Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa

153 614 0
Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ớ Việt Nam, kế từ khi chuyến sang nền kinh tế thị trường, các văn bản qui phạm pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hoá nói riêng mới bắt đầu ban hành. Mục tiêu lúc đó là là sử dụng nguồn vốn thuộc sở hữu toàn dân hay có nguồn gốc tù các hiệp định vay vốn của nước ngoài có hiệu quả nhất. Trong đó mục tiêu minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tránh các vi phạm của chủ đầu tư là những người được giao trách nhiệm tiêu tiền của nhân dân. Tinh thần Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh trong cương lĩnh về các hoạt động tăng cường, chủ động hội nhập và tranh thủ đầu tư của các tố chức và các nhà đầu tư, nhà tài trợ nước ngoài nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 22. Các tố chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triến châu Á (ADB), Tố chức các quốc gia có nền kinh tế phát triến (OECD), Ngân hàng họp tác quốc tế Nhật Bản (JBĨC), Luật mẫu mua sắm công của úy ban Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc (UNCITRAL)... đều có các qui định, hướng dẫn mua sắm riêng, nhằm chi tiêu có hiệu quả nhất vốn đầu tư của mình, đồng thời đảm bảo cho các nhà thầu đến từ các nước thành viên được đối xử bình đẳng, công bằng. Trong đấu thầu, bên mua bao giờ cũng muốn có thứ mình cần với giá rẻ nhất. Bên bán (các nhà thầu) bao giò cũng muốn bán nhanh thứ mình có với lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, đế đạt được mục đích đó, người mua phải tạo ra luật chơi đảm bảo tính công bằng, minh bạch nhằm thu hút các nhà thầu có năng lực tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho mình. Thực tế trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác đấu thầu mua sắm nhưng còn rất nhiều gói thầu mua sắm hàng hoá quốc tế đã gặp phải nhừng khó khăn ngay từ khâu lập kế hoạch, 2 mời thầu cạnh tranh quốc tế, lựa chọn nhà thầu quốc tế, đến khâu giải ngân do thiếu hiếu biết về quy định của Việt Nam cũng như quy định của các tố chức quốc tế cho vay, viện trợ vốn, đã gây ra những thất thoát ngân sách, lãng phí vốn vay ưu đãi và làm giảm uy tín của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài nói chung. Thực tế sau hon 10 năm thực hiện, Quy chế đấu thầu, ban hành kèm theo Nghị định số 43CP ngày 16 tháng 7 năm 1996, đã đem lại rất nhiều hiệu quả kinh tế đồng thời cũng còn nhừng hạn chế. Đe hiểu rõ vấn đề này cần phải phân tích cụ thế các quy định có liên quan mang tính bất đồng, từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy công tác đấu thầu quốc tế hiện nay ở nước ta sao cho hoạt động đấu thầu quốc tế trở nên công khai, minh bạch, đạt sự tín nhiệm cao đối với các tổ chức tín dụng, nhà tài trợ quốc tế, nhằm thu hút ngày càng nhiều hon nguồn vốn ưu đãi trong thời gian tới, đồng thời tránh thất thoát lãng phí, tăng cường hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế toàn diện, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của Việt Nam khi đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). 2. Tinh hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về quy chế đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hoá trong thời gian qua. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập chung vào lý luận và dàn trải mà chưa đưa ra những giải pháp, tình huống cụ thể để hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hoá trong mối quan hệ giữa các quy định của Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Luận văn xin được tiếp cận một khía cạnh nhỏ nhưng thường xuyên gặp nhất trong công tác đấu thầu thông qua các quy định quốc tế và trong nước về đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa. Ngoài ra, hiện nay đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách của cả Việt Nam và các tổ chức quốc tế liên quan tới các quy định về mua sắm đấu thầu hàng hoá quốc tế. Do vậy, luận văn cũng cập nhật, phát hiện những điểm mới, những quy định mới và nhận xét để thấy rõ bản chất của đấu thầu mua sắm trong thời điểm hiện nay. Đồng thời, luận văn cũng xin được đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hài hoà hoá các quy định về đấu thầu giữa pháp luật Việt Nam và luật quốc tế có liên quan. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Nghiên cứu khái quát các cơ sở lý luận của quy chế đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế; nguyên tắc cơ bản, thực tiễn áp dụng quy chế đấu thầu hiện hành của Việt Nam và quốc tế; phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về đánh giá tồn tại, vướng mắc trong đấu thầu, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt và hài hoà quy định pháp luật về quy chế đấu thầu trong nước và quốc tế. 4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sâu các quy định về đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế trên cơ sở thực tiễn hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế tại một số dự án nhóm A mà chính tác giả đã thực hiện tại Bộ Y tế. 5. CƯ SỞ khoa học của đề tàỉ Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mácxít; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền và chính sách hội nhập quốc tế. Cơ sở khoa học: Dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp để rút ra kết luận đúng đắn nhất. Cơ sở thực tiễn: Thực tế công tác mua sắm đấu thầu trang thiết bị tại một số Dự án nhóm A của Bộ Y tế và ở một số nước. 6. Phưong pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, trao đổi với chuyên gia, quy nạp để rút ra kết luận đúng đắn nhất. 7. Điểm mới của đề tài Nghiên cứu, phân tích cụ thể pháp luật đấu thầu quốc tế một các có hệ thống trên cơ sở khái quát lý luận và thực tiễn để thấy rõ quy trình mà luật pháp quy định. Nghiên cứu các kinh nghiệm hay của một số nuớc để áp dụng cho việc 4 quản lý các dự án vay ODA hoặc viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam trong thời gian tới. Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, hài hoà quy chế đấu thầu quốc tế của Việt Nam và của các tổ chức quốc tế duới nhiều góc độ. Kiến nghị hoàn thiện Luật đấu thầu 2005. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chuông: Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hoá. Chương 2: Nội dung cơ bản các quy định về đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế hiện nay Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa tại Việt Nam 5 Chương 1 MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ ĐÂU THẦU QUỐC TÊ VỂ MUA SẮM HÀNG HOÁ 1.1. KHÁI NIỆM VỂ ĐẤU THẦU QUỐC TÊ VỂ MUA SẮM HÀNG HOÁ 1.1.1. Sự ra đời của pháp luật đấu thầu quốc tê Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin thì xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước, do đó chưa hình thành hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, chế độ cộng sản lại là tiền đề vật chất cho sự xuất hiện nhà nước và pháp luật, về lý luận đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin chỉ ra rằng, những nguyên nhân làm hình thành và phát sinh Nhà nước cũng chính là các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Đó là nguyên nhân về chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội. Xã hội loài người đã trải qua ba lần phân công lao động lớn ỏ cuối chế độ cộng sản nguyên thủy: 1. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; 2. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; 3. Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện. Nhờ có các cuộc cách mạng đó, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều làm nảy sinh việc chiếm các sản phẩm dư thừa đó làm của riêng và chế độ tư hữu tài sản và tư liệu sản xuất ra đời. Mặt khác, một số người giàu lên do tự tiến hành sản suất hoặc do tích lũy được kinh nghiệm sản xuất, hoặc do lợi dụng vị trí nào đó trong xã hội. Những người giàu có, chiếm hữu được nhiều tư liệu sản xuất, bóc lột nô lệ; những người lợi dụng quyền lực được thị tộc giao cho trước đây hợp thành giai cấp thống trị. Còn những nô lệ, người nghèo khổ trong thị tộc... hợp thành giai cấp bị bóc lột. Do quyền lợi của hai bộ phận này đối lập nhau dẫn đến mâu thuẫn giai cấp ngày càng khốc liệt. Để điều hành, duy trì ổn định xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức ra đời với công cụ quyền lực của nó nhằm giải quyết các xung đột giai cấp và giữ cho chúng vận động trong ổn định. Tổ chức đó là nhà nước với công cụ của nó là pháp luật. Nhà nước và pháp luật là hai phạm trù lịch sử, có quá trình phát 6 sinh, phát triển, tiêu vong và gắn bó mật thiết với nhau. Pháp luật là công cụ mà nhà nước sử dụng thực hiện quyền lực của mình. Nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo cho pháp luật đó được thực thi. Cùng với nhà nước, pháp luật ngày càng thể hiện và thực hiện vai trò to lớn của mình trong xã hội hiện đại. Nhà nước ra đời ngoài việc ban hành pháp luật nói chung, còn phải thực hiện các công việc khác cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của nó cũng như sự ổn định của xã hội như: xây dựng các công trình công ích, các dịch vụ công cộng phục vụ cùng lúc cho nhiều thành viên trong xã hội và phát triển những ngành kinh tế cần thiết cho xã hội có hiệu quả kinh tế thấp, cần nhiều vốn đầu tư, lâu hoàn vốn thông qua việc mua sắm công cụ, phương tiện, cơ sở vật chất cho hoạt động của chính phủ. Những mua sắm chi tiêu của chính phủ với số vốn khổng lồ và các đặc trưng riêng của nó đã trở thành mục tiêu cạnh tranh gay gắt của các nhà cung cấp, tổ chức kinh tế tài chính lớn. Theo thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh thì mua sắm có xuất xứ là từ Procurement. Tại Điều 2, khoản a, Luật mẫu của UCITRIAL thì Procurement cũng được định nghĩa là sự có được hàng hóa, công trình hay dịch vụ nào đó. Riêng về hàng hóa, Điều 2 khoản c, Luật mẫu định nghĩa là tất cả các vật thể mô tả được bao gồm cả nguyên vật liệu thô, sản phẩm, các thiết bị, các vật thể định hình hoặc dưới dạng lỏng, điện và dịch vụ phụ đi kèm hàng hóa nhưng có giá trị thấp hơn hàng hóa (và các loại hàng hóa khác theo quy định của từng nước). Theo Từ điển tiếng Việt (do Viện ngôn ngữ biên soạn năm 1998) thì đấu thầu là việc đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng. Còn theo quy định của WB thì các từ bid và tender (trong tiếng Anh) đều có nghĩa như nhau là đấu thầu 33, tr. 1. Khi việc mua sắm với số lưọng lớn do các cơ quan, tổ chức hay cá nhân được chính phủ ủy quyền thì việc lợi dụng các kẽ hở trong quản lý để họ trục lợi cho cá nhân một số người là rất có khả năng và cơ hội xảy ra. Để ngăn chặn những hành vi được gọi là tham nhũng này, một biện pháp đã được áp dụng rất lâu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới là áp dụng biện pháp mua sắm công khai và cạnh 7 tranh. Trong đó, một người mua và nhiều người bán có năng lực, công khai cạnh tranh nhau để đưa ra những điều khoản và điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả và thương mại cạnh tranh nhất. Đây chính là biện pháp đấu thầu. Ớ nhiều nước tư bản, luật mua sắm đấu thầu công tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Thực chất thì hoạt động đấu thầu dưới nhiều hình thức diễn ra rất sớm trong xã hội nhưng luật, quy chế đấu thầu thì ra đời muộn hơn. Ví dụ các hoạt động mua sắm ở chợ cũng được coi là đấu thầu vì ở đó với một người mua nhất định họ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn món hàng mình định mua của nhiều người bán khác nhau với giá và đặc tính kỹ thuật của từng món hàng được công khai niêm yết. Trong thuật ngữ thương mại quốc tế thì mua sắm quốc tế ĩntemational shopping cũng đã được nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB hay ADB sử dụng và coi đó là một trong nhiều hình thức đấu thầu. Cùng với sự phát triển phức tạp của xã hội, đấu thầu ngày càng trở thành biện pháp, phương thức và công cụ hữu hiệu được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đấu thầu không chỉ được nhà nước áp dụng, mà được rất nhiều tổ chức phi chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức nhân đạo, chính trị xã hội và rất nhiều cá nhân quan tâm tìm hiểu và áp dụng. Mới đầu các hoạt động đấu thầu chỉ được quy định một cách đơn giản là: công khai và cạnh tranh. Nhưng thực tế áp dụng đòi hỏi các quy định đó phải đầu đủ, không chỉ dừng lại ở chế quy, quy định tạm thời mà cần thiết phải có một hệ thống pháp lý đầy đủ. Điều này thực sự cần thiết và phù hợp với các quy luật trong một xã hội phát triển có nền kinh tế hàng hóa thị trường. Ngày nay, mua sắm đấu thầu không chỉ dừng lại ở mua sắm hàng hóa mà còn mua sắm đấu thầu các dịch vụ tư vấn, xây lắp. Đồng thời có rất nhiều phương thức và hình thức đấu thầu mua sắm được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới (vấn đề này được xem xét cụ thể ở mục 1.2, Chương I). Nó mang tính quy ước hoặc mang tính cưỡng chế thi hành đối với khoản vay nhất định của nhà tài trợ nhất định. Kể từ khi Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) do ba hiệp hội quốc gia các kỹ sư tư vấn ở Châu Âu sáng lập năm 1913 25, thì các mẫu hợp đồng, mẫu hồ sơ mời thầu do tổ chức này xuất bản năm 1999 đã được hoàn thiện rất nhiều, thông qua các quy định về quy chế, luật pháp đấu thầu của các tổ chức quốc tế và quy chế, luật pháp đấu thầu của các quốc gia trên khắp thế giới. Đối với đấu thầu cạnh tranh quốc tế, ngoài việc phải tuân theo quy định của Chính phủ còn phải tuân theo quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ và luật pháp quốc tế. Do dó, các thể lệ, quy trình đấu thầu ngày càng phức tạp, chặt chẽ và hoàn thiện hơn. 1.1.2. Vai trò của hình thức đâu thầu quốc tê Trước tiên phải xem xét đến lợi ích về mặt kinh tế xã hội của việc áp dụng biện pháp đấu thầu trong mua sắm hàng hóa quốc tế. Thực tế đấu thầu quốc tế cũng đã chứng minh được sức sống tiềm tàng của mình. Trong tương lai nó sẽ được sử dụng rộng rãi hơn, không chỉ ở các nước phát triển, đang phát triển mà còn ở các nước chậm phát triển như là một công nghệ hiện đại đối với việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, công trình... 1.1.2.1. Đối với bên chủ đầu tư (mời thầu) Họ luôn mong muốn với một số tiền nhất định, được phép chi tiêu theo kế họach, sẽ đựợc thỏa mãn tốt nhất về chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý. Trong khi đó, họ chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước, các công ty, các tổ chức (các ban quản lý) không phải lúc nào cũng am hiểu về thị trường, không có kinh nghiệm về mua bán, không có kinh nghiệm về chủng loại hàng hóa cũng như chất lượng của hàng hóa. Vì vậy, đấu thầu là biện pháp hiệu quả nhất đối với họ. Bởi vì, trong mối quan hệ giữa các bên trong đấu thầu thì thị trường thuộc về người mua hàng, trong đó chỉ có một người mua và rất nhiều người bán. Người mua sẽ có nhiều cơ hội để đạt được lợi ích tối đa trong thị trường này liên quan đến giá cả, chất lượng sản phẩm, và các điều kiện tài chính, thương mại khác như: Thời hạn 9 giao hàng; thời hạn bảo hành; dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật; dịch vụ cung cấp vật tư tiêu hao; mức độ uy tín và kinh nghiệm của nhà cung cấp. Các hoạt động mua sắm thông qua đấu thầu đều phải thông qua các bước và quy trình báo cáo, trình phê duyệt, lấy ý kiến không phản đối của chủ đầ tư hoặc nhà tài trợ rất chặt chẽ, dù cho người mua có là công ty nhà nước hay một công ty kinh doanh. Để áp dụng được phương pháp đấu thầu, các hoạt động mua sắm bao gồm từ khâu nghiên cứu tiền khả thi, khả thi; phân tích xác định nhu cầu mua sắm; lập kế hoạch, trình phê duyệt kế hoạch; thuê tư vấn xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, hồ sơ mời thầu; mời thầu; chấm thầu; trình phê duyệt kết quả; đàm phán, ký kết hợp đồng; thực hiện họp đồng; giao nhận hàng hóa; thanh toán, giải ngân, thanh lý hợp đồng. Điều này giúp cho chủ đầu tư quản lý, sử dụng có hiệu quả đúng mục đích của nguồn vốn. Thông qua việc hướng dẫn mua sắm của nhà tài trợ, chẳng hạn như danh sách các nước hợp lệ về xuất xứ hàng hóa, danh sách đen các công ty vi phạm, cá nhân không hợp lệ..., sẽ giúp cho chủ đầu tư tránh các rủi ro trong khi thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, đấu thầu còn là biện pháp đảm bảo thi hành các cam kết thông qua các loại bảo lãnh như tiền bảo lãnh dự thầu (theo Điều ITB 21.1. mục D, Phần II, Hướng dẫn mua sắm của ADB) 30 (thường là 2% giá chào thầu), bảo lãnh thực hiện họp đồng (thường là 10% giá trị hợp đồng), bảo lãnh bảo hành (5% giá trị hợp đồng). Tiến độ thanh toán cũng được quy định rất chặt chẽ theo tiến độ thực hiện hợp đồng và được quy định bắt buộc các nhà thầu chấp nhận vô điều kiện khi tham dự thầu. Điều này đảm bảo tuyệt đối cho chủ đầu tư về nguồn vốn không bao giờ bị thất thoát nếu áp dụng biện pháp đấu thầu trong mua sắm hàng hóa quốc tế. Mặt khác, biện pháp đấu thầu thường áp dụng với lô hàng có gía trị và số lượng lớn, do đó chủ đầu tư có lợi rất nhiều trong quá trình đàm phán giá, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện hậu mãi. Ví dụ, chủ đầu đầu tư có thể được giảm giá dưới các hình thức sau: giảm giá mua số lượng lớn, giảm giá do giá trị lớn, giảm giá ưu tiên, giảm giá bí mật, giảm giá công khai... Mục đích của việc nhà thầu dành cho chủ đầu tư nhiều như vậy, ngoài lý do kinh tế, lợi nhuận còn có lý 10 do về việc làm tăng tính cạnh tranh, uy tín, thương hiệu của chính nhà thầu thông qua các hợp đồng lớn cung cấp hàng hóa. Hầu hết các nhà tài trợ lớn như WB, ADB, JBIC,.. .đều đánh giá rất cao nếu một nhà thầu nào đó đã từng có kinh nghiệm trong việc thực hiện các hợp đồng tương tự hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng vốn của chính nhà tài trợ đó. Đây là quy định rất phổ biến và cụ thể trong hầu hết các hướng dẫn mua sắm của các nhà tài trợ quốc tế. Như vậy, qua đấu thầu quốc tế, chủ đầu tư được lợi rất nhiều. Họ có khả năng cắt giảm được các chi phí so với mua sắm thông thường. Đấu thầu quốc tế còn là biện pháp để chủ đầu tư khắc phục những yếu kém về trình độ và kinh nghiệm mua sắm. Thông qua đấu thầu quốc tế, thông qua các nhà tư vấn, chủ đầu tư cũng tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về tổ chức, quản lý sử dụng vốn hiệu quả. Việc đấu thầu công khai, rộng rãi cạnh tranh quốc tế còn giúp cho cơ quan quản lý chủ đầu tư tránh các thiên vị, tham nhũng... thúc đẩy cạnh tranh tự do phát triển. Cuối cùng thì việc sử dụng vốn hiệu quả đến lượt nó lại làm nâng cao uy tín của chủ đầu tư đối với các nhà tài trợ quốc tế để thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn ưu đãi. Ớ Việt Nam hiện nay có tới trên 45 nhà tài trợ quốc tế hoạt động liên tục gối đầu với khoản 1.400 dự án lớn nhỏ và trên 350 tổ chức phi chính phủ (NGO) với những yêu cầu giải ngân rất khác nhau. Trong các nhà tài trợ thì WB, ADB và Nhật Bản tài trợ lên tới 80% tổng số vốn ODA 23. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân rất chậm và đến cuối dự án chỉ thực hiện được khoản 60% tổng số vốn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư của Việt Nam. Trong thời gian tới việc thay đổi cơ chế quản lý dự án và luật pháp về đấu thầu ở Việt Nam là điều cần thiết để tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác trong khu vực đối với nguồn vốn đầu tư ưu đãi, ân hạn dài, lãi xuất thấp. 1.1.2.2. Đôi với nhà thầu Về lợi ích kinh tế, thì đấu thầu là sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh nhất mà qua đó nhà thầu sẽ dành được những hợp đồng rất lớn, với khả năng thanh 11 toán đảm bảo. Nhờ các hợp đồng lớn này nhà thầu có khả năng đầu tư nâng cao công nghệ, tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng sản suất và thu hút được nhiễu lao động. Như vậy bên cạnh việc tăng vốn đầu tư, giá trị cổ phiếu tăng cao, nhà thầu còn giúp giải quyết các vấn đề xã hội như thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho công nhân... Khi nhà thầu được cung cấp bất kỳ hợp động nào sẽ là điều kiện để chủ đầu tư mở rộng hợp đồng thêm 1020% (theo điều ĨTB 41.1. mục D, Phần TT, Hướng dẫn mua sắm của ADB) 30 mà không cần phải tham gia đấu thầu lại. Một mặt, lợi ích kinh tế đối với nhà thầu thông qua đấu thầu có thể nhận thấy ngay thông qua lợi nhận và doanh số. Tuy nhiên còn một mặt khác rất quan trọng mà không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng có được, đó là uy tín, kinh nghiệm trong đấu thầu quốc tế cung cấp hàng hóa. Như đã nói ở trên, điểm về kinh nghiệm là rất quan trọng và mang tính quyết định đối với đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Vì hầu hết các nhà tài trợ cũng như luật pháp đấu thầu trong nước đều quy định, đánh giá kỹ thuật trước khi đánh giá về giá của các hồ so chào thầu. Một số nhà tài trợ và một số ngành còn quy định điểm kỹ thuật (bao gồm cả kinh nghiệm của nhà thầu đối với việc đã từng cung cấp hàng hóa tương tự) có 70% tổng số điểm thì mới được đưa vào xét giá. Như vậy uy tín của nhà thầu hay nói cách khác thương hiệu của nhà thầu đã được đánh giá rất cao trong thương mại quốc tế hiện đại. Ngược lại, nhà thầu chưa từng có hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự, hoặc nằm trong danh sách đen của nhà tài trợ thì thực sự là vấn đề rất nghiêm trọng, khả năng trúng thầu thấp hoặc không có. Theo quy định của ADB các công ty trong danh sách đen sẽ được ngân hàng đối chiếu khi chủ đầu tư đề nghị trao hợp đồng và nếu đã nằm trong danh sách đen thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ có cơ hội tham gia tất cả các gói thầu ở tất các các nước thành viên của ngân hàng. 1.1.23. Đối với nhà tài trợ Hầu hết các nhà tài trợ ngoài mục đích tài trợ vào một lĩnh vực nhất định đòi hỏi bên được hưởng lợi là chủ đầu tư phải đạt được như các chỉ số phát triển, cải cách hành chính, kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục... họ còn muốn tham gia sâu vào 12 quá trình sử dụng số tiền tài trợ thông qua kiểm soát một số công đoạn của quy trình đấu thầu như thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm định báo cáo xét thầu... Do vậy, biện pháp đấu thầu quốc tế được coi là hiệu quả nhất trong qúa trình sử dụng vốn đúng mục đính. Trong hướng dẫn mua sắm họ rất khuyến khích đối với các hoạt động đấu thầu quốc tế. Đồng thời quy định chặt chẽ trong các hiệp định tài trợ rằng hoạt động nào cần phải đấu thầu, hoạt động nào không đấu thầu. Việc quy định như vậy sẽ kiểm soát tốt việc tổ chức đấu thầu, tránh tình trạng xé nhỏ gói thầu gây lãng phí vốn đầu tư (có thể thấy rõ nội dung này trong Hướng dẫn mua sắm đấu thầu sử dụng nguồn vốn của ADB tại điều 201, 205, 206, 211). Việc quy định các hoạt động nào phải áp dụng đấu thầu quốc tế còn tạo điều kiện cho các nhà thầu hợp lệ tham gia cung cấp hàng hóa trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai và minh bạch. Qua đó sẽ tại điều kiện phát triển cho chính các công ty của nước có nhà tài trợ hoặc là thành viên của nhà tài trợ để nâng cao năng lực sản suất, thu lại lợi nhận nhiều hơn nữa. Đi đầu trong các nhà tài trợ mang lại hiệu quả kinh tế cho chính các công ty của nước mình phải kể đến Nhật Bản, với chiến dịch đàn sếu bay, đã mang lại lợi ích và thu nhập vô cùng lớn khi luồng vốn đầu tư quay trở về Nhật thông qua chính sách viện trợ ODA cho các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Thông qua việc áp dụng đấu thầu quốc tế với mua sắm hàng hóa, các nhà tài trợ còn thực hiện được mục tiêu chi phối, định hướng đối với thể chế, chính sách và pháp luật của nước được hưởng lợi thông qua các điều kiện về nhà thầu hợp lệ. Ví dụ ADB và WB hiện nay đều quy định các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quân đội không được tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa có sử dụng vốn vay của họ. Hệ quả là ngay lập tức Chính phủ nước được hưởng lợi từ vốn của nhà tài trợ WB và ADB phải có văn bản hướng dẫn để phù hợp với quy định này. Tiếp theo đó, Chính phủ phải thay đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp luật như: yêu cầu một số doanh nghiệp nhà nước phải sớm tiến hành cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, độc lập hạch toán kinh doanh, hoạt động theo luật Thương mại, đồng thời xây dựng, hoàn thiện pháp luật đấu thầu theo hướng phù 13 hợp với các hiệp định đã ký với nhà tài trợ và hướng dẫn mua sắm đấu thầu của họ. Cuối cùng, thông qua đấu thầu các nhà tài trợ có khả năng nâng cao uy tín của mình về năng lực thực hiện các cam kết, hiệp định. Từ đó mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường quy mô, cũng như mở rộng ảnh hưởng tới các nước là thành viên, chưa là thành viên và cộng đồng quốc tế. 1.1.2.4. Đôi với chính phủ nước được hưởng lợi Trong mua sắm hàng hóa, đặc biệt là việc mua sắm của chính phủ với số lượng lớn do các cơ quan nhà nước, công ty hoặc cá nhận được ủy quyền thường xảy ra tình trạng tham nhũng và gian lận (WB định nghĩa trong điều 3 Chương 2: Hướng dẫn nhà thầu của Hồ sơ mời thầu chuẩn Xuất bản tháng 52004, sửa đổi tháng 52005). Nguyên nhân của sự việc này là do hoạt động mua sắm tiềm ẩn nhiều yếu tố mang tính cảm tính. Để khắc phục tình trạng này, việc áp dụng biện pháp đấu thầu trong mua sắm quốc tế là rất hiệu quả. Nó giúp cho các chính phủ hưởng lợi từ nguồn vốn của nhà tài trợ cơ sở để kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình mua sắm nếu thông qua đấu thầu quốc tế. Trước tiên, chính phủ có quyền phê duyệt đối với kế hoạch đấu thầu, liên quan tới chia gói thầu và giá kế hoạch trên cơ sở phải có giải trình của chủ đầu tư. Tiếp đến các đề xuất trao hợp đồng và quy trình giải ngân đều được chính phủ kiểm soát thông qua các quy trình rất chặt chẽ về việc phê duyệt, thẩm định... Trong bất kỳ giai đoạn nào của quy trình đấu thầu, các cơ quan chức năng của chính phủ đều có khả năng can thiệp để đảm bảo việc mua sắm đấu thầu là đúng quy trình pháp luật. Tóm lại, đấu thầu quốc tế là nơi diễn ra các giao dịch mua và bán, là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế, chính trị của nhiều bên. Trong đó các lợi ích của các bên đan xen nhau trong một thể thống nhất, cân bằng phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Đó là tự do cạnh tranh, công bằng và minh bạch. Người mua được thỏa mãn cao nhất về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; Người bán được đáp ứng về các tiêu chí như doanh số, lợi nhuận, uy tín, kinh nghiệm; Thị trường hoạt động đúng quy luật cung cầu, giá cả. Qua phân tích sự ra đời của pháp luật đấu thầu và tác dụng về mặt lợi ích 14 kinh tế của việc đấu thầu ở trên chúng ta nhận thấy rằng, đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng và đấu thầu quốc tế mua sắm nói chung, ngày càng phát triển phổ biến và đem lại những hiệu qua to lớn về cả lĩnh vực quản lý nhà nước và kinh tế xã hội. Vậy nguyên nhân nào làm cho nó phổ biến và cần thiết đến như vậy? Trước hết, đó là do yêu cầu của quy luật cạnh tranh tự do trong nền kinh tế thị trường. Các bên tham gia vào giao dịch quốc tế đều đòi hỏi phải có cơ hội ngang nhau về quyền được cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Còn bên chủ đầu tư (mời thầu) thì mong muốn thông qua đấu thầu để có cơ hội được lựa chọn nhà cung cấp có đầy đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm, giá cả và tiêu chuẩn kỹ thuật. Để thống nhất được lợi ích cả hai bên, cần thiết phải có một hệ thống pháp luật về đấu thầu. Tiếp đến, đấu thầu quốc tế còn là cánh phân chia rủi ro giữa bên mời thầu và nhà thầu thông qua việc bảo lãnh từ khâu dự thầu, thực hiện hợp đồng đến bảo hành sản phẩm. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng tránh được những rủi ro do có sự quy định chặt chẽ về năng lực tài chính đối với nhà thầu. Điều này cho phép chỉ nhà thầu có đủ năng lực tài chính hoặc phải liên kết để tạo thành liên danh cùng chịu trách nhiệm đối với những gói thầu quốc tế lớn và phức tạp. Còn đối với nhà thầu, họ tránh được rủi ro trong kinh doanh khi đối tác của mình chủ yếu là chính phủ, hoặc cơ quan nhà nước được ủy quyền và được đảm bảo thanh toán bằng những ngân hàng uy tín hoặc nhà tài trợ lớn. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định hướng dẫn của nhà tài trợ và luật về đấu thầu sẽ là diễu kiện tốt để tránh các rủi ro cho các bên khi tham gia đấu thầu quốc tế. Cuối cùng, do yêu cầu bắt buộc của nhà tài trợ, pháp luật quốc gia cũng phải được xây dựng phù hợp với các hiệp định tài trợ. Đây là một quá trình phát triển lâu dài dẫn đến sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và quy định hướng dẫn của nhà tài trợ. Nó giúp cho các hoạt động đấu thầu được tiến hành một cách nhanh chóng, theo khuân khổ luật pháp. Tóm lại, đấu thầu quốc tế với những quy định chặt chẽ của nó là thực sự cần thiết và đã phát huy được nhiều lợi ích đối với nhà thầu, chủ đầu tư, nhà tài trợ và Chính phủ của nước được hưởng lợi. Điều này cũng một lần nữa được khẳng 15 định trong lời nói đầu của Luật mẫu đấu thầu mua sắm của Liên Họp quốc (UNCĨTRTAL) về mục đích vai trò của luật đấu thầu mua sắm 37: a. Tăng cường tối đa tính kinh tế và hiệu quả của đấu thầu b. Khuyên khích các đối tác, nhà thầu, nhà cung cấp không phụ thuộc vào quốc tịch tham gia quy trình mua sắm, từ đó phát triển thương mại quốc tế. c. Tăng cường tính cạnh tranh giữa các nhà thầu d. Đối xử công bằng với tất cả các nhà thầu e. Tăng cường liêm chính, công bằng và đạt được lòng tin của công chúng f. Đảm bảo sự rõ rang, minh bạch của các khâu liên quan trong quá trình mua sắm. 1.2. PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG THỨC ĐÂU THÂU QUỐC TÊ MUA SẮM HÀNG HÓA 1.2.1. Theo quan điểm của WB (IBRD, IDA) Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) là tố chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc được thành lập với cơ cấu gồm 5 cơ quan: (1) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD); (2) Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA); (3) Công ty Tài chính quốc tế (IFC); (4) Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA); (5) Trung tâm quốc tế Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (1CSID). Ke từ khi quay trở lại đầu tư ở Việt Nam vào năm 1993, WB đã tài trợ cho 35 dự án đế giúp cho cuộc chiến xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam thông qua hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chương trình y tế, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác. Ke từ tháng 11 năm 1993 đến nay, WB giới cam kết cho Việt Nam vay 3,8 tỷ đô la Mỹ trong đó đã có 1,7 tỷ đô la Mỹ đã được giải ngân 39. Đi cùng với các khoản tài trợ của WB là các quy định về đấu thầu, về định nghĩa đấu thầu cạnh tranh quốc tế mua sắm hàng hóa được WB nêu tại điếm 2.1 trong hướng dẫn mua sắm: Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là nhằm thông báo 16 đầy đủ và kịp thời cho tất cả những người dự thầu có khả năng và đủ tư cách hợp lệ về yêu cầu của Bên vay và tạo cho họ một cơ hội đấu thầu bình đẳng để cung cấp các hàng hoá 33. Đối với hình thức đấu thầu TCB, thì WB chia ra làm hai phương thức đấu thầu chính là một giai đoạn và hai giai đoạn căn cứ vào quy mô và tính phức tạp của từng gói thầu: a) Đấu thầu một giai đoạn: Cho phép nhà thầu nộp cùng lúc báo giá và để xuất kỹ thuật. Tất cả hồ sơ dự thầu sẽ cùng được mở và đánh giá cùng một lúc (Điểm 2.4 của Hướng dẫn mua sắm) 33. h) Đẩu thầu hai giai đoạn: Áp dụng trong trường hợp các hợp đồng chìa khoá trao tay hoặc các họp đồng cho các nhà máy lớn, phức tạp hoặc các công trình công nghệ thông tin và truyền thông phức tạp thì việc chuẩn bị trước đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật có thể là không nên làm hoặc không thực tế. Trong các trường hợp như vậy, nên sử dụng thủ tục đấu thầu hai giai đoạn. Giai đoạn một mời các nhà thầu đưa ra các đề xuất kỹ thuật chưa có giá trên cơ sở thiết kế sơ bộ hoặc yêu cầu tính năng sử dụng. Các đề xuất này sẽ được làm rõ và điều chỉnh về mặt kỹ thuật và thương mại. Giai đoạn hai mời thầu bằng hồ sơ mời thầu đã điều chỉnh và các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm phương án kỹ thuật hoàn chỉnh và giá chào. 1.2.2. Theo quan điểm của ADB Với tôn chỉ hoạt động là giúp các nước đang phát trien giảm đói nghèo và tăng cường họp tác trong khu vực, ADB chính thức đi vào hoạt động từ 19121966, với trụ sở chính đặt tại Manila, Philipin. Cho đến nay, sau 38 năm hình thành và phát trien, ADB đã trở thành một tố chức gồm 65 nước hội viên bao gồm 47 nước trong khu vực và 18 nước ngoài khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đấu thầu cạnh tranh quốc tế ICB là một trong nhiều hình thức đấu thầu của ADB nhằm mục đích giúp bên mời thầu có nhiều cơ hội lựa chọn mua sắm tốt nhất từ việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và tạo Điều kiện cho các nhà thầu từ các nước hợp lệ có cơ hội bình đắng tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, theo quy trình mua sắm của ngân hàng 6. Trong hình thức đấu thầu này ADB phê 17 chuấn 4 phương thức đấu thầu sau 27: a) Phương thức đau thầu một giai đoạn: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một phong bì, gồm giá dự thầu và đề xuất kỳ thuật. Phong bì này sẽ được mở công khai vào ngày giờ đã được quy định trong hồ sơ mời thầu. h) Phương thức đau thầu hai phong bì (một giai đoạn): Các nhà thầu nộp đồng thời 2 phong bì dán kín gồm: đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Chỉ đề xuất kỹ thuật được mỏ vào ngày giờ quy định trong hồ sơ mời thầu. Còn đề xuất tài chính được bảo quản cẩn thận. Việc đánh giá hồ sơ kỹ thuật, không được sửa đối, độc lập mà không xét đến giá. Chỉ những hồ sơ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật mới được xét giá sau khi được phê duyệt của ADB tại một ngày giờ nhất định. c) Phương thức đấu thầu 2 phong bì (hai giai đoạn): Các nhà thầu nộp đồng thời 2 phong bì dán kín gồm: đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Chỉ đề xuất kỹ thuật được mở vào ngày giò quy định trong hồ sơ mời thầu. Còn đề xuất tài chính được bảo quản cấn thận. Đe xuất kỹ thuật có thế được sửa đối trong quá trình đánh giá kỹ thuật, sau đó nhà thầu có thể bố xung đề xuất tài chính trên cơ sở đề xuất kỹ thuật nào đã được sửa đối. Giai đoạn 2 sẽ mời các nhà thầu đáp ứng tiêu chuân kỹ thuật dự buối mở đề xuất tài chính. d) Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn: Các nhà thầu được mời nộp hồ sơ đề xuất kỹ thuật trước (mà không kèm theo hồ sơ đề xuất tài chính). Trong quá trình đánh giá kỳ thuật, nhà thầu có thể bố xung, Điều chỉnh đề xuất kỹ thuật đế có sự thống nhất về giải pháp kỹ thuật. Sau khi ADB phê duyệt kết quả đề xuất kỳ thuật, các nhà thầu hợp lệ mới được mời nôp đề xuất tài tài chính sau một thời gian, tại một thời điếm nhất định. Trong các phương thức đấu thầu trên, vấn đề tiêu chuấn kỳ thuật luôn được đặt ra hàng đầu. Vì có đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, thì ADB mới cho phép sử dụng vốn của họ với mục đích đúng và hiệu quả cao. Ngoài ra Phương thức đấu thầu một giai đoạn là phương thức được sử dụng nhiều nhất và hầu hết trong các gói thầu mua sắm do ADB tài trợ. Phương thức đấu thầu 2 phong bì (1 giai đoạn) cho phép đánh giá hồ sơ thầu về mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế 18 mà chưa xét đến giá. Nên sử dụng phương thức đấu thầu 2 phong bì (2 giai đoạn) cho những giải pháp kỹ thuật khác nhau, ví dụ: nhà máy chế tạo hay máy móc, thiết bị. Có thế chấp nhận phương thức đấu thầu 2 giai đoạn đối với việc mua sắm hàng hóa lớn, phức tạp, đặc biệt là trường hợp có nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, mọi phương thức mua sắm phải theo nguyên tắc phải tuân thủ hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế được thống nhất giữa bên mời thầu và ABD trong thời gian thẩm định dự án. Hợp đồng thỏa thuận được đưa vào nội dung hiệp định vay vốn. Trong đó quy định hoạt động mua sắm nào được thì phải qua đấu thầu cạnh tranh quốc tê với một phương thức đấu thầu nhất định. ADB sẽ không dễ dàng chấp nhận đề xuất sửa đổi những thỏa thuận đó. 1.2.3. Theo UNCITRIAL Luật mẫu của ƯNCĨTRAL về đấu thầu do ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc ban hành theo quyết định tại kỳ họp thứ 19 vào năm 1986. Ngày 5 đến ngày 23 tháng 7 năm 1993 bộ luật mẫu này (kèm theo hướng dẫn ban hành) đã được úy ban luật của Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp thứ 26. Mục đích là giúp các quốc gia có thể ban hành hoặc sửa đối bộ luật của riêng mình trên cơ sở một Luật mẫu về mua sắm. Tại kỳ họp thứ 27 ngày 31 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 1994 tại New York, úy ban luật của Liên hợp quốc đã bàn bạc và đi đến bố sung, sửa đối một số Điều cho phù hợp với thực tế và được gọi với tên duy nhất là Luật mẫu (bản chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc, kỳ họp 49, số 17(A4917). Phương thức đấu thầu được UNCITRAL nêu trong Chương II: Điều 19, 20, 21, 22 gồm: đấu thầu 2 giai đoạn, đấu thầu hạn chế, chào hàng và mua sắm tù một nhà cung cấp duy nhất. Hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế được UNCỈTRAL coi là chỉ áp dụng đối với phương thức đấu thầu 2 giai đoạn, trong đó các nhà thầu được mời nộp hồ sơ đề xuất kỹ thuật trước (mà không kèm theo đề xuất tài chính). Trong quá trình 19 đánh giá kỹ thuật, nhà thầu có thể bố sung, điều chỉnh đề xuất kỹ thuật đế có sự thống nhất về giải pháp kỹ thuật. Giai đoạn hai các nhà thầu hợp lệ, không bị loại ở giai đoạn 1 mới được mời nộp đề xuất tài chính sau một thời gian, tại một thời điểm nhất định (Điều 19 và 46 Luật mẫu). 1.2.4. Theo quan điểm của pháp luật Việt Nam Theo định nghĩa tại Điều 3 Quy chế đấu thầu kèm NĐ881999NĐCP: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu; đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự. Luật đấu thầu 2005 có định nghĩa đầy đủ hơn về đấu thầu và đấu thầu quốc tế, trong đó coi Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. Quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu đế thực hiện gói thầu thuộc các dự án trong phạm vi Điều chỉnh của bộ Luật này (quy định tại Điều 1) trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; Ngoài ra, trong Luật còn định nghĩa hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu; trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tố chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết họp đồng. Hình thức đấu thầu, Luật đấu thầu 2005 quy định tại Điều 18 về đấu thầu rộng rãi; không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, phát hành hồ sơ mời thầu phải thông báo mời thầu rộng rãi để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không đuợc nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đắng. Trong hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế có nghĩa là đấu thầu rộng rãi, có các phương thức đấu thầu sau: a) Phương thức đẩu thầu một túi hồ sơ: Được áp dụng đối với hình thức 20 đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần. b) Phương thức đẩu thầu hai tủi hồ sơ: Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước đế đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau đế đánh giá tống họp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điếm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở đế xem xét, thương thảo. c) Phương thức đẩu thầu hai giai đoạn: Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây: ỉ) Giai đoạn một: theo hồ sơ mời thầu ở giai đoạn này, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đối với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai; Ü) Giai đoạn hai: theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu. Như vậy Việt Nam quy định hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế nói chung là giống WB và ADB. Tuy nhiên, các phương thức thực hiện trong hình thức đấu thầu này thì có sự khác biệt. 1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CHÊ ĐỊNH VỂ ĐÂU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ QUỐC TÊ 1.3.1. Về chủ thể Như hầu hết các định nghĩa đã nêu, đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế là 21 giao dịch đặc trưng. Trong đó có một người mua và nhiều người bán. Chính người mua cũng mang trên mình đặc trưng riêng: Đa số họ là những cơ quan của chính phủ, các công ty, tập đoàn lớn sử dụng nguồn vốn lớn để mua sắm hàng hóa theo quy định của nhà tài trợ, của chính phủ nước được hưởng lợi. Nói chung họ là những người thiếu chuyên môn, hiểu biết về chính hàng hóa mà mình định mua. Trong khi đó họ lại đòi hỏi việc mua sắm phải đúng mục đích, tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Nếu như người mua chỉ có duy nhất thì trong đấu thầu lại xuất hiện rất nhiều người bán. Họ là những nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Người bán đòi hỏi hàng hóa của mình bán ra phải đạt lợi nhuận cao nhất, đồng thời yêu cầu phải được tự do cạnh tranh về các điều kiện thương mại, kỹ thuật, năng lực pháp lý, năng lực kinh nghiệm. Thực tế thì còn có sự hiện diện của nhiều chủ thể khác cũng tham gia vào quá trình đấu thầu như: Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án thường là người đại diện); bên cho vay; bên tư vấn; giám định, thẩm định... 1.3.2. Về đối tượng giao dịch Đối tượng của đấu thầu quốc tế rất rộng, đó là các loại hàng hóa, dịch vụ, công trình, bí quyết kỹ thuật... Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu tới đối tượng cơ bản của đấu thầu quốc tế là mua sắm hàng hóa có khối lượng lớn về giá trị và số lượng. Đặc điểm của hàng hóa là đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật được xác định trước và được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Ví dụ: đặc tính của hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ, rõ ràng các tính năng mà chủ đầu tư đưa ra, còn tiêu chuẩn phải đáp ứng theo quy định của một tổ chức quốc tế hay quốc gia nào đó như: tiêu chuẩn châu Âu, ISO 9001BQVI, TUV... Các nhà thầu muốn làm rõ một số đặc tính kỹ thuật của hàng hóa đó có quyền được hỏi và được trả lời theo quy định. Ví dụ: tại Điểm 7.1, Chương 1. Mẫu hồ sơ mời thầu chuẩn ADB, xuất bản tháng 6 năm 2000. Hàng hóa trong đấu thầu quốc tế cũng được phân biệt rất rõ và cụ thể về mức độ ưu tiên nội địa, như tại Hướng dẫn của WB tại Điểm 2 Phụ lục 2 33 22 hoặc Hướng dẫn mua sắm hàng hóa của ADB tại Điếm 5.1, Phan III 30. Một loại hàng hóa khác cũng hay xuất hiện trong các gói thầu quốc tế, đó là hàng có mức độ phức tạp cao, tinh xảo và cần có sự phối hợp của nhiều nhà thầu. 1.3.3. Điều kiện mua bán được quv định trước Mặc dù các nhà cung cấp được tự do cạnh trong phương thức đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế, nhưng quy định và các hướng dẫn đấu thầu lại cho phép quy định trước trong hồ sơ mời thầu về: tiêu chuẩn hàng hóa; điều kiện hợp đồng; thời gian: nộp hồ sơ, mở hồ sơ, giao hàng... ; ngôn ngữ, đồng tiền, ... ; năng lực nhà thầu: tài chính, kinh nghiệm, pháp lý. Nhà thầu bắt buộc phải chấp nhận các điều kiện trên nếu muốn tham gia dự thầu bằng một văn bản tại đơn xin dự thầu (ví dụ: theo mẫu đơn dự thầu quy định tại điểm a Hướng dẫn mua sắm của ADB 30: Chúng tôi đã nghiên cứu và hoàn toàn nhất trí với Hồ sơ mời thầu, kể cả các phụ lục kèm theo). 1.3.4. Điều kiện pháp lý khác Ngoài các đặc điểm về các chế định của quy chế đấu thầu quốc tế nói trên, Hồ sơ mời thầu mẫu theo hướng dẫn mua sắm của WB và ADB còn quy định cụ thể về: Trình tự các bước đấu thầu; tiến độ, mức độ thanh toán, kiểm soát...; nhà thầu họp lệ; xuất xứ hàng hóa hợp lệ. Thời gian đăng thông tin mời thầu, thời gian chuẩn bị dự thầu và thời gian chấm thầu, cũng như gia hạn cũng được các nhà tài trợ và pháp luật quốc gia quy định chặt chẽ. Ví dụ: thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 6 tuần đối với hàng hóa thông thuờng và 12 tuần đối với hàng hóa phức tạp (theo quy định tại Điểm 2.44, Hướng dẫn mua sắm của WB) 33. 1.4. NGUYÊN TẮC TRONG ĐÂU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA QUỐC TÊ CỦA MỘT SỐ NHÀ TÀI TRỢ 1.4.1 Nguyên tắc của WB Mục tiêu tôn chỉ hoạt động của Nhóm WB là hỗ trợ sự phát triến và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên. 23 a) Nguyên tắc khách quan: Đây là nguyên tắc chung và cơ bản nhất của đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế. Nguyên tắc này xuất phát từ đòi hỏi đấu thầu phải công bằng. Chỉ có sự khách quan mới tạo lập được sự công bằng, bình đẳng cho các nhà thầu. Nội dung của nguyên tắc này là trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế, việc đánh giá thầu phải tuân theo quy định của luật pháp, phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá, thang diểm... đã được thống nhất áp dụng và chỉ ra trong hồ sơ mời thầu. Theo hướng dẫn của WB 33 thì hệ thống tiêu chuẩn đánh giá được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu (quy định tại Điểm 2.19). Việc đánh gía theo thống nhất theo tiêu chuẩn khách quan được xác định từ trước sẽ loại trừ được những hiện tượng tiêu cực, khuyến khích các nhà thầu tham gia một sân chơi bình đẳng có luật lệ. b) Nguyên tấc nhất quán: WB quy định rất chặt chẽ rằng các tiêu chuẩn, thang điểm, ưu tiên, chào giá... phải đảm bảo nhất quán trong suốt qúa trình đấu thầu. Đây là nguyên tắc đảm bảo cho sự công bằng trong đấu thầu. Để đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, WB yêu cầu chủ đầu tư chỉ thực hiện các bước đấu thầu quốc tế sau khi WB phê duyệt một số bước như hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật, hồ sơ mời thầu... c) Chia các gói thầu phù họp: Theo quy định của IBRD và IDA thì quy mô gói thầu và phạm vi hợp đồng sẽ tùy thuộc vào độ lớn, tính chất và địa điểm thực hiện dự án. Mục đích của nguyên tắc này là tạo ra sự cạnh tranh tối đa, thu hút được nhiều nhà thầu tham gia và tăng cường khả năng quản lý của chủ đầu tư và nhà tài trợ. Việc phân chia gói thầu phải hợp lí về các hạng mục trong gói thầu cũng như độ lớn và độ phức tạp của nó. WB cũng có thể tham gia vào việc chia gói thầu nếu nhận thấy có sự cấu kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc chia gói thầu, đồng thòi sẽ nhận xét về tính họp lý của việc chia gói thầu thông qua bước trình WB phê duyệt hoặc lấy ý kiến không phản đối của ngân hàng. d) Thông báo phù hợp, công khai: Để tăng tính cạnh tranh giữa các nhà thầu cũng như hạn chế tiêu cực, tất cả các gói thầu mua sắm hàng hóa quốc tế đều phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày bằng cả Việt và tiếng Anh và trên trang WEB của WB để các nhà thầu có cơ hội như nhau về thông tin. Thời gian thông báo và số lần thông báo cũng được quy 24 định cụ thể để đạt mục đích của nguyên tắc là thu hút nhiều nhà thầu có tiềm năng tham gia. Đồng thời, thời gian chuẩn bị thầu cũng phải là thời gian hợp lý để các nhà thầu có khả năng chuẩn bị hồ sơ thầu một cách đầy đủ và tốt nhất. WB quy định: 6 tuần đối với hàng hóa thông thường và 12 tuần đối với hàng hóa phức tạp (theo quy định tại Điểm 2.44, Hướng dẫn mua sắm của WB) 33. e) Không phân biệt đối xử: WB khuyến khích bên mời thầu tạo điều kiện để có nhiều nhà thầu tiềm năng tiếp cận, tìm hiểu hồ sơ mời thầu thông qua việc quảng cáo và bán hồ sơ mời thầu. Ngân hàng yêu cầu việc quảng cáo phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian nhất định (Điểm 2.7 và 2.8, Hướng dẫn mua sắm của WB) 33. Mức bán hồ sơ thầu không khuyến khích báo giá quá cao (thường thì tử 50USD đến 200USD). Việc làm rõ hồ sơ mời thầu cũng phải được gửi tới tất cả các nhà thầu đã mua hồ sơ thầu. Như vậy sẽ đảm bảo được tính công bằng đối với tất cả nhà thầu. g) Nguyên tắc trung lập: Ngoài các thông tin, hướng dẫn đã cung cấp trong hồ sơ mời thầu, sẽ không có bất kỳ thông tin không chính thức nào của bên mời thầu chuyển cho nhà thầu. Trong trường hợp cần giải thích, làm rõ, sửa đổi hồ sơ mời thầu thì phải được lập bằng văn bản gửi cho tất cả nhà thầu và phải thông qua tư vấn trung gian. h) Nguyên tắc hình thức: Đấu thầu quốc tế là biện pháp mua sắm mang nặng tính hình thức nhất. Bất kỳ sự không tuân thủ nào của nhà thầu đối với những quy định trong phần hướng dẫn nhà thầu và bảng dữ liệu thầu thì hồ sơ thầu đó bị coi là phạm quy và bị loại. Tuân thủ nguyên tắc này, nhà thầu phải: đảm bảo hồ sơ bằng văn bản; nộp không muộn hơn thời hạn đã quy định tại một địa điểm nhất định; việc gia hạn hiệu lực hồ sơ thầu hoặc bảo lãnh phải được thực hiện băng văn bản với chữ ký của người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền hợp pháp; số lượng hồ sơ bản gốc và bản copy phải đúng như hướng dẫn; tuyên bố chào hàng phải chấp nhận vô điều kiện các điều khoản của hợp đồng mẫu và giá chào thầu phải là cố định; việc thương thảo và mở thầu công khai đều phải được lập biên bản có chữ ký đầy đủ của các bên tham gia... Nguyên tắc hình thức có giá trị rất quan trọng 25 đối với tất cả nhà thầu và phải được xem xét và áp dụng theo phần hướng dẫn trong hồ sơ mời thầu. i) Nguyên tắc bảo mật: Bảo mật là yêu cầu rất quan trọng trong đấu thầu. Nó có tính quyết định và ảnh hưởng đến việc trúng thầu. Do vậy, nguyên tắc này được nêu rõ trong các quy định về hướng dẫn mua sắm không chỉ của WB và các nhà tài trợ khác mà còn có cả trong pháp luật về đấu thầu của các quốc gia. Việc bảo mật phải được thực hiện từ khâu lập kế hoạch mua sắm và đặc biệt là quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa. Trong quá trình đánh giá thầu, công tác bảo mật càng được quy định chặt chẽ hơn. Bất kỳ sự liên hệ hay cố gắng nào của nhà thầu nhằm gây ảnh hưởng đến quá trình này sẽ dẫn đến nhà thầu bị loại. 1.4.2 Nguyên tắc của ADB ADB có mục đích trọng tâm là nâng cao phúc lợi cho người dân ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các nguyên tắc cơ bản được nêu trong Hiến chương thành lập ADB như sau: Tiền của mọi khoản vay chỉ được sử dụng để mua sắm ở các nước thành viên, các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở các nước thành viên; Ngân hàng phải đảm bảo tiền của mọi khoản vay từ Ngân Hàng chỉ được sử dụng cho mục đính đã được phê duỵêt, có chú trọng tới tính kinh tế và hiệu quả. (Trích Điều 14 (i) và (xi) của Hiến chương). Trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của Hiến chương, Điều 1.03; 1.04 số tay hướng dẫn mua sắm đấu thầu sử dụng vốn vay ADB xu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ớ Việt Nam, kế từ khi chuyến sang nền kinh tế thị trường, các văn bản qui phạm pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hoá nói riêng mới bắt đầu ban hành. Mục tiêu lúc đó là là sử dụng nguồn vốn thuộc sở hữu toàn dân hay có nguồn gốc tù' các hiệp định vay vốn của nước ngoài có hiệu quả nhất. Trong đó mục tiêu minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tránh các vi phạm của chủ đầu tư - là những người được giao trách nhiệm tiêu tiền của nhân dân. Tinh thần Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh trong cương lĩnh về các hoạt động tăng cường, chủ động hội nhập và tranh thủ đầu tư của các tố chức và các nhà đầu tư, nhà tài trợ nước ngoài nhằm "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [22]. Các tố chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triến châu Á (ADB), Tố chức các quốc gia có nền kinh tế phát triến (OECD), Ngân hàng họp tác quốc tế Nhật Bản (JBĨC), Luật mẫu mua sắm công của úy ban Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc (UNCITRAL) đều có các qui định, hướng dẫn mua sắm riêng, nhằm chi tiêu có hiệu quả nhất vốn đầu tư của mình, đồng thời đảm bảo cho các nhà thầu đến từ các nước thành viên được đối xử bình đẳng, công bằng. Trong đấu thầu, bên mua bao giờ cũng muốn có thứ mình cần với giá rẻ nhất. Bên bán (các nhà thầu) bao giò' cũng muốn bán nhanh thứ mình có với lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, đế đạt được mục đích đó, người mua phải tạo ra luật chơi đảm bảo tính công bằng, minh bạch nhằm thu hút các nhà thầu có năng lực tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho mình. Thực tế trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác đấu thầu mua sắm nhưng còn rất nhiều gói thầu mua sắm hàng hoá quốc tế đã gặp phải nhừng khó khăn ngay từ khâu lập kế 2 hoạch, mời thầu cạnh tranh quốc tế, lựa chọn nhà thầu quốc tế, đến khâu giải ngân do thiếu hiếu biết về quy định của Việt Nam cũng như quy định của các tố chức quốc tế cho vay, viện trợ vốn, đã gây ra những thất thoát ngân sách, lãng phí vốn vay ưu đãi và làm giảm uy tín của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài nói chung. Thực tế sau hon 10 năm thực hiện, Quy chế đấu thầu, ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996, đã đem lại rất nhiều hiệu quả kinh tế đồng thời cũng còn nhừng hạn chế. Đe hiểu rõ vấn đề này cần phải phân tích cụ thế các quy định có liên quan mang tính bất đồng, từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy công tác đấu thầu quốc tế hiện nay ở nước ta sao cho hoạt động đấu thầu quốc tế trở nên công khai, minh bạch, đạt sự tín nhiệm cao đối với các tổ chức tín dụng, nhà tài trợ quốc tế, nhằm thu hút ngày càng nhiều hon nguồn vốn ưu đãi trong thời gian tới, đồng thời tránh thất thoát lãng phí, tăng cường hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế toàn diện, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của Việt Nam khi đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). 2. Tinh hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về quy chế đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hoá trong thời gian qua. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập chung vào lý luận và dàn trải mà chưa đưa ra những giải pháp, tình huống cụ thể để hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hoá trong mối quan hệ giữa các quy định của Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Luận văn xin được tiếp cận một khía cạnh nhỏ nhưng thường xuyên gặp nhất trong công tác đấu thầu thông qua các quy định quốc tế và trong nước về đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa. Ngoài ra, hiện nay đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách của cả Việt Nam và các tổ chức quốc tế liên quan tới các quy định về mua sắm đấu thầu hàng hoá quốc tế. Do vậy, luận văn cũng cập nhật, phát hiện những điểm mới, những quy định mới và nhận xét để thấy rõ bản chất của đấu thầu mua sắm trong thời điểm hiện nay. Đồng thời, luận văn cũng xin được đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hài hoà hoá các quy định về đấu thầu giữa pháp luật Việt Nam và luật quốc 3 tế có liên quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Nghiên cứu khái quát các cơ sở lý luận của quy chế đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế; nguyên tắc cơ bản, thực tiễn áp dụng quy chế đấu thầu hiện hành của Việt Nam và quốc tế; phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về đánh giá tồn tại, vướng mắc trong đấu thầu, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt và hài hoà quy định pháp luật về quy chế đấu thầu trong nước và quốc tế. 4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sâu các quy định về đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế trên cơ sở thực tiễn hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế tại một số dự án nhóm A mà chính tác giả đã thực hiện tại Bộ Y tế. 5. CƯ SỞ khoa học của đề tàỉ -Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền và chính sách hội nhập quốc tế. -Cơ sở khoa học: Dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp để rút ra kết luận đúng đắn nhất. -Cơ sở thực tiễn: Thực tế công tác mua sắm đấu thầu trang thiết bị tại một số Dự án nhóm A của Bộ Y tế và ở một số nước. 6. Phưong pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, trao đổi với chuyên gia, quy nạp để rút ra kết luận đúng đắn nhất. 7. Điểm mới của đề tài -Nghiên cứu, phân tích cụ thể pháp luật đấu thầu quốc tế một các có hệ thống trên cơ sở khái quát lý luận và thực tiễn để thấy rõ quy trình mà luật pháp quy định. 4 -Nghiên cứu các kinh nghiệm hay của một số nuớc để áp dụng cho việc quản lý các dự án vay ODA hoặc viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam trong thời gian tới. -Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, hài hoà quy chế đấu thầu quốc tế của Việt Nam và của các tổ chức quốc tế duới nhiều góc độ. -Kiến nghị hoàn thiện Luật đấu thầu 2005. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chuông: Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hoá. Chương 2: Nội dung cơ bản các quy định về đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế hiện nay Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa tại Việt Nam 5 Chương 1 MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ ĐÂU THẦU QUỐC TÊ VỂ MUA SẮM HÀNG HOÁ 1.1. KHÁI NIỆM VỂ ĐẤU THẦU QUỐC TÊ VỂ MUA SẮM HÀNG HOÁ 1.1.1. Sự ra đời của pháp luật đấu thầu quốc tê Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin thì xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước, do đó chưa hình thành hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, chế độ cộng sản lại là tiền đề vật chất cho sự xuất hiện nhà nước và pháp luật, về lý luận đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, những nguyên nhân làm hình thành và phát sinh Nhà nước cũng chính là các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Đó là nguyên nhân về chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội. Xã hội loài người đã trải qua ba lần phân công lao động lớn ỏ cuối chế độ cộng sản nguyên thủy: 1. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; 2. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; 3. Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện. Nhờ có các cuộc cách mạng đó, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều làm nảy sinh việc chiếm các sản phẩm dư thừa đó làm của riêng và chế độ tư hữu tài sản và tư liệu sản xuất ra đời. Mặt khác, một số người giàu lên do tự tiến hành sản suất hoặc do tích lũy được kinh nghiệm sản xuất, hoặc do lợi dụng vị trí nào đó trong xã hội. Những người giàu có, chiếm hữu được nhiều tư liệu sản xuất, bóc lột nô lệ; những người lợi dụng quyền lực được thị tộc giao cho trước đây hợp thành giai cấp thống trị. Còn những nô lệ, người nghèo khổ trong thị tộc hợp thành giai cấp bị bóc lột. Do quyền lợi của hai bộ phận này đối lập nhau dẫn đến mâu thuẫn giai cấp ngày càng khốc liệt. Để điều hành, duy trì ổn định xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức ra đời với công cụ quyền lực của nó nhằm giải quyết các xung đột giai cấp và giữ cho chúng vận động trong ổn định. Tổ chức đó là "nhà nước" với công cụ của nó là "pháp luật". Nhà nước và pháp luật là hai phạm trù lịch sử, có quá trình phát 6 sinh, phát triển, tiêu vong và gắn bó mật thiết với nhau. Pháp luật là công cụ mà nhà nước sử dụng thực hiện quyền lực của mình. Nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo cho pháp luật đó được thực thi. Cùng với nhà nước, pháp luật ngày càng thể hiện và thực hiện vai trò to lớn của mình trong xã hội hiện đại. Nhà nước ra đời ngoài việc ban hành pháp luật nói chung, còn phải thực hiện các công việc khác cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của nó cũng như sự ổn định của xã hội như: xây dựng các công trình công ích, các dịch vụ công cộng phục vụ cùng lúc cho nhiều thành viên trong xã hội và phát triển những ngành kinh tế cần thiết cho xã hội có hiệu quả kinh tế thấp, cần nhiều vốn đầu tư, lâu hoàn vốn thông qua việc mua sắm công cụ, phương tiện, cơ sở vật chất cho hoạt động của chính phủ. Những "mua sắm" chi tiêu của chính phủ với số vốn khổng lồ và các đặc trưng riêng của nó đã trở thành mục tiêu cạnh tranh gay gắt của các nhà cung cấp, tổ chức kinh tế tài chính lớn. Theo thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh thì mua sắm có xuất xứ là từ "Procurement". Tại Điều 2, khoản a, Luật mẫu của UCITRIAL thì "Procurement" cũng được định nghĩa là sự có được hàng hóa, công trình hay dịch vụ nào đó. Riêng về "hàng hóa", Điều 2 khoản c, Luật mẫu định nghĩa là tất cả các vật thể mô tả được bao gồm cả nguyên vật liệu thô, sản phẩm, các thiết bị, các vật thể định hình hoặc dưới dạng lỏng, điện và dịch vụ phụ đi kèm hàng hóa nhưng có giá trị thấp hơn hàng hóa (và các loại hàng hóa khác theo quy định của từng nước). Theo Từ điển tiếng Việt (do Viện ngôn ngữ biên soạn năm 1998) thì "đấu thầu" là việc "đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng". Còn theo quy định của WB thì các từ "bid" và "tender" (trong tiếng Anh) đều có nghĩa như nhau là "đấu thầu" [33, tr. 1]. Khi việc mua sắm với số lưọng lớn do các cơ quan, tổ chức hay cá nhân được chính phủ ủy quyền thì việc lợi dụng các kẽ hở trong quản lý để họ trục lợi cho cá nhân một số người là rất có khả năng và cơ hội xảy ra. Để ngăn chặn những hành vi được gọi là tham nhũng này, một biện pháp đã được áp dụng rất lâu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới là áp dụng biện pháp mua sắm công khai và cạnh 7 tranh. Trong đó, một người mua và nhiều người bán có năng lực, công khai cạnh tranh nhau để đưa ra những điều khoản và điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả và thương mại cạnh tranh nhất. Đây chính là biện pháp đấu thầu. Ớ nhiều nước tư bản, luật mua sắm đấu thầu công tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Thực chất thì hoạt động đấu thầu dưới nhiều hình thức diễn ra rất sớm trong xã hội nhưng luật, quy chế đấu thầu thì ra đời muộn hơn. Ví dụ các hoạt động mua sắm ở chợ cũng được coi là đấu thầu vì ở đó với một người mua nhất định họ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn món hàng mình định mua của nhiều người bán khác nhau với giá và đặc tính kỹ thuật của từng món hàng được công khai niêm yết. Trong thuật ngữ thương mại quốc tế thì mua sắm quốc tế "ĩntemational shopping" cũng đã được nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB hay ADB sử dụng và coi đó là một trong nhiều hình thức đấu thầu. Cùng với sự phát triển phức tạp của xã hội, đấu thầu ngày càng trở thành biện pháp, phương thức và công cụ hữu hiệu được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đấu thầu không chỉ được nhà nước áp dụng, mà được rất nhiều tổ chức phi chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức nhân đạo, chính trị - xã hội và rất nhiều cá nhân quan tâm tìm hiểu và áp dụng. Mới đầu các hoạt động đấu thầu chỉ được quy định một cách đơn giản là: công khai và cạnh tranh. Nhưng thực tế áp dụng đòi hỏi các quy định đó phải đầu đủ, không chỉ dừng lại ở chế quy, quy định tạm thời mà cần thiết phải có một hệ thống pháp lý đầy đủ. Điều này thực sự cần thiết và phù hợp với các quy luật trong một xã hội phát triển có nền kinh tế hàng hóa thị trường. Ngày nay, mua sắm đấu thầu không chỉ dừng lại ở mua sắm hàng hóa mà còn mua sắm đấu thầu các dịch vụ tư vấn, xây lắp. Đồng thời có rất nhiều phương thức và hình thức đấu thầu mua sắm được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới (vấn đề này được xem xét cụ thể ở mục 1.2, Chương I). Nó mang tính quy ước hoặc mang tính cưỡng chế thi hành đối với khoản vay nhất định của nhà tài trợ nhất định. Kể từ khi Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) do ba hiệp hội quốc gia các kỹ sư tư vấn ở Châu Âu sáng lập năm 1913 [25], thì các mẫu hợp đồng, mẫu hồ sơ mời thầu do tổ chức này xuất bản năm 1999 đã được hoàn thiện rất nhiều, thông qua các quy định về quy chế, luật pháp đấu thầu của các tổ chức quốc tế và quy chế, luật pháp đấu thầu của các quốc gia trên khắp thế giới. Đối với đấu thầu cạnh tranh quốc tế, ngoài việc phải tuân theo quy định của Chính phủ còn phải tuân theo quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ và luật pháp quốc tế. Do dó, các thể lệ, quy trình đấu thầu ngày càng phức tạp, chặt chẽ và hoàn thiện hơn. 1.1.2. Vai trò của hình thức đâu thầu quốc tê Trước tiên phải xem xét đến lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của việc áp dụng biện pháp đấu thầu trong mua sắm hàng hóa quốc tế. Thực tế đấu thầu quốc tế cũng đã chứng minh được sức sống tiềm tàng của mình. Trong tương lai nó sẽ được sử dụng rộng rãi hơn, không chỉ ở các nước phát triển, đang phát triển mà còn ở các nước chậm phát triển như là một công nghệ hiện đại đối với việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, công trình 1.1.2.1. Đối với bên chủ đầu tư (mời thầu) Họ luôn mong muốn với một số tiền nhất định, được phép chi tiêu theo kế họach, sẽ đựợc thỏa mãn tốt nhất về chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý. Trong khi đó, họ chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước, các công ty, các tổ chức (các ban quản lý) không phải lúc nào cũng am hiểu về thị trường, không có kinh nghiệm về mua bán, không có kinh nghiệm về chủng loại hàng hóa cũng như chất lượng của hàng hóa. Vì vậy, đấu thầu là biện pháp hiệu quả nhất đối với họ. Bởi vì, trong mối quan hệ giữa các bên trong đấu thầu thì thị trường thuộc về người mua hàng, trong đó chỉ có một người mua và rất nhiều người bán. Người mua sẽ có nhiều cơ hội để đạt được lợi ích tối đa trong thị trường này liên quan đến giá cả, chất lượng sản phẩm, và các điều kiện tài chính, thương mại khác như: Thời hạn 9 giao hàng; thời hạn bảo hành; dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật; dịch vụ cung cấp vật tư tiêu hao; mức độ uy tín và kinh nghiệm của nhà cung cấp. Các hoạt động mua sắm thông qua đấu thầu đều phải thông qua các bước và quy trình báo cáo, trình phê duyệt, lấy ý kiến không phản đối của chủ đầ tư hoặc nhà tài trợ rất chặt chẽ, dù cho người mua có là công ty nhà nước hay một công ty kinh doanh. Để áp dụng được phương pháp đấu thầu, các hoạt động mua sắm bao gồm từ khâu nghiên cứu tiền khả thi, khả thi; phân tích xác định nhu cầu mua sắm; lập kế hoạch, trình phê duyệt kế hoạch; thuê tư vấn xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, hồ sơ mời thầu; mời thầu; chấm thầu; trình phê duyệt kết quả; đàm phán, ký kết hợp đồng; thực hiện họp đồng; giao nhận hàng hóa; thanh toán, giải ngân, thanh lý hợp đồng. Điều này giúp cho chủ đầu tư quản lý, sử dụng có hiệu quả đúng mục đích của nguồn vốn. Thông qua việc hướng dẫn mua sắm của nhà tài trợ, chẳng hạn như danh sách các nước hợp lệ về xuất xứ hàng hóa, "danh sách đen" các công ty vi phạm, cá nhân không hợp lệ , sẽ giúp cho chủ đầu tư tránh các rủi ro trong khi thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, đấu thầu còn là biện pháp đảm bảo thi hành các cam kết thông qua các loại bảo lãnh như tiền bảo lãnh dự thầu (theo Điều ITB 21.1. mục D, Phần II, Hướng dẫn mua sắm của ADB) [30] (thường là 2% giá chào thầu), bảo lãnh thực hiện họp đồng (thường là 10% giá trị hợp đồng), bảo lãnh bảo hành (5% giá trị hợp đồng). Tiến độ thanh toán cũng được quy định rất chặt chẽ theo tiến độ thực hiện hợp đồng và được quy định bắt buộc các nhà thầu chấp nhận vô điều kiện khi tham dự thầu. Điều này đảm bảo tuyệt đối cho chủ đầu tư về nguồn vốn không bao giờ bị thất thoát nếu áp dụng biện pháp đấu thầu trong mua sắm hàng hóa quốc tế. Mặt khác, biện pháp đấu thầu thường áp dụng với lô hàng có gía trị và số lượng lớn, do đó chủ đầu tư có lợi rất nhiều trong quá trình đàm phán giá, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện hậu mãi. Ví dụ, chủ đầu đầu tư có thể được giảm giá dưới các hình thức sau: giảm giá mua số lượng lớn, giảm giá do giá trị lớn, giảm giá ưu tiên, giảm giá bí mật, giảm giá công khai Mục đích của việc nhà thầu dành cho chủ đầu tư nhiều như vậy, ngoài lý do kinh tế, lợi nhuận còn có lý 10 do về việc làm tăng tính cạnh tranh, uy tín, thương hiệu của chính nhà thầu thông qua các hợp đồng lớn cung cấp hàng hóa. Hầu hết các nhà tài trợ lớn như WB, ADB, JBIC, .đều đánh giá rất cao nếu một nhà thầu nào đó đã từng có kinh nghiệm trong việc thực hiện các hợp đồng tương tự hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng vốn của chính nhà tài trợ đó. Đây là quy định rất phổ biến và cụ thể trong hầu hết các hướng dẫn mua sắm của các nhà tài trợ quốc tế. Như vậy, qua đấu thầu quốc tế, chủ đầu tư được lợi rất nhiều. Họ có khả năng cắt giảm được các chi phí so với mua sắm thông thường. Đấu thầu quốc tế còn là biện pháp để chủ đầu tư khắc phục những yếu kém về trình độ và kinh nghiệm mua sắm. Thông qua đấu thầu quốc tế, thông qua các nhà tư vấn, chủ đầu tư cũng tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về tổ chức, quản lý sử dụng vốn hiệu quả. Việc đấu thầu công khai, rộng rãi cạnh tranh quốc tế còn giúp cho cơ quan quản lý chủ đầu tư tránh các thiên vị, tham nhũng thúc đẩy cạnh tranh tự do phát triển. Cuối cùng thì việc sử dụng vốn hiệu quả đến lượt nó lại làm nâng cao uy tín của chủ đầu tư đối với các nhà tài trợ quốc tế để thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn ưu đãi. Ớ Việt Nam hiện nay có tới trên 45 nhà tài trợ quốc tế hoạt động liên tục gối đầu với khoản 1.400 dự án lớn nhỏ và trên 350 tổ chức phi chính phủ (NGO) với những yêu cầu giải ngân rất khác nhau. Trong các nhà tài trợ thì WB, ADB và Nhật Bản tài trợ lên tới 80% tổng số vốn ODA [23]. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân rất chậm và đến cuối dự án chỉ thực hiện được khoản 60% tổng số vốn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư của Việt Nam. Trong thời gian tới việc thay đổi cơ chế quản lý dự án và luật pháp về đấu thầu ở Việt Nam là điều cần thiết để tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác trong khu vực đối với nguồn vốn đầu tư ưu đãi, ân hạn dài, lãi xuất thấp. 1.1.2.2. Đôi với nhà thầu Về lợi ích kinh tế, thì đấu thầu là sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh nhất mà qua đó nhà thầu sẽ dành được những hợp đồng rất lớn, với khả năng thanh [...]... chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu; "đấu thầu quốc tế" là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự Luật đấu thầu 2005 có định nghĩa đầy đủ hơn về đấu thầu và đấu thầu quốc tế, trong đó coi "Đấu thầu quốc tế" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước Quá trình lựa chọn nhà thầu đáp... là các quy định về đấu thầu, về định nghĩa đấu thầu cạnh tranh quốc tế mua sắm hàng hóa được WB nêu tại điếm 2.1 trong hướng dẫn mua sắm: "Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là nhằm thông báo 15 đầy đủ và kịp thời cho tất cả những người dự thầu có khả năng và đủ tư cách hợp lệ về yêu cầu của Bên vay và tạo cho họ một cơ hội đấu thầu bình đẳng để cung cấp các hàng hoá" [33] Đối với hình thức đấu thầu TCB,... thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần b) Phương thức đẩu thầu hai tủi hồ sơ: Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. .. loại hàng hóa khác cũng hay xuất hiện trong các gói thầu quốc tế, đó là hàng có mức độ phức tạp cao, tinh xảo và cần có sự phối hợp của nhiều nhà thầu 1.3.3 Điều kiện mua bán được quv định trước Mặc dù các nhà cung cấp được tự do cạnh trong phương thức đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế, nhưng quy định và các hướng dẫn đấu thầu lại cho phép quy định trước trong hồ sơ mời thầu về: tiêu chuẩn hàng hóa; ... thấp hơn hàng hóa (và các loại hàng hóa khác theo quy định của từng nước) Luận văn chỉ tập trung vào phân tích đấu thầu quốc tế đối với "hàng hóa" 1.5.2 Phân biệt đấu thầu quốc tê với hình thức khác a) Đẩu thầu trong nước: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước b) Đẩu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế phải có tối thiếu năm nhà thầu 30... sử dụng) -Hướng về các vấn đề trong công tác mua sắm cho các dự án do ADB -Tài liệu mẫu về đấu thầu: Cung cấp, giao và lắp đạt hàng hoá -Tài liệu mẫu về đấu thầu: Mua sắm hàng hoá -Cầm nang hướng dẫn về hệ thống quản lý thực hiện dự án 1.6.4 Quy định của WTO WTO quy định các vấn đề về mua sắm hàng hóa cụ thể trong "Hiệp định mua sắm chính phủ" Đây là bản hiệp định được đăng ký theo quy định tại Điều... điểm về các chế định của quy chế đấu thầu quốc tế nói trên, Hồ sơ mời thầu mẫu theo hướng dẫn mua sắm của WB và ADB còn quy định cụ thể về: Trình tự các bước đấu thầu; tiến độ, mức độ thanh toán, kiểm soát ; nhà thầu họp lệ; xuất xứ hàng hóa hợp lệ Thời gian đăng thông tin mời thầu, thời gian chuẩn bị dự thầu và thời gian chấm thầu, cũng như gia hạn cũng được các nhà tài trợ và pháp luật quốc gia quy. .. đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước Đây cũng được coi là hình thức đấu thầu rộng rãi vì không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự (Điều 18 Luật đấu thầu 2005) 31 Các quan điểm, định nghĩa về đấu thầu quốc tế được nêu cụ thể ở mục: "1.2 Khái niệm về hình thức và phương thức đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa" (Trong phạm vỉ nghiên cứu của... kết quả lụa chọn nhà thầu c) Nguyên tắc áp dụng hình thức đẩu thầu quốc tế: Luật về đấu thầu của Việt Nam quy định cụ thế các trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu Ví dụ: Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất Đây là quy định mang tính định hướng trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu được quy định tại Điều 13, khoản 1 của Luật đấu thầu 2005 d) Nguyên tắc... Luật mẫu đấu thầu mua sắm của Liên Họp quốc (UNCĨTRTAL) về mục đích vai trò của luật đấu thầu mua sắm [37]: a Tăng cường tối đa tính kinh tế và hiệu quả của đấu thầu b Khuyên khích các đối tác, nhà thầu, nhà cung cấp không phụ thuộc vào quốc tịch tham gia quy trình mua sắm, từ đó phát triển thương mại quốc tế c Tăng cường tính cạnh tranh giữa các nhà thầu d Đối xử công bằng với tất cả các nhà thầu e . thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa tại Việt Nam 5 Chương 1 MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ ĐÂU THẦU QUỐC TÊ VỂ MUA SẮM HÀNG HOÁ 1.1. KHÁI NIỆM VỂ ĐẤU THẦU QUỐC TÊ VỂ MUA SẮM HÀNG HOÁ 1.1.1 của WB là các quy định về đấu thầu, về định nghĩa đấu thầu cạnh tranh quốc tế mua sắm hàng hóa được WB nêu tại điếm 2.1 trong hướng dẫn mua sắm: " ;Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là nhằm. chuông: Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hoá. Chương 2: Nội dung cơ bản các quy định về đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế hiện nay Chương 3: Thực trạng và một

Ngày đăng: 20/08/2014, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan