Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
46,44 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu hiện nay mà các quốc gia trong đó có Việt Nam đều mong muốn. Nó được tạo ra bởi những mối liên kết và sự trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,v.v trên quy mô toàn cầu; kéo theo đó là sự du nhập, pha trộn các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin,văn hoá… Trước xu thế đó, Việt Nam mà cụ thể là từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng con người Việt Nam cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết nào để thích nghi, hòa nhập để bắt kịp và phát triển thành một quốc gia có vị thế kinh tế, chính trị cao trong khu vực và thế giới. Trong môi trường toàn cầu hóa ấy, chúng ta sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn bước đầu. Khó khăn do có sự du nhập về văn hóa, sự khác biệt trong phong cách sống và làm việc…, từ đó việc gặp phải những áp lực trong cuộc sống vượt quá tầm kiểm soát là không thể tránh khỏi. Trong bài tiểu luận này nhóm chúng em xin trình bày cnhững đánh giá của nhóm về vấn đề stress trong cuộc sống hiện nay mà đối tượng cụ thể là các bạn sinh viên; văn hóa tổ chức của Việt Nam với văn hóa tổ chức của một số nước tiêu biểu để chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong phong cách làm việc theo tổ chức của người Việt; và một vài điều cần biết về hoạt động sáng tạo trong tổ chức hiện nay. Từ đó đưa ra những nhìn nhận và đề xuất hướng giải quyết để làm thế nào quản lý stress trong sinh viên và xem nó như một một tác động tích cực cho quá trình học tập, làm việc và hoàn thiện bản thân; đề ra những giải pháp giúp người Việt chúng ta làm việc theo tổ chức hiệu quả, tạo một bản sắc riêng cho văn hóa của tổ chức Việt không thua kém khi so sánh với phong cách làm việc của người Nhật hay người Âu Mỹ; và làm thế nào để kích thích sự sáng tao trong tổ chức hiện nay. Câu hỏi 3:Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều . có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức . Đề tài III: Sáng tạo và giới hạn của sáng tạo I. Đặt vấn đề Ở thế kỷ 21, các quốc gia được cho rằng sẽ không cạnh tranh với nhau bởi sức mạnh quân sự hay vị trí địa lý thiên nhiên thuận lợi mà yếu tố quyết định chính là con người và khả năng sáng tạo vô hạn của con người. Dưới góc độ nghiên cứu của môn Quản trị học, nhóm đưa vào đề tài này những cách thức đề xuất để quản lý nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo lời của một nhà thiết kế người Mỹ: “Bạn càng sử dụng nó, nó càng phát triển dồi dào”. II. Lý thuyết liên quan 1. Sáng tạo 1.1. Khái niệm Song hành cùng tiến trình phát triển của nhân loại, đặc tính sáng tạo đã đưa con người đi lên từ giai đoạn sống phụ thuộc thiên nhiên đến vận dụng những đặc tính của thiên nhiên vào những hoạt động sản xuất và làm chủ, tác động tích cực đến những yếu tố khách quan phục vụ cho cuộc sống và nền văn minh nhân loại. Khái niệm sáng tạo từ lâu đã được định nghĩa ở những cấp độ, mức độ và góc độ khác nhau bởi các nhà nghiên cứu. Từ khái niệm, con người có cách tiếp cận khoa học và tổng quát khi nghiên cứu các sự vật - hiện tượng đời sống. Sau đây, nhóm xin gửi đến một số khái niệm sáng tạo tiêu biểu phản ánh những cái nhìn đa dạng về đối tượng này: Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học: Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó vào những cái đã có. Theo Steve Jobs – nhà sáng lập huyền thoại của hãng Apple: “Sáng tạo chỉ đơn giản là liên hệ những thứ có sẵn” – “Creativity is just connecting things”. Theo Leo Burnett – nhà quảng cáo nổi tiếng của thế kỷ 20: “Bí mật của những con người sáng tạo vĩ đại là sự tò mò không ngơi nghỉ về cuộc sống với những khía cạnh của nó” – “Curiosity about life with all of its aspects, I think, is still the secret of great creative people”. Một cách tổng quát, sáng tạo là kết quả hoạt động tư duy của con người tạo ra được những giá trị mới và có ích. 1 Dưới góc độ nghiên cứu của môn Quản trị học, sáng tạo là hình thức biểu hiện của cả tính khoa học và tính nghệ thuật của hoạt động quản trị, nói như vậy vì tính nghệ thuật của quản trị phải và luôn được xuất phát từ những nền tảng lý thuyết cơ bản của công tác quản trị. Nhà quản trị vừa là nhà khoa học vừa là nhà nghệ thuật khi dựa trên những nền tảng lý thuyết quản trị có sẵn để áp dụng linh hoạt đối với những tình huống cụ thể, sáng tạo và cải tiến không ngừng trong thực tiễn kinh doanh. Một nhà quản trị học nổi tiếng đã từng nói: “Một vị tướng thì không cần biết kỹ thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ thuật lái máy bay ra sao và làm thế nào để xe tăng vượt được chứơng ngại vật. Nhưng đã làm tướng thì phải biết khi nào dùng pháo và dùng loại pháo nào sẽ mang lại hiệu quả mong muốn, khi nào thì cần máy bay, khi nào thì cần xe tăng. Phối hợp chúng như thế nào và có thể mang lại những hiệu quả gì. Người làm tướng phải nắm vững những kiến thức này và phải luôn sáng tạo. Trong lĩnh vực quản trị kinh tế cũng vậy”. Mở rộng hơn trong một tổ chức, sự sáng tạo của những nhà quản trị các cấp và những người thừa hành cấp dưới đều được coi trọng và khuyến khích phát triển. Bởi sáng tạo, với hai thuộc tính của nó là tính mới và tính tiến bộ so với cái có trước, luôn hứa hẹn một sự cải tiến và thay đổi hiệu quả cho mọi tổ chức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.2. Những đặc tính của sáng tạo Theo học giả Phan Dũng trình bày trong sách “Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới”, để được xem là kết quả của tư duy sáng tạo một sản phẩm (vật chất hoặc tinh thần) phải thỏa mãn các đặc tính: • Tính mới: là bất kỳ sự khác biệt nào của đối tượng cho trước so với đối tượng tiền thân của nó (đối tượng cùng loại ra đời trước đó xét về mặt thời gian). Trong trường hợp này, chúng ta nói rằng đối tượng cho trước có tính mới. • Tính có ích: Để có được sự sáng tạo, tính mới phải đem lại lợi ích (tạo ra giá trị thặng dư), không phải mới để mà mới. "Tính ích lợi" do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng như tăng năng suất, hiệu quả; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; giảm giá thành; có thêm chức năng mới; sử dụng thuận tiện hơn; thân thiện hơn với môi trường; tạo thêm được các xúc cảm, thẩm mỹ tốt… 1 Phan Dũng - Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Trẻ, 2010 1.3. Nuôi dưỡng và kích thích sáng tạo Ngay từ thế kỷ thứ III sau Công Nguyên, phương pháp sáng tạo hay cách thức sáng tạo với tư cách là một môn khoa học đã được nhà toán học cổ Hy Lạp tên là Pappos, sống ở thành phố Alexandria sáng lập với mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy tắc, quy luật làm phát minh và sáng chế trong mọi lĩnh vực. Môn khoa học mới này được người sáng lập ra nó đặt tên là Heuristics. Trong suốt một giai đoạn lịch sử, Heuristics bị đi vào lãng quên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đến thế kỷ XX khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra kéo theo số lượng các bài toán trên các lĩnh vực tăng nhanh trong khi vẫn chưa có một công cụ nào có thể thay thế được bộ óc tư duy của con người, sự kiện này đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu lại môn khoa học vốn – đã – bị - lãng - quên là Heuristics. Với những cách thức tiếp cận khoa học và cụ thể hơn, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ đó đến nay của bộ môn khoa học này, hàng loạt các phương pháp sáng tạo đã ra đời và phát triển. Trong số đó, nhóm xin trình bày ba trong số các phương pháp đang được dạy và áp dụng rộng rãi ở các trường đại học và các tổ chức trên toàn thế giới. • Phương pháp não công (Brainstorming) “Brainstorming method” được A. Osborn, người Mỹ đưa ra năm 1938. Phương pháp này có mục đích thu được thật nhiều ý tưởng giải bài toán cho trước bằng cách làm việc tập thể. A. Osborn nhận thấy, những người giàu trí tưởng tượng có khả năng phát triển nhiều ý tưởng nhưng lại có thể yếu về mặt phân tích, phê phán. Ngược lại, có những người giỏi phân tích, phê bình các ý tường có sẵn hơn là tự mình đề ra những ý tưởng mới. Nếu để hai kiểu người này làm việc chung với nhau thì rất dễ dẫn đến việc họ sẽ kìm hãm khả năng nhau. Chính vì vậy A. Osborn đề nghị tách công việc thành hai quá trình riêng rẽ: hình thành ý tưởng và đánh giá ý tưởng, do hai nhóm người khác nhau thực hiện. Nhóm giữ nhiệm vụ nghĩ ra các ý tưởng gồm những người có trí tưởng tượng phong phú, có khả năng suy nghĩ trừu tượng, có khả năng liên tường xa, có đầu óc khái quát hóa cao Nhóm thứ hai gồm các chuyên viên giỏi phân tích, phê bình, sẽ đánh giá những ý tưởng thu được từ nhóm thứ nhất. Phương pháp não công, không loại trừ những phép thử vô trật tự, trái lại, nó còn làm cho các phép thử mất trật tự hơn với hy vọng sẽ có những phép thử dẫn đến lời giải mạnh. Bằng cách này, người ta cũng khắc phục phần nào tính ì tâm lý vốn tồn tại trong phương pháp tư duy cũ là thử - sai – sửa. * Các bước tiến hành phương pháp và những nguyên tắc chủ yếu: Hình thành nhóm phát ý tưởng: Trong nhóm cần có những người thuộc ngành nghề, chuyên môn khác nhau, thậm chí có thể khác xa với lĩnh vực chuyên môn của vấn đề cần giải quyết. Không nên chọn những người hay nghi ngờ và thích phê bình làm thành viên của nhóm này. Số lượng phổ biến của nhóm phát ý tường là từ 4 đến 15 người. Trước buổi não công, các thành viên trong nhóm cần có thời gian để làm quen với vấn đề. Tiến hành phát ý tưởng: Việc phát ý tưởng cần tiến hành một cách thật tự do, thoải mái, hoàn toàn không có sự hạn chế nào về nội dung đưa ra, không cần phải chứng minh tính chất đúng đắn của những ý tưởng và không cần biết chúng có thể thực hiện được không và thực hiện như thế nào. Mỗi lần phát biểu ý tướng không quá hai phút, thời gian cho một buổi não công có thể từ 15 phút đến một giờ. Các phát biểu đó ghi lại bằng tốc ký hoặc băng từ. Trong khi phát ý tưởng, phải tuyệt đối bảo đảm kiểm soát mọi hình thức phê bình, chỉ trích (nhún vai, bĩu môi, chế nhạo…). Cần tạo không khí thân thiện giữa những người tham gia và khuyến khích việc phát triển ý tưởng của tất cả thành viên từ ý tưởng sơ khai của một thành viên trong nhóm. Một điều cần ghi nhớ là không khí thân thiện cần có trước, trong và cả sau các buổi não công. Vai trò người lãnh đạo não công: phát biểu vấn đề cần giải quyết bằng các khái niệm chung, đơn giản và rõ ràng, khuyến khích việc đề ra những ý tưởng không quen thuộc, đặt các câu hỏi gợi ý hoặc làm rõ hơn các ý tưởng để tránh những khoảng thời gian chết. Đánh giá ý tưởng: Cần đảm bảo một sự đánh suy xét tỉ mỉ và đa chiều đối với các ý tưởng, kể cả khi có vẻ như chúng phi lý hoặc không nghiêm túc. Sau khi ra đời, phương pháp não công được áp dụng rất rộng rãi vì những ưu điểm của nó. Tuy nhiên thực tế sử dụng cho thấy phương pháp này vẫn có những hạn chế nhất định, qua quá trình cải tiến của những nhà nghiên cứu, đến nay các lý thuyết sáng tạo đã ghi nhận thêm hàng chục các biến thể của phương pháp não công. Một trong số những biến thể kể trên là phương pháp Synectics. • Phương pháp Synectics Vào năm 1952, W. Gordon thành lập nhóm Synectics đầu tiên phát triển từ các nghiên cứu Synectics (xuất hiện từ năm 1944) để giải các bài toán sáng chế. Từ Synectics theo gốc Hy Lạp cổ có nghĩa là "kết hợp các yếu tố khác nhau, không dính dáng đến nhau". Có thể giải thích rõ hơn về phương pháp này qua những lời định nghĩa trong bản giới thiệu công ty Synectics: "Những nhóm Synectics là những nhóm người có ngành nghề khác nhau, được tập hợp nhau lại với mục đích cố gắng giải một cách sáng tạo các bài toán bằng việc luyện tập không hạn chế tưởng tượng và kết hợp những yêu tố không liên hệ với nhau". Gordon cho rằng quá trình sáng tạo là quá trình nhận thức được và có thể hoàn thiện bằng cách rút kinh nghiệm sau mỗi lần giải thông qua việc nghiên cứu lại các ghi chép quá trình giải và luyện tập thường xuyên trên những bài toán khác nhau. Nhóm Synectics luyện tập sử dụng các phép tương tự nhằm định hướng tư duy tự phát, khắc phục tính ì tâm lý và nhìn bài toán cho trước dưới những cách xem xét mới. Các phép tương tự đó là: Tương tự trực tiếp (đối tượng được so sánh với đối tượng giống nó ở mức độ nhất định từ các lĩnh vực khác nhau), tương tự cá nhân (người giải tự biến minh thành đối tượng có trong bài toán để từ góc độ đó tìm các ý tường giải bài toán), tương tự tượng trưng và tương tự viễn tưởng (đưa vào bài toán những nhân vật thần thoại, cổ tích, các phép màu nhiệm, thực hiện được những yêu cầu bài toán đòi hỏi) • Phương pháp đối tượng tiêu điểm Năm 1926, giáo sư trường đại học tổng hợp Berhn F. Kunze đề xuất dạng sơ khai của phương pháp này với tên gọi là “catalogue”. Sang những năm 50 của thế kỉ 20, phương pháp đối tượng tiêu điểm được nhà bác học Mỹ C. Waiting phát triển và hoàn thiện. Một cách ngắn gọn, có thể giải thích phương pháp đối tượng tiêu điểm là cách thức hình thành ý tưởng thông qua việc chuyển giao các đặc tính của những đối tượng được thu thập cách ngẫu nhiên sang cho đối tượng cần phải cải tiến (phototype). * Các bước tiến hành phương pháp: Bước 1: Xác định đối tượng cần thay đổi, cải tiến (đối tượng tiêu điểm) Ví dụ: một công ty xác định sản phẩm cần cải tiến là sách đọc. Bước 2: Tiến hành thu thập cách ngẫu nhiên một số đối tượng khác, có thể thuộc những lĩnh vực hoàn toàn không liên quan với đối tượng tiêu điểm. Ví dụ: nhà cao ốc, tủ (kệ)… Bước 3: Từ những đối tượng được thu thập ngẫu nhiên, lập danh sách những đặc tính của chúng. Ví dụ: đặc tính cao tầng của tòa nhà cao ốc, đặc tính có khóa hay nhiều ngăn của tủ (kệ) Bước 4 : Kết hợp những đặc tính của các đối tượng ngẫu nhiên với đối tượng tiêu điểm. Ví dụ: sách - cao tầng, sách - khóa Bước 5: Hình thành các ý tưởng dựa trên những kết hợp ở bước 4 bằng sự liên tưởng tự do, không giới hạn. Ví dụ: sách - khóa là người đọc phải giải mật thư mới có thể hiểu được nội dung của quyển sách. Bước 6: Đánh giá những ý tưởng thu được và lựa chọn phát triển những ý tướng có triển vọng khả thi. 2. Quản trị sáng tạo 2.1. Lý thuyết “Quản trị sáng tạo” của Nhật Bản Trong mỗi giai đoạn lịch sử, sự ra đời của mỗi lý thuyết quản trị đều hướng tới việc giải quyết những vấn đề do thực tế quản trị đặt ra. Nhu cầu lý thuyết quản trị trở nên cấp bách khi cuộc cách mạng công nghiệp lên đến cao trào ở các nước phương Tây và từ đó đến nay, khoa học quản trị thể hiện là một dòng chảy liên tục và mang tính kế thừa. Sau thế chiến 2, chúng ta chứng kiến lý thuyết quản trị biến chuyển trọng tâm từ hệ thống các nguyên tắc và tập trung quyền lực vào tay người đứng đầu sang đề cao yếu tố con người, nhấn mạnh sự linh hoạt và sáng tạo đáp ứng các yêu cầu khách quan của môi trường bên ngoài tác động. Lý thuyết quản trị hiện đại đang được tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong một môi trường cạnh tranh gay gắt và có nhiều biến động. Một trong các khảo hướng mới đang được quan tâm nghiên cứu là “quản trị sáng tạo” – vốn được các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng sẽ là phong cách quản trị của thế kỷ 21. Những đặc trưng chủ yếu của phong cách quản trị sáng tạo được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nomura – Nhật Bản đề xuất: Chiến lược kinh doanh: Thiết lập những kế hoạch dài hạn lấy sáng tạo làm chiến lược phát triển trung tâm, cùng sự thúc đẩy ý thức của nhân viên cùng tham gia vào các công việc chung của tổ chức. Mặt khác, hình thành các chiến lược kinh doanh dựa trên ý tưởng sáng tạo của tất cả thành viên công ty. Cơ cấu tổ chức: Tổ chức doanh nghiệp theo cơ cấu mạng lưới, lấy mỗi thành viên làm đơn vị cơ sở. Quản trị nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp phải đảm bảo những cách đối xử tốt nhất với nhân viên để thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của họ. Các chính sách khen thưởng và đãi ngộ căn cứ vào các thành tích sáng tạo của mỗi cá nhân, doanh nghiệp sẽ đem lại cho tất cả mọi người những cơ hội sáng tạo ngang bằng nhau. Quản trị thông tin: Gia tăng những cơ hội sáng tạo và phát triển các ý tưởng mới bằng cách tối đa hóa việc chia sẻ và truyền đạt thông tin đến tất cả các thành viên, tạo ra một môi trường truyền thông hoàn toàn tự do trong tổ chức. 2.2. Mô hình sáng tạo của Osborn Là mô hình được các nhà quản trị thường chọn sử dụng để đưa ra những quyết định tập thể được xây dựng trên cơ sở hợp tác và tư duy hoàn toàn tự do, mô hình Osborn đề ra quá trình giải quyết vấn đề gồm ba giai đoạn là tìm hiểu thực tế, phát triển ý tưởng và đưa ra giải pháp. III. Giải quyết vấn đề 1. Sai lầm trong sáng tạo Cả trong tiếng Việt và tiếng Anh, “lỗi” (mistake) và “sai lầm”(error) gần như có nghĩa tương đương và trong đời sống hàng ngày, không ít trường hợp người ta thay thế chúng cho nhau trong việc sử dụng từ ngữ. Trong tiếng Anh, “error” có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa “đi lòng vòng và đi lạc” – “wander and stray” còn “mistake”có nguồn gốc từ tiếng Na-uy cổ có nghĩa “làm sai cách” – “wrongly taken”. Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày, từ “error” đôi khi được sử dụng với ý nghĩa mang một tính chất nghiêm trọng hơn so với “mistake”. Dù những sự phân biệt trên có thể chỉ mang tính tham khảo nhưng không phải hoàn toàn không có lý khi nhóm sử dụng chúng để làm rõ hơn quan điểm: “Sáng tạo cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng không thể sửa chữa được”. Trước khi được nghiên cứu như một môn khoa học, con người sử dụng các nguồn lực tư duy của mình một cách tự nhiên và sơ khai để giải quyết các vấn đề xuất hiện trong đời sống, có thể nói phương pháp “thử - sai – sửa” chính là phương pháp tư duy tự nhiên, có sẵn trong mỗi con người. Bên cạnh một ưu điểm lớn nhất là không cần phải trải qua luyện tập thì mỗi người đều có thể sử dụng phương pháp này theo những cách thức cá nhân hóa khác nhau, phương pháp tư duy sơ khai này bộc lộ không ít những nhược điểm như: không có một cơ chế khách quan định hướng tư duy để người giải quyết vấn đề tự tin đi tìm lời giải, số phép thử phải sử dụng đôi khi lên đến hàng ngàn – làm tiêu tốn nhiều trí lực và vật lực, và nhược điểm lớn nhất là những người giải quyết vấn đề sẽ phải đối mặt chính là sức ỳ tâm lý và tư duy hiện diện trong mỗi cá nhân, có xu hướng dẫn dắt chúng ta đi theo những lối mòn tư duy cũ, và phạm cùng một sai lầm trong những lần giải quyết vấn đề khác nhau. Thầy giáo của chúng tôi từng có một câu hỏi đơn giản như thế này đối với các sinh viên của mình: “Nếu một người thanh niên thực hiện một công việc nhưng đã thất bại đến lần thứ 99, vậy lần thứ 100 người đó có thành công không?”, khi nhắc đến câu chuyện này có thể cho chúng ta ngay một liên tưởng đến “huyền thoại sáng chế” Thomas Edison đã trải qua hàng ngàn lần thất bại để sáng chế thành công một bóng đèn điện, vậy ứng với câu hỏi trên liệu đến lần thứ 100 người thanh niên kia có thành công với công việc của mình? Lưu ý trong câu hỏi của mình, Thầy của chúng tôi không đặt vấn đề là đến phút cuối người thanh niên có thành công không mà “ở lần thứ 100” liệu anh có thành công sau 99 lần thất bại? Câu trả lời là khả năng cao anh thanh niên sẽ phải gặp thất bại ở lần 100 này, bởi anh có thể đang đối diện với kẻ trở ngại tiềm tàng nhưng to lớn nhất chính là sức ỳ tư duy của bản thân – dẫn dắt anh sa đà vào những lối mòn sai lầm khi thực hiện công việc ở lần thứ 100 sau 99 lần phạm sai lầm. Quan điểm “Sáng tạo cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng không thể sửa chữa được” cũng có thể được làm rõ ở góc độ trên, sáng tạo cũng như bất cứ những hoạt động tư duy nào khác của con người đều có thể đối mặt với những “sai số”, “sai sót” nhất định – đó là “lỗi” trong câu trên, nhưng “sai lầm không thể sửa chữa được” sẽ xuất hiện khi qua nhiều lần thực hiện công việc, con người vẫn cố hữu với những sai sót cũ của bản thân mà không thay đổi hay cải tiến tư duy của mình, ngữ nghĩa “đi lòng vòng và đi lạc” của từ gốc Latinh nói trên có thể giải thích thêm cho từ “error” (sai lầm) trong trường hợp này khi con người thực hiện một công việc nhiều lần nhưng thực chất chỉ là đang đi lòng vòng với những sai lầm cố hữu của bản thân. Từ phương diện lý luận làm sáng tỏ nhận định trên, nhóm đồng tình với quan điểm: “Sáng tạo cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng không thể sửa chữa được”. Về thực tiễn, câu chuyện kinh doanh của Lego sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề này: LEGO, công ty chuyên sản xuất đồ chơi lắp ráp trẻ em được thành lập năm 1934, với nguồn gốc từ một xưởng mộc gia đình Christiansen, Đan Mạch. Sự phát triển của LEGO đầy thăng trầm trước khi trở thành một công ty lớn với quy mô và tầm hoạt động trên toàn thế giới. Từ vị trí thương hiệu đồ chơi trẻ em được ưa chuộng nhất thế giới, LEGO đã tự đánh mất mình, phải vật lộn để tồn tại và rồi hồi sinh mạnh mẽ. “Với tất cả niềm kiêu hãnh, chúng tôi tin có thể làm được mọi thứ”, Mads Nipper, Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng thị trường và sản phẩm của LEGO, cho biết. LEGO thất bại ngay cả với dòng đồ chơi thế mạnh của mình. Ban Giám đốc của LEGO đã trao toàn quyền tự do sáng tạo cho nhóm thiết kế. Và nhóm đã tận dụng quyền này rất tốt. Các mô hình họ nghĩ ra ngày càng sáng tạo và phức tạp, đòi hỏi Công ty phải sản xuất thêm nhiều linh kiện mới (các loại gạch, cửa, mũ bảo hiểm và đầu nhân vật đều có bảy màu khác nhau lấp đầy mỗi hộp). Đến năm 2004, số lượng linh kiện mới bùng nổ từ 7.000 lên 12.400 trong vòng 7 năm. Tuy nhiên, các mẫu thiết kế mới không được trẻ em đón nhận. Điển hình là mẫu xe chữa cháy trong bộ LEGO City. Kiểu xe có thang và cần cẩu truyền thống được thay thế bằng hình ảnh chiếc xe của tương lai. Buồng lái to gấp đôi phần đuôi, nơi chứa thiết bị chữa cháy. “Mẫu đồ chơi này thất bại hoàn toàn”, Nipper bày tỏ. Việc tự do thiết kế một cách bừa bãi đã gần như hủy hoại LEGO City, từng là dòng sản phẩm bán chạy nhất của LEGO. Chỉ chiếm khoảng 3% doanh thu trong nửa đầu thập niên 2000, “dòng sản phẩm nổi tiếng này gần như bốc hơi”, Nipper nói. Nhưng theo ông nhóm thiết kế không có lỗi mà cấp quản lý phải chịu trách nhiệm vì cho rằng Công ty sẽ phát triển bùng nổ nếu cung cấp cho nhóm thiết kế bất kỳ linh kiện nào họ cần để giải phóng khả năng sáng tạo. Tuy vậy, mọi chuyện đã diễn ra theo hướng ngược lại khi chi phí sản xuất tăng lên quá cao. [...]... “quản trị sáng tạo sẽ là phong cách quản trị của thế kỉ 21 Không còn nghi ngờ về tầm quan trọng của sáng tạo và mở rộng ra là công việc quản trị sáng tạo trong tổ chức, những nhà “lãnh đạo sáng tạo là cụm từ chúng ta thường nghe thấy để chỉ những người lãnh đạo biết phát huy năng lực sáng tạo của bản thân và của cả tổ chức mà họ điều hành Tuy nhiên những phân tích về lỗi và sai lầm trong sáng tạo ở phía... thương hiệu này trong công tác quản trị sáng tạo khi không áp đặt bất cứ một mục tiêu hay chuẩn mực nào cho các tác phẩm sáng tạo của nhân viên Chúng ta thường nghe câu Sáng tạo là vô hạn nhưng một thực tế là nguồn lực của xã hội, của thị trường thì có giới hạn; việc đặt một tiêu chuẩn hay giới hạn trong việc quản trị sáng tạo với tính chất định hướng sáng tạo là điều cần thiết các nhà quản trị cần... nhân viên mình những kỹ năng và phương pháp sáng tạo khoa học, để nhân viên có thể ứng dụng những kỹ năng đó tạo ra những sản phẩm sáng tạo: mới và có ích phục vụ cho xã hội, cho tổ chức và cho chính bản thân họ • Nuôi dưỡng sự sáng tạo trong tổ chức Tạo một môi trường rộng mở phục vụ cho việc sáng tạo là một trong những điều mà tổ chức cần làm để nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của nhân viên tại nơi họ làm... hơn Bằng cách giới hạn về thời gian làm việc hay số người làm việc, chúng ta giới hạn mức đầu tư của mình.” Có thể thấy, Yahoo đã thực hiện phương pháp giới hạn sáng tạo bằng cách đặt ra định hướng sáng tạo cho các nhân viên: tạo ra một thanh công cụ mà mọi người sử dụng đều có thể dùng được bất kể là cỡ màn hình của họ đủ cho 5 nút chiều ngang hay là 35 nút.”, việc định hướng sáng tạo và đảm bảo định... quy trình đổi mới, sáng tạo diễn ra ở tầm thấp.” Đặt ra một giới hạn cho sáng tạo tức là khi các nhà quản trị tiến hành song song với các hoạt động khuyến khích sáng tạo trong công ty là thiết lập một hệ thống mục tiêu và định hướng để các ý tưởng sáng tạo đi đúng trọng tâm và phù hợp với các yêu cầu sử dụng nguồn tài nguyên giới hạn cách hợp lý, yêu cầu pháp lý, yêu cầu đạo đức v.v và tiến hành kiểm... tin vào khả năng sáng tạo của các ứng viên được xem như tiền đề của sự sáng tạo của những ứng viên đó trong tương lai, bởi chỉ khi một người tin rằng họ có khả năng sáng tạo thì họ mới có thể khám phá và sử dụng được nguồn tài nguyên này Dĩ nhiên, sự tự tin chỉ là một trong những cơ sở quyết định được minh họa qua câu chuyện tuyển dụng của công ty trên, để tuyển dụng được đội ngũ nhân viên sáng tạo. .. thực tế về “bẫy sáng tạo – những sai lầm trong cách thức quản trị sáng tạo có thể gây nên những hậu quả mà cả một tổ chức phải gánh chịu Mục tiêu của những nhà quản trị sáng tạo sẽ không chỉ là tìm kiếm các cách thức để nuôi dưỡng sáng tạo hiện diện trong tổ chức của mình mà còn là tìm kiếm các phương pháp để đảm bảo rằng sự sáng tạo được đặt trong một “vùng hiệu quả” với những mục tiêu và hoạch định... một mức cân bằng giữa tự do và mức hạn chế Trong nỗ lực đổi mới của mình, phần lớn các tổ chức đều có xu hướng chỉ chú ý đến một trong hai nhân tố trên Điều này đồng nghĩa với việc lãnh đạo công ty tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho phép nhân viên tự do hành động sáng tạo nhưng lại không giới hạn phạm vi ứng dụng kết quả của sự sáng tạo – hoặc giết chết ý tưởng sáng tạo bằng việc hướng sự đổi... dụng hướng sáng tạo của nhân viên theo các trọng tâm cho trước và tiết kiệm các nguồn lực hao phí không cần thiết Sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận của con người nhưng để có thể khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên ấy cách hiệu quả, hướng đến mục tiêu tạo ra những sản phẩm phục vụ cho xã hội, các tổ chức cần tập trung đầu tư cho chiến lược phát triển sáng tạo của mình Qua những kiến thức của môn Quản... viên Có một câu chuyện về một công ty nổi tiếng của Mỹ khi tiến hành tuyển dụng nhân viên đã yêu cầu những người dự tuyển tự chấm khả năng sáng tạo của bản thân trên thang điểm 10, và chỉ những người tự tin cho rằng khả năng sáng tạo của họ được 10 điểm mới có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty Trước tiên, phải khẳng định rằng sức sáng tạo của con người không phải hoàn toàn do yếu tố bẩm . phẩm sáng tạo của nhân viên. Chúng ta thường nghe câu Sáng tạo là vô hạn nhưng một thực tế là nguồn lực của xã hội, của thị trường thì có giới hạn; việc đặt một tiêu chuẩn hay giới hạn trong. trị sáng tạo sẽ là phong cách quản trị của thế kỉ 21. Không còn nghi ngờ về tầm quan trọng của sáng tạo và mở rộng ra là công việc quản trị sáng tạo trong tổ chức, những nhà “lãnh đạo sáng tạo . đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức . Đề tài III: Sáng tạo và giới hạn của sáng tạo I. Đặt vấn đề Ở thế kỷ 21, các quốc gia được cho rằng