1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã tùng ảnh – huyện đức thọ - tỉnh hà tĩnh

55 1,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 264,36 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà máy gặp không ít khó khăn do mới thành lập trong những năm gần đây, cùng nằm trong khó khăn chung của các doanh nghiệp điêu đứng vì qu

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, các nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao Từ nhu cầu được “ăn no, mặc ấm” từ từ chuyển thành “ăn ngon, mặc đẹp” bên cạnh đó là nhà đẹp, xe xịn,…vv Nắm bắt được sự vận động, nhu cầu cũng như xu thế ngày càng phát triển đó của xã hội chính là các cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước Trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển, nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế Để đứng vững và phát triển trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và hiệu quả Khi đã xóa bỏ được vật cản là chế độ bao cấp trong thời kỳ trước đây, mỗi doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình thì hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu Nó quan trọng là

vì suy cho cùng nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Nói cánh khác, khi doanh nghiệp luôn bị bao vây quanh bởi quá nhiều đối thủ cạnh tranh

và phải tự lực phát triển với những nguồn lực có hạn của mình, sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp được quyết định bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó

Nhà máy gạch tuynel Đức Thọ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, được thành lập để sản xuất và cung ứng các loại gạch xây dựng cho thị trường trong tỉnh và các vùng phủ cận Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà máy gặp không ít khó khăn do mới thành lập trong những năm gần đây, cùng nằm trong khó khăn chung của các doanh nghiệp điêu đứng vì quá nhiều khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế xuất phát tại Mỹ, lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa cao Do đó để thích ứng với cơ chế thị trường, nhà máy đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh,

Trang 2

tranh thủ sự quan tâm của các cơ quan ban ngành địa phương, đồng thời nhà máy luôn đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc làm thường xuyên, liên tục

và cần thiết đối với nhà máy Có như vậy thì nhà máy mới ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cung ứng vật liệu xây dựng

Việc cung ứng kịp thời và đầy đủ, đúng lúc là quan trọng để đáp ứng đúng tiến

độ của các công trình xây dựng Bên cạnh đó thì cũng đạt được các yêu cầu trong sản xuất kinh doanh của nhà máy có hiệu quả, nhà máy phải luôn cải thiện, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy

Xuất phát từ những thực tiễn đó, trong thời gian thực tập tại nhà máy gạch tuynel Đức Thọ, với mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về các kiến thức thực tiễn và làm sáng tỏ hơn những lý luận được tìm hiểu trên giảng đường đại học, tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở nhà máy, tôi đã quyết định chọn đề tài

“ Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã Tùng Ảnh – huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh” để làm chuyên đề tôt nghiệp đại học của

mình

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục tiêu cần nghiên cứu là:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kết quả, hiệu quả và phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Phân tích kết quả kinh doanh, thông qua kết quả kinh doanh để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy gạch tuynel Đức Thọ

- Đưa ra những nhận xét về kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy

- Đề xuất các phương án và giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà máy trong thời gian tới

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp sơ đồ, bảng biểu

Trang 3

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

- Đối tượng nghiên cứu: “Các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ trên địa bàn xã Tùng Ảnh – huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn (2009 – 2011)”

- Phạm vi nghiên cứu :

+ Không gian: Nghiên cứu tại nhà máy gạch tuynel Đức Thọ ở xã Tùng Ảnh- huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh

+ Thời gian : Tập trung nghiên cứu trong 3 năm (2009-2011)

+ Nội dung : Nghiên cứu tình hình thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của nhà máy Đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và kinh doanh từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho nhà máy gạch tuynel Đức Thọ trên địa bàn xã Tùng Ảnh – huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn (2009 – 2011)

Do thời gian thực tập có hạn, trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ phân tích các số liệu của nhà máy Trong quá trình thực hiện chuyên đề không tránh được những thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý bổ sung để chuyên đề hoàn thiện hơn

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

a Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thành quả hoạt động của doanh nghiệp được biểu diễn bằng sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ, mang lại lợi ích tiêu dùng

xã hội, phù hợp với lợi ích kinh tế, trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội và được người tiêu dùng chấp nhận

Hiệu quả sản xuất kinh doanh(SXKD) là một phạm trù kinh tế biểu diễn tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh Nó là thước đo ngày càng quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

Nói cách khác, hiệu quả SXKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí bỏ ra là thấp nhất Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp, nó có quan hệ với các yếu tố trong quá trình kinh doanh như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình kinh doanh có hiệu quả Trong hoạt động SXKD, hiệu quả được coi là một thức đo năng lực, trình độ và khả năng phát triển, uy tín của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là con đường quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

b Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng đã khẳng định: “Hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng cho sự phát triển” Do đó việc các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng to lớn

Trang 5

+ Nâng cao hiệu qua kinh doanh là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp.

+ Nâng cao hiệu quả SXKD, các doanh nghiệp sẽ tận dụng và tiết kiệm những nguồn lực hiện tại Với nguồn lực khan hiếm như hiện nay thì việc sử dụng có hiệu quả chúng sẽ đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội mới

+ Nâng cao hiệu quả SXKD sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm thực hiện tốt hơn nữa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhanh chóng hòa nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh

+ Nâng cao hiệu quả SXKD, doanh nghiệp có điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

c Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế diễn ra với tốc độ chóng mặt như ngày nay thì doanh nghiệp nào mạnh, nắm bắt được những cơ hội, hoạt động có hiệu quả thì

sẽ tồn tại và tham gia vào “sân chơi” lớn từ đó có những cơ hội lớn, nhưng ngược lại nếu như không tìm ra các xu hướng, nắm bắt cơ hội phát triển thì bị loại khỏi “cuộc chơi” vô cùng năng động và không kém phần khốc liệt đó trên thương trường Đúng như người ta đã nhận định rằng: “thương trường như chiến trường” Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, tái sản xuất mở rộng quy mô thì kết quả sản xuất kinh doanh không chỉ bù đắp những chi phí mà còn phải thu được lợi nhuận Lợi nhuận chi phối toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nền tảng, động lực, là cơ sở để doanh nghiệp đề ra, lựa chọn, quyết định phương án kinh doanh phù hợp Có lợi nhuận vẫn là chưa đủ đối với mỗi doanh nghiệp mà là phải đạt lợi nhuận tối đa, do vậy doanh nghiệp phải không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Do đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành vấn đề bức thiết trong mỗi một doanh nghiệp

d Cơ sở để thực hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 6

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về Do đó, sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm sẽ tạo ra đầu ra lớn nhất Đây chính là cơ sở để thực hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, trong mối quan hệ với hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân Hiệu quả đó phải bao gồm cả hiệu quả về mặt kinh tế và hiệu quả xã hội

- Về mặt thời gian

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải là hiệu quả đạt được từng giai đoạn, từng thời kỳ, xuyên suốt cả quá trình sản xuất Do vậy, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài

- Về mặt không gian

Hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả Với môi trường kinh doanh đầy năng động và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này sẽ ít nhiều tác động tới doanh nghiệp khác, song những tác động này phải không ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh tế thì hiệu quả đó mới được coi là đạt

- Về mặt định lượng

Hiệu quả sản xuất kinh doanh được thực hiện trong mối tương quan giữa doanh thu và chi phí theo hướng tăng thu giảm chi Sử dụng nguồn lực có hiệu quả để tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chất lượng tốt nhất

- Về mặt định tính

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh ấy, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được, mà cần đánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh ấy với kết quả ấy Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh mới được toàn diện

Kết quả đạt được trong sản xuất mới đảm bảo được yêu cầu tiêu dùng của mỗi các nhân và toàn bộ xã hội Nhưng kết quả tạo ra ở mức nào, giá trị bao nhiêu, đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả Vì thế

Trang 7

đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động ấy.

1.1.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh

- Tổng doanh thu (TR): là biểu hiện bằng tiền của những sản phẩm sản xuất ra đã

được tiêu thụ, đã xuất kho, đã thu tiền về hoặc giấy báo có tại ngân hang

TR = Q*PTrong đó:

Q: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ

P: Giá bán của sản phẩm

- Chi phí sản xuất (TC): là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh

nghiệp dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm Trong doanh nghiệp, để tiến hành sản xuất kinh doanh thường phát sinh nhiều chi phí

- Lợi nhuận (LN): là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, chỉ tiêu chất

lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp Lợi nhuận được tính bằng hiệu của doanh thu bán sản phẩm và tổng chi phí sản xuất

LN = TR - TC

Để tối đa hóa lợi nhuận thì biện pháp hữu hiệu nhất đó là tăng doanh thu và giảm chi phí, song việc làm này phải đảm bảo yêu cầu là không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

b Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định (VCĐ)

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần

Trang 8

Nó phản ánh cứ một đồng VCĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động (VLĐ)

-Số vòng quay của VLĐ = Doanh thu thuầnVLĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu

- Mức doanh lợi của VLĐ = Lợi nhuận sau thuế

Nó biểu diễn số lần chu chuyển VLĐ trong kỳ

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí

- Mức doanh lợi chi phí = Lợi nhuận sauu thuế

Chi phí

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Năng suất lao động = Doanh thu thuần

Trang 9

quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình xây dựng Thông thường chi phí về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành xây dựng: 75 – 80% đối với các công trình dân dụng và công nghiệp, 70 – 75% đối với các công trình giao thông, 50 – 55% đối với các công trình thủy lợi Mặc dù ngành vật liệu xây dựng đang phát triển rất mạnh, nhưng

do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu dự báo cụ thể nên nhiều địa phương

đã đầu tư quá trớn vào lĩnh vực này dẫn đến dư thừa công suất Hàng hóa làm ra không tiêu thụ được, dẫn đến ứ đọng, dư thừa gây thiệt hại lớn không chỉ cho các doanh nghiệp Theo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, hiện có 30 dây chuyền sản xuất xi măng công suất dưới 1.600 tấn/ngày ( tổng công suất 11,6 triệu tấn/năm) với công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, năng suất lao động thấp, ô nhiễm môi trường cần được xem xét Bên cạnh đó, 9 dự án chuẩn bị đầu tư nên dừng khỏi quy hoạch, đồng thời 9 dự án xi măng lò quay, công suất 2.500 tấn clinke/ngày dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2030, do công nghệ chỉ đạt mức trung bình, không phù hợp với sự phát triển của ngành cần được tính toán lại, nên cân nhắc lại các dự án không có đủ nguồn nguyên liệu đá vôi để sản xuất, nằm trên địa bàn cần được bảo vệ cảnh quan, di tích, bảo vệ môi trường sinh thái Các dự án không đủ năng lực, đã cấp phép nhiều năm nhưng vẫn chưa tiến hành triển khai nên rút giấy phép…vv

Khó khăn của ngành vật liệu xây dựng những năm gần đây là tình hình sụt giảm tiêu thụ, hàng tồn kho tăng khi thị trường bất động sản đình trệ Nhu cầu xi măng nội địa trong 3 năm 2011 – 2013 giảm khoảng 14 -15 triệu tấn, đến năm

2015 ước tính con số này là 60 – 65 triệu tấn, trong khi quy hoạch dự báo 75 -76 triệu tấn Như vậy, nếu tiếp tục đầu tư theo quy hoạch thì đến năm 2015, tổng công suất các nhà máy xi măng sẽ đạt tới 94 triệu tấn, thừa khoảng 25 triệu tấn, đến năm 2020 lên đến 129 triệu tấn, thừa hơn 40 triệu tấn Trong khi đó, bên cạnh việc đầu tư xây dựng trong nước giảm, hàng vật liệu xây dựng như gốm sứ xây dựng, kính xây dựng, đá ốp lát, sơn các loại, tấm lợp kim loại…lại ồ ạt nhập khẩu, bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh làm cho các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, ngừng sản xuất, chỉ khai thác được 60 – 80% năng lực sản xuất

Trang 10

Theo một báo cáo của Bộ Xây dựng, tổng công suất thiết kế các nhà máy gạch ốp lát của các nước là hơn 400 triệu mét vuông ( granit, ceramic, cotto) Nhiều nhà máy đã phải ngừng sản xuất 2 – 3 tháng vì tiêu thụ chậm, công suất hiện có được khai thác thấp, chỉ vào dưới 50%, lượng tồn kho lớn, mặc dù nhiều dây chuyền

đã phải ngừng sản xuất do không tiêu thụ được sản phẩm Sản phẩm kính nổi tồn kho trung bình của cả nước là 5 tháng sản xuất, các biệt có doanh nghiệp tồn kho tới 6 tháng sản xuất, kính cán có 4 dây chuyền đã phải dừng sản xuất 3 dây chuyền, kính gia công bị cạnh tranh mạnh hơn, giảm sản lượng 40 – 50% so với năm 2011 Hiện nay và trong các năm tiếp theo, năng lực sản xuất vật liệu xây dựng còn vượt nhu cầu sử dụng trong nước từ 20 – 30%, do đó phải đẩy mạnh xuất khẩu Xi măng từ 10 -15 triệu tấn, gạch ốp lát ceamic, granit 120 – 130 triệu

m2 , sứ vệ sinh 3 – 4 triệu sản phẩm, kính xây dựng 40 – 50 triệu m2, đá ốp lát 5 –

6 triệu m2… đưa kim ngạch xuất khẩu lên 1,5 – 2 tỷ USD, tạo điều kiện để khai thác hết năng lực sản xuất, phát triển sản xuất bền vững Đồng thời, cần có chiến lược tổ chức mạng lưới xuất khẩu vật liệu xây dựng đi vào thị trường lớn, có tiềm năng lâu dài

Biểu đồ 1: Sản lượng sản xuất gạch tại Việt Nam tính đến tháng 5 năm 2012

Trang 11

Nguồn: "Báo cáo hội nghị triển khai chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung"

Biểu đồ 2: Tỷ lệ sản lượng sản xuất các loại gạch xây dựng tại Việt Nam tính đến tháng 5/2012

Nguồn: "Báo cáo hội nghị triển khai chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung"

Trang 12

Tuy việc tiêu thụ loại vật liệu này vẫn chưa đạt được 100% công suất mà các nhà sản xuất có thể cung ứng nhưng thị trường vẫn đạt tăng trưởng nhất định Cụ thể việc tiêu thụ gạch nhẹ đạt 50%, gạch xi măng cốt liệu đạt 70% so với khả năng cung ứng của các nhà sản xuất Như vậy tốc độ tãng trưởng về quy mô sản xuất và cung ứng tăng mạnh hơn thực tế số lượng cung ứng được Và nhìn chung, gạch đất nung vẫn chiếm tỉ trọng lớn.

Biểu đồ 3: Tỷ trọng về khả năng sản xuất và tiêu thụ của các loại gạch năm 2011

Nguồn: DmC Group

1.1.2.2 Tình hình sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hà tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hằng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp Đến nay, Hà tĩnh đã có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp được thủ tướng phê duyệt, trong đó khu kinh tế Vũng Áng

có diện tích 22.781ha, đã có 90 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu treo có diện tích tự nhiên là 56.000ha,

đã có 10 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 1.400 tỷ đồng Công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả cao, đã có 8 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hà tĩnh với số vốn trên 10 tỷ USD…qua đây cho thấy sự hội nhập với kinh tế quốc tế tạo điều kiện thu hút đầu tư cho các tỉnh, các doanh nghiệp nếu biết nắm bắt cơ hội

Trang 13

Khủng hoảng suy thoái kinh tế, nhà nước thắt chặt đầu tư công, khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, người dân thắt chặt hầu bao nên mức tiêu thụ trên thị trường giảm hẳn… Điều này đã làm cho nhiều doanh nhiệp sản xuất kinh doanh vật liệu trên địa bàn Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn Theo thống kê trong tổng số 21 nhà máy sản xuất gạch ngói trên địa bàn hiện nay chỉ

có 4 nhà máy đang hoạt động có lãi số còn lại hoặc chỉ sản xuất cầm chừng hoặc ngừng hoạt động do sản phẩm không thể tiêu thụ được Hầu hết các nhà máy sản xuất gạch ngói trên địa bàn của cả tỉnh đều khó khăn Hiện tại có những nhà máy mỗi ngày chỉ bán được trên dưới 500 viên gạch Gạch không bán được đồng nghĩa với việc các nhà máy buộc phải cắt giảm lao động, đã có hàng trăm công nhân từ các nhà máy gạch buộc phải nghỉ việc vì không có việc làm và thu nhập quá thấp

Theo các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói cho biết có một sự nghịch lý rất oái ăm là 40% nguyên liệu để sản xuất ra gạch như than, dầu và nhân công liên tiếp tăng giá, nhưng giá gạch lại dậm chân tại chổ, thế mà vẫn không thể tiêu thụ được

Trong khi đó đây là thời điểm thuận lợi nhất trong năm để tiêu thụ sản phẩm gạch ngói nhưng với thực trạng như hiện nay doanh nghiệp sản xuất gạch, ngói đang đối mặt với quá nhiều khó khăn Với đà này hàng ngàn công nhân lao động tại các nhà máy sản xuất gạch, ngói rất có thể sẽ không có việc làm, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều gia đình trong thời gian tới phải đối mặt với nhiều khó khăn

“Ông Nguyễn Hà Thạch - Chủ tịch Hiệp hội VLXD Hà Tĩnh cho biết ngoài yếu tố suy thoái kinh tế, nhà nước thắt chặt đầu tư công, sức mua của người dân giảm còn có nguyên nhân khác là cung vượt quá cầu 21 nhà máy sản xuất gạch ngói đang hoạt động trên địa bàn như hiện nay là con số quá lớn so với mức tiêu thụ chung trên toàn tỉnh Nếu lấy bình quân mỗi nhà máy mỗi năm sản xuất ra 10-15 triệu viên như vậy 21 nhà máy mỗi năm toàn tỉnh sẽ có 200-300 triệu viên gạch được sản xuất ra”.

Ông Trần Đình Quảng, giám đốc nhà máy gạch Tuynel Đức Thọ cho biết nếu như những năm trước vào thời điểm này thường xuyên cháy hàng, sản xuất không đủ bán thì năm nay gạch ế ngập bãi không tiêu thụ được

Nhà máy gạch tuynel Đức Thọ là một trong những nhà máy thường xuyên vận hành hết công suất, thị trường tiêu thụ rộng sản phẩm sản xuất ra không chỉ tiêu thụ trên địa bàn mà còn bán sang tận Nam Đàn-Nghệ An nhưng năm nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn phần thì không tiêu thụ được sản phẩm, phần thì giá nguyên vật liệu, nhân công không ngừng tăng nhưng ngược lại giá gạch vẫn không đổi so với năm trước

Trang 14

1.2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐỨC THỌ

1.2.1 Quá trình hình thành - phát triển và chức năng - nhiệm vụ của nhà máy

Số đăng ký kinh doanh:28.03.000.339

Mã số tài khoản : 3711201001661 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh

Vốn điều lệ:5.000.000.000( Năm tỷ đồng)

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Trần Đình Quảng

Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty

Công ty được thành lập vào ngày 30/11/2006 Đầu năm 2007 mới bắt đầu thi công xây dựng và năm 2008 mới đi vào hoạt động Vì mới bắt đầu đi vào sản xuất nên công ty gặp rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng với sự chung sức chung lòng của toàn thể công nhân viên, sự giúp đỡ ủng hộ của chính quyền, công ty đã vượt qua mọi hoàn cảnh, mọi rào cản để tiếp tục sản xuất phục vụ cho đời sống và nhu cầu của người dân

* Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy

Nhà máy gạch Tuynel Đức Thọ đóng tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nguồn tài nguyên dồi dào với những người thợ tài hoa, tỉ mỉ Nhà máy đã sản xuất rất nhiều gạch cung cấp cho thị trường xây dựng trong thời gian qua Với quy trình không gây ô nhiễm môi trường, tạo việc làm cho hàng trăm công nhân tại địa phương và các vùng lân cận và góp phần phát triển công bằng xã hội

Ngành nghề kinh doanh : Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, sản xuất,kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị điện nước, sản xuất công nghiệp các sản phẩm từ gỗ, sản xuất công nghiệp các sản phẩm từ nhựa, kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch, liên kết đào tạo, giới thiệu việc làm cho người lao động, kinh doanh vận tải xe, máy dân dụng

Trang 15

1.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ

* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy

Sơ đồ 1 : Bộ máy quản lý của Nhà máy gạch Tuynel Đức Thọ

Hội đồng quản trịGiám đốcPhó giám đốcPhòng kế toánPhòng Tổ chức –hành chính

Quản đốc

Tổ đội sản xuất 2: Tổ nung gạch

Tổ đội sản xuất 1: Tổ tạo hìnhPhòng kế hoạch sản xuất

Tổ đội sản xuất 3: Tổ xuất hàng

(Nguồn: Phòng tổ chức chức hành chính)

* Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban

- Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty,

chịu trách nhiệm trước toàn thể công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phải

am hiểu về luật, nhân sự, thuế, hành vi tổ chức, phong cách, tài chính, kế toán…, có kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược phát triển kinh doanh của công ty

- Phó Giám đốc : Là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc,

trước nhà nước về nhiệm vụ mình được phân công Phó Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc khi Giám đốc đi vắng hoặc được giám đốc uỷ quyền để giải quyết và điều hành công tác nội chính, có trách nhiệm thường xuyên bàn bạc với Giám đốc về công tác tổ chức, tài chính, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho giám đốc nắm bắt

và điều chỉnh kế hoạch Triển khai công việc đã thống nhất xuống các bộ phận kịp thời

và thông tin nhanh những thuận lợi, khó khăn trong việc điều hành để giám đốc rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng chỉ đạo mới

Trang 16

- Phòng Tổ chức- hành chính : Có chức năng giúp việc cho Ban lãnh đạo nhà

máy thực hiện tốt công tác quản lý về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, xếp lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp công tác đời sống, vị trí làm việc, thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước

- Phòng kế hoạch- sản xuất : có nhiệm vụ lên kế hoạch cho sản xuất của nhà

máy Lập kế hoạch về nguồn nguyên liệu, lao động, tài chính, kế hoạch tổ chức sản xuất, kiểm tra, và nơi phân phối tiêu thụ sản phẩm

- Phòng kế toán - tài vụ : phụ trách thực hiện các công việc về tài chính kế toán

của nhà máy, là một trong những phòng giữ vị trí quan trọng trong việc điều hành quản

lý kinh tế, thông tin kinh tế trong mọi lĩnh vực kinh doanh Phòng kế toán có nhiệm vụ

tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa học tập trung các bộ phận kế toán thống kê trong phòng

để hoàn thành nhiệm vụ được giao về công tác kế toán tài chính Giúp đỡ cấp trên đề

ra kế hoạch sản xuất kinh doanh ( doanh thu, tiền lương, thuế )

- Quản đốc : có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động trong nhà máy từ khâu nhỏ nhất

cho đến khâu quan trọng, có nhiệm vụ báo cáo đầy đủ và chi tiết cho ban lãnh đạo về tình hình thực tế tại nhà máy

- Tổ đội sản xuất 1 : Tổ tạo hình : có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm mộc, cung cấp

cho phân xưởng lò nung, được chia làm 4 tổ nhỏ :

+ Tổ tạo hình gạch Tuynel : Sản xuất trên dây chuyền Tuynel

+ Tổ tạo hình gạch EGS : Sản xuất gạch trên máy đùn EGS

+ Tổ gộp lò : Có nhiệm vụ gộp gạch vào kho gạch mộc

+ Tổ cơ điện : Bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy móc thiết bị

- Tổ đội sản xuất 2 : Tổ nung gạch: có nhiệm vụ sấy, nung sản phẩm gạch mộc

để tạo ra thành phẩm Gồm 3 tổ nhỏ sau :

+ Tổ xếp goòng: xếp gạch lên goòng để đưa vào lò nung

+ Kỹ thuật đốt lò : Vận hành lò nung đốt sản phẩm

+ Tổ ra lò : Đưa sản phẩm từ lò nung ra khỏi lò

- Tổ đội sản xuất 3 : Tổ xuất hàng :gồm 2 tổ:

+ Tổ kiểm tra : kiểm tra chất lượng, mẫu mã, phân loại gạch trước khi xuất

Trang 17

+ Tổ bốc xếp : sau khi kiểm tra, sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn thì sẽ được công

nhân tổ bốc xếp xuất hàng và đưa ra thị trường tiêu thụ

1.2.3 Nguồn lực của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ

1.2.3.1 Tình hình sử dụng lao động của nhà máy

Lao động là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất, lao động sẽ tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tổ chức lao động hợp lý có ý nghĩa quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Quản lý lao động là quản lý con người Nhận thức được điều

đó, trong những năm qua nhà máy không ngừng xây dựng cho mình một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ bố trí lao động hợp lý đê nhằm nâng cao hiệu quả lao động Trong 3 năm 2009 – 2011, sự sắp xếp, bố trí lao động của nhà máy được thể hiện trong bảng 1

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lao động trong 3 năm của nhà máy liên tục tăng qua các năm Cụ thể, năm 2009 có 98 lao động, sang năm 2010 là 123 lao động tăng lên 25 lao động Năm 2011 tổng số lao động là 156 lao động tăng lên 58 lao động tương ứng tăng 60 % so với năm 2009

- Xét theo giới tính

Do tính chất công việc chủ yếu là những công việc nặng nhọc đòi hỏi có sức khỏe nên lao động nam chiếm nhiều hơn lao động nữ qua các năm Năm 2009, lao động nam có 78 lao động chiếm 79,6 %, năm 2010 là 99 lao động chiếm 80,5 %, còn đến năm 2011 con số này là 128 lao động chiếm 82 % Bên cạnh đó, lượng lao động

nữ cũng có xu hướng tăng nhưng chậm hơn, lượng tăng chủ yếu là các cán bộ văn phòng được tuyển vào làm tại nhà máy, năm 2009 là 20 lao động chiếm 20,4 %, năm

Trang 18

2010 là 24 lao động chiếm 19,5 % Đến năm 2011, lao động nữ là 28 lao động chiếm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng Tổ chức- hành chính qua 3 năm 2009 - 2011)

- Xét theo trình độ văn hóa

Trình độ lao động có trình độ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động làm việc tại nhà máy, điều này cũng thấy được công việc đòi hỏi có tay nghề, trình độ Nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, nhà máy không ngừng tuyển chọn,đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động để nhằm đáp ứng ngày càng cao đòi hỏi của công việc Cụ thể, năm 2009 lao động có trình độ đại học và trên đại học là 25 lao động chiếm 22,5 %, cao đẳng, trung cấp, nghề là 15 lao động

Trang 19

chiếm 15,3 %, còn lao động phổ thông là 58 lao động chiếm 62,2 % Năm 2010 lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học là 27 lao động, chiếm 22 %,cao đẳng, trung cấp, nghề là 22 lao động chiếm 17,9 % và lao động phổ thông là 74 lao động chiếm 60,1 % Đến năm 2011 lao động có trình độ đại học và trên đại học là 30 lao động tăng 5 lao động tương ứng với 20 %, lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, nghề là 39 lao động tăng 24 lao động tương ứng với 160 % và công nhân và lao động phổ thông là 87 lao động tăng 29 lao động tương ứng với 50 % so với năm 2009.Tóm lại, để hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng tăng lên thì nhà máy cần quan tâm hơn nữa việc sắp xếp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho CBCNV để

họ phát huy hết khả năng cũng như năng lực của mình để góp phần đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy lên tầm cao mới

1.2.3.2 Quy mô tài sản và cơ cấu nguồn vốn của nhà máy

Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh như hiện nay, vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó quyết định khả năng đầu tư trang thiết bị, máy móc, thiết bị mới, khả năng ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục

Nhìn vào bảng số liệu 2, chúng ta có thể nhìn thấy rằng tình hình nguồn vốn của nhà máy có xu hướng tăng trong 3 năm Năm 2009 tổng nguồn vốn là 29.596,3 tr.đ, sang năm 2010 là 32.585.9 tr.đ Đến năm 2011 tổng nguồn vốn đã là 41.531,7 tr.đ tăng lên 11.935,4 tr.đ tương ứng với 40,33 % so với năm 2009

Xét theo đặc điểm nguồn vốn

-Tài sản ngắn hạn (VLĐ)

VLĐ của nhà máy tăng khá nhanh qua 3 năm Năm 2009 là 13.678,6 tr.đ chiếm 46,2 % trong tổng nguồn vốn, năm 2010 là 17.416.7 tr.đ chiếm 53,44 %, đặc biệt đến năm 2011 con số này đã là 27.620,7 tr.đ chiếm 66,55 % trong tổng nguồn vốn tăng lên 13.942,1 tr.đ tương ứng 101,93 % so với năm 2009 Sự gia tăng VLĐ trong 3 năm là

do nhà máy không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ nên hoạt động kinh doanh có bước phát triển mới

Trang 20

Bảng 2 Tình hình nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm (2009-2011)

- Tiền và các khoản tương đương 284,7 0,96 746.8 2,3 165,9 0,4 -118,8 41,73

- Các khoản phải thu ngắn hạn 3.155,6 10,7 3.352 10,3 4.487,3 10,8 1.331,7 142,2

Trang 21

Xem xét các khoản phải thu trong ngắn hạn qua bảng số liệu ta thấy co xu hướng tăng đều qua 3 năm Năm 2009 là 3.155,6 tr.đ chiếm 10,7 %, năm 2010 là 3.352 tr.đ chiếm 10,3 %, còn năm 2011 con số này là 4.487,3 tr.đ tăng lên 1.331,7 tr.đ tương ứng với 42,2 % so với năm 2009 Sự gia tăng các khoản phải thu trong ngắn hạn là do hoạt động thu hồi vốn chậm do khách hàng chiếm dụng vốn, nhà máy gây uy tín để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hàng tồn kho thể hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Năm 2009 hàng tồn kho là 9.125,1 tr.đ chiếm đến 30,8 %, năm 2010 là 12.304,4 tr.đ chiếm lên 37,76

% Năm 2011 con số này rất lớn là 21.936 tr.đ tăng lên 12.810,9 tr.đ tương ứng với 140,4 % so với năm 2009 Nhìn chung, hàng tồn kho còn chiếm tỷ trong cao trong tổng nguồn vốn của nhà máy do công tác triển khai hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn nên lượng sản phẩm sản xuất ra còn tiêu thụ khá chậm Việc giảm lượng hàng tồn kho đặt ra nhiều vấn đề trong các khâu tiêu thụ cũng như bán hàng đối với nhà máy

Lượng tiền và các khoản tương đương tiền thể hiện khả năng thanh toán của nhà máy, nó có sự biến động không đồng đều qua 3 năm Cụ thể, năm 2009 lượng tiền là 284,7 tr.đ chiếm 0,96 %, năm 2010 là 746.8 tr.đ chiếm 2,3 % Nhưng đến năm 2011 thị lượng tiền và các khoản tương đương giảm do nhà máy không nắm giữ mà đưa vào lưu thông cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi nên chỉ còn lại là 165,9 tr.đ chiếm tỷ trọng 0,4 % giảm đi 118,8 tr.đ tức là giảm đi 41,73% so với năm 2009

Bên cạnh đó, các tài sản ngắn hạn khác cũng có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, năm 2009 là 1.113,2 tr.đ, năm 2010 là 1.013,4 tr.đ và đến năm 2011 là 1.031,5 tr.đ

- Tài sản dài hạn (VCĐ)

Tài sản dài hạn (VCĐ) có xu hướng giảm qua 3 năm, năm 2009 là 15.917,7 tr.đ chiếm 53,8% , năm 2010 là 15.169,23 tr.đ chiếm 46,56 %, nhưng đến năm 2011 giảm còn chỉ lại 13.893 tr.đ và chỉ còn lại 33,45 % Vốn dĩ có sự giảm này là do nhà máy giảm lượng đầu tư cho cơ sở vật chất, hạ tầng và chú trọng đầu tư cho VLĐ nên lượng VCĐ có xu hướng giảm

Trang 22

Xét theo nguồn hình thành

- Nợ phải trả

Qua 3 năm (2009 – 2011) giá trị của nợ phải trả có xu hướng tăng lên rõ rệt Năm

2009 nợ phải trả là 29.293,8 tr.đ chiếm tới 98,98 % trong tổng nguồn vốn, năm 2010 là 32.126,14 tr.đ chiếm 98,6 % Đến năm 2011 là 40.906,8 tr.đ tăng lên 11.613 tr.đ tương ứng với 39,6 % so với năm 2009 Cơ cấu nợ phải trả có tỷ trọng lớn của nợ ngắn hạn, việc tỷ trong nợ ngắn hạn lớn đòi hỏi khả năng thanh toán các khoản nợ của nhà máy

là ngắn Sự gia tăng này do năm 2009 lợi nhuận của nhà máy âm bởi việc khấu hao TSCĐ vào chi phí, tiếp đến năm 2010, 2011 số nợ phải trả dần tăng lên Nợ phải trả tăng lên thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của nhà máy song nếu nợ phải trả lớn lên

sẽ mất dần khả năng thanh toán của nhà máy trong thời gian sau này

sử dụng nguồn lực này tốt hơn để lợi nhuận thu được ngày càng nhiều hơn nữa

Nhìn chung tình hình tài chính của nhà máy còn nhiều biến động thất thường, không ổn định qua 3 năm Đây cũng là khó khăn lớn đối với nhà máy nếu vốn không được lưu thông đưa vào sản xuất, do đó việc phân phối lại nguồn vốn để điều chỉnh cho việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2.3.3 Trang thiết bị và máy móc phục vụ sản xuất của nhà máy

Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì máy móc đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nhà máy gạch tuynel Đức Thọ cũng đã và đang dần trang bị cho mình những máy móc thiết bị hiện đại để nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất của mình Để thấy được sự trang bị này của nhà máy chúng ta có thể xem xét qua bảng số liệu 3 sau đây

Trang 23

Bảng 3 Trang thiết bị và máy móc phục vụ sản xuất của nhà máy qua 3 năm (2009-2011)

GT hao mòn lũy kế

GT còn lại

Nguyên giá

GT hao mòn lũy kế

GT còn lại

Nguyên giá

GT hao mòn lũy kế

GT còn lại A.Nhà cửa vật kiến trúc

Trang 25

1 Ô tô cửu long loại nhỏ Cái 195,24 16,72 178,52 195,24 21,7 173,54 195,24 34,71 160,53

-3 Ô tô Cửu Long loại 5 tấn Cái 312,73 20,85 291,88 312,73 20,85 291,88 312,73 20,85 291,88

D.Thiết bị dụng cụ quản lý Bộ 28,86 2,1 26,76 28,86 5,3 23,56 28,86 11,1 17,76

(Nguồn: Bảng kê khai tài sản cố định của nhà máy qua 3 năm 2009-2011)

Trang 26

1.2.4 Đánh giá tình hình cơ bản

1.2.4.1 Thuận lợi

- Với lực lượng lao động địa phương dồi dào, việc tuyển lao động làm việc vào

làm ở nhà máy là khá dễ dàng, ta thấy được lao động của nhà máy đều tăng qua các năm nghiên cứu

- Các loại tài sản, nguồn vốn của nhà máy cũng tăng mạnh qua các năm, cho thấy sự lớn mạnh và tập trung sự đầu tư của nhà máy

- Sự đầu tư cho các phương tiện, máy móc lao động hiện đại tạo cho việc sản xuất đạt hiệu quả cao, tạo thu nhập, mở rộng quy mô sản xuất

- Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu hoạt động cũng là thuận lợi để khuyến khích nhà máy dần dần đi vào hoạt động phát triển

- Sự cạnh tranh của các nhà máy của các vùng lân cận như nhà máy gạch tuynel Sơn Bình (Hương Sơn – Hà tĩnh), nhà máy gạch tuynel Đô lương (Nghệ An)…cũng làm giảm đi thị phầm của nhà máy

- Các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại nhà máy, chưa có các cửa hàng để tiếp thị sản phẩm cho khách hàng

Trang 27

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÙNG ẢNH – HUYỆN ĐỨC THỌ

TỈNH HÀ TĨNH

2.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT GẠCH CỦA NHÀ MÁY

2.1.1 Quy trình sản xuất của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất gạch Tuynel

(Nguồn: Phòng phó giám đốc)

Kho đất sét Kho than

Tạo hình: máy nhào đùn liên hợp có hút

chân không Bungaria

Ngày đăng: 17/08/2014, 10:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm văn Dược – Đặng Kim Cương (1997), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm văn Dược – Đặng Kim Cương
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 1997
2. PGS.TS Hoàng Hữu Hòa (2003), Giáo trình thống kê doanh nghiệp, Trường đại hoc kinh tế Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thống kê doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS Hoàng Hữu Hòa
Năm: 2003
3.PGS.TS Trịnh Văn Sơn (2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Trường đại hoc kinh tế Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Năm: 2006
4. Bảng cân đối kế toán của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ năm 2009 – 2011 5. Báo cáo xuất nhập tồn nguyên nhiên liệu sản xuất của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ năm 2009 – 2011 Khác
6. Báo cáo xuất nhập tồn thành phẩm sản xuất của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ năm 2009 – 2011 Khác
7. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ năm 2009 – 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm (2009-2011) - tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã tùng ảnh – huyện đức thọ - tỉnh hà tĩnh
Bảng 1. Tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm (2009-2011) (Trang 18)
Bảng 2. Tình hình nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm (2009-2011) - tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã tùng ảnh – huyện đức thọ - tỉnh hà tĩnh
Bảng 2. Tình hình nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm (2009-2011) (Trang 20)
Bảng 4. Tình hình nguyên, nhiên liệu cung cấp cho nhà máy gạch qua 3  năm(2009-2011) - tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã tùng ảnh – huyện đức thọ - tỉnh hà tĩnh
Bảng 4. Tình hình nguyên, nhiên liệu cung cấp cho nhà máy gạch qua 3 năm(2009-2011) (Trang 28)
Bảng 7. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ của nhà máy phân theo thị trường qua 3 năm (2009 – 2011) - tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã tùng ảnh – huyện đức thọ - tỉnh hà tĩnh
Bảng 7. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ của nhà máy phân theo thị trường qua 3 năm (2009 – 2011) (Trang 35)
Bảng 8. Tình hình thực hiện doanh thu của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ qua 3  năm(2009 - 2011) - tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã tùng ảnh – huyện đức thọ - tỉnh hà tĩnh
Bảng 8. Tình hình thực hiện doanh thu của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ qua 3 năm(2009 - 2011) (Trang 38)
Bảng 9. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ qua  3 năm (2009-2011) - tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã tùng ảnh – huyện đức thọ - tỉnh hà tĩnh
Bảng 9. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ qua 3 năm (2009-2011) (Trang 41)
Bảng 10. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ  qua 3 năm (2009-2011) - tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel trên địa bàn xã tùng ảnh – huyện đức thọ - tỉnh hà tĩnh
Bảng 10. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch tuynel Đức Thọ qua 3 năm (2009-2011) (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w