Và sau cùng ,về vấn đề nếu thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì VAS 01 và Conceptual đều có chung một qui định: “Báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN - -
TIỂU LUẬN KIỂM TOÁN
ĐỀ TÀI: SO SÁNH CONCEPTUAL
FRAMEWORK VÀ VAS 01 Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đoàn Văn Hoạt
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài tiểu luận:
Lưu Thị Kim Chi Lớp KI01 31091023074
Trần Hoàng Linh Lớp KI01 31091021389
Huỳnh Trọng Nghĩa Lớp KI02 31091020868
Trương Hồng Nguyên Lớp KI01 31091021705
Trần Thanh Tân Lớp KI02 31091020921
Nguyễn Văn Thanh Lớp KI02 31091024886
Đoàn Lê Minh Thảo Lớp KI01 31091020037
Trương Lê Nhật Vũ Lớp KI01 31091020003
TP Hồ Chí Minh 02.2012
Trang 2SO SÁNH
CONCEPTUAL FRAMEWORK
VÀ VAS 01
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
I Mở đầu 4
1 Mục đích: 4
2 Phương pháp: 4
II Giới thiệu sơ lược Conceptual Framework và VAS01 4
III So sánh Conceptual Framework và VAS01 4
1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản: 4
2 Các yêu cầu kế toán cơ bản: 7
3 Các yếu tố của báo cáo tài chính: 11
4 Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính: 13
IV Kết luận 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4I Mở đầu
1 Mục đích:
ự toàn cầu hóa thị trường vốn tác động mạnh mẽ đến quá trình hội nhập quốc tế về chuẩn mực kế toán Nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kế toán, vào năm 2001 Ủy Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành khung khái niệm (Conceptual framework) được coi là nền tảng chuẩn mực kế toán quốc
tế (IAS/ IFRS) và các nguyên tắc kế toán được thừa nhận (GAAP)
Mục đích bài tiểu luận đặt ra các vấn đề về bản chất và nội dung của hệ thống các khái niệm kế toán Việt Nam được đề cập trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) Cụ thể chuẩn mực chung (VAS 01) Phân tích sự thiếu đầy đủ và không đồng bộ trong VAS 01 so với khung khái niệm (Frame work) để có thể đưa ra giải pháp nhằm tăng tính ổn định và nhất quán của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam từ đó tăng khả năng đánh giá về tính trung thực và khách quan của thông tin do kế toán cung cấp trong điều kiện nền kinh tế chuyển đối
2 Phương pháp:
So sánh các khái niệm kế toán được đề cập trong chuẩn mực kế toán Việt
Nam (VAS 01) và khung khái niệm (Frame work)
II Giới thiệu sơ lược Conceptual Framework và VAS 01
huẩn mực chung số 01 được ban hành theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 Chuẩn mực định hướng quan trọng cho các nhà quản trị, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán viên, kiểm toán viên… trong việc lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính Chuẩn mực này là cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán theo khuôn mẫu thống nhất Khung khái niệm (Conceptual Framework): hoàn thiện chính sửa lần cuối vào 28/10/2010 bao gồm những khái niệm cơ bản được vận dụng trong các chuẩn mực kế toán hoặc các nguyên tắc kế toán được thừa nhận Khung khái niệm là trọng tâm của bất kỳ hệ thống kế toán nào vì nó cung cấp các khái niệm, nguyên tắc chung nhất làm cơ sở cho hoạt động kế toán và cơ sở xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc ban hành các chuẩn mực trong tương lai
III So sánh Conceptual Framework và VAS 01
1 Các nguyên tắc kế toán cơ bản:
AS 01 và Conceptual Framework về cơ bản có những điểm giống nhau nhất định Điều này cũng dễ hiểu vì VAS 01 được xây dựng trên
cơ sở Conceptual Framework và vận dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam VAS 01 đưa ra “Các nguyên tắc kế toán cơ bản” có một số khái niệm tương đồng với các khái niệm trong Conceptual Framework Cụ thể ở các khái niệm sau:
Nguyên tắc hoạt động liên tục – Going concern assumption
S
C
V
Trang 5Cả VAS 01 và Conceptual Framework đều có nội dung chủ yếu là : “Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động
liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần”
Conceptual Framewok theo đó cũng chú thích mở rộng thêm một cách
tương đối cụ thể như sau: “ Giả định rằng doanh nghiệp không có mục đích cũng
như nhu cầu giải thể hay thu hẹp đáng kể phạm vi hoạt động”.
Và sau cùng ,về vấn đề nếu thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì
VAS 01 và Conceptual đều có chung một qui định: “Báo cáo tài chính phải lập
trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài
chính.”
Nguyên tắc giá gốc – Historical cost
Conceptual Framework cho phép các yếu tố của báo cáo tài chính được sử dụng các loại giá sau để đánh giá:
Giá gốc (Historical cost): Chi phí bỏ ra để có tài sản tại thời điểm nhận tài sản
Giá hiện hành (Current cost): Chi phí bỏ ra để có tài sản tại thời điểm hiện tại
Giá có thể thực hiện (Realisable value): Số tiền có thể thu được khi bán tài sản tại thời điểm hiện tại
Hiện giá (Present value): Giá trị qui về thời điểm hiện tại của những chuỗi tiền phải trả trong tương lai
Trong đó giá gốc là giá được chấp nhận phổ biến hoặc được dùng kết hợp với các loại giá khác
Tuy nhiên, ở phạm vi hẹp hơn, VAS 01 chỉ sử dụng nguyên tắc giá gốc
Một cách cụ thể, về nguyên tắc giá gốc nói riêng, định nghĩa VAS 01 và Conceptual Framework có chung điểm tương đồng về một phần nội dung: “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận”
Bên cạnh đó, VAS 01 còn nhấn mạnh một khía cạnh mà Conceptual
Framework không nêu rõ : “Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có
quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.”
Tuy nhiên, Conceptual Framework còn có một ý lớn về việc tính giá gốc
của các khoản nợ phải trả : “Các khoản nợ phải trả được ghi nhận theo số tiền
nhận được trong việc trao đổi mang tính chất nghĩa vụ hay trong một số trường hợp như thuế thu nhập, và theo số tiền hay tương đương tiền kỳ vọng được trả
Trang 6trả để thanh toán nợ trong những tình huống bình thường mà doanh nghiệp gặp phải”
Trong khi đó, VAS 01 hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này
Nguyên tắc thận trọng – Prudence :
Về cơ bản, cả VAS 01 và Conceptual Framework khai thác nội dung này ở hai hướng hoàn toàn khác nhau
VAS 01 là chuẩn mực kế toán, và đề cập đến nguyên tắc thận trọng như
một định nghĩa cơ bản: “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần
thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn” Bên
cạnh đó, VAS 01 còn nêu cụ thể các trường hợp thể hiện tính thận trọng trong công tác kế toán
Trong khi đó, Conceptual Framework lại đi vào vấn đề sự nhất quán giữa
nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc khách quan trong báo cáo tài chính
Nguyên tắc trọng yếu – Materiality:
Nội dung của nguyên tắc này trong VAS 01 chủ yếu như sau : “Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính”
Tuy nhiên, trong Conceptual Framework chỉ nói sơ qua một phần tương đồng với VAS 01: “ Immaterial information does not affect a user’s decision.” Ngoài ra, phần lớn nội dung của nguyên tắc trọng yếu trong Conceptual
Framework là bàn về vấn đề : “ Nguyên tắc trọng yếu như là một khía cạnh của
tính thích hợp và không có mối quan hệ nào với các đặc điểm chất lượng khác”
Như vậy, về cơ bản, VAS 01 và Conceptual Framework khai thác nguyên tắc trọng yếu ở hai nội dung chủ yếu là khác nhau
Tuy nhiên, có 3 nguyên tắc cơ bản được đề cập trong VAS 01 nhưng hoàn toàn không xuất hiện trong Conceptual Framework:
Cơ sở dồn tích - The accruals basic of accounting
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền
Nguyên tắc phù hợp- Matching Concept
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó
Trang 7 Nguyên tắc nhất quán – Consistency
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của
sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính
Ngược lại, Trong frameworkcó một nguyên tắc rất quan trọng nằm trong phần đặc điểm chất lượng của các báo cáo tài chính - Tính đáng tin cậy (reliability), có nguyên tắc Nội dung quan trọng hơn hình thức
(Substance over form) Theo nguyên tắc này các giao dịch và các sự kiện
được kế toán và trình bày phù hợp với thực chất và thực tế kinh tế (economic reality) của nó và không chỉ phụ thuộc vào hình thức pháp lý
Còn VAS 01 không đưa ra nguyên tắc Nội dung quan trọng hơn hình
thức, mà nó được lồng vào trong nội dung của các Chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 21
2 Các yêu cầu kế toán cơ bản:
Trung thực, khách quan, đầy đủ - Faithful representation
Khách quan – Neutral
Theo chuẩn mực kế toán việt nam số 1, yêu cầu Khách quan được thể hiện qua “các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với
thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.”
Tương tự, trong conceptual framework, A neutral depiction (khách quan)
cũng được định nghĩa là “không thiên vị trong quá trình chọc lọc hay trình bày
thông tin tài chính”
Về yêu cầu khách quan, cả VAS 01 và Conceptual Framework đều nêu định nghĩa giống nhau Bên cạnh đó, Conceptual Framework cũng đưa ra lưu ý rằng thông tin khách quan không có nghĩa là thông tin không mục địch hay không bị ảnh hưởng đến hành vi/quyết định, điều mà trong chuẩn mục chung không đề cập đến
Đầy đủ - complete
Chuẩn mực chung của kế toán Viêt Nam đã giải thích yêu cầu đầy đủ được
thể hiện như sau : “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế
toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.”
Một cách tương đồng, Conceptual framework cũng định nghĩa yêu cầu đầy
đủ bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để người sử dụng hiểu hiện tượng được miêu tả kể cả tất cả chú thích và lời giải thích cần thiết
Tuy nhiên như định nghĩa của đầy đủ ở trong Framework, chúng ta có thể nhận ra được đặc tính đầy đủ ở đây được dùng với nghĩa rộng hơn Nó bao gồm
Trang 8“tất cả các thông tin cần thiết cho người sử dụng” chứ không gói gọn trong “các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán” như VAS 01 đã
nêu
Bên cạnh đó, một trong những đặc tính mà Chuẩn mực chung của kế toán
Việt Nam không đề cập đến nhưng Conceptual Framework lại có nêu chính là tính có thể kiểm tra (verifiability)
Verifiability được định nghĩa như là “những người độc lập và có kiến thức
chuyên môn khác nhau có thể đạt được sự đồng thuận về một phần cụ thể được trình bày trung thực , mặc dù không nhất thiết là đồng ý hoàn toàn” Đây là một
đặc tính được Conceptual Framework nêu ra để giúp đảm bảo thông tin trình bày một cách trung thực về nghiệp vụ kinh tế mà nó thể hiện
Ngoài ra, khác nhau cơ bản của cụm yêu cầu trung thực, khách quan, đầy đủ bên VAS 01 so với Conceptual Framework là VAS 01 không có nêu yêu cầu Free from error (không có lỗi) như Conceptual Framework
Kịp thời - Timeliness
Theo chuẩn mực kế toán Việt nam số 01, yêu cầu kịp thời có nghĩa là: “các
thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ”
Một cách tương tự, Conceptual Framework cũng nêu ra định nghĩa về đặc tính kịp thời Theo đó, kịp thời được định nghĩa là người ra quyết định (decision-makers) có những thông tin có thể dùng được trong khi họ ra quyết định một
cách kịp thời (in time to be capable of influencing their decisions)
Như chúng ta đã thấy, do sự khác biệt cơ bản về mục đích của VAS và Conceptual Framework nên cách trình bày định nghĩa của hai bên không giống nhau, dù nội dung vẫn diễn tả giống Chuẩn mực kế toán nêu định nghĩa tính kịp thời theo hướng các thông và số liệu kế toán phải được ghi ghép và báo cáo kịp thời; trong khi Conceptual Framework, kịp thời mang một ý nghĩa rộng hơn chính là những thông tin giúp người ra quyết định phải kịp thời, không chậm trễ Conceptual Framework cũng nêu rõ hơn rẳng các thông tin càng cũ thì độ hữu dụng của nó càng giảm, trừ trường hợp một vào thông tin có thể tiếp tục sử dụng trong một khoảng thời gian dài sau kì báo cáo kết thúc
Dễ hiểu - Understandability
Theo VAS 01 thì yêu cầu Dễ hiểu được giải thích như sau “Các thông tin
và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.”
Trang 9Ta thấy sự tương đồng trong Conceptual Framework qua đặc tính Understandability Và nó được định nghĩa như sau: Phân loại, mô tả và trình bày thông tin rõ ràng, chính xác, dễ hiểu
Ngoài ra, yêu cầu này còn hướng tới đối tượng sử dụng, cụ thể là “Người sử
dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính,
kế toán ở mức trung bình”
Tương tự, ở Conceptual Framework “Báo cáo tài chính được lập ra cho
người dùng là những người có một kiến thức nhất định ở lĩnh vực kinh doanh, kinh tế cũng như các chuyên gia phân tích”
Cuối cùng, cả trong VAS 01 và Conceptual Framework đều đề cập đến
“những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chình” Tuy nhiên mỗi bên lại có quy định khác nhau
Cụ thể bên VAS 01 “Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài
chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.” Trong khi đó thì bên
Conceptual Framework, “Những vấn đề phức tạp và không dễ hiểu có thể được
loại ra để các thông tin trong báo cáo tài chính dễ hiểu hơn Tuy nhiên, điểu này
có thể dẫn đến báo cáo này không đầy đủ và do đó có khả năng gây nhầm lẫn”
Có thể so sánh – Comparability
Khi đề cập đến yêu cầu “có thể so sánh” của VAS 01 cũng như đặc điểm Comparability của Conceptual Framework, ta nhận thấy cả 2 đều khá chú trọng đến tính nhất quán (Consistency) Cụ thể như sau:
Trong VAS 01 có đề cập “Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế
toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.”
Và trong Conceptual Framework có nhấn mạnh yếu tố Consistency, ta thấy
rõ điều này ở đoạn “Nhất quán, mặc dù liên quan với đặc tính có thể so sánh,
nhưng không thật sự giống nhau Tính nhất quán đề cập đến việc sử dụng các phương pháp tương tự cho các vấn đề tương tự, hoặc các kỳ trong một đơn vị hoặc trong một kỳ duy nhất của đơn vị So sánh là mục tiêu, nhất quán sẽ giúp đạt được mục tiêu.”
Về phạm vi cũng như khả năng so sánh, theo VAS 01 ta có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch Trong khi đó, trong Conceptual Framework
“thông tin về một đơn vị là hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh với thông tin
Trang 10tương tự về các tổ chức khác và với các thông tin tương tự của cùng một đơn vị trong cùng kỳ hoặc khác kỳ”
Ngoài những điểm khá tương đồng trên, ta nhận thấy một điểm khác biệt khá rõ ràng của yêu cầu này trong VAS 01 và Conceptual Framework
Nếu như trong VAS 01, để đáp ứng được yêu cầu Có thể so sánh thì bắt
buộc “Yêu cầu kế toán quy định tại các Đoạn 10, 11, 12, 13, 14, 15 nói trên phải
được thực hiện đồng thời Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được.”
Trong khi đó trong Conceptual Framework hầu như không đề cập tới vần đề này
Bên cạnh đó còn có một số điểm khác biệt nhỏ, trong Conceptual Framework có quy định mà VAS 01 không có
Như là “Có thể so sánh được là đặc tính chất lượng cho phép người dùng
xác định và hiểu tương đồng và khác biệt giữa các vấn đề Không giống như các đặc tính chất lượng khác, so sánh không liên quan một vấn đề duy nhất So sánh đòi hỏi ít nhất hai vấn đề”
Conceptual Framework cũng nêu rõ rằng “mặc dù một nghiệp vụ kinh tế có
thể trình bày một cách trung thực bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng những phương pháp kế toán khác nhau áp dụng cho những nghiệp vụ kinh tế giống nhau có thể làm giảm tính có thể so sánh”
Về bản chất của các quy định này thì khi áp dụng VAS nói chung vào thực tiễn, ta thấy có sự tương đồng, nhưng trên văn bản thì VAS 01 không nhắc đến
Khác biệt chủ yếu
Phù hợp là một trong đặc tính mà Conceptual Framework có định nghĩa
trong phần yêu cầu cơ bản đối với kế toán trong khi Chuẩn mực chung của kế toán Việt nam lại không nêu trong phần này Chúng ta có thể thấy VAS 01 có để cập Phù hợp như là một nguyên tắc kế toán cơ bản Tuy nhiên, hai định nghĩa này không hoàn toàn giống nhau
Theo Conceptual Framework, thông tin tài chính phù hợp là khả năng tạo ra
sự khác nhau khi quyết định bởi người sử dụng (“Relevant financial information
is capable of making a difference in the decisions made by user”) Ngoài ra,
thông tin tài chính có khả năng ảnh hưởng đến quyết định nếu nó có giá tri dự đoán được hoặc là giá trị để xác định “predictive value, confirmatory value or both”
Thông tin có giá trị dự đoán nếu nó được sử dụng như là đầu vào của quy trình để người sử dụng dự đoán đầu ratrong tương lai Thông tin có giá trị để xác định nếu nó đưa ra thông tin phản hồi về sự đánh giá lúc trước (xác nhận hoặc thay đổi) Giá trị dự đoán và giá trị để xác định có quan hệ lẫn nhau Thông tin có