1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình huống bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng

5 9,3K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 25,65 KB

Nội dung

Vì tôi thấy Điều 307 - Luật Thương Mại quy định là được áp dụng cả 2, còn Khoản 3 - Điều 422 - Luật Dân Sự thì bảo đã áp dụng phạt vi phạm rồi thì không được bồi thường thiệt hại nữa.

Trang 1

Tình huống:

Gia đình tôi quản lí một doanh nghiệp tư nhân chuyên thu mua mặt hàng thủ công mỹ nghệ của bà con nông dân Để phục vụ cho công việc điều hành DN nên tôi đã cố gắng trang bị cho bản thân các kiến thức về pháp lý bằng cách mua Luật về để tự tìm hiểu Tuy nhiên, tôi chỉ hiểu được những điều cơ bản, còn những điều Luật hơi rắc rối một chút thì chỉ thuộc chứ không nắm được bản chất Qua đây tôi muốn nhờ các Luật sư giải đáp cho tôi một thắc mắc liên quan đến hợp đồng mà tôi đã ký Cụ thể như sau:

Do xe của DN tôi gặp vấn đề về giao thông nên không thể hoạt động trong một thời gian, do vậy tôi có ký hợp đồng vận tải với một DN tư nhân khác, theo đó DN họ phải vận chuyển hàng hóa cho chúng tôi trong vòng 2 tháng

Trong điều khoản hợp đồng 2 bên cũng có thỏa thuận về việc phạt vi phạm nếu bên nào vi phạm các điều khoản trong hợp đồng

Vậy tôi muốn hỏi là nếu chúng tôi đã phạt vi phạm rồi thì sau này bên kia vi phạm hợp đồng

mà dẫn đến thiệt hại thì chúng tôi có được yêu cầu họ bồi thường thiệt hại không ? Vì tôi thấy Điều 307 - Luật Thương Mại quy định là được áp dụng cả 2, còn Khoản 3 - Điều 422 - Luật Dân Sự thì bảo đã áp dụng phạt vi phạm rồi thì không được bồi thường thiệt hại nữa

Không biết tôi hiểu có đúng không, nhưng nghe rất mâu thuẫn Vậy trường hợp của tôi phải

áp dụng luật nào?

Còn một điểm nữa ở điều 301 - Luật TM quy định là mức phạt vi phạm "không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm" Vậy "giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm"

có phải là "giá trị hợp đồng" không?

Khi chúng tôi ký hợp đồng thì đã biết được vi phạm ở điều nào trong hợp đồng đâu mà căn

cứ vào phần "giá trị hợp đồng bị vi phạm" để thỏa thuận mức phạt vi phạm cho nó dưới 8%

Sở dĩ tôi băn khoăn như vậy là vì trong hợp đồng của chúng tôi có điều khoản quy định là bên B (tức bên vận tải) không được đi qua đường làng, mà phải đi bằng một con đường vòng (xa hơn mất gần 2km)

Quy định như vậy là vì con đường làng là do bà con góp tiền đổ bê tông, nếu xe tải chạy vào thì rất nhanh hỏng Tuy nhiên lái xe của bên B rất hay vi phạm điều này, tôi đã nhăc nhở thường xuyên nhưng họ vẫn lặp lại Bà con họ ngại vị thế gia đình tôi nên không dám ngăn cản tuy nhiên tôi biết họ rất ức chế nên tôi cảm thấy rất phiền lòng Vậy giả sử nếu tôi có yêu cầu đòi phạt vi phạm do họ vi phạm hợp đồng thì "giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm" ở đây là gì, nó có phải toàn bộ giá trị hợp đồng (tức là toàn bộ mức phí mà chúng tôi phải thanh toán cho bên B trong thời gian 2 tháng thuê họ vận chuyển hàng) không?

Trang 2

Giải quyết tình huống:

1 Đối tượng của Bộ luật dân sự và Luật Thương mại khác nhau:

( Trước hết, chúng ta hãy cùng đọc lại các điều luật có liên quan - ở phần cuối bài viết này)

và thấy rằng :

Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự và Luật Thương mại khác nhau Qui định tại Bộ luật dân sự “áp” cho các giao dịch dân sự giữa cá nhân – cá nhân (hoặc tổ chức) không nhằm mục đích kinh doanh Còn qui định tại Luật Thương mại chủ yếu

“áp” cho đối tượng và doanh nghiệp (thương nhân) và giao kết hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh, sinh lợi

Nói chung, Bộ luật dân sự là bộ luật có tính chất “nền tảng” trong hệ thống pháp luật một quốc gia Nguyên tắc và các qui định tại Bộ luật dân sự mang tính lan tỏa và định hướng cho các luật khác (gọi là luật chuyên ngành) Tuy nhiên, trong trường hợp có sự khác biệt giữa

Bộ luật dân sự và Luật chuyên ngành thì luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng (Tất nhiên là phải “áp” đúng đối tượng)

Như vậy, có thể thấy là vì doanh nghiệp của chị là một … doanh nghiệp, ký kết hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh Do vậy, trong trường hợp này luật áp dụng mang tính ưu tiên hơn chính là Luật Thương Mại Vì vậy, việc chị thấy có vẻ mâu thuẫn giữa Bộ luật dân sự và Luật Thương mại thực ra không hẳn là mâu thuẫn nhau Nguyên tắc “ưu tiên luật chuyên ngành” thường được ghi rõ trong luật chuyên ngành, trong phần đầu của luật

2 Bồi thường thiệt hại là qui định mang tính bắt buộc, còn phạt vi phạm hợp đồng là do hai bên thỏa thuận:

Việc bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên vi phạm hợp đồng Bộ luật dân sự qui định khi bên nào có hành vi vi phạm hợp đồng và hành vi này là nguyên nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho bên kia (hoặc bất kỳ ai khác – kể cả người không tham gia, ký kết hợp đồng) đều có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại

Hay nói một cách đơn giản là trong mọi trường hợp, mọi luật, đều áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại Nguyên tắc này là độc lập, không liên quan gì tới việc “phạt vi phạm hợp đồng” mà chị thắc mắc cả

Trong khi đó, phạt vi phạm hợp đồng là một thỏa thuận mang tính “mở” Có nghĩa là không

ai bắt buộc các bên phải thỏa thuận và ghi vào hợp đồng về việc này Nhưng nếu các bên muốn thì có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng Và nếu đã ghi vào hợp đồng thì phải thực hiện đúng như vậy ( Vì chính mình đã muốn như vậy mà !)

Ví dụ: Doanh nghiệp của chị ký hợp đồng với doanh nghiệp B chuyên chở hàng hóa Cho dù trong hợp đồng không có ghi câu “ nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại thì phải bồi thường”, nhưng khi điều đó thực tế diễn ra, thì doanh nghiệp chị vẫn có quyền kiện và yêu cầu doanh nghiệp B bồi thường thiệt hại cho mình

Trang 3

Và, nếu trong hợp đồng hai bên có ghi rõ về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng Chẳng hạn: “nếu bên B vi phạm hợp đồng thì phải chịu phạt một số tiền 50 triệu đồng” Thì khi đó, nếu bên B vi phạm hợp đồng – thì ngoài khoản bồi thường thiệt hại như nói ở phần trên, doanh nghiệp B còn phải chịu đóng phạt cho bên chị 50 triệu đồng nữa (miễn là 50 triệu đồng này thấp hơn 8% giá trị vi phạm)

( Ở đây cũng xin nói thêm là theo Luật Thương mại thì tối đa là 8%, nhưng theo Bộ luật dân

sự thì lại không qui định cụ thể - nên có thể hiểu là có thể đòi phạt “không giới hạn” Có điều đối với doanh nghiệp thì luật điều chỉnh là luật Thương mại – chứ không phải là luật Dân sự Nên mình không thể “vận dụng” điều này để đưa ra mức phạt quá cao Tuy nhiên, trong các giao dịch dân sự, giữa cá nhân - cá nhân, không có mục đích kinh doanh thì các bên có quyền đưa ra mức phạt vi phạm thật cao

Chẳng hạn như việc đặt tiền cọc khi mua nhà vậy Luật không qui định giới hạn mức đặt tiền cọc, nên bên đặt cọc có quyền và có thể đặt cọc thật cao, thậm chí cao hơn giá trị mua bán

để “chắc ăn”, để bên kia không dám “phá kèo”

Về thắc mắc của chị là tại khoản 3 điều 422 Bộ luật dân sự nói “đã áp dụng phạt vi phạm rồi thì không được bồi thường thiệt hại nữa” – thực chất chỉ là trường hợp cá biệt, áp dụng cho loại hợp đồng dân sự trong đó các bên “có thỏa thuận về phạt vi phạm” ( Điều này ghi ngay

ở tên điều luật là “Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm” )

Nói tóm lại, nếu trong hợp đồng của chị với doanh nghiệp B có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng thì khi bên B vi phạm, ngoài tiền phạt vi phạm hợp đồng, phía chị vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Luật áp dụng trong trường hợp của chị là Luật Thương Mại

3 Thế nào là “phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” ?

Điều 301 Luật TM quy định mức phạt vi phạm "không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm" Ở đây, "giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm" không hẳn là "giá trị hợp đồng"

Dù vậy, việc hiểu và chứng minh thế nào là “giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” theo tôi hoàn toàn không đơn giản chút nào Chưa kể việc đánh giá, kết luận – trong trường hợp phải đưa ra tòa án giải quyết – hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của Hội đồng xét xử

Nếu lấy từ một ví dụ đơn giản như : công ty K ký hợp mua của công ty H 100 tấn phân bón, nhưng sau đó công ty H chỉ giao được 70 tấn – thì có thể dễ dàng nhận thấy phần “nghĩa vụ

bị vi phạm” là 30 tấn phân bón

Tuy nhiên, nếu là ví dụ sau : Công ty M thuê công ty N vận chuyển hàng hóa từ Long An về TP.HCM Thời gian vận chuyển ghi trong hợp đồng là 1 ngày Nhưng tới 2 ngày công ty N mới vận chuyển xong Nếu chiếu theo hợp đồng thì rõ ràng bên N đã vi phạm Nhưng giá trị

vi phạm ở đây là bao nhiêu quả thật rất khó phân tích (các quan điểm bất đồng)

Trang 4

Theo kinh nghiệm thực tế, chúng tôi khuyên khách hàng nên ghi trong hợp đồng là “nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì ngoài việc phải bồi thường thiệt hại theo qui định, còn phải trả cho bên kia một số tiền gọi là tiền phạt vi phạm hợp đồng tương đương 8% giá trị hợp đồng” là tốt nhất Việc hiểu và giải quyết như thế nào sẽ rộng đường tính sau

4 Không nên duy trì hợp đồng với đối tác liên tục vi phạm cam kết:

Vấn đề chị băn khoăn là bên B (tức bên vận tải) không đi qua đường vòng mà lại đi qua đường làng là điều thật sự đáng băn khoăn

Vấn đề chị đòi phạt do vi phạm hợp đồng đặt ra ở đây không phải là chuyện lớn Mà vấn đề đáng nói hơn là trách nhiệm xã hội và quyền chấm dứt hợp đồng Vì nếu xe của bên B liên tục vi phạm hợp đồng thì chị có quyền và nên chấm dứt hợp đồng với một đối tác như vậy

Vì nếu sau này đường xá hư hỏng nặng, người dân khiếu kiện và cơ quan chức năng vào cuộc thì chúng tôi nghĩ trong đó có phần trách nhiệm của chị Vì đã ký kết và dung túng cho đối tác làm ăn không đàng hoàng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba Theo chúng tôi, chị nên yêu cầu đối tác phải nghiêm túc thực hiện những điều đã cam kết trong hợp đồng, nếu không sẽ chấm dứt hợp đồng

Qui định của pháp luật :

Điều 301 Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị

vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này

Điều 302 Bồi thường thiệt hại

1 Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

2 Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

Điều 307 Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại

1 Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác

2 Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác

( Theo Luật Thương mại 2005)

Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm

1 Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa

Trang 5

vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2 Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận

3 Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm

mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm

( Điều 422 Bộ luật dân sự 2005)

Ngày đăng: 24/08/2014, 00:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w