PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNGI ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Tiếng việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Hai mảng này có liên quan với nhau bởi vì đọc thành tiếng đúng thì mới hiểu và ngược lại có hiểu mới đọc đúng, đọc hay.
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ÂN THI
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
Lĩnh vực: Tiếng Việt / Phân môn: Tập đọc lớp 2
Họ và tên: Đàm Thị Ngân Chức vụ: Tổ trưởng CM tổ 2 + 3 Tài liệu đính kèm:
====================T Năm học : 2013 - 2014 T======================
Trang 2M C L C:ỤC LỤC: ỤC LỤC:
II- THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG
1 Một số cơ sở lý luận và thực tiễn 7
3 Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn 11
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 12
IV- CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO TIẾT DẠY
Trang 3LỚP 2
VI- MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 (& LỚP 3) 35
2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 37
PHẦN III - KẾT LUẬN
LỜI KẾT
PHẦN I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Môn Tiếng việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạtđộng ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trongbốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Đọc
là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lờinói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trìnhchuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh(ứng với đọc thầm) Hai mảng này có liên quan với nhau bởi vì đọc thành tiếngđúng thì mới hiểu và ngược lại có hiểu mới đọc đúng, đọc hay
- Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu của văn hoá khoa học,
tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn
đã được ghi lại bằng chữ viết Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thunền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnhphúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại Biết đọc, con người đã nhận
Trang 4khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây người ta biết tìm hiểu, đánh giá cuộcsống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội tư duy; biết đọc, con người sẽ cókhả năng chế ngự phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giớibên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác Đặcbiệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ thức tỉnh về nhậnthức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lựchành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn Không biết đọc, conngười sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, khôngthể hình thành được một nhân cách toàn diện Đặc biệt, trong thời đại bùng nổthông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ra sử dụng cácnguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học cả đời.
Vì những lẽ trên, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học Đọc trởthành một tiêu chí cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đầu tiên là trẻ phảihọc đọc, sau đó trẻ phải đọc để học Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ
để dùng trong giao tiếp và học tập Nó là công cụ để học tập Nó tạo điều kiện đểhọc sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Nó là một khả năng khôngthể thiếu được của con người thời đại văn minh
- Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữcũng như tư duy của người đọc Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồidưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cáchlôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì
nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
II- THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY:
1 Về phía giáo viên:
Hiện nay, với sự đổi mới và phát triển không ngừng của mọi lĩnh vực, đặc biệt
là sự đổi mới đáng đề cập đến, đó là vấn đề đổi mới về chương trình, sách giáokhoa Tiểu học và dự kiến sẽ còn tiếp tục thay đổi trong những năm tiếp theo, thìmọi vấn đề về giáo dục phải ngày càng được phát triển, đổi mới không ngừng Do
Trang 5vậy, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi để theo kịp sự phát triển vàđổi mới của xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những giáo viên luôn có ý thức học hỏi,trau dồi kiến thức, tích cực tìm ra phương pháp dạy học mới để đạt được kết quảcao nhất, vẫn còn nhiều giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưatiếp cận được hết những phương pháp dạy học mới Một số giáo viên còn trungthành và có thói quen dạy theo phương pháp cũ Khi tiếp cận với phương pháp dạyhọc mới giáo viên thường quan niệm: trong các tiết dạy phải có hệ thống câu hỏi
và buộc học sinh trả lời các câu hỏi ấy Như vậy yêu cầu học sinh dùng mộtphương pháp thực hành nhiều cho nhớ và giáo viên khi dạy ít quan tâm đến đặc
điểm tâm lí của các em học sinh tiểu học đó là “ Học mà chơi, chơi mà học”, các
em khi học rất dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh quên
Qua điều tra thực tế, tôi thấy rằng việc dạy đọc bên cạnh những thành công
còn có những hạn chế: giáo viên chưa hiểu khái niệm “ đọc” một cách đầy đủ, khi
dạy chưa bám sát vào mục đích, yêu cầu của từng bài Do vậy họ chưa đạt đượcmục tiêu của một giờ tập đọc Có những người cho rằng dạy tập đọc là chủ yếudạy cho các em đọc to, rõ ràng là được Phương pháp dạy tập đọc của giáo viên códạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơnthuần là đọc Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế , giáo viên còn dạy “chay” chưacoi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc
Bên cạnh đó, giáo viên vận dụng quy trình còn máy móc, dạy còn theo sáchgiáo viên, sách thiết kế, bài soạn chứ không chú ý đến đặc thù của địa phương.Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đọc mẫu, đọc cònsai nhiều, khi hướng dẫn kĩ thuật đọc chưa hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình cho học sinh,nhất là học sinh yếu Cần đọc bài tập đọc ( bài văn, bài thơ) như thế nào, làm thếnào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc đúng, đọc nhanhhơn, đọc hiểu một nội dung để đọc hay hơn, diễn cảm hơn Làm thế nào để hiểu
được “văn”, làm sao để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, với cách dạy như
thế nào để cho những gì được đọc hiểu và tác động vào chính cuộc sống các em…
Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ tập đọc Từ thực trạng đó dẫn đến
Trang 6giờ dạy hiệu quả chưa cao, trong khi chương trình chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa đúcrút được kinh nghiệm trong giảng dạy
Ngoài ra, trong quá trình dạy, giáo viên sửa sai cho các đối tượng học sinh
còn hạn chế, nhất là học sinh yếu Giáo viên dường như "bỏ quên" đối tượng học
sinh yếu, vì các em học sinh đọc chậm, đọc sai từ nhiều, trả lời ngắc ngứ làm ảnhhưởng đến thời lượng của tiết học Điều đó cực kì nguy hiểm vì đối tượng họcsinh lớp 2 vừa qua giai đoạn đầu tiên của việc học đọc (ở lớp 1) Nếu các emkhông được ôn luyện thường xuyên thì việc quên mặt chữ, quên cách phát âm làđiều rất dễ xảy ra Một số giáo viên chưa chú trọng phối hợp rèn các kỹ năng đọcdẫn đến chưa đạt được mục tiêu dạy học như mong muốn Bên cạnh đó việc phân
bố thời gian trong tiết tập đọc của nhiều giáo viên còn chưa hợp lý, chưa nắmđược trọng tâm của tiết tập đọc Giáo viên sử dụng các biện pháp dạy học chưathật tốt Chưa linh hoạt trong việc phối kết hợp các phương pháp dạy học và thayđổi hình thức dạy học nên dẫn đến giờ học trầm và không có hiệu quả cao Nhiềugiáo viên không đầu tư nhiều cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy nên các địnhhướng trong giờ học còn chung chung, mang nặng tính hình thức
Còn thêm một yếu tố khách quan, đó là điều kiện giảng dạy của giáo viêncủa các trường còn gặp nhiều khó khăn, đồ dùng phục vụ cho môn học (phân mônTập đọc) cực kỳ hạn chế, hầu như không có
Bên cạnh việc học sinh chưa đọc được như ta mong muốn, đọc chưa đúng ởnhững chỗ ngắt, nghỉ, các em còn chưa hiểu chỗ nào cần lên giọng, chỗ nào cầnxuống giọng Khi đọc câu hỏi, giọng đọc của các em còn đều đều chưa toát lên
Trang 7được nội dung câu hỏi Khi đọc các đoạn văn có câu hội thoại, các em chưa phânbiệt được giọng của nhân vật và giọng của người dẫn chuyện.
Thực tế cho thấy, chất lượng đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầucủa việc hình thành kỹ năng đọc Những học sinh do mang âm hưởng của tiếng địaphương nên phát âm còn sai lỗi chính tả Các em còn đọc sai chính âm Với học sinhvùng Hưng Yên còn sai nhiều đối với phụ âm đầu như : s/x; ch/tr; d/r, và các vầnanh/oanh, iu/ ưu; iêu/ ươu Một số em còn đánh vần, đọc nhỏ, đọc lí nhí, đọc chưađúng các tiếng có vần khó: ưu, ươu, ăt/ăc/ăp, còn bỏ sót tiếng hoặc thêm tiếng; bỏdấu thanh hoặc thêm dấu thanh một cách tuỳ tiện Do các em chưa mạnh dạn nênđọc phân biệt các lời của nhân vật trong bài chưa đạt yêu cầu, còn đọc với giọngđều đều
Bên cạnh đó, do các em vừa học ở lớp 1 lên, do đó kỹ năng đọc của các emcòn chậm, chưa đạt yêu cầu, một số em chưa nhận diện được mặt chữ cái vì hổngkiến thức phần học vần ở lớp 1 Ở nhà các em không học bài, không ôn lại nộidung bài học ở lớp nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập nói chung
và chất lượng đọc nói riêng
Xuất phát từ thực trạng và cũng là những nguyên nhân vừa nêu trên, trong
luận văn này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy tập đọc lớp 2”.
III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1 Một số cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1 Cơ sở tâm sinh lý học:
Để tổ chức giờ đọc cho học sinh chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc, nắmbản chất kỹ năng đọc Đặc biệt là tâm sinh lý của học sinh khi đọc là cơ sở củaviệc dạy đọc
- Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tinbằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác
- Đọc được xem là một hoạt động có 2 mặt quan hệ mật thiết với nhau, làviệc sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự
Trang 8ghi lại bằng lời nói âm thanh Đọc bao gồm những yếu tố tiếp nhận bằng mắt, hoạtđộng của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gìđược đọc, càng ngày những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động đến nhaunhiều hơn.
- Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợpnhững mặt riêng lẻ ở trên trong quá trình đọc Đó là điểm phân biệt người mới biếtđọc và người đọc thành thạo Học sinh càng có khả năng tổng hợp các mặt trênbao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác biểu cảm bấy nhiêu
- Việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc (tức là việcchuyển dạng thức chữ viết của từ và âm thanh) đọc được hiểu là kỹ thuật đọc cộngvới sự thông hiểu đọc (không chỉ hiểu nghĩa từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài) Ý nghĩa
cả hai mặt của thuật ngữ “đọc” ở trên được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học
và phương pháp dạy học
- Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâudài Đọc là hiểu nghĩa chữ viết, nếu trẻ không hiểu những từ đưa ra cho các emđọc thì các em sẽ không có hứng thú học tập và không có khả năng thành công
Do đó, hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ hứng thú cho việc đọc Mục đíchnày chỉ có thể đạt được thông qua con đường luyện giao tiếp có ý thức Mộtphương tiện luyện tập quan trọng, cũng đồng thời là một mục tiêu đạt tới trong sựchiếm lĩnh ngôn ngữ, chính là việc đọc thành tiếng và đọc thầm Quá trình hiểuvăn bản bao gồm các bước sau:
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ
+ Hiểu nghĩa các câu
+ Hiểu nghĩa các khối đoạn
+ Hiểu nghĩa được cả bài
- Học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những câumình đọc Hầu như toàn bộ sức chú ý đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ,đánh vần để phát âm, còn nghĩa thì chưa đủ thì giờ và sức lực mà nhận biết Mặtkhác, do vốn từ và năng lực liên kết thành câu thành ý còn hạn chế, nên việc hiểu
Trang 9nội dung còn khó khăn Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp hình thành năng lựcđọc hiểu cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng.
1.2 Cơ sở ngôn ngữ học:
- Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên cơ sở ngôn ngữ học Nó liên quanmật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữviết, ngữ điệu, nghĩa của từ, câu, đoạn
- Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên cơ sở nghiên cứu của ngôn ngữhọc Bốn tiêu chí của kỹ năng đọc (đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọcdiễn cảm) cũng không thể tách rời những cơ sở ngôn ngữ học Không coi trọngđúng mức những cơ sở này, việc dạy học sẽ mang tính tùy tiện và không đảm bảohiệu quả dạy học
1.3 Cơ sở thực tiễn:
* Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, song trình độgiáo viên không đồng đều, do không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ.Giáo viên chủ yếu dựa vào sách giáo viên, thiết kế để dạy, có giáo viên chưa xácđịnh đúng mục tiêu nội dung bài dạy, chưa nắm vững phương pháp dạy học nêntrong quá trình dạy học thường diễn ra một cách máy móc rập khuôn, chưa cósáng tạo, chưa phân phối thời gian hợp lý cho từng hoạt động, chưa biết cách phốihợp các hình thức tổ chức dạy học Vai trò làm mẫu cho học sinh chưa chuẩn,hướng dẫn học sinh đọc chưa cụ thể, có một số câu hỏi còn áp đặt, chưa quan tâmđến tất cả các đối tượng học sinh
* Về phía học sinh:
Các em học sinh Ân Thi nói chung và học sinh Hoàng Hoa Thám nói riênghầu hết là con em nông dân nên tiếp xúc với các hoạt động xã hội còn hạn chế,cách phát âm còn lệch chuẩn (theo phương ngữ địa phương, theo thói quen, ) nên
có ảnh hưởng đến việc dạy học kỹ năng đọc Đọc ngắt nghỉ hơi chưa đúng, họcsinh chưa hiểu được cách nói văn chương, vốn lý luận chưa có Kết quả học đọccủa các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, các emchưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người
Trang 10khác chứa đựng trong văn bản đọc Bên cạnh đó, nhiều em còn ham chơi, còn phụthuộc nhiều vào giáo viên,
2 Đề xuất biện pháp tiến hành:
Với những cơ sở đã trình bày ở trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao hiệu quả cho tiết dạy Tập đọc ở Tiêu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng nhưsau:
` - Biện pháp 1: Đổi mới các phương tiện dạy học
- Biện pháp 2: Đổi mới cách thức dạy học
- Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học
- Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc điểm vàtrình độ học sinh
*
* *
PHẦN II - NỘI DUNG:
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1 Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn:
Tập đọc là một phân môn thực hành, nó có vị trí quan trọng hàng đầu trongchương trình Tiếng Việt ở tiểu học Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rènluyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phongphú, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác Thông qua phân môn Tậpđọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng,diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ vàngược lại Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học Đọc giúp các emlĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập Nó là điều kiện
để cho học sinh có khả năng tự học và phát huy tinh thần học tập cho cả đời Phânmôn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học,
Trang 11kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thầm mĩ Tập đọc là môn khởi đầu, đồngthời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sốngnói chung Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắtgiọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìmhiểu bài Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ chonhau Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếpthu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xãhội, tư duy Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nêntầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em cóchiều sâu hơn Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học Qua đó
có tác động đến tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh Đồng thời pháthuy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em
2 Xuất phát từ thực tế dạy học:
Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở tiểu học chưacao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng nề, truyềnđạt còn quen sử dụng phương pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh khám phá,tìm hiểu Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn chế, có những cách hiểu vàcách giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao Học sinh còn họctập một cách thụ động dẫn đến giờ học trở nên khô khan, tẻ nhạt
Khi dạy học, giáo viên thường dựa trên hướng dẫn của sách giáo viên bằngphương thức giáo viên hỏi - học sinh trả lời Điều đó đã bộc lộ nhiều nhược điểmtrong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học sinhtham gia tìm hiểu, xây dựng bài Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho họcsinh còn hạn chế dẫn đến sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay,diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ Học sinh không quan tâm tớiphương pháp đọc của mình Do đó, các em rất yếu về năng lực
3 Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn:
Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh Đọc là mộthoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh , làquá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh
Trang 12Cả hai hình thức trên đều không thể tách rời nhau Chính vì vậy, dạy đọc cómột ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đốivới người đi học Đọc là một kỹ năng không thể thiếu đựơc của con người trongthời đại văn minh.
Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn
đề tồn tại ở trên, nên đã chọn nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả cho tiết dạy Tập đọc lớp 2” với mong muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhằm giúp học sinh
biết đọc đúng, hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viếtđược những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng yêu thích hứng thú đọc sách
II- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Mục tiêu của đề tài hướng tới giải quyết các nhiệm vụ của phân môn Tậpđọc:
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.
Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của
“đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức (thông hiểuđược nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm.Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọcthầm Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện mộttrong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác
- Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dungvăn bản Ngược lại nếu không hiểu điều đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễncảm được Vì vậy trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào
- Thông qua việc dạy đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy đó là một trongnhững con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và pháttriển Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, phân môn tập đọc còn có nhiệmvụ:
+ Làm giàu kiến thức ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh
+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh
Trang 13III- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng chung: Học sinh khối lớp 2.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 2A-Trường tiểu học Hoàng Hoa
Thám, huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng yên
- Đối tượng đối chứng: Học sinh lớp 2C-Trường tiểu học Hoàng Hoa
Thám, huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng yên
2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra biện pháp đọc đúng, đọc hay tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân mônTập đọc
3 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương phápsau:
1 Thu thập tài liệu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài, tìm hiểu
sách giáo khoa Tiếng Việt 2, sách giáo viên, thiết kế Tiếng Việt 2
2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với học
sinh, giáo viên Dùng phiếu thăm dò
3 Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp
4 Dạy thực nghiệm:
Để minh hoạ cho các giải pháp và các phương pháp đã nêu ở trên tôi đã chọn và
dạy bài: Cây xoài của ông em ( Tuần 11/TV2/Tập 1/Tr.89).
5 Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm.
IV- CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO TIẾT DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2:
Trên cơ sở lí luận của việc dạy học nói chung và dạy môn Tập đọc nóiriêng Tôi nhận thấy thực tiễn dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học ở tiểuhọc Để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm có trong thực tế, tôi
Trang 14xin đưa ra một số biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả trong việc dạy học phânmôn Tập đọc lớp 2.
Biện pháp 1 Đổi mới các phương tiện dạy học:
- Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng phù hợp với nội dung bài đọc và cóthể sử dụng ở nhiều bài học khác nhau Biết sử dụng phương tiện khác nhau mộtcách có hiệu quả
- Hướng dẫn học sinh sử dụng các đồ dùng học tập để các em tự phát triểntri thức mới, hình thành những kỹ năng cần thiết phát triển năng lực cá nhân
- Trong thực tế dạy học phân môn Tập đọc hiện nay có hai cách làm tráingược nhau Có những giáo viên khi dạy tập đọc không bao giờ quan tâm đến việcchuẩn bị đồ dùng gì khác ngoài quyển SGK Ngược lại, có những giáo viên chorằng đồ dùng dạy học là điều kiện đầu tiên quyết định chất lượng giờ dạy Tuynhiên, để đồ dùng dạy học phát huy được tối đa tác dụng thì khi chuẩn bị đồ dùng,giáo viên cần xác định được mục đích của đồ dùng đó là gì, nó được sử dụng vàolúc nào và cách sử dụng của nó ra sao Trong thực tế có những giáo viên đã sử dụng đồdùng trực quan một cách tuỳ tiện mà không nắm được mục đích của chúng Thậm chí
có những giáo viên đã bỏ ra vài trăm ngàn đồng để có được một bức tranh, nhưngkhi giảng dạy lại không biết cách khai thác chúng cho có hiệu quả thiết thực
Biện pháp 2 Đổi mới cách thức dạy học:
Như ta đã biết, chất lượng đọc của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tốtrong đó vai trò hướng dẫn của giáo viên rất quan trọng Để tiết Tập đọc đạt hiệuquả cao, giáo viên cần làm tốt những vấn đề sau:
1 Xác định rõ mục tiêu bài tập đọc:
- Xác định mục tiêu giờ học tức là xác định nội dung để viết mục I "Mụctiêu” trong giáo án Chúng ta biết rằng mục tiêu của phân môn Tập đọc là các kỹnăng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm
Vì vậy, khi xác định mục tiêu giờ tập đọc ta phải chỉ ra được tốc độ, nhữngnội dung luyện đọc đúng, diễn cảm, đọc hiểu như thế nào
Trang 15- Xác định nội dung dạy đọc càng cụ thể chi tiết bao nhiêu thì việc tiến hànhgiờ dạy càng có hiệu quả bấy nhiêu Để xác định mục tiêu, nội dung dạy họcchúng ta phải trả lời được: Sau giờ học học sinh đạt được những gì? Cụ thể đó làtrả lời các câu hỏi.
+ Học sinh cần đọc bài tập đọc trong thời gian bao lâu (để xác định tốc độđọc, luyện kỹ năng đọc nhanh)
+ Những từ ngữ, câu nào cần học sinh luyện đọc thành tiếng Chúng cầnđược đọc lên như thế nào và vì sao lại chọn những từ ngữ, câu đó để luyện đọc
+ Toàn bài cần đọc với giọng điệu như thế nào, tốc độ, cường độ, cao độ,trường độ
+ Những từ ngữ, câu nào cần dạy nghĩa và dạy nghĩa chúng ra sao? Nhữngtình tiết nào của câu chuyện cần tìm hiểu và tìm hiểu chúng như thế nào?
+ Nội dung chính của bài tập đọc là gì? Ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câuchuyện là gì? Học sinh được giáo dục điều gì sau khi đọc bài tập đọc?
2 Chuẩn bị kỹ cho việc đọc mẫu:
Mỗi giáo viên Tiểu học nói chung và đặc biệt là giáo viên dạy lớp 2 (khốilớp mà học sinh cần nghe đọc mẫu nhiều) phải có kỹ năng “đọc” thuần thục
Kỹ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗigiờ học Những kỹ năng này trước hết phải có kỹ năng giải mã nghĩa, ý của vănbản đó Giáo viên phải tạo được hình đọc lý tưởng cũng tức là phải có kỹ năng đọcthuần thục Giáo viên phải đọc được bài tập đọc, từ việc biết cách xác định từ, câuquan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, tình của văn bản Giáo viên không thểhình thành ở học sinh kỹ năng gì mà bản thân mình không có, không thể gặt háiđược những gì mà ta không có khả năng gieo trồng Vì vậy, trong dạy học chúng
ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân mình chưa hoặckhông làm được Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảmkhi mà bản thân mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thếnào Khi dạy học không có hiệu quả, nhiều giáo viên đổ lỗi cho phương pháp màkhông biết rằng “Phương pháp chỉ là hình thức của sự tự vận động bên trong củachính nội dung”
Trang 16Một trong những phương pháp dạy học quan trọng nhất ở Tiểu học làphương pháp luyện theo mẫu Vì vậy, không biết làm mẫu thì không thể tiến hànhgiờ dạy Do đó, khi soạn bài, giáo viên phải xác định được những kỹ năng đọc cần
có và luyện tập cho mình thuần thục những kỹ năng này Giáo viên phải tự làmtrước những gì mà học sinh phải làm trên lớp: Đọc thành tiếng, giải nghĩa từ, trảlời những câu hỏi về nội dung bài
- Giáo viên phải có sự hiểu biết về chương trình SGK, các tài liệu dạy học
- Giáo viên phải tìm hiểu vốn “đọc” của học sinh, đặc điểm, trình độ củahọc sinh Quyển SGK đầu tiên người giáo viên phải nghiên cứu chính là học sinh.Không phải đến khi soạn một bài cụ thể chúng ta mới tiến hành tìm hiểu họcsinh mà việc tìm hiểu học sinh là một quá trình lâu dài đã được tiến hành trước
đó Để tiến hành dạy học tập đọc, chúng ta phải hiểu rõ học sinh của mình, đặcđiểm, trình độ của học sinh, các em đã có những kiến thức kỹ năng đọc gì Cụthể chúng ta phải biết rõ học sinh của mình có hứng thú với những bài tập đọcnào, phát âm có gì sai chuẩn, khó phát âm những từ ngữ nào trong bài, khó đọcđúng, đọc hay ở những câu nào… Để luyện đọc hiểu, chúng ta cần nắm đượchọc sinh của mình chưa hiểu, khó hiểu những từ ngữ nào, nội dung nào trongbài… Sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta xác định tính vừa sức, tính mức độ của nộidung và kỹ năng dạy đọc Chẳng hạn, những lỗi phát âm lệch chuẩn của học sinh
sẽ giúp giáo viên xác định được những từ ngữ trong bài cần luyện đọc đúng chínhâm
- Khi đọc mẫu giáo viên cần chú ý đọc đúng, đọc chuẩn, rõ ràng, trôi chảy,diễn cảm Tuỳ từng văn bản mà giáo viên thể hiện nét mặt, điệu bộ khác nhau đểhoà mình vào văn bản Bước đọc mẫu rất quan trọng vì nó là cách tiếp xúc trựctiếp, gây ấn tượng ban đầu cho học sinh Trong khi đọc giáo viên cần thỉnh thoảngnhìn học sinh để tạo sự giao cảm thu hút học sinh
Ví dụ: Khi dạy bài "Bím tóc đuôi sam" (Tiếng việt 2 /Tập 1/ Tr31):
+ Khi đọc mẫu giáo viên đọc lời kể chuyện chậm rãi, giọng Hà ngây thơ,
hồn nhiên, giọng Tuấn ở cuối bài lúng túng nhưng đáng yêu "Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn".
Trang 17+ Giọng các bạn gái hồi hởi "Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!" (Đọc nhanh,
cao giọng ở lời khen)
+ Giọng thầy giáo vui vẻ, thân mật "Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!" "Thật chứ!" (Nhấn giọng từ khẳng định).
3 Rèn tốt các kỹ năng đọc:
3.1 Luyện phát âm:
Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảmngười giáo viên phải giúp các em phát âm chuẩn Đọc đúng loại câu, đúng ngữđiệu câu giúp các em tự hiểu nội dung bài Xác định đúng loại câu, ngữ điệu, giúpcác em biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả Ngoài ra, giáo viên cònphải biết cách tổ chức một giờ học nhẹ nhàng, sinh động Xây dựng phong trào thiđua đọc đúng, đọc hay, kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các môn học khác,giúp các em tích cực hoá việc học môn Tiếng Việt Như chúng ta đã biết, học sinhtỉnh Hưng Yên nói chung và học sinh tiểu học Ân Thi nói riêng khi nói và đọc đềumắc một sai lầm là đọc ngọng, nói lẫn giữa phụ âm đầu là l- n hoặc với nhữngtiếng có phụ âm quặt lưỡi như s/x; r/d; ch/tr Thậm chí khi nghe cũng không phânbiệt được đúng sai, không chỉ ở học sinh mà ngay cả giáo viên cũng vậy Diều đócũng dễ hiểu khi những lỗi phát âm đó đã trở thành lỗi phát âm của cả vùng Bêncạnh những lỗi phổ biến đó, vẫn còn một số em đọc sai ở những lỗi khác do cấutạo của bộ máy phát âm Điều này cũng làm cho các em mất tự tin khi đọc, mất đi
sự hứng thú với môn học Mà theo quy trình dạy tập đọc lớp 2 hiện nay là:
+ Bước 1: Luyện đọc đúng
+ Bước 2: Tìm hiểu nội dung
+ Bước 3: Luyện đọc nâng cao ( rèn đọc hay, đọc diễn cảm)
Chính vì vậy, khi dạy Tập đọc, chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đốitượng học sinh trong lớp mình và phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phảihướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọccòn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là luyện đọc đúng.Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao( bước 3)
Trang 18Qua tìm hiểu tôi thấy đại đa số các em đọc ngọng là do các nguyên nhân sau:
+ Do môi trường sống( nhiều hơn)
+ Do bộ máy phát âm( ít hơn)
+ Do phương ngữ
Vì vậy, để sửa cho các em đọc đúng, giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệthống Thông thường, các em đọc ngọng rất ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chếnhạo, cho nên giáo viên phải giải toả tâm lí cho học sinh bằng lời lẽ của mình.Đồng thời phải giải thích cho học sinh cùng lớp để các em cùng giúp bạn sửachữa
*Cách sửa đọc ngọng cho học sinh:
Trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọcngọng như l- n để định hình được lời nói và chữ viết Giáo viên cần xem lạiphương thức phát âm phụ âm đầu l- n và tự mỗi giáo viên phải luyện bằng thờigian dài và phải kiên trì Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu là l, giáoviên yêu cầu họ sinh dừng lại sửa cho các em bằng cách: hướng dẫn các em đọcđầu lưỡi hơi cong, luồng hơi đi ra bị cản Những tiếng có phụ âm đầu n đọc đầulưỡi thẳng, môi trề, bụng hơi hóp lại
Những tiếng có âm quặt lưỡi như s/x; r /d/gi; tr/ch thì hướng dẫn các em nói tựnhiên cho hay, ( không cố gắng đọc nhấn) Nhưng trong Tiếng Việt có phụ âm đầu
là r ( là phụ âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc không rung Ví dụ như từ: ra vào, ranglạc, rực rỡ, rung rinh, chỉ đọc rung những tiếng phiên âm tiếng nước ngoài, ví dụ:
Trang 19- Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúngchính âm Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn.Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm thanh (đúng các âm vị), ngắt nghỉ hơiđúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu)
- Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị TiếngViệt
+ Đọc đúng các phụ âm đầu s/x, tr/ch
+ Đọc đúng các chính âm: Có ý thức phân biệt để không đọc “anh" thành
"ăn”, “chạy nhanh” thành “chạy nhăn"
VD: Ông già bẻ gẫy từng chiếc một/cách dễ dàng.
+ Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm:
Ví dụ không đọc: Em cầm tờ/lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi.
+ Không tách quan hệ từ “là” với danh từ đi sau nó, ví dụ không đọc: Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời:
- Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâuhơn ở dấu chấm Đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi, hơi xuốnggiọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câucảm, với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiếnkhác nhau Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu
Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm
- Trình tự luyện đọc đúng: Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngănngừa các lỗi khi đọc Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm
Trang 20mà học sinh địa phương hoặc các vùng dân tộc dễ mắc phải để định ra các tiếng,
từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước
Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuốicùng cho các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó Với những câu mà giáo viên dự tính sẽ
có nhiều em đọc sai phách câu cũng tiến hành như vậy Cuối cùng mới luyện đọchoàn chỉnh cả đoạn bài
Giáo viên hình thành ở học sinh những kỹ năng chưa có, từ chỗ học sinh chưađọc đúng mà ta phải hướng dẫn cho các em đọc đúng rồi hình thành kỹ năng đọc đúngcho các em Để học sinh có kĩ năng đọc đúng, giáo viên cần chú ý luyện đọc ngắtgiọng, nhấn giọng
3.2.1 Luyện đọc ngắt giọng:
Qua điều tra thực tế tôi thấy, học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc ngắtgiọng Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các emđọc đúng Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em ngắt giọng đúng Muốn đạtđược điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ đểngắt hơi cho đúng Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, không tách từchỉ loại với danh từ nó đi kèm theo Không tách giới từ với danh từ đi sau nó,
không tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó.
Ví dụ: Không được đọc ngắt giọng:
Tự xa/ xưa thủa nào Trong rừng/ xanh sâu thẳm ( Gọi bạn- Tiếng Việt 2/Tập 1/Tr 28)
Trang 21Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời.
Tuy nhiên, khái niệm "từ" đối với học sinh lớp 2 còn rất mờ nhạt Nên để họcsinh thực hiện được việc ngắt giọng theo ý đồ của giáo viên (mà không có hướngdẫn cụ thể) cũng là cả một vấn đề
Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu.Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với danh giới ngữ đoạn.Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúcphức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn vì các em chưa nắm được quan hệ ngữpháp giữa các từ
Ví dụ: Ông già bẻ bó đũa một/ cách dễ dàng.
Dê trắng thương/ bạn quá.
Bàn tay mẹ/ quạt mẹ đưa gió về.
Vì vậy trước khi giảng một bài cụ thể, giáo viên cần dự tính những chỗ học sinhhay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng
Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữpháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằmtập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa
Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài:
Mẹ / là ngọn gió của con suốt đời.
Một điều cần lưu ý, khi đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợpvới ranh giới ngữ đoạn Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng vớichỗ kết thúc một tiết đoạn Vì vậy, đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng nóiriêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinhchiếm lĩnh nội dung bài đọc Mỗi bài đọc nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa, ngữ pháp,chỗ ngắt giọng Dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai khi đọc, cũng làxác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài tập đọc cụ thể Từ đó dạy đọcđúng, hiểu đúng các bài tập đọc ở Tiểu học
3.2.2 Luyện đọc nhấn giọng:
Qua việc giảng dạy và thức tế trên lớp tôi thấy, để giúp học sinh đọc diễncảm, đọc nhấn giọng, người giáo viên cần phải thực hiện các nội dung sau:
Trang 22- Chuẩn bị kĩ cho việc dạy nhấn giọng
- Tìm hiểu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ và cảm thụ sâu sắc bài, giúp học sinhđọc có hiệu quả hơn
Nếu có thể, giáo viên hãy tự chuẩn bị cho mình cuốn sách giáo khoa riêng, lưulại để dùng trong nhiều năm Trong cuốn sách giáo khoa đó, các bài đọc cần ghivắn tắt cách đọc, cách ngắt nhịp, cách nhấn giọng, sắc thái tình cảm đọc
Ví dụ : Bài: “Quà của Bố” ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 106)
Đọc chậm rãi diễn tả hình ảnh về người bố, nhấn giọng ở các từ tả về món quàcủa người bố
Bài: Thương ông ( Tiếng Việt 2- tập 1 trang 83)
Ở bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh đều đọc ở nhịp 2/2, các câu thơ đọcgiọng vui, cần ghi rõ từ nhấn mạnh ( hoặc gạch chân) những đoạn, câu cần ghitrọng âm, kí hiệu ngắt ( / ), nghỉ ( // ), lên giọng ( ), xuống giọng ( ), kéo dài (
để giảng từ và ý Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ để ghi nội dung bài, ý,câu thơ cần luyện đọc Tuy nhiên, khi lên lớp còn có nhiều tình huống mới mẻ cần
xử lý Sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì lên lớp sẽ chủ động và sáng tạohơn rất nhiều, giờ dạy sẽ đạt kết quả hơn mong đợi
3.3 Luyện đọc nhanh:
Đọc nhanh là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê, a ngắcngứ Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi học sinh đã đọc đúng Đọc nhanh chỉthực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc Khi đọc chongười khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho ngườinghe kịp thời hiểu Vì vậy, đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng Tốc độ chấp
Trang 23nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói Với họcsinh lớp 2 là khoảng 40 tiếng/phút (thời điểm cuối HKI) và khoảng 50 tiếng/phút(thời điểm cuối năm).
* Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ
tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định Đơn vị để đọcnhanh là cụm từ, câu , đoạn, bài Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữnhịp đọc Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc thầm có sự kiểm tracủa giáo viên của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có tiếngcho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút Định tốc độ đọc như thế nào cònphụ thuộc vào độ khó của bài đọc
Các kĩ năng đọc được thể hiện qua hai hình thức là đọc thành tiếng và đọcthầm Vì vậy, sau khi đã rèn được kĩ năng đọc đúng và đọc nhanh, điều giáo viêncần quan tâm là rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc thầm
3.4 Luyện đọc thành tiếng:
Luyện đọc thành tiếng bao gồm: Luyện đọc to, luyện đọc đúng, luyện đọcnhanh Đối với học sinh lớp 2 cần chú trọng khâu luyện đọc đúng Vì học sinh cóđọc được đúng, không ê - a ngắc ngứ thì mới luyện đọc được nhanh (tốc độ đọcvừa phải, đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở mỗi giai đoạn), không thể nói
ai đọc hay mà trong quá trình đọc lại phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ chưa đúngchỗ
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc Khi ngồi đọc cầnngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30-35cm, cổ
và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi Ở lớp khi được cô giáo gọiđọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay
Khi nói về việc rèn đọc đúng cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc,tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếngngười đọc một lúc đóng hai vai: Một vai - và mặt này thường được nhấn mạnh - làngười tiếp nhận thông tin, bằng chữ viết, vai thứ hai là người trung gian để truyềnthông tin, đưa văn bản viết đến người nghe Khi giữ vai thứ hai này, người đọc đãthực hiện việc tái sản sinh văn bản Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc có thể
Trang 24đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai cùng nghe Đọc cùng với phátbiểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ em nêngiáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công tạo cho các em
sự tự tin cần thiết Khi đọc thành tiếng, các em phải tính đến người nghe Giáoviên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ để cho mình cô giáo mà
để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả những người nàynghe rõ Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên Đểluyện cho học sinh đọc nhỏ, đọc “lý nhí”, giáo viên cần tập cho các em đọc tochừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi Giáo viên nên cho học sinhđứng lên bảng để đối diện với những người nghe, tư thế đứng đọc phải vừa đànghoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cân bằng hai tay
Giáo viên cũng cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cáchquy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài, kết hợp giao kèm thêm câu hỏi
về nội dung của đoạn, bài đó
+ Đọc hiểu: Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nộidung văn bản đọc Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức Kết quả củađọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là hiểuđược toàn bộ những gì được đọc Như tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra, để hiểu vànhớ những gì được đọc, người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọngnhư nhau, mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm
từ mang ý nghĩa cơ bản Đó là những từ để giúp ta hiểu được nội dung của bài Đó
là những từ dùng “đắt”, tạo nên giá trị nghệ thuật cho bài văn Đó là những từ giàu