I, Sơ lược về các công ty đa quốc gia:1, Nguồn gốc ra đời và khái niệm: + Nguồn gốc: Trong quá trình phát triển của lịch sử sự ra đời của các TNC trên thế giới gắn liền với sự ra đời và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
=========000=========
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài: Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty
ĐQG ở các nước nhận đầu tư
Trang 2Hà Nội – 30.9.2013
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
I, Sơ lược về các công ty đa quốc gia: 5
1, Nguồn gốc ra đời và khái niệm: 5
2, Quá trình phát triển và bản chất: 6
3, Đặc điểm hoạt động: 8
4, Mục đích phát triển: 9
II, Chiến lược thâm nhập của các công ti ĐQG vào các nước đang phát triển: 9
1, Chiến lược quốc tế ( The international Strategy): 9
2, Chiến lược xuyên quốc gia ( The Transnational Strategy ) 10
3, Chiến lược toàn cầu ( The Global Strategy): 11
4, Chiến lược đa nội địa (The multi-domestic Strategy): 12
5, Hình thức thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam: 12
III, Tổng quan về chuyển giá: 13
1, Khái niệm: 13
2, Động cơ thực hiện chuyển giá: 14
3, Tác động của chuyển giá: 17
IV, Các thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia trên thế giới: 20
1, Chuyển giá thông qua tài sản hữu hình: 20
2, Chuyển giá thông qua các tài sản vô hình 21
3, Chuyển giá thông qua việc mua nguyên nhiên liệu và bán thành phẩm 23
4, Chuyển giá thông qua hỗ trợ tài chính: 26
5, Một vài ví dụ điển hình về chuyển giá của các công ty đa quốc gia trên thế giới: 27
6, Đề xuất giải pháp chống chuyển giá: 28
V, Chuyển giá ở Việt Nam: 31
1, Môi trường pháp lý: 31
2, Đề xuất giải pháp chống chuyển giá ở Việt Nam: 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 3Khi các quan hệ kinh tế được thiết lập đa dạng, có sự liên kết, phối hợp giữa cácchủ thể kinh doanh, thì việc xác định lợi lợi ích ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi củamột chủ thể riêng lẻ, mà được tính trong chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết Vớimôi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưuluôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh Chuyển giá được xem là một lời giải cho bàitoán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất Đơn giản vìphương cách này giúp họ giảm tổng nghĩa vụ thuế Từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng.
Trong xu thế mở rộng cửa chào đón các tập đoàn kinh tế quốc tế, phát huy nội lựcvới các công ty cha - mẹ - anh - chị - em , thì chuyển giá sẽ là công cụ dễ được các chủthể kinh doanh sử dụng nhằm thay đổi những nghĩa vụ thuế phải thực hiện với nhà nước
Sự mới mẻ và chứa đựng những hấp dẫn về lợi ích kinh tế của chuyển giá là điều đượccác nhà quản lý lưu tâm, được các chủ thể kinh doanh, người hoạch định chiến lược tàichính của doanh nghiệp lên chương trình hành động cho mình
Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bịthất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốncủa họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế Do các quy luật của thịtrường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các tập đoàn đa quốcgia, nên gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế Điều này dẫn đến tình trạng cạnh
Trang 4tranh không lành mạnh Ngoài ra chuyển giá còn tạo tiền đề cho các doanh nghiệp nướcngoài từng bước thôn tính các doanh nghiệp trong nước trong liên doanh, liên kết, tăngnhập siêu và tiềm ẩn nhiều bất ổn xã hội.
Nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề, chúng em đã lựa chọn và quyết định tìm hiểu, phân tích đề tài “Các thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia” Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyển giá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này
sẽ đề ra một số biện pháp chống chuyển giá đảm bảo ổn định phát triển kinh tế tại Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế giới
Trang 5I, Sơ lược về các công ty đa quốc gia:
1, Nguồn gốc ra đời và khái niệm:
+ Nguồn gốc: Trong quá trình phát triển của lịch sử sự ra đời của các TNC trên thế giới
gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Đó là sự phát triểncao của chế độ tư bản chủ nghĩa là sự vận động sâu sắc của các quan hệ sản xuất tbcn.Khicác mối quan hệ kinh tế vượt dần ra khỏi phạm vi quốc gia và gia nhập vào guồng máysản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng được phát triển.hai nhà nghiên cứu mác vàăngghen khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã dự đoán tích tụ và tậptrung cơ bản thông qua hiệp tác giản đơn và công trường thủ công cùng với sự phân cônglao động ngày càng hoàn thiện tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời những xí nghiệp tư bản chủnghĩa có quy mô lớnvà sự cạnh tranh của những xí nghiệp này càng trở nên gay gắt Sựcạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu sẽ đưa đến kết quả là các xí nghiệp nhỏ và vừa bịphá sản hoặc bị sát nhập với nhau để trở thành những xí nghiệp lớn hơn Chế độ xínghiệp là chế độ điển hình sinh ra trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.Khởiđầu xí nghiệp ra đời bằng con đương công trường thủ công nhờ sự kết hợp lao động mộtkhi lao động đã liên kết theo một hình thức nào đó sẽ tạo điều kiện cho việc sáng tạo ramáy mócvà hợp thành hệ thống sản xuất bằng máy móc chế độ xí nghiệp đã có được cơ
sở vững chắc về kỹ thuật.Với chế độ tự do cạnh tranh của thị trường đã điều tiết sự phâncông và trao đổi của xã hội xí nghiệp và nhà máy cũng nhanh chóng trở thành hình thức
tổ chức sản xuất điển hình để tổ chức sự phân công lao động xã hội nhờ sự pháttriểnmạnh mẽ của lực lượng sản xuất chế độ xí nghiệp nhà máy đã mở rộng phạm vi lĩnhvực phân công xã hội từ nội bộ quốc gia sang địa bàn quốc tế.Và do vậy phân công laođộng và trao đổi quốc tế về nguyên vật liệu bán thành phẩm và sản xuất giữa các nướcngày c14
ng phát triển
+ Khái niệm: Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation)
hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung
Trang 6cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia; có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tếkhi chúng có những tác động kinh tế lớn đến một vài khu vực cùng với những nguồn lựctài chính dồi dào, phục vụ cho quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị Công
ty đa quốc gia hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau (khác với Công ty quốc tế,chỉ là tên gọi chung với những công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó)
Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa;một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với quá trình toàn cầu hóa – đó là xínghiệp liên hợp toàn cầu
2, Quá trình phát triển và bản chất:
Tự do cạnh tranh không chỉ làm cho quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tăng lên
mà còn là nguyên nhân cho sự ra đời của nền sản xuất dựa trên máy móc và theo đó chế
độ xí nghiệp tbcn xuất hiện và ngày càng hoàn thiện.Chế độ xí nghiệp ra đời thúc đẩyphân công lao động mở rộng từ nội bộ quốc gia sang địa bàn quốc tế đã làm cho tích tụ
và tập trung tư bản sản xuất tăng lên cao và theo đó các tổ chức độc quyền bắt đầu xuấthiện.C.MÁC và PH.ĂNGGHEN cũng đã khẳng định rằng độc quyền sinh ra từ tự docạnh tranh nhưng không phủ định nó.Một trong những nhân tố thúc đẩy quá trình tậptrung tư bản đó là tín dụng C.MÁC đã nói:là cơ sở chủ yếu của việc chuyển hoá dần dầnnhững xí nghiệp tư nhân tbcn thành những công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa chế độ tíndụng đồng thời cũng là một phương tiện để mở rộng dần các xí nghiệp hợp tác tới mộtphạm vi toàn quốc ít nhiều rộng lớn.Một đặc trưng nổi bật trong giai đoạn độc quyền là
sự cùng tồn tại đan xen nhau giữa độc quyền quốc gia và quốc tế.Cùng với sự phát triểnquan hệ quốc tế làm cho các công ty tư bản liên minh với nhau sản xuất và phân phốihàng hoá trên thị trường thế giới đã hình thành nên các công ty độc quyền quốc tế Khinghiên cứu sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế nói chung và các tổ chức độcquyền quốc tế xuyên quốc gia nói riêng phải xuất phát từ sự tích tụvà tập trung sảnxuất.Tích tụ và tập trung sản xuất đạt đến một mức độ nhất định làm cho các nhà độcquyền quốc gia vươn ra khỏi biên giới quốc gia hoạt động trên phạm vi quốc tế thực hiệnphân chia thế giới về mặt kinh tế.Tập trung sản xuất có bước phát triển mới thì xuất khẩu
Trang 7tư bản cũng được đẩy mạnh và trở thành cơ sở kinh tế quan trọng của sự mở rộng phạm
vi hoạt động quốc tế của các công ty xuyên quốc gia.Một điểm đáng chú ý trong tiếntrình phát triển của các công ty xuyên quốc gia là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
mỹ từ nửa sau của thế kỷ XIX và càng ngày càng trở thành một trung tâm sức mạnh kinh
tế của thế giới.Cùng với sự phát triển của các xí nghiệp công thương hiện đại chế độ xínghiệp của mỹ cũng đã được mở rộng sang tây âu và nhật bản.Khi phạm vi địa lý của sựphân công nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại vượt quá biên giới quốc gia thì tnc hìnhthành.TNC là một cơ cấu kinh doanh quốc tế dựa trên sự kết hợp giữa quá trình sản xuấtquy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế và quá trình phân phối quy mô quốc tếvào trong một cơ cấu công ty đơn nhất nhằm chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tếđạt hiệu quả tối ưu để thu lợi nhuận độ quyền cao.TNC được hình thành trực tiếp trên cơ
sở xí nghiệp công thương hiện đại,khi các xí nghiệp công thương hiện đại hưng thịnhchúng đã bắt đầu ngay vào việc đầu tư ra nước ngoài để sản xuất và tiêu thụ sản phẩmhoặc sản xuất và tìm mua nguyên liệu.Từ thập kỷ 60 lại đây dưới tác động của sự bùng
nổ cách mạng khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ tnc đã phát triển nhanhchóng.TNC đã điều chỉnh các hoạt động kinh doanh xây dựng hệ thống phân công quốc
tế kết hợp liên kết theo chiều ngang và dọc trong nội bộ công tycơ cấu tổ chức toàn cầucủa tnc tương ứng ra đời Từ những điều nêu trên ta có 3 giai đoạn quá trình phát triểncủa các công ty xuyên quốc gia đi từ tích tụ và tập trung sản xuất hình thành các công tycông ty cổ phần các công ty kinh doanh trong ngành công thương Một là quá trình tích
tụ và tập trung sản xuất diễn ra song song với quá trình tích tụ quyền lực kinh tế tích tụ vàtập trung sản xuất tạo ra những công ty cực lớn bao gồm trong đó rất nhiều công ty vàngười ta cũng gọi đó là những tập đoàn với công ty mẹ đứng đầu và các công tycon.Chúng còn được gọi là các công ty nhỏ và vừa chúng phụ thuộc về tài chính kỹ thuậtvào công ty mẹ.Ở một số nước tư bản chủ nghĩa số xí nghiệp nhỏ và vừa chiếmđến70_80% tổng số các xí nghiệp.sự thâu tóm các xí nghiệp nhỏ và vừa thực hiện kiểmsoát tài chính kỹ thuật đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tư bản sinh lợi.Nhưng vềmặt tổ chức sản xuất hình thức này tỏ tính hiệu quả cao giảm được chi phí sản xuất tậndụng được mọi khả năng nguyên liệu phát huy tính năng động sáng tạo do đó làm tăngquy mô và tỷ suất lợi nhuận.Hai là quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành
Trang 8các tổ chức độc quyền Độc quyền hiện đại mang nhiều dấu ấn của thời đại cách mạngkhoa học kỹ thuật hiện đại.Hoạt động R&D cũng như chuyển giao công nghệ là thế mạnhcủa công ty xuyên quốc gia cùng với mạng lưới thị trường rộng khắp thế giới.ba là quátrình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp ngày càng đẩy mạnh đưa đến việc xuất hiện cáchình thức công ty liên hợp nông công nghiệp nông thương nghiệp.quá trình tích tụ sảnxuất trong nông nghiệpcùng với sự tác động cảu cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đãđưa đến hiện tượng cấu tạo hữu cơ tăng lên và giảm ý nghĩa của địa tô tuyệt đối tạo ramối liên hệ ngày càng tăng giữa công nông nghiệp đẩy mạng xu hướng giảm tỷ trọngnông nghiệp trong cơ cấu lao động cũng như trong tổng sản phẩm quốc dân.điều này chothấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã có tác động trở lại thúc đẩy nông nghiệpphát triển.và để toàn bộ nền kinh tế có thể phát triển mạnh trong cạnh tranh nền nôngnghiệp cũng phải có khả năng cạnh tranh cao.qua những nhận xét trên cho thấy rằng quátrình tích tụ tư bản và tập trung sản xuất lâu dài đã dẫn đến sự hình thành các công tyxuyên quốc gia
+ Bản chất: Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tư bản đã dẫn đến sự biến đổi quan
trọng về lượng và chất trong các mặt quan hệ sản xuất mà khâu quan trọng nhất là cácquan hệ sở hữu.khi nghiên cứu về bản chất của các công ty xuyên quốc gia trên thế giớicần phải đi từ những vấn đề này.Vì đấy là bản chất đặc trưng của công ty xuyên quốc giaCuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở các nước tư bản phát triển có thể quan sát thấy nềnsản xuất tbcn có sự phát triển
3, Đặc điểm hoạt động:
Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đềuthuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thểhằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau
Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tínhtoàn cầu Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt độngđặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh
Trang 94, Mục đích phát triển:
+Thứ nhất, đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ
+Thứ hai, đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao
+Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro Cũng như tránh những bất ổn
do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất
Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất Bên cạnh
đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC
Hoạt động của các MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau:
- Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác…
- Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ…
II, Chiến lược thâm nhập của các công ti ĐQG vào các nước đang phát triển:
1, Chiến lược quốc tế ( The international Strategy):
Sản phẩm được sản xuất tại thị trường nội địa và bán ra thị trường các quốc gia khácvới sự điều chỉnh tối thiểu theo yêu cầu của địa phương Từng SBU có quyền chủ động
áp dụng chiến lược này
Trang 10Chiến lược này ít chịu sức ép giảm chi phí và sức ép của yêu cầu địa phương (vì hoạtđộng sản xuất chủ yếu diễn ra trong nước) Nhưng nó nhạy cảm cao đối với các rủi ro về
tỷ giá và rủi ro về chính trị
Đặc trưng:
- Khai thác lợi thế so sánh, vị trí trong nước để biến thành lợi thế cạnh tranh
- Đi vào những thị trường thiếu kĩ năng của MNC Giá trị được tạo ra bằng sựchuyển đưa những cốt lõi cạnh tranh từ chính quốc ra nước ngoài – nơi mà đối thủcạnh tranh không có khả năng phát triển, đáp ứng, duy trì
- Thường theo một kiểu mẫu giống nhau khi mở rộng thị trường nước ngoài
- Tập trung hóa những chức năng phát triển sản phẩm như R&D tại chính quốc, sảnxuất sản phẩm theo chuwnr mực nhu cầu thị trường nội địa
- Thiết lập các bộ phận sản xuất, marketing tại những khu vực, quốc gia trọng yếu,nơi họ kinh doanh quốc tế
- Trụ sở chính kiểm soát chặt chẽ những chiến lược mark và sản phẩm, sự thích ứngđịa phương thực hiện giới hạn
- Hoạt động quốc tế xếp thứ 2 sau thị trường tại chính quốc
Hạn chế: có thể bỏ sót cơ hội tại thị trường địa phương
2, Chiến lược xuyên quốc gia ( The Transnational Strategy )
Là chiến lược mà MNC tìm cách đạt hiệu quả toàn cầu và đáp ứng địa phương, cóchia sẻ sứ mệnh chung của MNC nhưng có những hoạt động thay đổi theo yêu cầu củađịa phương ( chuẩn hóa nơi có thể , thích ứng nơi bắt buộc )
Chọn được một địa điểm tối ưu không thể đảm bảo chắc rằng chất lượng và chi phícho các yếu tố đầu vào ở đó cũng sẽ tối ưu Chuyển giao kinh nghiệm có thể là mộtnguồn lực cốt lõi của lợi thế cạnh tranh, nhưng kinh nghiệm không thể tự động đượcchuyển giao
Đặc trưng:
- Lợi thế cạnh tranh có thể phát triển ở bất kì đơn vị hoạt động nào của MNC
Trang 11- Cố gắng đạt chi phí thấp dựa trên kinh tế vùng ,tính kinh tế của quy mô, học tậphiệu quả cũng như tạo sản phẩm khác biệt cho khách hang ở những khu vực khácnhau, khuyến khích mở cửa ở những nơi phát triển kĩ năng hoạt động trong hoạtđộng toàn cầu
- Dòng sản phẩm và kĩ năng có thể chuyển đưa giữa các đơn vị trong MNC, tậptrung thúc đẩy phát triển các kĩ năng tại các cơ sở học tập toàn cầu
- Giá trị tạo ra bằng sự đổi mới củng cố và trao đổi ý tưởng ,sản phẩm và quy trình Hạn chế :
- Thực hiện chiến lược này có nhiều khó khăn vì đáp ứng địa phương làm tăng chiphí
- Cần tránh 2 khuynh hướng: tập trung hoạt động của công ty quá lớn vào một vị trítrung tâm, hoặc vì muốn tăng mức độ thích nghi theo địa phương mà phân tán hoạtđộng của công ty trên quá nhiều địa điểm khác nhau
3, Chiến lược toàn cầu ( The Global Strategy):
MNC mở rộng thị trường nước ngoài dựa trên sự chuẩn hóa và chi phí có tính cạnhtranh; giá trị được tạo ra dựa trên việc thiết kế sản phẩm cho thị trường toàn cầu và sảnxuất, marketing hiệu quả nhất
Quy mô sản xuất, phân phối sản phẩm được nâng cao, thuận lợi cho việc đầu tư pháttriển và giảm chi phí rất tích cực; nhưng khó đáp ứng nhu cầu địa phương
- Không cố gắng đáp ứng địa phương
- Thích hợp cho sản phẩm công nghiệp
- Mục tiêu chiến lược là theo đuổi chiến lược chi phí thấp trên phạm vi toàn cầu để
hỗ trợ “ chiến lược giá công kích ” (aggressive pricing) trên thế giới
Trang 12- Phân tán vài hoạt động chủ yếu và hỗ trợ như sản xuất ,marketing ,R&D ở vài vịtrí thuận lợi nhất trên phạm vi toàn cầu (outsource).
- Quyết định tập trung hóa tại trụ sở chính
Hạn chế: Không phù hợp tại những thị trường cần sự thích ứng cao.
4, Chiến lược đa nội địa (The multi-domestic Strategy):
Những quyết định chiến lược và hoạt động phân chia theo đơn vị kinh doanh từngquốc gia Chiến lược này có cơ hội khách hàng hóa cao nhưng hạn chế khai thác quy môkinh tế, học tập và phối hợp thông tin
Đặc trưng:
- Tập trung sự cạnh tranh tại từng thị trường
- Thu lợi bằng việc khách hàng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị hiếu của nhữngthị trường quốc gia khác nhau, dẫn đến gia tăng giá trị sản phẩm tại thi trườngquốc gia địa phương và đẩy giá sản phẩm lên cao
- Mức độ phân quyền cho địa phương cao (gần gũi về vị trí và văn hóa )
- Giá trị được tạo ra bằng việc giao quyền cho nhà QT địa phương để thích ứng vớimôi trường kinh tế luật pháp văn hóa địa phương
- Thích hợp khi có nhiều chi nhánh tại các quốc gia và áp lực giảm chi phí khônglớn
- Thích hợp cho sản phẩm tiêu dùng
Hạn chế: chi phí cao
5, Hình thức thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia tại Việt Nam:
- Hình thức liên doanh chiếm ưu thế lớn trong những năm đầu:
Ở Việt Nam, những năm đầu mở cửa và hợp tác với nước ngoài (tính từ khi ban hànhluật đầu tư nước ngoài 12/1987), việc thu hút đầu tư nước ngoài dưới hình th ức liêndoanh có nhiều nổi trội so với hình thức đầu tư khác Phía Việt Nam có thể góp vốn bằngquyền sử ụng đất; hoạt động theo nguyên tắc nhất trí H ội đồng quản trị , nên các thànhviên phía Việt Nam và đối tác có quyền ngang nhau Qua đó, nhà kinh doanh Việt Nam
Trang 13có cơ h ội để học hỏi trực tiế p các nhà đầu tư nước ngoài; được tham gia vào hoạch địnhchính sách, tổ ch ức, ki ểm soát hoạ t đ ộng kinh doanh, rủi ro được phân chia về haibên…nên
hình thức này trở thành hình th ức thu hút các công ty ĐQG ch ủ y ếu
- Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang trở nên phổ biến, thay cho hình thức liêndoanh
Xu hướng này là các chi nhánh TNCs khi đầu tư vào Vi ệ t Nam mu ốn tự quản lý,quyết định chiến lược kinh doanh, chủ động hơn trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện
dự án, trong việc tổ chức kinh doanh và tiếp cận thị trường Hơn nữa, khi Việ t Namban hành luật đầu tư nước ngoài s ửa đ ổi (năm 1996), chính sách đối x ử bình đẳng gi ữadoanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã khiến cho các doanhnghiệp nước ngoài không còn cố bám vào các doanh nghi ệp trong nước để tìm kiếm cácchính sách ưu đãi
III,
Tổng quan về chuyển giá:
1, Khái niệm:
Có quan điểm cho rằng, chuyển giá chỉ là hành vi liên quan đến các tập đoàn kinh
tế đa quốc gia Theo đó, chuyển giá được hiểu là “việc thực hiện chính sách giá đối vớihàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn quabiên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốcgia trên toàn cầu” Tuy nhiên, trên thực tế, chuyển giá không chỉ được thực hiện bởi cáccông ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệpFDI), mà nó còn được thực hiện bởi các công ty có nhiều công ty con chỉ hoạt động kinhdoanh trong nước hoặc thậm chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ thể kinh tế độclập song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ thân nhân với nhau
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằmthay đổi giá trị mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tài sản trong quan hệ giữa các bênliên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các bên Các bên liên kết ở đây cóthể là các công ty thành viên trong một công ty đa quốc gia, các công ty hoặc đơn vị
Trang 14thành viên trong một tổng công ty hoặc các công ty độc lập mà chủ sở hữu của chúng cómối quan hệ đặc biệt thân nhân với nhau Hành vi đó có đối tượng tác động là giá cả vàđược thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá, tài sản, cung cấpdịch vụ.
Cơ sở cho việc chuyển giá xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh,các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch kinh tế Do vậy, họhoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn Quyền nàyđược pháp luật về kinh doanh của mọi quốc gia thừa nhận, nó chỉ bị hạn chế bởi các quyđịnh pháp luật có liên quan, chẳng hạn như pháp luật về cạnh tranh, về thương mại hoặcchính bởi những điều luật về định giá chuyển giao
2, Động cơ thực hiện chuyển giá:
Động cơ của hành vi chuyển giá chính là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xéttrên phương diện tổng thể Việc xác định giá giao dịch giữa các thành viên của các bênliên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của
họ Đầu tiên phải kể đến sự khác biệt về thuế suất doanh nghiệp
Khi phát hiện ra thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa hai quốc gia có sựkhác biệt lớn, với mục tiêu luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình các công ty đa quốcgia (MNC) sẽ tiến hành thực hiện hành vi chuyển giá nhằm mục đích giảm thiểu tối đakhoản thuế mà MNC này phải nộp cũng như là tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của MNC.Khi có chênh lệch về thuế suất thì thủ thuật chuyển giá mà các MNC thường sử dụng đó
là nâng giá mua đầu vào các nguyên, vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuấtkhẩu thấp tại các công ty con đóng trên các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp cao Chẳng hạn như, công ty B và C đều là công ty con của tập đoàn A Công ty B
áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% Công ty C kinh doanh ở địa bànkinh tế - xã hội khó khăn nên được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp10% Khi B cung cấp vật tư cho C với giá thấp hơn giá thị trường giao dịch sòng phẳngthì làm cho lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của B giảm đi, còn lợi nhuậntrước thuế thu nhập doanh nghiệp của C tăng lên tương ứng Phần lợi nhuận tăng lên ởcông ty C chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10% Nếu bán đúng giáthị trường thì phần lợi nhuận này nằm ở công ty B và phải chịu thuế suất 25% Do đó,
Trang 15nếu xét riêng biệt thì công ty B thiệt, còn công ty C được lợi Nhưng xét tổng thể thì tổngthuế phải nộp của cả hai công ty đã giảm đi Như vậy, bằng cách thực hiện này thì MNC
đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp caosang quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp và như vậy mục tiêu tối đahóa lợi nhuận đã được thực hiện thành công
Động cơ tiếp theo chính là kỳ vọng về sự biến đổi trong tỷ giá và trong chi phí cơhội đầu tư Với mục đích là bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu, các MNC sẽtiến hành đầu tư vào một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền củaquốc gia này sẽ mạnh lên nghĩa là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và pháttriển, ngược lại họ sẽ rút đầu tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương laiđồng tiền của quốc gia này sẽ bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ bị giảm đi.Chẳng hạn một MNC đang định đầu từ vào sản xuất tại Việt Nam với số vốn ban đầu bỏ
ra là 100 triệu USD với tỷ giá USD/VND là 20.000 tại thời điểm đầu tư, như vậy tổngvốn đầu tư tương đương là 2.000 tỷ đồng Thời hạn đầu tư của dự án là 10 năm và giả sửcuối thời hạn đầu tư, MNC rút vốn đầu tư trong tình trạng là hòa vốn kinh doanh Xảy ra
3 trường hợp đối với lợi nhuận mà MNC thu được từ Việt Nam do chênh lệch tỷ giá:
Tỷ giá của USD/VND vẫn giữ nguyên là 20.000: như vậy với tình trạng hòa vốnthì vốn vẫn bảo tồn là 2.000 tỷ đồng, MNC rút vốn ra khỏi Việt Nam là 100 triệuUSD Do đó lợi nhuận mang lại do chênh lệch tỷ giá là 0%
Việt Nam Đồng tăng giá 10% so với USD, tức lúc này tỷ giá USD/VND giảm và2.000 tỷ VND quy đổi thành 110 triệu USD Như vậy lúc này MNC thu được dochênh lệch tỷ giá bằng đúng 10% do Đồng Việt Nam tăng giá
Trường hợp ngược lại là Đồng Việt Nam giảm giá 10% tức là tỷ giá USD/VNDtăng lên làm cho 2.000 tỷ VND lúc này chỉ đổi được 91 triệu USD Như vậy vốnđầu tư của MNC rút ra khỏi Việt Nam bị giảm xuống Lúc này lỗ do chênh lệch tỷgiá cùng bằng đúng tỷ lệ giảm giá của Đồng Việt Nam là 10%
Dựa trên các dự báo về tình hình tỷ giá mà các MNC có thể thực hiện các khoảnthanh toán nội bộ sớm hơn hay muộn hơn nhằm giảm rủi ro về tỷ giá Các khoản công nợ
có thể được thanh toán sớm hơn nếu các dự báo cho rằng đồng tiền của quốc gia màMNC có công ty con sẽ bị mất giá Và ngược lại các khoản thanh toán sẽ bị trì hoãn nếu
Trang 16dự báo cho rằng đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng mạnh lên Do tình hình lạm phátcủa các quốc gia khác nhau, nếu quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao tức đồng tiền nước đó
bị mất giá Do đó MNC sẽ tiến hành hoạt động chuyển giá nhằm bảo toàn lượng vốn đầu
tư và lợi nhuận
Chi phí cơ hội cũng là một trong các động lực để các MNC thực hiện hành vichuyển giá Các MNC nhận ra rằng các khoản lợi nhuận của họ chỉ có thể chuyển vềnước sau khi kết thúc năm tài chính và sau khi được kiểm tra của cơ quan thuế và chịu sựkiểm soát ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối Vì vậy, các cơ hội đầu tư có thể sẽ bị
bỏ lỡ Do đó các MNC sẽ tiến hành thủ thuật chuyển giá nhằm thu hồi nhanh vốn đầu tư
và bắt lấy cơ hội đầu tư khác Trong các hoạt động liên doanh liên kết với các đối táctrong nước thì các MNC sẽ định giá thật cao các yếu tố đầu vào mua từ công ty mẹ nhằmtăng cường tỷ lệ góp vốn và nắm quyền quản lý Ngoài ra, các MNC có thể cấu kết vớicác công ty nước ngoài khác làm lũng đoạn thị trường trong nước
Ngoài ra, yếu tố tình hình kinh tế-chính trị của quốc gia mà MNC có chi nhánhhay công ty con Các chính sách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của các công
ty con của MNC thì MNC sẽ thực hiện các hành vi chuyển giá nhằm chống lại các tácđộng Hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi ro và bảo tồn vốn kinh doanh bằngcách chuyển giá thì MNC muốn thu hồi vốn đầu tư sớm
Ngoài ra hoạt động chuyển giá cũng nhằm làm giảm các khoản lãi từ đó giảm áplực đòi tăng lương của lực lượng lao động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ quan thuếcủa nước sở tại
Bên cạnh đó những động cơ bên ngoài đó, chuyển giá còn được thực hiện do một
số động cơ bên trong Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh của MNC tại chính quốchay tại các công ty thành viên trên các quốc gia khác bị thua lỗ Lý do dẫn đến sự thua lỗ
có thể là do sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sai lầm trong việc nghiên cứu và đưa sảnphẩm mới vào thị trường, các chi phí quản lý hay chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩmquá cao dẫn đến kết quả kinh doanh bị thua lỗ Để tạo ra một bức tranh tài chính tươisáng hơn cho công ty khi đứng trước các cổ đông và các bên hữu quan khác thì chuyểngiá như là một cứu cánh để thực hiện ý đồ trên Chuyển giá giúp cho các MNC san sẻ
Trang 17thua lỗ giữa các thành viên với nhau từ đó làm giảm các khoản thuế phải nộp và tạo nênbức tranh kết quả kinh doanh giả tạo vi phạm pháp luật của các quốc gia.
Các MNC khi thâm nhập vào một thị trường mới thì điều quan trọng trong giaiđoạn này là phải chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh thị phần nhằm xây dựng nền móng banđầu cho hoạt động kinh doanh sau này Vì vậy mà các MNC trong giai đoạn này sẽ tăngcường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm làm cho giai đoạn này MNC sẽ bị lỗnặng và kéo dài Trong các mối liên kết kinh doanh hay hợp tác kinh doanh thì các MNC
sẽ dựa vào tiềm lực tài chính hùng hậu của mình mà thực hiện các hành vi chuyển giá bấthợp pháp để làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài và chiếm lấy quyền quản lý vàkiểm soát công ty Tồi tệ hơn là đẩy các đối tác ra khỏi hoạt động kinh doanh và chiếmtoàn bộ quyền kiểm soát và chuyển quyền sở hữu công ty Tình trạng này thường xảy raphổ biến tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi mà trình độ quản lý còn yếukém Sau khi đánh bật các các đối thủ và những bên liên kết kinh doanh ra khỏi thịtrường thì MNC sẽ chiếm lĩnh thị trường và nâng giá sản phẩm để bù lại phần chi phítrước đây đã bỏ ra
Do được hưởng các đặc quyền, đặc lợi trong quá trình kêu gọi đầu tư của nước chủnhà và nắm trong tay các quyền về kinh tế chính trị và xã hội mà MNC xem công ty conđặt trên quốc gia này như là trung tâm lợi nhuận của cả MNC và thực hiện hành vichuyển giá để lại hậu quả đáng kể cho nước tiếp nhận đầu tư
Ngoài ra chuyển giá còn được thực hiện do việc chuyển giao các sản phẩm và dịch
vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao như trong các ngành công nghệthông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược… nhằm giảm các rủi ro khi giao dịch cácsản phẩm này thì chuyển giá là phương pháp được các MNC lựa chọn
3, Tác động của chuyển giá:
Đối với bản thân các MNC:
Chuyển giá giúp cho MNC dễ dàng thực hiện kế hoạch và mục tiêu kinh doanhcủa mình về lợi nhuận và thuế Dựa vào lợi thế về tiềm lực tài chính, những ưu đãi màcác quốc gia đặc cách cho các MNC khi kêu gọi thu hút đầu tư như thuế suất, hạn ngạch,lĩnh vực đầu tư… thì các MNC có thể thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu việcthực hiện nghĩa vụ về thuế đối với quốc gia mà mình đặt trụ sở, trong trường hợp các
Trang 18quốc gia này có chính sách tiền tệ thắt chặt Chuyển giá giúp MNC không bỏ lỡ các cơhội kinh doanh và đầu tư, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa, đánh bật và thâutóm các công ty nhỏ lẻ trong nước.
Thông qua việc bán các tài sản, thiết bị lỗi thời với giá cao thì một mặt giúp cáccông ty tại chính quốc thay đổi được công nghệ với chi phí thấp, mặt khác lại giúp thuhồi vốn đầu tư nhanh tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư Chuyển giá còn giúp các MNCtránh được các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm vì các hoạt độngnày thường tốn nhiều chi phí và khả năng thành công không cao MNC sẽ giảm được một
số các rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tính ổn định củanhà cung cấp nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu và một số rủi ro khác
Tuy nhiên, các MNC có nguy cơ phải gánh chịu những hình phạt nghiêm khắc củaquốc gia sở tại và các quốc gia có liên quan nếu việc chuyển giá bị phát hiện Các MNC
sẽ bị phạt một số tiền rất lớn, có khả năng bị rút giấy phép kinh doanh và chấm dứt mọihoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia đó Bên cạnh đó uy tín của các MNC trênthương trường quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và là tâm điểm chú ý của các
cơ quan thuế của các quốc gia khác mà MNC có trụ sở
Đối với các quốc gia liên quan:
Các MNC với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có thể thực hiện mọi phương thứcchuyển giá và gây ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với nền kinh tế của không chỉcác quốc gia tiếp nhận đầu tư mà còn cả với các quốc gia xuất khẩu đầu tư, tùy thuộc vàochênh lệch thuế suất giữa hai quốc gia
Đầu tiên, chuyển giá làm thất thu ngân sách nhà nước Đây có thể coi là tác độnghiển nhiên vì với việc doanh nghiệp được lợi về thuế thì phần thuế lẽ ra có thể thu đượctheo Luật đã không được nộp vào ngân sách nhà nước Ví dụ như ở Việt Nam, năm 2009
có tới 56% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động kinh doanh kê khai
lỗ Tất nhiên, có thể có trường hợp lỗ thật và số lỗ này có thể có nhiều nguyên nhân,nhưng không thể loại trừ khả năng chuyển giá, bởi vì, nếu đó là lỗ thực sự thì không thể
có chuyện các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng đầu tư vào Việt Nam Và thực tếcũng cho thấy trong rất nhiều trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài đã xác định giáchuyển giao khác xa giá thị trường Kết quả giám định của công ty giám định quốc tế
Trang 19Thụy Sĩ (SGS) cho thấy: “Liên doanh Khách sạn Thăng Long (TP Hồ Chí Minh) - giá trịthiết bị khai báo 496.906 USD, giá trị thẩm định khai khống là 190.006 USD, chiếm tỷ lệ40,43% Trung tâm quốc tế dịch vụ văn phòng (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là1.288.170 USD, giá trị thẩm định khai khống là 260.000 USD, tỷ lệ 21,16%” Và hậu quả
là tạo ra sự phản ánh sai lệch hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra mộtbức tranh kinh tế không trung thực
Trong trường hơp quốc gia tiếp nhận đầu tư có thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp thấp hơn nên trở thành người được hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá của cácMNC Vì vậy mà các quốc gia này cố ý làm lơ để các MNC tha hồ thực hiện hành vichuyển giá và các quốc gia này không sẵn lòng hợp tác với chính quốc để ngăn chặn hành
vi chuyển giá Về lâu dài, khi mà có sự chuyển biến của môi trường kinh doanh quốc tếthì các quốc gia này từng được xem là “thiên đường về thuế” sẽ đến lượt gánh chịunhững hậu quả do việc thả lỏng và thờ ơ trong công tác quản lý trước đây gây ra Lúc nàycác quốc gia này sẽ phải đương đầu với khó khăn về tài chính do các nguồn thu khôngbền vững đã phản ánh không chính xác sức mạnh của nền kinh tế và khủng hoảng kinh tế
sẽ xảy ra
Ngoài ra, chuyển giá còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các
chủ thể kinh tế Mặc nhiên, khi một doanh nghiệp được hưởng lợi về nghĩa vụ thuế thôngqua hành vi chuyển giá, doanh nghiệp này sẽ thu lợi cao hơn những doanh nghiệp khác
có cùng điều kiện nhưng không thực hiện hành vi chuyển giá Thông qua hoạt độngchuyển giá nhằm xâm chiếm thị phần khi mới tham gia vào thị trường, các MNC sẽ tiếnhành các chiêu thức quảng cáo và khuyến mãi quá mức, và hậu quả là lũng đoạn thịtrường Các doanh nghiệp trong nước không đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh vì vậy
mà dần dần sẽ bị phá sản hoặc buộc phải chuyển sang kinh doanh trong các ngành khác.Các MNC sẽ dần trở nên độc quyền và thao túng thị trường trong nước, kiểm soát giá cả
và mất dần tính tự do cạnh tranh của thị trường tự do Chính phủ của quốc gia này sẽ gặpkhó khăn trong quá trình hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và không thể thúc đẩyngành sản xuất trong nước phát triển
IV, Các thủ đoạn chuyển giá của các công ty đa quốc gia trên thế giới: