LỜI MỞ ĐẦU Ngay từ khi Việt Nam chưa gia nhập WTO thì thị trường trong nước đã “hội nhập” trước về cách thức thanh toán. Có lẽ không ở quốc gia nào (trừ nước Mỹ) mà đồng đô la lại trở nên phổ dụng như nước ta. Việc mua bán, từ thỏi son môi, đến chiếc xe, thửa đất đều được định giá bằng đồng tiền màu xanh có hình ông Franklin. Thậm chí, những cụm từ kiểu như “con bạc triệu đô” cũng được đăng tải trên những tờ báo lớn như thể đồng đô la Mỹ không còn là ngoại tệ. Sự sùng bái Mỹ kim không chỉ còn đơn thuần bởi đó là một ngoại tệ mạnh. Đây còn là một vấn đề văn hoá, thể hiện tâm lý bày đàn của dân chúng ngay trong việc dùng tiền. Theo nguyên tắc quản lý thị trường, tất cả các luồng ngoại tệ khi chuyển vào một quốc gia đều phải chuyển đổi qua nội tệ. Đó là về mặt pháp lý, mặt khác, những rủi ro về sự chênh lệch tỷ giá là điều mà các doanh nghiệp cần phải tính toán, không thể tuỳ tiện coi đồng đô la Mỹ là hình thức thanh toán bắt buộc trong giao dịch kinh tế tại Việt Nam. Trên thực tế thì Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định rõ chỉ được sử dụng đồng tiền Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Việc lưu hành ngoại tệ phải được Nhà nước quy định đối với một số mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, quy định pháp luật thì như vậy, còn trên thực tế, những quy định đó đã không được thực hiện một cách nghiêm túc. Như vậy có thể thấy tình trạng đô la hóa và sùng bái ngoại tệ tại Việt Nam đang ở mức hết sức nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, tác động của nó tới nền kinh tế ra sao và giải pháp nào để giải quyết hay hạn chế vấn đề này một cách hiệu quả?
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ khi Việt Nam chưa gia nhập WTO thì thị trường trong nước đã “hộinhập” trước về cách thức thanh toán Có lẽ không ở quốc gia nào (trừ nước Mỹ) màđồng đô la lại trở nên phổ dụng như nước ta Việc mua bán, từ thỏi son môi, đếnchiếc xe, thửa đất đều được định giá bằng đồng tiền màu xanh có hình ôngFranklin Thậm chí, những cụm từ kiểu như “con bạc triệu đô” cũng được đăng tảitrên những tờ báo lớn như thể đồng đô la Mỹ không còn là ngoại tệ Sự sùng bái
Mỹ kim không chỉ còn đơn thuần bởi đó là một ngoại tệ mạnh Đây còn là một vấn
đề văn hoá, thể hiện tâm lý bày đàn của dân chúng ngay trong việc dùng tiền
Theo nguyên tắc quản lý thị trường, tất cả các luồng ngoại tệ khi chuyển vàomột quốc gia đều phải chuyển đổi qua nội tệ Đó là về mặt pháp lý, mặt khác,những rủi ro về sự chênh lệch tỷ giá là điều mà các doanh nghiệp cần phải tínhtoán, không thể tuỳ tiện coi đồng đô la Mỹ là hình thức thanh toán bắt buộc tronggiao dịch kinh tế tại Việt Nam Trên thực tế thì Pháp luật Việt Nam cũng đã quyđịnh rõ chỉ được sử dụng đồng tiền Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam Việc lưuhành ngoại tệ phải được Nhà nước quy định đối với một số mặt hàng cụ thể Tuynhiên, quy định pháp luật thì như vậy, còn trên thực tế, những quy định đó đãkhông được thực hiện một cách nghiêm túc
Như vậy có thể thấy tình trạng đô la hóa và sùng bái ngoại tệ tại Việt Nam
đang ở mức hết sức nghiêm trọng Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, tác động của nó tới nền kinh tế ra sao và giải pháp nào để giải quyết hay hạn chế vấn đề này một cách hiệu quả?
Trang 2PHẦN 1 THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA VÀ SÙNG BÁI NGOẠI TỆ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
I Khái niệm về đô la hoá.
"Đô la hoá" có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khingoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng nội tệ trong toàn bộhoặc một số chức năng tiền tệ, thì nền kinh tế đó bị coi là đô la hoá toàn bộ hoặcmột phần
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô lahoá cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khốitiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ Theo đánh giá của IMF năm 1998 trườnghợp đô la hoá cao có 19 nước, trường hợp đô la hoá cao vừa phải với tỷ lệ tiền gửingoại tệ/M2 khoảng 16,4% có 35 nước, trong số đó có Việt Nam
II Phân loại đô la hoá
a Căn cứ vào hình thức : Đô la hóa được thể hiện dưới 3 hình thức sau :
- Đô la hóa thay thế tài sản : thể hiện qua tiền gửi ngoại tệ trên tổng
phương tiện thanh toán (FCM/M2) Theo IMF khi tỷ lệ này trên 30% thìnền kinh tế đó được cho là có tình trạng đô la hóa cao, tạo ra các lệch lạctrong điều hành tài chính tiền tệ vĩ mô
- Đô la hóa phương tiện thanh toán : Là mức độ sử dụng ngoại tệ trong
thanh toán Các giao dịch thanh toán bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khóđánh giá nhất là đối với những nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam
- Đô la hóa định giá, niêm yết giá : Là việc niêm yết, quảng cáo, định giá
bằng ngoại tệ
Trang 3b Căn cứ vào phạm vi : Tùy theo các trạng thái của việc sử dụng ngoại tệ,người ta chia đô la hóa thành 3 loại :
- Đô la hoá không chính thức: là trường hợp đồng đô la được sử dụng
rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thứcthừa nhận Đô la hoá không chính thức có thể bao gồm các loại sau:
• Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài
• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài
• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước
• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi
- Đô la hoá bán chính thức: Là những nước có hệ thống lưu hành chính
thức hai đồng tiền Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưuhành hợp pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửingân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế vànhững chi tiêu hàng ngày Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trungương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ
- Đô la hoá chính thức (hay còn gọi là đô la hoá hoàn toàn): Xảy ra khi
đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành Nghĩa làđồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữacác bên tư nhân, mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chínhphủ Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thườngchỉ là những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ Thông thườngcác nước chỉ áp dụng đô la hoá chính thức sau khi đã thất bại trong việcthực thi các chương trình ổn định kinh tế Đô la hoá chính thức không cónghĩa là chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ được lưu hành hợp pháp Tuynhiên, các nước đô la hoá chính thức thường chỉ chọn một đồng ngoại tệlàm đồng tiền hợp pháp Chính vì vậy, khi một nền kinh tế bị đôla hóaphản ánh tình trạng bất ổn nền kinh tế vĩ mô của đất nước đó
Hiện nay, Quỹ tiền tệ thế giới xếp Việt Nam vào nhóm nước ‘đô la hóa’không chính thức
Trang 4III Thực trạng đô la hoá ở nước ta
1 Giai đoạn trước đổi mới (trước 1988).
Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp Nhà nước nắm độc quyền vềngoại thương, ngoại hối Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng cạnh tranh của hànghóa, dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệ thống ngân hàng còn sơkhai Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo Nghị định số 102/CP ngày6/7/1963 của Chính phủ nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệtrong nước, mọi giao dịch trong nước phải được thực hiện bằng VNĐ Xuất nhậpkhẩu và thanh toán quốc tế đồng tiền sử dụng thường là đồng Rup chuyển nhượng
và đồng Nhân dân tệ mậu dịch Vì vậy, khả năng chuyển đổi của VNĐ rất hạn chế
Về cuối giai đoạn xuất hiện dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế, Việt Nam suy yếumạnh sau thất bại của chính sách giá – lương – tiền, lạm phát lên tới 3 con số vàliên tục có các đợt tăng giá vàng Trong dân cứ xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ
để tích trữ, đầu cơ giá và sử dụng làm phương tiện thanh toán Tuy nhiên, mức độ
đô la hóa là không đáng kể do mức độ mở cửa của nền kinh tế còn rất nhỏ
2 Giai đoạn bắt đầu mở cửa đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1988 – 1997).
Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giaodịch buôn bán bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng được phépnhận tiền gửi bằng đồng đô la Đến năm 1991, tình trạng đô la hoá đã tăng lênmạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng USD Trước tìnhtrạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô lahoá nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vàocác ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996
Trang 5Đồ thị 1: Tỷ lệ tiền gửi bằng USD trên tổng phương tiện thanh toán
Nguồn: IMF - Vietnam Statistical Appendix 2007
Nguyên nhân, do lạm phát phi mã giai đoạn trước 1991 làm cho đồng nội tệ mấtgiá nhanh, gây mất lòng tin vào đồng nội tệ của người dân và tạo cho những người giữtiền cảm thấy quá rủi ro khi giữ một khối lượng đồng nội tệ lớn Do đó, người dânchuyển sang sử dụng ngoại tệ làm phương tiện cất trữ, vận chuyển, thanh toán
Đến giai đoạn 1993 – 1996, Việt Nam từng bước xây dựng nền kinh tế thịtrường, nhà nước dần xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, đồng thời ban hànhnhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại Kinh tếtăng trưởng cao và khá ổn định, trung bình gần 8%/năm, lạm phát được kiểm soát ởmức trên dưới 10%, kinh tế đối ngoại phát triển mạnh Cùng với thắng lợi trongkiềm chế lạm phát, sự phát triển của hệ thống ngân hàng hai cấp đã dần khôi phục
vị thế của VNĐ Trung tâm giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàngđược hình thành, hệ thống thanh toán bắt đầu phát triển Nhờ đó đồng nội tệ đãdần lấy lại được lòng tin trong dân chúng, mức độ đô la hóa giảm mạnh và đạtkhoảng 20% năm 1996
Trang 63 Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính tiền tệ đến nay
Đến năm 1996, mức độ đô la hóa của Việt Nam đã giảm còn 20% song lạixảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khiến cho đồng tiền Việt Nam giảm giátrị, và Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô la hoá Đến cuối năm
2001, tỷ lệ đồng USD được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến 31,7% Tỷ lệ này
có xu hướng giảm đáng kể trong những năm tiếp theo, dao động từ 21% - 24%, đếntháng giêng năm 2010 còn khoảng 20% Mặc dù vậy, rất có thể tỉ lệ tiền gửi ngoại
tệ trên tổng lượng cung tiền ở Việt Nam có thể sẽ tăng trở lại trong năm 2011 docác ngân hàng thương mại trong nước huy động lãi suất ở mức quá cao (trên 6%/năm, trong khi tiền USD gửi tại các ngân hàng ở nước ngoài sinh lời thấp hơn1%/năm) để huy động thêm các khoản tiền gửi USD ngắn hạn nhằm tài trợ chohoạt động cho vay bằng USD Ta có thể xem xét qua biểu đồ dưới đây:
Đồ thị 2: Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ ở Việt Nam trên tổng lượng cung tiền M2
Tuy nhiên số tiền gửi tuyệt đối bằng USD thì không ngừng tăng lên, năm
1995 là 1,5 tỷ USD, năm 2005 đạt 8 tỷ USD, nhất là sau khi chúng ta gia nhậpWTO con số này đã tăng lên nhiều lần Chỉ tính riêng số Kiều hối hàng năm cũngđạt trung bình từ 8 – 10 tỷ USD Đến cuối quý I năm 2011, tổng số tiền gửi bằngngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt gần 20 tỷ đồng Con số này mộtmặt cho thấy tiềm lực nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ thống ngân hàng có thể
Trang 7huy động được cho đầu tư phát triển kinh tế, những mặt khác cũng đáng quan tâm ởgóc độ đô la hoá.
Đồ thị 3: Khối lượng tiền gửi bằng đồng USD (FCD)
Triệu$
Triệu $
(Nguồn: IMF - Vietnam Statistical Appendix 2007)
Như vậy, dưới góc độ đô la hóa tiền gửi, mức độ đô la hóa ở Việt Nam có xuhướng giảm xuống, từ trên 30% vào cuối những năm 90 xuống dưới 20% hiện nay.Tuy nhiên, phân tích theo các giai đoạn, mức độ đô la hóa biến động: Giảm mạnhtrong giai đoạn 1991-1993 là do lợi tức của VNĐ cao hơn nhiều so với lợi tức củaUSD, nhu cầu ngoại tệ cho các giao dịch kinh tế đối ngoại chưa cao khi mở cửa nềnkinh tế, lượng ngoại tệ của dân cư gửi tại ngân hàng không đáng kể; trong giai đoạn
1994 - 1996 khá ổn định; từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á,lợi tức của VNĐ thấp hơn so với lợi tức của USD, khu vực dân cư và các doanhnghiệp có xu hướng chuyển sang nắm giữ bằng USD, do đó, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệtrên tổng phương tiện thanh toán tăng lên và ở mức khoảng 30% trong giai đoạn
2000 - 2001; từ năm 2002 đến 2007, đô la hóa có xu hướng giảm trở lại nhờ lợi tứccủa VNĐ hấp dẫn hơn ngoại tệ, mức biến động của tỷ giá không lớn (tỷ giá chỉtăng khoảng trên 6% trong vòng 5 năm từ 2002 - 2007 nhờ cung ngoại tệ dồi dào,nhất là cung ngoại tệ từ việc thu hút vốn nước ngoài); từ năm 2008 đến nay, mức
độ đô la hóa khá ổn định (khoảng 20%) Đánh giá nguyên nhân tại sao mức độ đô
Trang 8la hóa không tiếp tục giảm như giai đoạn trước là do thời kỳ này lạm phát đã tăngcao trở lại, tỷ giá có sức ép tăng, lãi suất ngoại tệ tăng cao.
Đồ thị 4: Diễn biến đô la hóa ở Việt Nam
Dưới góc độ đô la hóa tiền vay (tín dụng ngoại tệ/M2), mức độ đô la hóa có
sự biến động khá mạnh, giảm mạnh từ mức 31% trong năm 1995 xuống 13 - 16%trong giai đoạn 2000 - 2005, tăng lên khoảng 20% trong mấy năm trở lại đây Tíndụng ngoại tệ có mối liên hệ chặt chẽ với tiền gửi ngoại tệ, nó phụ thuộc vào quyếtđịnh đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân và của chính quyết định huy động vốn vàđầu tư của ngân hàng thương mại (NHTM) Đối với các doanh nghiệp, việc lựachọn cách thức mua hay vay ngoại tệ phụ thuộc vào so sánh lãi suất phải trả khi đivay bằng VNĐ và ngoại tệ Còn đối với các ngân hàng, nguồn vốn ngoại tệ huyđộng được dùng để cấp tín dụng ngoại tệ, gửi tại các ngân hàng nước ngoài hoặcbán lấy VNĐ cũng phụ thuộc vào mức độ rủi ro ngoại hối, lợi ích giữa cho vaybằng VNĐ hay ngoại tệ có lợi ích hơn, chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế,vấn đề thanh khoản, cân đối vốn ngoại tệ Thực tiễn cho thấy, trong giai đoạn
1995 - 1996, lãi suất vay ngoại tệ trong nước cao hơn lãi suất trung bình trên thếgiới và khu vực đã tạo động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nhậpkhẩu hàng trả chậm Bởi vậy, mặc dù nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu lớn nhưng
Trang 9nhu cầu vay vốn ngoại tệ từ các NHTM trong nước không tăng mạnh Còn đối vớicác NHTM, chúng ta không quên vào thời kỳ 1999 - 2000, lãi suất quốc tế tăng caohơn lãi suất trong nước Chịu ảnh hưởng của xu hướng này, các NHTM Việt Namcũng từng bước nâng lãi suất huy động ngoại tệ Tuy nhiên, khó có thể nâng lêntương đương vì đụng phải trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định.Chênh lệch giữa lãi suất quốc tế và lãi suất trong nước (vào khoảng 1,4 - 1,8% vàothời điểm đầu năm 2000) đã khiến việc huy động ngoại tệ trong nước, chuyển ranước ngoài trở thành một hoạt động sinh lời hấp dẫn đối với các NHTM, đặc biệt,khi vào thời điểm đó thị trường tín dụng trong nước đang ở trạng thái đông cứng vìsức hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế kém Hay trong năm 2009, khi Chính phủthực hiện hỗ trợ lãi suất VNĐ, nhiều doanh nghiệp đã vay VNĐ để mua ngoại tệcho nhu cầu nhập khẩu, gây áp lực đối với nhu cầu mua ngoại tệ trên thị trườngngoại hối Sang năm 2010, khi chấm dứt hỗ trợ lãi suất, nhu cầu tín dụng ngoại tệlại tăng mạnh.
Trái lại, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đô la Mỹ so với tổng dư nợ và đầu tưcủa hệ thống ngân hàng thương mại lại có xu hướng tăng lên, cao hơn cả tiền gửi
đô la Đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh, dư nợ cho vay bằng đô la Mỹ cuốitháng 9 năm 2004 đã tăng gấp 2 lần số dư cuối năm 2002
Đồ thị 5: Tỷ lệ dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng dư nợ cho vay
Trang 10cho vay ngoại tệ/tổng dư nợ
(Nguồn : IMF - Vietnam Statistical Appendix 2007)
Thông qua việc quan sát niêm yết giá và bán hàng hoá, dịch vụ thu ngoại tệhiện nay, quan sát giao dịch mua bán ngoại tệ của dân cư tại nhiều cửa hàng vàngbạc quy mô lớn ở Hà Nội, thông tin ghi nhận được từ các giao dịch kinh tế ngầm
có thể thấy mức độ sử dụng đô la Mỹ trong xã hội nước ta rất đáng quan tâm Cóthể nói Việt Nam là một nền kinh tế bị đô la hoá một phần Tuy vậy, mức độ chínhxác của đô la hoá là số liệu rất khó xác định Trong một số năm khi lãi suất tiền gửiđồng đô la ở các ngân hàng nước ngoài ở mức cao, để sử dụng những đồng tiền đô
la mà người dân đã gửi vào ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã đem phần lớnnguồn đô la gửi ra các ngân hàng nước ngoài, chủ yếu là ở Singapore và HồngKông, để kiếm lãi suất cao Điều này có tác động xấu bởi vì những đồng đô la đó
đã không được sử dụng để đầu tư trong nước
Đến năm 1992, lãi suất đồng đô la giảm mạnh, các ngân hàng Việt Namkhông còn thu lời được từ các tài khoản ở nước ngoài nên đành rút một lượng lớntiền về, con số đó khoảng từ 3 đến 4 tỷ USD Lượng tiền gửi ở nước ngoài giảm đichỉ còn một nửa tính đến thời điểm cuối năm 2003
Trang 11Sau khi rút tiền đô la từ ngân hàng nước ngoài về, các ngân hàng Việt Nambắt đầu cho các doanh nghiệp trong nước vay bằng đồng đô la để sinh lợi Nếu nhìn
về hình thức bên ngoài thì điều này có vẻ yên ổn đối với các ngân hàng, bởi vì họnhận tiền gửi và cho vay đều bằng ngoại tệ nên có ít rủi ro Nhưng nếu xem xét kỹ,chúng ta nhận thấy các doanh nghiệp đi vay sẽ gặp khó khăn khi đồng tiền ViệtNam bị giảm giá Các doanh nghiệp này chủ yếu có doanh thu bằng đồng ViệtNam, nhưng họ phải trả nợ bằng đồng USD Họ phải đứng trước các rủi ro về thayđổi tỷ giá giữa đồng USD và đồng tiền Việt Nam mà không có những công cụ đểphòng tránh rủi ro Nếu đồng đô la tăng giá, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sợ mấtkhả năng thanh toán nợ Khi đó các ngân hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và từ đódẫn đến khủng hoảng kinh tế
Một lĩnh vực đô la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh doanhcác sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử Ta có thể thấy bằng trực giác việc niêmyết giá bằng cả VNĐ lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như:máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại v.v Mặc dù hai loại giá được đặtsong song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếukhách hàng thanh toán bằng VNĐ thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoáigiữa VNĐ và USD ngày hôm thực hiện giao dịch Những hàng hóa này thường lànhững hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhậpkhẩu từng linh kiện, nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD, do vậy, cácdoanh nghiệp, để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, buộc phải niêm yết giá bằng USD.Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính "hiện đại",
"thương mại điện tử" Điều này rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng sẽ trởthành loại hình kinh doanh chủ yếu trong tương lai
Trong thời điểm hiện tại, trên toàn thế giới đang diễn ra tình trạng giảm giácủa đồng đô la Mỹ Nguyên nhân là do chính sách thả nổi đồng đô của chính phủ
Mỹ, cộng với một số yếu tố: nước Mỹ đang bị thâm hụt ngân sách nặng nề (trên
400 tỷ USD); tổng số nợ của Chính phủ Mỹ đến 7/2008 là 9.000 tỷ USD (khoảng
Trang 1231.700USD trên đầu người) vượt quá mức báo động quốc tế; thâm hụt cán cânthanh toán vãng lai năm 2007 tăng vọt lên đến 738,64 tỷ USD; lượng đầu tư nướcngoài vào Mỹ giảm Đồng thời mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với thế giới Ả rập xấu đi,làm cho một loạt nước xuất khẩu dầu mỏ Trung Cận Đông đã giảm bớt cất giữ và
sử dụng đô la, mà chuyển qua sử dụng đồng Euro nhiều hơn trong thanh toán quốc
tế và dự trữ ngoại tệ Hơn nữa Liên bang Nga và một số nước khác cũng đã và đang
có hành động tương tự Tất cả những điều này gây thêm sức ép đối với đồng đô la
Mỹ, làm tăng khả năng sụt giá của đồng đô la
Vấn đề đặt ra là nếu đồng đô la Mỹ tiếp tục sụt giá mạnh thì những thiệt hại
gì sẽ xảy ra, giả sử mức sụt giá là 20%, hệ quả tất yếu là thu ngoại tệ về xuất khẩuhàng hoá và dịch vụ tính bằng đô la của tất cả các nước trên thế giới đều bị thiệt hạitheo tỷ lệ tương ứng Ngoài ra, kim ngạch dự trữ ngoại tệ và lượng vốn FDI của tất
cả các nước tính bằng đô la cũng sẽ tự nhiên hao hụt tương ứng Vốn liếng kinhdoanh, tiền tiết kiệm, tiền lương, quỹ hưu trí, bảo hiểm, phúc lợi xã hội tính bằng
đô la của tất cả mọi người có liên quan đều phải chịu thiệt hại Ngược lại, cáckhoản phải trả về nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chưa thanh toán, các khoản nợ vaynước ngoài bao gồm tiền gốc và lãi chưa trả tính bằng đô la đều mặc nhiên đượcgiảm bớt tương ứng với tỷ lệ sụt giá của đồng đô la
Như vậy, việc sử dụng đồng đô la như thế nào cho có hiệu quả là một vấn đề
vô cùng phức tạp Mặc dù những cách ngân hàng đã sử dụng đồng đô la cũng cómột mặt tích cực nào đấy, nhưng cần phải có cách lựa chọn đúng đắn hơn là thựchiện những giải pháp kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá, tiến tới thực hiệntrong nước chỉ có một đồng tiền duy nhất được lưu hành là đồng tiền Việt Nam
Trong thực tế, chúng ta thấy rõ một số nền kinh tế thành công không bị đô lahoá, như tại Trung Quốc (tỉ lệ FCD/M2 là 9%), các ngân hàng không được phépquyết định lãi suất tiền gửi bằng đô la
Trang 13Thông thường đô la hoá diễn ra khi đồng tiền của một nước bị đánh giá làyếu kém, và đồng đô la được coi là phương tiện dự trữ có giá trị Tuy nhiên, khôngphải bất cứ quốc gia nào có đồng tiền yếu đều bị đô la hoá trực tiếp Nhiều nướctrên thế giới có nền kinh tế tương tự Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan,Braxin không cho phép thanh toán các loại hàng hoá dễ dàng bằng đồng đô la.Chính việc cho phép sử dụng gần như hợp pháp hoá đồng USD tại Việt Nam đểmua các loại hàng hoá như bất động sản, mặt hàng điện tử, xe cộ, phí khách sạn
đã làm tăng quá trình đô la hoá Như trên đã phân tích, nếu tình hình không sớmđược kiềm chế và đẩy lùi, có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chínhvào một thời điểm nào đấy
Trong thời gian vừa qua, có thể thấy rõ tác động tiêu cực của tình trạng đô lahoá lên nền kinh tế Việt Nam Hiện tượng đô la hoá trên thị trường tài chính đã tạomôi trường cho các hoạt động đầu cơ mỗi khi có biến động về ngoại tệ Điều này
đã thể hiện rõ qua việc trong nửa đầu năm 2008 giá một USD trên thị trường tự doxuống tới 15.400 VNĐ và vài tháng sau vọt lên 19.500 VNĐ và "con ngựa bấtkham" này chỉ chịu đứng yên khi Ngân hàng Nhà nước tung nhiều tỷ USD dự trữngoại hối để bình ổn Có thể thấy cung cầu ngoại tệ đã bị bóp méo nghiêm trọng.Bên cạnh đó, hiện tượng đô la hoá đã khiến việc kiểm soát cung tiền của Ngânhàng Nhà nước trở nên khó khăn, làm giảm hiệu quả của các chính sách kiềm chếlạm phát
Bên cạnh thị trường trường ngoại hối chính thức, thị trường ngoại hối khôngchính thức ở nước ta cũng đang diễn ra rất sôi động và gắn kết chặt chẽ với nhau.Theo kết quả điều tra của Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA) thực hiện năm 2001, ước tính: “'Với 200 doanh nghiệp đượccấp phép kinh doanh vàng bạc ở Hà Nội, tổng doanh số bán USD trong ngày có thểđạt trung bình 10 triệu USD, tức là chiếm từ 1/3 đến một nửa doanh số giao dịchtrên thị trường chính thức” Sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức
Trang 14là hệ quả của các quy định hiện hành công nhận quyền cất giữ (không gửi vào ngânhàng), quyền cho, tặng ngoại tệ và quy định cho phép rút kiều hối bằng ngoại tệ.
Những biểu hiện đô la hóa dễ thấy khác là trong các hoạt động mua nhà, đầu
cơ bất động sản, mua bán hàng hóa giá trị cao, người ta đều sử dụng USD Hầu hếtcác gia đình công chức có thu nhập trung bình hoặc có điều kiện làm kinh tế đều dựtrữ USD Tại các siêu thị, dịch vụ bưu điện, hàng không đều thu ngoại tệ dễ dàng
dù pháp luật cấm; việc buôn bán tiểu ngạch, buôn lậu qua biên giới phổ biến bằngUSD
Vậy mức độ đô la hóa ở Việt Nam có sự biến động qua các giai đoạn, phụthuộc vào tính chất ổn định của nền kinh tế Nền kinh tế càng bất ổn định thì mức
độ đô la hóa càng cao và ngược lại Theo tiêu chuẩn đánh giá của IMF thì hiện naymức độ đô la hóa ở Việt Nam đang ở mức trung bình (khoảng 20%) Song đây là tỷ
lệ không tính đến số lượng ngoại tệ được sử dụng trên thị trường không chính thức
Vì vậy, thực tế tình trạng đô la hóa ở nước ta là rất nghiêm trọng
Trang 15PHẦN II NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ LA HÓA
TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I Nguyên nhân của đô la hoá
Đã có nhiều phân tích, đánh giá nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa, cóthể tổng kết, đánh giá qua những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nguyên nhân chủ yếu nhất là do lo ngại về tình hình bất ổn định của
nền kinh tế vĩ mô, quản lý của Chính phủ, rồi quyền với bất động sản, hệ thống pháp
lý người dân đã đổ xô đi mua các loại hình dự trữ, tích lũy khác Để giữ giá trị tàisản, người dân thường quy đổi bằng vàng hoặc đô la vì cơ bản đồng 2 loại hình tiền
tệ này có tính ổn định cao Thêm vào đó việc tiền đồng mất giá đã làm tăng lạmphát; giá cả của tất cả các mặt hàng tăng cao làm khuyếch đại tác hại của việc đôlahóa: CPI liên tục tăng (năm 2004 là 7,71%, năm 2005 là 8,29%, năm 2006 là 7,48%,năm 2007 là 8,30%, năm 2008 là 22,97% và năm 2009 là 6,88%) khiến mọi ngườithêm ngần ngại hơn trong việc chuyển từ ngoại tệ sang VNĐ Tỷ lệ lạm phát vẫn duytrì ở mức độ cao trong các năm qua:
Đồ thị 6: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm