- Trả trước cho người bán 985,296,301
3.2.1. Nhận xét về tình hình sử dụng vốn của Công ty
3.2.1.1. Những kết quả đạt được
Trải qua bao nhiêu khó khăn để tự khẳng định mình, cho đến nay Công ty Minh Phương đã trở thành một Công ty độc lập, hoạt động kinh doanh mang tính hiệu quả cao và đã đạt được một số thành tựu:
- Dù phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành xây dựng, nhưng tính tự chủ trong tài chính của công ty rất cao, các hệ số tự tài trợ của công ty đều đạt mức cao. Công ty đã cố gắng phát huy hết năng lực của mình để dần thích ứng và tạo ra uy tín trên thị trường, nhiều hợp đồng lớn được ký kết, tạo mối quan hệ lâu dài với các đối tác.
- Doanh thu tăng trưởng cao so với năm trước, năm 2011 doanh thu thuần tăng hơn 898 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 474.43% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu thuần tiếp tục tăng hơn 330 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 30.37%. Lợi nhuận của Công ty tăng mạnh trong năm 2011 đạt 306,342,943 triệu đồng.
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn đảm bảo hệ số tài trợ cao, khả năng thanh toán của công ty rất tốt. Tình hình thanh toán nợ của công ty rất lạc quan, điều này giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc huy động vốn, vay vốn, tạo niềm tin đối với những chủ nợ, công ty liên doanh, nhà cung cấp và cả những khách hàng cũng như bản thân doanh nghiệp trong việc sử dụng có hiệu quả hơn nữa những nguồn vốn có được để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa trong tương lai, đồng thời đảm bảo thanh toán cũng như tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty không phải gánh chịu những rủi ro về chi phí lãi vay hay áp lực về các khoản nợ trong kinh doanh.
- Công ty đã đầu tư mua thêm trang thiết bị, tài sản cố định nhằm phục vụ cho việc khảo sát công trình, dự án. Cụ thể, công ty đầu tư thêm 01 máy cắt bê tông của Nhật, 01 xe tải Huyndai xuất xứ Hàn Quốc và 01 máy trộn betong của Việt Nam. Đồng thời, công ty cũng thanh lý một số máy móc cũ, lạc hậu góp phần tạo thế cạnh tranh trên thị trường.
- Qua ba năm nguồn vốn kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng, trong đó tăng cả về vốn lưu động và vốn cố định. Đây là sự phấn đầu về mọi mặt để Công ty mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và cũng là kết quả thể hiện sự thành công trong công tác tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của người làm công tác quản lý.
- Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thấp nhưng đã có dấu hiệu tăng qua các năm.
- Trong hoạt động kinh doanh, công ty đã không ngừng khai thác những lợi thế có sẵn của mình như thị trường hoạt động rộng khắp, đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, dịch vụ…Công ty luôn bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động trong từng giai đoạn.
- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty có nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá, có đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
3.2.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân
-Kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp chưa có sự cân đối, vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn, trên 95% so với vốn cố định. Mặc dù doanh nghiệp muốn đảm
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 59
bảo khả năng thanh toán tốt trong việc duy trì một tỷ lệ vốn lưu động lớn nhưng doanh nghiệp cũng nên cần trang bị thêm thiết bị, tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
-Hệ số quay vòng vốn, các chỉ tiêu ROA, ROE của công ty đều có xu hướng tăng qua các năm nhưng nếu so sánh với chỉ tiêu ngành xây dựng thì vẫn còn thấp. Doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để nguồn vốn đang có để tăng hiệu quả, góp phần sinh lợi trong quá trình kinh doanh.
-Tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn chậm, trong khi đó kỳ luân chuyển vốn lưu động bình quân chiếm rất nhiều thời gian. Nguyên nhân là do doanh nghiệp để vốn nhàn rỗi ở các khoản dự trữ tiền mặt tại quỹ, dẫn đến vốn bằng tiền không giúp sinh lời.
-Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng mạnh trên 786 triệu, doanh nghiệp đã sử dụng khoản chi phí này vào việc mua một văn phòng mới tại chung cư B1, đường Trường Sa, quận Bình Thạnh. Khoản chi này đã làm lợi nhuận năm 2012 giảm đáng kể, thấp hơn chi phí vốn bỏ ra, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn năm 2012 giảm.
-Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu, nợ phải trả chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, doanh nghiệp không vay ngắn hạn mà chỉ có các khoản: phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế nộp Nhà nước, các khoản phải trả, phải nộp khác. Việc không vay nợ giúp công ty không phải gánh chịu rủi ro về chi phí lãi vay, không gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng đồng thời doanh nghiệp đã không tận dụng được công cụ đòn bẩy tài chính. Một trong những nguyên nhân mà doanh nghiệp không sử dụng công cụ này là vì trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam đang gặp khó khăn, bất động sản đóng băng trong thời gian dài, ngành xây dựng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vì thế, công ty ưu tiên sử dụng nguồn vốn tự có để hạn chế mọi rủi ro khi không chi trả được các khoản nợ.
-Trong kết cấu vốn lưu động, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp rất lớn, trên 99% vào năm 2010, trên 98% vào năm 2011 và trên 80% vào năm 2012. Tuy doanh nghiệp đang giảm dần việc dự trữ tiền mặt tại quỹ song tỷ lệ này vẫn còn rất cao. Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Vì đặc điểm ngành nghề nên doanh nghiệp dự trữ một khoản lớn vốn bằng tiền để hỗ trợ, hoàn thành đúng tiến độ các công trình. Nhưng qua quá trình phân tích cho thấy doanh nghiệp đã giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu thực tế dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của doanh nghiệp). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam.
-Trong kết cấu vốn lưu động các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng không cao nhưng số lượng các khoản phải thu nhiều và thời gian chiếm dụng của khách hàng là tương đối lâu, đặc biệt là đã có sự tăng đột biến về tỷ trọng khoản phải thu vào năm 2012. Nếu doanh nghiệp không giảm được các khoản phải thu thì nó sẽ trở thành nợ khó đòi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ luân chuyển và hiệu quả
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phương – TC14A Trang 60
sử dụng vốn lưu động. Nguyên nhân làm cho khoản phải thu tăng lên là do công tác thanh toán các hạng mục, công trình đã hoàn thành bị chậm lại. Trên thực tế thời gian từ khi Công ty hoàn thành việc thẩm định, xây dựng cho bên khách hàng thường lâu hơn nhiều so với thời gian thi công thực tế. Bên khách hàng cần có thời gian để thẩm định chất lượng công trình hoặc chưa có đủ tiền thanh toán cho Công ty. Điều này gây khó khăn cho Công ty trong việc thu hồi vốn, đầu tư cho các dự án khác.