MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC học NGHE TIẾNG ANH để LUYỆN THI TOEIC

3 475 0
MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC học NGHE TIẾNG ANH để LUYỆN THI TOEIC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC HỌC NGHE TIẾNG ANH ĐỂ LUYỆN THI TOEIC Ths. Phạm Thị Kim Uyên Bộ môn: Biên – Phiên dịch I. Đặt vấn đề: Trong mấy năm vừa qua trường Đại học Nha Trang tổ chức cho sinh viên học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC. Đây là hướng đi tốt nhằm tạo cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn sau khi ra trường. Tuy nhiên cách học, cách dạy và đánh giá việc học tiếng Anh để lấy chứng chỉ TOEIC có nhiều điểm mới lạ khiến cho sinh viên cảm thấy bối rối và gặp nhiều khó khăn. Tôi đã tiến hành khảo sát gần 200 sinh viên học ngành Kinh tế Thuỷ sản và Kinh tế Thương mại để hiểu rõ hơn những vấn đề mà các em đang đối mặt nhằm đưa ra một số biện pháp giải quyết phù hợp. Nội dung của khảo sát nhỏ này chỉ tập trung vào các khó khăn của sinh viên khi học môn nghe. II. Những khó khăn của sinh viên khi học môn nghe: Các sinh viên đưa ra rất nhiều ý kiến lý giải vì sao nghe tiếng Anh kém nhưng tựu trung lại có hai nhóm lý do chính: lý do chủ quan và lý do khách quan. 1. Lý do chủ quan: Các sinh viên ít luyện tập nghe tiếng Anh ở nhà. Có một nhóm nhỏ sinh viên (gần 20 em) lần đầu tiên tiếp xúc với ngoại ngữ này nên đặc biệt gặp khó khăn. Đa số sinh viên còn lại học tiếng Anh theo kiểu truyền thống ở phổ thông (chú trọng ngữ pháp và làm bài tập viết) nên không theo kịp cách học ở đại học- học theo phương pháp giao tiếp (chú trọng nghe, nói). Thêm vào đấy vốn từ các em rất hạn chế, do ít nói và ít nghe tiếng Anh nên khi nghe giáo viên nói các em không hiểu. Khi nghe máy CD, sinh viên không nghe được rõ từ; hoặc nghe được mà không viết được, không hiểu nghĩa từ, câu; nhầm lẫn các từ với nhau. Một trong những nguyên nhân là do nhiều sinh viên không biết cách phát âm nhiều từ, nhấn trọng âm sai và sử dụng ngữ điệu câu không đúng. Thêm vào đó là kiến thức xã hội của một số sinh viên có nhiều lỗ hổng khiến các em không thể suy luận, phán đoán và áp dụng tốt các kỹ năng nghe. 2. Lý do khách quan: Một số ít sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không thể tự trang bị máy CD hay cassette để nghe tại nhà. Trên lớp sinh viên không có nhiều cơ hội luyện tập phát âm cùng giáo viên, khó tập trung nghe vì sĩ số lớp quá đông (trên 100 sinh viên / 1 lớp). Lớp đông cũng khiến sinh viên e ngại, tự ti, không dám phát biểu vì sợ sai, sợ mất mặt. Ngoài ra cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Sách giáo khoa nhiều phần in sai, một số hình ảnh chưa rõ ràng, phần nghe có nhiều từ vựng khó, nhiều cấu trúc câu sinh viên chưa học tới. Chất lượng CD không tốt, nghe chưa thật rõ; nhiều phần bài tập tốc độ nói tiếng Anh quá nhanh so với trình độ sinh viên (ví dụ phần Questions- Responses trong sách bài tập). Có thể nói, mặc dù sách và CD được thiết kế cho sinh viên mới bắt đầu học tiếng Anh đến trình độ tiền trung cấp (theo như trang bìa ghi) nhưng toàn bộ sinh viên lần đầu học tiếng Anh và một số sinh viên yếu tiết lộ rằng không thể theo kịp bài học tại lớp. Hệ thống loa, microphone của phòng học hay bị trục trặc khiến sinh viên rất khó nghe.Vấn đề cuối cùng là thời lượng học trên lớp quá ít, lại không có bài kiểm tra lấy điểm nên sinh viên không có động cơ học tập mạnh mẽ. III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả học môn nghe: Giáo viên cần khuyến khích sinh viên luyện nghe ở nhà bằng cách giới thiệu nguồn học nghe hay, dễ sử dụng, phù hợp trình độ (sách, CD, trang web). Giáo viên phải nhấn mạnh sự kiên trì, bền bỉ và luyện tập thường xuyên là chìa khoá thành công cho môn học này. Sinh viên cần ôn lại các điểm ngữ pháp vừa học, tích luỹ vốn từ vựng hàng ngày. Giáo viên sẽ hướng dẫn các em các mẹo nhỏ để nhớ tăng vốn từ (ví dụ: Dán khoảng 5 từ lên một chỗ dễ nhìn trong nhà, khi nào nhớ hết thay bằng 5 từ khác; học từ theo ngữ cảnh; học từ theo nhóm chủ đề; đọc bất cứ thứ gì mình thích hàng ngày trong khoảng 30 phút; …) Trên lớp giáo viên dành một phần thời gian luyện phát âm cho sinh viên, chú trọng các bài tập đàm thoại vì khi nói đúng sinh viên sẽ nghe tốt hơn, hình dung từ nhanh hơn. Giáo viên cũng nên sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong bài dạy, chỉ dịch ra tiếng Việt những câu dài, có nhiều từ mới. Trước một bài nghe khó, giáo viên cho một số từ vựng quan trọng, giải thích nghĩa, hướng dẫn cách đọc. Một khía cạnh quan trọng khác khi dạy nghe là phải bảo đảm sinh viên hiểu rõ các kỹ năng khi làm bài (nghe ý chính, nghe ý chi tiết, …). Khi giới thiệu một kỹ năng mới giáo viên cần phân tích và minh họa kỹ cho sinh viên. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần trang bị cho sinh viên các chiến thuật nghe tiếng Anh hiệu quả (ví dụ cách phân biệt các từ có cách phát âm giống nhau dựa vào ngữ cảnh, cách loại trừ các lựa chọn không phù hợp trong một bài nghe trắc nghiệm, cách sử dụng từ ngữ trong câu hỏi để suy đoán nội dung sẽ nghe…) Môn Nghe đòi hỏi sự tập trung cao độ nên rất khó duy trì sự hứng thú của sinh viên. Giáo viên phải làm cho giờ học sinh động hơn bằng nhiều phương pháp khác nhau. Giáo viên có thể chọn các bài nghe có hình ảnh minh hoạ hài hước, nội dung hấp dẫn. Giáo viên có thể cho nghe bài hát rồi yêu cầu sinh viên điền chỗ trống. Giáo viên có thể cho xem một phim có lời thoại khá đơn giản, sinh viên có nhiêm vụ ghi lại càng nhiều lời thoại càng tốt. Về phía Nhà trường cũng cần có một số động thái để hỗ trợ việc học môn nghe tiếng Anh đó là nâng cấp loa, microphone trong phòng học; cung cấp CD nghe tốt hơn, phù hợp hơn; sách học có độ chuẩn xác cao hơn, hình ảnh minh họa rõ ràng, các bài tập nghe cần thiết kế lại cho dễ hơn. Do trình độ sinh viên không đồng đều, đa phần là yếu kém môn nghe mà thời gian học tại lớp quá ít nên đề nghị Nhà trường mở thêm các lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho nhóm đối tượng này. Mô hình các lớp học tiếng Anh hiện nay cũng không ổn. Nhà trường cần chia ra những lớp nhỏ, mỗi lớp khoảng 30 sinh viên học trong những phòng nhỏ. Nhà trường cũng cần có hình thức kiểm soát và kích thích động cơ học tập của sinh viên tốt hơn. Các sinh viên không tích cực học trên lớp một phần do không bị áp lực của các bài kiểm tra nhỏ và kiểm tra giữa kỳ. IV. Kết luận: Trên đây là những ghi nhận thực tế từ các sinh viên học môn nghe tiếng Anh để luyện thi TOEIC và một số ý kiến của bản thân tôi nhằm giải quyết những khó khăn các em gặp phải. Tôi rất mong sự chia sẻ ý kiến của các đồng nghiệp và sự hỗ trợ tích cực của Nhà trường để việc học tiếng Anh, đặc biệt môn Nghe của sinh viên đạt được hiệu quả mong muốn. . MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC HỌC NGHE TIẾNG ANH ĐỂ LUYỆN THI TOEIC Ths. Phạm Thị Kim Uyên Bộ môn: Biên – Phiên dịch I. Đặt vấn đề: Trong mấy năm vừa qua trường Đại học Nha. viên học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC. Đây là hướng đi tốt nhằm tạo cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn sau khi ra trường. Tuy nhiên cách học, cách dạy và đánh giá việc học tiếng Anh để lấy. cuối cùng là thời lượng học trên lớp quá ít, lại không có bài kiểm tra lấy điểm nên sinh viên không có động cơ học tập mạnh mẽ. III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả học môn nghe: Giáo viên cần khuyến

Ngày đăng: 16/08/2014, 23:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan