BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC Đề tài 6 : CHẾ ĐỘ THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM GVHD : Phạm Quang Huy Lớp : Kế toán ngày – Khóa K20 SVTH : Nguyễn Thanh Bình TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2012 I- KHU VỰC CÔNG : 1. Tìm hiểu về khu vực công : a. Khái niệm : Khu vực công ở Việt Nam là khu vực do Nhà nước làm chủ sở hữu, Nhà nước đầu tư vốn hoặc một phần do tư nhân đầu tư vốn và được Nhà nước quản lí nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội. b. Đặc điểm : - Khu vực công phụ thuộc vào định hướng chính trị của nhà nước - Chịu sự chi phối của nhà nước - Chủ yếu do nhà nước đầu tư - Mục tiêu của khu vực công là phục vụ mục tiêu chung của xã hội, không nhằm mục tiêu lợi nhuận kinh tế. c. Phạm vi hoạt động : - Khu vực công hoạt động trong quản lý nhà nước, thực hiện chức năng cai trị - Trong hoạt động sản xuất và cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ, thực hiện chức năng xã hội và chức năng phục vụ. 2. Các tổ chức thuộc khu vực công : a. Phân loại các tổ chức thuộc khu vực công : - Tổ chức công trong lĩnh vực sự nghiệp: Giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hoạt động văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, thể dục thể thao… - Tổ chức công trong lĩnh vực công ích: Giao thông công cộng,cung cấp điện,nước sạch,vệ sinh môi trường,thủy lợi - Tổ chức công trong lĩnh vục hành chính nhà nước : + Xét theo chủ thể cung ứng của khu vực công : • Các tổ chức cung ứng thuộc khu vực công. • Các tổ chức cung ứng thuộc khu vực tư + Xét theo tính chất phục vụ của khu vực công : • Các tổ chức phục vụ lợi ích chung, thiết yếu của cộng đồng • Các tổ chức phục vụ các quyền và nghĩa vụ có tính hành chính-pháp lý của các tổ chức và công dân. 2 b. Các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức thuộc khu vực công. - Đối với lĩnh vực sự nghiệp: Hệ thống trường học, bệnh viện, các trung tâm văn hóa, thể thao… - Đối với lĩnh vực công ích: Hệ thống giao thông công cộng, hệ thống điện quốc gia, hệ thống cung cấp nước sạch… - Đối với lĩnh vực hành chính nhà nước : Hệ thống pháp luật,các chính sách của các tổ chức xã hôi,trợ cấp xã hội… 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các tổ chức thuộc khu vực công Các tổ chức thuộc khu vực công được thành lập dựa trên các nguyên tắc, mục tiêu và có những đặc trưng riêng. Cùng với đó là những đặc thù của khu vực công so với khu vực tư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ mà khu vực này cung cấp. 3.1 Các yếu tố bên ngoài - Nhóm các yếu tố chính trị - pháp luật: đó sự ổn định chính trị, môi trường chính sách, bảo mật sở hữu trí tuệ, hỗ trợ giáo dục, mức thuế và các khuyến khích, sự tôn nghiêm của pháp luật. Vai trò chức năng của các tổ chức thuộc khu vực công thể hiện mục đích chính trị của hệ thống chính trị. Thể chế chính trị luôn giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng của hệ thống chính trị. Nhà nước được xây dựng nhằm thực hiện sứ mệnh của đảng cầm quyền. Nhà nước lại có ảnh hưởng thực sự tới các tổ chức đặc biệt là các tổ chức hành chính. Việc cung ứng dịch vụ và hàng hóa công là nhiệm vụ cơ bản mà pháp luật quy định cho các tổ chức thuộc khu vực công. Dịch vụ hành chính công luôn gắn với thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lý, gắn với quyền lực nhà nước nên loại dịch vụ này chỉ có thể do nhà nước độc quyền nắm giữ và cung cấp (cấp giấy khai sinh, chứng thực…). Dịch vụ hành chính công phục vụ cho công việc quản lý nhà nước nên càng nhiều người sử dụng dịch vụ hành chính công thì hiệu quả quản lý nhà nước càng cao. Các doanh nghiệp nhà nước cung cấp các hàng hóa phục vụ thiết yếu cho đời sống của người dân đảm bảo công bằng xã hội cũng là chủ trương của Đảng, góp phần làm tăng hiệu quả quản lý nhà nước. Do đó chất lượng của hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức thuộc khu vực công chịu ảnh hưởng nhiều từ định hướng chính trị và các quy định của pháp luật. - Nhóm các yếu tố kinh tế: Môi trường kinh tế không chỉ liên quan tới các doanh nghiệp mà có ảnh hưởng quan trọng đến mọi tổ chức và chất lượng sản phẩm dịch vụ của các tổ chức đó. Một số yếu tố: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ tay nghề của lực lượng lao động, chất lượng của cơ sở hạ tầng, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ học sinh bỏ học, chi phí nhân công, những thay đổi về hệ thống kinh tế, các chính sách kinh tế của nhà nước, các điều kiện và các nhóm tổ chức khác. 3 Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên cơ sở nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhưng vẫn phải tuân theo quy luật của thị trường trong nền kinh tế thị trường. Chất lượng hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc nhiều vào các chính sách, sự điều chỉnh của nhà nước nhằm bảo hộ hay thúc đẩy sự tự cạnh tranh, tự tồn tại của các doanh nghiệp này. - Nhóm các yếu tố thị trường: Thị trường luôn biến động thay đổi, tác động đòi hỏi thay đổi mẫu mã chất lượng, chủng loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Đối với các tổ chức hành chính nhà nước thường được xem như không có các thị trường cho sản phẩm đầu ra (xét trên phương diện kinh tế), vì thế, nguồn tài chính cho các tổ chức này thường hẹp hơn trong các khu vực thương mại bởi vì nó trông cậy chính vào nguồn tài chính của chính phủ. Những yếu tố này đã có tác động không nhỏ và ảnh hưởng tới các quyết định quản lý. Các yếu tố về thị trường có thể bao hàm các yếu tố về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các yếu tố về nguồn nhân lực. + Các yếu tố thuộc về khách hàng: khách hàng được hiểu là những con người hay tổ chức mua hay được thụ hưởng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hay các tổ chức có thẩm quyền cung cấp. Các tổ chức sẽ không thể tồn tại nếu không có khách hàng. Trong xu thế chung của thế giới, khách hàng được coi là người dẫn dắt các tổ chức kể cả tổ chức nhà nước. Khách hàng mang tính đa dạng, đòi hỏi của khách hang thương hay thay đổi, gia tăng và khó dự đoán. Những động thái này của khách hàng luôn là những áp lực không chỉ với doanh nghiệp mà cả với các tổ chức hành chính ( ví dụ như sự quan tâm mong đợi của công chúng về chất lượng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ công được nâng cao, sự công bằng, cởi mở và trách nhiệm…). + Đối thủ cạnh tranh: là các tổ chức hay cá nhân có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đối thủ cạnh tranh thể hiện ở cả dạng tiềm ẩn. Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng. Khi khu vực tư và khu vực công cùng cung cấp một sản phẩm hay một loại dịch vụ, việc tạo ra sự cạnh tranh giữa hai khu vực là yếu tố tác động tích cực đến chất lượng và hiệu quả công việc của các tổ chức thuộc khu vực công. Bởi lẽ, sự cạnh tranh thúc đẩy các tổ chức thay đổi phương thức sản xuất, cách thức cung cấp để phục vụ tốt hơn khách hàng của mình, để thu lợi nhuận và tồn tại. 3.2 Các yếu tố bên trong a. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phương thức quản lý của các tổ chức thuộc khu vực công - Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ: Đặc trưng của các tổ chức thuộc khu vực công là mọi sự thành lập, thay đổi cơ cấu hay giải thể tổ chức đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Pháp luật quy định mỗi cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng không chồng chéo, trùng lắp. Điều này gây ra tình trạng độc quyền của các cơ quan hành chính nhà nước. Bởi khi mà mỗi cơ quan chỉ giải quyết một công việc, công dân không thể có quyền lựa chọn nơi nào chất lượng phục vụ tốt hơn. Điều này cũng dễ gây ra sự quan liêu và giảm đi tính cạnh tranh của các tổ chức 4 thuộc khu vực công. Bộ máy quan liêu phiền hà làm giảm đi chất lượng các hàng hóa và dịch vụ công . Thêm vào đó, việc sắp xếp bố trí nhân sự trong các tổ chức công có phù hợp hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. Nhân viên làm việc trong các cơ quan tổ chức có được sắp xếp vào đúng vị trí, đúng ngành nghề, phù hợp với năng lực mà họ có, có phát huy được năng lực làm việc hay không cũng là vấn đề cần chú ý vì nó liên quan đến chất lượng,đến hiệu quả làm việc trong các tổ chức công. - Tiếp nữa là về phương pháp quản lý. Đó chính là cách thức mà một tổ chức cần tiến hành để đạt được mục tiêu sao cho hiệu quả. Ngoài việc đề ra mục tiêu thì các tổ chức công cần đưa ra các phương pháp thích hợp để thực thi các mục tiêu đó. Các phương pháp phải được thiết kế, chọn lựa sao cho thật khoa học và hợp lí vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc. Không có phương pháp đúng đắn sẽ đi chệch mục tiêu, không đạt được chất lượng, thậm chí còn gây nhiều tổn thất nghiêm trọng cho khu vực công do sử dụng sai phương pháp. Chính vì vậy, đây là một điều quan trọng mà ta cần chú ý giải quyết khi nói tới chất lượng của khu vực công. Bên cạnh đó mỗi tổ chức cần đưa một hệ thống đo lường chất lượng, đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chất lượng của cơ quan mình. Trong quá trình đánh giá đó, nếu phát hiện có điểm nào yếu kém thì sẽ đưa ra hướng giải quyết ngay. Hệ thống tiêu chuẩn đó phải được đảm bảo tính rõ ràng, đầy đủ, khách quan để có thể đo lường về chất lượng một cách chính xác nhất. Sự phân công phân cấp trong cung ứng dịch vụ, sản xuất hàng hóa công khi áp dụng trong thực tiễn có thể giảm được sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ, tạo sự tin tưởng với cấp dưới đồng thời tránh sự phức tạp với người dân - những khách hàng của khu vực công. b. Các nguồn lực trong tổ chức Nguồn lực trong tổ chức bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật trong tổ chức. - Nguồn nhân lực: Chất lượng trong khu vực công phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người, cụ thể là các cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức. Các nhà lãnh đạo đảm nhân vai trò và trách nhiệm về chất lượng các công việc do họ trực tiếp quản lý và điều hành. Năng lực lãnh đạo quản lý thể hiện ở cách thức điều hành; thích ứng nhanh với điều kiện môi trường thay đổi để đưa ra biện pháp chính sách phù hợp…Việc những người lãnh đạo luôn quan tâm tạo điều kiện, môi trường làm việc để các cán bộ công nhân viên chức tham gia thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách đầy đủ nhất; phân công phối hợp công việc, gắn kết sức mạnh giữa các phòng ban, các cá nhân trong tổ chức tạo điều kiện để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Người cán bộ, lãnh đạo luôn đóng vai trò chủ chốt trong việc cải tiến nâng cao chất lượng mọi mặt trong khu vực công bởi có đường lối, cách thức quản lý tốt mới có thể đạt hiệu quả công việc cao nhất. Nếu một nhà lãnh đạo yếu kém cả về phẩm chất và năng lực thì việc cải thiện chất lượng công việc trong khu vực công khó mà thực hiện được. Hơn thế nếu đội ngũ các nhà lãnh đạo yếu kém thì sẽ có thể kéo theo sự yếu kém của cả khu vực công, vì lãnh đạo 5 được coi như bộ phận trung tâm đầu não của cả một hệ thống. Vì vậy nói tới chất lượng khu vực công không thể không nhắc tới vai trò của các nhà lãnh đạo cũng như ảnh hưởng của họ tới hiệu quả công việc trong khu vực công. Bên cạnh đó các cán bộ, công chức viên chức cũng có tầm ảnh hưởng nhất định tới chất lượng của khu vực công. Họ là lực lượng trực tiếp thực thi các nhiệm vụ, công việc trong khu vực công, sự thành bại của các công việc, các nhiệm vụ của tổ chức, những gì cần thay đổi hoặc tiến hành sao cho hiệu quả nhất thi không ai hiểu rõ bằng chính những người trong cuộc. Khu vực công có số lượng công chức viên chức rất lớn. Họ hoạt động vì mục tiêu chung của tổ chức mình cũng là góp phần làm nên chất lượng của khu vực công. Không trừ một ai trong tổ chức, tất cả mọi người đều tham gia thực hiện làm nên chất lượng và đều có tác động đến nhận thức của khách hàng đối với khu vực công, chất lượng của khu vực công đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên, của tất cả các bộ phận từ lập kế hoạch, thi hành đến đánh giá hiệu quả công việc Nó dựa vào sự phát triển để phân tích, truy tìm nguồn gốc của những nguyên nhân gây ra sai sót trong toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức, để từ đó đề ra các giải pháp đảm bảo, cải tiến chất lượng. Việc thỏa mãn những điều kiện sống cơ bản, tạo môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ cho công chức viên chức sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, thân thiện hơn với khách hàng và do đó chất lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ có những cải tiến rõ rệt : giảm chi phí, tăng sự hài lòng của khách hàng … - Nguồn tài chính: Trừ những tổ chức sự nghiệp có nguồn thu riêng thì tài chính của mọi tổ chức thuộc khu vực công đều phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước. Do vậy nguồn tài chính mà Nhà nước có được là rất hạn hẹp. Việc sử dụng nguồn tài chính đó để tiến hành các hoạt động của tổ chức cần được xem xét hợp lý, tránh việc thâm hụt ngân sa1hc, làm giảm hiệu quả khu vực công. - Nguồn lực về cơ sở vật chất kĩ : Cơ sở vật chất có đầy đủ thuận tiện cho việc cung cấp hàng hóa dịch vụ, có tạo sự thoải mái cho người dân khi thụ hưởng dịch vụ hành chính. - Nguồn lực về khoa học kỹ thuật : Những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà mỗi tổ chức sử dụng sẽ tạo cơ hội nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giải phóng sức lao động đồng thởi tăng nhanh sự hài lòng của khách hàng. Việc kết hợp giữa sử dụng nguồn lực của Chính phủ kết hợp với nguồn lực trong nhân dân và nguồn lực từ nước ngoài giúp vận hành và sử dụng tối ưu các nguồn lực phục vụ phát triển tổ chức. c. Yếu tố văn hóa tổ chức Nền tảng văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đạo đức, tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức thuộc khu vực công. Vấn đề đạo đức và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố tinh thần, tác động Văn hóa trong khu vực công là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp thực hiện công việc giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các nhân viên với công dân. Phải làm sao để nhân viên trong tổ chức thấy rằng họ có cơ hội để làm việc tốt nhất. Họ tin rằng ý tưởng của mình được tính đến, họ cảm thấy những đồng nghiệp của họ có cam kết với chất 6 lượng. Họ tạo ra một sự liên kết trực tiếp giữa công việc của mình với sứ mệnh của tổ chức. Tạo được niềm tin giữa các thành viên trong tổ chức với nhau và giữa khách hàng với tổ chức đặc biệt là coi trọng vấn đề đạo đức công vụ, nhấn mạnh nền hành chính phục vụ nhân dân thì hiệu quả cũng như chất lượng của khu vực công cũng theo đó mà tăng lên. d. Yếu tố thông tin Thông tin về sản phẩm hàng hóa, thông tin về các văn bản hành chính, thông tin về các loại thủ tục (các loại giấy tờ biểu mẫu, quy trình thực hiện, thời gian giải quyết, phí và lệ phí…) khi được công khai sẽ tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng tốt hơn dịch vụ mà nhà nước cung cấp. Trong mọi tổ chức thuộc khu vực công, sự công khai thông tin là điều quan trọng không thể thiếu. II- CHẾ ĐỘ THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM. 1. Sự cần thiết của chế độ thanh tra, kiểm tra và giám sát trong khu vực công ở Việt Nam : Để tạo ra chất lượng hoạt động tốt ở khu vực công cần có cơ chế quản lý. Cơ chế quản lý được hiểu là cách thức kết hợp các yếu tố, các quá trình trong khu vực công, nó bao gồm cả một hệ thống nguyên tắc cần tuân theo để hoạt động của cơ quan, tổ chức trong khu vực công đi vào quy củ, theo một trật tự nhất định để khu vực này vận hành một cách hiệu quả. Hệ thống thể chế trong các cơ quan đơn vị thuộc khu vực công là vấn đề cần quan tâm. Thể chế có hoàn thiện, có đảm bảo tính nghiêm minh mới được mọi cá nhân trong tổ chức tuân thủ, khi đó kỉ luật trong khu vực công mới được đảm bảo. Từ đó mọi hoạt động của các tổ chức công diễn ra một cách có hệ thống, theo chuẩn mực đã được đề ra, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng của các cơ quan, đơn vị đó. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các bộ phận và các tổ chức khác nhau trong khu vực công cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng. Để các công việc, các nhiệm vụ được thực hiện một cách suôn sẻ, đạt mục tiêu khi có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa mọi tổ chức, cơ quan ở mọi lĩnh vực trong cả một hệ thống rộng lớn của các tổ chức trong khu vực công, cần thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công việc trong các tổ chức một cách thường xuyên, liên tục và nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình làm việc, tăng tính nghiêm minh của tổ chức. Khu vực công hiện đang tồn tại những hạn chế trong hệ thống và phương thức quản lý, ảnh hưởng đến sự vận hành và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ mà các tổ chức thuộc khu vực công cung cấp. Sự phức tạp của các quan hệ công tác, hệ quả của việc áp dụng các phương thức tổ chức và quản lý đặc thù, đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm tính minh bạch của môi trường công vụ, gây nhiều rủi ro nghề nghiệp đối với những người hoạt động trong các tổ chức công. Trên nguyên tắc, người đứng đầu cơ quan 7 nhà nước theo pháp luật là người có quyền ra lệnh và phải tự chịu trách nhiệm pháp lý về mệnh lệnh của mình. Thế nhưng, cơ chế xin - cho ý kiến và quyết định dựa vào tập thể khiến cho nguyên tắc này hầu như chỉ có ý nghĩa khi người đứng đầu thấy cần thiết. Quản lý bằng thủ tục hành chính phiền hà phức tạp, quy trình cung ứng dịch vụ qua nhiều tầng nấc, sự cửa quyền, nhũng nhiễu của những người trực tiếp cung ứng dịch vụ… làm giảm đi sự hài lòng của người dân. Ngược lại nếu không chăm lo, không làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thì các hành vi vi phạm, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực của khu vực công sẽ vẫn diễn ra, chất lượng của khu vực công giảm đi đáng kể. 2. Yêu cầu của chế độ thanh tra, kiểm tra và giám sát : Phải đảm bảo tính rõ ràng, đầy đủ, khách quan để có thể đo lường về chất lượng khu vực công một cách chính xác nhất. 3. Mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra và giám sát trong khu vực công ở Việt Nam : Mỗi tổ chức cần đưa ra một hệ thống đo lường chất lượng, đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chất lượng của cơ quan mình. Để đánh giá chính xác chất lượng hoạt động thường phải qua chế độ thanh tra, kiểm tra và giám sát. Qua thanh tra, kiểm tra và giám sát nếu phát hiện có điểm nào yếu kém thì sẽ đưa ra hướng giải quyết. Qua thanh tra, kiểm tra, giám sát thì các hành vi vi phạm, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực của khu vực công sẽ được hạn chế và chất lượng của khu vực công ngày càng được nâng cao nhằm góp phần giảm bớt các vụ khiếu nại, tố cáo và minh bạch về số liệu, hiểu rõ về sự hoạt động của các cơ quan, tổ chức qua đó nâng cao lòng tin của người dân vào hệ thống chính quyền. 4. Các nội dung cần thanh tra, kiểm tra và giám sát : a. Về yếu tố con người : Con người là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong khu vực công. Tất cả mọi người từ lãnh đạo cho đến nhân viên phải nắm bắt được vai trò và trách nhiệm của mình đối với công việc. Chất lượng của con người là mối quan tâm hàng đầu. Cần xây dựng các chương trình đào tạo và các hình thức đào tạo thích hợp, phổ biến những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức về chất lượng và quản lý chất lượng cũng như bồi dưỡng tinh thần, trách nhiệm, ý thức tự giác, lòng nhiệt tình của họ đối với công việc và khách hàng. Nếu một nhà lãnh đạo yếu kém cả về phẩm chất và năng lực thì việc cải thiện chất lượng công việc trong khu vực công khó mà thực hiện được. Hơn thế nếu đội ngũ các nhà lãnh đạo yếu kém thì sẽ có thể kéo theo sự yếu kém của cả khu vực công, vì lãnh đạo được coi như bộ phận trung tâm đầu não của cả một hệ thống. Vì vậy nói tới chất lượng khu vực công không thể không nhắc tới vai trò của các nhà lãnh đạo cũng như ảnh hưởng của họ tới hiệu quả công việc trong khu vực công. Bên cạnh đó các cán bộ, công chức viên chức cũng có tầm ảnh hưởng nhất định tới chất lượng của khu vực công. Họ là lực lượng trực tiếp thực thi các nhiệm vụ, công 8 việc trong khu vực công, sự thành bại của các công việc, các nhiệm vụ của tổ chức, những gì cần thay đổi hoặc tiến hành sao cho hiệu quả nhất thi không ai hiểu rõ bằng chính những người trong cuộc. Nếu biết thu hút người tài vào làm việc trong khu vực công thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng lên nhiều lần. Bên cạnh đó, phải có chính sách khuyến khích, khen hưởng các cá nhân, tổ chức có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có chính sách thu hút người tài vào làm việc. Đây đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Trên cơ sở đó, chất lượng của tổ chức sẽ có cơ hội để nâng cao b. Về hoạt động quản lý chất lượng : Hoạt động quản lý chất lượng sẽ không thể đạt được hiệu quả nếu không có sự cam kết triệt để của lãnh đạo cấp cao. Lãnh đạo trong tổ chức phải có tầm nhìn xa, xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể, định hướng vào nhu cầu của nhân dân. Lãnh đạo phải chỉ đạo và xây dựng các chiến lược, các biện pháp huy động sự tham gia và tính sáng tạo của mọi nhân viên để xây dựng, nâng cao năng lực của tổ chức và đạt kết quả tốt nhất có thể. Lãnh đạo tham gia các công việc như: lập kế hoạch, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức, ghi nhận những kết quả đạt được của nhân viên, lãnh đạo có vai trò củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo, đi đầu ở mọi cấp trong toàn bộ tổ chức. c. Về phương pháp quản lý : Là cách thức mà một tổ chức cần tiến hành để đạt được mục tiêu sao cho hiệu quả. Ngoài việc đề ra mục tiêu thì các tổ chức công cần đưa ra các phương pháp thích hợp để thực thi các mục tiêu đó. Các phương pháp phải được thiết kế, chọn lựa sao cho thật khoa học và hợp lí vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc. Không có phương pháp đúng đắn sẽ đi chệch mục tiêu, không đạt được chất lượng, thậm chí còn gây nhiều tổn thất nghiêm trọng cho khu vực công do sử dụng sai phương pháp. Chính vì vậy ,đây là một điều quan trọng mà ta cần chú ý giải quyết khi nói tới chất lượng của khu vực công. 9 . thiếu. II- CHẾ ĐỘ THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM. 1. Sự cần thiết của chế độ thanh tra, kiểm tra và giám sát trong khu vực công ở Việt Nam : Để tạo ra chất lượng hoạt động. hoạt động thường phải qua chế độ thanh tra, kiểm tra và giám sát. Qua thanh tra, kiểm tra và giám sát nếu phát hiện có điểm nào yếu kém thì sẽ đưa ra hướng giải quyết. Qua thanh tra, kiểm tra, giám. thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra và giám sát trong khu vực công ở Việt Nam : Mỗi tổ chức cần đưa ra một hệ thống đo lường chất lượng, đưa ra các tiêu ch , tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chất