Bởi vậy, có thể coi xã hội hóa cá nhân là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt cuộc đời, qua đó cá nhân học hỏi, tiếp thu và phát triển được những kiến thức chung của cuộc sống xã
Trang 1Xã hội hóa thanh niên và định hướng xã hội hóa cho thanh niên
18:56' 14/9/2008
Xã hội hóa ở tuổi thanh niên là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình xã hội hóa
cá nhân Ở giai đoạn này, với tư cách là một con người trưởng thành, thanh niên
đã có đủ vị thế và vai trò cần thiết để, một mặt, vừa hội nhập vào xã hội; mặt khác, vừa đóng góp cho sự vận động và phát triển của xã hội Với những ưu thế
về tuổi đời, sự mạnh mẽ và nhạy bén vốn có, thanh niên hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện tốt cả hai mặt công việc quan trọng đó.
1 - Tính tất yếu khách quan của xã hội hóa cá nhân
Con người không tồn tại như những sinh vật đơn lẻ mà là con người xã hội Thực tế của cuộc sống cho thấy, không một cá nhân cụ thể nào có thể trở thành con người thực thụ nếu không có được những hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm từ cuộc sống
xã hội Xã hội hóa cá nhân là cách thức để con người sinh học trở thành con người xã hội, thành con người với tính chất là một “sinh vật xã hội” Bởi vậy, có thể coi xã hội hóa cá nhân là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt cuộc đời, qua đó cá nhân học hỏi, tiếp thu và phát triển được những kiến thức chung của cuộc sống xã hội, nâng cao khả năng sống của mình trong xã hội
Mọi khuôn mẫu hành vi của con người đều lệ thuộc vào môi trường sống xung quanh
và biến đổi theo sự biến đổi của môi trường xung quanh Các khuôn mẫu hành vi nói trên là kết quả của sự tìm hiểu và học hỏi từ các quan hệ xã hội chứ không phải chỉ từ chính bản năng sinh học Chính vì vậy nó đòi hỏi con người, để tồn tại được trong môi trường xã hội, phải liên tục hội nhập, biến đổi và thích ứng với ngoại cảnh xã hội, tức là phải tiến hành không ngừng quá trình xã hội hóa bản thân mình
Với tính chất quan trọng đó, xã hội hóa là quá trình giúp con người hình thành nhân cách, xây dựng những khuôn mẫu hành vi trong các mối quan hệ xã hội Bởi vậy, nó
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cá nhân Cá nhân có thể trở thành những
Trang 2người tốt, có phẩm chất và nhân cách khi cá nhân đó có điều kiện thực hiện tốt quá trình xã hội hóa Cá nhân không được chăm sóc, giáo dục trong môi trường xã hội lành mạnh, tức là không có điều kiện để xã hội hóa bản thân, cá nhân đó có thể sẽ trở thành những người xấu, bị tách khỏi các chuẩn mực của xã hội
Xã hội hóa không chỉ là sự học hỏi và hội nhập của cá nhân vào xã hội mà còn là một quá trình kế thừa và sáng tạo các khuôn mẫu văn hóa của các thế hệ trong suốt lịch sử
Trong bối cảnh này, xã hội hóa cá nhân là công việc vượt ra khỏi giới hạn cuộc đời của mỗi cá nhân và trở thành vấn đề khách quan của xã hội, tạo thành dòng chảy kế tiếp nhau về văn hóa giữa các thế hệ từ quá khứ qua hiện tại và đi tới tương lai.
Đối với thế hệ trẻ, xã hội hóa là một quá trình cần thiết để con người bước vào cuộc sống cộng đồng Xã hội hóa tự nhiên, tự phát là một quá trình mà đứa trẻ sống, giao tiếp với môi trường xung quanh và tiếp nhận từ đó những kiến thức và kinh nghiệm sống trong các quan hệ xã hội Các kiến thức này giúp nó có thể tồn tại tự nhiên trong môi trường xã hội mà nó sinh sống Điều này có phần giống như sự thích nghi với môi trường sống tự nhiên của muôn loài mà C Đác-uyn đã phân tích trong học thuyết của mình Chẳng hạn những đứa trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố lâu ngày sẽ biết cách chống chọi với môi trường xung quanh, biết ăn ở tại những khu vực mà kinh nghiệm dạy cho chúng là an toàn, ứng xử với những con người mà linh cảm mách bảo rằng họ có thể giúp đỡ hoặc lạm dụng chúng Quá trình học hỏi từ thực tiễn cuộc sống này là một quá trình tự nhiên, gần như một thứ bản năng Nó có thể tạo nên ở chúng những khuôn mẫu nhân cách hoàn toàn khác nhau, hoặc trở thành những người tốt, vững vàng trong cuộc sống, những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhưng cũng có thể biến chúng thành những kẻ xấu xa, thậm chí “cặn bã” trong xã hội
Quá trình xã hội hóa có chủ đích là quá trình xã hội hóa có sự hướng dẫn, chỉ bảo, giáo dục, bồi dưỡng Đây là một quá trình được tiến hành có mục đích từ các cá nhân, các thiết chế xã hội và cộng đồng nhằm hướng tới việc hình thành những con người tương lai có tiềm năng về trí tuệ, có đạo đức, có kinh nghiệm, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển xã hội Quá trình xã hội hóa có chủ đích được bắt đầu từ việc hình
Trang 3thành các chiến lược phát triển con người, các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong giáo dục, đào tạo, tuyên truyền, vận động, xây dựng những khuôn mẫu văn hóa Quá trình xã hội hóa có chủ đích cũng gắn liền với việc phát huy nguồn sức mạnh của tổng thể các thiết chế xã hội từ gia đình, cộng đồng cho tới chính quyền, đoàn thể, nhà
trường Các xã hội tiến bộ đều có sự quan tâm, định hướng cho việc xã hội hóa cá nhân , đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm xây dựng những khuôn mẫu nhân cách tiến bộ phù hợp với sự phát triển của xã hội tương lai.
2 - Những nhân tố tác động tới quá trình xã hội hóa cá nhân
Sự hình thành nhân cách của một cá nhân cụ thể tùy thuộc vào quá trình cá nhân đó lớn lên và hội nhập vào xã hội như thế nào Con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn cũng là sự kết tinh những kiến thức không chỉ từ sách vở mà là từ trong suốt quá trình Người lăn lộn với cuộc sống cách mạng thực tiễn từ một phụ bếp bình thường cho tới một vị lãnh tụ tối cao của quốc gia
Quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố Liều lượng, cường độ và cách thức tác động đa dạng của mỗi nhân tố này làm nên hệ quả nhân cách của mỗi người, tạo ra sự khác biệt giữa người này với người khác trong lối sống
và phương thức xử lý của họ đối với các mối quan hệ xã hội Điều này có thể giúp chúng ta giải thích được hiện tượng là trong một gia đình có đông anh em vốn giống nhau về “gien” di truyền, lớn lên trong một khung cảnh chung nhưng lại vẫn có thể có nhân cách rất khác nhau Các cụ ta xưa vẫn nói “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” là cũng bởi cái lẽ “xã hội hóa”
Mặc dù các nhân tố tác động tới quá trình xã hội hóa của cá nhân là đa dạng và phong phú, nhưng chúng ta cũng có thể tập hợp lại trong ba nhân tố cơ bản nhất:
Thứ nhất, nhân tố tự nhiên mang tính sinh học của mỗi người Thứ hai, sự tác động của môi trường sống mà mỗi cá nhân lớn lên và trưởng thành Thứ ba, sự chủ động tự
giác, sự định hướng và nỗ lực của mỗi cá nhân trong quá trình xã hội hóa
Trang 4Xã hội hóa, trước hết, tùy thuộc vào bản chất sinh học của mỗi người Thực tế cho thấy, có những người mới sinh ra đã may mắn có được tư chất thông minh hơn người nhưng cũng có những người không có được những may mắn ấy Sự bất công của tạo hóa đã khiến họ về mặt sinh học không được hoàn thiện về điểm này hay điểm khác
và do vậy, khả năng về nhận thức và tư duy còn hạn chế Văn hào Nga L Tôn-xtôi khi khẳng định tài năng của con người có tới 95% là do những nỗ lực của cá nhân thì cũng vẫn cứ cho rằng cần phải có 5% là do những yếu tố bẩm sinh Những yếu tố này,
rõ ràng là cần phải có được sự quan tâm và nghiên cứu một cách thỏa đáng trong quá trình xã hội hóa con người Ngày nay, các nhà xã hội học, tâm lý học trên thế giới nói nhiều tới “khía cạnh phát triển tự nhiên sinh học” của nhân cách, phải quan tâm tới
“các mặt sinh học của hoạt động giáo dục”, phải kết hợp giữa giáo dục học với y học trong các chiến lược phát triển nguồn lực con người cho tương lai chính là để phát huy nốt cái 5% bẩm sinh, sinh học của con người trong quá trình giáo dục
Sự tác động của các nhân tố về môi trường sống xã hội tới quá trình xã hội hóa cá nhân là điều rất dễ được nhận thấy và do vậy từ lâu đã được coi là tất yếu, không phải bàn cãi “Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng” là câu châm ngôn hoàn toàn đúng với trường hợp này ảnh hưởng của môi trường sống to lớn tới mức nó quyết định không chỉ sự hình thành nhân cách mà còn cả sự phát triển tương lai của cả một đời người
Môi trường sống xã hội có thể là những điều kiện tự nhiên và xã hội, những quan hệ cộng đồng và gia đình, các chuẩn mực và giá trị văn hóa, phong tục tập quán và lề thói sinh hoạt Môi trường sống cũng gắn liền với việc giáo dục trong nhà trường, gia đình và cộng đồng Tất cả tạo thành những chiều tương tác xã hội khác nhau bao quanh cuộc sống của con người từ khi chào đời cho tới lúc mắt nhắm xuôi tay Con người được xã hội hóa tốt là những con người có khả năng hội nhập với môi trường, gạt bỏ những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực, tìm thấy ở đó sức mạnh của mình Điều mà các nhà xã hội học thường gọi là “sự tiếp cận với các nguồn lực xã hội” chính là ở hệ quả tất yếu của quá trình xã hội hóa cá nhân nói trên
Trang 5Trên phương diện này, các nhà xã hội học đã nhấn mạnh nhiều tới vai trò của hoạt động giáo dục đối với việc xã hội hóa cá nhân Đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động giáo dục là phương thức can thiệp và sự chủ động của Nhà nước và cộng đồng vào quá trình xã hội hóa cá nhân Sự can thiệp và chủ động này, thông qua các chính sách, luật pháp và cơ chế xã hội về giáo dục là biện pháp không thể thiếu được để tạo ra những công dân tốt, có năng lực và phẩm chất cho xã hội tương lai
Truyền thông và giao tiếp cũng là một trong những phương thức quan trọng của xã hội hóa cá nhân Thông qua những phương tiện truyền thông, các cá nhân có thể nhận thức, xử lý thông tin và tìm thấy những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của mình Ngày nay, trong những điều kiện mới của xã hội thông tin, với sự phát triển không có giới hạn của hệ thống truyền thông, con người đã có thể lựa chọn được cách thức nhanh chóng nhất để hội nhập với xã hội, tìm thấy chỗ đứng của mình ở đó Truyền thông giúp con người rút ngắn được thời gian, thu hẹp được khoảng cách về không gian để đến được với những kiến thức cần thiết cho cuộc sống
Bên cạnh giáo dục và truyền thông thì các chuẩn mực về pháp luật, đạo đức và văn hóa cũng là những nhân tố khách quan tạo nên sự xã hội hóa của cá nhân Con người sinh ra và trưởng thành trong các quy chuẩn của cuộc sống xã hội và cộng đồng Các quy chuẩn này không chỉ đặt họ vào các khuôn phép bắt buộc về nghĩa vụ và quyền lợi mà còn hướng họ tới việc hình thành một nền tảng nhân cách trong ứng xử Về phương diện này, các quy chuẩn trên không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, đạo đức hay văn hóa mà còn có ý nghĩa về mặt giáo dục và xã hội hóa cá nhân
Quá trình xã hội hóa cá nhân còn tùy thuộc vào những nhân tố chủ quan, nhận thức và
sự tham gia của chính cá nhân đó Bên cạnh những nhân tố bẩm sinh, những khía cạnh sinh học, sự phát triển con người còn tùy thuộc rất nhiều vào những nỗ lực chủ quan của chính họ Sự tuyệt vời của con người chính là khả năng biết vượt lên trên số phận của họ “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” không chỉ là một câu ngạn ngữ mà còn là một hiện tượng có thực trong cuộc sống
Trang 6Cuộc đời đẹp đẽ vẫn mở rộng cửa cho những sự rèn luyện, học hỏi, phấn đấu, cho sự chiến thắng của ý chí con người ở đây, sự kết hợp giữa ý chí của con người với sự hỗ trợ của các nhân tố từ môi trường xã hội, cộng đồng là hết sức quan trọng Cần tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi cho con người rèn luyện phấn đấu, thông qua các chính sách và cơ chế Đồng thời khi con người nỗ lực, quyết tâm và đạt tới một trình
độ phát triển mới, họ lại có thể góp phần cải tạo môi trường xã hội xây dựng những điều kiện phát triển mới cho những người khác
3 - Quá trình xã hội hóa thanh niên và vai trò của công tác thanh niên
Xã hội hóa cá nhân là một quá trình diễn ra không ngừng trong suốt cuộc đời Nó giúp con người vừa hội nhập vào xã hội và thời đại mà họ đang sống vừa góp phần tạo ra
sự phát triển lịch sử của xã hội và thời đại đó
Do tính vận động và phát triển liên tục của xã hội mà xã hội hóa cũng trở thành một quá trình vận động và phát triển tương ứng Những kinh nghiệm và kiến thức của ngày hôm nay sẽ có thể trở thành cũ kỹ và không còn phù hợp với xã hội của ngày mai Mặt khác, với những đặc trưng mang tính sinh học của tuổi tác, mỗi giai đoạn của cuộc đời lại có những đặc trưng và đòi hỏi riêng về xã hội hóa Những nhu cầu và phương thức xã hội hóa của trẻ em hoàn toàn không giống với những nhu cầu và phương thức xã hội hóa của người lớn Sự khác biệt khách quan này là cơ sở để các nhà xã hội học phân biệt các giai đoạn trong quá trình xã hội hóa cá nhân
Trẻ em và xã hội hóa: Xã hội hóa ở trẻ em là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn xuất phát
của cuộc hành trình vào cộng đồng xã hội trong suốt cuộc đời một con người Nếu để trở thành một con người thực thụ, một đứa trẻ sơ sinh trước tiên cần phải biết lẫy, biết
bò rồi sau đó mới có thể đứng thẳng và đi lại được trong nhà, thì để bước vào cộng đồng xã hội nó cũng phải trải qua những giai đoạn tương tự như vậy
Trước hết, đứa trẻ cần phải biết rằng chúng sống không phải đơn lẻ mà là luôn bên cạnh những người khác, trong những mối quan hệ với những người khác Trong mối quan hệ xã hội đầu tiên đó, mà gần gũi nhất là quan hệ với cha mẹ, ông bà, anh em,
Trang 7chúng cũng cần phải tập làm quen với những quy chuẩn ứng xử đầu tiên, từ cách xưng hô nhằm khẳng định vị thế và vai trò của mình đến việc thực thi các lợi ích và chức phận gắn liền với vị thế và vai trò ấy Trẻ hư hay trẻ ngoan là tùy thuộc vào việc chúng nhận thức như thế nào về vấn đề này
Ngày nay, các nhà xã hội học, tâm lý học và giáo dục học đang cố gắng đưa ra những
mô hình phát triển xã hội hóa ở trẻ em, lấy đó làm những chuẩn mực để định hướng cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ em Các mô hình xã hội hóa này đã được nhiều nhà khoa học cụ thể hóa thành những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, có thể được áp dụng đối với từng lứa tuổi và từng nhóm trẻ em khác nhau Họ cũng cố gắng xác định rõ những nội dung và phạm vi ứng dụng khác nhau của những mô hình trên trong thực tiễn Chẳng hạn, về mặt sinh học, cần làm gì, cần có các chế độ dinh dưỡng và cải thiện điều kiện sống ra sao để nâng cao các chỉ số về thể lực và trí lực ở trẻ Về mặt tri thức, cần xã hội hóa đến đâu, nâng cao nhận thức cho các em tới mức độ nào, việc nuôi dưỡng và phát triển các tài năng bẩm sinh ra sao
Trong bối cảnh này, rất nhiều nhà khoa học đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng phải nuôi dạy ở các em các phương thức ứng xử và xử lý đúng đắn những mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng, nhận thức rõ về quyền và bổn phận của mình trong xã hội Điều này là hoàn toàn đúng đắn và cũng phù hợp với những điều mà cha ông chúng ta trước đây đã nói, trẻ em đi học, trước hết là để “học làm người” Học làm người chính là khía cạnh quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ở trẻ em
Xã hội hóa ở tuổi thanh niên: Thực hiện tốt quá trình xã hội hóa, hội nhập xã hội và
cộng đồng, thanh niên sẽ có điều kiện để trang bị những kiến thức cần thiết nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội Ngược lại, trong quá trình tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cộng đồng, thanh niên lại trực tiếp được rèn luyện, phấn đấu học hỏi những kiến thức từ cuộc sống, thực hiện tốt quá trình xã hội hóa Đây là một quá trình tương tác biện chứng tạo nên những đặc trưng riêng của giai đoạn xã hội hóa ở lứa tuổi đặc biệt này
Trang 8Tuy nhiên, xuất phát từ sự đa dạng trong cơ cấu nhân khẩu học của nhóm xã hội thanh niên mà quá trình xã hội hóa ở nhóm tuổi này cũng diễn ra với nội dung và phương thức đa dạng tương ứng Với rất nhiều sự khác biệt về cơ cấu lao động, viêc làm và nghề nghiệp, cơ cấu về học vấn và tri thức, cơ cấu về hôn nhân và gia đình việc xã hội hóa ở mỗi nhóm cơ cấu thanh niên cũng có những nhu cầu và đòi hỏi khác biệt Nếu ở nhóm thanh niên đã tham gia lao động và hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội thì phương thức xã hội hóa có xu hướng nghiêng về việc hội nhập với thực tiễn, tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm từ “trường đời” Ngược lại, với nhóm thanh niên đang còn đi học trong nhà trường thì việc xã hội hóa lại có xu hướng nghiêng về việc lĩnh hội những kiến thức lý luận và trừu tượng từ khoa học và sách vở
Giai đoạn xã hội hóa ở nhóm tuổi thanh niên là giai đoạn chín muồi của nhân cách trong sự phát triển một cuộc đời Sự thu nạp những kiến thức và kinh nghiệm sống của những giai đoạn trước đến thời điểm này cũng bắt đầu đông đặc trở lại Bộ lọc tự nhiên trong quá trình xã hội hóa đã tạo ra những sự chọn lựa tất yếu trong quá trình trưởng thành của con người, khiến họ đã biết cách trả lời câu hỏi nên thu nhận hoặc gạt bỏ những gì để gây dựng nên những kinh nghiệm của bản thân nhằm đối diện với những thách thức của việc xử lý các quan hệ xã hội phức tạp ở giai đoạn này, những
hệ quả đầu tiên của quá trình xã hội hóa đã định hình rõ nét, lời giải chính thức về một nhân cách con người đã dần dần lộ rõ Con người có thể trở thành người tốt hay kẻ xấu đều có thể bộc lộ từ giai đoạn này
Đến một tuổi nào đó người ta có thể tự coi là mình đã biết được mọi lẽ ở đời, các cụ ta xưa gọi là đã “tri thiên mệnh” (đã biết được mệnh trời) Tuy nhiên, trên thực tế thì xã hội vẫn luôn vận động và biến đổi, ngay cả cái “thiên mệnh” mà người ta nghĩ rằng đã biết được ấy cũng chưa chắc đã phải là chân lý vĩnh cửu, đã không còn đổi thay Bởi vậy, trong số những người được coi là “tri thiên mệnh” ấy cũng rất nhiều người đã hiểu được một chân lý, cũng có thể gọi là một điều “thiên mệnh” rằng, nếu không tiếp tục học hỏi từ cuộc sống thì tri thức của họ cũng sẽ là cũ kỹ và lạc hậu
Trang 9Với những đặc trưng về xã hội hóa, giai đoạn tuổi thanh niên là giai đoạn đã được sự quan tâm chú ý rất nhiều của những nhà giáo dục, những nhà quản lý và những nhà hoạch định các chiến lược cho sự phát triển tương lai Xã hội hóa thanh niên cũng là đối tượng quan tâm của phong trào thanh niên, các tổ chức thanh niên cũng như những người làm công tác thanh niên Vấn đề ở chỗ là phải tạo điều kiện để thanh niên có thể thực hiện tốt việc xã hội hóa, tiếp thu được những kiến thức và kinh nghiệm đúng đắn trong sách vở cũng như ngoài “trường đời”, gây dựng nên một thế
hệ thanh niên có nhân cách tốt đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước
Điều này gắn liền với một loạt các giải pháp từ đoàn kết, tập hợp đến tổ chức hoạt động, định hướng phát triển thanh niên; từ giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đến phân bố,
sử dụng và chăm sóc, đãi ngộ thanh niên.Về phương diện này, vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên, của các cấp chính quyền, đoàn thể, cộng đồng, gia đình và bản thân mỗi thanh niên là hết sức quan trọng./
Đặng Cảnh Khanh