1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam?

18 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 198 KB

Nội dung

Khi nói về các thị trường hàng hóa như xăng dầu hay điện, than tại Việt Nam,người ta thường ngay lập tức người ta nghĩ đến cụm từ “ độc quyền” . Có thể nói do sứcmạnh lan tỏa của báo chí, thông tin, truyền thông nên từ các chuyên gia cho đến ngườidân thường đều được tiếp xúc với những phân tích và đánh giá về các loại hàng hóa đặcbiệt này. Thế nhưng liệu rằng bao nhiêu người hiểu được thực sự cụm từ này và các nộidung hàm chứa trong nó? Theo điều 11 Luật Cạnh tranh, Thị trường xăng dầu VN là thịtrường độc quyền nhóm (oligopoly) vì có các chỉ số CR3 = 75,2% >65% (3 doanh nghiệplớn trên thị trường chiếm 75,2% thị phần) và chỉ số HHI > 1,8 chứng tỏ mức độ tập trungcủa thị trường rất lớn. Trước hết chúng ta cần biết rằng thị trường được coi là độc quyền khi thị trườngchỉ có một hãng sản xuất và cung cấp toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Trong thịtrường độc quyền, sản phẩm là độc nhất và không có hàng hóa thay thế gần gũi. Bên cạnhđó thông tin trên thị trường độc quyền là bí mật, sản lượng và giá cả sản phẩm là do nhàđộc quyền quyết định. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường là rất khó khăn vì rào cảncủa thị trường như luật pháp, vốn, công nghệ.. là rất lớn.Nguyên nhân dẫn đến độc quyền có thể do bằng sáng chế, quy định của chínhphủ, kiểm soát các yếu tố đầu vào, đặc biệt là yếu tố độc quyền tự nhiên. Độc quyền tựnhiên có thể hiểu khái quát là do một số ngành có tính kinh tế quy mô, khi quy mô tănglên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế của quy mô cho phép các hãng lớncó lợi thế hơn các hãng nhỏ. Và do vậy, tính kinh tế của quy mô sẽ là “một hàng rào tựnhiên” đối với việc xâm nhập thị trường. Hoặc một hãng có thể trở thành độc quyền nhờcác quy định của chính phủ. Chính phủ có thể ủy thác cho một hãng nào đó quyền đượcbán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Tuy nhiên vấn đề khanhiếm nguồn cung lại không phải là vấn đề trở ngại cho thị trường xăng dầu Việt Nam bởivì hiện nay có 14 nhà cung cấp đầu vào cho thị trường trong đó Singapore là nhà cungcấp chủ yếu. Doanh nghiệp có 3 phương thức để mua hàng: 1- Hợp đồng dài hạn; 2- Đấuthầu; 3- Sàn giao dịch điện tử. Do đó không có rào cản về nguồn cung hàng.Độc quyền dù ở bất

Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? Khi nói về các thị trường hàng hóa như xăng dầu hay điện, than tại Việt Nam, người ta thường ngay lập tức người ta nghĩ đến cụm từ “ độc quyền” . Có thể nói do sức mạnh lan tỏa của báo chí, thông tin, truyền thông nên từ các chuyên gia cho đến người dân thường đều được tiếp xúc với những phân tích và đánh giá về các loại hàng hóa đặc biệt này. Thế nhưng liệu rằng bao nhiêu người hiểu được thực sự cụm từ này và các nội dung hàm chứa trong nó? Theo điều 11 Luật Cạnh tranh, Thị trường xăng dầu VN là thị trường độc quyền nhóm (oligopoly) vì có các chỉ số CR3 = 75,2% >65% (3 doanh nghiệp lớn trên thị trường chiếm 75,2% thị phần) và chỉ số HHI > 1,8 chứng tỏ mức độ tập trung của thị trường rất lớn. Trước hết chúng ta cần biết rằng thị trường được coi là độc quyền khi thị trường chỉ có một hãng sản xuất và cung cấp toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Trong thị trường độc quyền, sản phẩm là độc nhất và không có hàng hóa thay thế gần gũi. Bên cạnh đó thông tin trên thị trường độc quyền là bí mật, sản lượng và giá cả sản phẩm là do nhà độc quyền quyết định. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường là rất khó khăn vì rào cản của thị trường như luật pháp, vốn, công nghệ là rất lớn. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền có thể do bằng sáng chế, quy định của chính phủ, kiểm soát các yếu tố đầu vào, đặc biệt là yếu tố độc quyền tự nhiên. Độc quyền tự nhiên có thể hiểu khái quát là do một số ngành có tính kinh tế quy mô, khi quy mô tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế của quy mô cho phép các hãng lớn có lợi thế hơn các hãng nhỏ. Và do vậy, tính kinh tế của quy mô sẽ là “một hàng rào tự nhiên” đối với việc xâm nhập thị trường. Hoặc một hãng có thể trở thành độc quyền nhờ các quy định của chính phủ. Chính phủ có thể ủy thác cho một hãng nào đó quyền được bán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Tuy nhiên vấn đề khan hiếm nguồn cung lại không phải là vấn đề trở ngại cho thị trường xăng dầu Việt Nam bởi vì hiện nay có 14 nhà cung cấp đầu vào cho thị trường trong đó Singapore là nhà cung cấp chủ yếu. Doanh nghiệp có 3 phương thức để mua hàng: 1- Hợp đồng dài hạn; 2- Đấu thầu; 3- Sàn giao dịch điện tử. Do đó không có rào cản về nguồn cung hàng. Độc quyền dù ở bất kỳ dạng nào đều có điểm chung là giá bán của hãng cao hơn giá bán trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản lượng bán của hãng nhỏ hơn sản lượng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Độc quyền luôn tạo ra phần mất không của xã hội và do đó ảnh hưởng bất lợi cho người tiêu dùng Nhà độc quyền luôn thu được lợi nhuận cao hơn bằng hai phương pháp:giảm lượng cung và nâng giá bán. Độc quyền cũng có rất nhiêù dạng: độc quyền bán, độc quyền tự nhiên, cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm. Vì thế tùy vào từng trường hợp mà ta xác định loại thị trường độc quyền nào, tránh việc hiểu sai loại độc quyền dẫn đến phân tích vấn đề sai hướng.tiếng 1 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? Trong đó đáng chú ý là độc quyền nhóm, có thể hiểu khái quát thị trường này do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường.Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô) hoặc đồng nhất (ví dụ: xăng dầu). Rào cản gia nhập ngành khiến cho có thể có lợi nhuận trong dài hạn. Điều này là do ba nguyên nhân chính:Lợi thế kinh tế theo quy mô ;Bằng sáng chế;Danh tiếng. Độc quyền nhóm cũng giống như các loại độc quyền khác gây ra phần mất không cho xã hội qua đồ thị sau: Hãng sẽ sản xuất tại điểm MR=MC thay vì tại P=MC như trong cạnh tranh hoàn hảo. Điều đó giúp độc quyền bán được với mức giá cao hơn và sản lượng thấp hơn thị trường cạnh tranh để thu lợi nhuận siêu ngạch. Khi không có điều tiết của Nhà nước, hãng độc quyền sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q1, và bán ở giá P1, thu lợi nhuận siêu ngạch là diện tích hình chữ nhật tô đậm. Rõ ràng, theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì mức sản 2 D = MB Q Q 1 AC P P 1 P o 0 MC MR Q o A B C E Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? lượng chưa hiệu quả. Lý do tại Q1, MB>MC. Sản xuất tại Q1 đã khiến xã hội bị tổn thất một mức lợi ích ròng là tam giác ABC. Một vấn đề đặt ra là quy mô của thị trường độc quyền nhóm ảnh hưởng đến kết cục thị trường như thế nào? Ở thị trường độc quyền, các nhà độc quyền đạt được lợi nhuận độc quyền tại sản lượng độc quyền và giá bán độc quyền. Đối với thị trường nhị quyền, hai doanh nghiệp sẽ cấu kết với nhau để phân chia sản lượng độc quyền, bán sản phẩm ở mức giá độc quyền tối đa hóa lợi nhuận. Nếu các nhà cung cấp thiết lập được một các-ten, họ có thể tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng cách sản xuất ở mức sản lượng độc quyền và bán với giá độc quyền. Cũng giống như khi chỉ có hai nhà cung cấp, các thành viên của các-ten cần nhất trí về sản lượng của mỗi người và tìm cách nào đó để thỏa thuận này có hiệu lực. Khi các-ten trở nên lớn hơn, khả năng đạt được thỏa thuận sẽ khó khăn hơn. Việc đạt được và thực thi một thỏa thuận sẽ khó hơn khi quy mô của nhóm tăng lên. Nếu các nhà độc quyền nhóm không thiết lập được các-ten - có thể luật chống độc quyền không cho phép họ làm điều đó - họ sẽ phải tự mình quyết định sản lượng. Để xem việc số nhà cung cấp tăng ảnh hưởng như thế nào đến kết quả cuối cùng, chúng ta hãy phân tích quyết định của từng nhà cung cấp. Ở bất kỳ thời điểm nào, mỗi nhà cung cấp đều có thể chọn cách tăng sản lượng thêm một đơn vị sản phẩm. Để đi đến quyết định như vậy, doanh nghiệp phải so sánh hai hiệu ứng sau: ○ Hiệu ứng lượng: Do giá cao hơn chi phí cận biên, việc bán thêm 1 đơn vị sản phẩm tại mức giá hiện hành làm tăng lợi nhuận. ○ Hiệu ứng giá: Việc tăng sản lượng làm tăng lượng sản phẩm bán ra, nhưng lại làm cho giá giảm và làm giảm lợi nhuận tính trên tất cả các đơn vị sản phẩm khác. Nếu hiệu ứng lượng lớn hơn hiệu ứng giá, doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng. Nếu hiệu ứng giá lớn hơn hiệu ứng lượng, họ sẽ không tăng sản lượng. (Trên thực tế, việc cắt giảm sản lượng có lợi hơn trong trường hợp này.) Các nhà độc quyền nhóm tăng sản lượng lên đến mức mà hai hiệu ứng cận biên này cân bằng nhau, khi biết trước sản lượng của các doanh nghiệp khác. Bây giờ chúng ta xem xét số lượng doanh nghiệp trong ngành có ảnh hưởng thế nào đến phân tích cận biên của mỗi nhà độc quyền nhóm. Số lượng nhà cung cấp càng lớn, thì mỗi nhà cung cấp sẽ ít quan tâm hơn đến ảnh hưởng của mình đối với giá cả thị trường. Như vậy khi quy mô độc quyền nhóm tăng lên, hiệu ứng giá yếu đi. Khi độc quyền nhóm đã trở nên quá lớn, hiệu ứng giá biến mất hoàn toàn, chỉ để lại hiệu ứng lượng. Trong 3 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? trường hợp cực đoan này, mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm còn tăng sản lượng chừng nào giá còn lớn hơn chi phí cận biên. Nếu các công ty độc quyền nhóm được tự do thông đồng và cùng tham gia quyết định mức giá và sản lượng của họ, họ sẽ có thể dành được một mức lợi nhuận kết hợp cao hơn. Mặc dù bị coi là phạm luật nếu các công ty chính thức gặp nhau và quyết định mức giá và sản lượng của họ, việc họ cùng tính mức giá bằng nhau chừng nào họ chưa gặp nhau để quyết định về giá cả vẫn được coi là đúng luật. Các công ty có thể đạt được kết quả giống như kết quả khi họ thông đồng với nhau bằng việc tham dự vào một tình huống lãnh đạo giá cả trong đó một công ty đưa ra mức giá cho toàn thị trường và công ty kia theo giá cả của công ty đó. Những thực tế thuận lợi như tính tăng giá có thể dẫn tới một kết quả tương đương. (Tính tăng giá hay thêm giá xảy ra khi các công ty quyết định giá bán lẻ của một hàng hoá bằng việc nhân lên giá bán buôn cho trước - nếu tính thêm giá 50%, một hàng hoá chi phí là 10 đôla của công ty sẽ được bán với giá 15 đôla). Nếu tất cả các công ty sử dụng cùng tỷ lệ tính thêm giá, tất cả họ sẽ có xu hướng tính cùng mức giá. Người sản xuất hàng hoá thường làm thuận lợi cho tình huống này bằng cách in "giá bán lẻ kiến nghị" lên trên sản phẩm của họ. Như vậy, nếu quy mô độc quyền nhóm ngày càng mở rộng thì các doanh nghiệp sẽ không bao giờ tăng sản lượng để giảm giá bán, nhờ đó mà thu lợi nhuận cao hơn. Khi đó, phần mất không xã hội càng lớn, hiệu quả phân bổ nguồn lực sẽ càng giảm. Đây có thế là một lý giải cho thất bại thị trường khi độc quyền nhóm xảy ra. Khi thất bại thị trường xuất hiện thì Chính phủ có cơ sở để can thiệp vào nền kinh tế. Độc quyền là vấn đề hoàn toàn không mong muốn trong thị trường, tuy nhiên nguy cơ tồn tại của nó là luôn có, vì thế cần phải có những phân tích và nắm rất rõ bản chất. Từ đó phải có các biện pháp phòng ngừa hoặc điều chỉnh sao cho hợp lý, đảm bảo lợi ích tiêu dùng lớn nhất cho người dân. Chính vì thi trường xăng dầu Việt Nam là thị trường độc quyền nhóm nên chắc chắn nó sẽ gây ra phần thiệt hại cho người tiêu dùng hay phần mất không của xã hội như đặc điểm của vấn đề độc quyền. Và như thế thì có thể coi nó là sự thất bại của thị trường khi để thị trường tự điều tiết. Mà tất yếu khi thị trường thất bại thì chính phủ phải có các can thiệp nhất định để điều chỉnh và đưa nó đi đúng quỹ đạo của nó. Trong mọi lĩnh vực, tình trạng độc quyền luôn gây ra những thiệt hại cho xã hội, nên cần phải được xóa bỏ. Việc xóa bỏ thế độc quyền của ngành viễn thông cách đây mấy năm đã đem lại nhiều lợi ích cụ thể mà ai cũng nhận thấy rõ. Vậy xóa bỏ độc quyền trong ngành xăng dầu như thế nào? Vấn đề đặt ra là có hay không việc nên để doanh nghiệp được định giá xăng dầu tức là Chính phủ thả nổi hoàn toàn giá xăng dầu, và để cơ chế thị trường điều tiết hoạt động của lĩnh vực này. Theo quan điểm của người viết bài, việc để cho xăng dầu vận 4 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? hành theo cơ chế thị trường là một điều tất yếu và cần phải làm. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, đường lối của Chính phủ Việt Nam và phù hợp với xu thế của thế giới. Tuy nhiên, thời điểm và điều kiện để Chính phủ tiến hành việc này thì lại cần phải xem xét. Tại thời điểm này, trong bối cảnh mà nền kinh tế đang phải hứng chịu những cú sốc bất lợi và hậu quả của khủng hoảng kinh tế, thì việc cho doanh nghiệp tự định giá xăng dầu là việc làm chưa hẳn đúng đắn. Mặt khác, Chính phủ đang cố gắng kiềm chế lạm phát, ổn định lại tình hình kinh tế - xã hội trong nước thì càng không thể thả nổi một mặt hàng thiết yếu và quan trọng như xăng dầu. Về vấn đề này, bài viết xin dẫn chứng ý kiến của ông Võ Trí Thành , Trưởng ban Hội nhập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế T.W. Ông Thành cho rằng: "Việc thả nổi giá xăng là cách làm đúng để giá bán của Việt Nam dần tiếp cận với thị trường thế giới mà nhiều nước trong khu vực đang làm rất hiệu quả. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận vào thực tế Việt Nam xem đã đủ điều kiện để thực hiện biện pháp thả nổi hay không. Xăng dầu là mặt hàng quan trọng tác động đến nhiều ngành nghề và nền kinh tế nói chung nên việc ổn định vĩ mô rất quan trọng. Tôi muốn đặt câu hỏi là, hệ thống phân phối xăng dầu đã đảm bảo tính thị trường hay chưa mà đã cho phép thả nổi? Nền kinh tế thị trường phải đảm bảo các điều kiện: Thứ nhất đó là tính cạnh tranh. Hiện nay thị phần của các DN vẫn chênh lệch, trong đó Petrolimex vẫn chiếm thị phần khống chế với trên 60% hệ thống đại lý, cửa hàng rộng khắp trên cả nước. 40% còn lại chia đều cho vài chục doanh nghiệp khác. Như vậy thị trường xăng dầu trong nước tuy không độc quyền nhưng cũng chẳng khác nào ngành bưu chính viễn thông của những năm trước khi bị thâu tóm bởi VNPT. Điều kiện thứ hai là cần phải minh bạch thông tin, trong đó doanh nghiệp phải hạch toán rõ chi phí lỗ lãi và phải công bố rõ ràng. Nhưng lâu nay, chúng ta chỉ thấy doanh nghiệp nhập khẩu kêu lỗ rồi Nhà nước rót vốn, trong khi con số thật là bao nhiêu thì không ai rõ khiến chúng ta có cảm giác họ muốn khai bao nhiêu cũng được. Thứ ba, Nhà nước phải xử lý được các loại thuế nhập khẩu và VAT, bên cạnh đó bằng các biện pháp quản lý khác thúc đẩy phát triển thị trường có tính giao dịch ổn định, giao dịch có kỳ hạn qua đó cơ quan quản lý kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vào thực tế thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay, tôi thấy các yếu tố trên đều có vấn đề và chưa đủ điều kiện để thả nổi".( Việt báo.vn) Quả thực, trên thị trường xăng dầu, tính cạnh tranh gần như không có. Nếu để doanh nghiệp tự định giá xăng dầu, thì đương nhiên, với 60% thị phần của mình, Petrolimex càng có điều kiện để áp đặt và duy trì một mức giá có lợi cho doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không phải là doanh nghiệp công ích nên đương nhiên họ luôn theo đuổi mục đích lợi nhuận, giá cao thì lợi nhuận càng cao. 5 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? Và như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác buộc phải áp một mức giá tương đương. Như vậy, việc cho doanh nghiệp tự định giá xăng dầu vô hình chung tạo điều kiện cho các tập đòan lớn như Petrolimex chiếm lĩnh thị trường. Bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng ngành xăng dầu, nếu vận hành kinh doanh theo cơ chế thị trường thì phải đồng nghĩa với việc phải có cạnh tranh cả về giá bán của các đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu, tạo ra một thị trường có nhiều giá bán. Tuy nhiên, mỗi lần điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, các DN lại có chung một mức điều chỉnh và thời gian thì cũng… gần như trùng thời điểm. Điều này cho thấy tính chất độc quyền trong kinh doanh rất rõ. Và một khi Petrolimex là một DN lớn của Nhà nước, chiếm giữ tới 60% thị phần xăng dầu cả nước thì đương nhiên cũng chi phối luôn giá cả thị trường này. 10 DN đầu mối xăng dầu còn lại với thị phần ít hơn, sức ép đảm bảo nguồn cung cũng ít hơn… thì cho dù quyền lợi có được hưởng nhiều hơn thì họ cũng không thể đưa giá xuống thấp hơn. Điều này tất yếu dẫn đến một hệ quả là không thể có sự cạnh tranh lành mạnh thực chất khi thị trường chỉ có một giá! Cuối cùng, người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi từ hệ quả này. (Việt bao.vn) Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương công bố về thị trường xăng dầu Việt Nam cho thấy, trong số 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, Petrolimex là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vượt trội so với nhóm 4 doanh nghiệp còn lại (Petec, PV Oil, Saigon Petro và Mipeco). Mặc dù giá vốn của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện kinh doanh lãi lỗ của các doanh nghiệp này cũng khác nhau. Nhưng trên thực tế hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu của nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng một giá, các doanh nghiệp không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu. Thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới tăng, để đảm bảo lợi ích của mình, các doanh nghiệp đầu mối sẽ làm thủ tục để xin tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Ngược lại khi giá thế giới giảm, do một số lý do khác nhau, các doanh nghiệp xăng dầu thường chần chừ giảm giá bán. Như vậy khi để doanh nghiệp tự định giá thì luôn có xu hướng độc quyền nhóm, họ sẽ đẩy giá xăng lên cao và người tiêu dùng bị thiệt. Điều này thể hiện rất rõ vào thời điểm tháng 10 năm 2010: theo công bố của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), giá xăng A92 thành phẩm tại thị trường Singapore bình quân của 30 ngày ở qua mức 84,46 USD/thùng. Tính đến hết ngày 15/10, sau khi cộng các khoản thuế, phí và các khoản do Bộ Tài chính quy định, doanh nghiệp đang lãi 921 đồng/lít xăng. Với mặt hàng diesel loại 0,05S, doanh nghiệp đạt mức lãi 910 đồng/lít trong khi dầu hỏa có mức lãi nhiều nhất, tới 1.122 đồng/lít. Dầu madút là mặt hàng có mức lãi thấp nhất cũng ở 6 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? mức 379 đồng/kg. So với thời điểm ngày 17/9, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã liên tục có lãi với các mức lãi khác nhau tùy từng thời điểm. Trong mọi lĩnh vực, tình trạng độc quyền luôn gây ra những thiệt hại cho xã hội, nên cần phải được xóa bỏ. Việc xóa bỏ thế độc quyền của ngành viễn thông cách đây mấy năm đã đem lại nhiều lợi ích cụ thể mà ai cũng nhận thấy rõ. Vậy xóa bỏ độc quyền trong ngành xăng dầu như thế nao? Theo TS Vũ Đình Ánh, phó Viện trưởng viện Nghiên cứu thị trường giá cả thì thị trường xăng dầu thế giới biến động liên tục và thị trường xăng dầu Việt Nam phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải giảm được chi phí giống như tất cả các doanh nghiệp khác. Để làm được điều đó phải có thị trường thực sự, còn độc quyền sẽ không thể làm minh bạch hóa được thị trường. Mặc dù có mức lãi khá lớn đến thời điểm hiện nay nhưng chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo quy định. Một lần nữa câu chuyện giá xăng dầu trong nước giảm không kịp thời với giá thế giới gây thiệt hại cho người tiêu dùng lại được đặt ra. Một mình Petrolimex giữ 60% thị phần, nên tha hồ thao túng thị trường. Nhất là sau khi nhà nước ra nghị định 84/2009/NĐ- CP, theo đó doanh nghiệp sẽ được áp dụng giá bán mà không cần xin phép và chờ đợi phương án điều chỉnh giá, phê duyệt như trước đây. Nghĩa là các đơn vị kinh doanh xăng dầu được “chủ động giá bán từ sau 15/12/2009”. Việc tăng hay giảm giá xăng dầu trên thị trường càng phụ thuộc vào doanh nghiệp độc quyền mà ở đây chủ yếu là Petrolimex. ( web 24h.com.vn) Nếu một thị trường được thả nổi thì để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, thông tin trên thị trường đó phải được minh bạch hóa. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhìn chung, minh bạch thông tin lại quá khó khăn. Đây chính là nguyên nhân thứ hai khiến thị trường xăng dầu không thể được thả nổi. Hiện nay có 11 Doanh nghiệp tham gia nhập khẩu xăng dầu, nếu như 11 doanh nghiệp này liên kết với nhau thì thực sự sẽ tạo ra sự đe dọa về độc quyền cho thị trường xăng dầu của Việt Nam. Trên thực tế hiện nay có 11 đầu mối cung cấp xăng dầu nhưng lại chỉ có Petrolimex cung cấp thông tin giá xăng dầu. Tất cả những đầu mối còn lại cũng phải công khai thông tin vì muốn nhập khẩu xăng dầu là phải có giấy phép, không phải muốn nhập là nhập. Gốc của câu chuyện là phải diễn giải một cách công khai, giá thị trường phải được tạo lập trên thị trường, cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên đây cũng là một biểu hiện của sự độc quyền khi mà thông tin hàng hóa là không minh bạch và nghiêng về phía nhà cung cấp. Chuyện này đã ầm ĩ trên báo chí, trong dư luận nhưng rốt cục, nói mãi cũng không giải quyết được gì vì 7 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? không nắm được chi phí thực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thì báo cáo không đúng sự thực. Đối với thông tin về giá xăng dầu thì cũng có rất nhiều các nhận đinh, phân tích, đánh giá nhưng lại tương đối đồng nhất về quan điểm. Hầu hết đều cho rằng giá cả xăng dầu hiện này không minh bạch, còn nhiều bất cập trong bản chất. Ông Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng điều hành giá xăng dầu vừa qua cần xem xét lại. TS Nguyễn Minh Phong nhận định hiếm có nơi nào trên thế giới giá xăng dầu lại chứa nhiều ẩn số và thông điệp như ở Việt Nam. Đặc biệt, giá xăng dầu có ảnh hướng trực tiếp và gián tiếp đến lạm phát, sự minh bạch và cạnh tranh lành mạnh thị trường cũng như uy tín và hiệu quả quản lý Nhà nước tăng giá bán trong nước cho bằng được. Nhưng khi giá thế giới giá xuống thì các doanh nghiệp lại chần chừ không chịu giảm giá. Ngoài ra, điều khiến dư luận cứ ấm ức và chưa thỏa mãn là chưa có kiểm toán giá xăng dầu, thậm chí chưa có cả việc minh bạch và công khai hóa các chỉ số thành phần giá xăng dầu. Dù Petrolimex gần đây đã đưa cách tính giá xăng dầu lên trang thông tin điện tử của mình nhưng phải nói thêm đây là mức giá cơ sở được tính trên quy định của Nghị định 84 và các yếu tố đầu vào đều do các cơ quan Nhà nước ban hành chứ không phải giá vốn của doanh nghiệp. Giá vốn có thể cao hơn hoặc thấp hơn xoay quanh giá cơ sở đó, phụ thuộc vào việc ký kết thỏa thuận với nhà cung cấp và thời điểm giao hàng. (Báo điện tử an minh thủ đô) Giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào 3 yếu tố: giá thế giới, thuế, tỷ giá. Nhưng tỷ giá đang ổn định, giá thế giới đang giảm mạnh, thuế vẫn giữ nguyen nhưng doanh nghiệp vẫn kêu lỗ. Một trong những lý do nghe có vẻ hợp lý mà các doanh nghiệp đưa ra là dù giá thế giới giảm nhưng vẫn phải bán xăng dầu nhập trước đó với giá cao (vì chu kỳ dự trữ 30 ngày) nên không giảm ngay được. Nhưng thực tế, giá thế giới đã giảm khá lâu, khá mạnh từ tháng 6. Nghĩa là lý do “hàng tồn giá cao” không chính đáng, nhưng ngành xăng dầu vẫn không chịu giảm giá. Trong khi nếu giá thế giới tăng, ngành lại “lờ” chuyện “hàng tồn giá rẻ hơn” trước đó và tăng theo. Câu chuyện là, vì quy mô ngành xăng dầu lớn, vai trò của xăng dầu trong đời sống là rất quan trọng. Đơn cử, nếu chỉ chậm giảm giá xăng dầu vài ngày thì doanh nghiệp đã có thể đút túi hàng nghìn tỷ đồng nên chắc chắn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chẳng dại gì mà giảm giá. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng với diễn biến giá thế giới như hiện nay, thực tế là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã có lãi. Trước sức ép về tính công khai, minh bạch giá xăng dầu và theo yêu cầu của cơ quan quản lý, Petrolimex đã có thời kỳ công bố bản tin giá cơ sở để công khai giá mua-bán trên website của mình với giá mua 8 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? vào, bán ra, các chi phí cấu thành giá Nhưng sau ngày 29-3, bản tin này được co lại, chỉ còn thể hiện giá bán lẻ trong nước và mấy dòng sơ sài về giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore.(Vinacrop.vn) Chính sự thiếu tường minh cơ cấu giá xăng dầu này là nguyên nhân giải thích cho điều khó giải thích nhất: Dù giá lên hay xuống thì doanh nghiệp đầu mối nhập xăng dầu luôn kêu lỗ, cơ quan chức năng thì luôn chịu cảnh "trên đe dưới búa", ngân sách Nhà nước thất thu và người tiêu dùng thì cắn răng chịu đựng vì không còn lựa chọn nào khác. Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng việc minh bạch thông tin trong sản xuất kinh doanh nói chung, cũng như việc cung thấp thông tin của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng, là điều rất cần thiết. Đây cũng là chủ trương của Chính phủ. Nếu một doanh nghiệp nào đó không minh bạch trong việc cung cấp thông tin sẽ dẫn đến những quan ngại của dư luận, không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh cũng như bức tranh tài chính của đơn vị đó. Điều này chỉ có hại cho doanh nghiệp, chưa nói là nó gây tác động xấu đến xã hội. Cụ thể về giá xăng, dầu, tôi không phân tích một cách chi tiết nhưng có lẽ bản thân Petrolimex và các doanh nghiệp cung ứng xăng dầu khác đã cung cấp thông tin chưa đầy đủ, nói chưa rõ. Dẫn đến, nhân dân và dư luận hiểu chưa hoàn toàn phù hợp với thực tế.(Báo Tiền Phong điện tử) Ở một khía cạnh khác, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế - Xã hội, Hà Nội nói thẳng: "Có vẻ như nhà hoạch định chính sách chưa đi sâu đi sát vào đời sống thực tế của người dân nên các quyết định đưa ra mang tính lý thuyết nhiều hơn là thực tế".Theo ông, việc minh bạch giá bán lẻ xăng dầu, công khai lỗ lãi trong doanh nghiệp là những đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng. Dân có thể chấp nhận trả giá xăng cao nhưng họ cần biết số tiền họ bỏ ra có thực sự hợp lý. Thậm chí khi giá có thể lên tới 50.000 đồng một lít nhưng cần sử dụng, người tiêu dùng vẫn phải bỏ tiền ra mua. "Khi các yếu tố mập mờ còn tồn tại trong công thức tính giá, hạch toán lỗ lãi thiếu minh bạch thì dù chỉ trả vài trăm đồng, người tiêu dùng vẫn có quyền thắc mắc", ông Phong chia sẻ. Rõ ràng, sự thiếu minh bạch về thông tin giá xăng dầu và công bố thông tin giá xăng dầu đang tác động trực tiếp đến niềm tin và lợi ích của người tiêu dùng. Sự nhập nhằng đó khiến cho thị trường xăng dầu thời gian qua rối ren thêm. Không minh bạch các thông tin về giá khiến cho các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác có liên quan không thể dự báo và lường trước được sự biến động về giá để kịp thời điều chỉnh phương án kinh doanh. Kết quả là nhiều ngành sản xuất dịch vụ đang phải xoay xở chật vật giữa việc cân đối tài chính và giữ chân khách hàng. Nhưng suy cho cùng, người thiệt hại lớn nhất là người tiêu dùng cuối cùng. 9 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? Điều kiện thứ ba để thị trường xăng dầu thực hiện thả nổi là phát triển đồng bộ các phương thức giao dịch trên thị trường. Hiện nay có 3 cách để các công ty nhập khẩu mua xăng dầu trên thị trường quốc tế: 1- Hợp đồng dài hạn; 2- Đấu thầu; 3- Sàn giao dịch điện tử. Vì vậy, nếu các nhà quản lý thúc đẩy thị trường với nhiều hình thức giao dịch khác nhau như giao dịch có kỳ hạn, giao dịch trả sau, sẽ nâng cao hiệu quả của kinh doanh xăng dầu và nhà nước có thêm công cụ để quản lý hoạt động kinh doanh đó. Thế nhưng, ở Việt Nam, các phương thức giao dịch này hầu như không được tạo điều kiện để phát triển. Như vậy, ở Việt Nam còn thiếu rất nhiều điều kiện và yếu tố để thực hiện việc thả nổi thị trường xăng dầu. Do đó, thị trường xăng dầu vẫn chưa thể rời bỏ được “bàn tay hữu hình” của nhà quản lý khi mà thị trường còn thiếu nhiều yếu tố khách quan để nó có thể tự vận hành một cách trơn tru và đúng hướng. Trong bối cảnh này, nếu cứ để doanh nghiệp xăng dầu tự định giá thì sẽ còn dẫn đến nhiều bất ổn trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Một vấn đề nữa cấn đề cập là bản chất của hàng hóa xăng dầu, có thể nói đây là loại hàng hóa đặc biệt, nó mặt hàng liên quan đến an ninh quốc gia và an toàn năng lượng. Đây là loại hàng hóa ảnh hưởng đến nguồn năng lượng phục vụ cho cả xã hội, và nó không thể thiếu trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất. Nó được xem như là một trong các yếu tố để duy trì hoạt động của rất nhiều ngành khác trong nền kinh tế. Xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của nhiều doanh nghiệp và chi tiêu hàng ngày của người dân. Việc thả nổi giá xăng dầu trong điều kiện Nhà nước chưa có các công cụ tác động hữu hiệu đến nguồn cung và thông qua cung tác động đến giá rất dễ dẫn đến hiệu ứng tăng giá dây chuyền, làm rối loạn các hoạt động kinh tế, tăng lạm phát, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân.Giá xăng dầu tăng tất yếu sẽ đẩy chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng theo. Trong đó, ảnh hưởng rõ ràng nhất là các ngành có mức tiêu thụ điện cao như cán thép, sản xuất giấy, sản xuất nhôm, hóa chất, xi măng Giá xăng dầu tăng còn ảnh hưởng đến chi phí phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp. Giá sản phẩm, dịch vụ tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị phần, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, cũng như xu hướng sử dụng công nghệ trong thời gian tới. Do tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của nó nên chính phủ của các nước thường lựa chọn cách can thiệp khéo léo vào thị trường, chứ không để các doanh nghiệp tự định giá. Thêm một khía cạnh khác cho thấy Nhà nước vẫn đang giữ vai trò quan trọng trong điều hành thị trường. Mối quan hệ lợi ích về giá xăng dầu là mối quan hệ gồm 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Lợi ích của Nhà nước là từ các khỏan thuế. Lợi ích của doanh nghiệp là lợi nhuận, giá càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Lợi ích 10 [...].. .Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? người tiêu dùng là được sử dụng một mặt hàng thiết yếu với giá rẻ Nếu nền kinh tế chỉ có hai tác nhân là doanh nghiệp và người tiêu dùng thì bao giờ cũng vậy, lợi ích giữa hai tác nhân này luôn mẫu thuẫn nhau Do đó, không có lý do gì để các doanh nghiệp xăng dầu khi đã được tự định giá, lại giảm giá bán vì thấy được... cơ chế thị trường quyết định giá Hiện tại các nhà máy lọc dầu tư nhân có thể bán trực tiếp sản phẩm xăng dầu cho người tiêu thụ Tuy nhiên, Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì giá nhiên 16 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? liệu trong nước thấp (trợ giá cho các công ty nhập khẩu), nên các nhà máy lọc dầu đã gặp khó khăn do sự chênh lệch giá dầu thô cao và giá bán trong nước thấp... để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? Quốc tiến hành củng cố và hiện đại hóa ngành công nghiệp lọc dầu, đóng cửa hàng chục nhà máy lọc dầu nhỏ, nâng cấp nhiều nhà máy lọc dầu lớn Cơ chế giá xăng dầu: Áp dụng các điều kiện kinh doanh xăng dầu tương tự như Việt Nam về tiếp nhận, vận tải, kho chứa, mạng lưới phân phối để cấp giấy phép kinh doanh Nhà nước vẫn định giá xăng dầu và điều hành... Chính phủ nước này đã quyết định dần dỡ bỏ cơ chế trợ giá Tuy nhiên, hàng năm Indonesia vẫn phải dành một khoản ngân sách khá lớn để bù lỗ cho kinh doanh xăng dầu 15 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? *Malaysia: Trong suốt hai thập kỷ qua, Malaysia đầu tư mạnh vào hoạt động lọc dầu và đến nay đã đáp ứng được nhu cầu sản phẩm trong nước Cơ chế giá xăng dầu: Tất cả các chính sách... để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? Để bình ổn thị trường xăng, dầu trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cùng với các giải pháp đồng bộ, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các đầu mối nhập khẩu xăng, dầu huy động mọi nguồn lực tài chính bảo đảm nguồn xăng, dầu nhập khẩu, ổn định giá bán các loại xăng, dầu Tuy nhiên, công tác quản lý thị trường xăng, dầu. .. trường Theo đó, doanh nghiệp được tự quyết định giá xăng dầu trên cơ sở cách tính giá được quy định trong Nghị định Doanh nghiệp được quyết định tăng giá trước, cáo cáo sau nếu giá vốn tăng dưới 7% Khi giá vốn tăng 7-12%, doanh nghiệp được quyền tăng giá bán lẻ cộng thêm 60% của mức tăng 7-12% Nhà nước chỉ can thiệp hòan tòan khi giá đầu vào tăng 12% Riêng đối với trường hợp giảm giá xăng, mức để xem xét... Chưa thể khẳng định, Nghị định 84 mang lại những kết quả đến đâu Nhưng trong bối cảnh, điều kiện kinh tế như hiện nay, người tiêu dùng chỉ có thể mong đợi Nhà nước có sự can thiệp phù hợp, khéo léo vào cơ chế giá xăng dầu để đảm bảo quyền lợi cho họ Bởi lẽ, không một tác nhân nào khác có thể đảm bảo lợi ích chính đáng của họ 11 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? Người tiêu... trung tâm kinh doanh và lọc dầu ngang tầm với Singapore Cơ chế giá xăng dầu: Chính phủ công bố giá trần, các công ty kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá bán Trong phạm vi giá trần, giá bán thực tế được điều chỉnh rất thường xuyên, thậm chí theo ngày Tuy nhiên, do xăng dầu thuộc diện bình ổn giá nên các công ty kinh doanh được quyền thay đổi mức giá bán kkhi các yếu tố cầu thành chi phí kinh doanh thay... buộc giảm là khi giá cơ sở giảm 12% Rõ ràng rằng, với sự ra đời của Nghị định 84, các doanh nghiệp xăng dầu đã được tự do định giá bán lẻ xăng dầu trong phạm vi giá trần rất linh hoạt và bám sát giá thế giới Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp xăng dầu lại không thể làm tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của mình Giá xăng dầu trong nước biến động mạnh tới mức khó tin Đỉnh điểm là đợt tăng giá vào tháng 3/2011... của chính sách vào thực tiễn để hiệu chỉnh, hoàn thiện nhằm vận hành tốt hơn các cơ chế, tạo đủ hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, các chính sách sát thực và phù hợp với thực tiễn 17 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? Một là, Quan điểm chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - Người tiêu dùng phải được hiểu một cách đúng đắn mới có biện pháp xử lý đúng nhằm . ngành kinh tế khác và đời sống của người dân. Bài viết vẫn khẳng định tính đúng đắn của chủ trương để xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường. Bài học ở nhiều nước cũng đã cho thấy những lợi. thì càng không thể thả nổi một mặt hàng thiết yếu và quan trọng như xăng dầu. Về vấn đề này, bài viết xin dẫn chứng ý kiến của ông Võ Trí Thành , Trưởng ban Hội nhập Viện nghiên cứu quản lý kinh. xăng dầu, và để cơ chế thị trường điều tiết hoạt động của lĩnh vực này. Theo quan điểm của người viết bài, việc để cho xăng dầu vận 4 Có nên để doanh nghiệp tự định giá giá xăng dầu tại Việt Nam? hành

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w