Chất lượng công tác lập dự án đầu tư và các tiêu chí đánh giá

22 4.8K 24
Chất lượng công tác lập dự án đầu tư và các tiêu chí đánh giá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm qua, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân gây ra thất thoát lãng phí vốn là do chất lượng công tác lập dự án đầu tư chưa tốt. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tếxã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.Do vậy, để nâng cao chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án, cần quan tâm tới chất lượng và các tiêu chí để đánh giá chất lượng công tác lập dự án đầu tư, nhóm chúng em chọn đề tài “Chất lượng công tác lập dự án đầu tư và các tiêu chí đánh giá”. Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, chúng em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô. Cảm ơn cô đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. PHẦN 1. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TO VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ1.1. Công tác lập dự án đầu tưDự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,trong khoảng thời gian xác định . Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc. Cụ thể:Quá trình lập dự án đầu tư trải qua 3 bước sau: Bước 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tưĐây là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và có phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước.Để phát hiện những cơ hội đầu tư cần xuất phát từ những yêu cầu sau đây: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước hoặc chiến lược sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở. Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới còn chỗ trống về mặt hàng nào. Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, các quan hệ quốc tế…có thể khai thác để chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các dịch vụ trong nước và trên thế giới. Những kết quả tài chính, kinh tế xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân gây ra thất thoát lãng phí vốn là do chất lượng công tác lập dự án đầu tư chưa tốt. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng. Do vậy, để nâng cao chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án, cần quan tâm tới chất lượng và các tiêu chí để đánh giá chất lượng công tác lập dự án đầu tư, nhóm chúng em chọn đề tài “Chất lượng công tác lập dự án đầu tư và các tiêu chí đánh giá”. Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, chúng em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô. Cảm ơn cô đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. PHẦN 1. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TO VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 1.1. Công tác lập dự án đầu tư Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,trong khoảng thời gian xác định . Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án. Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc. Cụ thể: Quá trình lập dự án đầu tư trải qua 3 bước sau: * Bước 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư Đây là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và có phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của vùng, của đất nước. Để phát hiện những cơ hội đầu tư cần xuất phát từ những yêu cầu sau đây: - Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của vùng, của đất nước hoặc chiến lược sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở. - Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới còn chỗ trống về mặt hàng nào. - Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, các quan hệ quốc tế…có thể khai thác để chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các dịch vụ trong nước và trên thế giới. - Những kết quả tài chính, kinh tế- xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Mục tiêu của nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầu tư cân nhắc xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không. Giai đoạn này chỉ mang tính lý thuyết, việc xác định đầu vào đầu ra và hiệu quả kinh tế xã hội của cơ hội đầu tư dựa vào ước tính tổng hợp hoặc các dự án tương tự đang hoạt động trong nước và ngoài nước. * Bước 2: Nghiên cứu tiền khả thi Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này nghiên cứu kỹ hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau: - Các bối cảnh chung của nền kinh tế, xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án. - Nghiên cứu thị trường. - Nghiên cứu kỹ thuật. - Nghiên cứu về tổ chức quản lý và nhân sự. - Nghiên cứu về tài chính. - Nghiên cứu các lợi ích kinh tế- xã hội. Những vấn đề này chưa được xem xét chi tiết mà chỉ là ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư của tòan bộ quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Do đó độ chính xác của các kết quản nghiên cứu ở giai đoạn này chưa cao. Chi phí nhỏ có thể dự tính nhanh chóng, còn các chi phí lớn thì phải tính toán kỹ lưỡng. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi. Nội dung của luận cứ này bao gồm: - Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi ở trên. - Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định đầu tư. - Những khía cạnh có thể gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư sau này đòi hỏi phải tổ chức các nghiên cứu chức năng hoặc nghiên cứu hỗ trợ. * Bước 3: Nghiên cứu khả thi. Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựac chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn nghiên cứ này các nội dung cũng tương tự như giai đoạn trên, nhưng ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động. Vì vậy đây là căn cứ cuối cùng và chính xác nhất để quyết định đầu tư cho dự án. 1.2. Chất lượng công tác lập dự án đầu tư Chất lượng công tác lập dự án được thể hiện ở chất lượng của bộ hồ sơ dự án bao gồm chất lượng lập phần thuyết minh và chất lượng lập phần thiết kế cơ sở. Công tác lập dự án được đánh giá là có chất lượng cao khi bộ hồ sơ dự án đã được soạn thảo một cách chi tiết, công phu, trong đó đánh giá được đầy đủ, toàn vẹn, chính xác, minh bạch và tin cậy các nội dung có liên quan đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về thời gian và chi phí cho quá trình lập dự án. Đối với bất kỳ một dự án nào thì quy trình soạn thảo đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác lập dự án. 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác lập dự án: Trên thực tế, để đánh giá công tác lập dự án có đạt chất lượng hay không tương đối phức tạp do kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư không chỉ phụ thuộc vào công tác lập dự án mà cả công tác thẩm định, phê duyệt dự án; công tác thực hiện; công tác nghiệm thu, bàn giao; công tác quản lý vận hành…Tuy nhiên, có thể đánh giá chất lượng công tác lập dự án thông qua một số tiêu chí sau: 1.3.1. Thời gian và chi phí cho công tác lập dự án Công tác lập dự án cũng như các công việc khác đều đòi hỏi thời gian và chi phí để thực hiện. Việc phân bổ thời gian và chi phí hợp lý sẽ giúp cho các công việc được thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả các công việc cần được lên kế hoạch, lịch trình và phân bổ chi phí để thực hiện. Nếu thời gian và chi phí cho công tác lập dự án được quan tâm thỏa đáng, phân bổ hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc đạt yêu cầu đề ra. Hiện nay, theo quyết định số 958/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng quy định: “Định mức chi phí lập dự án đầu tư xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm và nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt”. Việc xác định tỷ trọng chi phí để thực hiện phần thuyết minh và thiết kế cơ sở trong chi phí lập dự án do các bên giao nhận thầu thực hiện công việc lập dự án thỏa thuận. 1.3.2. Mức độ đầy đủ, toàn diện và chính xác của các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án Đối với công tác lập dự án thì tiêu chí đầy đủ, chính xác của các nội dung phân tích khi soạn thảo dự án là vô cùng quan trọng. Dự án chỉ mang lại hiệu quả khi quá trình soạn thảo đã tính toán, cân nhắc đến tất cả các khía cạnh, bao gồm: nghiên cứu các điều kiện vĩ mô có ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật, nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án, nghiên cứu khía cạnh tài chính, kinh tế- xã hội. Sự đầy đủ và toàn diện về nội dung đòi hỏi cần thiết phải có đủ lượng thông tin để phân tích, đánh giá dự án. Với những thông tin thu thập từ nhiều nguồn cần có sự chọn lọc. Tính đầy đủ và toàn diện thể hiện tại các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện đầu tư là khác nhau. 1.3.3. Số lượng dự án thành công trên tổng số các dự án đầu tư xây dựng công trình của ngành, vùng, đất nước Do đặc điểm của đầu tư xây dựng có nhiều nét khác biệt với các loại hình đầu tư khác như thời gian đầu tư dài và chịu nhiều yếu tố rủi ro, chính vì vậy việc đánh giá chất lượng công tác lập dự án đối với sự thành công của dự án không chỉ dừng lại ở việc đánh giá ngay sau khi công tác lập dự án kết thúc mà còn phải được thực hiện sau cả một quá trình đầu tư xây dựng, sau khi dự án đi vào vận hành cho tới khi thu hồi đủ vốn, có lãi và kết thúc đầu tư. Chính vì vậy, có thể sử dụng chỉ tiêu số lượng dự án thành công trên tổng số các dự án đầu tư xây dựng của ngành, vùng, đất nước để đánh giá chất lượng công tac lập dự án. Nhưng khi sử dụng chỉ tiêu này phải giả định dự án sẽ được thực hiện theo đúng thời gian, chi phí và chất lượng đã xác định, công tác thẩm định, phê duyệt, quản lý quá trình vận hành, khai thác dự án thuận lợi. Số lượng dự án thành công trên tổng số các dự án đầu tư xây dựng của ngành, vùng, đất nước càng lớn chứng tỏ khâu lập dự án đã được thực hiện tốt, tạo ra những dự án thực sự có tính khả thi cao. PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN 2.1. Yêu cầu về chất lượng công tác lập dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc hiện nay: a). Yêu cầu chung: - Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn đã được Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải công bố bắt buộc áp dụng và các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm được Bộ Giao thông vận tải quyết định áp dụng cho từng dự án cụ thể ở bước nghiên cứu khả thi. - Nghiên cứu, tham khảo Hiệp định liên Chính phủ về mạng lưới đường bộ Châu á đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 951/CP-QHQT ngày 07 tháng 7 năm 2004 để việc thiết kế, xây dựng đường cao tốc phù hợp với xu hướng phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ trong khu vực. b). Đối với công tác khảo sát - Phải đảm bảo đủ số liệu ban đầu và độ chính xác của các số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, hệ thống mỏ vật liệu xây dựng, mạng lưới đường giao thông nội tuyến và ngoại tuyến khi thiết kế và tổ chức xây dựng tuyến đường. Đặc biệt tại các khu vực qua vùng đào sâu, địa chất yếu, phải lập đề cương khảo sát địa chất chi tiết, đề xuất các giải pháp khảo sát và điều tra nhằm đảm bảo kết quả khảo sát đủ độ tin cậy. - Công tác khảo sát, điều tra giải phóng mặt bằng phải phản ánh đúng thực tế, không làm phát sinh và đội giá thành trong giai đoạn thực hiện dự án. - Trong trường hợp Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện công tác khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công nhưng không có Tổ chức tư vấn đủ năng lực, trình độ và tư cách pháp nhân thì phải hợp đồng với tư vấn độc lập có đủ tư cách pháp nhân, năng lực để thực hiện công tác này. c). Đối với công tác thiết kế - Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về yếu tố hình học (bình đồ, trắc dọc, trắc ngang) của tuyến đường. - Thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt, bảo đảm các yêu cầu phát triển bền vững, đặc biệt l¬u ý tới sự phối hợp về quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch liên quan, cũng nh¬ việc thực hiện các giai đoạn phân kỳ đầu tư hợp lý, đảm bảo giai đoạn sau không làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ở giai đoạn trước. - Bố trí hệ thống các giao cắt hợp lý, có mỹ quan, phù hợp với quy hoạch liên quan và đảm bảo an toàn khai thác. Lựa chọn các giải pháp tối ưu về hình thức giao cắt, cự ly vị trí giao cắt kết hợp với hệ thống đường gom, các đầu mối giao thông. - Khi bố trí dải phân cách giữa trên mặt cắt ngang về nguyên tắc phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn đã được quyết định của Bộ Giao thông vận tải cho phép áp dụng đối với dự án và tham khảo các khuyến cáo đã được nêu trong Hiệp định liên Chính phủ về mạng lưới đường bộ Châu á. Chỉ đề xuất các kết cấu giải phân cách khác với quy định của tiêu chuẩn trong các trường hợp thật đặc biệt. - Phải có các giải pháp xử lý nền đường qua vùng đất yếu, đảm bảo yêu cầu khai thác đường cao tốc. Phải lập quy trình công nghệ thi công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với việc thi công nền đường đắp qua vùng đất yếu, trong đó yêu cầu bố trí đầy đủ hệ thống quan trắc trong khi thi công nhằm đối chiếu diễn biến độ lún thực tế với kết quả tính toán thiết kế để có thể chủ động điều chỉnh quá trình đắp hoặc đ¬a ra các giải pháp kỹ thuật cho phù hợp; Đặc biệt chú ý khâu thiết kế và thi công xử lý nền đường nơi tiếp giáp với các công trình trên tuyến (cống hộp, cầu vượt và các công trình khác). - Trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải có nội dung thiết kế cảnh quan của đường cao tốc, bao gồm các giải pháp thiết kế dải cây xanh, chiếu sáng, thiết kế kiến trúc đối với các công trình cầu, cầu vượt đường, trạm dịch vụ, giao thông tĩnh, nút giao thông lập thể. - Đối với kết cấu mật đường, tùy thuộc yêu cầu về lưu lượng và vận tốc thiết kế mà đề xuất kết cấu mặt đường hợp lý, kể cả việc quy định về lớp tạo nhám và độ bằng phẳng của mặt đường. - Cùng với việc thiết kế tuyến đường cao tốc, phải thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường gom, đường dân sinh nội bộ của khu vực bên ngoài hàng rào đường cao tốc đáp ứng các nhu cầu về giao thông cho các loại hình không được phép lưu thông trên đường cao tốc như khuyến cáo đã được nêu trong Hiệp định liên Chính phủ về mạng lưới đường bộ Châu Á. - Hệ thống báo hiệu đường bộ trên đường phải được thiết kế và bố trí hoàn chỉnh theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 23701 và bố trí hệ thống các "Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc" (Bộ sẽ ban hành tiêu chuẩn biển chỉ dẫn trên đường cao tốc trong năm 2005). - Phải có thiết kế trung tâm điều hành và quản lý khai thác đường cao tốc. d). Đối với công tác tổ chức xây dựng - Các tiêu chuẩn áp dụng cho từng dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ở trong bước chuẩn bị đầu tư là cơ sở để biên soạn Quy định kỹ thuật. Quy định kỹ thuật là nội dung bắt buộc trong hồ sơ mời thầu và chính là quy trình thi công, kiểm soát chất lượng và điểu kiện nghiệm thu từng phần và toàn bộ dự án. Cần xây dựng Quy định kỹ thuật một cách chi tiết và đầy đủ để Nhà thầu có các biện pháp công nghệ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Quy định kỹ thuật cũng nh¬ tư vấn giám sát và chủ đầu tư căn cứ vào Quy định này để tiến hành giám sát chất lượng, tiến độ và nghiệm thu các hạng mục công trình, giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của dân cư hai bên đường cao tốc. - Kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm liên quan khác theo đúng các quy định hiện hành của Pháp lệnh chất lượng hàng hóa và Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ. - Nhà thầu phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự, công nghệ thi công móng mặt đường bằng các dây chuyền thiết bị đồng bộ, phù hợp. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng cát đắp nền đường, phải sử dụng các loại cát đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và có các giải pháp kỹ thuật đảm bảo độ ổn định, vững chắc của nền đường đắp và bọc kín các khe nối, khe biến dạng của các cống thoát nước, cống dân sinh ngang đường, đảm bảo không bị hở khe nối kể cả trong quá trình lún cố kết nền đường. Phải đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật và chiều dầy phù hợp của lớp đất đắp bao hai mái taluy. Các lớp đất bao này phải được đắp đồng thời với quá trình đắp các lớp cát nền đường, có bố trí đủ hệ thống thoát nước ngang và tầng lọc ngược tại các cửa ra theo quy định. - Giám sát chặt chẽ việc bảo đảm trình tự đắp nền tại các vị trí tiếp giáp công trình với nền đắp. - Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư phải bảo đảm có một hệ thống tư vấn đủ năng lực, hiệu quả trong việc giúp Chủ đầu tư giám sát, kiểm soát, kiểm định chất lượng, tiến độ và xử lý các vấn đề trong quá trình thi công. Kiên quyết xử lý các kỹ sư tư vấn có hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Thủ trưởng các đơn vị tư vấn được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng trong việc giám sát và quản lý các kỹ sư tư vấn của đơn vị mình . 2.2. Ví dụ về công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 2.2.1. Nội dung công tác lập dự án tại Công ty: a). Sự cần thiết phải đầu tư. Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư tại Công ty chính là nội dung nghiên cứu các căn cứ hình thành dự án đầu tư gồm nhiều nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát và nghiên cứu thị trường dự án. Nội dung sự cần thiết đầu tư bao gồm những vấn đề quan trọng sau: - Xác định mục tiêu. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty là trình bày các căn cứ để định hướng đầu tư đó là quy hoạch hạ tầng phát triển vùng, địa phương nơi xây dựng dự án trong mối tương quan với các lĩnh vực khác để đưa ra định hướng đầu tư. Ví dụ như trong báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng lô CT18, Khu ĐTM Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Với nội dung lý do đầu tư như sau: “Dự án khu đô thị mới Việt Hưng được coi là dự án phát triển khu đô thị mới với quy mô lớn nhất thành phố Hà Nội, là một khu đô thị mới với hạ tầng và cảnh quan kiến trúc đồng bộ, hiện đại, gắn với trục đường Ngô Gia Tự được cải tạo chỉnh trang thành một tuyến phố đẹp ở ngõ Đông Bắc của thành phố. Dự án được xác định là dự án trọng điểm trong kế hoạch đầu tư phát [...]... trương, công tác lập dự án mới đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi trên mọi góc độ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TO VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 2 1.1 Công tác lập dự án đầu tư .2 1.2 Chất lượng công tác lập dự án đầu tư .4 1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác lập dự án: 4 1.3.1 Thời gian và chi phí cho công tác lập. .. về công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 10 2.2.1 Nội dung công tác lập dự án tại Công ty: 10 2.2.2 Đánh giá công tác lập dự án tại Công ty HUD3: 16 2.3 Những thất thoát, lãng phí khi chất lượng công tác lập dự án đầu tư không đảm bảo: .17 PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 19 1 Nâng cao chất lượng công tác lập. .. phương án tái định cư cho người dân,… - Cách thức quản lý dự án của công ty và tiến độ thực hiện dự án c) Phân tích tài chính Việc xác định tài chính của dự án do phòng quản lý phát triển dự án đảm nhiệm Các cán bộ soạn thảo dự án nghiên cứu các vấn đề của dự án và dự toán cả tài chính của dự án Nội dung của dự toán tài chính dự án là các vấn đề về tổng mức vốn đầu tư, nguồn tài trợ vốn của dự án, dự kiến... phí cho công tác lập dự án 5 1.3.2 Mức độ đầy đủ, toàn diện và chính xác của các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án 5 1.3.3 Số lượng dự án thành công trên tổng số các dự án đầu tư xây dựng công trình của ngành, vùng, đất nước 5 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN .7 2.1 Yêu cầu về chất lượng công tác lập dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc hiện... đến chất lượng và hiệu quả của dự án sau này Những yếu kém và bất cập trong công tác quản lý lập dự án là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án Để làm tốt công tác quản lý lập dự án cần phải: + Thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng + Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ lập dự án + Phần xác định rủi ro của dự án là điều cần thiết và quan... hưởng lợi ích của dự án Giảm thiểu những tác động không đáng có của dự án đối với môi trường Các dự án của Công ty chủ yếu là các dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị, hạ tầng kỹ thuật nên ảnh hưởng tới môi trường của dự án chủ yếu do quá trình thực hiện dự án gây nên, và sản phẩm của dự án khi dự án hoàn thành có tác động đến môi trường dự án Cụ thể như: trong quá trình thực hiện dự án có giải phóng mặt... tích độ nhạy của dự án, tùy theo từng dự án mà có chỉ ra những thay đổi khác nhau và có biện pháp phòng ngừa cần thiết Tuy nhiên, việc phân tích này ít được chú trọng ở Công ty 2.2.2 Đánh giá công tác lập dự án tại Công ty HUD3: Công tác đầu tư cơ bản tại Công ty đã được triển khai đúng các quy trình đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà Nước cũng như chiến lược của Tổng công ty Tất cả các dự án đều có danh... pháp lý của dự án, và các dự án đều đã thực hiện theo đúng quy trình tiêu chuẩn chất lượng mà hàng năm nghị quyết Công ty vẫn đưa ra theo tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận và theo tình hình riêng của Công ty Những dự án này góp phần vào thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Nhìn chung các dự án do Công ty lập và là chủ đầu tư trong thời gian gần đây đều bám sát với các yêu cầu... trên 90% trong tổng số các dự án trên thực hiện không đúng tiến độ Nhiều dự án được quyết định đầu tư từ giai đoạn 2000 – 2002 đến nay vẫn chưa hoàn thành Trên 65% số dự án chậm tiến độ Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là bởi chất lượng tư vấn lập dự án và lập thiết kế dự án chưa cao Công tác khảo sát trước khi tiến hành lập dự án còn sơ sài, cẩu thả dẫn đến lập dự án không chính xác do số liệu... Thông tư của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình,… + Các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành ở Việt Nam , tiêu chuẩn xây dựng áp dụng với từng dự án: các tiêu chuẩn về thiết kế nhà ở cao tầng các phần: kiến trúc, kết cấu điện, nước, phòng cháy chữa cháy, truyền hình,… b) Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật Đặc điểm của các Dự án được lập tại Công ty là các dự án đầu tư xây dựng . “Tòa nhà dự án cao 25 tầng và 1 tầng trệt, 1 tầng hầm trên khu đất rộng 1. 945 m2. Với mật độ xây dựng khoảng 62%, phần còn lại của khu đất dành cho không gian cây xanh sân vườn, bãi đỗ xe ngoài. văn phòng cho thuê 12 1 – 12 3 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội là một trong những điển hình về dự án đảm bảo tiến độ thi công và đẩy nhanh được tiến độ ở một số hạng mục công trình quan trọng. Ngoài ra,. cạnh tranh được với các Công ty trong cùng lĩnh vực hoạt động. Một số dự án điển hình mang lại hiệu quả đầu tư cao như: dự án khu ĐTM Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội; Nhà ở 12 tầng CT16B lô CT16 khu

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN 1. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TO VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

    • 1.1. Công tác lập dự án đầu tư

    • 1.2. Chất lượng công tác lập dự án đầu tư

    • 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác lập dự án:

      • 1.3.1. Thời gian và chi phí cho công tác lập dự án

      • 1.3.2. Mức độ đầy đủ, toàn diện và chính xác của các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án

      • 1.3.3. Số lượng dự án thành công trên tổng số các dự án đầu tư xây dựng công trình của ngành, vùng, đất nước

      • PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN

        • 2.1. Yêu cầu về chất lượng công tác lập dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc hiện nay:

        • 2.2. Ví dụ về công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3

          • 2.2.1. Nội dung công tác lập dự án tại Công ty:

          • 2.2.2. Đánh giá công tác lập dự án tại Công ty HUD3:

          • 2.3. Những thất thoát, lãng phí khi chất lượng công tác lập dự án đầu tư không đảm bảo:

          • PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

            • 1. Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch

            • 2. Khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn quản lý dự án và ban quản lý dự án chuyên nghiệp

            • 3. Hoàn thiện các phương pháp lập dự án

            • 4. Quản lý tốt quá trình lập dự án

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan