khuynh hướng văn học trong kết quả nghiên cứu của các nhà phê bình văn học đi trước. Đĩ là tác phẩm đã thể hiện rõ thiết chế tư tưởng - văn hố “Nho Thích song hành”, “Nho Thích hợp lưu”, “Nho Thích thống nhất”, mặt khác, tác phẩm này cũng bộc lộ quan điểm “Nho, Phật, Đạo” hồ đồng của những trí thức tu Phật dưới thời các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn.
Tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật trong HLSC, chúng tơi đã nghiên cứu các thể loại văn chương tồn tại trong bộ tác phẩm này: thơ, từ, phú, truyện, bi ký, tháp ký, ký, ngữ lục, biện luận, đối liên (câu đối), tự (tựa), tế văn (văn tế), chiếu, chỉ, dụ, biểu, sớ. TÁc giả luận án đã làm nổi bật những đặc trưng nội dung và nghệ thuật của những thể loại trong HLSC- những thể loại được trước tác bằng chữ Hán rất tiêu biểu cho văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là những thể loại được các sĩ tử rèn tập để ứng thí hoặc được viết khi làm quan ở triều đình: thi, phú, chế, chiếu, biểu.
Ở HLSC khơng hội đủ tất cả các thể loại được sử dụng trong văn học trung đại Việt Nam, do ở bộ tác phẩm này chỉ tồn tại hai trước tác được ký tự bằng chữ Nơm, những trước tác cịn lại đều được viết bằng chữ Hán (khơng thể dùng chữ Hán để sáng tác lục bát hoặc song thất lục bát nhằm tạo ra tự sự bằng lục bát hoặc trữ tình bằng song thất lục bát). Đĩ là những hạn chế về sử dụng các thể loại văn học, về dùng ngơn từ nghệ thuật của HLSC.
Như vậy, đã cĩ bốn mảng tư liệu trong HLSC- mảng tư liệu về quan điểm và thái độ của các chúa Nguyễn, của các vua Nguyễn đối với Phật giáo; mảng tư liệu về mạng lưới Phật tự ở Thuận Quảng và cả nước; mảng tư liệu về các vị hồ thượng, đại sư- những nhân vật trung tâm làm hồi sinh Phật giáo Việt Nam; mảng tư liệu về sự chuyển đổi tư tưởng của Phật giáo từ Thiền tơng sang Tịnh độ tơng. Bốn mảng tư liệu đĩ, theo chúng tơi, đủ cho nhà viết lịch sử Phật giáo dựa vào để dựng lại lịch sử Phật giáo nước ta ở thời điểm nĩ hồi sinh- một giai đoạn lịch sử, cho đến nay, đang bị bỏ trống trong các sách viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam.