Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1 - Tp.HCM Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài nhánh: TỔNG QUAN HỆ THỐNG SẢN XUẤT LÚA GẠO XUẤT KHẨU ĐỒNG BẰN
Trang 1Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam
Báo cáo tổng hợp các đề tài nhánh 1
thuộc đề tài cấp nhà nước
“Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu
phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo”
Trang 2
BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1 - Tp.HCM
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài nhánh:
TỔNG QUAN HỆ THỐNG SẢN XUẤT LÚA GẠO XUẤT KHẨU
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển - Trường
Trang 3Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1 - Tp.HCM
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài nhánh:
TỔNG QUAN HỆ THỐNG SẢN XUẤT LÚA GẠO XUẤT KHẨU
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển - Trường
Bản thảo viết xong 4/2005
Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở một số kết quả thực hiện Đề tài cấp Nhà nước mã số KC.06.02.NN
Trang 4DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
1 TS Trần Tiến Khai - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam
2 Ths Hồ Cao Việt - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam
3 ThS Nguyễn Văn Thọ – Trung tâm thẩm định giá Miền Nam
4 TS Nguyễn Tấn Khuyên – Viện NC Kinh tế Phát triển
Trang 5TÓM TẮT
Hệ thống thương mại lúa gạo ĐBSCL đóng vai trò lớn trong lưu thông phân phối gạo xuất khẩu, 95% lượng gạo xay xát xuất khẩu do tư nhân thực hiện Hầu hết lượng lúa hàng hóa được tiêu thụ gián tiếp từ nông dân trồng lúa qua nhiều tầng lớp trung gian, mức độ phức tạp của hệ thống phân phối lúa gạo lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng (đường giao thống, nơi dự trữ, bảo quản, phấn bố các nhà máy xay xát và chế biến)
Lực lượng hàng xáo (người thu mua lúa trực tiếp từ nông dân) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thương mại lúa gạo ĐBSCL, khoảng 69% sản lượng lúa hàng hóa được nông dân bán trực tiếp cho hàng xáo Tuy nhiên, với phương thức thu gom thô sơ, cùng với việc nguồn lúa từ nông dân với nhiều giống khác nhau, ẩm độ khác nhau đã góp phần làm giảm chất lượng gạo qua chế biến cũng như tỉ lệ gạo nguyên thấp
Từ sau những năm 90, thị trường xuất khẩu gạo sôi động, các nhà máy xay xát qui mô lớn hình thành, trang thiết bị được cải tiến, chất lượng gạo sau chế biến được cải thiện Các nhà máy thường tập trung ở khu vực tương đối thuận lợi về giao thông và các nhà máy có qui mô càng lớn, chi phí xay xát thấp Đây là một đáng lưu ý trong vấn đề đầu tư các nhà máy xay xát chế biến ở ĐBSCL Để cải tạo hệ thống xay xát lúa gạo xuất khẩu cần lưu ý những điểm sau: (1) Trang bị phương tiện sàng tách tạp chất và máy sấy để lúa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn trước khi xay xát sẽ tăng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên; (2) Nên sử dụng công nghệ bốc vỏ trấu bằng rulo cao su; (3) Nên điều chỉnh cách thức tạo nguồn và cung cấp nguyên liệu trên căn bản gạo lứt, thay vì gạo nguyên liệu
Xuất khẩu gạo phần lớn do doanh nghiệp nhà nước đảm trách, hiện tại nhiều doanh nghiệp nhà nước tìm mọi cách để được xuất khẩu gạo, nên nảy sinh các vấn đề tồn tại: (1) Tranh mua, tranh bán trong nước, đẩy giá gạo lên cao một cách bất thường những lúc khan hiếm gạo hàng hóa; (2) Tranh bán cho các thương nhân nước ngòai và cạnh tranh không lành mạnh ngay trong các doanh nghiệp nhà nước, làm hạ thấp giá, mất uy tín gạo Việt Nam.; (3) chưa thể cùng nhà nước thực thi một cách hiệu quả một số chính sách: khuyến khích nông dân trồng lúa xuất khẩu, chính sách giá sàn, trợ giá, trợ cấp lãi suất
Trong tổ chức, điều phối xuất khẩu gạo hiện nay của các doanh nghiệp còn một số vấn đề nổi cộm: (1) Doanh nghiệp nhà nước tham gia xuất khẩu gạo thiếu vốn, nên luôn bị động trong việc huy động nguồn hàng; (2) Có hiện tượng xuất gạo lậu qua biên giới (Trung Quốc, Lào, Campuchia vào thời điểm khan hiếm gạo trện thị trường nội địa, gây thiếu hụt tạm thời lượng gạo hàng hóa xuất khẩu; (3) Hiệu quả kinh doanh rất kém, thiệt hại không chỉ ở người nông dân mà các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước
Trang 6
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
- ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
- ĐBS Mê Kông: Đồng Bằng Sông Mê Kông
- IFPRI: International Food Policy Research Institute
(Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực quốc tế) -USDA: United Sates Department of Agricullture
(Bộ Nông nghiệp Mỹ) -EC: European Community (Cộng đồng chung châu Âu)
- VASEM: Vietnamese Agricultural Spatial Equilibrium Model (Mô hình cân bằng không gian do IFPRI thực hiện trong dự án TA No.2224-VIE )
VA: Value added (Giá trị tăng thêm)
TO: Total output ( Doanh thu)
IC: Intermediate Consumption ( Tiêu thụ trung gian)
FAO : Food Agriculture Organization
(Tổ chức Lương Nông thế giới)
Trang 7MỞ ĐẦU
Từ khi Việt Nam thực hiện cải cách quản lý kinh tế theo kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì kinh tế Việt Nam có những bước nhảy vọt đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Đầu thập niên 90, Việt Nam đã xuất khẩu gạo và từng bước đã chiếm vị trí một trong ba quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là từ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Do đó trong chiến lược xuất khẩu gạo, chính phủ luôn có những chính sách ưu tiên cho ĐBSCL như đầu tư thủy lợi, khuyến nông, giống, qui hoạch 1 triệu hec-ta lúa xuất khẩu
Việc thương mại lúa gạo ngày càng phát triển, mạng lưới tiêu thụ lúa gạo ngày càng phát triển và từng bước hoàn chỉnh Chính phủ đã chỉ đạo đầu tư 3 chợ gạo ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang
Mặc dù có những chính sách hỗ trợ tầm vĩ mô của chính phủ, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong sản xuất – chế biến - thương mại lúa gạo ở ĐBSCL như độ đồng đều của lúa, gạo đưa vào chế biến xuất khẩu, vấn đề phơi sấy, kỹ thuật canh tác … Những vấn đề đó làm giảm hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam Vấn đề then chốt để cho việc sản - xuất – chế biến – xuất khẩu gạo phát triển một cách căn cơ, bền vững và tăng sức mạnh cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới là việc hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu
Do đó việc đánh giá tổng quan hiện trạng sản xuất và hệ thống thương mại lúa gạo xuất khẩu ở ĐBSCL là cần thiết để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo
Trang 81 Mục tiêu đề tài
+ Nghiên cứu tài liệu để tìm ra và hệ thống hóa những luận cứ nhằm làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo
+ Hệ thống hóa các dữ liệu và thông tin có liên quan đến tình hình kinh tế – thương mại lúa gạo khu vực ĐBSCL nói chung và thế giới nói riêng
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của tình hình thương mãi lúa gạo trong thời gian qua, hiện nay và thời gian tới ở ĐBSCL trong bối cảnh toàn cầu hóa
+ Phân tích hiệu quả tài chính của kênh sản xuất lúa gạo Đánh giá hiệu quả tác động đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo
+ Trên cơ sở những luận cứ khoa học, đề xuất ý kiến, luận đề nghiên cứu nhằm cải thiện hệ thống sản xuất – thương mại lúa gạo có hiệu quả cạnh tranh cao nhất trong bối cảnh thương mại hóa và toàn cầu hóa
2 Câu hỏi nghiên cứu
1 Tổ chức của hệ thống thương mại lúa gạo ở vùng ĐBSCL như thế nào ? những mặt mạnh và yếu điểm của hệ thống? Những hiệu chỉnh cần thiết trong quá trình cạnh tranh quốc tế và tiến trình hội nhập?
2 Tình hình thương mại lúa gạo trong nước trong thời gian qua chi phối bởi các yếu tố quyết định nào? Những thành công và thất bại?
3 Hiệu quả tài chính của các thành tố trong hệ thống thương mại lúa gạo? Những vấn đề tài chính liên quan đến của hệ thống là gì?
4 Những luận cứ khoa học nào làm cơ sở xây dựng một hệ thống sản xuất – thương mại lúa gạo có hiệu quả và tính cạnh tranh cao?
Trang 93 Phương pháp nghiên cứu
+ Sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử nhằm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sản xuất và thương mại lúa gạo trong thời gian qua, theo từng mốc thời điểm lịch sử và chính sách quan trọng (liên quan đến các chính sách về xuất khẩu gạo, chính sách ruộng đất,… )
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống đặt nghiên cứu hiệu quả kinh tế của lúa gạo trong hệ thống sản xuất, hệ thống canh tác, sinh thái nông nghiệp, trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, toàn cầu hóa và thương mại hóa quốc tế
+ Phương pháp quy nạp và ngoại suy dựa trên cơ sở số liệu và kết quả những nghiên cứu trước ở một số tiểu vùng sinh thái sản xuất lúa ĐBSCL
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu và số liệu thứ cấp
+ Phương pháp thống kê mô tả và phân tích chi phí lợi nhuận cũng như hiệu quả biên tế
cũng được sử dụng trong nghiên cứu này
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Về vị trí địa lý, ĐBSCL nằm ở tọa độ 8o35’ – 10o02’30’’vĩ độ Bắc và 104o25’ –
106o50’ kinh độ Đông ĐBSCL giáp Campuchia hướng Tây Bắc, vùng Đông Nam Bộ hướng Bắc – Đông Bắc, biển Đông hướng Đông – Đông Nam và vịnh Thái Lan hướng Tây Bao gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau
ĐBSCL nằm trên con đường giao thương của Việt Nam với các nước Đông Nam
Á và các nước Châu Á-Thái Bình Dương, đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực
1.1.2 Khí hậu, khí tượng
ĐBSCL chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm áp quanh năm, lượng mưa khá lớn Có hai mùa mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, thịnh hành gió mùa Tây Nam, có nhiều mưa, ẩm ướt, mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 4, thịnh hành gió mùa Đông Bắc, ít mưa, khô hạn
ĐBSCL có nền nhiệt độ cao và tương đối đồng đều Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,4– 27,oC Tổng nhiệt độ năm 9.500 – 10.000oC Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất 3-4 oC Biên độ nhiệt ngày đêm khoảng 7-8 oC
Trang 11Bức xạ mặt trời ở ĐBSCL rất dồi dào và tương đối ổn định Số giờ nắng trung bình trong ngày cao: 7,2 giờ/ngày Năng lượng bức xạ lớn: bình quân 150,8 Kcal/cm2/năm
Độ ẩm trung bình năm ở ĐBSCL biến đổi theo mùa và theo vùng, khoảng 85% trong mùa mưa và 70-80% trong mùa khô
Do địa hình khá bằng phẳng nên tòan vùng ĐBSCL có chế độ gió tương đối giống nhau Tốc độ gió trung bình năm khoảng 3,0 –3,9 m/giây ĐBSCL ít khi có gió bão xảy ra trực tiếp, tuy nhiên ảnh hưởng bão ở miền Trung thường gây mưa lớn ở ĐBSCL Khi bão đổ bộ vào vùng ven biển thường gây thiệt hại lớn do nước biển dâng cao Mùa mưa thường có các cơn giông có gió giật tốc độ lớn
Lượng mưa ở ĐBSCL biến động khá lớn về không gian và thời gian Lượng mưa hàng năm đạt tới 1.600 – 2.800 mm (ở đảo Phú Quốc trên 3.000 mm) Lượng mưa phân bố giảm dần theo hướng đi của gió mùa Tây Nam Vùng ven vịnh Thái Lan có lượng mưa cao nhất trên 2.000 mm/năm Đến dải đất ven biển Đông và trung tâm đồng bằng về phía thành phố Hồ Chí Minh lượng mưa giảm đến dưới 1.400 mm/năm
Trong mùa mưa, lượng mưa phân phối khá đều, đạt mức 200-300 mm/tháng, số ngày mưa/tháng đạt từ 15 – 20 ngày
1.1.3 Thủy văn
Chế độ thủy văn ĐBSCL chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: dòng chảy sông Mê Kông, thủy triều biển Đông, thủy triều biển Tây – vịnh Thái Lan và chế độ mưa ở ĐBSCL Do chế độ mưa và lưu lượng trong sông thay đổi theo mùa rất rõ rệt, chế độ thủy văn ở ĐBSCL cũng phân bổ theo các giai đọan thừa nước xen kẽ với các giai đọan thiếu nước, mỗi giai đọan kéo dài khoảng nửa năm
Trang 12Chế độ thủy văn sông Mê Kông: lưu lượng đi vào lãnh thổ Việt Nam theo hai chi lưu Ở Tân Châu, lưu lượng chiếm 83% trong khi qua Châu Đốc, lưu lượng chiếm chỉ có 13% Tỷ lệ phân bổ này khá ổn định trong cả hai mùa mưa và mùa khô
Sau sông Vàm Nao, một phần lớn lưu lượng sông Mê Kông được chuyển tải qua sông Hậu nhờ sông Vàm Nao, tạo ra sự cân bằng về thủy lực cho các nhánh sông Cửu Long Đến Mỹ Thuận và Cần Thơ, lưu lượng nước giữa hai nhánh tương đối cân bằng ở tỷ lệ gần 1/1
Chế độ thủy văn mùa mưa
Do trùng hợp của mùa mưa và thời gian sông Mê Kông có lưu lượng lớn nhất, lượng nước tự nhiên tập trung rất lớn trong mùa mưa, gây ra ngập úng một phần lớn diện tích ĐBSCL Tình trạng ngập lụt (mùa lũ) thường bắt đầu từ tháng 7 hoặc tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 hoặc 12 Do mực nước trên sông giảm nhanh về phía hạ lưu và khả năng chuyển tải của hệ thống sông tăng dần nên mức độ nguyên liệu lúa thấp dần về phía hạ lưu Nguyên liệu lúa ở ĐBSCL có những đặc trưng như sau:
- Lũ nội đồng ĐBSCL diễn ra hiền hòa hơn lũ ở thượng nguồn (biên độ lũ ở Kratie có thể đạt đến 10m, trong khi biên độ lũ tại Tân Châu, Châu Đốc chỉ đạt khoảng 3,5 – 4 m), lũ có cường suất nhỏ, trung bình 5 – 7 cm/ngày
- Ngòai chảy theo sông chính, lũ còn vào ĐBSCL bởi các dòng chảy tràn qua biên giới Việt Nam – Campuchia Lượng nước này phụ thuộc vào độ lớn của lũ trên sông chính, tình trạng ngập úng trước lũ và tình hình biến đổi mặt đệm của hai vùng ngập chính là Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ Giác Long Xuyên (TGLX)
- Triều biển Đông không phải là yếu tố chính tạo nên lũ lớn nhưng là tác nhân quan trọng làm gia tăng mức độ nguyên liệu lúa Vào những năm lũ lớn, nếu
Trang 13đỉnh lũ trùng với thời gian xuất hiện triều cường thì mực nước lũ sẽ tăng đáng kể
- Tình trạng nguyên liệu lúa ở phía Bắc ĐBSCL còn trầm trọng thêm do mưa lớn
Ở phía Nam, lượng mưa lớn cũng dẫn đến ngập úng trên nhiều vùng đất nằm ngòai khu vực nguyên liệu lúa do nước sông Tình trạng này đặc biệt hay xảy ra
ở vùng Tây Nam của ĐBSCL, nơi có điều kiện tiêu thóat nước kém hơn
Trong thời gian gần đây, do tác động của các dự án giao thông - thủy lợi chính như thoát lũ ra vịnh Thái Lan, nâng cao cao trình các tuyến giao thông chính ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia và nội địa, việc xây dựng các tuyến giao thông nhỏ, các hệ thống bờ bao chống lũ, các kênh, rạch đã tạo ra các khu, ô trũng khá tách biệt làm cho diễn biến nguyên liệu lúa càng thêm phức tạp Lũ qua biên giới được dẫn về ĐTM, TGLX nhiều hơn, nhanh hơn, đặc biệt vùng phía Tây TGLX, vùng đầu nguồn thuộc Đồng Tháp, Long An và rất đồng bộ với lũ trên dòng chính tại Tân Châu và Châu Đốc Hệ quả là, nguyên liệu lúa tại ĐBSCL nghiêm trọng hơn do nước lũ buộc phải truyền từ ô này sang ô khác, từ vùng cao xuống vùng thấp, thời gian ngập kéo dài hơn
Cơ chế dòng chảy biến đổi phức tạp hơn, xuất hiện vùng chảy với lưu tốc lớn, hướng chảy khác so với trước đây Ở một vài điểm, lưu tốc lớn nhất đạt đến trên 3,0 m/giây, tương tự như lưu tốc dòng lũ các sông vùng núi, gây ra xói lở và thiệt hại cho các công trình xây dựng
Dọc theo biên giới hình thành các vùng ứ nước khá rõ như tuyến Giang Thành, Châu Đốc, Tân Châu, Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Long Khốt Nước đổ về vùng ĐTM và TGLX nhanh hơn trước nhiều, gây ra ngập lụt sâu hơn, kéo dài hơn Ngược lại, nước lũ truyền về vùng hạ nguồn của TGLX lại ít hơn và chậm hơn, tạo điều kiện cho dòng nước lũ theo sông nhiều phù sa chảy vào nội đồng
Trang 14Do việc xây dựng các vùng đê bao và nâng cao cao trình các tuyến giao thông, độ sâu ngập lụt ở đồng bằng cũng có khác biệt nhiều giữa các vùng và có xu hướng tăng, đặc biệt ở ĐTM Thời gian nguyên liệu lúa cũng gia tăng
Cơ chế tiêu thoát lũ ra biển tây, trở lại sông Tiền và sông Hậu, ra sông Vàm Cỏ nhìn chung không thay đổi nhiều Tuy nhiên, lượng nước từ ĐTM thóat ra sông Tiền lại tăng đáng kể trong trận lũ năm 2000, trong khi lượng thóat theo sông Vàm Cỏ lại giảm
Chế độ thủy văn mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 kéo dài đến tháng 6, lưu lượng bình quân sông Mê Kông khoảng 6000 m3/giây, đặc biệt các tháng 3, 4 lưu lượng bình quân chỉ đạt trên dưới 2000 m3/giây Trong thời kỳ này thủy triều biển Đông dao động mạnh, với biên độ 2,5 – 4,0 m Xâm nhập mặn sâu vào đồng bằng làm ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn với diện tích khoảng 2,1 triệu ha, thời gian ảnh hưởng mặn từ 1 đến 8 tháng tùy theo khu vực Do dòng chảy từ thượng nguồn giảm, mặn có thể xâm nhập sâu đến Hiệp Hòa (Vàm Cỏ Đông), Tuyên Nhơn (Vàm Cỏ Tây), Mỹ Tho (sông Tiền) và An Lạc Tây (sông Hậu)
Triều biển Đông là yếu tố cơ bản chi phối tỷ lệ dòng chảy ở ĐBSCL vào mùa khô Dọc theo biển Đông từ cửa Sòai Rạp qua 8 cửa sông Cửu Long đến cửa sông Gành Hào, càng về phía Nam thì biên độ triều càng tăng lên và xuất hiện muộn hơn Từ Vũng Tàu đến Gành Hào biên độ triều tăng lên khoảng 0,4 m và chậm pha hơn gần 1 giờ
Triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều, trong 1 tháng có hai kỳ triều cường và hai kỳ triều kém Đỉnh triều trong năm lên cao vào tháng 12 và tháng 1, xuống thấp vào tháng 6, 7
Trang 15Triều biển Tây có dạng nhật triều không đều, hàng ngày có một đỉnh cao và nhọn, phần chân kéo dài và bị đẩy lên bởi một đỉnh thấp thứ hai Biên độ triều vào khoảng 0,8 – 1,0 m
Triều biển Đông và biển Tây kết hợp ảnh hưởng đến một vùng diện tích khoảng 1,2 triệu ha ở Bán Đảo Cà Mau Đồng thời, tương tác giữa triều hai biển tạo nên một miền giao tiếp ở Kiên Giang và phía Tây Bạc Liêu – Cà Mau, thường được gọi là khu vực giáp nước của triều biển Đông và biển Tây
1.1.4 Địa hình – địa mạo và thổ nhưỡng
Đồng Bằng Sông Cửu Long được hình thành từ việc bồi tích vịnh biển nông Dưới sự lắng đọng bồi đắp của phù sa sông, phù sa biển đã tạo cho ĐBSCL địa thế cao
ở ven sông Tiền, sông Hậu và vùng ven biển nhưng những vùng xa sông chính, xa biển nằm trong nội địa ít được bồi đắp thì thấp trũng Nhìn chung, ĐBSCL có địa hình thấp và khá bằng phẳng, có xu thế nghiêng theo hướng Đông Nam Ngoại trừ khu vực đồi và núi thấp thuộc tỉnh An Giang và Kiên Giang có cao độ từ 200 – 700m, phần còn lại có cao độ dưới 5m Địa hình ĐBSCL có thể khái quát thành các nhóm cao độ chính như
- Các giồng cát ven biển cao độ 1-3m
- Các đồng bằng ngập lụt sông và ngập triều ven biển cao độ 0-1,5m
Nhìn chung, ĐBSCL là vùng đất ngập nước, có chế độ ngập nước theo mùa
Trang 16Tổng diện tích của ĐBSCL không kể hải đảo khoảng 3,89 triệu ha Ngoài vùng núi sót và cụm núi đá vôi (An Giang, Kiên Giang) có cấu tạo địa chất từ các móng đá granit lộ cao, phần lớn diện tích đất có nguồn gốc phát sinh trầm tích
Một phần diện tích thuộc vùng thềm cao ven biên giới Việt Nam – Campuchia có nguồn gốc từ trầm tích phù sa cổ (Pleitocene) Phần lớn diện tích còn lại được hình thành từ nhóm trầm tích trẻ (Holocene) hình thành trong các giai đọan biển tiến và biển lùi Trong quá trình biển lùi đã hình thành nhiều vùng đầm lầy biển có đủ điều kiện tích lũy và tạo ra pyrit Đây là lớp trầm tích tạo ra tầng sinh phèn của các khu vực trũng thấp, nằm xa sông như Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ giác Long Xuyên (TGLX)
Trong quá trình biển lùi, các tiến trình sông dần chiếm ưu thế Sự bồi lắng phù
sa giúp mở rộng diện tích đồng bằng và các đồng bằng ven biển được hình thành Ven dòng chảy chính, các vật liệu thô lắng tụ tạo thành đê tự nhiên ven sông Sau đê sông là các bưng trũng, vật liệu trầm tích mịn, mức độ bồi tụ chậm, duy trì dạng địa hình thấp
Quá trình kiến tạo của ĐBSCL vẫn tiếp tục diễn ra ở các cửa sông ở mũi Cà Mau và Hà Tiên trong khi vùng bờ biển dọc theo biển Đông lại bị xói mòn
Từ quá trình kiến tạo địa chất và phát sinh thổ nhưỡng khác nhau, đất đai ở ĐBSCL cũng có nhiều nhóm Các nhóm đất chính ở ĐBSCL gồm:
- Đất phù sa sông: phân bố tập trung ở trung tâm ĐBSCL, ven và giữa sông Tiền,
sông Hậu Diện tích khoảng 1,2 triệu ha chiếm tỷ lệ hơn 30% diện tích ĐBSCL, có độ phì nhiêu cao, không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng và có khả năng cho phép canh tác nhiều lọai cây trồng
- Đất phèn: là nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCl, chiếm đến 1,6 triệu ha,
khoảng 40,6% tổng diện tích, tập trung chủ yếu ở các vùng ĐTM, TGLX là
Trang 17nhóm đất phèn trong khi đất phèn nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở vùng bán đảo Cà Mau (BĐCM) Nhóm đất phèn bao gồm đất phèn hoạt động (1,18 triệu ha) và đất phèn tiềm tàng (0,42 triệu ha) Nhóm đất này có độc tố sắt, nhôm cao, khả năng canh tác kém và đòi hỏi cải tạo nhiều
- Đất nhiễm mặn: có diện tích 0,74 triệu ha chiếm gần 19% diện tích ĐBSCL,
chịu ảnh hưởng mặn trong mùa khô Nhóm đất mặn thường xuyên (0,15 triệu ha) phân bố thành dải đất hẹp ven biển Nhóm đất mặn theo từng thời kỳ nằm sâu hơn trong nội địa
- Đất than bùn: có hơn 24.000 ha tập trung nhiều nhất ở vùng rừng U Minh (Kiên
Giang, Cà Mau)
- Đất xám: phân bố dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc các tỉnh
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang Diện tích khoảng 135.000 ha tùy theo tài liệu nghiên cứu
120.000 Đất đồi núi: chiếm diện tích nhỏ ở khu vực núi Sót ở An Giang và Kiên Giang
1.1.5 Tài nguyên sinh học
Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều dạng sinh thái tự nhiên gồm các bãi triều, giồng cát, đầm lầy ven biển, các vùng cửa sông, vùng nguyên liệu lúa, đồng trũng, đầm lầy than bùn, đồi nút sót Đất ngập nước theo mùa hoặc thường xuyên chiếm phần lớn diện tích ĐBSCL Các vùng ngập nước có các hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất Các hệ sinh thái tự nhiên của ĐBSCL gồm: rừng ngập mặn ven biển, rừng ngập nước nội địa và hệ sinh thái các vùng cửa sông
- Rừng ngập mặn ven biển: vùng ven biển ĐBSCL nguyên thủy là vùng ngập
mặn lớn nhất Việt Nam Đây là hệ sinh thái giàu tài nguyên sinh học và có chức năng quan trọng trong việc ổn định và phát triển ĐBSCL
Trang 18- Đất ngập nước nội địa: hạ lưu sông Mê Kông có một vùng rộng lớn ngập nước
theo chu kỳ Thảm thực vật chính ở vùng này là rừng tràm Hệ sinh thái rừng tràm có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa axit hóa đất, có vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu Rừng ngập nước cũng là nơi cư trú của nhiều lọai sinh vật hoang dã
- Hệ sinh thái cửa sông: với 8 cửa sông lớn ở vùng cửa sông ĐBSCL có nhiều
lòai tôm cá và động vật khác, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao
Hệ động vật nguyên thủy ở ĐBSCL rất phong phú do có hệ sinh thái tự nhiên rừng ngập mặn và rừng tràm Tuy nhiên, chiến tranh và sự khai thác quá mức trong những năm gần đây đã làm suy giảm đáng kể số lượng và số loài Các nghiên cứu trước đây đã thống kê hệ động vật ở ĐBSCL có 28 lòai có vú, 386 lòai thuộc bộ chim, 35 loài bò sát, 6 lòai lưỡng cư và 260 loài cá (Quy họach tổng thể ĐBSCL – Nedeco 6/1993)
1.2 Đặc điểm tự nhiên của một số vùng sinh thái nông nghiệp chính
Theo History and future of farming systems in the Mekong Delta – trong Development of Farming Systems in the Mekong Delta of Vietnam, IIRCAS-CTU-CLRRI, NXB TP.Hồ Chí Minh, 1998 ĐBSCL có 7 vùng sinh thái nông nghiệp là:
1 Vùng phù sa ngọt 900.000 ha
2 Vùng Đồng Tháp Mười 500.000 ha
3 Vùng Tứ giác Long Xuyên 400.000 ha
4 Vùng trũng ven Sông Hậu 600.000 ha
5 Vùng ven biển 800.000 ha
6 Vùng bán đảo Cà Mau 800.000 ha
7 Vùng đồi núi < 200.000 ha
Trang 19Năm dạng địa mạo chính của các vùng sinh thái sinh thái nông nghiệp này là (1) đồng bằng nguyên liệu lúa, (2) phức hợp ven biển, (3) bồn trũng, (5) thềm phù sa cổ và (5) đồi núi Trong đó, dạng địa mạo vùng nguyên liệu chính cung cấp gạo xuất khẩu bao gồm:
1 Đồng lụt kín (phần lớn vùng Đồng Tháp Mười, không kể phần diện tích thuộc vùng thềm phù sa cổ);
2 Đồng lụt hở (tương ứng với hầu hết vùng Tứ giác Long Xuyên);
3 Vùng phù sa ven sông Tiền giang và Hậu giang;
4 Vùng trũng Tây sông Hậu
1.2.1 Vùng đồng bằng nguyên liệu lúa ven sông Tiền, sông Hậu:
Vùng đồng bằng nguyên liệu lúa ven sông Tiền, sông Hậu là một vùng rộng lớn hơn 1,2 triệu ha, chiếm khoảng gần 30% diện tích ĐBSCL nằm ở khu vực trung tâm Đồng Bằng Phân bố dọc theo hai sông Tiền và sông Hậu, chạy dài từ biên giới (Tân Châu – Hồng Ngự) đến khu vực ranh giới Cần Thơ – Sóc Trăng (Kế Sách), Vĩnh long – Trà Vinh (Trà Cú – Càng Long), Tiền Giang – Bến Tre (Chợ Gạo – Châu Thành – Cái Bè) Phía tả ngạn sông Tiền lấn sâu vào vùng ĐTM, phía hữu ngạn sông Hậu phân bố sâu vào nội đồng
Nhóm đất chính của vùng là đất phù sa ngọt phì nhiêu dọc theo sông Tiền và sông Hậu, có nhiều phân lưu của dòng chính chảy qua Hệ thống kênh rạch phát triển, được phù sa bồi tụ hàng năm, đất đai màu mỡ Đây là vùng nông nghiệp trù phú, có hệ thống thủy lợi phát triển, canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, kể cả cây ăn trái Đại bộ phân diện tích cây hàng năm đã gieo trồng 2-3 vụ/năm
Trang 20Về địa hình, vùng giữa hai sông có dạng lòng chảo, ven sông là đê tự nhiên, thấp dần về phía nội đồng Tương tự như vậy, vùng phía Tây sông Hậu và ven ĐTM cũng có địa hình cao ven sông và thấp dần về phía nội đồng
Đây là vùng chịu ảnh hưởng lũ hàng năm Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng thay đổi theo chiều dòng chảy Càng gần về phía biên giới, ảnh hưởng nguyên liệu lúa càng trầm trọng Giáp với vùng đồng bằng ven biển, ảnh hưởng của ngập lụt rất ít Trong các năm gần đây, do sự phát triển của hệ thống đê bao, nhiều diện tích đất giữa hai sông (vùng Chợ Mới, vùng kênh Thần Nông, vùng Bắc Măng Thít và các vùng cù lao) đã được kiểm soát lũ hoàn toàn bằng hệ thống bao đê kín để bảo đãm sản xuất cây ăn trái hoặc 3 vụ cây ngắn ngày
Vùng ven phía Tây sông Hậu và ven ĐTM vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của nguyên liệu lúa, canh tác chủ yếu cây ngắn ngày trong thời gian không có nguyên liệu lúa
Bảng 1 Những vùng sinh thái nông nghiệp chính ở ĐBSCL
Vùng địa lý Vùng sinh thái nông nghiệp Diện tích
• Vùng trũng Đồng Tháp Mười (Đồng lụt kín) 496.000 13,1
• Vùng trũng Hà Tiên (Đồng lụt hở )
217.580 5,50 2/ Đồng bằng ven
biển
• Vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau (Đồng bằng ven biển thấp) 648.000 16,30
• Vùng rừng U Minh (Trũng đồng bằng ven biển) 195.300 5,10
• Vùng đồng bằng ven biển ngập triều 216.000 5,40 3/ Thềm phù sa cổ • Vùng thềm phù sa cổ 123.500 3,00
Nguồn: Chú Giải Bản Đồ Sinh Thái Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long, Viện Qui Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp -năm 1987
Trang 211.2.2 Vùng đồng lụt kín Đồng Tháp Mười (ĐTM)
Vùng ĐTM được giới hạn bởi biên giới Việt Nam – Campuchia, sông Vàm Cỏ Đông, Quốc Lộ 1 và sông Tiền Diện tích tự nhiên chiếm 18% diện tích ĐBSCL bao gồm địa phận của ba tỉnh Đồng Tháp (31,55%), Long An (46,21%) và Tiền Giang (22,21%)
ĐTM là một vùng đồng bằng trũng, có dạng đồng lụt kín Phía Bắc là những dãi thềm phù sa cổ kéo dài từ Nam Campuchia có cao trình 2-4m Trung tâm vùng là lòng máng trũng, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao trình 0,4-0,75m Kế đến là lòng máng trũng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, cao trình 0,3-0,4m
ĐTM có các nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa bao gồm phù sa cổ, phù sa glay và phù sa được bồi hàng năm (34% diện tích)
- Nhóm đất phèn phân bố tập trung ở hai lòng máng, chiếm 39,27% diện tích
- Nhóm đất xám chiếm 16,1% diện tích, tập trung ven biên giới
- Các nhóm đất khác chiếm 9,92% diện tích
Đất phèn tập trung chủ yếu ở địa phận tỉnh Long An (66,06%), trong khi đất phù
sa tập trung nhiều ở tỉnh Đồng Tháp (46,06%) và Tiền Giang (36,94%) Ngược lại, đất xám tập trung nhiều ở Long An
Trong mùa nguyên liệu lúa, hầu hết diện tích ĐTM đều ngập lụt từ 4-6 tháng, mức độ ngập sâu từ 2-4m Ngược lại, trong mùa khô nước ngọt thiếu nghiêm trọng, nước kênh rạch bị phèn hoặc nhiễm mặn do triều biển xâm lấn
Do ảnh hưởng của nguyên liệu lúa ở ĐTM lớn và hạn chế về yếu tố địa hình, đất đai, sản xuất nông nghiệp ở vùng này còn gặp nhiều khó khăn Ở các diện tích đất phù
sa ven sông, cây trồng chính là lúa hai vụ Trên vùng lòng chảo trũng ngập, đất phèn nặng, lúa được trồng chủ yếu một vụ Đông Xuân sau thời kỳ nguyên liệu lúa để tận
Trang 22dụng nguồn nước ngọt Trên một phần diện tích đất phèn nặng không kiểm soát lũ được, tràm là cây lâm nghiệp được trồng phổ biến
Hiện tại ĐTM có một hệ thống kênh mương khá phát triển, tuy nhiên mật độ phân bố không đều: dày ở những nơi khai thác thuận lợi, thưa thớt ở những vùng khai thác khó khăn Hệ thống kênh ngang là các kênh trục, nối thông sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây Hệ thống kênh ngang này sử dụng khai thác dẫn nước sông Tiền cấp cho vùng nội đồng và thóat nước theo hướng sông Vàm Cỏ Hệ thống các kênh dọc là kênh cấp 1 có nhiệm vụ chuyển nước và phân phối nước vào sâu nội đồng và thóat nước theo hướng dọc
1.2.3 Vùng đồng lụt hở Tứ Giác Long Xuyên (TGLX)
Vùng TGLX nằm ở phía Tây Bắc ĐBSCL Diện tích tự nhiên không thống nhất giữa các tài liệu phân vùng sinh thái, ước tính khoảng 400.000 ha Có tài liệu ghi nhận diện tích đến 490.000 ha TGLX giáp biên giới Việt Nam –Campuchia về hướng Tây Bắc, giáp sông hậu về hướng Đông Bắc, tỉnh Cần Thơ về hướng Đông Nam và vịnh Thái Lan về hướng Tây
Trừ một số đồi núi rãi rác phía Tây Bắc và theo bờ biển từ Hà Tiên đến Hòn Đất, đại bộ phận đất đai vùng TGLX có cao độ 0,25-2,0m
Vùng ven biên giới và vùng ven sông Hậu là dải đất tương đối cao, cao độ trung bình khoảng 1,5-2,0m
Vùng ven bờ biển Tây là vùng đất thấp, có cao độ trung bình khoảng 0,25-0,5m
Do địa hình thấp lại nằm ở vùng đầu nguồn nên hầu hết vùng TGLX bị ngập lụt sâu với độ sâu từ 0,5-3,0m với thời gian kéo dài từ 1-5 tháng Diện tích ngập chiếm khoảng 93% diện tích tự nhiên
Trang 23Nhóm đất chính ở vùng TGLX là đất phèn, tập trung ở vùng trung tâm TGLX, trong đó đất phèn nhẹ và trung bình chiếm phần lớn diện tích Đất phù sa ngọt tập trung ven sông Hậu, kéo dài từ Châu Đốc đến Long Xuyên Rìa đất ven biển Tây cũng là đất phèn nhẹ và trung bình nhưng bị nhiễm mặn trong mùa khô
Phía tiếp giáp với sông Hậu có kênh rạch khá dày, chất lượng đất tốt hơn vùng trung tâm nên phần lớn vùng này đã canh tác lúa hai vụ Tuy nhiên vùng này bị nước lũ tràn vào mạnh qua hai nguồn sông Hậu và tràn đồng qua biên giới Độ ngập khá sâu từ 1-3m và thời gian ngập kéo dài 4-5 tháng
Phía tiếp giáp với biển Tây sản xuất nông nghiệp chưa phát triển Đất đai chua phèn mới được khai thác gần đây
1.2.4 Vùng Tây sông Hậu (TSH)
Vùng Tây sông Hậu (TSH) được giới hạn bởi kênh Cái Sắn ở phía Bắc, sông Hậu ở phía Đông, sông Cái Lớn ở phía Tây và kênh Xà No ở phía Nam Vùng TSH là vùng đồng bằng, phẳng và thấp, hướng dốc từ sông Hậu vào, đa phần diện tích có cao độ 0,6-0,8m Vùng ven sông Hậu cao độ 1,0-1,5m, chiếm khoảng 26% diện tích Vùng trung tâm có hướng dốc từ Bắc xuống Nam
Vùng TSH có hai nhóm đất chính là đất phù sa phân bố ven sông Hậu và đất phèn nhẹ đến trung bình tập trung trong nội đồng
Vùng TSH là vùng nguyên liệu lúa muộn và nông Hàng năm bị ngập lụt từ 1-4 tháng Độ ngập sâu nhất khoảng 1,0-1,5m ở phía Đông Bắc giáp sông Hậu; khoảng 0,8-1,2m ở vùng trung tâm và dưới 0,5m ở ven sông Cái Lớn và tỉnh Sóc Trăng
Tùy theo mức độ nguyên liệu lúa hàng năm và địa hình, khả năng kiểm sóat lũ, cây lúa được canh tác từ 2-3 vụ một năm Ở những nơi ngập nông và kiểm sóat lũ tốt, cây ăn trái cũng phát triển mạnh
Trang 241.3 Tình hình canh tác lúa theo vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL
- Cây lúa là cây trồng chủ lực bao phủ hầu hết diện tích đất nông nghiệp ĐBSCL Khu vực ven hai sông Tiền và Hậu trải dài từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến giáp khu vực trung tâm đồng bằng, lan tỏa sang hai bên phủ hầu hết vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ giác Long Xuyên (TGLX) là vùng lúa hai vụ chịu ảnh hưởng ngập lụt hàng năm Xen kẽ giữa diện tích canh tác lúa ở ĐTM và TGLX là các vùng canh tác khóm hoặc cây tràm trên đất trũng, phèn nặng Một số ít đất còn hoang hóa, chưa khai thác tập trung ở phía Bắc Hà Tiên và phía Đông ĐTM Riêng vùng cù lao giữa hai sông đã được bao đê triệt để hoặc kiểm sóat lũ tốt, lúa hai ba vụ hoặc luân canh với màu ngắn ngày là phổ biến
- Khu vực trung tâm đồng bằng trải dài đến giáp vùng đồng bằng ven biển chịu
ảnh hưởng ngập lụt với mức độ thấp, khả năng kiểm soát lũ tốt hơn Cây lúa được canh tác 3 vụ Dọc theo rìa sông có cao độ tương đối là diện tích cây ăn trái tập trung, nhất là khu vực ven sông Tiền (Cao Lãnh - Đồng Tháp, Cái Bè – Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long) và sông Hậu (Cần Thơ)
- Trên khu vực đồng bằng ven biển, cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo, chủ yếu
là Hè Thu-Mùa, Hè Thu-mùa cải thiện hoặc lúa mùa một vụ
- Vùng rìa ven biển là diện tích nuôi tôm trải dài từ Long An đến mũi Cà Mau,
xen kẽ với ruộng muối và rừng ngập mặn ven biển Diện tích nuôi tôm cũng ăn sâu vào khu vực trung tâm Bán Đảo Cà Mau
- Dọc theo bờ biển Tây thuộc Bán Đảo Cà Mau là vùng canh tác lúa mùa một
vụ xen canh với hệ thống cây ăn trái trên bờ bao, chủ yếu là dừa
Trang 251.3.1 Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM)
Cơ cấu sử dụng đất vùng ĐTM phản ánh xu thế phát triển nông nghiệp theo cả
hai hướng mở rộng diện tích và thâm canh hóa canh tác lúa là chủ yếu trong giai đoạn
hiện nay Tỷ trọng đất lúa chiếm đến 83,3% đất trồng trọt trong khi đất cây lâu năm và
đất dành cho thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ Các loại cây trồng được canh tác thích ứng
theo từng tiểu vùng cụ thể tùy theo mức độ ngập sâu hay nông
Bảng 2 Cơ cấu sử dụng đất vùng Đồng Tháp Mười
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Miền Nam, 1999
Các loại cây trồng chính ở vùng Đồng Tháp Mười có thể thấy là:
Trang 26- Cây lúa: chủ yếu là đất lúa hai vụ Lúa ba vụ tập trung ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành (Tiền Giang), Tân Thạnh (Long An) và Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)
- Cây mía: chủ yếu phát triển tập trung dọc ven sông Vàm Cỏ Đông, khu Bo
Bo - Mỏ vẹt tỉnh Long An và một phần Tân Phước - Tiền Giang
- Cây khóm: phát triển tập trung ở huyện Tân Phước – Tiền Giang và một phần ở khu Bo Bo – Mỏ vẹt tỉnh Long An
- Cây ăn quả: phát triển tập trung theo ven sông Tiền Giang trên vùng nguyên liệu lúa nông, chủ yếu ở thị xã Cao lãnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành (Tiền Giang)
- Rừng tràm: sau thời kỳ khai phá gần như cạn kiệt diện tích tràm ngập nước tự nhiên ở ĐTM, rừng tràm trồng đang được phục hồi trong thời gian gầy đây nhờ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn lúa trên các diện tích đất phèn nặng và không kiểm soát lũ lụt được
Các cây trồng được bố trí chủ yếu theo các mô hình canh tác như sau
Bảng 3 Hệ thống canh tác vùng ĐTM
Trên vùng mới khai hoang Trên vùng đất thuộc
- Một vụ lúa ĐX
- Một vụ lúa Hè thu
- Hai vụ lúa ĐX-HT
- Hai vụ lúa HT-mùa
- Khoai mỡ trên đất líp
- Mía trên đất líp
- Dứa (khóm) trên đất líp
- Chuối trên đất bờ bao, đất líp
- Tràm
- hai vụ lúa HT-ĐX
- ba vụ lúa XH-HT-ĐX
- một lúa một bắp
- một lúa một đậu
- hai lúa một bắp
- hai lúa một đậu
- cây ăn quả
- mía, khóm Nguồn: Trung Tâm Nghiên cứu Kinh tế Miền Nam (1998), Lê Minh Triết và ctv (1999), Mai Thành Phụng và ctv
Trang 27Có thể đánh giá một cách tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay
ở vùng Đồng Tháp Mười như sau “Cơ cấu khu vực 1 chưa tương xứng với tiềm năng của một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng Tuyệt đại đa số diện tích là đất trồng trọt, phần lớn giá trị sản xuất cũng như thu nhập của người nông dân đều từ sản xuất lương thực, chủ yếu từ sản xuất lúa… Bên cạnh đó, chăn nuôi phát triển không cân đối với trồng trọt, chủ yếu do trâu bò không còn là sức kéo chủ lực như trước đây; sản xuất thức ăn, giá cả thức ăn và giá thịt chưa hợp lý, hệ thống thú y kém cỏi, vùng lại bị lũ lụt và xâm nhập mặn thường xuyên” (Trung tâm kinh tế Miền Nam, 1999)
1.3.2 Vùng Tứ giác Long Xuyên
Tứ giác Long Xuyên cũng là vùng đất mới khai hoang mang tính chất tương tự như vùng Đồng Tháp Mười Cho đến năm 94-95 vẫn còn đất hoang hoá chưa khai thác Gần đây, nhờ các dự án thoát lũ biển Tây, vùng này được thủy lợi hóa mạnh và diện tích đất hoang chuyển thành đất lúa tăng hàng chục ngàn hec-ta, góp phần tăng sản lượng lúa ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang
Về các hệ thống canh tác vùng Tứ giác Long Xuyên, các vùng ngập nông có bờ bao chống lũ triệt để canh tác lúa ba vụ hoặc hai lúa một màu Đa phần diện tích bị nguyên liệu lúa theo mùa trồng lúa hai vụ Đông Xuân – Hè Thu Ngoài ra còn một số mô hình canh tác khác như:
- Một vụ lúa Mùa – một vụ màu (khoai lang, mì, bắp, đậu…)
- Một lúa Đông xuân – một vụ màu (khoai mì, bắp)
- Một vụ lúa mùa
- Mía
- Dứa (khóm)
- Chuyên màu
Trang 28- Hai lúa – cá
- Rừng (tràm, bạch đàn)
- Rừng ngập mặn và nuôi tôm
Kết quả điều tra 120 hộ ở Tân Châu, An Phú, Hòn Đất, Thốt Nốt cho thấy: hệ thống hai lúa Đông Xuân – Hè Thu chiếm tỷ lệ cao (63,7%), kế đến là 3 vụ lúa chiếm 25,4% (Lâm Minh Triết và ctv, 1999)
1.3.3 Vùng Tây sông Hậu
So với hai vùng trũng phèn là ĐTM và TGLX, vùng trũng Tây sông Hậu phát triển hơn về sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động khác, nhờ đất đai tốt hơn và mức độ ngập lụt ít hơn Mặt khác, các đô thị tập trung dân cư là đầu mối kinh tế, giao lưu hàng hóa và có công nghiệp chế biến nông sản khá phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là thành phố Cần Thơ đã có vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động hỗ trợ nông nghiệp
Tuỳ theo đặc điểm cụ thể từng nơi, hệ thống cây trồng-vật nuôi được bố trí hết sức đa dạng Ở vùng rìa ven sông Hậu giang, nơi có chế độ thoát thủy tốt và ngập nông, đa số nông dân canh tác lúa ba vụ hay hai lúa một màu Đi sâu vào nội đồng, mô hình lúa hai vụ Đông Xuân và Hè thu là phổ biến nhất Nông hộ cũng trồng cây ăn trái hay hoa màu trên bờ bao Một số nơi phát triển mô hình lúa-cá trong bờ bao như các khu vực lân cận nông trường Cờ Đỏ và Sông Hậu Khu vực huyện Châu Thành – Cần Thơ là nơi tập trung sản xuất cây ăn trái Đây cũng là một vùng trồng cam quít truyền thống của Tây sông Hậu Đi sâu vào khu vực các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh, do đất trũng, thoát nước kém và nhiều phèn, nông dân canh tác lúa hai vụ kết
Trang 29hợp với trồng mía trên đất líp Mía là loại cây trồng đang phát triển rất mạnh, tuy còn gặp nhiều khó khăn vì giá cả biến động liên tục
1.3.4 Vùng phù sa ngọt ven sông Tiền giang – Hậu giang
Địa hình tự nhiên có đặc điểm có dạng lòng chảo, ven sông là đê tự nhiên, thấp dần về phía nội đồng Nhờ đó, cư dân đã xây dựng hệ thống đê bao ven sông để phục vụ sản xuất nông nghiệp Trong những năm gần đây, hệ thống đê bao đã được phát triển rộng Kết quả là toàn bộ diện tích đất vùng cù lao thuộc tỉnh An Giang và một phần phía bắc diện tích đất kẹp giữa hai sông Tiền và Hậu thuộc tỉnh Đồng Tháp đã được bao đê triệt để Trong các vùng bao đê, các hệ thống canh tác cây hàng năm chủ yếu là 3 vụ/năm, bao gồm ba vụ lúa ngắn ngày hoăc hai lúa một màu (bắp, rau, đậu nành, đậu trắng, khoai môn ) Mía cũng là cây trồng hàng năm được canh tác trên đất cù lao Diện tích trồng màu chuyên canh còn ít và phân tán Trên các diện tích không có đê bao triệt để, mô hình canh tác 2 vụ lúa Hè Thu –Đông Xuân là phổ biến nhất Ngoài ra, cây ăn trái cũng được trồng nhiều trên dải đất cao ven sông, chủ yếu là vườn tạp Ở ven sông, mô hình canh tác lúa kết hợp nuôi cá bè và cá ao cũng rất phát triển Mô hình nuôi cá bè đang được nâng dần tính tập trung và chuyên nghiệp, mức độ thâm canh cao
1.3.5 Vùng đồng bằng ven biển cao
Cây lúa vẫn là cây trồng truyền thống ở vùng đồng bằng ven biển cao Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về nguồn nước, đa phần diện tích lúa được canh tác nhờ nước trời, một vụ mùa mưa trên nền đất nhiễm mặn Từ thập niên 80 trở về trước, lúa mùa địa phương chiếm hầu hết diện tích sản xuất Nhóm giống được sử dụng thay đổi thay điều kiện đặc trưng cụ thể của từng địa phương: lúa mùa chịu tác động thủy triều,
Trang 30lúa mùa chịu mặn không ngập triều Tùy theo phân bố mưa, các nhóm mùa sớm, mùa trung hay mùa muộn được trồng ở các vùng khác nhau
Trong thập niên 80-90, trên phần lớn diện tích có kiểm soát xâm nhập mặn, cây lúa cải thiện nhóm trung mùa thay thế dần diện tích lúa mùa địa phương trên vùng đồng bằng ven biển cao Mô hình canh tác lúa hai vụ Hè thu sạ khô – lúa mùa/cải thiện lấp vụ được áp dụng ở một số địa phương có lượng mưa cao và không bị xâm nhiễm mặn Tuy nhiên, vụ lúa Hè Thu sạ khô vẫn còn nhiều rủi ro do ảnh hưởng của hạn hán đầu vụ
Bảng 4 Phát triển diện tích gieo trồng lúa cả năm ở một số tỉnh ven biển ĐBSCL
Nguồn: Số liệu thống kê Nông, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Việt Nam 1975-2000, Niên Giám Thống Kê năm
Trang 31nhiên, kỹ thuật nuôi thấp, năng suất thấp và bấp bênh, giá cả biến động vẫn là hạn chế chung của nuôi tôm ven biển
Kể từ năm 1999-2000, nhiều diện tích lúa đã chuyển sang nuôi tôm do lợi nhuận cao hơn nhiều lần, mặc dù đòi hỏi đầu tư vốn cao và nhiều rủi ro Diện tích nuôi tôm tăng dần, tốc độ tăng nhanh nhất ở tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng
Bảng 5 Phát triển diện tích nuôi tôm ở một số tỉnh ven biển ĐBSCL (ha)
2000, TCTK
Như vậy trong giai đoạn 1996-2000 ở vùng ven biển diện tích trồng lúa đã bị thay thế bởi diện tích nuôi tôm nên vùng lúa hàng hoá chủ yếu thuộc các tỉnh vùng nguyên liệu lúa ĐBSCL
1.4 Điều kiện kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL
1.4.1 Đặc điểm nguồn nhân lực
1.4.1.1 Dân số và lao động:
ĐBSCL là một vùng có dân số đông dân nhất trong các vùng của cả nước, chiếm 22% dân số cả nước Tốc độ tăng trưởng tự nhiên đạt 1,75%, còn cao đang và sẽ là rào cản rất lớn trên nhiều mặt đối với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
Dân số nông thôn 83% chiếm tỷ trọng cao hơn mức trung bình cả nước (80% dân số nông thôn)
Trang 32Ngoài dân tộc Kinh, có dân tộc Khơmer và nhiều dân tộc khác
Lao động trong độ tuổi của vùng chiếm tỷ trọng đông nhất so cả nước, tỷ trọng
so với dân số tăng chút ít qua các năm
Bảng 6 Lao động trong độ tuổi ở ĐBSCL giai đoạn 1996 -2001
Đơn vị: triệu người
Bảng7 Chỉ số học sinh tính trên 1 vạn dân
1997 1999 2001
Nguồn: Tổng cục Thống kêâ, 2001
Số học sinh đi học so với số dân của ĐBSCL thấp hơn vùng ĐBSCH và mức trung bình của cả nước
So với vùng Đông Nam Bộ và cả nước nguồn nhân lực ĐBSCL có những chỉ tiêu thấp hơn:
Lớp học cao nhất đã qua bình quân cho một người ở ĐBSCL: 2,7; Đông Nam Bộ: 3,3; cả nước 3,3
So với cả nước lượng người mù chữ ĐBSCL chiếm 34%; còn Đông Nam Bộ chỉ có 7,2% so với cả nước
Trang 33So với cả nước lượng người đã tốt nghiệp cấp 3 ở ĐBSCL chiếm 10,3%; còn Đông Nam Bộ chiếm 16,4%
Bảng 8 Trình độ học vấn của dân cư ĐBSCL so với Đông Nam bộ (ĐNB) và cả
nước năm 2000
Nguồn: Tổng cục thống kê,2000
Phân tích kết quả điều tra 4 tỉnh ĐBSCL theo nhóm hộ nông dân năm 1999 cho thấy
Tỷ lệ người không biết chữ 16,98%
Trình độ văn hoá cấp tiểu học 79,97%
Tỷ lệ trẻ em không được đi học 8,26%
Tỷ lệ học sinh bỏ học 8,29%
Những chỉ tiêu này có thể phản ảnh chung cho cả nông thôn vùng ĐBSCL
Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, ĐBSCL có lao động chuyên môn đật khá thấp
Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 22,8% lao động không có chuyên môn kỹ thuật của cả nước, Đông Nam Bộ: 11,9% ĐBSCL chiếm 11,1% lao động cao đẳng đại học của cả nước, Đông Nam bộ – 22,3%
Trang 34Bảng 9 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động vùng ĐBSCL
Nguồn: Tổng cục thống kê,2000
Hàng năm có một lực lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào các khu công
nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm Trong nhiều lĩnh vực thiếu lao động có trình độ
cao, kỹ thuật lành nghề hoặc hạn chế về ngoại tin học nên phải thuê mướn ở vùng
khác Trong khi đó nguồn lao động dư thừa, tỷ lệ lao động không có việc làm cao, chủ
yếu là lao động không có kỹ thuật Điều này cho thấy, trình độ văn hoá và chuyên môn
kỹ thuật của nguồn nhân lực ĐBSCL tác động đến việc tiếp thu kỹ thuật công nghệ quá
trình sản xuất – kinh doanh và lực cản cần coi trọng
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động vùng đã tác động quan trọng tới
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng, làm chậm quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn vùng, giảm thu hút đầu tư vào vùng nông thôn vùng
Trang 35Bảng 10 Thực trạng lao động ở ĐBSCL
Đơn vị: 1000 người
Cơ cấu (%) Cả nước ĐBSCL ĐBSCL so
với cả nước (%) Cả nước ĐBSCL
Nguồn: Thực trạng lao động và việc làm NXBTK- Hà nội, 2000
1.4.1.2 Việc làm và thu nhập của vùng
Lao động có việc làm có tỷ trọng ngày càng tăng Tuy nhiên ở nông thôn tình trạng thiếu việc làm đang có xu hướng tăng do số người đến tuổi lao động tăng nhanh trong khi ngành chậm phát triển, quá trình đô thị hoá tăng chậm, hạn chế dung nập lao
Trang 36động từ nông thôn Từ những lý do này kết quả là tăng số người thất nghiệp ở nông
thôn
Bảng 11 Lao động có việc làm của vùng ĐBSCL 1996-2000
Đơn vị: triệu người
1996 1998 1999 2000
Lao động có việc làm 7,4 7,6 7,8 8,1
% lao động trong độ tuổi 88 89,7 90,9 92,3
Nguồn : Bộ Lao động TB & XH,2001
Bảng12 Cơ cấu lao động nông thôn tại một số vùng
Dịch vụ Nông lâm
ngư
Công nghiệp và XDCB
Dịch vụ
ĐB Sông Hồng 85,20 6,29 8,51 75,64 10.75 13,61
Nam Trung Bộ 79,83 7,27 12,90 75,23 8.99 15,78
Đông Nam Bộ 57,28 19,69 23,03 63,86 13.86 22,28
Vùng ĐBSCL 73,21 8,19 18,60 71,18 8.46 20,36
Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương “Việc làm ở nông thôn – Thực
trạng và giải pháp” do Chu Tiến Quang chủ biên, NXB nông nghiệp Hà Nội 2001
Tỷ trọng lao động của khu vực Nông- Lâm - Thuỷ sản giảm dần, tỷ trọng lao
động của khu vực nông nghiệp và dịch vụ tăng Năm 1999 tỷ lệ lao động dịch vụ chiếm
20%, so với 50 – 60% lao động dịch vụ tại đô thị, tỷ lệ lao động công nghiệp khoảng
8,5%, thấp hơn ĐBSH khoảng 10,8%
Nông dân mất đất thiếu đất đi làm thuê và làm thêm nghề ở nông thôn Ngành
nghề làm thêm có nghề thủ công đang lát và các dịch vụ nông thôn Tỷ trọng hộ kiêm
nghề ngày càng tăng, song còn thấp so với nhiều nước (Việt Nam là 25%, Trung Quốc:
Trang 3735%, Hàn Quốc: 50%, Thái Lan : 59% - theo Chu Tiến Quang chủ biên, NXB nông nghiệp Hà Nội 2001)
Nét nổi bật của nguồn lao động ĐBSCL so với Đồng Bằng Sông Hồng là có tác phong thực tiễn, biết tiếp cận thị trường một cách nhạy bén
1.4.1.3 Dân số và ruộng đất
Dân số tăng nhanh, quỹ đất nông nghiệp ĐBSCL tuy nhiều nhưng hầu như đã đưa vào khai thác hết Với khoảng 2,90 triệu ha, tại thời điểm năm 1995 bình quân diện tích canh tác của các hộ nông thôn (ước tính chiếm 90% tổng số hộ vùng châu thổ) có khoảng 4,3 ha/hộ, giảm còn 2,6 ha còn vào năm 1970 và hiện nay vào khoảng 1,25ha/hộ nông thôn
Nếu dân số tiếp tục tăng, thì áp lực lên đất đai sẽ rất lớn, người dân sẽ có ít ruộng để canh tác đồng thời sự manh mún trong đất đai sẽ là trở lực quang trọng của sản xuất cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Trong những năm gần đây vùng ĐBSCL đã thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu chính đáng của nhà nước Luật đất đai năm 1993 khẳng định hộ dân được giao quyền sử dụng đất, quyền chuyển nhượng, quyền được thế chấp và quyền thừa kế Cùng với tác động của tăng dân số, quá trình cơ giới hóa ở ĐBSCL đã diễn ra xu hướng tích tụ ruộng đất khá nhanh Năm 1994 số hộ có quy mô 3-5 ha chiếm 3,63% và số hộ có quy mô trên 5 ha chiếm 0,75%, thì đến năm 1998, số hộ có quy mô trên 5 ha chiếm 0,75% thì đến năm 1998, số hộ có quy mô 3- 5 ha chiếm 30,32% và chiếm trên 5 ha chiếm 12,65%
Điều tra số hộ nhiều đất vùng ĐBSCL, trong quỹ đất của họ có 29,1% có nguồn gốc chuyển nhượng, 3,3% do cầm cố, 1,4% thuê mướn, 22,1% có nguồn gốc từ đất khác Một bộ phận tự nguyện chuyển nhượng ruộng đất để làm nghề phi nông nghiệp
Trang 38Trong giai đoạn 1994 -1998, số hộ không đất hoàn toàn của vùng tăng từ 12277 hộ lên 136338 hộ tăng 11 lần, số hộ thiếu đất tăng từ 108036 hộ lên 208322 hộ, tăng 2 lần
Hiện tượng mất đất, thiếu đất, thiếu việc làm ở nông thôn ra thành thị và đi các tỉnh của vùng tăng lên
Sự di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm khá cao Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 1996 số người di chuyển ra thành thị chiếm 16,17% số người di chuyển ra thành thị của cả nước, đông nam bộ chỉ chiếm 5,34%
Số người di cư ra khỏi tỉnh tìm kiếm việc làm càng cao Số dân đi khỏi tỉnh toàn vùng từ 1994 –1998 là 424540 người và số người nhập cư là 242280 người
Trong khi đó số dân đi khỏi tỉnh của Đông Nam Bộ là 320706 người (ít hơn Đồng Bằng Sông Cửu Long) và số nhập cư 921605 người (nhiều hơn ĐBSC; ở các tỉnh Tây Nguyên di dân đi khỏi tỉnh là 5004 người (ít hơn ĐBSCL), nhập cư là 248472 người (nhiều hơn ĐBSCL ) Như vậy việc di dân ra khỏi tỉnh là một hiện tượng xã hội của các tỉnh vùng ĐBSCLtrong giai đoạn 1996 - 2000
1.4.1.4 Mức sống dân cư :
Từù các dữ liệu phân tích nêu trên có thể nhận thấy tình hình mức sống và thu nhập của cư dân ở ĐBSCL có các điểm chính cần chú ý như sau:
GDP/người và thu nhập/người của vùng khá thấp
Tốc độ tăng GDP đạt 8,1%, GDP/người đạt 6%, chứng tỏ thu nhập đầu người giảm tương đối
Mức sống dân cư thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, thu nhập từ nông nghiệp là chính, thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ rất nhỏ
Trang 39Mức thu nhập của nhóm không đất trung bình 164.000 đồng/năm/lao động Mức
thu nhập của nhóm ít đất 187.700 đồng/năm/lao động Mức thu nhập của nhóm nhiều
đất trung bình 525.000 đồng/năm/lao động, gấp 3,2 lần nhưng lao động không đất và
gấp 2,8 lần những lao động ít đất
Bảng 13 : GDP bình quân đầu người vùng ĐBSCL
Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê các tỉnh thuộc ĐBSCL, 1999 và 2000
Bảng 14:Thu nhập bình quân 1 tháng của dân cư
Đơn vị: 1000 đồng
Đồng bằng sông Hồng 163,34 201,18 223,3
Đồng Bằng Sông Cửu Long 181,65 221,96 242,31
Nguồn: Kết quả điều tra kinh tế xã hội hộ gia đình 1994-1997 NXB Thống kê, Hà nội 1999
Kết quả điều tra thu nhập của hộ nông dân thiếu đất và ít đất ở ĐBSCL năm 1998 như
sau (đơn vị tính: 1000đ/năm):
* Nhóm không đất:
Hộ chuyên làm thuê 5207,04
Hộ kiêm dịch vụ 5263,8
Hộ kiêm làm thuê 4357,56
Hộ kiêm ngành 5787,48
Trang 40Hộ chuyên làm thuê gồm thu nông nghiệp 3,98%, thu thuỷ sản 6,23%, thu dịch vụ 2,79%, thu tiền công 86,99%
Hộ kiêm dịch vụ gồm thu nông nghiệp 3,25% thu thuỷ sản 8,86%, thu dịch vụ 28,08%, thu tiền công 59,8%
Hộ kiêm làm thuê gồm thu nông nghiệp 6,68%, thu thuỷ sản 9,51% thu dịch vụ 2,92%, thu tiền công 80,89%
Hộ kiêm ngành nghề gồm thu nông nghiệp 5,74%, thu thuỷ sản 21,39%, thu 7,15%, thu tiền công 55,12%
Nhìn chung, trong nhóm hộ không đất, hộ kiêm ngành nghề có mức thu nhập cao nhất và nguồn thu từ thuỷ sản chiếm tỷ trọng khá cao, hộ chuyên làm thuê có mức thu nhập thấp và nguồn thu chủ yếu từ tiền công làm thuê
Cơ cấu thu nhập trong nhóm hộ không đất
Dưới 100.000 đ/khẩu/tháng chiếm 57,4%
100.000 – 200.000 đ/khẩu/tháng 37,1%
200.000 – 500.000 đ/khẩu/tháng 5,7%
Ơû những hộ không đất, thu nhập thấp dưới 100.000 đ chiếm trên 57%
* Nhóm hộ thiếu đất:
Hộ thuần nông 5387,29 hộ
Hộ chuyên làm thuê 6006,9 hộ
Hộ kiêm dịch vụ 6218,78 hộ
Hộ kiêm ngành nghề 6560,02 hộ
Nguồn thu: