1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng mạng xã hội vào đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học và định hướng thế giới quan cho học sinh

36 981 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 8,58 MB

Nội dung

Với các mong muốn tốt đẹp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học,tôi, một giáo viên trẻ mong muốn góp chút sức lực nhỏ bé vào giáo dục học sinh vềkiến thức và mở rộng thế giới qua

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT BÌNH MINH

- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

“Sử dụng mạng xã hội vào đổi mới giáo dục

nhằm nâng cao chất lượng dạy học

và định hướng thế giới quan cho học sinh”

(Đổi mới phương pháp dạy học)

Trang 2

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài ……… 1

2 Mục đích ……… 2

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể áp dụng ………2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm ……… 2

PHẦN HAI: NỘI DUNG I Cơ sở lý luận ……… 3

1 Yêu cầu cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy và học trong thời đại mới… 3 2 Mạng xã hội và vai trò lợi ích trong cuộc sống ……….………… 6

3 Một số hệ lụy xấu từ mạng xã hội cho học sinh khi không được sự định hướng từ gia đình và nhà trường ……… 11

II Sử dụng mạng xã hội để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học … 11

1 Sử dụng mạng xã hội cho việc củng cố, nâng cao kiến thức bài học trên lớp 11

2 Sử dụng mạng xã hội hướng dẫn học sinh tự học ở nhà……… 16

3.Sử dụng mạng xã hội để thông báo các thông tin liên quan đến học tập, giao lưu tăng tinh thần đoàn kết trong lớp 22

4 Sử dụng mạng xã hội nhằm định hướng các nội dung bổ ích, lý thú giúp học sinh mở rộng thế giới quan và nâng cao hiểu biết 24

5 Một số lưu ý và thận trọng khi sử dụng mạng xã hội trong dạy học 29

6 Một số kết quả đạt được sau khi sử dụng mạng xã hội nâng cao chất lượng dạy và học 30

PHẦN BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 31

2 Kiến nghị 31

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới giáo dục, bao gồm: đổi mới nội dung sách giáo khoa và đổimới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay đang diễn ramạnh mẽ và sâu rộng trong hệ thống giáo dục nước ta Tuy nhiên ngoài hai nội dunglớn trên thì đổi mới thời gian, địa điểm hay hình thức học tập cũng cần được chútrọng Nếu như ngày xưa, học sinh chỉ có thể học hỏi kiến thức ở gia đình, nhàtrường, xã hội thì học sinh trong thời đại văn minh, hiện đại bây giờ việc học trêninternet, mạng xã hội lại hết sức phổ biến

Hiện nay có rất nhiều mạng xã hội như Facebook, Google+, Twitter, Zalo, vàmột số trang wed trình chiếu tất cả các loại video như Youtube.com , … Việc sửdụng các mạng xã hội vô cùng dễ dàng và phổ biến Có thể sử dụng các loại điệnthoại thông minh Smartphone như Iphone, Samsung Galaxy, HTC, Oppo, …hoặc sửdụng máy tính xách tay, máy tính để bàn hoặc máy tính bảng Đơn giản chỉ cần cácdụng cụ này có thể kết nối internet thì việc tham gia mạng xã hội có thể tiến hànhmọi lúc, mọi nơi trên thế giới Chính vì sự tiện ích, dễ dàng sử dụng như vậy mà hầuhết giới trẻ hiện đại đều tham gia vào mạng xã hội Lợi dụng xu thế này, chúng ta nênvận dụng nó vào phục vụ dạy và học nhằm giúp học sinh nâng cao hiệu quả việc học,cũng như giáo viên có thể linh động và mở rộng tầm ảnh hưởng hơn với học sinhhiện nay

Bên cạnh các lợi ích mà nó mang lại, thì việc học sinh cũng như giới trẻ khôngđược định hướng về lượng thông tin mà chúng đọc hoặc xem được trên mạng dẫn đếnsuy nghĩ lệch lạc, sai lầm và xa rời thực tế Vì vậy, người giáo viên nếu có thể, cầnphải có những định hướng giúp học sinh tiếp thu kiến thức đúng đắn, khoa học nhằmlàm lành mạnh thế giới quan và thông qua đó gián tiếp giáo dục học sinh

Với các mong muốn tốt đẹp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học,tôi, một giáo viên trẻ mong muốn góp chút sức lực nhỏ bé vào giáo dục học sinh vềkiến thức và mở rộng thế giới quan giúp học sinh đi những con đường đúng đắn khi

sử dụng mạng xã hội Trong quá trình dạy học thời gian qua, khi tiến hành sử dụngmạng xã hội một cách hợp lý, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thântrong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học Nên tôi xin viết ra sáng kiếnkinh nghiệm với đề tài:

Trang 4

“Sử dụng mạng xã hội vào đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học và định hướng thế giới quan cho học sinh”.

Thông qua sáng kiến này, tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm với các đồngnghiệp và mong rằng các đồng nghiệp cùng góp sức thực hiện góp phần đưa giáo dụcnước nhà ngày càng phát triển Trong quá trình hoàn thiện sáng kiến, do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan mà đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp

ý của các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp và các đọc giả

2 Mục đích

 Nghiên cứu về mạng xã hội, vai trò, lợi ích và hệ lụy khi học sinh sử dụngkhông có định hướng từ gia đình và nhà trường

 Sử dụng mạng xã hội vào đổi mới phương pháp dạy và học

 Sử dụng mạng xã hội nhằm mở rộng thế giới quan đúng đắn cho học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể áp dụng

 Mạng xã hội trong dạy và học

 Cơ sở, yêu cầu và các nguyên tắc khi sử dụng mạng xã hội phục vụ dạy vàhọc

 Học sinh lớp 12D, 12E, 10G, 10K và 10E và trường THPT Bình Minh, nămhọc 2015 – 2016

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài đóng góp vào các phương pháp dạy học nói chung và dạy học Vật lý nóiriêng trong công cuộc đổi mới giáo dục một cách toàn diện và sâu sắc

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

1 Yêu cầu cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy và học

Nền giáo dục của chúng ta đang bất cập trước những yêu cầu mới của sựnghiệp cách mạng và có nhiều vấn đề phải giải quyết trong quá trình thực hiện đề ánđổi mới giáo dục và đào tạo Chúng ta cần phải đổi mới trong tư duy, đổi mới trongnội dung, hình thức và cả thời gian giảng dạy Vậy tại sao phải đổi mới? Chỉ cóchúng ta lạc hậu cần đổi mới hay cả các nước rất phát triển thậm chí là toàn cầu cầnphải đổi mới?

Trước hết phải thấy trong mấy thập niên gần đây đổi mới giáo dục đào tạo

xu thế toàn cầu Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệtrên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong cáclĩnh vực điện tử - viễn thông, tin học và công nghệ thông tin Những thành tựu của sựphát triển này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong từng quốcgia và trên phạm vi toàn cầu Để diễn đạt bước ngoặt trong tiến trình phát triển củanhân loại người ta đã nói đến một thời đại tin học với sự bùng nổ thông tin và côngnghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt Đó chính là nền tảng khoa học – công nghệcủa quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế tri thức Những chuyển biếnhết sức mạnh mẽ này đã làm thay đổi, nếu không nói là đảo lộn nhiều triết lý, quanniệm, phương thức tổ chức và hoạt động của hầu hết các lĩnh vực mà trước hết và chủyếu lại chính là giáo dục và đào tạo

Trang 6

Tri thức mới được tạo ra với cấp số nhân, được phổ biến nhanh và rộng đếnmức không hình dung được lại có thể lưu giữ những khối lượng khổng lồ bằng nhữngphương tiện vô cùng gọn nhẹ và việc tìm kiếm, sử dụng dễ dàng đến mức trẻ concũng có thể làm được và thậm chí còn thao tác nhanh hơn người lớn… Trong bốicảnh ấy kiến thức chuyên môn cụ thể rất nhanh lạc hậu, cái mới luôn có cái mới hơnthay thế trong một thời gian ngắn Đã xuất hiện và trở nên rất phổ biến các lớp họcđiện tử, thư viện điện tử, các chương trình đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến…Chođến hôm nay việc tìm kiếm thông tin, kiến thức và giao lưu qua mạng đã trở nên phổbiến hơn rất nhiều so với việc đọc sách, báo giấy trước đây Đã trở thành câu nói cửamiệng của rất nhiều người, rằng với đà phát triển của công nghệ thông tin như hiệnnay, không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra

Trang 7

Các nước, bắt đầu từ những nước có nền khoa học phát triển, từ nhiều thậpniên gần đây đã tiến hành xem xét lại toàn bộ hệ thống giáo dục của mình và mộtchuyển biến tương đối rõ là họ chuyển dần từ dạy kiến thức chuyên môn sang dạycách tự học Việc học tập không chỉ thực hiện ở nhà trường mà có thể ở nhà hoặc ởbất cứ đâu Cơ hội học tập không chỉ dành cho với lứa tuổi cắp sách đến trường màvới bất cứ ai Triết lý xã hội học tập, học suốt đời dần hình thành.

Về phương diện công nghệ, với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ thông tin(mà phổ biến là máy tính xách tay) với các phần mềm ứng dụng vô cùng phong phúthì rất nhiều kiến thức trước đây thầy cần rất nhiều thời gian và công sức để dạy vàtrò phải vô cùng vất vả để đển nhớ thì nay chỉ cần biết có nó và nó có thể dùng vào

Trang 8

việc gì, còn những chi tiết, thậm chí cả những thao tác để tính toán tìm ra kết quả chỉcần vài cái “click” là xong Trí tuệ con người được dùng vào việc sáng tạo, nhữngkiến thức cần nhớ đã có sự trợ giúp của máy tính hay một thiết bị USB gọn nhẹ màchỉ cần với dung lượng khoảng 2G cũng có thể ghi được hàng chục triệu trang A4,một khối lượng mà bất cứ một trí nhớ siêu việc nào cũng không thể so sánh được.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, trong những thậpniên gần đây thế giới cũng diễn ra những biến động vô cùng mạnh mẽ Từ nhữngbiến đổi về khí hậu, những thay đổi theo chiều hướng ngày ngày càng đáng báo độngcủa tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái đếnnhững biến động chính trị, quân sự khôn lường đã đặt ra yêu cầu phải trang bị chocác thế hệ tương lai năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thời cuộc vàtrách nhiệm của những công dân toàn cầu Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiềutrường đại học trên thế giới có những đơn vị nghiên cứu và đạo tạo với tên gọi Trungtâm Biến đổi toàn cầu (The Center for Global Changes)

Về một phương diện khác, sự tha hóa đạo đức trong xã hội (không trừ mộtnước nào) ngày càng trầm trọng đang tạo nên những bức xúc, đòi hỏi hệ thống giáodục phải điều chỉnh theo hướng tăng mạnh việc trang bị tảng nền văn hóa, kỹ năngsống và các giá trị đạo đức cho người học Chưa bao giờ yêu cầu dạy làm người cấpbách như bây giờ

Tri thức là của chung nhân loại Giáo dục, đào tạo là truyền thụ kiến thức nên

từ bản chất lĩnh vực này đã chứa đựng thuộc tính không biên giới Tuy nhiên, bất cứnền giáo dục nào cũng lại chịu sự chi phối rất mạnh của văn hóa dân tộc và những bệđỡ tư tưởng xuất phát từ những ý thức hệ khác nhau nên trong một thời gian dài từngtồn tại sự khác biệt rất xa về cấu trúc hệ thống giáo dục và cấu tạo chương trình Quátrình toàn cầu hóa diễn ra như một xu thế không thể cưỡng lại, nhất là từ sau khi Liênbang Xô viết tan rã và hệ thống phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, các nước (kể cả Tây Âu

và Bắc Mỹ) đều tiến hành xem xét lại hệ thống giáo dục của mình và tiến hành rấtnhiều điều chỉnh mang tính cải cách

Đổi mới giáo dục đào tạo, với những phân tích trên đây, phải được xem là xuthế mang tính toàn cầu Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó Và chúng ta, đội ngũgiáo viên bậc THPT phải tìm hiểu và làm mới bản thân nếu không muốn bị tụt hậu và

Trang 9

đào thải, cũng như đào tạo ra những con người không còn phù hợp với thực tế cuộcsống thì đó chính là thất bại to lớn nhất.

2 Mạng xã hội và vai trò lợi ích trong cuộc sống

a Mạng xã hội là gì

Mạng xã hội ngày nay quá phổ biến đối với mỗi chúng ta Sự bùng nổ của mạng

xã hội làm cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn và con người thì xích lại gần nhau hơn, tintức xã hội thì được truyền tải nhanh chóng và sự lan truyền rộng rãi đến cộng đồng

Có thể nói hầu hết mọi người điều có ít nhất một tài khoản mạng xã hội cho mình Sự

ra đời của mạng xã hội làm cho con người có thêm một kênh giải trí thú vị, kết nốibạn bè khắp nơi trên thế giới, chia sẽ tin tức, hình ảnh, nhắn tin đến bạn bè ngườithân vô cùng tiện lợi và nhanh chóng Mạng xã hội có tầm ảnh hưởng không nhỏ đốivới thế giới hiện nay từ giải trí đến việc kinh doanh Hiện nay có rất nhiều công tydịch vụ ăn theo mạng xã hội như bán hàng qua facebook, dịch vụ tăng like, quảng cáotrên facebook, các trang web hiện nay điều tích hợp plugin mạng xã hội để lan truyền

và chia sẽ tín tức nhanh nhất đến khách hàng

Trang 10

Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet vớinhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian Những ngườitham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia

sẻ file, blog… Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trởthành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thếgiới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đốitác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cánhân (như địa chỉ e-mail), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh,sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán

Hiện nay có rất nhiều mạng xã hội, song phổ biến nhất và có sức ảnh hưởnglớn nhất là các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zing me, Google+, Myspace,Instagram, Zalo, …

Ngoài các mạng xã hội thì các trang wed chia sẻ video số lượng khủng làYoutube.com cũng được sử dụng rất nhiều

b Vai trò, lợi ích và một số tác hại của mạng xã hội

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiềunguồn khác nhau trên internet và đặc biệt là thông qua mạng xã hội với tốc độ lantruyền nhanh chóng Mạng xã hội đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất

là đối với giới trẻ Mục đích của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trênnền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả,

Trang 11

vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian Những lợi ích mà mạng xã hộimang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụngchúng một cách hợp lý Nó có thể giúp chúng ta:

- Giới thiệu bản thân mình với mọi người: chúng ta có thể giới thiệu tính cách, sở

thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp chúng ta tìm kiếmnhững cơ hội phát triển khả năng của bản thân

- Kết nối bạn bè: chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người

thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kếtbạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình Từ

đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt

- Học tập mọi lúc, mọi nơi: học sinh hoặc sinh viên có thể trao đổi thông tin học tập,

thông báo lịch học, trao đổi bài, hay chia sẻ cho nhau những phần kiến thức bổ ích,các trang wed và những đường link phục vụ công việc học tập, tra cứu thông tin, …

- Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: việc cập nhật thông tin trong

một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta

dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng Học hỏi thêm rất nhiềukiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa

- Kinh doanh: bán và mua hàng online không còn xa lạ với tất cả chúng ta vì thế

mạng xã hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng Bạn cũng có thể dùng

nó để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, giúp cho bạn có thể tìm kiếm đượcnhững khách hàng tiềm năng

- Bày tỏ quan niệm cá nhân: trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong cuộc

sống, mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấythanh thản hơn Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trởnên khó khăn với một số người ít nói Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ củamình qua bàn phím máy tính sẽ giúp chúng ta giải tỏa được phần nào

- Mang đến lợi ích về sức khoẻ: giúp cải thiện não bộ và làm chậm quá trình lão

hoá, nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại trường Đại học California Los Angelescho thấy càng sử dụng và tìm kiếm nhiều thông tin với internet, não bộ sẽ càng được

Trang 12

rèn luyện tốt hơn và các khả năng phán đoán, quyết định cũng sẽ từ đó phát triểnthêm Ông còn đồng thời nhận thấy rằng, việc sử dụng internet nhiều có thể giúp chonão bộ hoạt động tốt hơn, giúp làm giảm quá trình lão hóa và làm cho người lớn tuổivẫn có suy nghĩ hết sức lạc quan.

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến chocon người hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lậpcác mối quan hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ,rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sốngcủa người sử dụng đặc biệt là cho giới trẻ nếu không có sự định hướng tốt từ gia đình

và nhà trường Một số tác hại của mạng xã hội như sau:

- Giảm tương tác giữa người với người: nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn

dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiềnkhi bạn coi trọng bạn bè “ảo” từ những mối quan hệ ảo hơn những gì ở trước mắt.Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa

- Lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân: quá chú tâm vào

mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống Thay vìchú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần

thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhằm câu like không còn là

chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thườngxuyên Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừngnghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn

- Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng

mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầmcảm Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầmcảm từ trước Vì thế, nếu bạn phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần,

có lẽ đã đến lúc tạm biệt “facebook” trong một thời gian

- Không trung thực và bạo lực trên mạng: “Anh hùng bàn phím” là một từ không

còn xa lạ trong thời gian gần đây Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họthường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực Đồng

Trang 13

thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trởnên bạo lực hơn hẳn.

- Thường xuyên so sánh bản thân với người khác: những gì người ta khoe khoang

trên mạng không hẳn là con người thật của họ, và việc thường xuyên so sánh nhữngthành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần củabạn Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêngmình Từ những hành động thực tế để có thể làm tăng giá trị của bản thân là điều cầnthiết đối với mỗi chúng ta

- Mất ngủ: ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não

của bạn làm bạn khó ngủ hơn Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâuđêm chỉ vì đam mê các game online Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọngcho sức khỏe và tinh thần

- Thiếu riêng tư: đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin

cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus Những điều nàyđều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càngphát triển

3 Một số hệ lụy xấu từ mạng xã hội cho học sinh khi không được sự định hướng

từ gia đình và nhà trường

Đối với giới trẻ nối chung và học sinh nói riêng, việc sử dụng mạng xã hội làđiều hết sức phổ biến, gần như là một thói quen Chúng ta cũng khó có thể cấm đoánhọc sinh được, mà thay vì đó gia đình và nhà trường cần có sự định hướng, kiểm soát

và giúp đỡ các em để có thể sử dụng mạng xã hội phục vụ công việc học tập, hìnhthành thế giới quan tốt đẹp cho học sinh

Bởi lẽ chúng ta thấy rằng, những thông tin được báo chí đăng hay được truyềntải từ mạng xã hội đã được lan tỏa rộng rãi và được dư luận hết sức quan tâm, mặc dùngười đọc hay chia sẻ thông tin đó trên mạng xã hội, đều chưa biết thực hư sự chínhxác của thông tin đó ra sao Xét về góc độ này, chúng ta có thể thấy được mặt trái củamạng xã hội, mọi người đều có thể đọc và chia sẻ những thông tin mà không hiểu rõ

về vấn đề, chính điều này đã vô tình gây ra những rắc rối, những ảnh hưởng xấu tới

Trang 14

cuộc sống cá nhân của những người trong cuộc Một số hệ lụy của mạng xã hội đốivới học sinh là:

- Sử dụng mạng xã hội quá nhiều sao nhãng thời gian học tập

- Lãng phí thời gian khi lên mạng chỉ chát chít, tán gẫu, bình luận lung tungtrêu chọc nhau, thậm chí bới móc, xỉa xói và nói xấu người khác

- Không biết tận dụng và phát huy mạng xã hội để chia sẻ thông tin hữu ích,truy cập thông tin phục vụ học tập, trao đổi bài và nâng cao kiến thức ngoài giờ lênlớp

- Không biết tìm kiếm và xem các video, hình ảnh liên quan đến học tập, mởrộng hiểu biết và thế giới quan, …

- Chìm đắm trong thế giớ ảo, dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có của giớitrẻ, suy thoái đạo đức tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức và hình ảnh xấuliên quan đến bạo lực, …

Do đó, bên cạnh phát huy được những mặt tích cực của mạng xã hội thì cầnloại bỏ và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó Và có không có giải pháp nàohiệu quả và tối ưu hơn đó là từ chính công tác quản lý của cơ quan quản lý cũng như

từ gia đình và nhà trường tác động đến sự nhận thức, mục đích của học sinh Hãygiúp học sinh định hướng cách nhìn và sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn đểtránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra

II Sử dụng mạng xã hội để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học

1 Sử dụng mạng xã hội cho việc củng cố, nâng cao kiến thức bài học trên lớp

Trước hết, cần có một tài khoản trên mạng xã hội phổ biến mà học sinh sửdụng Phổ biến nhất hiện nay chính là Facebook

Trang 15

Tiếp theo cần làm công tác tư tưởng với học sinh để học sinh thấy rõ đượcnhững tác hại to lớn của mạng xã hội khi không biết cách sử dụng hợp lý, đồng thờicũng phân tích cho học sinh thấy rõ những lợi ích to lớn phục vụ công việc học tậpmọi lúc mọi nơi của mạng xã hội Sau khi đã định hướng cho học sinh cách sử dụngmạng xã hội một cách hiệu quả, giáo viên tiến hành cùng với học sinh kết bạn trênmạng xã hội Sau đó giáo viên hoặc học sinh tiến hành thành lập nhóm theo đơn vịlớp hoặc khối để có thể chia sẻ hay thông báo các nội dung học tập cho các em mộtcách nhanh chóng và đồng bộ Các học sinh khác có thể thêm các bạn trong lớp vàonhóm để tăng số lượng thành viên và hoạt động tích cực, hiệu quả hơn.

Giáo viên thông báo với học sinh trên lớp và qua mạng xã hội để học sinh biết

và đóng góp tích cực cho các hoạt động nhóm thêm hấp dẫn về hình thức và phongphú về nội dung Từ đó khuyến khích tính tích cực tự giác của học sinh, vì đa số họcsinh vẫn rất có tinh thần học tập và sáng tạo Chúng ta có thể rất bất ngờ với những gì

Trang 16

mà học sinh làm được bởi sức trẻ, và khả năng thích ứng và vận dụng công nghệthông tin giỏi hơn chúng ta rất nhiều.

Trang 17

Giáo viên có thể bầu một thành viên tích cực trong lớp làm quản trị viên, cónhiệm vụ theo dõi, giám sát các bài đăng lên và hoạt động của nhóm Thành viên nàokhông phải của lớp hay tham gia nhóm với mục đích không tốt, quản trị viên có thểxóa tên khỏi nhóm.

Để tăng hiệu quả hoạt động, nên thêm các giáo viên bộ môn vào nhóm, từ đógiáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ môn thông qua nhóm lớp để truyền tải và

hỗ trợ các thông tin quan trọng về học tập cũng như củng cố bài học và thêm vậndụng nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy học trên lớp Điều này có thể khắcphục được những khó khăn khi thời gian học tập trên lớp quá ngắn, không có nhiềuthời gian cho học sinh ôn tập, tự học và rèn luyện thêm

Giáo viên chủ nhiệm hoặc các giáo viên bộ môn có thể đăng các thông tin, kiếnthức hỗ trợ bài học trên lớp, cấc bài tập củng cố, vận dụng thêm để các em tham

Trang 18

khảo, góp phần làm giảm những thời gian vào mạng một cách vô ích, lãng phí củacác em.

Ngày đăng: 17/08/2016, 20:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w