số tác
gia hoàng tộc triều Nguyễn đã giới thiệu một cách khái quát về tác giả Nguyễn
Phúc Hồng Vịnh [17, tr 302-321] Theo khảo sát này, văn bản Đào Trang tập
VHv.15 gồm hai bản in ở hai lần in đóng gộp lại Bản in lần một: in Quân Đình
thi thảo trích lục của Miên Thanh và 6 tập thơ của Hường Vịnh Bản in lần hai:
bổ sung một bài thơ cho tập Quân Đình thi thảo trích lục, có thêm 4 tâp thơ nữa của Hồng Vịnh; phụ thêm tập Lại An thi thảo trích lục do Hồng Vịnh phụng hiệu Mười tập trong Đào Trang tập (có khoảng trên 704 bài thơ), nhưng theo thống kê
chỉ còn 250 bài
1.2.3 Về tác phẩm Hàm Long sơn chí
- Chư tôn Thiền đức Phật giáo Thuận Hoá mới chỉ nhắc đến tác phẩm
HLSC Tuy nhiên, sử liệu nêu ra còn mơ hồ, nên tính thuyết phục chưa cao Lê
Trang 8Mạnh Thát trong Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, đã giới thiệu các tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ và Như Như đạo nhân, có: “HLSC; Dương xuân sơn
chí; Đào trang thi tập; Thiền môn tòng thuyết [56, tr.21-22]
- Việt Nam Phật giáo sử luận [35, tr.192] và Lịch sử Phật giáo xứ Huế đã
mô tả hiện trạng và hình thức của tác phẩm Phó bảng Trần Viết Thọ - con
người khẳng khái, ung dung đã ghi lại hoàn cảnh sáng tác HLSC [82, tr.85].
- Nguyễn Hà- Nghiên cứu tác phẩm Thiền môn tùng thuyết tập của Phó
bảng Trần Viết Thọ, đã khảo cứu khá chi tiết về tên tuổi, thành phần xuất thân,
con đường làm quan và thi cử, quá trình tu hành và trước tác của Trần Viết Thọ
Luận văn cho biết thông tin ban đầu về quá trình truyền bản của HLSC [22, tr 31].
* Tiểu kết chương 1
HLSC là tác phẩm có giá trị về văn học, sử học và Phật học Tác phẩm gồm
những trước tác của các chúa Nguyễn, vua quan triều Nguyễn, các vị trong hoàngtộc, các đại sư, hoà thượng, cư sĩ đương thời do Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc
Hồng Vịnh sưu tập và sáng tác Liên quan đến tác phẩm, tác giả HLSC, các học
giả đi trước đã đi đến nhận định:
- Về Trần Viết Thọ: các khảo cứu đã bước đầu cung cấp thông tin về nămsinh, năm mất, năm thi đỗ; nhưng lại chưa cho biết việc ông làm quan, từ quan,xuất gia và các trước tác của ông
- Về Nguyễn Phúc Hồng Vịnh: các khảo cứu mới chỉ nhắc đến thân thế vàkhả năng thi ca của ông; không ghi rõ năm sinh, năm mất và các mốc thời gianquan trọng trong cuộc đời của vị thi sĩ xuất thân hoàng tộc này
- Về tác phẩm HLSC, trong các khảo cứu trước đây đã nhắc đến, nhưng
chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tên đề mục tác phẩm mà không giới thiệu kỹ vềnội dung
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của những học giả đi trước mớichỉ giới thiệu sơ lược tiểu sử Các nhận định về giá trị về Sử liệu, Văn học, tư
tưởng Triết học của HLSC vẫn để lại một khoảng trống lớn, cần có sự khảo cứu
cẩn trọng Đó chính là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài luận án tiến sĩ này
Trang 9
-Chương 2 THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA TRẦN VIẾT THỌ VÀ
NGUYỄN PHÚC HỒNG VỊNH
2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội và khuynh hướng văn học nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
2.1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
2.1.1.1 Thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm Việt Nam
Ở nửa cuối tk.XIX, đất nước Việt Nam lâm nguy trước sự xâm lăng của
kẻ thù mới-chủ nghĩa tư bản phương Tây; những người dân ấp dân lân dưới sựdẫn dắt của các nhà nho, các lãnh binh anh dũng đánh giặc, bảo vệ quê hương,sơn hà xã tắc Trong khi đó triều đình giữ thái độ thủ hòa; có kẻ lại bỏ chạyhoặc theo giặc
Thực dân Pháp mở rộng khai thác nguyên liệu ở Việt Nam, chia ViệtNam thành ba kỳ với ba chế độ chính trị và pháp luật khác nhau: để chia rẽnhân dân ta, nhằm dễ bề cai trị, bóc lột thu lợi nhuận cao
Chủ nghĩa thực dân Pháp đã áp đặt lên Việt Nam một hệ thống chính sách
về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật… đã bóc lộtkinh tế, thu lợi nhuận cao từ các sản phẩm khai thác được; trong lúc ấy nhândân bị nô dịch, bị bần cùng hóa tột độ
2.1.1.2 Người Việt Nam luôn có ý thức đấu tranh chống lại ách đô hộ
Ở Việt Nam, trong nửa sau tk.XIX, một số người đã tiếp xúc với thực tế ởchâu Âu và đọc sách nước ngoài Họ đã đề nghị triều đình nhà Nguyễn cải cáchđất nước theo hình ảnh của các nước công nghiệp Âu-Mỹ
Các nhà khoa bảng trẻ, những yếu nhân của phong trào Duy tân là cácnhân vật tích cực trong việc phổ biến tân thư Tân thư làm thay đổi tư tưởngnho sĩ, đem lại cho họ một tầm mắt “doanh hoàn” nhìn rộng toàn cầu, gợi ý cho
họ một đường lối cứu nước mới, lấy dân làm động lực
Trang 10Phong trào yêu nước và duy tân bùng lên khắp cả nước khiến thực dânPháp hoảng sợ Những chí sĩ yêu nước đã thẳng thắn vạch trần thói lừa mị củathực dân Pháp Song, các phong trào đều bị đàn áp, các chí sĩ bị tử hình, bị bắt,
bị đày ra Côn đảo Vì vậy, họ phải tìm đường ra nước ngoài hoạt động
2.1.2 Các khuynh hướng văn học trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội nửa cuối tk.XIX- đầu tk.XX nêu trên đã xuấthiện và tồn tại nhiều khuynh hướng văn học
- Khuynh hướng văn học yêu nước, chống Pháp, phê phán triều đình thỏahiệp, đầu hàng, ca ngợi các nhà nho sát cánh cùng dân đánh giặc, bảo vệ quêhương;
- Khuynh hướng văn học biện minh cho việc làm tay sai cho giặc Pháp;
- Khuynh hướng văn học phục vụ cho văn hóa chính trị nhằm làm cho
người ta thừa nhận sự kiện thuộc địa;
- Khuynh hướng văn học tố cáo sự tàn tạ của Nho học, cuộc sống - xã hội
xô bồ, kệch cỡm của chế độ thực dân - phong kiến, kín đáo nhớ đến nước cũ đãrơi vào tay kẻ xâm lược;
- Khuynh hướng văn học yêu nước và duy tân;
- Khuynh hướng văn học ái ân, phong tình
Vậy, HLSC mà luận án hướng tới sẽ gắn với khuynh hướng văn học nào
nêu trên hay là một khuynh hướng văn học độc lập? Đây là vấn đề quan trọngcần giải quyết trong Luận án
2.2 Tác giả Hàm Long sơn chí: Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh
Các khảo cứu về Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh của cácnhà nghiên cứu đi trước còn quá sơ sài Luận án tập trung vào những ghi chép
trong HLSC và một số trích lục trong các tờ sức, tờ biểu của bộ Lễ, bộ Hộ,
bộ Lại để cung cấp những thông tin tương đối đáng tin cậy về cuộc đời và tínhcách của hai ông
Trang 112.2.1 Trần Viết Thọ, hiệu Điềm Tịnh cư sĩ
Điềm Tịnh cư sĩ 恬靜居士 tên thật là Trần Viết Thọ 陳曰壽, tự Sơn Phủ
山甫, sinh năm Minh Mệnh thứ 17 (1836); người xã Thâm Triều, tổng Bích La,huyện Thuận Xương, phủ Triệu Phong (nay là thôn Thâm Triều, xã Triệu Tài,huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị); thân phụ là Trần Viết Chỉ; thân mẫu là LêThị Định
Được đào tạo chính thức nơi “cửa Khổng sân Trình”, nhờ sự thông minh,bác lãm, lại thêm tinh thần cương trực, nên ông được mọi người nể trọng Năm1864: đỗ Tú tài; năm 1867: đỗ Cử nhân; năm 1871: đỗ Phó bảng; làm quan từ11/1873 đến 8/1893; hồi hưu: 1893; mất năm 1899
2.2.2 Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, hiệu Như Như đạo nhân
Như Như đạo nhân là con trai thứ ba của Trấn Biên quận công NguyễnMiên Thanh, sinh năm Tự Đức thứ 4 (1851); được bổ các chức quan: học quan,quan coi sóc việc tế tự và đường quan
Năm 1898, Hồng Vịnh thôi chức Trợ giáo ở trường Quốc học, chuyêntâm vào việc tầm cầu Phật pháp Khi làm Tri tạng chùa Báo Quốc, ông đã biên
soạn tác phẩm HLSC.
Các tài liệu không ghi rõ năm mất, tuy nhiên căn cứ vào ghi chép trong
Tổng mục, chỉ có thể đoán: ông mất sau năm Nhâm Tuất (1924) sau khi viết
xong phần Tổng mục của Dương Xuân sơn chí, hoặc có thể mất trong những
năm tiếp theo
2.3 Những tình tiết mở rộng khi nghiên cứu cuộc đời Như Như đạo nhân
và Điềm Tịnh cư sĩ
2.3.1.Mấy câu hỏi đáng suy nghĩ về tư tưởng của hai tác giả
Điềm Tịnh cư sĩ và Như Như đạo nhân sống trong hoàn cảnh lịch sử xãhội có nhiều biến cố về chính trị, nên khi viết về cuộc đời của hai ông, nhànghiên cứu đã đưa ra những vấn đề rất đáng suy nghĩ
Thứ nhất: Nguyễn Thượng Hiền là bạn thân của Như Như đạo nhân, tại
sao ông không trao tân thư cho Như Như, mà lại trao nó cho ông hương cống
Trang 12xứ Nghệ? Tại sao Nguyễn Thượng Hiền không giới thiệu Phan Bội Châu vớiNhư Như?
Thứ hai: tình hình chính trị- xã hội của nước Đại Việt cuối tk.XIX,đường lối giáo dục của tầng lớp khoa bảng, tư duy của tầng lớp trí thức lúc bấygiờ liệu có ảnh hưởng vào thơ văn của Điềm Tịnh và Như Như?
Thứ ba: Tại sao thơ của Tùng Thiện vương Miên Thẩm và Tuy Lý vương
Miên Trinh (hai ông bác ruột của Như Như), thơ tỏ lòng thương dân, yêu nước
của vua Tự Đức lại không có dấu ấn gì trong HLSC?
Thứ tư: Tại sao những điều trần của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch lại không có tiếng vang trong Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh?
Thứ năm: Nguyễn Thượng Hiền là bạn thân của Nguyễn Phúc Hồng Vịnh
lại không trao Thiên hạ đại thế luận cho ông, mà lại trao cho Phan Bội Châu?
2.3.2 Con đường đưa Điềm Tịnh cư sĩ và Như Như đạo nhân đến với đạo Phật
Học vấn theo Nho giáo Trung Hoa gắn chặt với chế độ khoa cử Ở nước
ta, đi học, đi thi, làm quan vào thế kỷ XIX đã bộc lộ rõ những hạn chế nhất định
về thân phận và phẩm vị của nhà nho
Trong cách lý giải cuộc đời, thuyết minh cách sống của mình, Trần ViếtThọ đã lui về quê nhà hưởng lạc thú bởi tư tưởng Tam giáo; còn Nguyễn PhúcHồng Vịnh đã vận dụng nhiều tư tưởng Trang tử trong thơ ông để quên đinhững mâu thuẫn về thân phận và thời cuộc Hai ông chủ trương cắt đứt mọiquan hệ xã hội để chỉ sống với mình, cho đến quên cả bản thân mình, hoà làmmột với thiên nhiên, với đạo
Chứng kiến bao cảnh tranh giành ruộng đất, sự ngông nghênh của bọnthực dân nên Trần Viết Thọ cũng muốn tìm về cuộc sống đời thường nơi thônquê vắng vẻ
Hai ông vẫn đi học, ứng thí, làm quan với cái ảo tưởng “trí quân, trạchdân” Những trải nghiệm sống và hành động theo Nho giáo của hai ông chothấy việc trở thành con người hiếu hạnh, hiền lương, phương chính, minh kinh
Trang 13và năng văn không phải là quá khó, nhưng thực hiện việc “trí quân, trạch dân”
là không thể
Lịch sử dân tộc, lịch sử Đàng Trong và triều Nguyễn đã định hình rõ chohai ông con đường tu Phật, chỉ có tu Phật mới giải quyết được những khổ đaucon người, nhất là những mâu thuẫn trong tư tưởng nhà trí thức
* Tiểu kết chương 2
Thứ nhất, Trần Viết Thọ xuất thân từ truyền thống nho học Ông đỗ Phó
bảng năm Tự Đức thứ 25 (1871) Sau đó, ông tham gia chính triều, giữ nhiềuchức vụ như Đốc phòng, Tri huyện, Giáo thụ, Huấn đạo, Chủ sự ở Lại bộ ty Năm Thành Thái 7 (1895), ông được phê chuẩn hồi hưu Sau khi về hưu, ônglàm đệ tử Phật môn, trú ngụ tại chùa Diệu Đế Tác phẩm có: Báo Quốc tự sự
lục, Thiền môn tùng thuyết tập, Cổ Tiên am nghi chú
Thứ hai, Nguyễn Phúc Hồng Vịnh là công tử của Trấn biên quận công
Nguyễn Phúc Miên Thanh Ông được bổ làm quan: học quan (Hàn lâm viện Thịgiảng học sĩ), quan coi sóc việc tế tự (Miếu thừa, Miếu lang, Tự tế ty), vàĐường quan (Tri huyện Phú Vang) Cuối đời, ông thế phát xuất gia tu hành và
giữ chức Tri tạng tại chùa Báo Quốc Ông sưu tầm, biên soạn tác phẩm HLSC
và nhiều tập thơ văn
Thứ ba, con đường đưa hai ông đến với đạo Phật có thể là: Một là, do ảnh
hưởng bởi phong khí tu tập nghiêm túc của các vị đại sư, hòa thượng tại kinh đô
Phú Xuân đương thời Hai là, ảnh hưởng của truyền thống tin Phật và vận dụng
giáo lý đạo Phật vào con đường trị quốc an dân của các đời vua, chúa Nguyễn
Ba là, do mất niềm tin vào con đường “trí quân trạch dân” của chế độ phong
kiến, nên hai ông muốn tìm về với thế giới an lạc nội tại, bằng lý tưởng sống của
Đạo gia và Phật gia Thứ tư, sức hút của đạo Phật đã khiến hai ông trở thành
những cư sĩ ngoại hộ đắc lực cho chốn thiền môn lúc bấy giờ
Đó là những ngả đường đưa ông đến với đạo Phật để cuối đời hai ông tìmđược con thuyền bát-nhã đưa về với giá trị chân- thiện- mỹ ở thực tại