1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

119 966 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN TIẾN DIỆT

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP

GIỐNG TÔM SÚ (Penaeus monodon)

Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Trang 2

CẢM TẠ

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn Ths Đỗ Minh Chung, Ths Huỳnh Văn Hiền, Cn Nguyễn Thị Kim Quyên, Ks Nguyễn Thị Lâm Tuyền và các bạn sinh viên lớp Kinh tế Thuỷ sản K33 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và thực hiện luận văn

Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại các Trạm thủy sản; các Chi cục nuôi trồng Thủy sản; Trung tâm Khuyên Nông - Khuyến ngư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc các tỉnh: Bến Tre; Trà Vinh; Bạc Liêu; Cà Mau; Cần Thơ và Kiên Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu làm đề tài trên địa bàn các tỉnh này

Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

này

Nguyễn Tiến Diệt

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu về “Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú

(Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành từ

tháng 8/2010 đến tháng 04/2011 nhằm làm rõ thực trạng sản xuất giống và kinh doanh tôm giống ở ĐBSCL Trên cơ sở đó cung cấp các thông tin cho các bên liên quan và đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần cải tiến hiệu quả của việc sản xuất giống và kinh doanh, cũng như công tác quản lý chất lượng tôm giống với sự quan tâm của người sản xuất và người sử dụng tôm giống

Nghiên cứu này được thực hiện ở 6 tỉnh ĐBSCL gồm hai vùng: ven biển (Bến Tre; Trà Vinh; Bạc Liêu; Cà Mau; Kiên Giang) và Thành phố Cần Thơ Phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn được áp dụng cho các nhóm đối tượng nghiên cứu Số mẫu thu thập gồm: 67 trại sản xuất tôm giống; 61 cơ sở ương vèo tôm giống; 20 Hiệp hội, các ban ngành và Viện Trường

Kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm tham gia SXG của chủ cơ sở trung bình là 9.8 năm, cơ sở ương vèo là 7,8 năm Các chủ cơ sở tiếp nhận nguồn thông tin kỹ thuật phổ biến nhất kinh nghiệm (SXG chiếm 92,5%, cơ sở ương chiếm 88,5%) và tham gia các đợt tập huấn (SXG 68,7%, ương vèo chiếm 95,1%)

Trại SXG có công suất thiết kế trung bình là 67 triệu con/năm, công suất thực

tế trung bình là 49 triệu con (5,5 đợt), tổng chi phí trung bình là 144,5 tr.đồng/đợt và thu được lợi nhuận 163,4 tr.đồng/đợt Có 5 yếu tố cùng lúc tác

động có ý nghĩa lên năng suất tôm PL là: (i) Vùng (1= vùng 2 (BL+CM), 0=

vùng khác); (ii) Số đợt sản xuất/năm (đợt); (iii) Lượng thức ăn tổng hợp sử dụng ương ấu trùng/m3/đợt (PL/lít); (iv) CP thuốc/hoá chất sử dụng ương ấu trùng/đợt (1000 đ/m3); (v) Số lần đẻ bình quân/tôm mẹ (lần) Nguồn tiêu thụ tôm giống chủ yếu bán trực tiếp cho người nuôi chiếm 75,2%, phần còn lại là bán cho cơ sở ương vèo (20,3%) và các thương lái tôm giống

Đối với cơ sở ương vèo, diện tích trung bình 146 m2

, Công suất thiết kế trung bình là 43,6 triệu giống/năm, khảo sát thực tế thì năng suất trung bình là 34,8 triệu giống/năm, số tháng hoạt động trung bình là 8,2 tháng, số đợt ương vèo khoảng 50,9 đợt/năm Chi phí tăng thêm là 2,9 triệu đồng/đợt và lợi nhuận tăng thêm 15,6 triệu đồng/đợt Nguồn cung cấp tôm giống cho cơ sở ương vèo

Trang 5

chủ yếu là từ các trại sản xuất giống từ các tỉnh miền Trung chiếm 93,5% Công tác quản lý ngành còn nhiều hạn chế, chất lượng con giống chưa được kiểm soát, công tác kiểm dịch còn gặp nhiều khó khăn, tổ chức chưa đồng bộ nên quản lý chất lượng tôm bố mẹ, tôm giống còn khá lỏng lẻo Kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ, tôm giống lưu thông trong và ngoài tỉnh chưa chặt chẽ (tỷ lệ kiểm dịch 38,52% lượng tôm giống thả nuôi)

Hệ thống văn bản quản lý chưa phù hợp với tình hình thực tế Các qui định về kiểm dịch, qui chuẩn kỹ thuật chậm ban hành, chưa có sự thống nhất cao về phương thức quản lý từ Trung ương đến địa phương

Trang 6

ABSTRACT

The study "status of production and supplying of black tiger shrimp post

larvae (Penaeus monodon) in the Mekong Delta" was carried out from August

2010 to Apil 2011 in two regions: the coastal Provinces (Ben Tre, Tra Vinh, Bac Lieu, Ca Mau, Kien Giang) and Can Tho city with 67 shrimp hatcheries,

61 nursery sites; 20 associations, departments and institutes, universities This research described the procedure situation and trading as well as black tiger shrimp seed usage in these areas This also help to provide appropriate information and to suggest the suitable solutions for many different elements

as well as the seed quality management with the interest of producers and seed users

The result showed that the actors expperience in the industry were 9.8 years, nursery sites were 7.8 years The owners used the most common knowledge sources was experience (92,5% of hatcheries; 88,5% for nursery) and training courses (68,7% of hatcheries; 95,1% for nursery)

The hatcheries hade an average designed capacity of 67 million/year, the actual average capacity was 49 million (5.5 rounds), spent about 144.5 mil.VND per batch and earned net income about 163.4 mil.VND per batch There were 5 factors which had significant impact on productivity such as: Region; The number of business per year; The numbers of formulated larvae used/batch; Cost of drugs/chemicals used larvae /batch; number of breeding/female shrimp seed source consumed mainly sold directly to farmers accounted for 75.2%, the rest was sold to nursery sites (20.3%) and middlemens

The nursery sites had an average area of 146 m2, with product was 43.6 million pls/year, survey the actual average capacity was 34.8 million pls/year, the activities average of 8.2/months, the number of nursery about 50.9 batch /year Increasing cost of 2.9 million/batch and increased earned net income 15.6 million/crop Seed supplies for nursing sites mainly from hatcheries in the central provinces accounted for 93.5%

The management sector was still restricted, seed quality may be controlled and quarantine also difficult not comprehensive, quality management of broodstock, seed also rather loosely Not keep lose control the quality of broodstock, seed road traffic in and out of province (38.52% inspection rate of shrimp farming) Document management system was not consistent with the actual situation Quarantine regulations, the technical regulation issued later,

Trang 7

no consensus on how higher management from ministry to localities

CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Ngày 8 tháng 6 năm 2011

Ký tên

Trang 8

MỤC LỤC

Mục lục Trang

CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iv

ABSTRACT vi

CAM ĐOAN vii

MỤC LỤC viii

DANH SÁCH BẢNG xi

DANH SÁCH HÌNH xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Nội dung của đề tài 3

1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Tình hình phát triển của nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) 4

2.1.1Tình hình nghề nuôi tôm sú trên thế giới và Châu Á 4

2.1.2 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam 6

2.1.3 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL 7

2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới và Việt Nam 10

2.2.1 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới 10

2.2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam 11

2.2.3 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở ĐBSCL 11

2.3 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế thủy sản 14

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính 15

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Phương pháp nghiên cứu 18

3.1.1 Nguồn thông tin và phương pháp thu thập số liệu 18

3.1.2 Phân bố mẫu 18

Trang 9

3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 18

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 19

3.2.2 Phương pháp so sánh thống kê 19

3.2.3 Phân tích hồi qui đa biến 19

3.2.4 Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT 20

3.3 Kế hoạch thực hiện đề tài 21

PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 22

4.1 Thông tin chung về các cơ sở sản xuất và ương vèo giống tôm sú 22

4.2 Thông tin về hoạt động của cơ sở sản xuất giống 24

4.2.1 Qui mô của cơ sở sản xuất 25

4.2.2 Hoạt động sản xuất giống tôm sú 26

4.2.2.1 Qui trình và mùa vụ 26

4.2.2.2 Nguồn nước và các yếu tố môi trường 28

4.2.2.3 Nguồn gốc và tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ 29

4.2.2.4 Sử dụng tôm bố mẹ và sinh sản nhân tạo 31

4.2.2.5 Ương ấu trùng 33

4.2.2.6 Thu hoạch và tiêu thụ giống 35

4.2.3 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong sản xuất giống 36

4.2.3.1 Năng suất PL trong sản xuất giống 36

4.2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất tôm PL của trại SXG 40

4.3 Thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh giống 47

4.3.1 Qui mô của cơ sở kinh doanh giống 48

4.3.2 Tình hình kinh doanh của cơ sở ương vèo giống tôm sú 48

4.3.3 Các chỉ tiêu kinh tế trong ương vèo tôm giống 52

4.5 Đánh giá rủi ro trong hoạt động sản xuất giống và ương vèo 55

4.6 Phân tích ma trận SWOT trong xản xuất và kinh doanh tôm sú giống 57

4.6.1 Điểm mạnh (Strength) 58

4.6.2 Điểm yếu (Weakness) 58

4.6.3 Cơ hội (Opportunity) 59

4.6.4 Nguy cơ (Threat) 59

4.6.5 Phân tích kết hợp các yếu tố 60

Trang 10

4.6.5.1 Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (S+O) 60

4.6.5.2 Kết hợp giữa điểm mạnh và nguy cơ (S+T) 60

4.6.5.3 Kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (W+O) 60

4.6.5.4 Kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ (W+T) 61

4.7 Thông tin về công tác quản lí ngành 61

4.7.1 Tình hình nuôi tôm sú và hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống 61

4.7.1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm 61

4.7.1.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống 63

4.7.2 Đánh giá của Quản lý ngành về tình hình sản xuất và kinh doanh giống tôm sú 66

4.5.3 Một số thuận lợi và khó khăn của nghề sản xuất và kinh doanh giống 67

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 71

5.1 Kết luận 71

5.1.1 Về sản xuất giống tôm sú 71

5.1.2 Về ương tôm giống 71

5.1.3 Về công tác quản lý ngành 72

5.2 Đề xuất 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 76

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Diễn biến về diện tích, sản lượng, năng suất NTTS nước lợ vùng ĐBSCL

(2001-2010) 8

Bảng 2.2 Diện tích nuôi nước lợ (2008), tôm sú (2010) theo phương thức nuôi ở ĐBSCL 9

Bảng 3.1 Phân bổ số mẫu khảo sát 18

Bảng 3.2 Phân tích ma trận SWOT trong sản xuất giống và cơ sở kinh doanh giống tôm sú ở ĐBSCL 21

Bảng 3.3 Các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu 21

Bảng 4.1 Một số thông tin chung của các cơ sở SXG và cơ sở ương giống 22

Bảng 4.2 Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất và ương vèo giống tôm sú (Thống kê nhiều lựa chọn) 24

Bảng 4.3 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại sản xuất giống 25

Bảng 4.4 Qui trình và thời gian áp dụng 26

Bảng 4.5 Số tháng hoạt động sản xuất của cơ sở SXG 27

Bảng 4.6 Những tháng kinh doanh tốt nhất (Thống kê nhiều lựa chọn) 28

Bảng 4.7 Lượng nước sử dụng và các chỉ tiêu môi trường chủ yếu 29

Bảng 4.8 Nguồn gốc và tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ 30

Bảng 4.9 Sử dụng tôm bố mẹ 31

Bảng 4.10 Một số thông tin về hoạt động sinh sản tôm giống 32

Bảng 4.11 Một số thông tin về ương ấu trùng trong trại SXG 34

Bảng 4.12 Một số bệnh thường gặp trong quá trình ương ấu trùng 35

Bảng 4.13 Thu hoạch giống 36

Bảng 4.14 Nguồn tiêu thụ giống 36

Bảng 4.15 Năng suất PL trong sản xuất giống 37

Bảng 4.16 Chi phí cố định của trại sản xuất tôm giống 37

Bảng 4.17 Chi phí biến đổi của trại sản xuất giống tôm sú 38

Bảng 4.18 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận SXG 39

Trang 12

Bảng 4.19 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận trong SXG cho PL 40

Bảng 4.20 Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến NS tôm PL 42

Bảng 4.21 Các chỉ tiêu tài chánh của trại sản xuất giống 47

Bảng 4.22 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại ương vèo 48

Bảng 4.23 Thời vụ và số đợt kinh doanh 49

Bảng 4.24 Những tháng kinh doanh tốt nhất (Thống kê nhiều lựa chọn) 49

Bảng 4.25 Thông tin kỹ thuật của cơ sở ương vèo 50

Bảng 4.26 Nguồn cung cấp tôm giống cho trại vèo 51

Bảng 4.27 Sản lượng thu hoạch, kích cở, tỷ lệ sống trong ương vèo tôm giống 52

Bảng 4.28 Chi phí cố định của cơ sở ương vèo 53

Bảng 4.29 Chi phí biến đổi của cơ sở ương vèo 53

Bảng 4.30 Chi phí ương vèo cho một đơn vị thể tích (m3/đợt) 54

Bảng 4.31 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận tăng thêm trong ương vèo tôm giống 55

Bảng 4.32 Các chỉ tiêu tài chánh trong hoạt động ương vèo/đợt 55

Bảng 4.33 Thông tin về những rủi ro trong SXG và ương vèo (Thống kê nhiều lựa chọn) 56

Bảng 4.34 Phân tích ma trận SWOT trong sản xuất và kinh doanh tôm sú giống 57

Bảng 4.35 Diện tích, nhu cầu giống tôm sú các giai đoạn theo hình thức nuôi 65

Bảng 4.36 Đánh giá của Quản lý ngành về tình hình sản xuất và kinh doanh giống tôm sú 67

Bảng 4.37 Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp về giống tôm sú 68

Trang 13

DANH SÁCH HÌNH

Hình Trang

Hình 1: Bản đồ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và địa điểm khảo sát 20

Hình 4.1 Công suất thiết kế và thực tế giữa các vùng khảo sát 26

Hình 4.2 Mối quan hệ giữa vùng với năng suất trong SXG 43

Hình 4.3 Mối quan hệ giữa số đợt sản suất với năng suất trong SXG 44

Hình 4.4 Mối quan hệ giữa lượng thức ăn tổng hợp với năng suất trong SXG 45

Hình 4.5 Mối quan hệ giữa chi phí thuốc hoá chất với năng suất trong SXG 46

Hình 4.7 Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú qua các giai đoạn (từ 2001 đến 2010) 62 Hình 4.8 Năng suất bình quân toàn vùng ĐBSCL 62

Hình 4.9 Số trại và tổng lượng tôm giống ở ĐBSCL 63

Hình 4.10 Tổng lượng tôm giống thả nuôi năm 2010 64

Trang 14

Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 15

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm

đầu tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước NTTS nói chung, trong

đó tôm sú là đối tượng nuôi chính của các tỉnh ven biển, đã chuyển sang sản xuất

hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những nghề sản xuất chính Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao trở thành nguồn nguyên liệu chính cho chế biến và đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nước

Sản xuất giống (SXG) tôm sú cung cấp cho nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL đã có những tiến triển khả quan; mạng lưới ương nuôi, cung cấp con giống phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng giống; tính năng động và linh hoạt của hệ thống cung ứng giống đã góp phần đáng kể vào kết quả nuôi tôm sú ở địa phương; năm 2001, toàn vùng chỉ có 862 trại SXG với sản lượng 3.952 triệu tôm giống, đến năm 2005 đã lên đến 1.280 trại SXG, với sản lượng 12.000 triệu giống tương ứng, chiếm 29,2% số trại SXG và 42,05 % lượng tôm giống sản xuất

so với cả nước (4.300 trại SXG và 29.000 triệu con tôm giống); sau 6 năm số trại SXG tăng 1,48 lần và sản lượng tôm giống được sản xuất trong vùng tăng 3,04 lần (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009) Năm 2009, ĐBSCL có 1.105 trại SXG tôm nước lợ đang hoạt động, trong đó có 1.100 trại SXG tôm sú và 05 trại SXG tôm chân trắng, đã sản xuất hơn 9 tỷ con giống tôm sú và hơn 250 triệu con giống tôm chân trắng (Cục Nuôi trồng thủy sản, 2009) Các tỉnh có năng lực SXG tôm mạnh nhất ở ĐBSCL là Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang và Bến Tre và số lượng giống đó chỉ đáp ứng được 40,5 % nhu cầu của nghề nuôi trong vùng (28.740 triệu con) (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009) Năm

2010 ĐBSCL có 1.220 trại SXG sản xuất 20,915 tỷ tôm giống đáp ứng 50,77% lượng giống thả nuôi (Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL năm 2010)

Theo Lê Xuân Sinh (2006) vào năm 2000 – 2001 Cần Thơ có khoảng 30 trại SXG tôm sú theo qui trình lọc sinh học, tuần hoàn, có giá bán Post larvae (PL) thường xuyên cao gấp 1,5 – 2 lần so với tôm giống thông thường Năm 2005 Cần Thơ chỉ còn 13 trại SXG tôm sú ứng dụng qui trình lọc sinh học, tuần hoàn đem lại hiệu quả cao cung cấp giống sạch của vùng ĐBSCL (Nguyễn Thanh Phương, 2005) Năm 2010 số trại SXG tôm sú tăng lên 20 trại (Chi cục Thủy sản Cần

Trang 16

Thơ, 2010)

Vùng ĐBSCL được đánh giá có các điều kiện về đất đai, nguồn nước, thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp phát triển nuôi tôm chân trắng (TCT); tuy nhiên để nuôi tôm TCT đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức từ công tác quản lý, đến nghiên cứu và triển khai sản xuất; hiện nay giống TCT phục vụ nuôi thương phẩm đang còn bị động, hầu hết là nhập khẩu (phần lớn từ Trung Quốc); công nghệ nuôi TCT ở Trung Quốc, Thái Lan đạt được ở trình độ cao; do đó chúng ta phải đối mặt với việc cạnh tranh về giá, thị trường tiêu thụ

Vì thế, tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ĐBSCL (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009)

Hằng năm vào mùa thả tôm sú, nhất là tháng 11-12 và tháng 2-4 dương lịch, việc phải nhập giống với số lượng lớn, rải rác trên địa bàn rộng, nguồn giống nhập đa dạng, gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát chất lượng con giống, công tác kiểm dịch tôm giống còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ, việc khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán chưa được các cơ sở sản xuất, đại lý cung cấp tôm giống thực hiện

nghiêm túc Vì thế đề tài: “ Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm

sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” là cần thiết để

đánh giá năng lực cũng như hiệu quả của hệ thống sản xuất kinh doanh tôm sú

giống trong vùng

1.2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích tình hình cung cấp và tiêu thụ giống tôm sú, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu thụ giống tôm sú cũng như công tác quản lý ngành để phục vụ cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm sú ở đây

Trang 17

1.3 Nội dung của đề tài

1- Tổng hợp các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, ương giống và công tác quản lý cũng như qui hoạch phát triển giống phục vụ nghề nuôi tôm bền vững của ĐBSCL

2- Khảo sát tình hình sản xuất giống, ương giống tôm sú tại các tỉnh trọng

điểm trong vùng nghiên cứu (Cần Thơ, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và

Kiên Giang)

3- Thu thập số liệu về kiểm dịch (tỉ lệ đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu, xử lý

vi phạm…) đối với sản xuất giống trong tỉnh, nhập tỉnh

4- Phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của trại sản xuất giống

và cơ sở ương, vèo giống tôm sú

5- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của trại sản xuất giống và cơ sở ương, vèo giống

6- Phân tích những thuận lợi và khó khăn để đề xuất các giải pháp khả thi

về kinh tế - kỹ thuật và quản lý góp phần phát triển hợp lý việc sản xuất kinh doanh tôm sú giống cho nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL

1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

Đề tài dự kiến được tiến hành từ tháng 8/2010 đến tháng 04/2011 Điều tra thu

mẫu các tỉnh, thành: Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, và Kiên Giang

Nhập, xử lý số liệu và viết báo cáo được thực hiện tại Đại học Cần Thơ

Trang 18

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình phát triển của nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon)

2.1.1Tình hình nghề nuôi tôm sú trên thế giới và Châu Á

Nghề nuôi tôm luôn chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi tôm năm 2000 của thế giới là 1.087.111 tấn, chiếm 66,0% giáp xác nuôi, trị giá 6,880 tỷ USD, chiếm 73,4% giá trị trong nuôi giáp xác Năm 2001, sản lượng đạt 1.270.875 tấn, trị giá 8,432 tỷ USD Theo tính toán, sản lượng tôm nuôi hiện nay chiếm 1/4 sản lượng tôm nói chung của thế giới Các

loài tôm được nuôi nhiều nhất là tôm sú (P monodon), tôm nương (P chinensis)

và tôm chân trắng (P vannamei) Riêng 3 loài tôm này chiếm trên 86% sản

lượng tôm nuôi của thế giới Nếu tính về sản lượng thì tôm sú chỉ xếp thứ 20 trong số các loài thuỷ sản nuôi nhưng về giá trị thì chúng đứng đầu với 4,046 tỷ USD trong năm 2000 (FAO, 2004)

Châu Á có tới 42 nước phát triển nghề nuôi trồng thủy sản So với năm 1970, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2000 của Châu Á đã tăng gấp 14 lần (từ 2.811.549 tấn lên 41.724.469 tấn) Mức tăng trưởng cũng tăng qua các thời kỳ (giai đoạn 1970 – 1980 đạt 8,2 %/năm, giai đoạn 1980- 1990 tăng 8,9%, giai

đoạn 1990 -2000 tăng 11,1 %/năm) Số loài nuôi cũng tăng lên, từ 55 loài năm

1970 tới 107 loài vào năm 2000 (FAO, 2004)

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO, 2005), tổng sản lượng thuỷ sản của Thế giới (bao gồm cả khai thác và nuôi trồng) đã tăng 312% từ 49,92 triệu tấn năm 1964 tới 155,87 triệu tấn năm

2004 Mức tăng trưởng trung bình hằng năm của tổng sản lượng là 4% trong giai

đoạn 1964 – 1974 và giảm xuống mức 3% trong giai đoạn 1874 – 1984 Từ giữa

thập kỷ 80 đến cuối thập kỷ 90, mức tăng trưởng hằng năm lại tăng và đạt 3,5% Nhưng từ năm 2000 đến năm 2003, xu hướng đã thay đổi, mức tăng trung bình hàng năm chỉ còn khoảng 1% Tuy nhiên, rất đáng mừng là năm 2004, tổng sản lượng thủy sản của thế giới đã tăng 6% so với năm 2003 Đây không chỉ là kết quả của sự đóng góp lớn sản lượng từ nguồn nuôi trồng mà còn có sự tăng trưởng sản lượng từ nguồn thủy sản khai thác tự nhiên (FAO, 2005)

Mười nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản theo thứ tự gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Chile, Nhật Bản, NaUy và Philippines Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là 1,67 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới (FAO, 2006)

Nghề nuôi trồng thủy sản nội địa tiếp tục đóng góp chính cho nghề nuôi thủy sản nói chung, với hơn 61% sản lượng và 53% tổng giá trị sản

Trang 19

phẩm nuôi trồng Nuôi thủy sản nước ngọt chiếm 58% sản lượng và 48% giá trị, nuôi biển chiếm 34% sản lượng và 36% giá trị Trong khi đó, nuôi nước lợ với tỷ lệ sản lượng thấp 8% nhưng cho tỷ lệ giá trị đến 16% do nuôi chủ yếu các loài tôm có giá trị cao (Nguyễn Thanh Phương, Giáo trình NTTS, 2009)

Cơ cấu nhóm loài nuôi cho thấy, năm 2006, cá nước ngọt cho sản lượng cao nhất

là 27,8 triệu tấn, đạt giá trị 29,5 triệu USD; động vật thân mềm và rong biển cho sản lượng và giá trị tương đương nhau Trong khi đó, giáp xác có sản lượng chỉ 4,5 triệu tấn nhưng đạt giá trị đến 17,95 triệu USD (FAO, 2006)

Hầu hết sự tăng sản lượng thuỷ sản của thế giới phải dựa vào ngành nuôi thuỷ sản (NTTS), trong đó các nước đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng góp xấp xỉ 90% sản lượng và gần 75% giá trị Sản lượng NTTS từ mức 1 triệu tấn vào những năm 1950 đã lên tới hơn 50 triệu tấn năm 2006, Trung Quốc sản xuất 67% tổng sản lượng và 49% tổng giá trị (FAO, 2008)

Trên thế giới, Châu Á cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89% tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng thế giới năm 2006 Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới là 51 triệu tấn

và sản lượng khai thác là 92 triệu tấn Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi, các nước Châu Á khác chiếm 22,8%, và các nước khác còn lại ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc, chiếm 10,5% Năm 2007, khi tổng sản lượng tôm nuôi của thế giới là 3,193 triệu tấn, châu Á đã đóng góp 2,74 triệu tấn Sang năm

2008, các con số tương ứng là 3,065 triệu tấn và 2,611 triệu tấn (Nguyễn Thanh Phương, 2009)

Theo Tạp chí nuôi trồng thủy sản Châu Á Thái Bình Dương năm 2009 (Aqua Culture Asia Pacific Magazine, 2009) đánh giá một vài xu hướng về sản lượng tôm nuôi năm 2009 tại một số quốc gia nuôi tôm chủ yếu ở Châu Á như sau:

Trung Quốc: Năm 2007 và 2008, Trung Quốc sản xuất 1,22 triệu tấn tôm, trong

đó 88% là tôm chân trắng và 52% sản lượng tôm chân trắng được nuôi ở vùng

nước nội địa Năm 2009, ước tính Trung Quốc đạt sản lượng 1,2 triệu tấn tôm chân trắng, trong đó có 560.000 tấn nuôi trong các ao ven bờ Sản lượng nuôi

tôm sú và các loài khác trong họ tôm He (Penaeidae) như P.chinensis và P japonicus là 150.000 tấn Năng suất nuôi tôm chân trắng ở Quảng Đông trung

bình từ 8-10 tấn/ha/vụ, mật độ thả giống 120-180 PL/m2

Thái Lan: Sản lượng tôm nuôi ước tính của Thái Lan năm 2009 nằm trong

khoảng từ 520.000 đến 537.000 tấn Năng suất cao từ 11,5-12 tấn/ha khi thả giống với mật độ 80-85 PL/m2 Việc áp dụng các biện pháp an ninh sinh học và

Trang 20

sử dụng con giống sạch bệnh đã làm giảm tỷ lệ dịch bệnh xảy ra ở tôm nuôi

Inđônêxia: Sản lượng tôm nuôi của Inđônêxia giảm, do bị mất tới 40% sản

lượng ở Lampung hồi giữa năm 2009, ước chỉ đạt 345.000 tấn

Malaixia: Năm 2009, sản lượng tôm nuôi hy vọng đạt 85.000 tấn, tuy nhiên có

thông tin cho thấy sản lượng ước chỉ đạt 78.000 tấn, trong đó chỉ có 6.000 tấn tôm sú, còn lại là tôm chân trắng Năng suất nuôi tôm chân trắng trung bình từ 8-

10 tấn/ha với mật độ nuôi 80-120 PL/m2 Nước này đã có kế hoạch nuôi trở lại tôm sú

Ấn Độ: Sản lượng tôm nuôi năm 2008 chỉ đạt 70.000 tấn Năm 2009 đạt 95.000

tấn Sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ thấp vì giảm diện tích vùng nuôi, mật độ thả giống thấp 5-10 PL/m2 thất bại do dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng

Philippin: Năm 2008, sản lượng tôm nuôi của Philippin là 54.000 tấn, sang năm

2009 giảm, ước chỉ đạt 35.000 tấn

2.1.2 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam

Nghề NTTS của Việt Nam hiện đang phát triển nhanh chóng, nhất là trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây Việt Nam vào Năm 2000, với 250.000 ha diện tích nuôi tôm đến năm 2001 đã tăng lên 478.000 ha Chỉ trong vòng 1 năm, 235.000 ha gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích

đất hoang hoá ngập mặn đã được chuyển đổi thành ao nuôi tôm Tốc độ tăng đã

có phần chững lại, nhưng trong các năm 2002 và 2003, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng Đến hết năm 2003 cả nước có 530.000 ha diện tích nuôi tôm Diện tích này bao gồm cả phần nuôi tôm luân canh với trồng lúa (Bộ Thuỷ sản, 2001)

Trong NTTS thì tôm sú là đối tượng nuôi quan trọng Nuôi tôm sú ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 nhưng dấu mốc nhảy vọt nhanh chóng là vào những năm 2000 -2005, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL Năm 2005 tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam đạt 432.000 tấn với giá trị kim nhạch xuất khẩu là 2,62 tỷ USD Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ 41,8% tổng sản lượng và hơn 62% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,623 tỷ USD của cả nước (Bộ Thủy Sản 2006) Năm 2006 diện tích NTTS tăng thêm 15.600 ha đưa tổng số diện tích NTTS của cả nước đạt khoảng 1.050.000 ha, trong đó riêng diện tích nuôi tôm nước lợ (chủ yếu là tôm sú) là 585.000 ha Tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ (chủ yếu là tôm sú) đạt 355.000 tấn, tăng 7,49% so với năm 2005 Giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng tôm sú là 1,4619 tỷ USD chiếm 44,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Trong lĩnh vực sản xuất giống, năm 2006 cả nước đã sản xuất được 25 tỷ tôm giống (chủ yếu là tôm sú) (Bộ Thủy Sản, 2007) Giá trị sản

Trang 21

xuất thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46,7 nghìn tỷ

đồng, tăng 11% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng tăng 16,5% Sản lượng

thủy sản cả năm ước tính đạt 4,15 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2006, trong

đó nuôi trồng 2,09 triệu tấn, tăng 23,1%, do tăng cả diện tích và năng suất, nhất

là các địa phương vùng ĐBSCL (Chính phủ, 2007)

Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước tính đạt 4.582,9 nghìn tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, trong đó tôm 505,5 nghìn tấn, tăng 1,9% Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng khá, đạt 2.448,9 nghìn tấn và tăng 15,3% so với năm 2007(Chính phủ, 2008) Sản lượng thuỷ sản năm 2009 ước tính đạt 4847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó tôm 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2% Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 2.569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm trước (Chính phủ, 2009)

66 nghìn ha so cùng kỳ năm 2008 (Bộ Nông Ngiệp, 2009) Năm 2000 diện tích nuôi tôm sú của ĐBSCL ước tính khoảng 220.000 ha đạt sản lượng 81.875 tấn thì sau 5 năm (năm 2005) là 498.000 ha và sản lượng đạt 245.625 tấn tăng 2,3 lần

về diện tích và 3 lần về sản lượng (Lê Xuân Sinh & Phan Thị Ngọc Khuyên, 2006) Tuy tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn không được ngăn chặn triệt để, các loại bệnh xuất hiện trên tôm sú như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh phân trắng,… đã gây thiệt hại cho nhiều hộ nuôi trên nhiều vùng nuôi của cả nước Nhưng từ năm 2005 cho đến nay kết quả xét nghiệm tôm giống cho thấy bệnh đốm trắng trên tôm sú Post larvae có chiều hướng giảm đi Kết quả xét nghiệm phát hiện bệnh đốm trắng năm 2003: 5,85%; năm 2004: 4,87%; năm 2005: 4,215; năm 2006: 1,32% (Phân Viện nghiên cứu Thủy sản Minh Hải, 2007)

Giai đoạn 2001-2007, NTTS vùng ĐBSCL đã có sự tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng và giá trị, giải quyết việc làm; từng bước phát triển thành một nghề sản xuất quy mô hàng hóa, có tính cạnh tranh cao Tổng diện tích có khả năng phát triển NTTS của vùng khoảng 1.366.430 ha, trong đó nuôi mặn lợ 886.249 ha (chiếm 89% so với toàn quốc) Diện tích nuôi của vùng tăng từ 527.398 ha năm

2001 lên 746.373 ha năm 2008, chiếm 54% diện tích có khả năng, đạt tốc độ tăng

Trang 22

trưởng bình quân 5,09%/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình về sản lượng thủy sản nuôi đạt cao hơn so với tăng diện tích và đạt 22,80%/năm (từ 462.441 tấn năm 2001 lên 1.947.346 tấn năm 2008) chiếm trên 80% so với tổng sản lượng NTTS toàn quốc (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009)

Bảng 2.1 Diễn biến về diện tích, sản lượng, năng suất NTTS nước lợ vùng ĐBSCL (2001-2010)

Nguồn: Sở Thủy sản (2001), Sở NN và PTNT của các tỉnh ĐBSCL (2010)

Diện tích NTTS mặn, lợ vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2001-2010, tăng từ 432.759 ha năm 2001 lên 634461ha năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,20%/năm Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các năm Giai

đoạn 2001-2003, bắt đầu triển khai Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính

phủ, các tỉnh trong vùng đã rà soát quỹ đất, các loại mặt nước, các vùng làm muối kém hiệu quả, các vùng đất cát hoang hóa quy hoạch chuyển đổi và triển khai các dự án NTTS, nên tốc độ tăng trưởng diện tích giai đoạn này đạt cao hơn các giai đoạn còn lại Xét theo các địa phương, trong 8 năm qua, tốc độ tăng diện tích NTTS vùng ĐBSCL có sự khác nhau giữa các tỉnh; cao nhất ở Hậu Giang (49,63%/năm), Trà Vinh (23,67%/năm), Kiên Giang (18,8%/năm), các tỉnh còn lại đạt tốc độ tăng không cao (dưới 9,69%/năm) (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009)

Diện tích NTTS nước mặn, lợ của vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An Đến năm 2010, tỉnh dẫn đầu là Cà Mau

đạt 266.952 ha, kế đó là Bạc Liêu 128.552 ha, Riêng tỉnh Hậu Giang được tách

ra từ tỉnh Cần Thơ, do đó chỉ có khoảng 45 ha nuôi tôm sú luân canh lúa năm

Trang 23

2008, đến năm 2010 giảm còn 28 ha ở huyện Long Mỹ (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009)

Đối với tôm mặn lợ tôm sú vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các đối tượng nuôi mặn,

lợ của vùng Năm 2008, đạt 583.290 ha, chiếm 94,48% tổng diện tích nuôi mặn

lợ Trong đó, diện tích nuôi tôm sú chủ yếu tập trung ở vùng Bán đảo Cà Mau với 264.522 ha (chiếm 45% diện tích nuôi tôm của vùng); Tôm chân trắng mới

được đưa vào nuôi trong năm 2008 với diện tích là 1.399 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ

khoảng 0,23% tổng diện tích mặn lợ của vùng, phương thức nuôi chủ yếu QCCT (chiếm 54,79% tỷ trọng đối tượng và chiếm 51,89% so với tổng diện tích NTTS của cả vùng ĐBSCL), nuôi tôm lúa chiếm 28,84% tỷ trọng của nuôi tôm và 27,32% tổng diện tích NTTS của vùng Diện tích nuôi BTC và TC chỉ chiếm 6,77% trong tổng diện tích nuôi tôm nước lợ (trong đó diện tích nuôi thâm canh chiếm thấp hơn 4%) Năm 2010 diện tích nuôi tôm sú giảm so với 2008 nhưng tỷ

lệ nuôi TC/BTC tăng từ 7,14 lên 13%(Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009; Sở NN&PTNT các tỉnh 2010)

Bảng 2.2 Diện tích nuôi nước lợ (2008), tôm sú (2010) theo phương thức nuôi ở ĐBSCL

Đối tượng

nuôi

Phương thức nuôi

Diện tích nuôi tôm

sú 2010

Tỷ lệ so với đối tượng (%)

Nguồn: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009, Sở NN&PTNT các tỉnh 2010

Trong giai đoạn 2001-2008, sản lượng thủy sản nuôi nước lợ vùng ĐBSCL tăng

từ 224.183 tấn lên 627.243 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn

12,9%/năm Trong đó, tôm biển 16,7%/năm, nhuyễn thể 7,10%/năm và các đối tượng khác 3,2%/năm Tôm biển (chủ yếu là tôm sú) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ lệ cơ cấu sản lượng nuôi, khoảng 44 - 65%, nhuyễn thể 16 - 29% và các

Trang 24

đối tượng khác chỉ đạt 20-28% tổng sản lượng nuôi nước lợ trong giai đoạn năm

2001 - 2008 So với toàn quốc, tôm nuôi ở ĐBSCL luôn chiếm 83% sản lượng tôm nuôi toàn quốc và đạt tốc độ tăng bình quân 16,7%/năm, trong khi cả nước

đạt 11,5%/năm Không giống như cơ cấu diện tích nuôi, sản lượng tôm nuôi

không chỉ tập trung ở vùng Bán đảo Cà Mau mà còn phân bố ở các tỉnh khu vực

hạ lưu sông Tiền và sông Hậu Năng suất tôm nuôi bình quân có xu hướng tăng

từ 0,35 tấn/ha năm 2001 lên đến 1,06 tấn/ha năm 2008, tốc độ tăng năng suất bình quân đạt 12,5%/năm Năng suất tôm sú có sự biến động lớn giữa các phương thức nuôi và giữa các địa phương (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009) (Số liệu chi tiết được trình bày phần phụ lục 1,2,3,4)

Theo Lê Xuân Sinh & ctv (2005) cho thấy chi phí cố định cho nuôi tôm sú

thường xuyên chiếm 8-10% tổng chi phí hàng năm tuỳ theo mức đầu tư vào công trình và trang thiết bị thì chi phí nuôi tôm phụ thuộc chủ yếu vào việc mua giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và chi phí trả công lao động (bao gồm cả sên, vét, trông coi và thu hoạch) Tác giả cũng phân tích rõ sử dụng nguồn tôm bố mẹ, cung cấp giống và quản lý giống là 3 vấn đề cần giải quyết cùng lúc mới có thể phát triển nghề nuôi tôm ven biển ở ĐBSCL theo hướng bền vững

2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới

Nghề sản xuất tôm biển (trong đó có tôm sú) trên thế giới (Trần Ngọc Hải, 2009)

có những bước tiến quan trọng có thể tóm lược như sau:

- 1933: Hudinaga lần đầu tiên sản xuất giống thành công tôm biển

(P.japonicus), mô hình bể lớn

- 1966: Cook và Murphy thành công trong sản xuất giống tôm P setiferus

và P aztecus với mô hình Galveston ở Texas

- Thập kỷ 60-70, mô hình Galveston được ứng dụng rộng rãi ở các nước

Châu Á, với P monodon, P merguiensis, P indicus, P orientus; tôm mẹ tự

- 1995: Chương trình gia hoá tôm mẹ được tiến hành ở Úc (P japonicus)

- Ương ấu trùng theo mô hình tuần hoàn được tiến hành ở Tahiti và

Trang 25

Polynesia (Pháp) từ thập kỷ 80

- Hiện nay, có trên 24 loài tôm thuộc Penaeus và 7 loài thuộc Metapenaeus

đã được nghiên cứu sinh sản, trong đó tổng cộng có 11 loài được sản xuất đại trà

2.2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam

Việt Nam là một trong các quốc gia có nghề sản xuất tôm sú (Penaeus monodon) phát triển so với các quốc gia Châu Á và trên thế giới Năm 2004, sản lượng tôm

sú của Việt Nam là 290.000 tấn, trong đó ĐBSCL đóng góp là 200.000 tấn Cả nước sản xuất được 26,1 tỉ tôm giống, nhưng trong đó ĐBSCL chỉ sản xuất được

7 tỉ con vào năm 2004 (Bộ Thủy sản, 2005) Năm 2005 lượng tôm sú giống cả nước sản xuất được 28,805 tỉ postlarva với khoảng 4.281 trại SXG (Bộ Thủy sản, 2006) Theo số liệu của Cục NTTS, hiện cả nước có 3.377 trại tôm giống đang hoạt động, bao gồm 2.887 trại tôm sú, 490 trại tôm he chân (Cổng thông tin điện

tử, Bộ Nông Nghiệp, 2010)

Theo Trần Ngọc Hải, 2009 Nghề sản xuất tôm biển (trong đó có tôm sú) ở Việt

Nam có những bước tiến quan trọng và có thể tóm lược như sau:

- Đầu 1970s, nghiên cứu sinh sản nhân tạo tôm biển đầu tiên, với loài P merguiensis, P penicillatus, P japonicus

- Trại nghiên cứu sản xuất giống đầu tiên được thành lập vào 1982, tại Qui Nhơn, do FAO tài trợ

- 1985: sản xuất thành công tôm sú (P monodon) tại Nha Trang, và tôm sú

trở thành đối tượng chủ yếu trong sản xuất giống ở Miền trung

- 1994: cả nước có 800 trại SXG

- 1999: cả nước có 2.125 trại SXG

- 2002: cả nước có khoảng 3.000 trại SXG

- Riêng tôm thẻ chân trắng năm 2002 được nhập từ Mỹ và thử nghiệm sản xuất giống thành công, đến năm 2009 có khoảng 490 trại tôm thẻ trong tổng số 3.377 trại SXG tôm giống

2.2.3 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở ĐBSCL

Sản xuất tôm sú giống ở ĐBSCL đã có những tiến triển khả quan Mạng lưới

ương nuôi cung cấp con giống cho nghề nuôi phát triển mạnh mẽ về số lượng;

chất lượng giống cũng được cải thiện rất nhiều so với thời kỳ mới chuyển đổi (2000); tính năng động và linh hoạt của hệ thống cung ứng giống tôm sú ở

ĐBSCL đã góp phần đáng kể vào kết quả nuôi tôm ở địa phương Số lượng trại

và sản lượng tôm giống sản xuất ở các tỉnh liên tục tăng (Viện Kinh tế và Quy

Trang 26

hoạch thủy sản, 2009) Năm 2001, toàn vùng chỉ có 862 trại với sản lượng 3.952 triệu tôm giống đến năm 2005đã lên đến 1.280 trại, với sản lượng 12.000 triệu giống tương ứng, chiếm 29,2% số trại và chỉ mới đáp ứng 42,05% lượng tôm giống sản xuất so với cả nước (4.300 trại và 29.000 triệu con PL 15) và chỉ đáp

ứng được 40,5% nhu cầu cho nghề nuôi trong vùng (28.740 triệu con)(Viện Kinh

tế và Quy hoạch thủy sản, năm 2009) Năm 2009, ĐBSCL có 1.105 trại SXG tôm nước lợ đang hoạt động, trong đó có 1.100 trại SXG tôm sú và 05 trại SXG tôm chân trắng Toàn vùng đã sản xuất hơn 9 tỷ con giống tôm sú và hơn 250 triệu con giống tôm chân trắng (Cục Nuôi trồng thủy sản, 2009) Năm 2010

ĐBSCL có 1.220 trại SXG sản xuất 20,915 tỷ tôm giống đáp ứng 50,77% lượng

giống thả nuôi Thành phố Cần Thơ thì từ năm 2001 Khoa Thủy Sản - Trường

Đại học Cần Thơ bắt đầu chuyển giao công nghệ sản xuất tôm sú giống ứng dụng

qui trình tuần hoàn cho một số trại và sau đó số trại tăng dần Năm 2003 các trại tôm tại thành phố Cần Thơ đã cung cấp được 40 triệu tôm giống và đến năm

2004 thì tăng lên 70 triệu con cho các tỉnh ĐBSCL (Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2005) Năm 2005 Cần Thơ có 13 trại sản xuất tôm sú công nghệ sản xuất tôm sú giống ứng dụng qui trình tuần hoàn, lọc sinh học, đem lại hiệu quả cao cung cấp giống sạch của vùng ĐBSCL (Nguyễn Thanh Phương, 2006) Năm 2010 số trại SXG tôm sú tăng lên 20 trại (Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2010)

Theo Trần Ngọc Hải (2009) Nghề sản xuất tôm biển (trong đó có tôm sú) ở

ĐBSCL với những thành tựu như sau:

- 1998: Thử nghiệm sản xuất giống tôm biển đầu tiên ở ĐBSCL do Đại học Cần Thơ (ĐHCT) thực hiện tại Vĩnh Châu – qui trình hở trong đó sản xuất giống

tôm thẻ từ nguồn bố mẹ tự nhiên và thức ăn là tảo tự nhiên

- 1990: Một số trại sản xuất giống đầu tiên được thành lập ở ĐBSCL tại Bạc Liêu và Kiên Giang - qui trình hở Năm 1992 sản xuất tôm sử dụng thức ăn nhân tạo & tảo khô cho ấu trùng

- 1994: sản xuất tôm giống sử dụng tôm bố mẹ từ tự nhiên và Miền Trung

- Từ năm 1995- 1999 dừng sản xuất tôm thẻ, bắt đầu dùng tôm sú mẹ từ ao

đầm nuôi vỗ và cho đẻ Lần đầu tiên thực nghiệm sản xuất giống tôm biển Qui

trình tuần hoàn tại ĐHCT và sử dụng tảo thuần có nguồn gốc từ ĐHCT -

Cuối năm 1999 đến năm 2000, nhiều trại tôm biển đầu tiên được xây dựng ở vùng nội địa Cần Thơ do ĐHCT chuyển giao – Qui trình tuần hoàn

- Đầu năm 2002 thí nghiệm gia hóa tôm sú bố mẹ tại ĐHCT và nhập tôm thẻ chân trắng từ Mỹ và SXG tôm thẻ chân trắng đến cuối năm 2002 Bắt đầu sử dụng tôm mẹ là tôm thẻ chân trắng F1

Trang 27

Mặc dù nghề SXG ở vùng ĐBSCL có những tiến bộ nhất định, bên cạnh đó còn có một số vấn đề cần phải được chú ý quan tâm:

+ Trại giống có quy mô vừa và nhỏ, bể xi-măng có thể tích 4 m3 và thường hình vuông hoặc dùng bể composite cũng với 4 m3 Thể tích này phù hợp cho việc bố trí lượng ấu trùng từ một tôm mẹ sinh sản với qui mô như thế nên công suất dưới 10 triệu Postlarvae/năm (Nguyễn Thanh Phương, 2006)

+ Nguồn bố mẹ chủ yếu là đánh bắt từ tự nhiên chủ yếu tại ngư trường khai thác chính có độ sâu khoảng 30 m có nền đáy cát cách Rạch Rốc khoảng

125 km trải rộng từ 70 đến 8045 vĩ độ Bắc và từ 1030 đến 1050 kinh độ Đông

Số lượng tôm cái khai thác được tại đây là 87 con/năm và tôm đực là 40 con/năm Trọng lượng trung bình của tôm cái là 160±14,5g/con và tôm đực là 96,1±8,30g/con Giá bán tôm cái trung bình là 709.375±588.250 đ/con (biến

động từ 150.000 - 3.000.000đ) và giá tôm đực trung bình là 34.063±18.608 đ/con

(từ 10.000-100.000đ); Tỷ lệ tôm sống sau khi cắt mắt trung bình là 82,6%, và tỷ

lệ tôm lên trứng là 80,7% (Châu Tài Tảo, 2008)

+ Tỉ lệ sống của ấu trùng: theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (2006) thì tỷ lệ sống trung bình của các trại ở Cà Mau là 59,7%, trong khi tỷ lệ sống đạt được của các trại giống tại Cần Thơ thấp hơn là 9,7% Theo ChâuTài Tảo (2005), thì trong điều kiện thí nghiệm bể 2 m3, tỉ lệ sống của tôm ở giai

đọan PL15 đối với thay nước là 43,8% và tuần hoàn là 55,2%

+ Biến động giá tôm giống: Thị trường tôm giống vùng ĐBSCL luôn có những biến động về giá: ở Cà Mau giá tôm giống trôi nổi đến 10 đồng/con giá tôm không có thương hiệu 15 - 35 đồng/con, trong khi đó tại thành phố cần Thơ giá giống là 50 đồng/con

+ Công tác quản lý giống: Thực tế số lượng sản xuất được còn lớn hơn nhiều nhưng do một số bất cập trong quản lý như phí kiểm dịch quá cao, cơ quan kiểm dịch thủy sản chưa ổn định nên nhiều cơ sở không khai báo, trốn tránh kiểm dịch dẫn đến số liệu không chính xác Ngành Nông nghiệp cũng đã tích cực kiểm tra, thanh tra các trại giống và đã có biện pháp xử lý những trường hợp sai phạm Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt, các trại giống này vẫn lén lút hoạt động, không

đăng ký cũng không kiểm dịch hoặc kiểm dịch chỉ mang tính tượng trưng, gây

khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất tôm giống kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc

(Bộ NN&PTNT, 2010)

+ Tôm nhập từ nước ngoài: Năm 2009 công ty Minh Phú đã nhập và cho sinh sản tôm sú giống, dòng Châu Phi và hiện đang cung cấp rộng rãi ở các tỉnh

Trang 28

ĐBSCL Bên cạnh đó tôm chân trắng nguồn tôm bố mẹ của các trại sản xuất

giống được nhập chủ yếu từ Hawaii, Thái Lan, một phần nhập lậu từ Trung Quốc Về khả năng sinh sản của tôm bố mẹ nhập từ các nguồn khác nhau, tôm nhập từ Trung Quốc có tỷ lệ thành thục cao, dễ cho đẻ (có thể do điều kiện sinh thái gần giống với Việt Nam) Tôm nhập từ Thái Lan cho kết quả tương tự nhưng

tỷ lệ hao hụt trong nuôi vỗ cao hơn Tôm nhập từ Hawaii trong nuôi vỗ bị hao hụt nhiều nhất, tỷ lệ thành thục và tỷ lệ đẻ thấp hơn (có thể do vận chuyển xa tôm bị yếu, điều kiện sinh thái ở Hawaii khác nhiều với Việt Nam) (Dương Tiến Thể,

2009)

2.3 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế thủy sản

(Giáo trình kinh tế thủy sản – TS.Lê Xuân Xinh 2010)

Sản xuất: là các hoạt động khai thác, chế tạo, gia công các sản phẩm hàng hóa (nhất là trong cung cấp nguyên liệu, ương giống và nuôi thịt)

Chi phí hạch toán: Là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho sản xuất mà

đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong 1 kỳ

kinh doanh nhất định (vụ, đợt, năm)

Chi phí kinh tế: Bao gồm các khoản chi phí mà doanh nghiệp thực tế chi ra và các khoản chi phí mà doanh nghiệp không thực sự chi ra (hay chi phí cơ hội)

Thị trường: có hai định nghĩa chủ yếu về thị trường được trình bày sau đây:

- Định nghĩa 1: Thị trường là nơi người mua và người bán đến với nhau để

trao đổi, mua bán sản phẩm

- Định nghĩa 2: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán thông qua quan hệ hàng hóa – tiền tệ

Khái niệm về hiệu quả (Efficiency)

Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định

Hiệu quả theo nghĩa phổ thông trong cách nói của mọi người “Kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Theo từ điển Tiếng Việt, trang 440 - Viện ngôn ngữ học – 2002)

Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau Trong đó, hiệu quả xã

hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra

Trang 29

Hiệu quả tài chính (Financial efficiency)

Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên gốc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính

Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu

Tổng chi phí (Total Cost = TC): là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho

sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong một kỳ kinh doanh nhất định (đợt, vụ, năm) Tổng chi phí của một đơn vị

sản xuất kinh doanh được viết ở dạng tổng quát như sau:

TR = ∑X i =∑Qi Pi

Trong đó:

Xi: Chi phí của khoản mục đầu vào i

Qi: Số lượng đơn vị đầu vào i được sử dụng

Pi: Giá của một đơn vị đầu vào i

Tổng chi phí được chia ra hai phần riêng biệt theo loại hình chi phí ở dạng sau:

TC = TFC + TVC Trong đó:

TFC: Tổng chi phí cố định hay tổng định phí (Total Fixed Costs) TVC: Tổng chi phí biến đổi hay tổng biến phí (Total Variable Costs)

Chi phí cố định: Gồm nhiều khoản chi phí cố định với hai dạng là chi phí bằng

tiền và chi phí không bằng tiền Đây là những chi phí không thay đổi theo số lượng hoặc khối lượng sản phẩm làm ra (trong ngắn hạn)

Chi phí trả lãi vay để đầu tư cho tài sản cố định (TSCĐ): chi phí lãi vay chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố (số tiền vay, thời hạn vay và lãi suất cho vay) nên công thức tính như sau:

Chi phí trả lãi vay = Số tiền vay x Thời hạn vay x Lãi suất tiền vay

Tài sản cố định (TSCĐ): là tài sản thỏa mãn 4 điều kiện: Có thể sinh lời trong tương lai; Có thể xác định được nguyên giá; Giá trị lớn (theo quy định của tài chính, thay đổi theo từng giai đoạn của nền kinh tế, trong thời gian vừa qua là 5 triệu đồng trở lên); Thời gian sử dụng dài hơn 01 năm

Trang 30

Hao mòn của TSCĐ: Là sự hao mòn của TSCĐ ở một hoặc cả hai dạng sau:

- Hao mòn hữu hình: là những hao mòn về mặt vật lý do quá trình làm việc hoặc do tác động của khí hậu và thời tiết

- Hao mòn vô hình: là những hao mòn không thấy được bằng mắt như tính lạc hậu của máy móc, loại công nghệ, v.v do tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây

năm (KHHN) có thể được tính theo phương pháp cân bằng giảm (Declining

Balance Method = D.B): Mức KHHN = (Giá trị đầu năm i) x (Tỷ lệ khấu hao)

Chi phí biến đổi: Bao gồm các chi phí được tính trực tiếp cho từng đợt hay từng

chu kỳ sản xuất nhất định của đơn vị hay doanh nghiệp Biến phí về mặt kinh tế bao gồm: (i) vốn hoạt động và (ii) chi phí cơ hội của vốn hoạt động

Vốn hoạt động là vốn của đơn vị bao gồm các khoản chi như: nhiên liệu, nguyên

vật liệu, công cụ, chi phí khấu hao, chi phí sữa chữa máy móc, tiền lương, chi phí khác

Chi phí cơ hội (CPCH) (Opportuniy cost): chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như là giá trị của lựa chọn thay thế tốt nhất bị bỏ qua

Chi phí cơ hội của vốn hoạt động (Opportuniy cost of working capital): là chi phí

mà doanh nghiệp phải chịu do sự phát sinh tiền lời của việc sử dụng vốn hoạt

động Cách tính giá trị tiền tệ trong sản xuất mang tính mùa vụ thì có chi phí từ đầu tới cuối vụ, trong khi chỉ thu sản phẩm lúc cuối vụ nên tính CPCH bình

quân

Doanh thu (Total revenue = TR): Là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công,

tiền dịch vụ sau khi thực hiện việc bán hàng, trả hàng gia công hoặc cung ứng dịch vụ (Qi: là sản phẩm thứ i, tương ứng với giá Pi) TR = ∑Qi Pi

Các chỉ số tài chính thể hiện hiệu quả tài chính trong sản xuất giống

(Tổng số vốn hoạt động) x (Lãi suất tiền gửi) x (Thời gian sản xuất)

2

CPCH =

Trang 31

- Tổng chi phí: Tất cả các khoản chi phí bằng tiền liên quan đến sản xuất

- Doanh thu: Tổng giá trị sản lượng thu hoạch, được tính từ sản lượng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm đó

Doanh thu = Số lượng * Đơn giá

- Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí bỏ ra

Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): Được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia tổng chi phí

TSLN cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận

- Lợi nhuận/Doanh thu: Để cho thấy doanh thu mang lại được một đồng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Doanh thu/Tổng chi phí: Để cho thấy chi phí đầu tư vào sản xuất bỏ ra một

đồng thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu

Lợi nhuận Tổng chi phí TSLN =

Trang 32

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Nguồn thông tin và phương pháp thu thập số liệu

Tổ chức tiền trạm để nắm bắt địa bàn thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn thử

để hoàn chỉnh biểu mẫu khảo sát

Số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê các năm, thông tin, tài liệu

do các cơ quan chuyên môn tại địa phương cung cấp, các Website, các đề tài dự

án có liên quan tới việc sản xuất, cung cấp giống và nuôi tôm sú đã được nghiên cứu trước đây

Số liệu sơ cấp được thu qua phương pháp phỏng vấn cá nhân sử dụng phiếu điều tra Tiến hành phỏng vấn thử, chỉnh sửa các biểu mẫu cho phù hợp với tình hình thực tế và nội dung đề tài nghiên cứu, sau đó triển khai phỏng vấn đại trà

3.1.2 Phân bố mẫu

Nghiên cứu được thực hiện trên 06 tỉnh bao gồm nhóm sản xuất tôm giống, kinh doanh giống và cán bộ quản lý ngành thủy sản ở các địa phương

- Thu thập số liệu về kiểm dịch đối với sản xuất giống trong tỉnh, nhập tỉnh

- Nhóm cán bộ quản lý nhóm cán bộ giảng dạy/nghiên cứu về tôm biển trong các trường viện thủy sản ở khu vực ĐBSCL với tổng số 20 mẫu

- Nhóm sản xuất tôm giống tiến hành phỏng vấn khoảng 67 trại

- Nhóm ương, vèo tôm giống: 61 cơ sở ương, vèo tôm giống (trong số 05 tỉnh ven biển được chọn)

Bảng 3.1 Phân bổ số mẫu khảo sát

3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thập được từ các báo cáo của địa phương, tại địa bàn nghiên cứu và

Trang 33

kết quả phỏng vấn được mã hoá và nhập vào máy tính, Sử dụng phần mềm Excel

và SPSS for Windows để nhập số liệu vào máy tính để kiểm tra và điều chỉnh trước khi xử lý và phân tích Các phương pháp phân tích sau đây dự kiến được sử dụng trong đề tài:

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất và phần trăm trong

thống kê mô tả

3.2.2 Phương pháp so sánh thống kê

Sử dụng thống kê so sánh để xem xét sự khác biệt về giá trị trung bình của các biến nghiên cứu như năng suất, chi phí và lợi nhuận của các trại SXG và các cơ

sở kinh doanh giống

- Giữa trại SXG tôm sú các tỉnh ven biển và Thành phố Cần Thơ

- Giữa các cơ sở ương, vèo giống tôm sú trong khu vực khảo sát

3.2.3 Phân tích hồi qui đa biến

Phương pháp phân tích hồi qui đa biến: để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đồng thời tới năng xuất và lợi nhuận của trại SXGvà cơ sở ương vèo giống tôm sú (Chi tiết các biến nghiên cứu được trình bày trong bảng phỏng vấn đính kèm ở phụ lục 6)

Theo Lê Xuân Sinh (2010) để tính được năng suất và lợi nhuận trong mối tương quan đa biến ta áp dụng phương trình sau:

Y= a + b1X1+ b2X2 + … + biXi + є

Trong đó:

- Y là năng suất hay lợi nhuận trong sản xuất, ương giống

- a là hằng số; bi là hệ số hồi qui

- Xi là biến độc lập giả định có ảnh hưởng tới Y

- є: Sai số ước lượng

Khi xem xét mối liên hệ của phương trình hồi qui đa biến có các bước cơ bản sau:

(1) Phân tích hệ thống để thành lập danh sách biến độc lập

(2) Xét mối tương quan tuyến tính đơn giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc để thành lập danh mục hệ số tương quan và giá trị p

(3) Xét mối tương quan giữa các biến độc lập bằng cách sử dụng ma trận

Trang 34

tương quan giữa các biến này

(4) Dùng các chức năng Multiple Regression trong chương trình thống kê SPSS để xác định phương trình hồi qui đa biến giữa biến phụ thuộc và các biến

Hình 1: Bản đồ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và địa điểm khảo sát

(Nguồn: http://dautumekong.vn/index.php/vi/tong-quan-cac-tinh-bscl)

3.2.4 Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT

(Robert W.Bradford and J Peter Duncan with Brian Tarcy, 2000)

Phân tích các mặt thế mạnh, hạn chế, cơ hội và đe dọa trong SXG và cơ sở kinh doanh giống tôm sú

Trang 35

Bảng 3.2 Phân tích ma trận SWOT trong sản xuất giống và cơ sở kinh doanh giống tôm

(Strengths - S)

Tận dụng cơ hội để phát huy

thế mạnh (O/S)

Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu các rủi ro (S/T)

MẶT HẠN CHẾ

(Weaknesses - W)

Nắm bắt cơ hội để khắc phục

mặt hạn chế (O/W)

Giảm các mặt yếu để ngăn chận nguy cơ rủi ro (W/T)

Bảng 3.3 Các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu

3.3 Kế hoạch thực hiện đề tài

Đề tài được tiến hành từ tháng 8/2010 đến tháng 04/2011 Điều tra thu mẫu các

tỉnh, thành: Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, và Kiên Giang Nhập, xử lý số liệu và viết báo cáo được thực hiện tại Đại học Cần Thơ

Các biến chủ yếu trong nghiên cứu

Trại sản xuất

Ương, vèo giống Quản lý

Hình thức sở hữu, loại hình sản xuất kinh doanh x x x

Nguồn nước và quản lý nước trong sản xuất giống x x x

Lượng thức ăn tổng hợp sử dụng để ương ấu trùng x x x

Chi phí thuốc hóa chất sử dụng ương ấu trùng x x x

Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong SXKD x x x

Trang 36

PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Thông tin chung về các cơ sở sản xuất và ương vèo giống tôm sú

Nhìn chung chủ cơ sở sản xuất và ương vèo giống tôm sú có độ tuổi trung bình là

41 tuổi đến 44 tuổi Trong đó chủ cơ sở SXG có độ tuổi từ 40 - 50 chiếm 46,2%, còn cơ sở ương chiếm 57,3% Như vậy, hầu hết các chủ cơ sở của hai nhóm đối tượng nghiên cứu là trên 40 tuổi (Bảng 4.1)

Bảng 4.1 Một số thông tin chung của các cơ sở SXG và cơ sở ương giống

Diễn giải Đvt SXG Ương vèo

Trang 37

đẳng chiếm 29,9% và cao học chiếm 4,5% Phần lớn chuyên môn về thủy sản của

các chủ cơ sở là từ kinh nghiệm (SXG: 61,2%, ương: 70,5%) và tập huấn (SXG: 43,3%, ương vèo: 73,8%) Trình độ văn hóa các chủ cơ sở SXG có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,6% còn ở cơ sở ương chiếm 67,2%, kế đến là cấp 2 (SXG: 22,3%, ương vèo: 29,5%) cá biệt tại cơ sở ương vèo tỉ lệ cấp 1 chiếm 3,27%

Tuy nhiên nhờ vào kinh nghiệm thực tế cùng với những tiếp thu kỹ thuật từ các

đợt tập huấn, mặc dù trình độ chỉ ở cấp 2, 3 và không có cán bộ kỹ thuật tham gia

sản xuất nhưng các cơ sở SXG vẫn cho sinh sản nhân tạo đạt hiệu quả cao Qua khảo sát (Bảng 4.1) phần lớn các cơ sở SXG và ương vèo sử dụng lao động gia

đình nhằm giảm chi phí thuê mướn, các cơ sở SXG và ương vèo tôm sú giống có

số lao động gia đình tham gia sản xuất trung bình là 2,3 người, dao động từ 1 –

10 người Trong đó, với trại SXG nam chiếm 88,1% lao động nữ chiếm 11,9%; còn đối với cơ sở ương vèo lao động nam chiếm 91,8% và nữ chiếm 8,2% Hầu hết lao động nữ phụ trách quản lí về sổ sách và tài chánh trong hoạt động sản xuất cũng như ương vèo giống Lao động thuê thường xuyên cũng phụ thuộc vào qui mô sản xuất của cơ sở, trung bình là 3 người, các lao động thuê mướn chủ yếu là lao động nam dao động từ 1 – 13 người (Phụ lục A1) Một số cơ sở ương vèo không thuê lao động thường xuyên nguyên nhân do quy mô diện tích cơ sở nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình Các cơ sở có quy mô diện tích lớn thường thuê mướn nhiều lao động hơn, trung bình là 2 người, dao động từ 1 – 12 người

Kinh nghiệm sản xuất và ương giống tôm sú của các chủ cơ sở đã được đúc kết

từ khá lâu Theo kết quả khảo sát số năm kinh nghiệm trung bình của chủ trại SXG là 9,8 năm, ít nhất là 1 năm và nhiều nhất là 24 năm Đối với những hộ

ương vèo tôm giống có kinh nghiệm trung bình là 7,8 năm, dao động từ 1 – 13

năm Các trại ương giống có số năm kinh nghiệm thấp hơn so với các trại sản

xuất giống và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.1)

Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất các cơ sở sản xuất và cơ sở

ương giống đã thu thập rất nhiều thông tin kỹ thuật từ những nguồn khác nhau

Trang 38

Cách tiếp nhận nguồn thông tin kỹ thuật phổ biến nhất là đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất của bản thân, trong đó SXG chiếm 92,5%, cơ sở ương chiếm 88,5% và họ cho đây là nguồn thông tin khá tốt Kế đến là tiếp nhận thông tin từ các đợt tập huấn của Viện, Trường và cán bộ quản lý thuỷ sản (SXG 68,7%,

ương vèo chiếm 95,1%) Ngoài ra, một số cơ sở được khảo sát còn tiếp nhận các

thông tin từ tài liệu khuyến ngư (SXG: 50,7%, ương vèo: 85,2%) khi đánh giá nguồn tiếp nhận thì có nhiều ý kiến cho những nguồn này là khá tốt (Bảng 4.2)

Bảng 4.2 Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất và ương vèo giống tôm sú (Thống kê nhiều lựa chọn)

4.2 Thông tin về hoạt động của cơ sở sản xuất giống

Trong quá trình khảo sát dựa trên sự phân bố về địa lý trên bản đồ hành chánh khu vực ĐBSCL, các cơ sở SXG trong khu vực nghiên cứu nằm trong vùng biển

Đông, biển Tây và giữa Trung tâm ĐBSCL, qua đó tác giả nhận thấy giữa các

tỉnh có sự khác biệt về địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, giữa các tỉnh liền kề sẽ chịu ảnh hưởng chung về chế độ thuỷ triều là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất giống cũng như nuôi tôm thương phẩm Để có sự so sánh giữa các khu vực với nhau tác giả chia khu vực khảo sát thành các vùng như sau:

Vùng 1: Bến Tre và Trà Vinh (Vùng biển Đông 1)

Vùng 2: Cà Mau và Bạc Liêu (Vùng biển Đông 2)

Vùng 3: Cần Thơ (Trung tâm ĐBSCL)

Riêng đối với vùng biển Tây (Kiên Giang) trong địa bàn khảo sát hầu hết các cơ

sở SXG chuyển hình thức hoạt động từ SXG sang ương vèo, khu vực khảo sát chỉ duy nhất còn lại 01 cơ sở SXG của Trung tâm Khuyến ngư Kiên Giang Do

Trang 39

đó quá trình phân tích đánh giá kết quả khảo sát trại sản xuất giống chủ yếu tập

trung vào 3 vùng như đã nêu trên

4.2.1 Qui mô của cơ sở sản xuất

Nhìn chung diện tích của các cơ sở SXG tương đối lớn 1.046 m2 tuy nhiên có sự chênh lệch lớn (± 1.349 m2) Diện tích lớn nhất là 7.000 m2 (vùng 1), diện tích nhỏ nhất 80 m2 (vùng 3) Giữa các vùng có sự khác biệt lớn về diện tích trại sản xuất, lớn nhất là vùng 1 với diện tích trung bình 2194,5 m2 (± 1980,3) kế đến là vùng 2 và thấp nhất là vùng 3 (Bảng 4.3 và phụ lục A2)

Bảng 4.3 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại sản xuất giống

Qua hình 4.1 cho thấy các trại SXG trong phạm vi khảo sát có công suất thực tế thấp hơn so với công suất thiết kế, điểm khác biệt giữa vùng 2 với 2 vùng còn lại

ở chổ diện tích trại nhỏ hơn nhưng công suất thì lớn hơn, điều này phù hợp với

kết quả khảo sát của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2006) cho thấy chủ cơ sở ở vùng 2 chủ yếu là kinh nghiệm hoặc là kỹ thuật viên sau đó tự thành lập trại SXG, do đó chỉ chú trọng đến số lượng tôm sản xuất ra mà chưa đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu

Riêng đối với Trại tôm giống Khuyến ngư Kiên Giang hiện nay là do Trung tâm

Trang 40

Khuyến Ngư đầu tư với diện tích là 5.000 m2, được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống bể phục vụ sản xuất bố trí hợp lý, công suất thiết kế 75 triệu tôm giống/năm, tuy nhiên công suất thực tế của trại từ 45 – 50 triệu tôm giống/năm

do điều kiện tự nhiên không thuận lợi mà chủ yếu là nguồn nước

Hình 4.1 Công suất thiết kế và thực tế giữa các vùng khảo sát

4.2.2 Hoạt động sản xuất giống tôm sú

4.2.2.1 Qui trình và mùa vụ

Hai qui trình sản xuất tôm giống chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu là qui trình lọc sinh học (vùng 3) và qui trình nửa kín nửa hở (vùng 1, 2) Các trại giống tại Thành phố Cần Thơ được tiếp xúc với những tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn, tiếp nhận những nghiên cứu từ Trường ĐHCT do đó thay đổi qui trình sản xuất từ nửa kính nửa hở chuyển sang mô hình lọc sinh học nhằm có chất lượng tôm giống đầu ra tốt hơn, giá bán cao hơn các vùng còn lại (Bảng 4.4)

Bảng 4.4 Qui trình và thời gian áp dụng

Ngày đăng: 13/03/2014, 17:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, 2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 Khác
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, 2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 Khác
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, 2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 Khác
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, 2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 Khác
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, 2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 Khác
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, 2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 Khác
Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009. Qui hoạch phát triển NTTS vùng ĐBSCL đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.1  Diễn  biến  về  diện  tích,  sản  lượng,  năng  suất  NTTS  nước  lợ  vùng  ĐBSCL  (2001-2010) - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
ng 2.1 Diễn biến về diện tích, sản lượng, năng suất NTTS nước lợ vùng ĐBSCL (2001-2010) (Trang 22)
Hình 1: Bản đồ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và địa điểm khảo sát - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 1 Bản đồ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và địa điểm khảo sát (Trang 34)
Bảng 4.1 Một số thông tin chung của các cơ sở SXG và cơ sở ương giống - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.1 Một số thông tin chung của các cơ sở SXG và cơ sở ương giống (Trang 36)
Hình 4.1 Công suất thiết kế và thực tế giữa các vùng khảo sát - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4.1 Công suất thiết kế và thực tế giữa các vùng khảo sát (Trang 40)
Bảng 4.6 Những tháng kinh doanh tốt nhất (Thống kê nhiều lựa chọn) - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.6 Những tháng kinh doanh tốt nhất (Thống kê nhiều lựa chọn) (Trang 42)
Bảng 4.7  Lượng nước sử dụng và các chỉ tiêu môi trường chủ yếu - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.7 Lượng nước sử dụng và các chỉ tiêu môi trường chủ yếu (Trang 43)
Bảng 4.10 Một số thông tin về hoạt động sinh sản tôm giống - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.10 Một số thông tin về hoạt động sinh sản tôm giống (Trang 46)
Bảng 4.11 Một số thông tin về ương ấu trùng trong trại SXG - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.11 Một số thông tin về ương ấu trùng trong trại SXG (Trang 48)
Bảng 4.16 Chi phí cố định của trại sản xuất tôm giống - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.16 Chi phí cố định của trại sản xuất tôm giống (Trang 51)
Bảng 4.17 Chi phí biến đổi của trại sản xuất giống tôm sú - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.17 Chi phí biến đổi của trại sản xuất giống tôm sú (Trang 52)
Bảng 4.18 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận SXG - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.18 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận SXG (Trang 53)
Bảng 4.19 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận trong SXG cho PL - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.19 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận trong SXG cho PL (Trang 54)
Bảng 4.20 Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến NS tôm PL - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.20 Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến NS tôm PL (Trang 56)
Hình 4.2 Mối quan hệ giữa vùng với năng suất trong SXG - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4.2 Mối quan hệ giữa vùng với năng suất trong SXG (Trang 57)
Hình 4.3 Mối quan hệ giữa số đợt sản suất với năng suất trong SXG - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4.3 Mối quan hệ giữa số đợt sản suất với năng suất trong SXG (Trang 58)
Hình 4.4 Mối quan hệ giữa lượng thức ăn tổng hợp với năng suất trong SXG - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4.4 Mối quan hệ giữa lượng thức ăn tổng hợp với năng suất trong SXG (Trang 59)
Hình 4.5 Mối quan hệ giữa chi phí thuốc hoá chất với năng suất trong SXG - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4.5 Mối quan hệ giữa chi phí thuốc hoá chất với năng suất trong SXG (Trang 60)
Bảng 4.21 Các chỉ tiêu tài chánh của trại sản xuất giống - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.21 Các chỉ tiêu tài chánh của trại sản xuất giống (Trang 61)
Bảng 4.22 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại ương vèo - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.22 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại ương vèo (Trang 62)
Bảng 4.23 Thời vụ và số đợt kinh doanh - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.23 Thời vụ và số đợt kinh doanh (Trang 63)
Bảng 4.27 Sản lượng thu hoạch, kích cở, tỷ lệ sống trong ương vèo tôm giống - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.27 Sản lượng thu hoạch, kích cở, tỷ lệ sống trong ương vèo tôm giống (Trang 66)
Bảng 4.29 Chi phí biến đổi của cơ sở ương vèo - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.29 Chi phí biến đổi của cơ sở ương vèo (Trang 67)
Bảng 4.28 Chi phí cố định của cơ sở ương vèo - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.28 Chi phí cố định của cơ sở ương vèo (Trang 67)
Bảng 4.31 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận tăng thêm trong ương vèo tôm giống - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.31 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận tăng thêm trong ương vèo tôm giống (Trang 69)
Bảng 4.33 Thông tin về những rủi ro trong SXG và ương vèo (Thống kê nhiều lựa chọn) - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.33 Thông tin về những rủi ro trong SXG và ương vèo (Thống kê nhiều lựa chọn) (Trang 70)
Hình 4.8 Năng suất bình quân toàn vùng ĐBSCL - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4.8 Năng suất bình quân toàn vùng ĐBSCL (Trang 76)
Hình 4.9 Số trại và tổng lượng tôm giống ở ĐBSCL - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4.9 Số trại và tổng lượng tôm giống ở ĐBSCL (Trang 77)
Hình 4.10 Tổng lượng tôm giống thả nuôi năm 2010 - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Hình 4.10 Tổng lượng tôm giống thả nuôi năm 2010 (Trang 78)
Bảng 4.35 Diện tích, nhu cầu giống tôm sú các giai đoạn theo hình thức nuôi - Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.35 Diện tích, nhu cầu giống tôm sú các giai đoạn theo hình thức nuôi (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w