- Với lực lượng lao động địa phương dồi dào, việc tuyển lao động làm việc vào làm ở nhà máy là khá dễ dàng, ta thấy được lao động của nhà máy đều tăng qua các
TỈNH HÀ TĨNH
2.2.2 Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh gạch của nhà máy tuynel Đức Thọ
Thọ
Chi phí sản xuất kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, muốn tối đa hóa lợi nhuận tất nhiên phải tối thiểu hóa chi phí. Do đó, tối thiểu hóa chi phí là một trong những mục tiêu quan trọng và cơ sở để mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tối thiểu hóa chi phí là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kinh doanh như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì phải cân đối thu chi hợp lý. Nhà máy gạch tuynel Đức Thọ cũng luôn hướng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vào mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận tối thiểu hóa chi phí. Để thấy được sự biến động chi phí qua các năm của nhà máy chúng ta đi nghiên cứu bảng số liệu 6.
Bảng 6.Tình hình biến động chi phí của nhà máy qua 3 năm (2009-2011)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2011/2009
Tổng chi phí 11.078,9 100 17.419,3 100 22.189,7 100 11.110,8 200,3 1.CP giá vốn hàng bán 6.384,6 57,63 12.694,18 72,87 16.484,23 74,3 10.099,63 258,2 2.CP quản lý kinh doanh 2.142,6 19,34 2.226,17 12,78 1.710,87 7,71 - 431,73 20,15 3.CP tài chính 2.551,7 23,03 2.498,95 14,35 3.755,2 16,92 1.203,5 147,2 4.CP khác - - - - 239,4 1,07 239,4 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy qua 3 năm 2009-2011)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng chi phí không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2009 là 11.078,9 tr.đ, năm 2010 tăng tổng chi phí tăng nhanh lên thành 17.419,3 tr.đ. Nhưng đến năm 2011 tăng lên đến 22.189,7 tr.đ tăng lên 11.110,8 tr.đ tương ứng với 100,3% so với năm 2009. Sự gia tăng các chi phí này cũng do sự khó khăn của nền kinh tế, lạm phát, sự gia tăng của sản lượng sản xuất, các chi phí tiêu thụ, bán hàng, các chi phí trang bị để phục vụ sản xuất kinh doanh. Để biết được sự gia tăng của tổng chi phí do các chi phí nào thì chúng ta xem xét:
- Đối với chi phí giá vốn hàng bán
Qua bảng ta có thể thấy chi phí cho giá vốn tăng khá đều qua các năm. Năm 2009 là 6.384,6 tr.đ chiếm 57,63% tổng chi phí trong năm, tới năm 2010 là 12.694,18 tr.đ chiếm 72,87% tổng chi phí trong năm. Đến năm 2011 đã là 16.484,23 tr.đ chiếm 74,3% tổng chi phí trong năm, tăng lên 10.099,63 tr.đ tương ứng 158,2% so với năm 2009. Ta thấy chi phí cho gía vốn có tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của nhà máy, vì vậy nhà máy cũng cần giảm dần tỷ trọng của loại chi phí này.
Để giảm bớt chi phí giá vốn, nhà máy cần lên kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, đầu tư các trang thiết bị sản xuất để giảm các chi phí nhân công, tìm ra nguồn nguyên liệu có giá phù hợp, chất lượng, đồng thời cũng phải tổ chức sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm.
- Đối với chi phí quản lý kinh doanh
Đây là chi phí có sự biến động không đồng đều qua các năm 2009 là 2.142,6 tr.đ chiếm 19,34% trong tổng chi phí của năm, năm 2010 là 2.226,17 tr.đ chiếm 12,78%
tổng chi phí. Đến năm 2011 là 1.710,87 tr.đ chiếm 7,71%, tiết kiệm được một khoản 431,73 tr.đ tương ứng với 20,15% so với năm 2009. Khoản chi phí này có xu hướng tăng nhẹ sau đó lại giảm đi một lượng đáng kể chứng tỏ nhà máy đã nhận ra và đánh giá được các khoản chi cho công tác quản lý của nhà máy nhưng vẫn duy trì tốt sự hoạt động của bộ máy.
- Đối với chi phí tài chính
Đây cũng là khoản chi phí đáng quan tâm của nhà máy, đấy là khoản chi phí đứng thứ hai chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, góp phần làm cho tổng chi phí tăng cao. Năm 2009 là 2.551,7 tr.đ chiếm 23,03% trong tổng chi phí trong năm, năm 2010 là 2.498,95 tr.đ chiếm tới 14,35%, đến năm 2011 là 3.755,2 tr.đ chiếm 16,92% tăng lên một lượng 1.203,5 tr.đ tương ứng với 47,2% so với năm 2009. Các chi phí tài chính còn cao trong tổng chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Loại chi phí cuối cùng là chi phí khác, loại chi phí này chỉ phát sinh trong năm 2011 với con số 239,4 tr.đ chiếm 1,07% tổng chi phí trong năm 2011. Còn các năm 2009, 2010 các chi phí phát sinh khác được nhà máy quản lý tốt do đó chi phí này không làm tăng tổng chi phí của nhà máy.
Như vậy, qua 3 năm chúng ta thấy rằng tổng chi phí của nhà máy còn tăng qua các năm, vấn đề là nếu nhà máy chưa đặt công tác giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Một khi nhà máy chưa coi đó là mục tiêu cần hướng tới và phải đạt được thì không chỉ lợi nhuận của nhà máy bị ảnh hưởng mà khả năng cạnh tranh của công ty cũng giảm đi.