Các khoản mục này cũng phải được ghi nhận và phản ánh theo đúng các trình tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận.. Để thực hiện mục tiêu n
Trang 1
Tiểu luận KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Tìm hiểu về khái niệm cơ bản trong kiểm toán:
Cơ sở dẫn liệu
Thành viên:
Trang 2KẾT CẤU BÀI TIỂU LUẬN
I Cơ sở lý luận:
1 Khái niệm cơ sở dẫn liệu (CSDL)
2 Nội dung CSDL
3 CSDL và mục tiêu kiểm toán
4 Ý nghĩa của CSDL trong kiểm toán BCTC
II Ví dụ về CSDL và mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán
Hàng tồn kho
Trang 3NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
1 Khái niệm
Cơ sở dẫn liệu của BCTC là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình
trong BCTC do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định Các căn cứ này phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong BCTC
Giải thích thuật ngữ:
(1) do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập
(2) trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định
Hình thức thể hiện của CSDL:
- Các quyết định đã được ban hành;
- Các quy chế, chế độ, các văn bản pháp luật hiện hành;
- Chứng từ kế toán đã được tạo lập;
- Các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp;
- Sổ cái các tài khoản liên quan …
Xử lý nhu cầu
và đưa ra quyết
định thực hiện
nghiệp vụ
Tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện nghiệp vụ
Quá trình xử lý của bộ phận kế
toán với các nghiệp vụ
Tổng hợp và phản ánh các nghiệp vụ vào BCTC của đơn
vị
Trang 42 Nội dung cơ sở dẫn liệu
- Sự hiện hữu: Một khoản tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu hay một khoản
nợ phải trả được phản ánh trên BCTC của đơn vị tại thời điểm báo cáo
là phải thực tế tồn tại tại thời điểm đó
- Quyền và nghĩa vụ: một tài sản hay khoản nợ trình bày trên BCTC
đơn vị phải thuộc quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo
- Sự phát sinh: Một sự kiện hay một nghiệp vụ kinh tế đã được ghi chép
vào hệ thống sổ kế toán của đơn vị và được phản ánh vào BCTC thì phải thực sự phát sinh và có liên quan đến thời kỳ báo cáo
- Sự tính toán và đánh giá: Bao gồm một số khía cạnh sau: + Sự đánh giá: Một khoản tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, thu thập
và chi phí phải được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến
+ Sự tính toán: Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế khi ghi nhận phải
được ghi nhận đúng giá trị của nó Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải đảm bảo tính toán chính xác về mặt toán học và không có sai sót
- Sự phân loại và hạch toán: Bao gồm các khía cạnh sau :
+ Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, các khoản doanh thu, chi phí,
các nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra và có liên quan đến kỳ báo cáo phải được ghi chép đầy đủ trong hê thống sổ kế toán của đơn vị và phải được báo đầy đủ trong hệ thống BCTC
+ Tính đúng đắn: Các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở
hữu, các khoản chi phí, doanh thu phải được phân loại một cách đúng
Trang 5đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán Các khoản mục này cũng phải được ghi nhận và phản ánh theo đúng các trình tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận
+ Tính đúng kỳ: Một nghiệp vụ và sự kiện kinh tế phát sinh phải được
ghi nhận theo nguyên tắc kế toán dồn tích, tức là được ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền
- Tổng hợp và công bố: Bao gồm các khía cạnh sau :
+ Cộng dồn (tổng hợp): Số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế
toán phải được tính toán một cách chính xác, việc luân chuyển số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp đảm bảo không có sai sót Số liệu trên các sổ kế toán của các tài khoản có liên quan phải đảm bảo phù hợp với nhau
+ Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên BCTC
phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Trang 63 CSDL và mục tiêu kiểm toán
Mối quan hệ giữa cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán:
Các bước triển khai mục tiêu kiểm toán:
Cơ sở dẫn liệu:
Là đối tượng
hướng tới và là cơ
sở hình thành các
mục tiêu kiểm toán
Các mục tiêu kiểm
toán:
Đưa ra nhận xét về mức độ trung thực
và hợp lí của các cơ
sở dẫn liệu
Các BCTC
Các bộ phận cấu thành
BCTC
Xác nhận của ban quản trị
về các bộ phận cầu thành (Các cơ sở dẫn liệu)
Các mục tiêu kiểm toán
chung Các mục tiêu kiểm toán đặc
thù
Trang 7 Mục tiêu kiểm toán chung:
Mục tiêu kiểm toán từng bộ phận của BCTC là nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ xác đáng về mọi khía cạnh làm cơ sở xác nhận cho từng bộ phận được kiểm toán
Để có thể đưa ra mục tiêu kiểm toán riêng biệt cho khoản mục, người ta cố gắng đưa ra những mục tiêu kiểm toán chung có thể áp dụng cho mọi khoản mục Các mục tiêu kiểm toán chung (General audit objectivies) này được hình thành trên cơ sở dẫn liệu
a, Sự hiện hữu: KTV cần thu thập các bằng chứng về sự hiện có của tài sản
và nguồn vốn được phản ánh trên bảng cân đối kế toán bằng các kỹ thuật và thủ tục kiểm toán thích hợp cho từng bộ phận và khoản mục
Ví dụ về kiểm tra tiền mặt
Trang 8b, Sự phát sinh: KTV cần thu thập đầy đủ các bằng chứng nhằm đảm bảo
toàn bộ các sự kiện, các nghiệp vụ kinh tế, các khoản doanh thu và chi phí đã được kế toán đơn vị ghi chép vào hệ thống sổ kế toán của thời kì báo cáo là thực sự phát sinh thực tế tại đơn vị
c, Quyền và nghĩa vụ:
Sự tồn tại và hiện có của tài sản không đảm bảo cho chúng thuộc quyền sở
hữu của đơn vị Nhiều tài sản hiện có tại đơn vị nhưng không thuộc sở hữu của họ, ví dụ các loại vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công tài sản cố định thuê hoạt động
Vì vậy KTV phải thu thập các bằng chứng về quyền sở hữu (hoặc quyền kiểm soát lâu dài) của đơn vị đối với các tài sản đã phản ánh trên BCTC bằng cách xem xét cẩn thận các tài liệu, chứng từ làm căn cứ pháp lý liên quan
d, Sự tính toán và đánh giá:
+ Sự đánh giá: KTV cần phải xem xét việc đánh giá tài sản (bao gồm cả
ngoại tệ, vàng bạc ), công nợ, vốn chủ sở hữu, thu thập và chi phí của đơn vị có phù hợp với các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến hay không Để thực hiện mục tiêu này, KTV cần chú ý: Các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng để đánh giá có đúng với các chuẩn mực, chế độ kế toán hay không?
Việc áp dụng phương pháp đánh giá có hợp lý và nhất quán không?
Cách tính toán trong quá trình áp dụng nguyên tắc đánh giá có chính xác không?
+ Sự tính toán: Theo mục đích này, KTV phải thu thập đầy đủ các bằng
chứng kiểm toán nhằm đảm bảo các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế trong kỳ được kế toán của đơn vị tính toán và ghi chép đúng giá trị Để thực hiện được mục tiêu kiểm toán này, KTV có thể sử dụng một số kỹ thuật chủ yếu sau: Tiến hành tính toán lại để kiểm tra độ chính xác về số học của các phép tính
mà đơn vị đã thực hiện, thực hiện quá trình phân tích nhằm xem xét các khả năng nhầm lẫn có thể có trong quá trình tính toán
Trang 9Ví dụ về Kiểm tra tính đánh giá của ngoại tệ
e, Sự phân loại và hạch toán:
+ Tính đầy đủ: Theo mục tiêu kiểm toán này, KTV phải có bằng chứng
để chứng minh rằng mọi nghiệp vụ, tài sản, công nợ đều được ghi chép và phản ánh đầy đủ trên BCTC
+ Tính đúng đắn: Để thực hiện mục tiêu này, trước hết KTV phải kiểm tra
lại chính sách phân loại của đơn vị với các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản doanh thu, chi phí Có thể tiến hành chọn mẫu để kiểm tra việc phân loại đối với một số khoản mục cụ thể
+ Tính đúng kỳ: Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế này cũng được phản ánh
đúng kỳ mà chúng phát sinh và đủ điều kiện được ghi nhận
Trang 10Ví dụ về Kiểm tra Doanh thu, Chi phí
f, Tổng hợp và công bố: Mục tiêu này đòi hỏi, KTV phải có đầy đủ bằng
chứng kiểm toán nhằm đảm bảo các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản chi phí, doanh thu được đơn vị phân loại một cách đúng đắn; các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán;
+ Cộng dồn (Tổng hợp): Số liệu trên BCTC của một khoản mục thường bao
gồm nhiều đối tượng chi tiết Đồng thời số dư của mỗi loại tài khoản lại bao gồm nhiều biến động của nhiều nghiệp vụ tạo thành Vì vậy, trước khi kiểm tra sự chính xác của từng đối tượng chi tiết, từng khoản mục phải kiểm tra quá trình tổng cộng, lũy kế (cộng dồn)
Trang 11+ Trình bày, công bố: Cuối cùng, để đảm bảo các chỉ tiêu, bộ phận và khoản
mục trên BCTC phải được đơn vị xác định, trình bày, công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Ví dụ về kiểm tra tiền gửi Ngân hàng
Trang 124 Ý nghĩa của CSDL trong kiểm toán BCTC
- Cơ sở dẫn liệu có tác dụng quan trọng trong cả 3 giai đoạn của quá trình
kiểm toán bao gồm các giai đoạn:
+ Lập kế hoạch
+ Thực hiện
+ Kết thúc kiểm toán
- Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc hiểu biết rõ cơ sở dẫn liệu giúp KTV xác định được khả năng các rủi ro và sai phạm có thể xảy ra trong BCTC của đơn vị nói chung cũng như các chỉ tiệu và bộ phận cấu thành nên BCTC nói riêng Cơ sở dữ liệu cũng là căn cứ giúp KTV xác định được những mắt xích và thủ tục kiểm soát cơ bản được đơn vị xây dựng và duy trì nhằm kiểm soát các khía cạnh của hoạt động trong đơn vị Từ những hiểu biết này KTV sẽ xác định, lựa chọn các thủ tục và trình tự kiểm toán phù hợp nhằm thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các nhiệp
vụ và số dư của các tài khoản Đây là nội dung quan trọng để xây dựng 1 chương trình kiểm toán phù hợp cho từng khoản mục, bộ phận cũng như toàn bộ báo cáo tài chính
- Trong giai đoạn thực hiệm kiểm toán cơ sở dẫn liệu sẽ giúp KTV luôn xác định được mục tiêu các thử nghiệm mình đang thực hiện, trên cở sở đó có thể đưa ra các quyết định có hiệu quả nhất cho cuộc kiểm toán
- Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, cơ sở dẫn liệu là căn cứ để KTV xác định và đánh giá tình đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng thu thập được với các mục tiêu kiểm toán đã được thiết lập, từ đó đánh giá được mức độ thỏa mãn về kiểm toán Từ đó sẽ giúp KTV đưa ra các quyết định có liên quan đến các thủ tục kiểm toán cần thực hiện bổ sung cũng như những nhận định đánh giá về các chỉ tiêu bộ phận được kiểm toán và toàn bộ BCTC
Trang 13II. VD về CSDL và mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán
HTK
Mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư khoản mục/tài khoản
Cơ sở dẫn liệu
Mục tiêu kiểm toán chi tiết theo số dư (chung)
Mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài
khoản cụ thể
Tồn tại và xảy
ra
Tồn tại Tất cả số dư hàng tồn kho chi tiết ghi trên sổ
đều tồn tại vào ngày lập Bảng cân đối kế toán
Trọn vẹn Trọn vẹn Tất cả số dư hàng tồn kho chi tiết đang tồn
tại đều được ghi và trình bày trên sổ đủ
Đánh giá và
phân bổ
Chính xác Số lượng hàng tồn kho trên sổ khớp với kết
quả kiểm kê Giá sử dụng đánh giá hàng tồn kho là đúng Đơn giá nhân với số lượng được tính đúng và chi tiết được tính đúng
Phân loại Hàng tồn kho được phân loại đúng theo mỗi
loại hàng tồn kho cụ thể Đúng kỳ Nghiệp vụ mua hàng vào cuối năm được ghi
đúng Sự khớp đúng Tổng cộng giá trị hàng tồn kho khớp với số
dư tài khoản hàng tồn kho trên Sổ Cái Giá trị có thể
thực hiện
Hàng tồn kho được ghi giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiện được
Quyền và Nghĩa
vụ
Quyền và Nghĩa vụ
Công ty thực hiện đánh mã cho tất cả hàng tồn kho trong danh mục
Trình bày và
Công bố
Trình bày và Công bố
Những nhóm hàng chính và cơ sở cho đánh giá hàng tồn kho được công bố
Hàng tồn kho nhận cầm cố hoặc chứng từ chuyển nhượng hàng được công bố
Trang 14Mục tiêu kiểm toán chi tiết theo các nghiệp vụ
Cơ sở dẫn
liệu
Mục tiêu kiểm toán chi tiết theo nghiệp vụ bán hàng
Mục tiêu kiểm toán liên quan tới nghiệp vụ bán
hàng
Tồn tại
và xảy ra
Xảy ra Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phiếu điều động
phương tiện và việc kế toán hoạch toán chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán vào sổ chi tiết kê toán thì nghiệp vụ bán hàng của công ty Hòa Phát cho cửa hàng Điện Quang đã xảy ra vào ngày 28/3/2010
Trọn vẹn Trọn vẹn Căn cứ vào hóa đơn xuất kho, GTGT, phiếu thu
thì nghiệp vụ bán hàng tồn tại và đã được nhân viên kế toán ghi sổ đủ về giá trị hàng xuất kho, thuế GTGT
Đánh giá
và phân
bổ
Chính xác Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho,
phiếu thu tiền nghiệp vụ bán hàng được tính toán
và ghi đúng số tiền là 50.758.960
Phân loại Phiếu xuất kho cho thấy nghiệp vụ bán hàng ghi
chi tiết chủng loại số lượng đầy đủ của từng loại, giá cả chính xác
Đúng kỳ Căn cứ vào các hóa đơn thiết lập nghiệp vụ bán
hàng được ghi chép đúng ngày 28/3/2012
Tổng hợp và chuyển số
Qua các phiếu thu nhân viên kế toán đã tổng hợp đúng vào sổ chi tiết và được chuyển sổ đúng