Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
2,77 MB
Nội dung
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương là một trong những công ty tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng uy tín trên thị trường Việt Nam, chuyên cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ tốt nhất của công ty, tiêu biểu như: dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế thi công xây dựng công trình, lập dự án đầu tư, dịch vụ nhà đất, tư vấn các thủ tục có liên quan tới đất đai thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. [2, 3] 1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương 1.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty [3, 3] - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG. - Tên giao dịch: MINH PHUONG CONSTRUCTION DESIGN & CONSULTING INVESTMENT CORPORATION. - Tên viết tắt: MINH PHUONG,.JSC - Trụ sở công ty: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM - Điện thoại: (08) 22 142 126 – 0903 649 782; Fax: (08) 39 118 579 - Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn - Website: www.lapduan.com - Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng. - Công ty được thành lập do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305986789, ngày cấp là 28/07/2010. - Mã số thuế: 0305986789 - Logo công ty: 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Được thành lập vào năm 2008, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương luôn mong muốn mang đến những công trình có giá trị thiết thực nhất cho khách hàng, thể hiện qua việc hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Minh Phương được biết đến như là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc lập dự án cho bệnh viện, khu du lịch sinh thái, khu dân cư, trang trại chăn nuôi và các dự án đầu tư chung cư cao cấp,…Ở lĩnh vực thiết kế, Minh Phương đã từng tham gia nhiều công trình thiết kế nhà ở, chung cư cao tầng, quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp. Từ khi được thành lập đến nay, Minh Phương luôn hoạt động với phương châm: “Phát triển kỹ thuật - An toàn - Chất lượng và đem lại những điều tốt nhất cho khách hàng” [2, 3]. Do đề cao chất lượng và uy tín nên ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến và trao trọn niềm tin xây dựng công trình vào Minh Phương. Đó chính là động lực để Minh Phương ngày một phát triển hơn nữa, chinh phục những tầm cao. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 2 Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ sư cùng các nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết tại Minh Phương đã đang và sẽ luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phức tạp và khắt khe nhất của khách hàng. Đến nay, nhìn lại những thành quả đạt được trong suốt quá trình hoạt động, Minh Phương tự hào đã thực hiện nhiều công trình, dự án thành công hơn cả mong đợi của khách hàng. 1.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty [4, 3] - Dịch vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình. - Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng. - Dịch vụ thiết kế và lập dự toán cho các công trình xây dựng: thiết kế và lập dự toán các công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình công nghiệp,… - Dịch vụ tư vấn giám sát xây dựng công trình: giám sát công trình xây dựng, cho thuê kỹ sư giám sát công trình. - Dịch vụ lập đánh giá tác động môi trường: lập đánh giá tác động môi trường, bản cam kết môi trường, đăng ký chủ nguồn thải, thẩm định các dự án về môi trường, thẩm định đánh giá tác động môi trường,… - Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp: tư vấn thành lập doanh nghiệp (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài), nhà hàng, khách sạn, nhà cho thuê; xin giấy phép đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu, mã số thuế, hóa đơn GTGT; đăng ký thương hiệu, bản quyền, logo, mã vạch,… - Dịch vụ tư vấn đầu tư: tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu, tư vấn đấu thầu, cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp. - Dịch vụ thẩm định giá: thẩm định giá bất động sản: quyền sử dụng đất, cao ốc, nhà cửa, vật kiến trúc, dự toán công trình, quyết toán công trình; thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, thẩm định phương tiện giao thông vận tải ôtô, xe kéo, tàu, thuyền; thẩm định giá trị doanh nghiệp, cổ phiếu, trái phiếu; thẩm định dự án đầu tư, thẩm định kết quả đấu thầu, thẩm định thiết kế; thẩm định giá trị vô hình: thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; thẩm định giá trị quyền khai thác, quyền hoạt động, quyền thuê tài sản. - Dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản: mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở, chung cư, dự án đầu tư, xin giấy phép xây dựng, chuyển quyền sử dụng đất. - Dịch vụ tổ chức đấu giá tài sản: bất động sản, máy móc thiết bị, doanh nghiệp, cổ phiếu, hàng hóa vật tư. - Dịch vụ tài chính kế toán: báo cáo thuế, quyết toán thuế, cho thuê kế toán trưởng, gỡ rối sổ sách kế toán, cài đặt phần mềm kế toán,… 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty [11, 3] 1.2.1. Chức năng - Là Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập. Được sử dụng con dấu riêng dùng để giao dịch và mở tài khoản tại ngân hàng. - Dịch vụ tư vấn, thiết kế, lập dự toán thi công xây dựng công trình, lập dự án đầu tư, hồ sơ vay vốn ngân hàng, tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản, tư vấn các thủ tục có liên quan tới đất đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 3 1.2.2. Nhiệm vụ - Mục tiêu ban đầu của Minh Phương là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường và để đảm bảo khả năng tồn tại, phát triển trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, Ban Giám đốc công ty đã quyết định mở rộng lĩnh vực hoạt động ra phạm vi toàn quốc. - Công ty hoạt động theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm, tự bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển vốn mang lại hiệu quả cao cho đồng vốn đầu tư, tự trang trải nợ vay và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính cũng như hạch toán kinh tế và quản lý ngoại hối phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế. - Đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng số lượng, chất lượng và thời gian. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp 1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy công ty Sơ đồ 1 [8, 3] 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ, sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. - Ban kiểm soát: có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 4 quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chỉ trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần mới có Hội đồng Quản trị. Trong công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, tiếp đến mới là Hội đồng Quản trị. - Ban giám đốc: Ban Giám đốc tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, đại điện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và thay mặt công ty quan hệ pháp lý với các đơn vị, tổ chức bên ngoài. - Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn vốn, tham gia điều hành hoạt động các dự án của công ty, quản lý điều hành xây lắp các công trình theo phân công trong Ban giám đốc, tham gia công tác đầu tư chiều sâu về thiết bị, kinh doanh phát triển nhà, các dự án đầu tư của công ty. - Các phòng ban trực thuộc: + Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức về nhân sự, tham mưu cho Giám đốc trong việc đào tạo, tuyển dụng nhân viên, sắp xếp nhân sự công ty, quản lý chế độ lao động, tiền lương, văn thư lưu trữ, tạp vụ, xây dựng các bảng nội quy, đề ra chính sách về nhân sự. + Phòng kỹ thuật giám sát: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm, phát triển và quản lý các dự án đầu tư; thực hiện quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với những gói thầu do công ty ký hợp đồng; phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; trực tiếp hoặc phối hợp với Ban quản lý dự án để quản lý về mặt kỹ thuật, tiến độ, chất lượng đối với các công trình và hạng mục công trình thi công xây dựng thuộc các dự án do công ty đầu tư hoặc tại các gói thầu do công ty ký kết hợp đồng; thực hiện việc quản lý vật tư của công ty theo đúng quy chế và có trách nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ở tất cả các bộ phận trong công ty, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. + Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính; thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công ty; thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định. + Phòng thiết kế xây dựng: Chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng các công trình dự án mà công ty làm chủ thầu. Lựa chọn những cá nhân có chuyên môn đủ năng lực để thực hiện công tác chức năng của phòng, chỉ đạo công tác xây dựng thiết kế theo đúng yêu cầu. + Phòng tư vấn môi trường: Thực hiện công tác tư vấn các vấn đề thủ tục liên quan đến việc lập báo cáo giám sát môi trường đối với các dự án của khách hàng, các công văn điều luật về môi trường liên quan trong phạm vi kinh doanh của công ty. Phối hợp với các phòng ban khác, chịu trách nhiệm lập đề án đánh giá tác động môi trường khi có yêu cầu. 1.4. Đặc điểm các nguồn lực của công ty [10, 3] Bảng 1 STT Trình độ chuyên môn Số lượng Kinh nghiệm >=2 >=5 >=10 I Hệ đại học 24 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 5 1 Kiến trúc sư 04 03 01 2 Kỹ sư điện – điện tử 02 01 01 3 Kỹ sư xây dựng 08 03 03 02 4 Cử nhân kinh tế 03 01 02 5 Kỹ sư môi trường 04 03 01 6 Kỹ sư cơ khí 02 01 01 7 Kỹ sư công nghệ lọc hóa dầu 02 01 01 II Hệ trung cấp 04 8 Trung cấp kế toán 02 02 9 Trung cấp xây dựng 02 01 01 III Công nhân lành nghề 50 10 Thợ nề, thợ xây, thợ gia công cơ khí, thợ máy, thợ điện,… 40 15 18 07 11 Lao động phổ thông 10 10 1.5. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty 1.5.1. Thuận lợi “Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động chinh phục thành công!” đó chính là lý do dẫn đến thành công của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ngày nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới để lại những hậu quả mà đến nay không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới vẫn đang nỗ lực khắc phục. Đứng trước tình trạng đó, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra chính sách riêng cho mình nhằm thoát khỏi khủng hoảng, từng bước đưa doanh nghiệp đi lên. Trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, Minh Phương được biết đến như một đơn vị có bước đi sáng suốt khi đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động nhằm trụ vững trên thương trường. Công ty được thị trường biết đến tên tuổi nhờ hoạt động kinh doanh uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm - dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu ban đầu của công ty là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, trước nhu cầu của thị trường và để đảm bảo khả năng tồn tại, phát triển trước tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, Ban giám đốc công ty đã quyết định mở rộng lĩnh vực hoạt động ra phạm vi toàn quốc. Đến nay, Minh Phương được biết đến là thương hiệu hàng đầu trong công tác tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp về các lĩnh vực phổ biến nhất và thiết thực nhất hiện nay. Để đảm nhiệm tốt tất cả các lĩnh vực hoạt động, Ban giám đốc Công ty Minh Phương đã chú trọng đầu tư, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đến nay, công ty đã trở thành nơi quy tụ đội ngũ kỹ sư thiết kế xây dựng, thiết kế công trình giao thông, thiết kế các công trình dầu khí, kỹ sư giám sát xây dựng, chuyên viên tài chính, luật sư, kế toán trưởng loại giỏi trên 10 năm kinh nghiệm. Nhờ hoạt động uy tín trên thương trường mà Minh Phương vượt qua nhiều đơn vị cùng ngành trở thành đối tác của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như: Ngân hàng Viettinbank, Ngân hàng Á châu, Eximbank, Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh, Gạch Đồng Tâm, Thép Việt Úc, Thép Niềm Nam, Ibuild… Nói đến thành công của Minh Phương hiện nay, không thể không kể đến công lao to lớn của ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty. Là người Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 6 nắm vai trò điều hành quan trọng nhất công ty, Ông đã đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với tình hình kinh tế chung, đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng đề ra. Thành quả hôm nay là nền tảng, động lực để tập thể Cán bộ công nhân viên Công ty Minh Phương phấn đấu hơn nữa trong lao động, sáng tạo mang đến sự phồn thịnh cho công ty và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, thịnh vượng và phồn vinh. 1.5.2. Khó khăn Thời điểm thành lập của công ty không thuận lợi, năm 2008 được coi là năm bi tráng của kinh tế thế giới, thời điểm nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ, lạm phát tăng cao. Vì thế hoạt động của công ty cũng bị ảnh hưởng, trở nên khó khăn do thị trường có nhiều biến động. Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, hàng rào thuế quan được phá bỏ, các nước khu vực sẽ đầu tư vào nước ta để khai thác các nguồn lực, từ đó gia tăng cạnh tranh. Do đó, công ty phải đối mặt với nhiều yếu tố khó khăn: giá cả thị trường luôn biến động, chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với công ty nước ngoài… Khách hàng: nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khó đáp ứng. Về phương tiện vận tải, kho hàng: chủ yếu là thuê ngoài. Đây là nguyên nhân làm gia tăng chi phí. 1.5.3. Định hướng phát triển [10, 3] Mục tiêu của công ty đối với sự phát triển bền vững: - Cung cấp dịch vụ thiết kế thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình dầu khí,… - Phát triển hạ tầng. - Hướng đến phát triển thành công ty cung cấp dịch vụ thiết kế, giám sát và thi công các công trình xây dựng tại Việt Nam, quy mô hoạt động không những trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh mà còn mở rộng hoạt động trên toàn quốc. - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như hầu hết các bộ phận khác của công ty tiếp tục tăng trưởng, củng cố vị trí, hoàn tất nhiệm vụ của mình. Nhất là bộ phận tìm kiếm thị trường tiêu thụ luôn đứng vị trí hàng đầu và tăng cường hoạt động tiếp thị là nhiệm vụ quan trọng để tăng doanh thu và lợi nhuận. 1.6. Khái quát tình hình tài chính công ty trong thời gian qua Với số vốn ban đầu sau khi đi vào hoạt động doanh thu, lợi nhuận và mức đóng góp vào ngân sách của Công ty qua các năm gần đây được thể hiện như sau: Bảng 2 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 2012/2011 2011/2010 +/- % +/- % Doanh thu thuần 1,418,273,039 1,087,854,045 189,378,990 330,418,994 30.37 898,475,055 474.43 Giá vốn hàng bán 169,526,318 469,383,308 131,895,512 -299,856,990 -63.88 337,487,796 255.88 Lợi nhuận gộp 1,248,710,721 618,470,737 57,483,478 630,239,984 101.90 560,987,259 975.91 Chi phí BH&QLDN 1,103,668,888 210,024,873 31,927,045 893,644,015 425.49 178,097,828 557.83 Lợi nhuận trước thuế 145,600,232 408,457,257 25,581,217 -262,857,025 -64.35 382,876,040 1496.71 Thuế TNDN 36,400,058 102,114,314 5,575,755 -65,714,256 -64.35 96,538,559 1731.40 Lợi nhuận sau thuế 109,200,174 306,342,943 20,005,462 -197,142,769 -64.35 286,337,481 1431.30 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 7 Nhận xét: Qua bảng số liệu và đồ thị trên ta nhận thấy doanh thu của công ty có chiều hướng tăng liên tục qua các năm. - Trong năm 2011 công ty tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của kỹ sư, công nhân đã giúp cho tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, số lượng hợp đồng ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, công ty ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và tin cậy. Đây chính là lý do làm cho doanh thu thuần năm 2011 tăng vượt trội đạt 1,087,854,045 đồng, tăng 898,475,055 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 474.43% so với năm 2010. Với việc doanh thu tăng kéo theo chi phí sản xuất kinh doanh cũng gia tăng, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Năm 2011, tuy chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng so với năm 2010 là 178,097,828 đồng tương ứng với tỷ lệ 557.83% nhưng mức tăng này so với doanh thu tăng thêm là không đáng kể nên lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 vẫn cao hơn năm 2010, tăng 382,876,040 đồng tương ứng tăng 1496.71%. Do lợi nhuận trước thuế năm 2011 của công ty tăng nên mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước năm 2011 cũng tăng 96,538,559 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1731.40%. Lý do năm 2010 doanh nghiệp đóng khoản thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ có 5,575,755 đồng là do vào năm 2009 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp âm, nói cách khác là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ nên số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp năm 2010 được tính trên hiệu của lợi nhuận trước thuế năm 2010 trừ đi lợi nhuận trước thuế năm 2009 mang dấu dương. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 đạt 306,342,943 đồng tăng 286,337,481 đồng tương ứng tăng 1431.30%. - Đến năm 2012, nhờ nguồn khách hàng của doanh nghiệp tăng, nhiều công trình xây dựng lớn hợp tác thầu xây dựng với công ty đã giúp cho doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011, tăng 330,418,994 đồng tương ứng tăng 30.37%. Tuy nhiên, trong năm 2012 do công ty chi một khoản lớn cho chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng đột biến đạt mức 1,103,668,888 đồng, tăng 893,644,015 đồng tương ứng tăng 425.49%. 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 189 1,088 1,418 20 306 109 Millions Biểu đồ 1 Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 8 Tuy doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí năm 2012 so với năm 2011 cao hơn nên lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đáng kể. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2012 đạt 109,200,174 đồng giảm 197,142,769 đồng tương ứng giảm 64.35% so với năm 2011. Do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012 nên mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước năm 2012 cũng giảm 65,714,256 đồng tương ứng giảm 64.35%, năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm 262,857,025 đồng tương ứng giảm 64.35%. Tóm lại, trong ba năm qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả bằng chứng là doanh thu thuần tăng liền qua các năm, đạt được lợi nhuận tương đối mà đặc biệt là năm 2011, nhưng bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại giảm vào năm 2012. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy công ty nên xem xét, điều chỉnh các chiến lược trong việc tiết kiệm, giảm trừ chi phí để giúp hoạt động kinh doanh của công ty gặt hái được những thành công và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 2.1. Khái niệm về vốn và hiệu quả sử dụng vốn 2.1.1. Khái niệm về vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Theo quan điểm của Marx, ông cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn, song còn hạn chế về mặt trình độ phát triển của nền kinh tế mà Marx quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai - giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển. [5, 10] Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch: “Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Đất đai không được coi là vốn.” [236, 4] Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản tài chính mà còn cả các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích luỹ được, trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp. Thật vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi một quan điểm đều có cách tiếp cận riêng. Nhưng có thể nói, thực chất vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Như vậy vốn là yếu tố số một của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý và sử dụng tại một thời điểm nhất định. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền phải đưa vào sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời. Như vậy: Vốn là lượng giá trị ứng trước của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp kiểm soát để phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Nguyên tắc sử dụng vốn trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp: Trong công tác hoạt động tài chính doanh nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn được thực hiện tốt thì sẽ thúc đẩy sản xuất tốt, mang lại lợi nhuận cao và ngược lại nếu việc sử dụng nguồn vốn mà trì trệ, bất cập thì nó sẽ kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 10 Như vậy để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn, doanh nghiệp phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau: - Sử dụng đồng vốn có mục đích rõ ràng. - Sử dụng đồng vốn có lợi và tiết kiệm nhất. - Sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp. - Kiểm tra các chỉ tiêu tài chính về an toàn hiệu quả. - Tính toán kỹ hiệu quả đầu tư. - Mở rộng thị trường thông qua các chính sách bán hàng. - Kiểm soát tốt các chi phí hoạt động. 2.1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhắm đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. [5, 1] Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất doanh lợi, tốc độ luân chuyển vốn nó còn phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay đây chính là mối tương quan giữa kết quả lợi nhuận thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. [5, 1] Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thỏa mãn yêu cầu: đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho mình, nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinh tế xã hội sẽ không được phép hoạt động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó hoạt động đem lại lợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân bị lỗ vốn sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy, kết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải là kết quả phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nền kinh tế xã hội. Vậy, hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí. 2.2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn kinh doanh là nguồn gốc của vốn, là toàn bộ số vốn để đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản cho doanh nghiệp giúp quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. [316, 6] Ở doanh nghiệp có hai nguồn vốn kinh doanh chủ yếu: - Nguồn vốn kinh doanh thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu: vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh. + Nguồn vốn vay dài hạn + Nợ dài hạn + Trái phiếu phát hành [316, 6] Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn [...]... Trang 23 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS LÊ PHÚ HÀO CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương 3.1.1 Công tác kế toán tại Công ty 3.1.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Sơ... đó là hiện tượng mất vốn Vốn của doanh nghiệp đã sử dụng một cách lãng phí, không có hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và dễ dàng làm cho doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản 2.5 Ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.5.1 Ý nghĩa Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và sử dụng vốn ở doanh nghiệp, thường... phân tích, để đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ở doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào ta sử dụng phân tích Dupont 2.7.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Các khoản phải trả ngắn hạn Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện ở các chỉ số tài chính như tốc độ luân chuyển vốn lưu động, sức sinh lời của đồng vốn Tốc độ luân chuyển vốn. .. 116,310,182 đồng chiếm 1.63% tổng nguồn vốn SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 29 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS LÊ PHÚ HÀO Năm 2011 tổng số nguồn vốn của công ty tăng 27,520,018 đồng tương ứng tăng 0.39% so với năm 2010 Vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty đạt 7,055,334,595 đồng, chiếm tỷ trọng... chính của công ty có sự biến động tương đối không ổn định Hệ số tài trợ của công ty tăng lên vào năm 2011 nhưng lại giảm xuống vào năm 2012 SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 30 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS LÊ PHÚ HÀO Năm 2010, trong 1 đồng tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của công ty thì vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 0.9837 đồng, tức là trong tổng số nguồn vốn hình thành... những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp 2.5.3 Nhiệm vụ Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên đây, nhiệm vụ cơ bản của phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là: phân tích hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chiếm dụng, vốn lưu động, vốn cố định, các khoản nợ... đầu tư trong năm tới cho công ty Sau đó trình lên Ban Giám đốc xem xét và ra quyết định 3.1.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Minh Phương 3.1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại Công ty Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty Vốn kinh doanh của công ty tồn tại dưới hai hình thức: vốn lưu động và vốn cố động Vốn lưu động chủ yếu đảm... bằng vốn chủ sở hữu Điều này là rất tốt vì công ty không cần phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) để tài trợ cho tài sản dài hạn, khi đó doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đáo hạn SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 31 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS LÊ PHÚ HÀO Năm 2011, hệ số tài trợ tài sản dài hạn của công ty đạt... thu, vay ngắn hạn 2.6 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.6.1 Phương pháp so sánh - Khái niệm và nguyên tắc [5, 5] + Khái niệm: phương pháp so sánh là phương pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích các dự báo các... rộng với tỷ số nợ Trong quá trình sử dụng phương pháp Dupont, nếu được mở rộng và sử dụng cả tỷ số nợ sẽ cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với tỷ suất lợi nhuận trên vốn Công thức sau cho thấy rõ ảnh hưởng của tỷ số nợ trên lợi nhuận của chủ sở hữu 𝑅𝑂𝐸 = SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 22 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑛ợ = 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝑁 𝑡𝑟ê𝑛 𝑉𝐶𝑆𝐻 . tiêu và nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.5.1. Ý nghĩa Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và sử dụng vốn ở doanh nghiệp, thường. ra. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty GVHD: TS. LÊ PHÚ HÀO SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 2.1. Khái. trên đây, nhiệm vụ cơ bản của phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là: phân tích hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn chiếm dụng, vốn lưu động, vốn cố định, các khoản nợ phải