ĐỀ TÀI: NÊN ĐỂ DOANH NGHIỆP TỰ ĐỊNH GIÁ XĂNG DẦU

12 172 0
ĐỀ TÀI: NÊN ĐỂ DOANH NGHIỆP TỰ ĐỊNH GIÁ XĂNG DẦU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: NÊN ĐỂ DOANH NGHIỆP TỰ ĐỊNH GIÁ XĂNG DẦU Nhiên liệu nói chung và xăng dầu nói riêng luôn được các nhà kinh tế quan tâm đến diễn biến trên thị trường. Giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của tất cả các nước trên thế giới bởi nó là nguyên liệu đầu tiên vận hành cho hoạt động của máy móc. Các nhà khoa học cũng luôn nghiên cứu và tìm kiếm các nhiên liệu thay thế xăng dầu nhưng cho đến ngày nay, kể các các nước có công nghệ khoa học đỉnh cao vẫn chưa thành công trong việc tìm kiếm ra nhiên liệu thay thế. Đã bao giờ bạn tự hỏi chung ta sẽ ra sao nếu 1 ngày không có xăng dầu? Bạn sẽ di chuyển bằng gì? Các nhà máy sẽ hoạt động ra sao? Chính tầm quan trọng của xăng dầu như vậy nên diễn biến thị trường và đặc biệt là xác định giá xăng dầu như thế nào để thoả mãn thị trường luôn được quan tâm hàng đầu, nhất là trong thị trường Việt Nam đang còn nhiều tranh cãi. Có thể thấy thị trường xăng dầu Việt Nam không phải là độc quyền tự nhiên bởi đường chi phí trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽ giảm dần khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đường chi phí biên MC cũng đi xuống và luôn nằm dưới đường AC. Điều này được minh họa trong hình vẽ bên dưới.

ĐỀ TÀI: NÊN ĐỂ DOANH NGHIỆP TỰ ĐỊNH GIÁ XĂNG DẦU Nhiên liệu nói chung và xăng dầu nói riêng luôn được các nhà kinh tế quan tâm đến diễn biến trên thị trường. Giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của tất cả các nước trên thế giới bởi nó là nguyên liệu đầu tiên vận hành cho hoạt động của máy móc. Các nhà khoa học cũng luôn nghiên cứu và tìm kiếm các nhiên liệu thay thế xăng dầu nhưng cho đến ngày nay, kể các các nước có công nghệ khoa học đỉnh cao vẫn chưa thành công trong việc tìm kiếm ra nhiên liệu thay thế. Đã bao giờ bạn tự hỏi chung ta sẽ ra sao nếu 1 ngày không có xăng dầu? Bạn sẽ di chuyển bằng gì? Các nhà máy sẽ hoạt động ra sao? Chính tầm quan trọng của xăng dầu như vậy nên diễn biến thị trường và đặc biệt là xác định giá xăng dầu như thế nào để thoả mãn thị trường luôn được quan tâm hàng đầu, nhất là trong thị trường Việt Nam đang còn nhiều tranh cãi. Có thể thấy thị trường xăng dầu Việt Nam không phải là độc quyền tự nhiên bởi đường chi phí trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽ giảm dần khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đường chi phí biên MC cũng đi xuống và luôn nằm dưới đường AC. Điều này được minh họa trong hình vẽ bên dưới. Q Q 1 A P P 1 F P 2 N P 0 E MR G B MC M AC D Q 0 Q 2 Hình vẽ: Độc quyền tự nhiên Thị trường xăng dầu tại Việt Nam là độc quyền thường (độc quyền nhóm) nhưng không ở dạng thuần túy nhất. Ở dạng thuần túy nhất, độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Hiện nay thị trường xăng dầu Việt Nam đang có 12 đơn vị đầu mối tham gia kinh doanh xăng dầu. Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh, do được Chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường, do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ, do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt, do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất. Trong thị trường độc quyền để tối đa hóa lợi nhuận hãng sẽ sản xuất tại điểm MR=MC thay vì tại P = MC như trong thị trường cạnh tranh. Điều đó đã giúp độc quyền có thể bán được với mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn thị trường cạnh tranh để thu lợi nhuận siêu ngạch. Hình vẽ trên mô tả thị trường độc quyền về xăng dầu Việt Nam. Hiện nay thị trường xăng dầu đang cung ứng ở mức sản lượng Q 1 và bán ở giá P 1 , thu lợi nhuận siêu ngạch là diện tích hình chữ nhật P o P 1 BE. Rõ ràng, theo điều kiện biên về tính hiệu quả P = MB = MC thì D = MB Q Q 1 AC P P 1 P o 0 MC MR Q o A B C E Hình vẽ: Độc quyền thường mức sản lượng này chưa hiệu quả vì tại Q 1 , MB > MC. Điểm cung ứng hiệu quả phải là Q o , tại đó MB = MC. Đây cũng chính là mức sản lượng sẽ được cung ứng nếu thị trường này là cạnh tranh hoàn hảo. Cung ứng tại mức sản lượng Q 1 đã khiến xã hội bị tổn thất một mức lợi ích ròng là tam giác ABC, đây là phần mất trắng hay tổn thất vô ích do độc quyền. Có thể thấy trong tháng 3/2011 khi Việt Nam tăng giá xăng dầu theo xu hướng tăng giá chung trên thế giới, tại Mỹ - thị trường tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất thế giới, giá xăng cũng được điều chỉnh lên 3,092 USD/gallon (1gallon bằng khoảng 3,8 lít). Nếu tính theo tỷ giá 1 USD tương đương 20.600 VND thì 1 lít xăng tại Mỹ có giá khoảng 0,834 USD tương đương 17.180 VND. Trong khi đó, tại Việt Nam, giá xăng được điều chỉnh từ 19.300 VND lên 21.300 VND, cao hơn khoảng 24% so với giá xăng tại Mỹ. Trong độc quyền nhóm hoặc các nhà cung ứng liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh độc quyền hoặc các nhà cung cấp sẽ cạnh tranh nhau. Về sự độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu ở Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh cho rằng rào cản tự nhiên trong lĩnh vực xăng dầu và hàng không hiện rất lớn. Nói là mở cửa nhưng thị trường xăng dầu không phải doanh nghiệp có tiền là vào được do phải đầu tư hệ thống xe bồn, trạm bán Các doanh nghiệp xăng dầu mới chỉ cạnh tranh ở mảng cuối cùng của thị phần. (DDDN (2010) , Thị trường xăng dầu: Vẫn độc quyền nhóm!, truy cập tại trang web http://congthuong.com.vn/p0c225n3613/thi- truong-xang-dau-van-doc-quyen-nhom.htm) Như vậy, thị trường độc quyền (cụ thể là thị trường xăng dầu Việt Nam) đã phá vỡ điều kiện biên về hiệu quả, thực tế hiện nay P ≠ MB = MC. Chính vì thế nên để doanh nghiệp tự định giá xăng dầu theo cung – cầu thị trường, khi đó doanh nghiệp sẽ cung ứng ở mức sản lượng Q o (mức sản lượng hiệu quả) với giá bán thấp hơn. Tuy nhiên để doanh nghiệp tự định giá không có nghĩa là doanh nghiệp được định giá hoàn toàn mà là định giá trong khuôn khổ, ở đây Chính phủ sử dụng nhóm công cụ chính sách về quy định pháp lý để can thiệp. Ngày 15/9/2003 Chính phủ ban hành Quyết định 187 về quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu. Đây được coi là điểm mốc trong lộ trình thị trường hoá xăng dầu tại Việt Nam. Quy định cho phép doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán trong phạm vi 5% đối với dầu, 10% đối với xăng trong khung giá định hướng do Nhà nước xác định. Tiếp đến, Nghị định số 55 thay thế Quyết định 187 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam được ban hành (ngày 06/4/2007) đã quyết định đưa mặt hàng xăng theo giá thị trường và kể từ ngày 16/9/2008 là chấm dứt bù lỗ tất cả các mặt hàng dầu - để vận hành kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế giá thị trường theo Quyết định 79 về Cơ chế quản lý điều hành giá xăng dầu. Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Kinh doanh xăng dầu, các văn bản hướng dẫn của liên bộ Tài Chính – Công Thương và bám sát diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới. Ngay từ 15/9/2003 khi Quyết định số 187 của Chính phủ ban hành về quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu đã có sự thay đối trong chính sách về giá xăng dầu ở nước ta. Quyết định 187 đưa ra trong thời điểm này một phần là do Chính phủ đang đứng trước nguy cơ không thể cân đối ngân sách để bù giá cho xăng dầu. Trong điều 11, chương IV của Quyết định này đã quy định về cơ chế quản lý giá xăng dầu như sau: 1. Giá định hướng bán xăng, dầu cho người sử dụng (với ma dút là giá bán buôn, với các mặt hàng khác là giá bán lẻ - sau đây gọi tắt là giá định hướng) được xác định căn cứ vào giá quốc tế dự báo, giá bán lẻ tại thị trường các nước trong khu vực, cơ chế ổn định thuế nhập khẩu xăng, dầu trong năm kinh doanh, tác động của giá xăng, dầu đến giá của các hàng hoá, các dịch vụ và thu nhập dân cư và bảo đảm cho doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi để tích luỹ cho đầu tư phát triển. 2. Vào quý IV hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định giá định hướng và mức thuế ổn định cho năm tiếp theo, công bố để làm cơ sở cho các doanh nghiệp xác định giá bán lẻ cụ thể. 3. Doanh nghiệp tự quyết định giá bán trên cơ sở giá định hướng. Mức chênh lệch giữa giá bán của doanh nghiệp và giá định hướng của nhà nước không vượt quá mức quy định sau đây: - Xăng các loại: + 10% - Các mặt hàng khác: + 5% 4. Đối với các địa bàn xa cảng tiếp nhận, chi phí kinh doanh cao, giá định hướng được tăng thêm 2%; danh mục các địa phương thuộc địa bàn này do Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải công bố. Và cũng trong quyết định này Chính phủ đã quy định Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình và Nhà nước sẽ không bù lỗ. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, sự đột phá cơ chế điều hành giá trong Quyết định 187 chưa được triển khai trên thực tế; cho đến hiện nay, Nhà nước tiếp tục điều hành và can thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể cả chiều tăng và giảm. Trong giai đoạn này, mặc dù chưa vận hành điều khoản về giá xong sự ra đời của Quyết định 187 năm 2003 và Nghị định 55 năm 2007 đã tạo ra một hệ thống phân phối rộng khắp với gần 10.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước, góp phần ổn định, lành mạnh hóa thị trường trước đây khá lộn xộn khi thiết lập quan hệ giữa người nhập khẩu và các đại lý, tổng đại lý khi gắn trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp đầu mối với các đại lý, tổng đại lý cũng như giúp cơ quan quản lý chức năng, người tiêu dùng cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đại lý, tổng đại lý trong việc chấp hành quy định kinh doanh xăng dầu. Cho đến khi Chính Phủ ban hành nghị định số 84/2009/NĐ- QĐ ngày 15 tháng 10 năm 2009, theo đó doanh nghiệp sẽ được áp dụng giá bán mà không cần xin phép và chờ đợi phương án điều chỉnh giá, phê duyệt như trước đây. Nghĩa là các đơn vị kinh doanh xăng dầu được “chủ động giá bán từ sau 15/12/2009”. Vấn đề này được nêu cụ thể trong điều 27, chương III của nghị định này: 1. Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này; có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá; c) Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp giảm giá; khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thương nhân đầu mối đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá và phương án giá của thương nhân đầu mối, có trách nhiệm giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật; đ) Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh các quy định nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này. 2. Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trong phạm vi mười hai phần trăm (≤ 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng; b) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trên mười hai phần trăm (> 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, sau khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các giải pháp điều tiết về tài chính theo quy định của pháp luật (Thuế nhập khẩu, Quỹ Bình ổn giá ), thương nhân đầu mối tiếp tục giảm giá bán lẻ của mình; không hạn chế khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá. 3. Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối được quyền tăng giá bán lẻ tương ứng; b) Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt bảy phần trăm (> 07%) đến mười hai phần trăm (≤ 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối được quyền tăng giá theo điểm a khoản này cộng (+) thêm sáu mươi phần trăm (60%) của mức giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) đến mười hai phần trăm (≤ 12%); bốn mươi phần trăm (40%) còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên mười hai phần trăm (> 12%) so với giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Nhà nước công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành thuế, quỹ Bình ổn giá và theo quy định của pháp luật hiện hành. Câu chuyện về giá xăng dầu thời gian qua đã khiến dư luận đặt một dấu hỏi về tính minh bạch của thị trường này. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu vẫn còn tồn tại tình trạng chỉ có một số doanh nghiệp đầu mối đảm nhiệm việc nhập khẩu cũng như định giá thì sẽ không bao giờ xóa bỏ được tình trạng độc quyền, cũng như không thể nào có cái gọi là "cơ chế thị trường” đối với thị trường này. Theo ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế (UBKT) của Quốc hội, nếu áp giá xăng dầu theo cách tính quy định bình quân 30 ngày như cách tính vừa qua là chưa ổn. Bản thân Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có lúc nhập được vào thời điểm này, có lúc nhập vào thời điểm kia, nên việc điều chỉnh giá không phải cứ tính theo giá quốc tế bình quân 30 ngày được. Có khi hàng đang trên đường về, đã ký với giá cao, nhưng khi về đến nơi thì giá lại hạ. Vì vậy để làm rõ mức giá, phải xác định được thời gian trung chuyển trên đường đi của dầu từ khi mua đến lúc về cũng như giá tại thời điểm nhập. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính "ngồi” với Tổng công ty xăng dầu để rà soát lại, định hướng lại thật rõ ràng cơ chế hoạt động cũng như việc định giá của mặt hàng này. UBKT của Quốc hội cũng đã đưa ra kiến nghị cần phải điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, xoá bỏ cơ chế độc quyền xăng dầu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có vấn đề bất cập ở đây là, khi mình hỗ trợ giá cho giá xăng dầu trong nước thì vô tình mình hỗ trợ cho cả Lào, Campuchia và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Chẳng hạn, khi giá xăng dầu thấp, người dân đánh cá họ sẽ "quên” mất ngành nghề chính của mình là đánh cá mà lại chuyển sang việc kinh doanh, bởi họ chỉ cần chở xăng dầu trong nước ra ngoài khơi giao cho các tàu thuyền nước ngoài thì đã lãi lớn hơn nhiều lần việc họ bỏ công sức đi đánh cá. Bởi vậy, UBKT của Quốc hội có đề xuất xu hướng tới đây, cần phải để giá xăng dầu trong nước tiệm cận với giá xăng dầu những nước lân cận, nếu không sẽ gây ra tình trạng xăng dầu trong nước chảy qua biên giới như một thời gian trước đây đã từng xảy ra. Hiện nền kinh tế của ta đang còn nhiều vướng mắc, đặc biệt khi chúng ta luôn phải đối diện với thực trạng chỉ số CPI luôn ở xu thế tăng cao, do vậy Nhà nước vẫn phải tham gia vào việc điều hành giá xăng dầu để làm sao ổn định được giá cả mặt hàng này, góp phần kiềm chế lạm phát. Nhưng theo tôi, dần dần Nhà nước sẽ không tham gia vào thị trường này nữa mà để nó tự vận hành đúng với cơ chế thị trường, việc này sẽ đến sớm thôi. (Duy Phương (2011), Kinh doanh xăng dầu: Còn độc quyền sẽ không còn minh bạch, truy cập tại trang web http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/daidoanket.vn/Kinh-doanh- xang-dau-Con-doc-quyen-se-khong-con-minh-bach/6916842.epi) Hiện nay nước ta đang có 12 doanh nghiệp (DN) đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Dù Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với trên 50% thị phần nhưng cơ cấu này có thể phân định lại để tránh lợi thế “kìm giá” có thể xảy ra. Không khó cơ cấu lại để tạo sự cạnh tranh có lợi cho người dân, vì cả 12 DN này vẫn đang chịu sự quản lý với phần vốn chủ yếu của Nhà nước. Quyền trong tay Nhà nước. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam hiện nay được đáp ứng phần lớn bởi nguồn nhập khẩu do 12 DN có chức năng nhập khẩu xăng dầu thực hiện, trong đó Petrolimex là đầu mối lớn nhất với 60% thị phần. Nhiều trong số các DN này vừa thực hiện việc nhập khẩu và bán buôn (kinh doanh đầu nguồn) vừa thực hiện việc phân phối bán lẻ (kinh doanh cuối nguồn). Thí dụ Petrolimex vừa nhập khẩu vừa phân phối bán lẻ xăng dầu với khoảng hơn 2000 cửa hàng bán lẻ trực thuộc và 4.000 đại lý, tổng đại lý trên phạm vi toàn quốc. Một sự cạnh tranh lành mạnh, ít nhất là giữa các nhà nhập khẩu là điều có thể kỳ vọng. Khi để DN tự quyết định giá xăng dầu, họ sẽ phải chịu trách nhiệm với các quyết định tăng, giảm giá của mình thay vì đùn đẩy cho cơ quan quản lý như hiện nay. Nhà nước thể hiện vai trò giám sát, quản lý của mình trong các DN bằng việc kiểm toán, thanh tra độc lập. Điều này thực ra đã được thể hiện đầy đủ trong Nghị định 84/CP. Vấn đề bây giờ chỉ là thực thi Nghị định như thế nào? Trên nguyên tắc, các DN này cạnh tranh với nhau để cung cấp xăng dầu cho người dân và DN. Vì sản phẩm xăng dầu là sản phẩm khá thuần nhất về chất lượng, cuộc cạnh tranh của các DN này sẽ chủ yếu là về giá. Nói nôm na là ai bán rẻ hơn sẽ có khách hàng. Trong một cuộc chơi như vậy, giá cả xăng dầu sẽ thấp, người dân và DN được lợi, còn các DN kinh doanh xăng dầu sẽ không thể có lãi cao. Việc để các doanh nghiệp tự định giá xăng dầu sẽ giúp làm giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước một cách đáng kể do việc nhà nước phải thường xuyên trợ giá xăng dầu trong điều kiện giá xăng dầu ngày một cao và có nhiều biến động như hiện nay. Giá cả được điều tiết theo cung - cầu thị trường, phần nào hạn chế được tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Nên để DN tự định giá xăng dầu sẽ làm cho giá cả xăng dầu được phản ánh một cách chính xác và linh hoạt theo giá thế giới. Mặc dù hiện nay có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề giữa giá cả xăng dầu trong nước và thế giới nhưng điều này một phần cũng do thị trường xăng dầu của Việt Nam chưa thực sự theo đúng nghĩa của nó. Các DN xăng dầu được tự quyết định giá bán xăng theo cơ chế thị trường, trên cơ sở giá thế giới, thuế nhập khẩu, các chi phí đầu vào đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư, phát triển sản xuất và các hoạt động kinh doanh của DN. Nhà nước chỉ quản lý gián tiếp bằng các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; điều hòa cung cầu; mua, bán hàng dự trữ quốc gia và thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá hay đầu cơ nâng giá. Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, giống một số mặt hàng khác, giai đoạn đầu có thể sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên để giá trong nước tiếp cận với thị trường có lên có xuống sẽ sòng phẳng hơn cho DN và cả người tiêu dùng. Ông Phan Thế Ruệ, Thứ trưởng Bộ Thương mại cũng nói rằng, với quy định mới, giá bán lẻ trong nước sẽ được điều chỉnh nhanh và linh hoạt hơn theo giá thị trường thế giới chứ không như hiện nay. Các mức giá cũng có thể được áp dụng khác nhau tùy mỗi DN hoặc địa bàn chứ không thống nhất trên toàn quốc. Với ông Thỏa, cơ chế điều hành xăng dầu áp dụng trong nhiều năm qua là "bất cập" vì xử lý thường chậm và mang tính tình thế, mang nặng tính chất hành chính trong quy trình định giá, thường "lệch pha" nhiều với biến động của thị trường. Không huy động được nguồn tài nguyên đặc biệt của quốc gia vào đầu tư phát triển (bán dầu thô bù cho xăng dầu nhập khẩu), dễ tạo ra sự ỷ lại của DN và làm "méo mó" hệ thống giá trong nước, do hệ thống giá không tính đúng giá trị hàng hóa, Nhà nước phải chi khoảng 5% tổng chi ngân sách Nhà nước để trợ giá cho người tiêu dùng. Ngoài ra, do bao cấp về giá nên xảy ra nạn buôn lậu làm "chảy máu" xăng dầu sang các nước láng giềng. Ông Thỏa bày tỏ quan điểm: "Chúng tôi cho rằng việc Nhà nước trao quyền tự định giá cho DN sẽ bảo đảm giá xăng dầu được tính đúng, tính đủ giá vốn nhập khẩu, các loại thuế, phí theo luật định, bảo đảm chi phí kinh doanh và lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư phát triển". Ngoài ra, theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, cách thức điều hành mới là DN chủ động tính toán phương án và quy định giá bán theo tín hiệu của thị trường, theo nguyên tắc lấy gần bù xa theo Quy chế tính giá hàng hóa của Chính phủ. Quy chế này không chỉ tạo hành lang pháp lý cho DN có đủ các căn cứ tính giá, phương pháp tính giá, quy định những loại chi phí nào được tính vào giá và loại chi phí nào không được tính vào giá mà còn là cơ sở để Nhà nước có thể kiểm soát được các yếu tố hình thành giá khi có biến động hoặc khi phát hiện DN tính giá không đúng. Cơ chế này cũng tạo ra môi trường cạnh tranh theo pháp luật, tạo lập tính tự chủ cho DN trong môi trường điều tiết vĩ mô của Nhà nước, tạo điều kiện để DN tự lựa chọn bạn hàng, thị trường, thời điểm nhập khẩu có lợi, tự chủ động sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro. Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ dùng các biện pháp điều hành gián tiếp như điều hòa cung cầu, mua vào bán ra hàng dự trữ quốc gia, sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ khi cần thiết và thực hiện việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá hoặc đầu cơ nâng giá (Doanh nghiệp tự định giá xăng dầu, Nhà nước quản lý gián tiếp, truy cập tại trang web http://vietbao.vn/Kinh-te/Doanh-nghiep-tu-dinh-gia-xang-dau-Nha-nuoc-quan-ly-gian- tiep/45233812/87/) Ông Nguyễn Tiến Thỏa nhận định, “Trao quyền định giá bán lẻ xăng, dầu cho DN không có nghĩa là DN muốn quyết định mức giá bao nhiêu cũng được mà Nhà nước vẫn phải có sự kiểm soát bằng những quy định cụ thể. Trong đó, DN phải thực hiện đầy đủ, đúng theo mức thuế, phí do cơ quan quản lý ban hành. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng sẽ quy định mức tối đa về phí lưu thông, lợi nhuận và DN chỉ được ban hành giá trong “khung” tối đa đó (chứ không phải muốn cộng bao nhiêu thì cộng)”. (Tránh độc quyền trên thị trường xăng dầu bằng cách nào?, truy cập tại trang web http://vietbao.vn/Kinh-te/Tranh-doc-quyen-tren-thi- truong-xang-dau-bang-cach-nao/65088339/87/) Điểm khác nhau cơ bản giữa việc Nhà nước định giá và trao DN quyền tự chủ về giá là trước đây, DN phải thực hiện theo đúng mức giá Nhà nước quy định, còn nay DN có thể chủ động cân đối chi phí với lợi nhuận, đảm bảo hoạt động và tái đầu tư. Khi giá thế giới tăng, trên cơ sở mức thuế, phí nhà nước ấn định và mức phí lưu thông, lợi nhuận tối đa nhà nước quy định, các DN đều được tự quyết định giá bán nhưng cũng vì vậy mà sẽ có sự cạnh tranh giữa các DN với nhau. Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrolimex) Bùi Ngọc Bảo thì cho rằng, cơ chế thị trường vận hành theo những quy luật rõ ràng và linh hoạt do đó, sẽ không thể có xáo trộn lớn trên thị trường xăng dầu khi cơ chế được áp dụng. "Hiện Việt Nam đã có hàng ngàn mặt hàng, nhiều mặt hàng cũng nhạy cảm như gạo, lương thực chứ không riêng gì xăng dầu nhưng trên thị trường mấy năm qua, việc vận hành theo nguyên tắc thị trường cùng với việc Nhà nước điều tiết bằng các chế tài đã cho thấy không có gì xáo trộn lớn", ông Bảo nói. Về những ý kiến lo ngại rằng các DN có thể "bắt tay nhau để làm giá", ông Bảo cho rằng: "Chắc sẽ không có chuyện đó xảy ra". Ông lập luận: "Thị trường xăng dầu trong nước hoàn toàn tuân theo giá thế giới (giá có thể kiểm chứng). Thậm chí ngược lại, do cơ chế thị trường tại Việt Nam còn sơ khai nên nỗi lo chính là các DN có thể cạnh tranh nhau khốc liệt dẫn đến việc doanh nghiêọ nào cũng hạ giá thành để thu hút khách hàng". Khi DN xăng dầu được tự quyền định giá xăng dầu thì đồng thời họ sẽ phải có trách nhiệm với người dân, Chính phủ trước việc lỗ lãi của giá xăng dầu. DN sẽ phải trả lời những câu hỏi của dư luận trước việc giá xăng dầu thế giới có tăng, có giảm, sao giá xăng trong nước chỉ một chiều tăng? DN sẽ khó thoái thác hay “đùn đẩy” cho cơ quan quản lý về chất vấn giá xăng như hiện nay. (Doanh nghiệp tự định giá xăng dầu, Nhà nước quản lý gián tiếp, truy cập tại trang web http://vietbao.vn/Kinh-te/Doanh-nghiep-tu-dinh-gia-xang-dau-Nha-nuoc-quan-ly-gian- tiep/45233812/87/) Mở rộng so sánh một chút để rõ hơn điều này. Năm 2004, hai thương hiệu Vinaphone và Mobifone đều của VNPT chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường viễn thông với mức giá cước 3.000 đồng/phút di động. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi đó chỉ là 542 USD/người/năm. Thế nhưng, sau khi Viettel tham gia vào thị trường thì một sự cạnh tranh sòng phẳng hơn mới bắt đầu. Giá cước di động đã liên tục giảm trong 7 năm qua, đến nay giá cước di động mỗi phút cho thuê bao trả trước của mạng Viettel chỉ là 1.190 đồng nội mạng và 1.390 đồng/phút ngoại mạng. Giảm gần 3 lần so với 7 năm trước, chưa kể mức giảm tương đối khi so sánh với yếu tố lạm phát và thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên hơn 1.160 USD/người/năm. Giá cước thực tế còn thấp hơn nữa do các chương trình giảm giá, khuyến mại thường xuyên của các nhà mạng. Đương nhiên không thể kỳ vọng một tình trạng tương tự với xăng dầu. Tuy nhiên, một sự cạnh tranh lành mạnh, ít nhất là giữa các nhà nhập khẩu là điều có thể kỳ vọng. Khi để DN tự quyết định giá xăng dầu, họ sẽ phải chịu trách nhiệm với các quyết định tăng, giảm giá của mình thay vì đùn đẩy cho cơ quan quản lý như hiện nay. Nhà nước thể hiện vai trò giám sát, quản lý của mình trong các DN bằng việc kiểm toán, thanh tra độc lập. Điều này thực ra đã được thể hiện đầy đủ trong Nghị định 84/CP. Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, cần cấu trúc lại thị trường xăng dầu theo hướng cơ cấu lại các DN nhập khẩu đầu mối. Tại một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, dù chỉ có ba đầu mối nhập khẩu nhưng tính cạnh tranh rất cao. Trong khi tại Việt Nam có 10 DN nhà nước nhập khẩu nhưng sức cạnh tranh không cao. (DĐDN (2010), Thị trường xăng dầu: Vẫn độc quyền nhóm!, truy cập tại trang web http://congthuong.com.vn/p0c225n3613/thi-truong-xang-dau-van-doc-quyen- nhom.htm) Quản lý kinh doanh xăng dầu, nhà nước nên sử dụng công cụ thuế, chính sách thay vì điều tiết giá. Nhà nước chỉ nên can thiệp trong khủng hoảng- Ts.Nguyễn Quang A nhận định. Theo ông, cần hiểu đúng sự can thiệp của nhà nước là gì? Nhà nước có nhiều công cụ để điều tiết, không chỉ là can thiệp hành chính vào giá. Nhà nước quản lý bằng quy hoạch, giấy phép, thuế, các loại phí, bằng quy định cạnh tranh, các tiêu chuẩn môi trường, v.v Quản lý bằng quy hoạch là rất quan trọng. Ông A hoàn toàn nhất trí với ông Vương Đình Dung, Tổng giám đốc Công ty xăng đầu Quân đội khi ông nhấn mạnh vấn đề quy hoạch cảng, kho tàng, mạng lưới và nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kinh doanh xăng dầu Việt Nam. Tuy chúng ta không cam kết mở cửa lĩnh vực này, nhưng để cho có quá nhiều công ty kinh doanh là không tốt, là lãng phí nguồn lực của đất nước. Thế mà người ta lại định mở cho nhiều doanh nghiệp nữa tham gia thị trường. Làm thế là sai lầm chiến lược, tuy nghe có vẻ rất “tự do” và “thoáng” hợp “thời thượng”. Tương tự như điện thoại di động, ông A cho rằng 3-4 công ty là đủ để có cạnh tranh lành mạnh. Hiện tại có 12 công ty kinh doanh xăng dầu chính. Theo ông A, Nhà nước nên có chính sách để giảm thị phần của Petrolimex (đang chiếm trên 50% thị phần) và khuyến khích 10 công ty còn lại sáp nhập thành 2 công ty chiếm [...]... sàn nhau Khi đó nhà nước chỉ lo để 3 công ty này không câu kết với nhau, giữ cho quy hoạch, môi trường và cạnh tranh lành mạnh Các công ty này nên mua lại các cây xăng của tư nhân (có thể trả bằng cổ phần biến họ thành người chủ) để nâng cấp, chuẩn hóa tạo thành mạng lưới phân phối riêng của mình Nhà nước hãy để cho họ tự chủ, tự quyết định về đầu tư, kinh doanh, giá mua, giá bán (có thể rất khác nhau... thường đừng can thiệp, đừng định giá và chỉ dùng chính sách thuế, giấy phép, quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường để điều tiết (phải chấp nhận mất nhiều quyền “hành hạ” và “vòi vĩnh”), hãy để cho doanh nghiệp tự quyết; trong khủng hoảng thì nhà nước phải can thiệp mạnh nhưng vẫn phải minh bạch (Nguyễn Quang A, Thị trường xăng dầu: Nhà nước đừng làm việc của doanh nghiệp, truy cập tại trang web... cho mỗi loại khách hàng của chúng), tức là để họ hoạt động theo cơ chế thị trường; và chỉ lo các vấn đề chiến lược, cũng như ngăn chúng câu kết Xây dựng mạng lưới ở các vùng sâu vùng xa là việc không mấy công ty muốn làm, hệt như trong viễn thông Nên có 1 quỹ riêng (thí dụ thu 10 đồng/lít) để bù cho các cơ sở ở vùng sâu vùng xa (ai trong 3 công ty này mở đều được hỗ trợ như nhau, họ phải cạnh tranh... Quang A, Thị trường xăng dầu: Nhà nước đừng làm việc của doanh nghiệp, truy cập tại trang web http://www.baomoi.com/Thi-truong-xang-dau-Nha-nuoc-dunglam-viec-cua -doanh- nghiep/50/3295713.epi) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ môn Kinh tế Công cộng, Giáo trình Kinh tế Công cộng (tập I), NXB Thống kê 2006 2 Các trang web: http://congthuong.com.vn http://www.baomoi.com http://vietbao.vn . lượng Q 1 và bán ở giá P 1 , thu lợi nhuận siêu ngạch là diện tích hình chữ nhật P o P 1 BE. Rõ ràng, theo điều kiện biên về tính hiệu quả P = MB = MC thì D = MB Q Q 1 AC P P 1 P o 0 . chỉnh lên 3,092 USD/gallon (1gallon bằng khoảng 3,8 lít). Nếu tính theo tỷ giá 1 USD tương đương 20.600 VND thì 1 lít xăng tại Mỹ có giá khoảng 0,834 USD tương đương 17 .18 0 VND. Trong khi đó, tại. năm qua, đến nay giá cước di động mỗi phút cho thuê bao trả trước của mạng Viettel chỉ là 1. 190 đồng nội mạng và 1. 390 đồng/phút ngoại mạng. Giảm gần 3 lần so với 7 năm trước, chưa kể mức giảm

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • (Nguyễn Quang A, Thị trường xăng dầu: Nhà nước đừng làm việc của doanh nghiệp, truy cập tại trang web http://www.baomoi.com/Thi-truong-xang-dau-Nha-nuoc-dung-lam-viec-cua-doanh-nghiep/50/3295713.epi)

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • 1. Bộ môn Kinh tế Công cộng, Giáo trình Kinh tế Công cộng (tập I), NXB Thống kê 2006.

  • 2. Các trang web:

  • http://congthuong.com.vn

  • http://www.baomoi.com

  • http://vietbao.vn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan