Củng cố lòng tin của dân chúng vào VNĐ.

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn Tài chính Quốc tế Tình trạng Đô la hóa và sùng bái ngoại tệ ở Việt Nam (Trang 25 - 30)

Để làm được điều này, trước hết cần ổn định sức mua của VNĐ đối với các loại hàng hóa và dịch vụ trong nước. Muốn vậy NHNN phải thực hiện các biện pháp tích cực để kiểm soát lạm phát ở mức độ vừa phải. Điều đó không có nghĩa là phải làm cho tỷ lệ lạm phát giảm xuống bằng 0. Vì khi NHNN tác động làm giảm lạm phát sẽ dẫn tới sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp. Điều đó gây ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội và cũng có tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế. Trên thực tế, các quốc gia vẫn cố gắng duy trì một mức độ lạm phát vừa phải ở mức một con số, đồng thời thực hiện các biện pháp để chống lại lạm phát phi mã và siêu lạm phát (lạm phát ở mức 2 và 3 con số).

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần thực hiện các chính sách tích cực để ổn định tỉ giá hối đoái, tránh tăng tỷ giá quá mạnh gây kích thích tâm lý dự trữ ngoại tệ, đầu cơ ngoại tệ kiếm lời nhờ chênh lệch tỷ giá. Cần duy trì một lượng đủ lớn dự trữ ngoại hối, sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tỷ giá: mua bán trực tiếp nội tệ trên thị trường ngoại hối, sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả… để tác động vào diễn biến tỷ giá một cách kịp thời, hiệu quả.

Thêm vào đó cần thường xuyên tăng cường tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, khuyến khích nhân dân sử dụng nội tệ trong thanh toán trong nước.

5. Thực hiện nghiêm quy định "Trên đất nước Việt Nam chỉ chi trả bằngđồng Việt Nam", hạn chế sùng bái ngoại tệ. đồng Việt Nam", hạn chế sùng bái ngoại tệ.

• Có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam như mở thêm nhiều điểm thu đổi ngoại tệ tại các sân bay, cửa khẩu, khuyến khích tăng tỷ lệ quy đổi sang tiền VNĐ.

• Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam, bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng không được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.

• Thực hiện những bước đầu tiên để đồng Việt Nam (VNĐ) tham gia quan hệ vay trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VNĐ tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để người nước ngoài chấp nhận VNĐ trong thanh toán; xoá bỏ việc chuyển tiền FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) phải xuất trình chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính và xoá bỏ các quy định về cân đối ngoại tệ đối với FDI.

• Phải giảm chi phí trong giao dịch bằng VNĐ so với giao dịch bằng USD, mới có tác dụng nâng cao tính chuyển đổi đồng nội tệ. Đồng thời nâng cao sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định tiền tệ và xã hội để giúp người dân tin tưởng hơn vào đồng nội tệ.

• Xử phạt nghiêm minh những sai phạm để chấn chỉnh việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do.

• Những khoản vay nước ngoài của Chính phủ, kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và các khoản thu từ phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ chỉ được giải ngân cho đơn vị thụ hưởng hay cơ quan thực hiện dự án bằng VNĐ.

• Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam, sửa đổi các văn bản và quản lý chặt chẽ việc niêm yết hàng hóa trong nước .

Để thực hiện được các mục tiêu đó, điều kiện bắt buộc với Việt Nam là phải nâng cao tính chuyển đổi của VNĐ trong nước. Việc này sẽ được thực hiện trên cơ sở xây dựng một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Nâng cao khả năng chuyển đổi của VNĐ và khắc phục đôla hoá là 2 mặt của quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện hội nhập. Đây cũng là quá trình tiến tới mục tiêu chỉ sử dụng VNĐ trên lãnh thổ Việt Nam. Với sự mở

cửa của khu vực tài chính trong những năm tới và sự tự do hoá giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đô la hoá là việc làm rất khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đô la hoá trên thị trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đô la hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ.

KẾT LUẬN

Do lo ngại tình hình bất ổn, lo ngại về sự mất ổn định của kinh tế vĩ mô, quản lý của chính phủ, rồi quyền với bất động sản, hệ thống pháp lý người dân đổ xô đi mua các loại hình dự trữ tích luỹ khác. Để giữ giá trị tài sản, người dân thường quy đổi bằng vàng hoặc đô la vì cơ bản 2 loại hình tiền tệ này có tính ổn định cao. Thêm vào đó việc tiền đồng mất giá đã làm tăng lạm phát; giá cả của tất cả các mặt hàng tăng cao làm khuyếch đại tác hại của việc đô la hóa.

Tuy nhiên sự tích trữ đồng đô la hay vàng ở đây cho thấy nó chỉ là 1 hiện tượng chứ không phải là vấn đề. Theo chuyên gia kinh tế Jay Menon của Ngân hàng phát triển châu Á thì Việt Nam thành công hơn so với hai nước Lào và Campuchia trong công tác giảm đô la hóa. Tất nhiên tại Campuchia thì vấn đề đôla hóa có thể nói là toàn bộ, còn tại Lào thì họ sử dụng cả đồng đô la lẫn bạt Thái. Việt Nam rõ ràng là đang đi đầu trong việc giảm đôla hóa, nhìn chung thì đôla không chiếm quá 20% cung tiền. Và con số này là đã giảm rất nhiều so với trước kia.

Với xu hướng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, việc kiềm chế đô la hóa ở Việt Nam sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Muốn làm được cần phải có thời gian và quyết tâm cao. Điều quan trọng là phải hạn chế được những mặt tiêu cực và phát huy được những mặt tích cực của hiện tượng này, hướng tới xây dựng một thị trường tiền tệ linh hoạt, đa dạng nhưng chủ động, không bị lệ thuộc vào nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Website www.vneconomy.vn 1. Website www.vneconomy.vn 2. Webstite www.tamnhin.net 3. Website www.saga.vn 4. Webstite www.cafef.vn 5. Webstite www.ndhmoney.vn 6. Website www.moi.gov.vn 7. http://www.stockbiz.vn/News/2011/4/16/200660/viet-nam-va-tinh-trang-do-la- hoa.aspx

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm môn Tài chính Quốc tế Tình trạng Đô la hóa và sùng bái ngoại tệ ở Việt Nam (Trang 25 - 30)