Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập

104 1K 6
Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập nhằm nghiên cứu những lý luận cơ bản về vấn đề phát triển sản phẩm của NHTM; phân tích thực trạng phát triển sản phẩm tại NH ĐTPT VN, những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn gặp phải và những nguyên nhân trong phát triển sản phẩm để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị việc phát triển sản phẩm tại NH ĐTPT VN.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Phƣơng Lớp : A7 Khoá : K41C - KTNT Giáo viên hướng dẫn : CN. Lê Thị Thanh HÀ NỘI - 11/2006 Đê tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm tại NH ĐT & PT Việt Nam” Đỗ Thị Phương – A7 – K41C - KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT NH ĐT & PT VN: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV: Bank for Investment and Development of Vietnam (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước TCTD: Tổ chức tín dụng SPNH: Sản phẩm ngân hàng SPDV: Sản phẩm dịch vụ Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại. Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Tham gia sân chơi kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc mở cửa hơn nữa thị trường tài chính, dịch vụ ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam. Đồng thời, sức ép đối với các NHTM Việt Nam tăng lên. Thách thức lớn nhất trong hội nhập quốc tế trong dịch vụ ngân hàng của Việt Nam là xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu, và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Mặt khác, về chất lượng hoạt động, hầu hết các NHTM Việt Nam hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu, sản phẩm dịch vụ còn sơ sài, thiếu các tiêu chí quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo trên. NH ĐT&PT VN là một trong các NHTM quốc doanh hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn khá đơn điệu, phổ biến là các sản phẩm ngân hàng truyền thống. Vì vậy, để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, NH ĐT&PT VN phải giải quyết đồng bộ các vấn đề của hoạt động kinh doanh, mà trước hết là vấn đề phát triển sản phẩm. Bởi vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, qua đó tìm các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của NH ĐT&PT VN sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế. Cùng với kết quả từ việc nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế hoạt động của NH ĐT&PT VN, em đã chọn và hoàn thiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm của Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam trong xu thế hội nhập.” Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những lý luận cơ bản về vấn đề phát triển sản phẩm của NHTM; phân tích thực trạng phát triển sản phẩm tại NH ĐT&PT VN, những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn gặp phải và những nguyên nhân trong phát triển sản phẩm để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị việc phát triển sản phẩm tại NH ĐT&PT VN. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu về phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN trong thời gian từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2006. Phương pháp nghiên cứu: khoá luận dựa trên lý luận cơ bản của triết học, sử dụng phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, duy vật lịch sử, đối chiếu so sánh. Khoá luận sử dụng phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng, phân tích kết hợp với tổng hợp đúc kết thành lý luận trên cơ sở thực tiễn để nghiên cứu. Bố cục của khoá luận: ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về sản phẩm ngân hàng và phát triển sản phẩm ngân hàng Chương II: Thực trạng phát triển sản phẩm tại NH ĐT&PT VN Chương III: Giải pháp phát triển sản phẩm tại NH ĐT&PT VN Do kiến thức thực tế và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, tài liệu tổng kết và thống kê chưa đầy đủ nên khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong có sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các cán bộ khoa học để khóa luận được hoàn chỉnh hơn và giúp em có nhận thức sâu sắc hơn về đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Lê Thị Thanh- Giáo viên hướng dẫn- đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp 3 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGÂN HÀNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP I. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM NGÂN HÀNG 1. Khái niệm và vai trò của sản phẩm ngân hàng 1.1. Khái niệm sản phẩm ngân hàng 1.1.1. Định nghĩa sản phẩm ngân hàng Về cơ bản, một sản phẩm do một tổ chức cung cấp nó phải có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó của khách hàng. Khách hàng của ngân hàng có những nhu cầu cơ bản sau: - Tìm kiếm thu nhập - Quản lý rủi ro (cất giữ an toàn tiền, tài sản quý giá) - Bổ sung các nguồn tài chính thiếu hụt (tín dụng) - Di chuyển tiền tệ - Tư vấn chuyên môn - Thông tin…. Trên thực tế, hoạt động của ngân hàng đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường như: - Dịch vụ cho vay; - Dịch vụ tiền gửi ký thác; - Dịch vụ chuyển tiền; - Dịch vụ tư vấn; - Dịch vụ cho thuê két sắt, gửi tiền qua đêm; - Dịch vụ thanh toán; - Các dịch vụ về thẻ… Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp 4 Như vậy, có thể hiểu sản phẩm ngân hàng là tập hợp tất cả những đặc điểm, tính năng, công dụng mà ngân hàng cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường tài chính. Ở đây, tính năng được hiểu là những tính chất, chức năng kỹ thuật của sản phẩm mang lại tiện ích, công dụng cho khách hàng như chuyển tiền nhanh, rút tiền tự động. Công dụng là những tiện ích mà sản phẩm mang lại nhờ những tính năng của nó. 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm ngân hàng - Tính vô hình: Đây là đặc điểm chủ yếu để phân biệt sản phẩm ngân hàng với các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân. SPNH thường thực hiện theo một quy trình chứ không phải là các vật thể cụ thể có thể quan sát, nắm giữ được. Vì vậy, khách hàng của ngân hàng thường gặp khó khăn trong việc ra quyết định lựa chọn, sử dụng sản phẩm. Họ chỉ có thể kiểm tra và xác định chất lượng sản phẩm trong và sau khi sử dụng. - Tính không thể tách biệt: Sản phẩm của ngân hàng là hình thức dịch vụ, mang hình thái phi vật chất, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tiến hành đồng thời với sự tham gia của ba yếu tố: + Một là, khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng sẽ thể hiện nhu cầu của mình đối với sản phẩm, đồng thời đánh giá chất lượng của sản phẩm. + Hai là, nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng, là hình ảnh của ngân hàng. + Ba là, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp 5 Quá trình cung ứng sản phẩm của ngân hàng thường được tiến hành theo những quy trình nhất định không thể chia cắt ra thành các loại sản phẩm khác nhau như quy trình thẩm định, quy trình cho vay, quy trình chuyển tiền, … Điều đó làm cho ngân hàng không có sản phẩm dở dang, dự trữ lưu kho mà sản phẩm được cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng khi và chỉ khi có nhu cầu; quá trình cung ứng diễn ra đồng thời với quá trình sử dụng. - Tính không ổn định và khó xác định: SPNH được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ đội ngũ nhân viên, kỹ thuật công nghệ và khách hàng. Đồng thời, SPNH còn được thực hiện ở không gian khác nhau nên đã tạo nên tính không đồng nhất về thời gian, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện. Các yếu tố này đan xen chi phối đến chất lượng sản phẩm, nhưng lại thường xuyên biến động; đặc biệt là đội ngũ nhân viên giao dịch trực tiếp là yếu tố quyết định và tạo ra sự không ổn định và khó xác định về chất lượng SPNH. 1.2. Vai trò của sản phẩm ngân hàng SPNH có vai trò rất quan trọng trong kinh tế, đời sống và quá trình hội nhập quốc tế. SPNH thúc đẩy sản xuất phát triển, đóng góp vào tăng trưởng GDP. Là những định chế trung gian tài chính, hệ thống tổ chức tín dụng huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để đầu tư, cho vay các chủ thể kinh doanh, sản xuất và đời sống. Trong điều kiện kinh tế nước ta khi các kênh huy động vốn khác còn chưa phát triển, hệ thống NHTM đã trở thành kênh cung cấp vốn chủ lực cho nền kinh tế. Thông qua các dịch vụ cho vay, hệ thống NHTM giúp các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nhằm hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp 6 SPNH thúc đẩy nền kinh tế theo xu hướng nền kinh tế tri thức. SPNH ngày càng sử dụng nhiều thành tựu của công nghệ thông tin. Các SPNH đang phát triển như thẻ ATM, home banking, internet banking, … Công cụ hoạt động hàng ngày được các NHTM trang bị như máy PC, mạng trực tuyến trong hệ thống, website, …góp phần tạo thêm những dịch vụ mới. Mặt khác, SPNH là loại dịch vụ chất lượng cao, đòi hỏi người cung cấp và khách hàng phải có am hiểu nhất định mới có thể sử dụng và vận hành. SPNH tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển. Do đặc điểm của SPNH liên quan sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống, nên sự phát triển của SPNH như đầu tư, thanh toán, chuyển tiền gắn với các dịch vụ bưu chính viễn thông, kế toán, kiểm toán, du lịch, giao thông vận tải. Lĩnh vực xuất nhập khẩu dịch vụ sẽ bị hạn chế nếu dịch vụ thanh toán không thông suốt. 2. Phân loại sản phẩm ngân hàng 2.1. Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng Dựa vào nhu cầu của khách hàng, có thể phân thành sáu nhóm: - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về tiền như các khoản cho vay. - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu thu nhập như tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ đầu tư. - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về thanh toán và chuyển tiền như séc, thẻ… - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu quản lý như bảo hiểm, ký thác, bảo quản tài sản. - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về thông tin như dịch vụ thông tin thị trường, luật pháp, bảo lãnh… - Nhóm SPDV thỏa mãn nhu cầu về chuyên môn sâu như tư vấn về thuế, dự án và tư vấn đầu tư. Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp 7 2.2. Căn cứ vào bảng cân đối tài sản Dựa vào bảng cân đối tài sản, có thể phân thành hai nhóm SPDV: - Các SPDV nội bảng như nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư chứng khoán. - Các SPDV ngoại bảng như các dịch vụ tư vấn, mua bán ngoại hối, quyền mua – quyền bán, bảo lãnh. 2.3. Căn cứ vào sự phát triển và ứng dụng công nghệ vào sản phẩm ngân hàng - SPNH truyền thống: là những sản phẩm gắn liền với những nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng (tiết kiệm, tiền gửi, cho vay, thanh toán, …). Những sản phẩm này xuất phát từ nguồn gốc ra đời của ngân hàng, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của ngân hàng. Nó là những sản phẩm đặc trưng cho tất cả các loại hình ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng. Do vậy, những sản phẩm này thường ít thay đổi và phải chịu sự quản lý chặt chẽ, thống nhất bởi các quy định, thể chế của Nhà Nước. - SPNH hiện đại: kinh doanh ngân hàng hiện đại không chỉ là việc huy động vốn và cho vay mà còn tham gia đầu tư và cung cấp các sản phẩm bổ sung khác cho nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng. Có thể phân biệt giữa SPNH truyền thống và SPNH hiện đại qua một số chỉ tiêu sau: Tiêu chí SPNH truyền thống SPNH hiện đại Nguồn gốc ra đời Ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của ngân hàng. Là những sản phẩm ra đời do sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại. Sự tham gia của con người Cần nhiều lao động, chủ yếu là lao động thủ công, ít cần sự tham gia của máy móc. Cần hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. Sự tham gia của máy móc thiệt bị hiện đại Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT Khóa Luận Tốt Nghiệp 8 là chủ yếu. Địa điểm và thời gian giao dịch Khách hàng phải rời bỏ nơi làm việc, nhà ở của mình để đến giao dịch trực tiếp tại trụ sở ngân hàng. Thời gian kể từ khi phát sinh đến khi thỏa mãn nhu cầu là rất lâu. Khách hàng có thể ở tại nhà hoặc nơi làm việc hoặc bất kỳ chỗ nào đều có thể giao dịch được. Rút ngắn thời gian giao dịch. Tính rủi ro Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào khách hàng, mang tính rủi ro cao. Sản phẩm đa dạng, phân tán rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. 3. Các cấp độ và chu kỳ sống của sản phẩm ngân hàng 3.1. Các cấp độ của sản phẩm ngân hàng - Cấp độ thứ nhất: Phần sản phẩm cốt lõi Phần cốt lõi của SPNH là phần chính đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng. Thực chất đây chính là những lợi ích chủ yếu mà khách hàng tìm kiếm ở ngân hàng. Đó là giá trị cốt yếu mà ngân hàng cần bán cho khách hàng. Mỗi SPNH khác nhau, phần cốt lõi sẽ khác nhau và đáp ứng được nhu cầu cấp thiết khác nhau của khách hàng. Vì vậy, nhiệm vụ chính của nhà thiết kế SPNH là phải xác định được nhu cầu cần thiết của khách hàng đối với từng sản phẩm để từ đó thiết kế phần cốt lõi của sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu chính yếu nhất của khách hàng – cái mà khách hàng cần tìm kiếm từ ngân hàng. [...]... đoạn phát triển, phù hợp với khả năng và trình độ của ngân hàng cũng như xu hướng chung trong khu vực Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT 29 Khóa Luận Tốt Nghiệp Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" CHƢƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP I KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1... tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Cạnh tranh Giới hạn Tăng lên Mạnh Giảm II PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGÂN HÀNG – XU HƢỚNG TẤT YẾU CỦA NGÂN HÀNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 1 Tính tất yếu của phát triển SPNH đối với các NHTM Phát triển SPNH xu t phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất: sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tăng Những năm cuối của thế. .. tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Phần sản phẩm bổ sung cũng là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng vì tính linh hoạt và khả năng phát triển của nó 3.2 Chu kỳ sống của sản phẩm ngân hàng Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ ngân hàng được chia làm bốn giai đoạn: 3.2.1 Thâm nhập thị trường Thâm nhập là giai đoạn bắt đầu đưa SPDV vào thị trường Khách hàng. .. Nghiệp Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" nghệ ngân hàng quyết định đến chất lượng sản phẩm, đến việc phát triển những sản phẩm mới 2.2 Các nhân tố khách quan - Nhân tố khách hàng Khách hàng là người quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM Khách hàng của NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển SPNH Là yếu tố tham gia vào quá trình cung... tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển Từ năm 1995, hoạt động cấp phát vốn đầu tư xây dựng được chuyển giao hoàn toàn cho Tổng cục Đầu tư và Phát triển thuộc Bộ Tài chính, còn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại bên cạnh nghiệp vụ cho vay đầu tư XDCB theo kế hoạch... Việc phát triển sản phẩm mới trong các ngân hàng thường được thực hiện theo quy trình 5 bước: Đỗ Thị Phương – A7 – K41C- KTNT 18 Khóa Luận Tốt Nghiệp Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" Bước 1: Xây dựng chiến lược sản phẩm mới, bao gồm 3 vấn đề chính: - Xác định các mục tiêu của phát triển sản phẩm mới - Định hướng cho việc hình thành các ý tư ng phát triển sản. .. lợi tiếp nhận sản phẩm thông qua các hoạt động như một chiến dịch khuyếch trương sản phẩm mới trên nhiều phương diện, họp báo giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm ngân hàng đầu tiên, … III TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Tình hình chung về phát triển SPNH tại các NHTM Việt Nam hiện nay - Sản phẩm ngân hàng hầu hết là các sản phẩm truyền... quyền - Sản phẩm chỉ mới đối với ngân hàng, không mới đối với thị trường Đây là loại sản phẩm sao chép lại của các ngân hàng khác nên đã có sự cạnh tranh trên thị trường, thu nhập tiềm năng của sản phẩm bị hạn chế Tuy nhiên, phát triển sản phẩm mới loại này, ngân hàng có thể tận dụng lợi thế của người đi sau Vì vậy, phát triển loại sản phẩm mới này được coi là xu thế phát triển của sản phẩm mới trong. .. một sản phẩm có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu cho khách hàng Đây là cách thức hoàn thiện sản phẩm được các ngân hàng sử dụng phổ biến hiện nay 3.2 Phát triển SPNH mới Sản phẩm mới của ngân hàng được hiểu là những sản phẩm lần đầu tiên được đưa vào danh mục sản phẩm kinh doanh của ngân hàng Theo cách hiểu này, sản phẩm mới trong lĩnh vực ngân hàng gồm hai loại: - Sản phẩm mới hoàn toàn Đây là những sản. ..Đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN" SƠ ĐỒ: BA CẤP ĐỘ SẢN PHẨM NGÂN HÀNG Khuyến mãi Hình thức Hình ảnh Biểu tư ng Nhu cầu cấp thiết của khách hàng Sản phẩm cốt lõi Điều kiện Sản phẩm hữu hình Sản phẩm bổ sung Các dịch vụ bổ sung - Cấp độ thứ hai: Phần sản phẩm hữu hình Phần sản phẩm hữu hình là phần cụ thể của SPNH, là hình . KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Sinh viên thực hiện : Đỗ. và giải pháp phát triển sản phẩm của Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam trong xu thế hội nhập. ” Đề tài: " ;Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng tại NH ĐT&PT VN". Luận Tốt Nghiệp 3 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGÂN HÀNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP I. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM NGÂN HÀNG 1. Khái niệm và vai trò của sản phẩm ngân hàng

Ngày đăng: 19/08/2014, 19:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGÂN HÀNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

    • I. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM NGÂN HÀNG

      • 1. Khái niệm và vai trò của sản phẩm ngân hàng

      • 2. Phân loại sản phẩm ngân hàng

      • 3. Các cấp độ và chu kỳ sống của sản phẩm ngân hàng

      • II. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGÂN HÀNG – XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA NGÂN HÀNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

        • 1. Tính tất yếu của phát triển SPNH đối với các NHTM

        • 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển SPNH

        • 3. Nội dung về phát triển SPNH

        • III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

          • 1. Tình hình chung về phát triển SPNH tại các NHTM Việt Nam hiện nay

          • 2. Những hạn chế

          • IV. PHÁT TRIỂN SPNH CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN THẾ GIỚI

            • 1. Phát triển SPNH của một số NHTM trên thế giới

            • 2. Những bài học kinh nghiệm

            • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

              • I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

                • 1. Quá trình hình thành và phát triển

                • 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây

                • II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SPNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

                  • 1. Tình hình phát triển SPNH tại NH ĐT&PT VN

                  • 2. Đánh giá chung tình hình phát triển sản phẩm tại BIDV

                  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

                    • I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2010

                      • 1. Những cơ hội và thách thức cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập

                      • 2. Định hướng phát triển chiến lược sản phẩm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2010

                      • II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

                        • 1. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

                        • 2. Về phía Chính Phủ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan