1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH

131 2,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Nhằm mục đích góp phần tìm hiểu về sâu vẽ bùa và ong ký sinh trên sâu vẽ bùa giúp tìm ra được biện pháp phòng chống sâu vẽ bùa một cách có hiệu quả, được sự phân công của Viện đào tạo s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-

-HỒ THỊ QUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI

CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH Cirrospilus sp

NĂM 2009 - 2010 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS HỒ THỊ THU GIANG

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bản luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng cho việc bảo vệ một học vị nào.

Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp đều đã được cảm ơn Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Hồ Thị Quỳnh Trang

Trang 3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Trớc hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hồ Thị Thu Giang đã dành nhiều thời gian và công sức chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng nh thực hiện đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo bộ môn Côn trùng – Khoa nông học và Thầy cô giáo Viện đào tạo sau đại học - Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo địa phơng và các hộ nông dân đã tạo mọi điều kiện về thời gian và địa điểm cho tôi thực hiện đề tài.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và

đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 30 tháng 08 năm 2010

Tác giả

Hồ Thị Quỳnh Trang

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thành phần ong ký sinh sâu vẽ bùa ở phía đông Địa Trung Hải 22

Bảng 4.1 Diễn biến sâu vẽ bùa trên các giống cam tại 46

Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 46

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các đợt lộc đến diễn biến sâu vẽ bùa tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 48

Bảng 4.3 So sánh diễn biến sâu vẽ bùa trên các vườn cam Đường canh khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 50

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của lượng mưa đến mật độ sâu vẽ bùa trên cam đường canh tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 52

Bảng 4.5 Kích thước các pha phát dục của sâu vẽ bùa hại cây cam

Đường canh tại Gia Lâm, Hà Nội 42 Bảng 4.6 Tỷ lệ trưởng thành sâu vẽ bùa vũ hoá trong ngày tại Gia Lâm,

Hà Nội 60

Bảng 4.7 Tỷ lệ nhộng đực và nhộng cái sâu vẽ bùa P Citrella tại 62

Gia Lâm, Hà Nội 62

Bảng 4.8 Vòng đời của sâu vẽ bùa trên cam Đường canh qua các tháng khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội 65

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của cây ký chủ đến vòng đời của sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội 68

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của cây ký chủ đến tỷ lệ sống sót của sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội 69

Bảng 4.11 Nhịp điệu sinh sản của sâu vẽ bùa trên cây cam đường canh tại Gia Lâm, Hà Nội 70

Trang 6

Bảng 4.12 Tỷ lệ trứng sâu vẽ bùa nở sau các ngày đẻ trứng trên cam Đường canh tại Gia Lâm, Hà Nội 72

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống của trưởng thành sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội 73

Bảng 4.14 Hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu vẽ bùa ngoài đồng ruộng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 61 Bảng 4.15 Thành phần các loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa tại Gia Lâm,

Hà Nội 63 Bảng 4.16 Tỷ lệ các loài ong ký sinh sâu vẽ bùa hại cây có múi tại Gia Lâm, Hà Nội 81

Bảng 4.17 Tỷ lệ đực/ cái của trưởng thành ong Cirrospilus sp tại Gia

Lâm, Hà Nội 86

Bảng 4.18 Sựa chọn vật chủ của ong Cirrospilus sp 71 Bảng 4.19 Thời gian phát dục trước pha trưởng thành ong ký sinh Cirrospilus sp.

88

Bảng 4.20 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống

của trưởng thành ong ký sinh Cirropilus sp 73

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Hình 3.1 Cam Đường canh 24

Hình 3.2 Cam Vinh 34

Hình 3.3 Một số hình ảnh thí nghiệm 37

Hình 3.4 Thu nguồn ong ký sinh và TT sâu vẽ bùa từ đồng ruộng 38

Hình 3.5 Nhân nuôi nguồn ký 38

chủ sâu vẽ bùa 38

Hình 4.1 Diễn biến mật độ sâu vẽ bùa trên 2 giống cam Đường canh và cam Vinh tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 46

Hình 4.2 Ảnh hưởng của các đợt lộc đến diễn biến mật độ sâu vẽ bùa ở Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 48

Hình 4.3 Diễn biến mật độ sâu vẽ bùa trên các vườn cam Đường canh khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 50

Hình 4.4 Trứng mới đẻ 54

Hình 4.5 Trứng sắp nở 54

Hình 4.6 Sâu non tuổi 1 55

Hình 4.7 Sâu non tuổi 2 55

Hình 4.8 Sâu non tuổi 3 56

Hình 4.9 Sâu non tuổi 4 56

Hình 4.10 Nhộng đực và nhộng cái 57

Hình 4.11 Trưởng thành cái 58

Hình 4.12 Trưởng thành đực 58

Hình 4.13 Tỷ lệ trưởng thành sâu vẽ bùa vũ hóa trong ngày tại Gia Lâm, Hà Nội 61

Hình 4.14 Triệu chứng trên cam Đường canh 64

Hình 4.15 Triệu chứng trên bưởi Diễn 64

Trang 8

Hình 4.16 Triệu chứng trên thân non 64

Hình 4.17 Móc miệng của sâu non tuổi 4 64

Hình 4.18 Sâu non tuổi cuối chuẩn bị vào nhộng 64

Hình 4.19 Nhộng của sâu vẽ bùa ở trong lá 64

Hình 4.20 Hiện tượng giao phối 65

Hình 4.21 TT ẩn nấp sau mặt lá 65

Hình 4.22 Nhịp điệu sinh sản của sâu vẽ bùa trên cây cam đường canh tại Gia Lâm, Hà Nội 71

Hình 4.23 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống của trưởng thành sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội 74

Hình 4.24 Hiệu lực của một số loại thuốc đối với sâu vẽ bùa ngoài đồng ruộng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội 76

Hình 4.25 Một số hình ảnh về thành phần ong ký sinh trên sâu vẽ bùa 79

Hình 4.26 Tỷ lệ các loài ong ký sinh sâu vẽ bùa hại cây có múi tại Gia Lâm, Hà Nội 80

Hình 4.27 Ấu trùng của ong ký sinh Cirrospilus sp 84

Hình 4.28 Nhộng của ong ký sinh Cirrospilus sp 84

Hình 4.32 Thời gian sống của trưởng thành ong ký sinh qua các loại thức ăn khác nhau 90

Trang 10

1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Ngày nay, nông nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế thế giới Trong đó nghề trồng cây ăn quả đã mang lại giá trị kinh tế to lớn, nhiều nước đã giàu lên nhờ phát triển cây ăn quả Và cây ăn quả có múi trở thành loại quả quan trọng, có sản lượng cao nhất trong tổng số các loài cây ăn quả trên thế giới (theo FAO, 1991) [10] Với nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á, cây có múi (thuộc họ Rutaceae, bộ Citrera) đã và đang được phát triển rộng rãi trên thế giới

Cây ăn quả có múi mang lại giá trị dinh dưỡng cao nên nó là loại quả được nhiều người ưa chuộng Trong thành phần thịt quả có chứa 6 - 12% đường (chủ yếu là đường Saccaroza), hàm lượng vitamin C có từ 40 - 90 mg/100g quả tươi và các axit hữu cơ từ 0,4 - 1,2% trong đó có nhiều chất

có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm (Hoàng Ngọc Thuận 2005, [15]) Vì cây ăn quả có múi mang lại giá trị dinh dưỡng cao nên được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như dùng để

ăn, vắt lấy nước uống, chế biến thức ăn, làm mứt, chế biến nước giải khát, ….và trong công nghiệp người ta sử dụng vỏ và hạt của cây có múi

để tách chiết tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột cũng như chống ung thư [4] Việt Nam với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên trồng cây ăn quả

có múi vốn có từ lâu đời Đặc biệt trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao hơn các cây khác nên diện tích cây có múi tăng nhanh Số liệu thống kê cho thấy năm 1985 diện tích trồng cây có múi đạt 12.720 ha với

Trang 11

sản lượng 99.302 tấn quả, đến năm 1999 con số này đã lên đến 63.400 ha tương ứng 400.100 tấn quả (Đường Hồng Giật 2004, [9]).

Các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng là những địa phương có nhiều tiềm năng cho việc phát triển cây có múi Bởi khí hậu ở miền Bắc với mùa đông lạnh, nhiệt độ và ẩm độ giảm thấp gần vụ thu hoạch nên cây có múi có phẩm chất tốt và vỏ quả đẹp [15] Trong khu vực đồng bằng sông Hồng thì huyện Gia Lâm là một huyện xa trung tâm với đặc tính có đất rộng và đất được bồi đắp hàng năm nên rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả có múi Người dân ở đây tập trung vào trồng cam Đường Canh, cam Vinh và bưởi Diễn, hàng năm cho năng suất và chất lượng cao.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản lượng cây có múi phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu, người dân đã thâm canh để tăng diện tích Chính điều này cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh mẽ và có diễn biến phức tạp Thành phần sâu bệnh hại ghi nhận được trên cây có múi rất phong phú và đa dạng Theo Phạm Văn Lầm, 2005 [13] có 169 loài sâu hại thuộc 45 họ, 9 bộ côn trùng và nhện nhỏ gây hại trên cây có múi Trong số các loài gây hại trên cam quýt thì sâu vẽ bùa là loài nguy hiểm nhất Sâu vẽ bùa có mặt trên cây có múi quanh năm và gây hại trên các đợt lộc Hoàng Lâm, đại học Cần Thơ (199) [51], đã ghi nhận vẽ bùa là đối tượng gây hại nghiêm trọng Thời kỳ cao điểm tỷ lệ lá bị vẽ bùa hại có thể lên đến 100% trên cây quất 2 năm tuổi Với sự gây hại đặc trưng là sâu đục bên trong lớp biểu bì lá nên việc phòng trừ sâu vẽ bùa trở nên khó khăn

Để bảo vệ năng suất và làm giảm thiệt hại do sâu bệnh vẽ bùa gây ra người dân đã thường xuyên phun thuốc hóa học với liều lương và số lần tăng cao Tuy nhiên với sâu vẽ bùa việc phun thuốc hóa học hiệu lực có

Trang 12

thể bị giảm do sâu ở trong lớp biểu bì lá Sự lạm dụng thuốc trừ sâu không những không tiêu diệt được sâu vẽ bùa mà còn làm ảnh hưởng đến con người, môi trường và làm giảm nghiêm trọng số lượng thiên địch trên sâu vẽ bùa.

Trên thế giới đã ghi nhận khá nhiều loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa

Ở Việt Nam, năm 1996 - 1998 Huỳnh Đức Trí, Nguyễn Dương Tuyến đã xác định có 7 loài ong ký sinh thuộc các họ Eulophidae và Eurytomidae

ký sinh trên sâu vẽ bùa trong đó loài Ageniapis citricola và Citrostichus

phyllocnistoides có tỷ lệ ký sinh cao Loài Ageniapis citricola có nguồn

gốc châu Á và phát hiện đầu tiên ở Việt Nam [16].

Nhằm mục đích góp phần tìm hiểu về sâu vẽ bùa và ong ký sinh trên sâu vẽ bùa giúp tìm ra được biện pháp phòng chống sâu vẽ bùa một cách

có hiệu quả, được sự phân công của Viện đào tạo sau đại học và Bộ môn Côn trùng trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ

bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) hại cây cam và loài ong ký sinh Cirropilus sp năm 2009 - 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội”.

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ

bùa hại cây cam (Phyllocnistis citrella Stainton) và loài ong ký sinh có triển vọng trên sâu vẽ bùa từ đó đề xuất biện pháp phòng chống chúng

một cách có hiệu quả trên đồng ruộng.

1.2.2 Yêu cầu

* Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại, chỉ số hại sâu vẽ bùa trên cây cam dưới ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội.

Trang 13

* Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ bùa hại cây cam.

* Điều tra thành phần, tần suất xuất hiện, tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh sâu vẽ bùa và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của

loài ong ký sinh Cirropilus sp.

* Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu vẽ bùa ngoài đồng ruộng.

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Kết quả đìều tra cho biết sự xuất hiện gây hại của sâu vẽ bùa trên hai giống cam Vinh và cam Đường Canh ở Gia Lâm, Hà Nội.

- Bổ sung một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của loài sâu vẽ bùa và loài ong ký sinh

- Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra biện pháp bước đầu khích lệ và bảo

vệ các loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa.

- Trên thực tiễn, những kết quả nghiên cứu giúp người dân nhận biết được sâu vẽ bùa cũng như mức độ gây hại của nó trên cây cam Mặc khác người dân có thể nhận biết được vai trò của ong ký sinh trên sâu vẽ bùa

Trang 14

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

2.1.1 Tình hình nghiên cứu về sâu vẽ bùa

* Lịch sử phát hiện và vùng phân bố của sâu vẽ bùa

+ Lịch sử phát hiện: Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton thuộc

họ Ngài đục lá Gracilaridae, bộ cánh vảy Lepidoptera Sâu vẽ bùa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á từ Afghanistan tới Trung Quốc và

được Stainton mô tả chính thức trên giống Citrus ở Calcuta, Ấn Độ vào

năm 1986 [47].

+ Sự phấn bố của sâu vẽ bùa: Trong khu vực châu Á sâu vẽ bùa nhanh chóng phát tán sang các nước khác nhau Sau đó chúng thông qua miền nam châu Á từ Saudi Arabia cho đến Ấn Độ (Fletcher 1920), Indonesia (Kalshoven 1981), Philippines (Sasscer 1915), Đài Loan (Chiu

1985, Lo và Chiu 1988) và vào phía Nam Nhật Bản (Clausen 1927) [45]

Ở Trung Quốc, sự gây hại của sâu vẽ bùa được ghi nhận từ năm 1933, khi điều tra sâu hại cam ở vùng Hà Châu và vùng Tây Nam Quảng Đông Cho đến thập kỷ gần đây, sâu vẽ bùa trở thành loài sâu hại quan trọng trong tất cả các vườn cam chanh ở Trung Quốc (Trần Thị Bình, 2002) [2] Xuyên qua khu vực châu Á, sâu vẽ bùa đã xuất hiện ở phía Đông châu Phi năm 1980 [47] Từ đó chúng xuất hiện ở các nước phía nam châu Phi, vùng Địa Trung Hải và gây hại sang khu vực châu Âu [45] Tháng 5 năm

1993 sâu vẽ bùa được phát hiện trong vườn ươm cây quả có múi ở Florida (Jesusa Crisostomo, 2000 [27]) Trong thời gian 3 tháng, sâu vẽ bùa đã gây hại trong các khu vực trồng cây có múi của ở Florida và nhanh chóng trở thành một loài dịch hại lớn [27] Sau đó chúng tiếp tục

Trang 15

gây hại ở Mexico, vùng Caribean, vùng Địa Trung Hải, Trung Mỹ và Cận Đông (Ai Cập năm 1994, Iran 1961, Irac 1992 , Thỗ Nhĩ Kỳ, 1994…) và gần đây là các nước Nam Mỹ [46].

* Phạm vi ký chủ của sâu vẽ bùa

Kết quả nghiên cứu của các tác giả đều chỉ ra rằng sự gây hại của

sâu vẽ bùa chủ yếu là trên chi Citrus thuộc họ Rutaceae [44]

Sâu vẽ bùa thường phát sinh gây hại trên các lá non của các cây

thuộc chi Citrus và các chi khác thuộc họ Rutaceae như bưởi chùm Citri

paradisi Macfad, bưởi pommelo Citrus maxima (Burm) Merr, ngoài chi Citrus còn có các cây thuộc họ Rutaceae đã được ghi nhận như: Aegle marmelos (L.) Corr., Atalantia sp., Poncitrus trifoliata (L.) Raf (ở Ấn Độ), Murraya paniculata (L.) Jack (ở Philippin) Một số cây ký chủ phụ khác

như: Jasmimum sambac (L.) Aiton, Pongamia pinnata Pierre,

Alseodaphne semecarpifolia Nees (ở ấn Độ), Lranthus sp (ở Philippin)

[21] Ở Thái Lan, Oriaphan Kern (2005) [33] đã ghi nhận sự gây hại của

sâu vẽ bùa chủ yếu trên các ký chủ như: bưởi Citrus grandis Osbeck,

quýt hồng Citrus reticulata Blanco, Citrus sinensis Osbeck, Citrus aurantifolia Swingle, Citrus paradisi Macf

Một vài cây được ghi nhận là ký chủ của sâu vẽ bùa nhưng chúng

lại không hoàn thành vòng đời trên những cây đó, như: Murraya koenigii L Sprengel thuộc họ Rutaceae, Jasminum sp và Jasminum cinnamomum Kobuski thuộc họ Oleaceae, Dalbergia sissoo Roxb ex DC thuộc họ Leguminosae, Salix sp., Grewia asiatica L thuộc họ Tiliaceae (ở Ấn Độ)

[44].

* Mức độ gây hại của sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa là một dịch hại nghiêm trọng ở hầu hết các vùng trồng cam quýt trên toàn thế giới (Josep Anton, et al [28]) Sự gây hại của sâu

vẽ bùa tập trung trên các lá non của các cây thuộc chi Citrus Sâu non các

Trang 16

tuổi đục bên trong biểu bì của lá, tạo nên đường ngoằn ngoèo trên lá làm cho cây chậm phát triển ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng [43].

Một ấu trùng của sâu vẽ bùa có thể tiêu thụ 1 - 7 cm 2 diện tích lá và nếu xuất hiện 2 - 3 ấu trùng/lá thì có thể làm giảm 50 % diện tích quang hợp của lá cây Bên cạnh đó sâu vẽ bùa thường gây hại trên cây 3 năm tuổi hoặc nhỏ hơn làm cho cây phát triển chậm 1 - 2 năm so với bình thường [42] Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong phòng trừ sâu vẽ bùa chi phí ở vườn ươm cao hơn vườn kinh doanh [27] Tại Trung Quốc, sâu

vẽ bùa là một đối tượng gây hại quan trọng trên Citrtus aurantium, tỷ lệ

lá bị nhiễm lên đến 52,1 - 84,9 % vào mùa thu ở Jianyang [7].

Ngoài tác động do chính sâu vẽ bùa gây ra cho cây ký chủ thì các lá cam quýt bị co rúm, quăn queo là nơi ẩn nấp qua đông của nhiều loài sâu hại cam quýt khác như câu cấu, rệp bột tua ngắn, nhện đỏ Chính do đặc điểm này mà sự gây hại của sâu vẽ bùa nhiều đối với các đợt lộc và các chồi ghép ở vườn ươm Đối với cây làm gốc ghép sâu vẽ bùa làm cho cằn cỗi, không đạt tiêu chuẩn làm gốc ghép [3] Mặt khác mối quan hệ giữa sâu vẽ bùa và bệnh loét cam cũng được nghiên cứu một cách rõ ràng Tác giả J Belasque, 2005 đã nghiên cứu ảnh hưởng của sâu vẽ bùa đến sự gây

hại của bệnh loét Xanthomonas citri, kết quả cho thấy trong tổng số 3.119

mẫu đưa ra thí nghiệm thì có 2.384 mẫu có xuất hiện sự gây hại sâu non sâu vẽ bùa nhưng không thấy có mẫu nào có xuất hiện sự có mặt của bệnh loét trên những mẫu được thí nghiệm bằng nguồn sâu sạch và cây sạch Như vậy trưởng thành của sâu vẽ bùa không phải là vector truyền

bệnh vi khuẩn Xanthomonas citri gây bệnh loét cam [25] Tuy nhiên chính

các vết thương mà sâu non của sâu vẽ bùa tạo ra trên bề mặt lá, chồi non tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh, cuối cùng làm cho các chồi cam

bị tiêu diệt [3].

Trang 17

Để đánh giá được tỷ lệ gây hại của sâu vẽ bùa có ảnh hưởng đến năng suất hay không Ahmed Lekhchiri và ctv ở Mỹ đã đánh giá ước lượng sự thiệt hại do sâu vẽ bùa gây ra 10 % thì không làm ảnh hưởng đến năng suất Huang và Li cho rằng ngưỡng gây hại kinh tế của sâu vẽ bùa là 0,74 sâu non /lá non mẫn cảm Do vậy trong điều kiện thuận lợi cho sâu vẽ bùa phát triển thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất [7].

* Một số đặc điểm hình thái sinh học của sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella

Stainton

Sâu vẽ bùa trải qua các giai đoạn phát triển là: trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành Trứng của sâu vẽ bùa có hình ô van trong mờ như giọt nước Sâu non không chân có hình trụ và trải qua 4 tuổi [33] Theo nghiên cứu của trường đại học Arizona, năm 1999 ở thành phố Tucson, thuộc tiểu bang Arizona, phía Tây Nam Hoa Kỳ thì những sâu non mới nở có màu xanh lục và rất khó phát hiện, sâu non tuổi 2 và 3 có màu vàng hơn nhưng cũng khó phát hiện, sâu non tuổi cuối dễ dàng nhận thấy hơn do kích thước tăng lên và sự xuất hiện màu phân bên trong đường đục [42] Nhộng đực và nhộng cái có một số đặc điểm có thể phân biệt được đó là đốt bụng cuối của nhộng cái (khoảng 0,5 mm) dài hơn nhộng đực và trên đốt cuối đó có một đôi lông mà không thấy có ở nhộng đực [28] Trưởng thành là một loại ngài nhỏ, lúc đậu cánh úp ở trên lưng dọc theo chiều dài thân, dài khoảng 2mm Khi bay, cánh dang rộng ra khoảng 4 - 5 mm Đôi cánh trước nhỏ và hẹp, cánh sau có viền lông mép dài, màu trắng bạc, có những vết vàng và chấm đen ở đỉnh cánh trước (Waterhouse D F., 1998) [38]

Sâu vẽ bùa qua đông ở dạng ngài, chúng ngừng đẻ ở nhiệt độ thấp Chúng không qua đông ở vùng ấm mà chỉ qua đông ở vùng lạnh, những

Trang 18

nơi không có lộc đông Trưởng thành giao phối một lần, thường vào lúc sẩm tối hoặc rạng sáng Trưởng thành cái đẻ trứng thành từng quả một trên các lá cam chanh non, thường đẻ gần gân chính của lá, đôi khi chúng đẻ trên cả những quả non và phần thân cây còn non Sâu non nở

ra đục ngay vào lá, hình thành các đường hầm dưới lớp biểu bì, ở giữa các đường này thường có một đường chỉ màu đen sẫm do phân của chúng đùn ra, các đường đục này không bao giờ cắt nhau, sâu non cuối cùng thường gọi là tiền nhộng Chúng cũng có thể ăn qua gân chính của

lá cây Sâu tuổi 4 có chiều dài khoảng 3 mm, bộ phận miệng thay đổi để kéo sợi tạo thành buồng nhộng ở cuối đường hầm, chúng gấp mép lá lại

và hóa nhộng bên trong Trước khi vũ hóa nhộng khoét một lỗ ra ở đầu trước của buồng nhộng và từ đó trưởng thành sẽ bay ra ngoài Chúng thường vũ hóa vào sáng sớm, giao phối được tiến hành trong một thời gian ngắn sau khi vũ hóa [1].

Có nhiều kết quả nghiên cứu về vòng đời của sâu vẽ bùa ở các nước khác nhau trên thế giới Dawna Kuhn, MG, 2008 tại Hoa Kỳ thì trưởng thành thường đẻ trứng vào chập tối và trứng được đẻ đơn lẻ ở cả 2 mặt của lá Giai đoạn trứng kéo dài 2 - 10 ngày, ấu trùng có 4 tuổi và mất 5 -

20 ngày, nhộng kéo dài 6 - 22 ngày và giai đoạn trưởng thành kéo dài từ

2 - 7 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết [22] Kết quả nghiên cứu của Elizabeth ở Florida thì mỗi con cái có thể đẻ 50 trứng và giai đoạn trứng kéo dài 2 - 12 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ, sâu non kéo dài 10 - 19 ngày

và nhộng 8 - 20 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ Trong khí đó ở Úc ở điều kiện nhiệt độ cao và sự xuất hiện thường xuyên của các lá và chồi non thì vòng đời của sâu vẽ bùa kéo dài 17 ngày trong đó mỗi một con cái cũng

có thể đẻ 50 trứng nhưng cao điểm là 20 - 30 trong một đêm Tại Arizona, Hoa Kỳ vòng đời của sâu vẽ bùa từ 14 - 50 ngày tùy thuộc theo nhiệt độ [42] Kết quả nghiên cứu của Oriaphan Kern, Thái Lan (2005) [33] cho

Trang 19

thấy ở nhiệt độ cao 32,14±1,4oC và ẩm độ 61,18±1,2 %, vòng đời trung bình của sâu vẽ bùa đạt 17,15±1,85 ngày

* Sự phát sinh gây hại của sâu vẽ bùa

Sự phát sinh của sâu vẽ bùa rất có quy luật Ở Quảng Đông, sâu thường phát sinh từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 khi lộc xuân xuất hiện với mật độ thấp và mức độ gây hại nhẹ Quần thể phát triển nhanh vào tháng 5 đến tháng 6 và gây thiệt hại nếu có nhiều lộc non Tình hình này thường xảy ra khi lộc hè phát triển Tháng 7 quần thể thấp do điều kiện nhiệt độ và ký sinh, cao điểm ở trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9 gây nhiều tác hại có ý nghĩa kinh tế vì đây là thời gian đợt lộc thu phát triển [24].

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng có quan hệ chặt chẽ đến sự gia tăng quần thể của sâu vẽ bùa Nhiệt độ thích hợp cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của sâu là từ 24 - 28 o C Trong mùa đông, nhiệt độ thấp nên tỷ lệ sâu chết cao Hàm lượng nước trong lá non cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của sâu non và nhộng Sâu non bị chết với tỷ lệ cao hơn 75% nếu hàm lượng nước trong lá non dưới 75%, ngược lại nếu tỷ lệ nước cao thì

tỷ lệ sâu chết dưới 45% [2].

Sâu vẽ bùa có nhiều thế hệ trong một năm và với mỗi vùng sinh thái khác nhau thì số thế hệ cũng khác nhau Ở Nhật Bản, sâu vẽ bùa có 6 thế hệ/năm, ở Bắc Ấn Độ có khoảng 9 đến 13 thế hệ/năm, ở Nam Ấn Độ

có khoảng 10 thế hệ/năm, ở Trung Quốc có khoảng 8 đến 15 thế hệ/năm

và các thế hệ chồng gối lên nhau rất khó phân biệt [47] Tại Úc sâu vẽ bùa có 15 thế hệ /năm [22] Ở bang Florida và vùng Cận Đông sâu vẽ bùa

có đến 6 - 13 thế hệ / năm [46].

2.1.2 Tình hình nghiên cứu về ong ký sinh

* Thành phần ong ký sinh

Trang 20

Thiên địch là yếu tố quan trọng có thể khống chế sự bùng phát số lượng của sâu vẽ bùa trong điều kiện tự nhiên thuận lợi Trong đó các loài ong ký sinh có vai trò rất lớn trong việc hạn chế số lượng sâu vẽ bùa Schauff et al (1998) đã ghi nhận được 80 loài ký sinh sâu vẽ bùa và trong

đó có một số loài có khả năng làm giảm mật độ sâu vẽ bùa Hầu hết các loài ký sinh sâu vẽ bùa thuộc họ Eulophidae ngoài ra còn có các loài ong

ký sinh thuộc các họ Encirtidae, Elasmidae, Eurytomidae, và Pteromalidae [19] Ở châu Á, đã có một số nghiên cứu về thành phần ong ký sinh sâu vẽ bùa tại một số nước Tại Kyushu và Wakayama, Nhật Bản có 13 loài ong ký sinh thu thập được trên sâu non và nhộng của sâu

vẽ bùa trong đó nhóm Eulophidae là phổ biến nhất [7] Tại Thái Lan , kết quả nghiên cứu của Oriaphan Kern cho thấy trên sâu vẽ bùa có các loài

ong ký sinh như Quadrastichus sp (họ Eulophidae), Teleopterus sp (họ

Eulophidae), Citrostichus phyllocnistoides Narayanan (họ Eulophidae ),

Microbracon sp (họ Braconidae ), Ageniaspis citricola Logvinovskaya

(họ Encyrtidae), Cirrospilus ingenuus Gahan (họ Eulophidae), Sympiesis

striatipes Ashmead (họ Eulophidae), Closterocerus trifasciatus Westwood

(họ Eulophidae), Eurytoma sp (họ Eurytomidae), Tetrastichus sp (họ

Eulophidae), Zaommomentedon brevipetolatus Kamijo (họ Eulophidae) [33] Các loài ong ký sinh này đã được khảo sát hiệu quả phòng trừ sinh

học đối với sâu vẽ bùa, kết quả cho thấy loài Ageniaspis citricola

Logvinovskaya chiếm ưu thế và là tác nhân sinh học quan trọng nhất [Morakote R, Ujiye T., 1992) [37] Theo báo cáo về thành phần thiên địch

Trang 21

của sâu vẽ bùa ở vùng Yezin (Mianma), Htar Naing [24] đã phát hiện được 6 loài ong thuộc họ Eulophidae và 6 loài nữa chưa phân loại được,

chúng đều ký sinh trên sâu vẽ bùa Loài Citrostichus phyllocnistoides và loài Citrospilus quadristriatus là hai loài có tỷ lệ ký sinh cao.

Ở Trung Quốc, theo Huang Minh Du và Li Shuxin [13] cho biết: đã phát hiện được 6 loài ong ký sinh thuộc họ Eulophidae và một số loài

khác trong đó loài Citrostichus phyllocnistoides có tỷ lệ ký sinh cao.

Thành phần ong ký sinh sâu vẽ bùa ghi nhận được ở phía đông

Australia là các loài chủ yếu sau: Cirrospilus ingenuius Gahan.,

Setnielucher petiolatus (Girault) và Svtiipiesis sp.[21] Một cuộc khảo sát

các loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa được thực hiện tại vườn cây ăn quả ở khu vực phía đông Địa Trung Hải ở Thỗ Nhĩ Kỳ trong suốt thời gian năm

1995 đến năm 2001 đã xác định được thành phần ong ký sinh sâu vẽ bùa được thể hiện ở bảng 2.1

Trang 22

Bảng 2.1 Thành phần ong ký sinh sâu vẽ bùa ở phía đông Địa Trung Hải

ký sinh

3 Cirrospilus variegatus Masi Eulophidae Ngoại ký sinh

4 Cirrospilus vittatus Walker Eulophidae Ngoại ký sinh

5 Cirrospilus sp nr lyncus Walker Eulophidae Ngoại ký sinh

6 Ratzeburgiola incompleta Bouce Eulophidae Ngoại ký sinh

7 Citrostichus phyllocnistoides Narayanan Eulophidae Ngoại ký sinh

8 Semielacher petiolatus Girault Eulophidae Ngoại ký sinh

12 Citrostichus phyllocnistoides Narayanan Eulophidae Nội ký sinh

(Dẫn theo Naime Z.lal Elekuoulu

[41]) Trong 15 loài thuộc họ Eulophidae thì có 5 loài thuộc giống

Cirrospilus và 2 loài thuộc giống Neochrysocharis còn 7 loài còn lại thuộc

các giống khác nhau Hầu hết các loài ong ký sinh đều ký sinh giai đoạn sâu non tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 hoặc giai đoạn đoạn nhộng và không tìm thấy ký sinh trên giai đoạn trứng [31] Trong tất cả các loài ký sinh thì 3

loài C ingenuus, Semielacher petiolatus và Citrostichus phllocnistoides là

những loài phổ biến trên sâu vẽ bùa Các nghiên cứu chỉ ra rằng điều kiện sinh thái khác nhau, các loài ký chủ khác nhau và ở trong các khu vực khác nhau ảnh hưởng đến sự có mặt của các loài ký sinh sâu vẽ bùa

Loài Ageniaspis citricola Logvinovskaya được biết là loài ký sinh hiệu

quả nhất của sâu vẽ bùa trên toàn thế giới nhưng không thấy xuất hiện ở phía đông Địa Trung Hải Điều này có thể giải thích bằng sự thích nghi ở

Trang 23

khí hậu ẩm ở vùng nhiệt đới của loài ong Ageniaspis citricola

Logvinovskaya và tỷ lệ tử vong cao ở 25 - 30 o C nên loài ong ký sinh này không phù hợp trong sử dụng phòng trừ sâu vẽ bùa ở Địa Trung Hải (Naime Z., et al 2006) [31].

Theo kết quả điều tra năm 1995 và 1996 loài ong ký sinh sâu vẽ bùa

chiếm ưu thế là R incompleta (50%) Sang năm 1997, Cirrospilus sp nr

lyncus là loài thường xuyên nhất (69%), trong khi R incompleta giảm

xuống còn 15% Năm 1998, loài chiếm ưu thế là C phyllocnistoides và

tăng nhiều hơn trong những năm tiếp theo đạt 61% vào năm 2001 Trong

khi đó tỷ lệ của C sp nr lyncus giảm còn 25 % vào năm 2001 [31].

Sâu vẽ bùa xâm nhập và gây hại ở Florida năm 1994, từ đó các nghiên cứu về các loài ong ký sinh cũng được thực hiện tại đây Kết quả nghiên cứu của Pena et al (1996) cho biết có 8 loài ong ký sinh bản địa, phần lớn trong số này là ngoại ký sinh thuộc họ Eulophidae và loài

Pnigalio minio chiếm ưu thế [36] Và 2 loài ong ký sinh Ageniaspis citricola Logvinovskaya và Cirrospilus quadristriatus được nhập từ

Australia, Thái Lan và Đài Loan vào Florida, sau một thời gian nhân

nuôi và đánh giá hiệu quả ký sinh thì loài ong Ageniaspis citricola

Logvinovskaya thực sự đã có thể chi phối sâu vẽ bùa ở Florida [29].

* Một số nghiên cứu về loài ong ký sinh Cirrospilus sp.

Cirrospilus sp là một trong những loài ký sinh phổ biến trên sâu vẽ

bùa ở một số nước trên thế giới Các loài thuộc giống Cirrospilus sp ký sinh chủ yếu trên sâu vẽ bùa là Cirrospilus ingenuus Gahan, Cirrospilus

vittatus Walker, và Cirrospilus quadristriatus [21],[20] Tuy nhiên đã có

những nghiên cứu bước đầu về những loài này Cirrospilus ingenuus

Gahan là ngoại ký sinh đơn của ấu trùng sâu vẽ bùa Phạm vi tự nhiên

của Cirrospilus ingenuus bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật

Trang 24

Bản, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan (Schauff et al 1998 ) [32] Trưởng thành của ong có thể đẻ 1 quả trứng hoặc nhiều hơn nhưng chỉ có một qủa trứng phát triển thành trưởng thành Trưởng thành của ong có màu vàng và có đôi mắt màu đỏ [37] Ujiye và Adachi (1995), [37] ghi nhận có khoảng 60% ong ký sinh là con cái Một vòng đời của ong đòi hỏi phải 2 -

3 tuần phụ thuộc vào nhiệt độ (Smith và Hoy, 1995, [34]) Subba Rao và Ramamani (1966), [35] mô tả trưởng thành cái của ong dài 1,17 mm, trưởng thành đực dài khoảng 1,15mm và có màu sắc giống hệt nhau Cơ thể trưởng thành hơi vàng, râu đầu màu nâu vàng, phần ngực gần như màu vàng, phần bụng màu vàng nâu có 5 vân ngang bụng, đôi cánh trong pha phê và các đôi chân có màu vàng nhạt.

Cirrospilus ingenuus (hiện nay là đồng nghĩa với C quadristriatus)

được nhập khẩu từ châu Á và đánh giá tại Florida để xác định xem hiệu quả ký sinh của nó trên sâu vẽ bùa (Neale, et al 1995, [30]) Năm 1994,

Ageniaspis citricola Logvinovskaya và Cirrospilus ingenuus Gahan đã

được giới thiệu từ Australia, C ingenuus đã được gọi là C quadristriatus

vào thời gian đó (Hoy và Nguyễn, 1997, [23]).

2.1.3 Các kết quả về biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella

Stainton

Sự gây hại của sâu vẽ bùa đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất của cây có múi nên các biện pháp phòng trừ là rất cần thiết Đối với việc chăm sóc cây có múi lúc cây ra các đợt lộc tránh bón nhiều Nitơ vì như vậy sẽ làm tăng tỷ lệ lá bị hại do sâu vẽ bùa [22] Phần lớn người dân trên thế giới sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ sâu vẽ bùa Tuy nhiên, vì sâu non của sâu vẽ bùa sống trong biểu bì của lá nên các thuốc hóa học thường trở nên kém hiệu quả và chỉ có tác dụng phòng trừ trong vòng 2 - 3 tuần [22] Ngày nay trên thế giới thường dùng một số

Trang 25

thuốc có chứa hoạt chất: Abamectin, Spinosad, Imidacloprid để phòng trừ sâu vẽ bùa Và để đề phòng sự kháng thuốc của sâu vẽ bùa nên sử dụng thay đổi các loại thuốc và sử dụng nhiều các loại thuốc nội hấp và lưu dẫn [27], [46]

Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa đã được khẳng định tại nhiều nơi trên thế giới [7], [27] Theo Samuen Vallese, 1996, các loại dầu khoáng tỏ ra có hiệu quả cao và trên 10 năm qua, dầu khoáng đã được sử dụng và đem lại hiệu quả tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Úc, Tây Ban Nha, Bởi vì dầu khoáng ít độc với động vật có xương sống và không gây hại cho con người, phân hủy nhanh không để lại dư lượng trong môi trường Tác động chủ yếu của dầu khoáng là lúc phun lên lá dầu khoáng sẽ ngăn cản sự đẻ trứng của trưởng thành Mặt khác dầu khoáng có tính tồn lưu kém phải phun nhiều lần nên trong quá trình sử dụng phải chú ý đến hiệu quả kinh tế [7].

Qua điều tra và nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của sâu vẽ bùa cho thấy các loài ong ký sinh có tỷ lệ ký sinh cao và có sự đa dạng về loài nên tăng cường bảo vệ và sử dụng các loài ong ký sinh là biện pháp hiệu quả nhất trong việc quản lý sâu vẽ bùa [32] Tại Florida đã có chương trình nhập khẩu 3 loài ong ký sinh chủ yếu trong việc khống chế số lượng của

sâu vẽ bùa là Ageniaspis citricola, Cirrospilus quadristriatus và

Citrostichus phyllocnistoides Narayanan [26], [36] Những loài được nhập

từ các nước Thái Lan, Trung Quốc và Úc, sau một thời gian thử nghiệm

hiệu quả ký sinh cho thấy loài Ageniaspis citricola đã mang lại hiệu quả

ký sinh cao, có thể lên tới 86% Ageniaspis citricola nhanh chóng trở

thành loài ong ký sinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa số lượng

sâu vẽ bùa [36], [46] Hai loài còn lại là Cirrospilus quadristriatus và

Citrostichus phyllocnistoides Narayanan cũng bước đầu mang lại hiệu quả

Trang 26

nhưng chưa cao như loài Ageniaspis citricola [26] Từ đó các nhà nghiên

cứu ở Florida đã đưa ra được quy trình nhân nuôi 3 loài ong ký sinh này giúp cho việc ứng dụng việc nhân nuôi ong ký sinh mang lại kết quả tốt trong phòng trừ sâu vẽ bùa hiệu quả [26].

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.1 Phân bố của sâu vẽ bùa

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á nên hàng năm đều

bị sâu vẽ bùa gây hại nặng ở hầu hết các vùng trồng cam trong cả nước.

Theo kết quả của Nguyễn Thị Thu Cúc [7], sâu vẽ bùa đã xuất hiện

ở hầu hết các tỉnh trồng cam quýt và chúng có khả năng tấn công 100%

số cây trong vườn vào các giai đoạn ra lá non Trên cam quýt trồng ở miền Bắc Việt Nam sâu vẽ bùa là một loài tiêu biểu và phổ biến, Hoàng Lâm (1993) [41] cũng ghi nhận sâu vẽ bùa là một đối tượng gây hại rất quan trọng trên cam tại nông trường Thanh Hà, tỉnh Hoà Bình Trần Thị Bình 2001 [1], [2], cho biết sâu vẽ bùa phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh Hà Giang, nơi trồng cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi trong đó phổ biến nhất là huyện Bắc Quang và Vị Xuyên Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sâu vẽ bùa xuất hiện trên hầu hết các địa bàn trồng cây cam quýt như Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000) [7]

Sâu vẽ bùa gây hại trên tất cả các loại cam Sành, cam Mật, chanh Tàu, chanh Giấy, bưởi, quýt Tiều, quýt Xiêm, Tắc (hạnh), và Sành Trong

đó loài bị gây hại nhẹ nhất là cây Sảnh với chỉ số gây hại là 6,3% và cây

bị nhiễm nhiều nhất là cam Mật, cam Sành, quýt Xiêm, mặc dù không khác biệt rõ với những cây còn lại (Nguyễn Thị Thu Cúc (2004) [7] và Trương Thị Ngọc Chi [41]).

Trang 27

2.2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu vẽ bùa

- Sâu non: Sâu non mới nở có màu xanh nhạt gần như trong suốt,

dài khoảng 0,5 mm Sâu đẫy sức dài tới 4mm, có màu vàng xanh, trong

mờ Mình sâu có 13 đốt, dẹt, hai đầu thon nhỏ, chân ngực và chân bụng đều thoái hoá Đầu nhỏ, nhọn, kiểu móc miệng trước Mút sau cơ thể kéo dài như đuôi, chia làm 2 nhánh Ở giai đoạn chuẩn bị hoá nhộng, sâu chuyển sang dạng ống màu trắng vàng, đục.

- Nhộng: Nhộng dài khoảng 2,1 mm, hai đầu thon nhỏ, lúc đầu có màu vàng nhạt về sau chuyển sang màu nâu vàng, cạnh mỗi đốt thân có một u lồi, trên đó có một sợi lông.

- Trưởng thành: Trưởng thành của sâu vẽ bùa là một loại ngài nhỏ, thân dài khoảng 2mm, sải cánh rộng khoảng 5mm Toàn thân ngài có màu vàng nhạt phớt ánh trắng bạc Cánh trước có hình lá liễu, phần gốc màu xám nhạt, phần còn lại có màu trắng bạc hơi vàng Từ gốc cánh có 2 vân dọc màu đen kéo dài đến giữa cánh Khoảng 1/3 về phía mút cánh có một vân xiên tựa hình chữ Y Đỉnh mút cánh có một chấm đen lớn Phía đầu mút lông mép cánh khá dài, màu đen, ở mút lông tạo nên 3 vạch vân xiên tựa hình chữ Y Đỉnh mút cánh có một chấm đen lớn Cánh sau dài hẹp tựa hình kim, màu xám đen, lông mép cánh rất dài màu xám nhạt [3], [7], [18].

* Đặc điểm sinh học sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)

Thời gian vòng đời của sâu vẽ bùa rất ngắn kéo dài từ 14 đến 17 ngày Trong đó thời gian trứng là 1 - 3 ngày, sâu non 5 - 6 ngày, tiền

Trang 28

nhộng 1 ngày và nhộng 6 ngày Sau giao phối 24h thì trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng và một trưởng thành cái đẻ được khoảng 50 trứng, tuổi thọ trung bình của trưởng thành kéo dài khoảng 1 tuần lễ [18].

Theo kết quả nghiên cứu vòng đời sâu vẽ bùa của Trần Thị Bình ở

Hà Giang năm 1998 cho thấy vòng đời của sâu vẽ bùa phụ thuộc vào nhiệt độ: ở nhiệt độ trung bình 20,3 o C, thời gian vòng đời kéo dài 21 - 24 ngày, ở 25,6 o C là 19 - 21 ngày, còn ở 30,1 o C là 16 - 18 ngày Trưởng thành giao phối vào ban đêm và rạng sáng, bình quân 1 trưởng thành sâu vẽ bùa đẻ từ 2 - 4 trứng Hàng năm sâu thường phát sinh nhiều vào tháng 4, tháng 5 (lộc xuân) đến tháng 9 (lộc thu) Đối với cây còn trong vườn ươm mật độ sâu phát sinh và gây hại cao hơn so với vườn cây tuổi lớn (Trần Thị Bình 2001, [1]).

Trong điều kiện nhiệt độ 22,5 - 25,3 o C ở Nghệ An thì vòng đời của sâu vẽ bùa ngoài đồng ruộng là 22 - 26 ngày Ở Nghệ An đợt lộc xuân và đầu hè bị hại nặng nhất, còn ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ sâu vẽ bùa gây thiệt hại cao nhất cho đợt lộc hè thu Do điều kiện khô và nóng ở Nghệ An nên các chồi non bị nung nóng và mất nước nhiều nên tỷ lệ sâu non chết có thể lên tới 50 %, và ở vùng Khu 4 cũ thì sâu vẽ bùa gây hại nặng vào tháng 3, 4, 5 Về mùa đông do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nên

tỷ lệ chết của sâu non và nhộng tăng cao làm cho mật độ sâu ở các chồi non giảm xuống rõ rệt [3].

Cách gây hại: Trưởng thành của sâu vẽ bùa ban ngày ẩn nấp trong tán cây, sẩm tối bay ra hoạt động và đẻ trứng nhưng hoạt động mạnh nhất vào khoảng 18h30 phút đến khoảng 21h và có xu tính yếu với ánh sáng [3] Qua theo dõi, tác giả nhận thấy tùy theo mật độ phát sinh của từng đợt, từng mùa mà ngài có thể đẻ ở mặt trên hoặc mặt dưới lá Khi mật độ sâu thấp, phần nhiều ngài đẻ ở mặt dưới, còn khi mật độ cao thì

Trang 29

ngài đẻ ở cả hai mặt lá Sâu non nở ra đục ngay vào dưới lớp biểu bì của lá tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo ở trên mặt lá Hầm có đường đen ở giữa do vết phân đùn ra, đôi khi đường hầm ăn qua gân chính của lá nhưng không bao giờ ăn xuyên từ mặt này sang mặt khác của lá Lúc mật độ cao 2 - 3 con/lá, đường hầm cũng không đục chéo ngang nhau vì như vậy đường hầm bị vỡ, không khí lọt vào sẽ làm sâu chết Sâu non có 4 tuổi, khi sâu đẫy sức sâu đục ra mép lá cuốn lại và hóa nhộng ở đó [1],[3] Các đường đục của sâu vẽ bùa thường rộng dần và kéo dài theo các tuổi của sâu Các đường đục này lúc khô có hình dạng những đường ngoằn ngoèo rất rõ rệt nên loại sâu này được gọi là sâu vẽ bùa [14] Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), [7] cho biết sâu vẽ bùa tấn công chủ yếu những lá có kích thước biến động từ 1 - 8 cm x 1 - 4 cm, khi lá lớn hơn kích thước trên thì tỷ lệ lá bị sâu tấn công giảm đi rõ rệt Khi lá có kích thước từ 2,1 - 4 cm x 1,1 - 2 cm thường có tỷ lệ lá bị nhiễm sâu cao nhất (36%), đây là giai đoạn lá 4 - 8 ngày tuổi Sâu vẽ bùa có thể phá hại trên cả hai mặt lá và trên cả bề mặt chồi non, nó làm cho lá cam quýt bị co rúm, quăn queo, ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp, vết thương cơ giới do sâu tạo ra còn tạo điều kiện cho

bệnh loét cam (Xanthomonas citri) phát triển mạnh [3] Theo kết quả

nghiên cứu về sâu vẽ bùa trên cam quýt tại Lai Vung - Đồng Tháp năm

1999 cho thấy sâu vẽ bùa có khả năng tấn công 100% số cây trong vườn vào các giai đoạn ra lá non (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv 2002) [6] Sự gây hại của sâu vẽ bùa có khuynh hướng gia tăng tại ĐBSCL Kết quả điều tra tại Đồng Tháp năm 1998 ghi nhận mức độ nhiễm sâu vẽ bùa trên cam quýt biến động từ 33,3 - 85,7 % Ở Cần Thơ, tỷ lệ sâu vẽ bùa trên cam Mật là 83,8% [7] Tại Hà Giang, kết quả điều tra của Trần Thị Bình thì

tỷ lệ chồi bị hại từ 10 - 35 %, có nơi bị hại nặng tỷ lệ lên đến 50% [1].

Trang 30

2.2.3 Thành phần ong ký sinh của sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa bị một số loài ong thuộc các họ Encryrtidae và Eulophidae ký sinh ở giai đoạn sâu non và nhộng với tỷ khá cao, có lúc lên tới 70% Do vậy các loài ong ký sinh này cần được bảo vệ và nghiên cứu [3], [12] Nguyễn Văn Huỳnh, 1997 [11] cho biết có 8 loài ong lý sinh

khác nhau thuộc họ Chalcididae và họ Ichneumonidae ký sinh sâu vẽ

Eulophidae và Eurytomidae ký sinh trên sâu vẽ bùa là: Ageniaspis

citricola Logvinovskaya (họ Encyrtidae), Citrostichus phyllocnistoides

Narayanan ((họ Eulophidae), Sympiesis sp (họ Eulophidae), Citrostichus

sp (họ Eulophidae), Quadrastichus sp (họ Eulophidae), Eurytoma sp (họ Encryrtidae) Trong đó 2 loài Ageniapis citricola và Citrostichus

phyllocnistoides có tỷ lệ ký sinh cao Loài Ageniapis citricola có nguồn gốc

thuộc vùng châu Á và được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam Ageniapis

citricola được sử dụng để phòng trừ sâu vẽ bùa trên cam quýt thành công

rất nhiều nơi trên thế giới.

2.2.4 Biện pháp phòng trừ

Trang 31

Sâu vẽ bùa là một loại sâu hại nguy hiểm, phổ biến và thường xuyên có mặt trên cây thuộc họ cam quýt Mặt khác sâu vẽ bùa nằm trong đường đục của lá nên biện pháp phòng trừ rất khó khăn Tuy thế nông dân ở nước ta vẫn chủ yếu sử dụng biện pháp hóa học để phòng chống.

Biện pháp hoá học: Sâu vẽ bùa hại dưới biểu bì lá nên sử dụng các

loại thuốc có tính thấm sâu hoặc nội hấp như: Bitox 40EC, nồng độ 0,1 - 0,15%; Ofatox 400EC, nồng độ 0,1 - 0,2%; Trebon 10EC, nồng độ 0,05 - 0,1% Do sâu chỉ gây hại trên các lá non nên việc phun thuốc chỉ tiến hành theo các đợt lộc hoặc trên các vườn ươm ghép Cần tiến hành khi chồi mới nhú khoảng 1cm, sau đó phun định kỳ mỗi tuần một lần cho đến khi chồi hết lá non [3],[5] Sâu vẽ bùa có thể có tính kháng đối với thuốc đặc biệt là nhóm thuốc dạng cúc tổng hợp và cả nhóm Lân hữu cơ,

vì vậy phải luân phiên các loại thuốc có gốc hoá học khác nhau [5].

Biện pháp canh tác: Tăng cường việc chăm bón cho cây sinh trưởng

tốt các đợt lộc ra tập trung, chóng thành thục có tác dụng hạn chế tác hại của sâu vẽ bùa Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sự lây nhiễm liên tục trong năm [5].

Biện pháp sinh học: Nhìn chung trong điều kiện tự nhiên, nếu sử

dụng thuốc hóa học một cách hợp lý để bảo vệ thiên địch thì sự gây hại của sâu vẽ bùa sẽ không đáng kể, sâu có thể hiện diện thường xuyên nhưng mật số thấp và như vậy sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển của cây Có thể sử dụng các loại thuốc sinh học như dầu khoáng Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi bằng dầu khoáng BVTV ở trên thế giới và ở Việt Nam đã được nghiên cứu đánh giá sử dụng từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đối với các loài sâu chính như sâu

vẽ bùa, rệp vẩy sáp đỏ, rầy chổng cánh, nhện đỏ, nhện rám vàng v.v [40]

Trang 32

Khi sử dụng dầu khoáng cần chú ý đảm bảo nồng độ theo khuyến cáo và không nên sử dụng dầu khoáng khi nhiệt độ ngoài trời vượt quá 30 o C Sử dụng dầu khoáng DC - Tron plus 98,8 EC pha ở nồng độ 0,7% phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi lộc xuân ra đều hoặc Polytrin 400 EC pha ở nồng độ 0,1%, phun 800 lít/ha (30 lít/sào) khi có trên 10% lá hại để phòng trừ [40].

Hiện nay nhiều tác giả trên thế giới đã ghi nhận vài trò của kiến vàng trong việc phòng trừ sâu vẽ bùa do vậy có thể nuôi thả kiến vàng

Oecophylla smaragdina Phát hiện những tổ kiến vàng trên các loại cây

khác, dùng túi nilon bao quanh tổ, ngắt cuống tổ và di chuyển về buộc treo trên cành bưởi phía giữa tán Dùng dây buộc nối giữa các cây, cành tạo đường đi cho kiến [39].

Ở điều kiện nước ta nông dân sử dụng chủ yếu thuốc hóa học để phòng trừ sâu vẽ bùa và họ phun với nồng độ liều lượng không đúng theo quy trình kỹ thuật nên tạo điều kiện cho sâu vẽ bùa có thể kháng thuốc nếu sử dụng lâu dài một loại thuốc Bên cạnh đó các loài ong ký sinh cũng bị tiêu diệt, trong khi có những đợt tỷ lệ ký sinh của chúng rất cao

Do vậy trong phòng chống cần tăng cường sử dụng biện pháp sinh học

và nghiên cứu sâu hơn về các loài ong ký sinh để có thể ứng dụng phòng trừ sâu vẽ bùa.

Trang 33

3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm nghiên cứu

* Vùng trồng cây có múi tại các xã Văn Đức, Đa Tốn, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

* Bộ môn côn trùng - Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

3.2 Thời gian nghiên cứu

* Từ 10/2009 - 8/2010.

3.3 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Sâu vẽ bùa hại cam và các loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa.

* Vật liệu nghiên cứu:

- Cây trồng: Cây cam (cam Đường canh, cam Vinh), cây bưởi.

- Sâu vẽ bùa và ong ký sinh trên sâu vẽ bùa.

- Các dụng cụ nghiên cứu:

+ Lồng nuôi sâu cỡ lớn, hộp nuôi sâu to, nhỏ, hộp nhựa to, nhỏ + Ống nghiệm, đĩa petri, tuýp nhựa, ống hút, vợt bắt trưởng thành + Kính lúp, kính lúp điện, thị kính đo sâu, nhiệt kế.

+ Pank, dao mổ, kéo mổ, bút lông, lọ ngâm mẫu, bút sổ ghi chép + Mật ong, đường kính, cồn 70 o

+ Thuốc trừ sâu: Selectron 500EC; Alfatin 1,8EC; Dầu khoáng DC- tron plus 98,8 EC; Confidor 100SL; Trebon 10EC.

3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại, chỉ số hại sâu vẽ bùa dưới ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái khác nhau

Trang 34

* Điều tra diễn biến sâu vẽ bùa trên các giống cam khác nhau:(Điều

tra theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của cục BVTV 1995 [8])

Chúng tôi chọn ruộng cố định đại diện cho các giống cam quýt Trên mỗi ruộng điều tra 10 điểm theo đường chéo góc, 1 điểm điều tra 1 cây, trên 1 cây chọn 12 cành theo 4 hướng 3 tầng, trên 1 cành điều tra 20

lá non không cố định Điều tra định kỳ 7 ngày/1 lần Đếm số lá bị hại và

số đường đục có sâu vẽ bùa từ đó xác định tỷ lệ hại, chỉ số hại.

* Ảnh hưởng của tuổi cây cam Đường canh đến sự phát sinh gây hại của sâu vẽ bùa

- Vườn cam Đường canh 1 - 4 tuổi

- Vườn cam Đường canh 5 - 8 tuổi

- Vườn ươm: Điều tra 5 điểm cố định theo đường chéo góc, 1 điểm điều tra 1 khung = 1m 2 ( 1m 2 = 25 cây) Điều tra định kỳ 7/ 1 lần.

Hình 3.1 Cam Đường canh Hình 3.2 Cam Vinh

* Ảnh hưởng của các đợt mưa đến mật độ của sâu vẽ bùa gây hại trên cam Đường canh và cam Vinh

- Điều tra mật độ sâu vẽ bùa trước khi mưa.

- Điều tra mật độ sâu vẽ bùa sau khi mưa.

Trang 35

Phương pháp: giống 3.4.1, theo dõi lượng mưa trong mỗi đợt.

* Ảnh hưởng các đợt lộc đến mật độ, tỷ lệ và chỉ số hại của sâu vẽ bùa trên cam Đường canh

Chọn ruộng cố định đại diện cho giống cam Đường canh, sau đó điều tra diễn biến sâu vẽ bùa theo các đợt lộc xuất hiện: Lộc thu, lộc đông, lộc xuân, lộc hè Phương pháp điều tra giống 3.4.1, từ đó xác định được mật độ, tỷ lệ, chỉ số hại của sâu vẽ bùa trên các đợt lộc.

3.4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu vẽ bùa hại cây cam

Thu thập sâu non tuổi lớn và nhộng sâu vẽ bùa ngoài đồng đem về phòng và nuôi trong các hộp nhựa để sâu vũ hóa.

Trưởng thành vũ hóa cho vào lồng nuôi sâu bằng mika, phía trên bịt vải màn Bên trong lồng đặt cây cam non đã được trồng cách ly từ trước và cho trưởng thành ăn mật ong pha loãng Thu thập trứng và sử dụng trứng đẻ cùng ngày để xác định thời gian phát dục của các pha phát dục sâu vẽ bùa theo phương pháp nuôi cá thể (n = 30 cá thể).

* Đối với mỗi pha phát dục trứng, sâu non các tuổi, nhộng, trưởng thành sâu vẽ bùa: Mô tả đặc điểm hình thái và đo kích thước.

* Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến vòng đời của sâu vẽ bùa theo phương pháp nuôi cá thể trong các điều kiện khác nhau là mùa xuân, mùa hè, mùa thu (n = 30).

* Ảnh hưởng của cây ký chủ đến vòng đời, tỷ lệ sống sót của sâu vẽ bùa: Nuôi sâu vẽ bùa trên các giống cam quýt khác nhau theo phương pháp nuôi cá thể từ đó xác định được ký chủ ưa thích của sâu vẽ bùa (n = 30).

Trang 36

* Theo dõi thời gian sống của trưởng thành sâu vẽ bùa trên các loại thức ăn khác nhau:

Bố trí thí nghiệm cho trưởng thành vẽ bùa ăn các loại thức ăn thêm khác nhau là mật ong nguyên chất, mật ong 50% , mật ong 20%, nước đường 50%, và nước lã từ đó xác định thời gian sống của trưởng thành

* Đánh giá khả năng sinh sản: Ghép đôi từng cặp trưởng thành thả vào lồng có đặt cây cam có lá non và thức ăn là mật ong 20% (cây chỉ để

2 - 3 lá để tiện theo dõi số lượng trứng đẻ/ 1cặp trưởng thành) Thay cây hàng ngày và đếm số lượng trứng đẻ ở mỗi ngày cho đến khi cặp trưởng thành chết sinh lý Thí nghiệm nhắc lại 5 lần.

Thí nghiệm vòng đời Thí nghiệm nhịp điệu sinh sản

Thí nghiệm xác đinh thời gian vũ Cây bưởi thí nghiệm

Trang 37

hóa của TT sâu vẽ bùa

Hình 3.3 Một số hình ảnh thí nghiệm 3.4.3 Điều tra thành phần, tần suất xuất hiện, tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh sâu vẽ bùa và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của loài ong ký sinh chủ yếu trên sâu vẽ bùa

* Xác định thành phần và tần suất xuất hiện của ong ký sinh trên sâu vẽ bùa

Thu thập sâu vẽ bùa các pha trứng, sâu non, nhộng ở ngoài đồng đem về phòng quan sát (số cá thể thu thập từ 50 - 100) Cho đến khi ong

ký sinh vũ hóa ra từ các pha phát dục của sâu vẽ bùa thì thu thập mẫu, giám định và phân loại Từ đó xác định thành phần và tần suất xuất hiện của các loài ong ký sinh

* Xác định tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên sâu non và nhộng sâu vẽ bùa.

Điều tra định kỳ 7 ngày/ 1lần Trên mỗi cây thu thập 20 lá có sâu đem về phòng theo dõi cho đến khi ong ký sinh vũ hóa từ các pha sâu non

* Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến thời gian sống của trưởng thành ong ký sinh chủ yếu

Trang 38

Bè trÝ thÝ nghiÖm víi c¸c c«ng thøc mËt ong nguyªn chÊt, mËt ong 50%,

mËt ong 20%, níc ®êng, nước đường 50% vµ níc l·, mçi thÝ nghiÖm theo dâi

20 ong ThÝ nghiÖm ®îc chia lµm 2 nhãm: nhãm kh«ng ho¹t ®éng ký sinh

(kh«ng tiÕp xóc víi sâu non vẽ bùa), nhãm ho¹t ®éng ký sinh (cã tiÕp xóc víi

sâu non vẽ bùa) Sau ®ã quan s¸t thêi gian sèng cña ong ký sinh trëng thµnh.

* Nghiên cứu tính lựa chọn vật chủ của ong ký sinh chủ yếu

Sử dụng các tuổi vật chủ khác nhau: T1, T2, T3, T4 (mỗi tuổi cho 5

vật chủ) đồng thời cho tiếp xúc với 1 cặp ong ký sinh trong thời gian 24h, thí nghiệm nhắc lại 10 lần Sau đó tách nuôi riêng từng loại tuổi từ đó xác định hệ số lựa chọn của vật chủ Một thí nghiệm khác cũng bố trí tương

tự nhưng không tiếp tục nuôi mà tách riêng từng loại tuổi và tiến hành

mổ xác định số trứng đẻ vào mỗi tuổi vật chủ.

Hình 3.4 Thu nguồn ong ký sinh và

TT sâu vẽ bùa từ đồng ruộng

Hình 3.5 Nhân nuôi nguồn ký

Trang 39

+ Diện tích ô công thức: 15 cây cam Đường canh + Nhắc lại :0

+ Các công thức:

Trang 40

STT Tên thương phẩm Hoạt chất Liều lượng(l/ha)

6 Đối chứng không phun

* Phương pháp điều tra: Điều tra 5 cây/công thức, mỗi cây 10 chồi

cố định ở 4 hướng Điều tra trước phun và 3, 7, 10 ngày sau phun.

3.4.5 Chỉ tiêu tính toán

Số lá bị hại

* Tỷ lệ hại (%) = x 100

* Chỉ số hại (%) = x 100

Trong đó: n1 là số lá bị hại cấp 1: diện tích lá bị hại < 1%

n3 là số lá bị hại cấp 3: diện tích lá bị hại từ 1- < 20%

n5 là số lá bị hại cấp 5: diện tích lá bị hại từ 20% - 40%

n7 là số lá bị hại cấp 7: diện tích lá bị hại từ 40% - 60%

n9 là số lá bị hại cấp 1: diện tích lá bị hại > 60%

9N

Ngày đăng: 19/08/2014, 00:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.1. Thành phần ong ký sinh sâu vẽ bùa ở phía đông Địa Trung Hải - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
ng 2.1. Thành phần ong ký sinh sâu vẽ bùa ở phía đông Địa Trung Hải (Trang 22)
Hình 3.4. Thu nguồn ong ký sinh và  TT sâu vẽ bùa từ đồng ruộng - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 3.4. Thu nguồn ong ký sinh và TT sâu vẽ bùa từ đồng ruộng (Trang 38)
Bảng 4.1. Diễn biến sâu vẽ bùa trên các giống cam tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 Tháng - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.1. Diễn biến sâu vẽ bùa trên các giống cam tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 Tháng (Trang 46)
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các đợt lộc đến diễn biến sâu vẽ bùa tại Văn  Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các đợt lộc đến diễn biến sâu vẽ bùa tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 (Trang 48)
Bảng 4.3. So sánh diễn biến sâu vẽ bùa trên các vườn cam Đường canh  khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.3. So sánh diễn biến sâu vẽ bùa trên các vườn cam Đường canh khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2009 - 2010 (Trang 50)
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng mưa đến mật độ sâu vẽ bùa trên cam  đường canh tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng mưa đến mật độ sâu vẽ bùa trên cam đường canh tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội (Trang 52)
Hình 4.4. Trứng mới đẻ Hình 4.5. Trứng sắp nở - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.4. Trứng mới đẻ Hình 4.5. Trứng sắp nở (Trang 54)
Hình 4.6. Sâu non tuổi 1 Hình 4.7. Sâu non tuổi 2 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.6. Sâu non tuổi 1 Hình 4.7. Sâu non tuổi 2 (Trang 55)
Hình 4.8. Sâu non tuổi 3 Hình 4.9. Sâu non tuổi 4 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.8. Sâu non tuổi 3 Hình 4.9. Sâu non tuổi 4 (Trang 56)
Hình 4.10. Nhộng đực và nhộng cái - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.10. Nhộng đực và nhộng cái (Trang 57)
Hình 4.11. Trưởng thành cái Hình 4.12. Trưởng thành đực - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.11. Trưởng thành cái Hình 4.12. Trưởng thành đực (Trang 58)
Bảng 4.6. Tỷ lệ trưởng thành sâu vẽ bùa vũ hoá trong ngày tại Gia Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.6. Tỷ lệ trưởng thành sâu vẽ bùa vũ hoá trong ngày tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 60)
Hình 4.14. Triệu chứng trên cam Đường canh - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.14. Triệu chứng trên cam Đường canh (Trang 64)
Hình 4.20. Hiện tượng giao phối Hình 4.21. TT ẩn nấp sau mặt lá - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.20. Hiện tượng giao phối Hình 4.21. TT ẩn nấp sau mặt lá (Trang 65)
Bảng 4.8. Vòng đời của sâu vẽ bùa trên cam Đường canh qua các tháng  khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.8. Vòng đời của sâu vẽ bùa trên cam Đường canh qua các tháng khác nhau tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 65)
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của cây ký chủ đến vòng đời của sâu vẽ bùa tại Gia  Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của cây ký chủ đến vòng đời của sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 68)
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của cây ký chủ đến tỷ lệ sống sót của sâu vẽ bùa  tại Gia Lâm, Hà Nội. - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của cây ký chủ đến tỷ lệ sống sót của sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 69)
Bảng 4.11. Nhịp điệu sinh sản của sâu vẽ bùa trên cây cam đường canh  tại Gia Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.11. Nhịp điệu sinh sản của sâu vẽ bùa trên cây cam đường canh tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 70)
Bảng 4.12. Tỷ lệ trứng sâu vẽ bùa nở sau các ngày đẻ trứng trên cam Đường  canh tại Gia Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.12. Tỷ lệ trứng sâu vẽ bùa nở sau các ngày đẻ trứng trên cam Đường canh tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 72)
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống  của trưởng thành sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống của trưởng thành sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 73)
Bảng 4.14. Hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu vẽ bùa ngoài đồng ruộng tại  Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.14. Hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu vẽ bùa ngoài đồng ruộng tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội (Trang 75)
Bảng 4.15. Thành phần các loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa tại Gia Lâm,  Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.15. Thành phần các loài ong ký sinh trên sâu vẽ bùa tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 77)
Hình 4.25. Một số hình ảnh về thành phần ong ký sinh trên sâu vẽ bùa - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.25. Một số hình ảnh về thành phần ong ký sinh trên sâu vẽ bùa (Trang 79)
Bảng  4.16. Tỷ lệ các loài ong ký sinh sâu vẽ bùa hại cây có múi tại Gia Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
ng 4.16. Tỷ lệ các loài ong ký sinh sâu vẽ bùa hại cây có múi tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 81)
Hình 4.27. Ấu trùng của ong ký sinh Cirrospilus sp. - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.27. Ấu trùng của ong ký sinh Cirrospilus sp (Trang 84)
Hình 4.29. Trưởng thành cái ong - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Hình 4.29. Trưởng thành cái ong (Trang 85)
Bảng 4.17. Tỷ lệ đực/ cái của trưởng thành ong Cirrospilus sp.tại Gia  Lâm, Hà Nội - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.17. Tỷ lệ đực/ cái của trưởng thành ong Cirrospilus sp.tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 86)
Bảng 4.18. Sựa chọn vật chủ của ong Cirrospilus sp. - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.18. Sựa chọn vật chủ của ong Cirrospilus sp (Trang 87)
Bảng 4.19. Thời gian phát dục trước pha trưởng thành ong ký sinh Cirrospilus  sp. - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.19. Thời gian phát dục trước pha trưởng thành ong ký sinh Cirrospilus sp (Trang 88)
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian  sống của trưởng thành ong ký sinh Cirropilus sp. - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU VẼ BÙA Phyllocnistis citrella Stainton  HẠI CÂY CAM VÀ LOÀI ONG KÝ SINH
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian sống của trưởng thành ong ký sinh Cirropilus sp (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w