Câu 1: Hãy nêu và giải thích các yếu tố bất ngờ ảnh hưởng đến hoạch định.Phầ n lý thuy ế t: Trước tiên, để có thể nêu và giải thích được những yếu tố bất ngờ ảnh hưởng đến hoạch định của
Trang 1HOẠCH ĐỊNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
MỤC LỤC1)
ty sản xuất thuốc chống Ung thư) như thế nào? Trang 21
“ Thật là lãng phí thời gian và các nguồn lực khác để phát triển một số kịch bản phức tạp, trong hoạch định, cho các tình huống có thể không bao giờ xảy ra” Bạn đồng ý hay không đồng ý? Hãy bảo
vệ ý kiến của bạn Trang 36
Phần kết Trang 41
Danh mục tài liệu tham khảo Trang 43
Trang 22
Trang 3Câu 1: Hãy nêu và giải thích các yếu tố bất ngờ ảnh hưởng đến hoạch định.
Phầ n lý thuy ế t:
Trước tiên, để có thể nêu và giải thích được những yếu tố bất ngờ ảnh
hưởng đến hoạch định của tổ chức, ta phải hiểu được hoạch định là như thế nào
và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định là gì
Hoạch định là công việc đầu tiên và căn bản của hoạt động quản trị, là
một trong 4 chức năng cơ bản của quản trị Hoạch định được hiểu là một quá
trình ấn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lựa những biện pháp tốt nhất đểthực hiện hiệu quả các mục tiêu đó Hoạch định xác lập tình hình của tổ chức
trong tương lai, qua đó nhà quản trị có thể nhận định được những cơ hội mà rủi
ro cũng như tìm giải pháp để tận dụng cơ hội và né tránh các rủi ro cho việc đạt
được mục tiêu của tổ chức Do vậy, trong một tổ chức, thực hiện công việc
hoạch định mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Định hướng: Tạo ra tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản
trị
- Phối hợp mọi nỗ lực của tổ chức trong quá trình thực hiện mục tiêu
- Tập trung vào mục tiêu tránh sự lãng phí
- Tạo sự hợp tác và phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong tổ chức
- Tăng độ linh hoạt và thích nghi với những thay đổi của môi trường bên
ngoài
- Phát triển các tiêu chuẩn kiểm tra hữu hiệu
Quá trình hoạch định bao gồm các bước cơ bản sau:
- Nhận thức đúng về sứ mạng và mục đích của tổ chức
- Xác định mục tiêu
- Xác định tình thế hiện tại của tổ chức
- Xác địnnh các thuận lợi và khó khăn của việc hoành thành mục tiêu
- Xây dựng kế hoạch hoặc hệ thống những hoạt động để đạt mục tiêu
Trang 4- Thực hiện kế hoạch.
Phầ n trình bày câu h ỏi 1:
“Mặc dầu người ta coi hoạch định là nền tảng của quản trị, nhưng nó
vẫn là nhiệm vụ được thi hành dở nhất trong công tác quản trị” (Harold
Koontz)
Câu nhận định của Harold Koontz chứa đựng một sự thật trong công tác
hoạch định của doanh nghiệp Vì dù ở thời điểm hiện tại chúng ta có đưa ra một
mục tiêu và các bước thực hiện mục tiêu chi tiết đến đâu thì khi được áp dụng
vào thực tế sự thay đổi vẫn diễn ra như một phần tất yếu Sự thay đổi là do các
yếu tố bất ngờ tác động đến các bước trong hoạch định Các yếu tố bất ngờ đượchiểu như những tình huống đột ngột xuất hiện nằm ngoài dự tính của các nhà
hoạch định gây ảnh hưởng đến các kế hoạch đã được hoạch định sẵn
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định đến từ môi trường bên ngoài và
môi trường trong nội bộ của tổ chức
1 Về môi trường bên ngoài của tổ chức
Ta có thể chia môi trường bên ngoài của doanh nghiệp thành môi trường
tổng quát và môi trường tác nghiệp Môi trường tổng quát bao gồm những yếu
tố như chính trị - pháp luật, văn hóa– xã hội, tự nhiên và công nghệ
Trong những mặt kể trên của hai môi trường, văn hóa là yếu tố ít thay
đổi Vì văn hóa là những chuẩn mực giá trị được chấp nhận trong một cộng
đồng Văn hóa thay đổi là do hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ
mô khác Sự thay đổi của văn hóa thường diễn ra chậm hơn các yếu tố chính
trị-pháp luật, yếu tố kinh tế, Các nhà họach định có thể nắm bắt được sự thay đổi
của yếu tố văn hóa và xây dựng chiến lược phù hợp, cho nên yếu tố văn hóa
không phải là yếu tố bất ngờ đối với các nhà hoạch định
1.1 Về môi trường tổng quát
Trang 5Đi vào chi tiết, đầu tiên nhóm em xin trình bày về những yếu tố bất ngờ
có liên quan đến chính trị - pháp luật
Yếu tố chính trị - pháp luật là yếu tố liên quan đến sự điều tiết vĩ mô
của nhà nước đối với công dân, các thành phần kinh tế hay đối với các nước
khác, bao gồm các đường lối chính sách của nhà nước, diễn biến chính trị trong
nước, trong khu vực hay diễn biến trên toàn thế giới Ngoài ra yếu tố chính trị
-pháp luật còn chứa đựng hệ thống -pháp luật hiện hành và đường lối chính sách
của nhà nước… Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh và
hoạch định của doanh nghiệp
Đối với yếu tố chính trị, chúng ta có thể đưa ra một dẫn chứng cụ thể gần
đây là tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền đối với
quần đảo Senkaku hay còn gọi là quần đảo Điếu Ngư ở biển Hoa Đông Sự
tranh chấp này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp Nhật ở thị trường Trung Quốc
Để đối phó với tình hình bất ổn trên, các doanh nghiệp Nhật tại Trung
Quốc đã và đang có những động thái để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của
mình Như các tập đoàn sản xuất xe hơi Nhật Bản Toyota và Nissan đã tạm
ngừng hoạt động phần lớn các cơ sở lắp ráp xe hơi tại Trung Quốc vào cuối
tháng 9/2012 Các doanh nghiệp khác của Nhật Bản cũng lo ngại cho sự an toàn
của các nhân viên và cơ sở sản xuất khi làn sóng biểu tình chống đối Nhật xuất
hiện nhiều nơi ở Trung Quốc1
Từ đó, hoạch định của những doanh nghiệp Nhật sẽ thay đổi Ta dễ dàng
nhận thấy được động thái ban đầu của các doanh nghiệp là sẽ thay đổi chiến
lược kinh doanh dài hạn của mình tại Trung Quốc, bắt đầu bằng việc thu hẹp
sản xuất và kinh doanh Theo Nhật báo doanh nhân Nikkei của Nhật Bản ngày
8/10/2012 đưa tin ba hãng sản xuất ô tô Nhật Bản gồm Toyota, Nissan và
http://www.sggp.org.vn/thegioi/2012/9/300259/ và trung-quoc-anh-huong-kinh-doanh-nhat/1512735.html
Trang 6http://www.voatiengviet.com/content/bieu-tinh-tai-Honda đang có kế hoạch cắt giảm 1/2 sản lượng xe tại Trung Quốc2 Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đầu tư sang một số nước ASEAN như
Phi-líp-pin, Việt Nam…3
Đối với yếu tố pháp luật, có thể nói nhà nước đóng vai trò là người kiểm
sát, tài trợ, hạn chế hay ngăn cấm hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước quản
lý nhờ vào việc đưa ra những quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp một cách trực tiếp hay tác động gián tiếp thông qua các chính
sách, quy định đối với công dân – được xem là khách hàng quan trọng của
doanh nghiệp Có thể lấy một ví dụ điển hình tại nước ta là Nghị quyết
32/2007/NQ-CP được Chính phủ ban hành quy định về một số giải pháp cấp
bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, trong có có rất
nhiều biện pháp cưỡng chế Điển hình nhất là quy định về đội mũ bảo hiểm; từ
ngày 15-12-2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường đều bắt
buộc phải đội mũ bảo hiểm
Đây là chính sách nhà nước tác động đến công dân nhằm giảm ùn tắc và
tai nạn giao thông trong cả nước, nhưng chính sách này cũng tác động không
nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng nón các loại Một ví dụ điển hình
là thương hiệu nón Sơn đã nổi tiếng trên thị trường cách đây rất lâu và chiếm
lĩnh thị phần không nhỏ về nón cao cấp ở nước ta Sản phẩm chủ yếu của nón
Sơn là nón kết, nón rộng vành và nón đan tay Trước khi chính phủ ban hành
các quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm thì những chiếc nón như vậy luôn được
người tiêu dùng yêu thích, vì chúng không những để che nắng mà còn được sử
dụng như một biểu tượng thời trang Nhưng sau khi quy định này có hiệu lực thì
các doang nghiệp bán sản phẩm nón bảo hiểm lại lên ngôi, điều này ảnh hưởng
đến chiến lược kinh doanh của nón Sơn cũng như các doanh nghiệp kinh doanh
mặt hàng tương tự Được biết, hiện nay nón Sơn cũng đã có sản phẩm nón bảo
http://vov.vn/The-gioi/Nhat-Ban-cat-giam-san-luong-o-to-o-Trung-Quoc/227779.vov
http://www.sggp.org.vn/thegioi/2012/9/300259/
6
Trang 7hiểm, đây là một chiến lược hoạch định nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp
kinh doanh nón bảo hiểm khác cũng như bảo vệ thị phần của mình trên thị
trường Ngược lại, khi chính phủ ban hành quy định này đã tạo điều kiện và cơ
hội cho các doanh nghiệp kinh doanh nón bảo hiểm phát triển và đưa sản phẩ m
của mình đến tay người tiêu dùng Đến thời điểm hiện nay thì nón bảo hiểm đã
trở thành một loại hàng hóa thông thường và được sử dụng rộng rãi
Qua những dẫn chứng trên ta có thể thấy, những biến động của yếu tố
chính trị - pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và rủi ro lớn đối với doanh nghiệp
Các nhà quản trị cần phải nắm bắt và nhạy cảm với những thay đổi dù nhỏ của
môi trường để có chiến lược hoạch định tốt nhằm tận dụng cơ hội cũng như đối
phó với những nguy hiểm sẽ xảy ra
Các yếu tố của môi trường kinh tế là yếu tố rất quan trọng, có tác động
trực tiếp một cách tích cực hoặc tiêu cực đến doanh nghiệp, mở ra cơ hội hay
những mối đe dọa ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và phát triển của doanhnghiệp Một số yếu tố cơ bản điển hình nhất có thể kể đến như diễn biến tình
hình kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới, các nền kinh tế trong khu vực,
đối với kinh tế trong nước thì những yếu tố thường có nhiều biến động như lãi
xuất và xu hướng của lãi suất, tỷ giá và xu hướng của tỷ giá, các loại thuế suất
đối với doanh nghiệp…
Lãi suất và xu hướng lãi xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có nguồn vốn hoạt
động được vay trực tiếp từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác Ví dụ như
khi lãi suất cho vay của ngân hàng giảm sẽ kích thích sự vay vốn của doanh
nghiệp làm tăng khả năng sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp trên thị trường
Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền trong nước so với giá của các ngoại tệ khác,
xu hướng tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, đặcbiệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đối với sự thay đổi của thuế suất sẽ
Trang 8làm mức chi phí của doanh nghiệp thay đổi, từ đó làm ảnh hướng đến lợi nhuận
của doanh nghiệp Và còn rất nhiều những yếu tố về kinh tế khác có thể chi phốiđến việc hoạch định của doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn
mà các nhà quản trị phải nhận biết kịp thời hoặc tìm cách đối phó hay đón nhận
những cơ hội mà các yếu tố đó mang lại
Đáng kể nhất là những biến động mang tính toàn cầu như cuộc khủng
hoảng tài chính xảy ra ở Mỹ năm 2008 Đây là cuộc khủng hoảng trên nhiều
mặt từ tín dụng, bảo hiểm cho đến thị trường chứng khoán Cuộc khủng hoảng
này nhanh chóng lan rộng và là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của các nước trên thế giới4
Nền kinh tế Mỹ luôn chiếm vị thế hàng đầu và có ảnh hưởng rộng khắp thế giới
kể từ sau thế chiến thứ II Do vậy, khó ai có thể đoán trước được một cuộc
khủng hoảng kinh tế to lớn có thể xảy ra tại Mỹ năm 2008 và hậu quả còn kéo
dài cho đến hiện tại
Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế
suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước xem Mỹ
như một thị trường xuất khẩu quan trọng như ở khu vực Châu Á Một số nền
kinh tế ở đây như Nhật Bản, Singapore và Hong Kong đều rơi vào suy thoái
Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại Các doanh nghiệp xuất khẩu củacác nước này đều lâm vào tình trạng khó khăn, đình đốn Từ đó, các chiến lược
hoạch định lâu dài của các doanh nghiệp bị ảnh hướng và phải thay đổi để đối
phó với tình hình khủng hoảng ngày càng lan rộng
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Mỹ chịu tác động nghiêm
trọng cả về tài chính lẫn kinh tế Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý
rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha đều giảm tăng trưởng Khu vực
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_t%C3%A0i_ch%C3%ADnh_Hoa_K% E1%BB%B3_2007-2009
Trang 9đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành
lập
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu
mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm Điều này làm
cho doanh nghiệp ở các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Mỹ, nêncũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn từ các nhà đầu tư Mỹ rút
khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh
Trên bình diện chung, hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều bị tác
động bởi khủng hoảng tài chính ở Mỹ Đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp
kinh doanh tại Mỹ và ở các nước khác đều khó tránh khỏi khó khăn, suy sụp
Vậy nên, để cải thiện được tình hình kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp
nhất thiết phải có chiến lược, sách lược hoạch định phù hợp để đối phó với tình
hình ảm đạm trên thị trường
Trong đời sống xã hội, các yếu tố bất ngờ thường liên quan đến môi
trường và con người, về sức khỏe và dân số… Yếu tố bất ngờ trong xã hội còn
thường xuất hiện trong lĩnh vực y tế Khi có một phát hiện mới về một loại thực
phẩm hay một loại thuốc đang được sử dụng có ảnh hưởng không tốt đến cộng
đồng thì tất nhiên là doanh nghiệp từ khâu sản xuất, phân phối cho đến các đại
lý bán lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn Khi rơi vào trường hợp đó, các chiến lược
hoạch định của công ty sẽ bị xáo trộn Đơn cử một ví dụ thực tế sau đây:
Trong thập niên 1930, bác sĩ Fancis M Pottenger đã tiến hành một cuộc
nghiên cứu kéo dài 10 năm về những hiệu quả của sữa tươi tiệt trùng và sữa tươinguyên chất trên 900 con mèo thì kết quả hoàn toàn bất lợi cho sữa tươi tiệt
trùng Bác sĩ Francis đã chia 900 con mèo ra thà nh hai nhóm mèo: “một nhóm
mèo được nuôi chỉ toàn bằng sữa tươi nguyên chất, trong khi nhóm kia chỉ toàn
Trang 10bằng sữa tươi tiệt trùng Nhóm thứ nhất thì hoàn toàn khỏe mạnh, tăng trưởng,
năng động và nhanh nhẹn trong suốt quãng đời của chúng, trong khi nhóm thứ
hai – được nuôi bằng sữa tiệt trùng – thì thiếu sức sống, đờ đẫn, và rất dễ
nhiễm những chứng bệnh mạn tính xuất phát từ sự suy thoái, mà chúng ta
thường gặp ở con người, như tim mạch, suy thận, loãng xương, viêm gan…
Nhưng điều khiến bác sĩ Pottenger chú ý hơn cả là những gì xảy ra đến cho thế
hệ thứ hai và thứ ba Thế hệ mèo thứ nhất được sinh ra từ nhóm được nuôi bằng
sữa tiệt trùng đều có những cái răng nhỏ và yếu, xương yếu – một dấu hiệu rõ
rệt của sự thiếu calcium, cho thấy lượng calcium được hấp thu từ sữa tiệt trùng
là không nhiều Đám con của nhóm mèo được nuôi bằng sữa tươi nguyên chất
thì mạnh khỏe như cha mẹ của chúng Nhiều mèo con thuộc thế hệ thứ ba của
nhóm được nuôi bằng sữa tiệt trùng đều là những con mèo bị đẻ non, và những
con mèo sống sót của đám này đều bị vô sinh và không thể sinh đẻ Thí nghiệm
của bác sĩ Pottenger phải kết thúc vì không có thế hệ thứ tư trong đám mèo
được nuôi bằng sữa tiệt trùng, tuy nhóm mèo được nuôi bằng sữa tươi nguyên
chất thì tiếp tục sinh sôi nảy nở và phát triển Chỉ sau ba thế hệ, những con
mèo được nuôi bằng sữa tiệt trùng của bác sĩ Pottenger đã trở nên vô sinh và
suy nhược Đó là điều khiến ta nghĩ đến những thế hệ người Mỹ, người Âu châu
đã uống sữa tiệt trùng Ngày nay vô sinh trở thành một vấn đề hàng đầu đối với
những cặp vợ chồng trẻ Hoa Kỳ, trong đó chứng thiếu Calcium và bắt đầu lan
tràn đến nỗi có trên 90% trẻ em Hoa Kỳ phải khổ sở vì sâu răng mạn tính Vấn
đề càng trở nên tồi tệ hơn khi giờ đây sữa tươi được “thuần nhất hóa” nghĩa là
được xử lý sao cho các hạt mỡ tan ra và chất kem được trộn đều với phần còn
lại Nhưng điều đó cũng khiến những mảnh rất nhỏ trong chất béo của sữa dễ
dàng ngang qua màng ruột non, làm gia tăng đáng kể lượng chất béo bị biến
chất và cholesterol được hấp thu bởi cơ thể Thực vậy, bạn hấp thu nhiều
mỡ-sữa từ mỡ-sữa được thuần hóa từ kem nguyên chất.” Và “nếu điều trên không đủ
chứng minh về những tác dụng không tốt của sữa tiệt trùng, thì bạn hãy ghi
nhận rằng ngay cả những con bê mới sanh được nuôi bằng sữa của mẹ chúng,
Trang 11nhưng đã tiệt trùng, thì thông thường chúng sẽ chết trong vòng sáu tháng – một
sự thật mà ngành công nghiệp kinh doanh sữa không muốn chấp nhận …”
(Trích từ cuốn "The TAO of HEALTH - SEX and LONGEVITY" của tác giả
Daniel Reid, với tựa đề tiếng Việt "Con đường của Sức khỏe - Tình dục và
trường thọ theo Đạo học")5 Nguồn thông tin trên được đưa ra từ năm 1930
nhưng không được mọi người lưu tâm tới Nhìn nhận từ thực tế thì đa phần
người Việt Nam đều không biết đến thông tin này trừ một số ít người quan tâm
đến thể hình Nếu nguồn tin này được công bố rộng rãi, được các chuyện gia y
tế kiểm chứng và thừa nhận thì chắc hẳn đây sẽ là một đòn đánh vào các công ty
sữa đang làm ăn phát đạt trên thị trường hiện nay Kéo theo đó là những vấn đề
không thể lường trước và làm ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch hoạch định của
họ
Yếu tố bất ngờ còn xuất hiện trong môi trường tự nhiên và vấn đề
thiên tai là một minh chứng cụ thể Đây là yếu tố bất ngờ khó lường nhất có
thể gây xáo trộn thậm chí phá sản các kế hoạch đã được hoạch định trước của
doanh nghiệp Chắc hẳn trong chúng ta chưa ai quên được hai thiên tai dữ dội
trong năm 2011, đó chính là trận động đất vào tháng 3/2011 ở Nhật Bản và trận
lũ lụt vào tháng 11/2011 ở Thái Lan Hai thiên tai trên đã gây thiệt hại đáng kể
về mọi phương diện cho Nhật Bản và Thái Lan, kéo theo đó các nhà đầu tư
cũng phải gánh chịu chung hậu quả không ngờ từ hai trận thiên tai này
Trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản vừa qua đã làm ảnh hưởng rất
nhiều đến công tác hoạch định của nhiều nhà sản xuất tại đây và trên thế giới
Vì “Nhật Bản là nước sản xuất lớn trên thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, TV
màn hình phẳng và sản phẩm kỹ thuật số” Những tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất
trong trận động đất lần này như Iwate, Fukushima và Miyagi đều là các khu vực
đóng nhiều cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô, sản phẩm bán dẫn và màn hình LCD
http://www.97fitness.vn/Tu-Van/Suc-Khoe/Su-that-ve-sua.aspx
Trang 12lớn Đơn cử một vài ví dụ về các nhà sản xuất bị ảnh hưởng đến hoạch định như
Toshiba, Toyota và hãng SMBC Friend Securities Ông Toshihiko Matsuno,
chiến lược gia cao cấp của hãng SMBC Friend Securities tại Tokyo, cho biết:
“Chúng tôi không biết đến bao giờ các cơ sở sản xuất mới có thể trở lại hoạt
động bình thường khi các nhà máy điện hạt nhân bị hư hỏng như hiện nay” Sự
kiện mất điện cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến ông lớn Toyota trong ngành
công nghiệp xe hơi khi Toyota phải đóng cửa 12 nhà máy sản xuất do không có
điện sản xuất sau khi nhà máy điện hạt nhân bị nổ, “theo dự tính, sản lượng của
hãng Toyota sẽ giảm 40.000 chiếc, khiến nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản
này giảm 6% lợi nhuận, tương đương 6 tỷ yên (72 triệu USD) lợi nhuận với mỗi
ngày ngừng hoạt động tại Nhật Bản Thậm chí, một số nhà đầu tư đã bắt đầu
rao bán cổ phiếu của Toyota Và cổ phiếu của Toyota đã giảm 7,9%, mức giảm
nghiêm trọng nhất kể từ tháng 12/2008.” 6 Công ty Toshiba và Sony cũng đã
đóng cửa các nhà máy tại Nhật vì ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nêu trên
Không lâu sau đó, trận lũ lụt lịch sử ở Thái Lan cũng đã cuốn trôi đi 43 tỷ
USD của nền kinh tế Thái Nó như một đòn đánh gây tổn thất rộng và sâu vào
đất nước chùa Vàng Theo nguồn tin cho biết: “Hơn 70% trong số 12.000 nhà
hàng đăng ký kinh doanh tại Băng -c ốc ph ải đóng cử a, thiệ t h ại kho ả ng tám t ỷ bạt/tháng Nhi ề u ngành kinh t ế khác như s ản xu ất nông nghi ệ p và du l ịch cũng
bị ảnh hưở ng n ặng n ề bởi lũ lụt Theo s ố liệ u thống kê ban đầu, đợt lũ lụt
nghiêm tr ọng tạ i Thái Lan hiệ n nay làm ho ạt độ ng s ả n xu ấ t lúa g ạ o c ủa nướ c này b ị thiệ t h ại n ặng Thái Lan s ẽ m ất tr ắ ng kho ả ng sáu tri ệ u tấ n g ạ o trong năm tài khoá 2011 -2012 Ướ c tính, s ản lượ ng g ạ o c ủa nướ c xu ấ t kh ẩ u g ạo l ớ n nhấ t thế giới trong năm nay giảm còn 19 tri ệ u tấn Các hãng l ữ hành cho bi ế t, nhiều du khách đã đặ t tour du l ịch Thái L an trong năm nay, nhưng do hơn một
nửa đất nướ c b ị ngập nên nhi ều du khách đã hủy tour du l ịch Ngành du l ịch
http://gafin.vn/2011031512253469p0c32/toyota-bi-that-thoat-72-trieu-usd-ngay-do-song-than.htm và
http://www.baomoi.com/Kinh-te-Nhat-bi-anh-huong-nang-sau-dong-dat/45/5888130.epi
Trang 13Thái Lan ướ c tính, s ố khách du l ịch qu ốc t ế đến nước này trong năm nay sẽ ch ỉ còn 16 tri ệu lượ t khách, gi ảm hai tri ệu lượ t khách so d ự báo trướ c đây.” 7 V ớ itình hình bi đát này thì có lẽ các nhà ho ạch định c ủa các doanh nghiệ p kinh
doanh trên đấ t Thái phả i sáng suố t tiế n hành ho ạch định lạ i nh ữ ng k ế ho ạ chtrướ c mắt để ph ục hồ i lạ i việ c kinh doanh c ủa mình góp phầ n làm ph ục h ồ i nề nkinh tế Thái
Yếu tố về công nghệ là một yếu tố năng động tạo ra những cơ hội và
thách thức cho doanh nghiệp Yếu tố này có sự vận động và phát triển không
ngừng, do đó thời gian hoạch định của công ty trong những ngành phụ thuộc
vào công nghệ thường ngắn hơn so với các ngành khác Nhưng dù công ty có sự
hoạch định trong tầm ngắn hạn, cũng không thể tránh khỏi việc các yếu tố công
nghệ thay đổi bất ngờ Sự thay đổi đó có thể đến từ những ý tưởng mới hoặc
những phát kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu
Ta phải kể đến một ví dụ điển hình từ Henry Ford (30/7/1863 –
7/4/1947), là người sáng lập Công ty Ford Motor Ông là một trong những
người đầu tiên áp dụng dây chuyền lắp ráp trong sản xuất tô ô
Ông đưa ra ý tưởng áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm hạ giá
thành sản phẩm ô tô Model-T để cạnh tranh với các hãng sản xuất xe hơi khác
Và ý tưởng đó đã mang về cho ông thành công rực rỡ Công ty Ford Motor đã
giảm được thời gian sản xuất ô tô Model-T từ 12 giờ xuống chỉ còn 1 giờ rưỡi
Năm 1912, công ty Ford tung ra thị trường 82.000 xe Model-T với giá bán lẻ
850 USD, nhưng đến năm 1916, công ty sản xuất 585.000 xe hơi với giá chỉ còn
360 USD
http://baobacgiang.com.vn/228/81936.bgo
Trang 14Năm 1914, nhà máy của Ford Motor đã áp dụng công nghệ đột phá vào
sản xuất, cho phép tạo ra một bộ khung xe hoàn chỉnh chỉ trong 93 phút, trước
đây là 728 phút
Henry Ford không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Mỹ và
châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội thế kỷ XX "Chủ
nghĩa Ford " xuất hiện, đó là sự phối hợp giữa sản xuất hàng loạt, tiền lương cao
và giá thành sản phẩm thấp cho người tiêu dùng.8
Từ tấm gương trên của Henry Ford, các công ty sản xuất có thể thay đổi
hoạch định chiến lược của mình bằng việc ứng dụng dây chuyền công nghệ sản
xuất sản phẩm (đặc biệt là các công ty sản xuất ô tô) và chú trọng hơn đến yếu
tố con người làm việc trong tổ chức (như chuyên môn hóa, cải thiện tiền lương
cho công nhân…)
Sau khi đã điểm qua các yếu tố bất ngờ xảy ra trong môi trường tổng
quát, để tiếp tục bài viết nhóm em xin trình bày về những yếu tố bất ngờ xảy ra
trong môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp.
1.2 Về môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp còn gọi là môi trường ngành, được hình thành tùy
thuộc vào những điều kiện sản xuất kinh doanh trong từng ngành Môi trường
này thường bao gồm các yếu tố liên quan đến:
- nhà cung cấp (các nguồn đầu vào của tổ chức) Số lượng, chất lượng, giá
cả và thời hạn cung cấp yếu tố đầu vào đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp
- nhà phân phối
- khách hàng
http://kynang.7pop.net/2011/01/henry-ford-tam-nhin-vi-ai.html
Trang 15- đối thủ cạnh tranh bao gồm sự cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hữu
trong ngành, sự cạnh tranh của những đối thủ mới sẽ gia nhập ngành và
các đối thủ cạnh tranh tiềm năng sản xuất các loại hàng hóa thay thế sản
phẩm của doanh nghiệp trong ngành
Dưới đây, nhóm chúng em sẽ nêu ra những ví dụ điển hình mà các tổ
chức thường gặp phải trong môi trường ngành
Trong mọi trườ ng tác nghiệ p, nh ữ ng yế u t ố b ấ t ng ờ đa số s ẽ đượ c mang
đế n t ừ đối thủ tr ự c tiế p Lấ y một minh ch ứ ng thú v ị từ th ực tế đó chính là cuộc
đạ i chiến đình đám trên phiên tòa của Apple và Samsung vừa qua
N ế u trong quá khứ Samsung không có m ấ y d ấ u ấ n trên th ị trường điệ nthoại thông minh đang phát triể n, thì t ừ đầu năm 2010 hoạt độ ng kinh doanh c ủaSamsung lại đột nhiên tăng trưởng mạnh mẽ Đầu tiên là từ việc Samsung
Electronics đã vượt qua Apple để trở thành hãng s ả n xu ất điệ n tho ạ i thông minh
lớ n nhấ t thế giớ i với tăng trưở ng doanh s ố bán ra trong quý 3/2011 đạ t tớ i 40%trong khi Apple bán đượ c 17,1 triệ u chiếc điệ n tho ạ i thông minh trong quý
3/2011, thấp hơn so vớ i con s ố 20 triệ u vào quý 2/2011
Không lâu sau đó, trận chiến giữa Apple và Samsung được bắn phát súng
mở màn đầu tiên khi Apple đưa ra một cáo buộc rằng Samsung đã đánh cắp ý
tưởng về dòng sản phẩm Smartphone của mình Apple đã đưa ra nhữ ng b ằ ng
ch ứ ng để chứ ng minh việ c b ị Samsung đánh cắp ý tưởng đã ảnh hưởng đế n
doanh thu của hãng như thế nào, cụ thể là “Apple tuyên bố rằng đối thủ
Samsung đã kiếm được tới 2,4 tỷ USD nhờ việc bán smartphone và tablet do
đánh cắp công nghệ và các thiết kế của họ nhưng thực tế Samsung chỉ kiếm
được gần 519 triệu USD tiền bán những sản phẩm mà Apple tuyên bố là vi
phạm sỡ hữu trí tuệ của mình Sau khi tòa án Mỹ quyết định Apple thắng kiện
trong vụ kiện này, đồng thời Samsung phải mất hơn 1 tỷ USD để bồi thường cho
Apple”, tuy “1 tỷ USD tiền phạt là 1 số tiền nhỏ trong số tiền mà Samsung kiếm
Trang 16được nhưng mới đây giá cổ phiếu của hãng này vừa sụt giảm 7,7%, mức lớn
nhất trong 4 năm qua cũng vì chịu sự ảnh hưởng của cụ kiện đánh cắp ý tưởng
trên Với mức giảm lớn như thế này thì Samsung đã mất trắng 12 tỷ USD tổng
giá trị của mình chỉ trong một thời gian ngắn Ngoài ra nếu lệnh cấm bán các
sản phẩm của Samsung từ phía tòa án được tuyên bố thì Samsung phải chịu
thêm 1 thiệt hại lớn dù rằng những sản phẩm bị cấm bán không phải là những
sản phẩm hút hàng của hãng này.” 9
Vấn đề đối thủ cạnh tranh và những thiết kế có nét tương đồng kì lạ với
mẫu thiết kế của công ty mình luôn là một đe dọa cho các nhà hoạch định Và
khi điều đó xảy ra trên thực tế thì quả là kế hoạch hoạch định của công ty sẽ bị
ảnh hưởng đáng kể
Bàn tiếp về câu chuyện công nghệ, ta có thể thấy một yếu tố bất ngờ xảy
ra có thể làm phá sản toàn bộ kế hoạch hoạch định chiến lược của các nhà quản
trị khi có sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh tiềm năng Họ đem đến
những mặt hàng mới hiện đại và tiện lợi hơn thay thế cho những mặt hàng hiện
tại
Trong quá khứ, một minh chứng cụ thể là sự biến mất của máy nghe băngcatsette khi mọi người bắt đầu sử dụng máy nghe đĩa và sự biến mất của các
chiếc máy ảnh phim tráng khi có sự xuất hiện của máy chụp hình kĩ thuật số Và
giờ đây máy nghe đĩa cũng đã trở nên lỗi thời khi người ta bắt đầu sử dụng mp3,ipod hay các loại điện thoại di động đa tính năng Những cái chết của các thiết
bị nêu trên thực sự đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể thậm chí làm phá sản kế
hoạch hoạch định của các nhà sản xuất hay nhà phân phối của các sản phẩm
trên
http://genk.vn/c187n20120827054729519/samsung-thua-kien-apple-khong-chi-la-1-ty-usd.chn
16
Trang 17Gần đây, một vấn đề nóng hổi được đưa ra là về cuộc xâm lăng của
smartphone và tablet đối với máy tính truyền thống Theo nguồn tin của báo
tuổi trẻ ngày 21/10/2012 với tiêu đề “Làn sóng di động đe dọa Microsoft và
Google” cho biết tờ Guardian sau khi đọc kết quả báo cáo quý mới đây của hai
quý ông công nghệ Mỹ đã đặt ra một câu hỏi là “liệu máy tính để bàn và tìm
kiếm trực tuyến đã lên đến “cực điểm”?” Bản báo cáo kết quả đưa ra thực tế về
doanh thu của Microsoft và Google như sau: “Doanh thu của Microsoft giảm
8% trong khi lợi nhuận giảm đến 26% so với cùng kỳ năm ngoái Riêng mảng
hệ điều hành Windows, lợi nhuận giảm một nửa Nguyên nhân lớn nhất chính là
sự tụt giảm của thị trường máy tính cá nhân khi thế giới ồ ạt chuyển sang xu
hướng di động Doanh số điện thoại thông minh đã vượt mặt máy tính kể từ năm
2010, còn máy tính bảng giờ đang bùng nổ ấn tượng, dự kiến cuối năm nay sẽ
ẵm trọn 1/4 thị trường toàn cầu của máy tính.
Google, sở hữu hệ điều hành Android phổ biến trên các thiết bị di động
thông minh hiện nay, cũng không tránh khỏi nguy cơ Thu nhập từ quảng cáo
của Google giảm mạnh trong bốn quý vừa qua vì các yếu tố kinh tế, thay đổi
của thị trường và sự phát triển các thiết bị di động, vốn không mấy béo bở cho
quảng cáo.”
Chắc hẳn kế hoạch hoạch định của Microsoft và Google phải có nhiều
thay đổi để đi theo xu hướng toàn cầu nếu họ muốn tồn tại với vị thế cũ của
những quý ông
Việc nguyên liệu đầu vào đột nhiên tăng giá cũng là một yếu tố bất ngờ
ảnh hưởng đáng kể vào công tác hoạch định của doanh nghiệp Và tình hình giá
xăng tăng đột ngột tại Việt Nam vừa qua là một ví dụ cụ thể cho vấn đề này
Giá xăng tăng đột ngột gây ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống của nhân dân
nhưng ảnh hưởng đầu tiên và rõ thấy nhất là ảnh hưởng trong ngành vận tải
Tình hình thực tế được ghi lại vào tháng 3 năm 2011 như sau: “Ông Trần Anh
Trang 18Minh - Phó Tổng giám đốc CTCP Ánh Dương Việt Nam (HOSE: VNS) cho
rằng, việc tăng giá xăng mang yếu tố vĩ mô, nhằm bình ổn giá và mặt bằng
chung cho thị trường Tuy nhiên, động thái này không chỉ ảnh hưởng đến doanh
nghiệp trong ngành vận tải mà còn lan rộng ra nhiều ngành hàng khác Chỉ có
điều doanh nghiệp vận tải chịu ảnh hưởng trực tiếp, đây được xem như là thuế
trực thu và doanh nghiệp phải chấp nhận thực tế…Nếu Bộ tài chính tăng giá
xăng khoảng 3,000 đồng/lít thì cước taxi cũng phải tăng tối thiểu 1,000 đồng…
Ngành taxi hiện đang trong giai đoạn phát triển, nên những chính sách vĩ mô sẽ
ảnh hưởng đến hoạt động của công ty khi người dân thu hẹp chi tiêu lại” 10
Khép lại môi trường bên ngoài, bây giờ ta sẽ đến với môi trường bên
trong của doanh nghiệp để tìm hiểu những yếu tố bất ngờ xuất hiện như thế nào
trong nội bộ doanh nghiệp?
2 Về môi trường nội bộ của tổ chức:
Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố bên trong của tổ chức có ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức Cụ thể môi trường nội bộ gồm các
yếu tố:
- Nguồn nhân lực
- Khả năng nghiên cứu và phát triển
- Cơ sở vật chất - trang thiết bị
- Sản xuất
- Tài chính là một yếu tố đặc biệt, là nguồn lực để góp phần hoàn thành
mục tiêu của doanh nghiệp
- Marketing
- Văn hóa của doanh nghiệp
http://www.baomoi.com/Tang-gia-xang-dau-doanh-nghiep-van-tai-noi-gi/50/5720060.epi
Trang 19Cũng giống như môi trường bên ngoài, đa phần các yếu tố đến từ môi
trường bên trong tổ chức cũng chứa đựng nhiều nguy cơ mà nhà quản trị không
thể lường trước hết được
Nói riêng về văn hóa doanh nghiệp, “văn hóa doanh nghiệp (kinh doanh,
tổ chức, công ty) được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị,
các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh
nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của
doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung Đặc điểm
của văn hóa doanh nghiệp là tồn tại khách quan khi có con người, gia đình, xã
hội là có văn hóa; mang tính lịch sử, được hình thành trong thời gian dài; đó là
giá trị, là tài sản vô hình của doanh nghiệp; mang tính hệ thống và thống
nhất.” 11 Trong quá trình quản trị, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố nội bộ rất
quan trọng của tổ chức và được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện sứ mạng, mục tiêu và chiến lược của tổ chức Thông qua các đặc điểm trên,
ta kết luận đây không phải là yếu tố bất ngờ ảnh hướng đến công tác hoạch định
của doanh nghiệp
Sau đây, nhóm em sẽ trình bày một vài yếu tố cơ bản nhất trong nội bộ tổ
chức có thể ảnh hướng đến công tác hoạch định của nhà quản trị
Tình hình đình công của công nhân là một trong những yếu tố trên.
Trong năm 2012 đã xảy ra hàng loạt cuộc đình công trên Việt Nam cũng
như thế giới mà nổi bật hơn cả là vấn đề đình công của công nhân Nam Phi trên
diện rộng, từ ngành sản xuất ô tô tới công nghiệp khai thác mỏ vàng, mỏ bạch
kim và vận tải Nguồn tin cho biết rằng: “Ngày 3/10, trong khi 75.000 công
nhân t ại nhiề u m ỏ bạch kim và m ỏ vàng v ẫ n không ch ị u quay l ại v ớ i công vi ệ c sau 7 tu ần đình công và 28.000 tài x ế xe t ả i v ẫ n tiế p t ục phá ho ạ i các xe t ả i
Tài liệu giảng dạy của Thầy Đỗ Văn Khiêm
Trang 20ch ạy trên đườ ng và hành hung tài x ế không tham gia đình côn g thì công nhân
tại m ỏ s ắt Sishen c ủa công ty Kumba, m ỏ vàng Kusasalethu c ủ a công ty
Harmony Gold và m ỏ antraxit Somkhele c ủa công ty Petmin cũng đã buông
dụng c ụ Tại m ỏ Somkhele, nh ững người đình công đã giế t ch ế t m ột nhân viên bảo vệ” 12 Thêm vào đó, “những tài xế đình công đòi tăng lương đã tụ tập tại
Johannesburg - thành phố lớn nhất nước này, và ném gạch đá vào các phương
tiện lưu thông trên đường Ông Andrew Layman, Giám đốc Phòng Thương mại
của thành phố cảng Durban, cho biết hoạt động vận chuyển hàng hóa gần như
bị tê liệt, trong đó chủ yếu ảnh hưởng tới việc vận chuyển dầu và lương thực.
Theo ông, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ
đối với doanh nghiệp, mà đối với toàn bộ nền kinh tế cho đến nay vẫn chủ yếu
dựa vào vận tải đường bộ” 13 Làn sóng đình công còn làm khó ông lớn Toyota
thêm nữa khi Toyota phải đóng cửa nhà máy sản xuất tại Nam Phi trong 4 ngày
vì chưa thỏa thuận được với công nhân Nói riêng về Toyota, trong tháng
9/2012 ở Durban cũng xảy ra đình công làm quá trình sản xuất của Toyota giảm
khoảng một nửa.14 Có thể xem rằng năm 2011 và 2012 Toyota đang bị “vận
xui” đeo bám khá chặt sau khi bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thiên tai động đất
-sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt ở Thái Lan nay còn tới nạn đình công của công
nhân Xem ra kế hoạch hoạch định của “ông lớn” đang gặp nhiều xáo trộn và
rắc rối
Vấn đề về nhân sự thay đổi cũng rất dễ gây ảnh hưởng đến công tác
hoạch định của doanh nghiệp
Trong nội bộ doanh nghiệp, vai trò của các nhà điều hành cấp cao là đặc
biệt quan trọng Điển hình là vai trò của CEO Steve Jobs trong công ty Apple
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nam-Phi-Dinh-cong-lan-nhu-chay-rung/201210/150567.vgp
http://www.baomoi.com/Hang-chuc-nghin-cong-nhan-van-tai-Nam-Phi-dinh-cong/119/9406841.epi
http://soha.vn/kinh-doanh/toyota-quyet-dinh-tam-thoi-dong-cua-nha-may-o-nam-phi-20121005041135801.htm
Trang 21Steve Jobs được xem như là linh hồn của Apple, ông còn là một trong những
người đóng góp quan trọng làm thay đổi đến nền văn minh công nghệ thế giới
Năm 2011 khi Steve Jobs qua đời Apple cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, dù vị trí
của Steve đã được Tim Cook thay thế Năm 2012, mọi người trên thế giới đều
nóng lòng đợi chờ Iphone 5 xuất xưởng Mọi kì vọng đều được đặt vào Tim
Cook với câu hỏi liệu những gì ông ta làm có ngoạn mục như người hùng Steve
Jobs đã làm trước đây để xây dựng đế chế Apple? Nhưng mọi chuyện đã không
diễn ra như mong đợi, sự xuất hiện không có gì ngoạn mục của con chủ bài
Iphone5 với nhiều lỗi đã làm mọi người thất vọng Sau sự thành công ngoài sức
tưởng tượng của Steve Jobs trong Apple, giờ đây Apple đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn và gánh nặng trên vai CEO Tim Cook quả là không nhỏ
Trong nội bộ doanh nghiệp, còn nhiều tình huống bất ngờ phát sinh gây
ảnh hưởng đến hoạch định trong ngắn hạn cũng như dài hạn như tổ chức bị phá
hoại về tư liệu sản xuất, máy móc hay bị dính vào những tin đồn thất thiệt, vu
khống; truyền thông sai lầm;… Những ví dụ trên nhóm em đưa ra là vẫn còn rất
nhỏ so với những yếu tố bất ngờ có thể xảy ra ở nội bộ tổ chức Cho nên, doanh
nghiệp nên chuẩn bị sẵn tâm lý và nguồn lực để đối phó với những yếu tố bất
ngờ xảy ra
Tổng kết:
Những lập luận và dẫn chứng nêu trên được nhóm em trình bày để làm rõ
về những yếu tố bất ngờ xảy ra trong thực tế là rất khó lường và có thể gây ảnh
hưởng đến việc hoạch định của doanh nghiệp Chính vì thế, ngoài việc tiến hành
công tác hoạch định cẩn thận, doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị sẵn các phương
án dự phòng để có thể thay thế khi cần thiết Song song đó, doanh nghiệp cũng
nên lập các kế hoạch quản trị rủi ro để ngăn ngừa bớt các mối đe dọa và giảm
thiểu tối đa thiệt hại phát sinh từ các yếu tố bất ngờ